Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên lâm sản ngoài gỗ dựa vào cộng đồng ở khu bảo tồn thiên n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 125 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC………………………………………………………………….…..……i
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………..…..iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG…………………………………………..…………...v
DANH SÁCH CÁC HÌNH…….………………………………………..……..….vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................. 11

1.1. Khái quát về lâm sản ngoài gỗ ................................................................. 11
1.1.1. Một số khái niệm về lâm sản ngoài gỗ (Non-Timber Forest Products, NonWood Forest Products) ..........................................................................................11
1.1.2. Phân loại lâm sản ngoài gỗ .........................................................................12

1.2. Khái niệm về quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng ......................... 15
1.3. Tình hình quản lý, sử dụng và nghiên cứu LSNG ................................... 16
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................................16
1.3.1.1. Tình hình quản lý, sử dụng LSNG: .............................................................. 16
1.3.1.2. Nghiên cứu về LSNG : ................................................................................... 18

1.3.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................19
1.3.2.1. Tình hình sử dụng LSNG : ............................................................................ 19
1.3.2.2. Tình hình quản lý LSNG ............................................................................... 20
1.3.2.3. Nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam ................................................................. 22

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 25

2.1. Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu ........................................................ 25
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................25
2.1.2. Các câu hỏi nghiên cứu: ..............................................................................25

2.2. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu ..................................... 26


2.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................26
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................26
2.2.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu thứ cấp ................................. 26

1


2.2.2.2. Điều tra thực địa về các loại LSNG được sử dụng tại cộng đồng ............ 26
2.2.2.3. Phương pháp quan sát có sự tham gia(ParticipatoryObservation). ....... 27
2.2.2.4. Phương pháp lượng giá kinh tế LSNG ......................................................... 27

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 29

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................... 29
3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................29
3.1.2. Địa hình - địa thế .........................................................................................30
3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng ................................................................................30
3.1.4. Khí hậu thuỷ văn ..........................................................................................32
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên và vấn đề sử dụng tài nguyên ..............................33
3.1.5.1. Diện tích các loại đất đai .............................................................................. 33
3.1.5.2. Hiện trạng thảm thực vật rừng ..................................................................... 34
3.1.5.3. Tài nguyên sinh vật ........................................................................................ 36
3.1.5.4. Sự suy giảm về tài nguyên rừng và vấn đề sử dụng tài nguyên của người
dân ................................................................................................................................ 37

3.2. Bối cảnh kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ............................................ 39
3.2.1. Lược sử hình thành thơn bản........................................................................39
3.2.2. Dân tộc, dân số và sự phân bố dân cư ở khu vực Đồng sơn – Kỳ thượng ...42
3.2.3. Thực trạng phát triển văn hoá – xã hội của xã Đồng Sơn ............................43

3.2.3.1. Thực trạng phát triển văn hóa, y tế và giáo dục ......................................... 43
3.2.3.2. Giao thông ....................................................................................................... 45

3.2.4. Các hoạt động kinh tế của người dân xã Đồng Sơn .....................................45
3.2.4.1. Các hoạt động sản xuất nông-lâm nghiệp và chăn nuôi ............................. 45
3.2.4.2. Hoạt động săn bắt và khai thác các sản phẩm từ rừng ở khu bảo tồn
thiên nhiên Đồng sơn – Kỳ thượng ........................................................................... 47
3.2.4.3. Thị trường và tình hình tiêu thụ. .................................................................. 52
3.2.4.4. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xã Đồng Sơn ............................ 53

3.2.5. Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng khu bảo tồn
thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng. ....................................................................55
3.2.5.1. Quá trình tổ chức quản lý tài nguyên rừng................................................ 55
3.2.5.2. Kết quả của các chương trình hỗ trợ về lâm nghiệp của chính phủ ....... 56
3.2.5.3. Các đối tượng tham gia và những mâu thuẫn/tranh chấp trong quản lý sử
dụng tài nguyên rừng khu vực bảo tồn ..................................................................... 58

2


3.2.5.4. Kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng của khu bảo tồn ............ 61
3.2.5.5. Vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên ..................... 62

3.3. Tình hình quản lý và sử dụng LSNG của cộng đồng và thị trường ......... 63
3.3.1. Giá trị sử dụng của LSNG, vai trò và mức độ sử dụng các LSNG trong cộng
đồng dân cư thuộc khu vực Đồng Sơn – Kỳ thượng..............................................63
3.3.2. Lượng giá kinh tế một số LSNG quan trọng trong đời sống cộng đồng theo
nhóm kinh tế hộ ở xã Đồng sơn – Hoành bồ. ........................................................66
 Thu nhập từ các loại LSNG chính theo nhóm kinh tế hộ.................................... 66


3.3.3. Tình hình thị trường của các nhóm LSNG quan trọng ở Hồnh bồ - Quảng
ninh. ........................................................................................................................70
Chuỗi hành trình một số lâm sản ngồi gỗ quan trọng trong cộng đồng: ............. 71

3.4. Đề xuất những hỗ trợ, cải tiến cần thiết để thúc đẩy quản lý và sử dụng
hợp lý LSNG dựa vào cộng đồng................................................................... 73
3.4.1. Phân tích các nhân tố có liên quan đến quản lý và sử dụng LSNG ............73
Phân tích SWOT ....................................................................................................73

Cơ hội .............................................................................................................. 74
Thách thức ....................................................................................................... 74
3.4.2. Đề xuất giải pháp hỗ trợ cho quản lý LSNG dựa vào cộng đồng ở Đồng sơn
– KBTTN Đồng sơn – Kỳ thượng..........................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 79

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81
PHỤ BIỂU………………………………………………………………………………..80

3


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

CRES


Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường.

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐT&QHR

Điều tra và Quy hoạch rừng

ECO – ECO

Viện Kinh tế Sinh thái.

FAO

Cơ quan Lương Nông Liên Hợp Quốc

GĐGR

Giao đất giao rừng

Gt. ĐHLN

Giáo trình đại học lâm nghiệp

HGĐ

Hộ gia đình


IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

KBT
KHKT
KBTTN

Khu bảo tồn
Khoa học kỹ thuật
Khu bảo tồn thiên nhiên

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

NN & PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn

WWF

Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên

PRA

Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia

QLBVR


Quản lý bảo vệ rừng

RRA

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

SWOT

Điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức.

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

5Whys

Phân tích 5 nguyên nhân.

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

UBND

ủy ban nhân dân

UNEP

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát
triển.


4


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Thống kê diện tích các loại đất đai khu Bảo tồn Thiên
nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng

28

Bảng 3.2. Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng ở
KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng

29

Bảng 3.3. Mốc thời gian và những sự kiện liên quan đến hình
thành thơn bản – xã Đồng Sơn, Hồnh Bồ, Quảng Ninh

33

Bảng 3.4. Thống kê dân số, lao động, nhân khẩu trong khu vực
Đồng Sơn – Kỳ Thượng

36

Bảng 3.5. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp xã Đồng Sơn

48


Bảng 3.6. Các đối tượng tham gia quản lý, sử dụng tài nguyên
rừng tại Đồng Sơn – Kỳ Thượng
Bảng 3.7. Đánh giá mâu thuẫn, tranh chấp về quản lý và sử dụng tài
nguyên rừng tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng
Bảng 3.9. Sự phụ thuộc vào LSNG của các nhóm hộ ở xã Đồng
Sơn KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng

52

Bảng 3.10. Phân loại nhóm kinh tế hộ ở xã Đồng Sơn – KBTTN
Đồng Sơn – Kỳ Thượng

61

Bảng 3.11. Bảng thu nhập từ LSNG của các nhóm hộ ở xã Đồng
Sơn – KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng năm 2006

62

Bảng 3.12. Tỷ trọng về thu nhập từ LSNG của các nhóm hộ xã
Đồng Sơn

64

Bảng 3.13. Bảng phân tích theo SWOT liên quan đến quản lý và sử
dụng LSNG ở Đồng Sơn – Kỳ Thượng

69

5


54
60


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu

23

Hình 3.2. Một số hình ảnh thu hái và sử dụng lâm sản ngoài gỗ

46

của người dân xã Đồng Sơn, Hồnh Bồ, Quảng Ninh
Hình 3.3. Thu nhập hộ gia đình theo loại LSNG chính ở xã

62

Đồng Sơn (2006)
Hình 3.4. Giá trị trung bình thu nhập từ LSNG của các nhóm

63

hộ ở Đồng Sơn – KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng
Hình 3.5. Tỷ trọng về thu nhập từ LSNG của các nhóm hộ xã

64


Đồng Sơn
Hình 3.6. Sơ đồ hành trình sản phẩm song mây khu vực Hồnh

67

Bồ, Quảng Ninh
Hình 3.7. Sơ đồ phân tích 5WHYs

71

6


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam
Á giàu về đa dạng sinh học. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quý giá này đã và
đang bị khai thác quá mức, diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm nghiêm
trọng. Nhiều loài động thực vật hiện nay đã trở nên hiếm, một số lồi đang
có nguy cơ bị diệt vong, nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam đang
suy thối nhanh chóng. Trước thực trạng đó, chính phủ nước Việt Nam cũng
đã quan tâm đến việc thành lập các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Thiên
nhiên và Dự trữ sinh quyển… Cho đến cuối năm 2003, ở Việt Nam đã hình
thành một hệ thống các khu bảo tồn với 128 khu trong đó có 30 vườn quốc
gia, phân bố đều trong cả nước với tổng diện tích hơn 2,5 triệu ha, chiếm
khoảng 7,6% diện tích tự nhiên (Chiến lược Quản lý hệ thống khu bảo tồn
thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010; Cục Kiểm lâm, 2006).
Bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những vấn đề quan trọng hiện
nay. Sự gia tăng về dân số đã gây sức ép từ nhiều phía tới cơng tác bảo tồn
đa dạng sinh học, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển của xã hội đã

được chính thức cơng nhận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và
Phát triển (UNEP) ở Rio de Janeiro tháng 6 năm 1992. Khi thành lập các
Khu bảo tồn, Vườn Quốc gia, chúng ta mới quan tâm đến mục tiêu bảo tồn,
bảo vệ, mà ít chú ý đến một mối quan hệ phức tạp đó là mối quan hệ giữa
những người dân mà cuộc sống của họ bị lệ thuộc vào tài nguyên đa dạng
sinh học. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để bảo tồn đa dạng sinh học đạt
được hiệu quả cao, điều quan trọng hơn hết là không tạo thêm sự đối lập
giữa nhân dân địa phương và khu bảo tồn, mà phải cộng tác với họ một cách
chặt chẽ và chia sẻ những lợi ích trực tiếp từ khu bảo tồn. Cần thiết phải xây

7


dựng kế hoạch phát triển kinh tế vùng đệm, tạo thêm công ăn việc làm hợp
lý cho nhân dân ở đó, chia sẻ lợi ích và giúp họ giảm bớt những khó khăn
trong cuộc sống để họ tự nguyện giảm dần sức ép lên khu bảo tồn và rồi
tham gia tích cực vào việc bảo vệ vì lợi ích thiết thực của họ. Một số khu
bảo tồn và vườn quốc gia đã thực hiện các dự án như trên và bước đầu đạt
kết quả khả quan như: Hình thức hộ gia đình nhận khốn bảo vệ rừng trong
KBT: hiện nay đang được áp dụng tại các Vườn Quốc gia: Ba Vì, Yok Đơn,
Lị Gị - Sa Mát và các khu bảo tồn: Hang Kia - Pà Cị, Bình Châu - Phước
Bửu. Hình thức này đã góp phần bảo vệ tốt tài nguyên khu rừng tại các
KBT, nhất là những vùng sâu, xa nơi có người dân sinh sống tiếp giáp với
KBT; Hình thức Nhóm hộ nhận khốn bảo vệ rừng: Rừng và đất rừng được
Ban quản lý VQG giao khoán quản lý bảo vệ cho một nhóm hộ gia đình,
nhóm có một người chịu trách nhiệm chung và đứng tên "chủ rừng". Người
trưởng nhóm có trách nhiệm tổ chức cho các thành viên trong thơn thực hiện
hợp đồng. Mơ hình tương đối thành cơng ở Vườn Quốc gia Ba Vì, KBT
Hang Kia - Pà Cị với tổng diện tích là 2.891 ha. Sau khi nhận rừng để bảo
vệ và đất trồng để trồng rừng, các thành viên thống nhất phân chia thực hiện

các công việc được giao như trồng rừng mới, bảo vệ rừng hiện có, chăm sóc
rừng v.v... Tiền cơng khốn trồng rừng và bảo vệ được chia theo sự đóng
góp cơng sức của các thành viên trong nhóm. Đây là hình thức bảo vệ rừng
tại các KBT có hiệu quả cao, mặt khác nó cũng tạo ra mối liên kết xã hội
chặt chẽ hơn trong cộng đồng; Hình thức Thơn bản nhận khốn bảo vệ rừng:
Hình thức quản lý bảo vệ rừng thông qua thôn bản được thực hiện chủ yếu ở
các vườn quốc gia: Ba Bể, Cát Tiên và Lò Gò - Sa Mát. Từ đầu năm 2004
đến tháng 12 năm 2004, VQG Cát Tiên đã tổ chức giao khoán rừng cho cộng
đồng nhận khoán quản lý bảo vệ 8.851 ha cho 25 cộng đồng dân cư địa
phương, thời gian hợp đồng là 5 năm (giai đoạn từ 2004 - 2008) mức chi phí

8


50.000 đồng/ha/năm. Hình thức này triển khai có hiệu quả cao, nhất là tại
các thôn bản được tổ chức chặt chẽ, trưởng thơn, bản là những người có
năng lực thực hiện. Hình thức này huy động được mọi thành viên của cộng
đồng cùng tham gia quản lý bảo vệ và đưa lại lợi ích thiết thực cho tồn
cộng đồng (Nguyễn Huy Dũng, Hồ Mạnh Tường, 2006). Tuy nhiên, những
kết quả nghiên cứu đó khơng thể áp dụng như nhau đối với các vùng có điều
kiện sinh thái nhân văn khác nhau, mà cần có những điều tra, nghiên cứu cụ
thể cho từng vùng, để từ đó có thể đề xuất những biện pháp giúp cộng đồng
các dân tộc miền núi, tăng nguồn thu nhập mà vẫn giữ được rừng và bảo tồn
được đa dạng sinh học.
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, nằm trong cánh
cung trùng điệp của khu Đông Bắc, ở độ cao từ 150m – 1120m so với mặt
nước biển. Với tổng diện tích 21.353 ha, thuộc địa giới hành chính 5 xã:
Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hịa Bình, Vũ Oai, Kỳ Thượng, huyện Hồnh Bồ,
Quảng Ninh, được thành lập năm 2003, theo quyết định số 440/QĐ-UB của
UBND tỉnh Quảng Ninh. Đây là khu rừng đặc dụng điển hình của hệ sinh

thái rừng kín lá rộng thường xanh núi thấp, có tính ĐDSH cao ở vùng Đông
Bắc Việt Nam.
Tuy vậy hiện tại, những áp lực lên khu bảo tồn là rất lớn, vì đây là nơi
sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số: Dao, Sán chỉ, Tày. Đời sống
của bà con các dân tộc cịn gặp nhiều khó khăn. Với tổng số 248 hộ, gần
1500 nhân khẩu đang sinh sống trong vùng lõi của khu bảo tồn, và hơn 2000
hộ gia đình, xấp xỉ 10.000 cư dân có liên quan, ảnh hưởng tới nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học của khu Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ
Thượng.

9


Trước thực trạng như vừa nêu ở trên, nhằm góp phần sử dụng hợp lý
LSNG và nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học tại khu Bảo tồn Thiên
nhiên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
quản lý bền vững tài nguyên lâm sản ngoài gỗ dựa vào cộng đồng ở Khu
Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh”.
Nội dung nghiên cứu chủ yếu là tìm hiểu về thực trạng khai thác, sử
dụng và quản lý tài nguyên lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng địa phương,
nhằm đề xuất một số giải pháp khuyến khích được người dân trực tiếp tham
gia, cùng với các cấp quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn
và sử dụng hợp lý tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên
Đồng Sơn - Kỳ Thượng.

10


Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về lâm sản ngoài gỗ

1.1.1. Một số khái niệm về lâm sản ngoài gỗ (Non-Timber Forest
Products, Non-Wood Forest Products)
- Lâm sản ngoài gỗ bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ,
được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của con người. Bao gồm
các sản phẩm là động vật sống, nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ
nhỏ và sợi (Jenne H. de Beer & Milanie J. McDermott, 1996).
- Lâm sản ngoài gỗ bao gồm “tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ trịn
cơng nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự
nhiên, rừng trồng được dùng trong gia đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tơn
giáo, văn hóa hoặc xã hội”. Việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí,
bảo tồn thiên nhiên, quản lý vùng đệm... thuộc về lĩnh vực dịch vụ của rừng”
(Wickens, 1991).
- "Thực vật rừng gồm tất cả các loài cây, loài cỏ, dây leo bậc cao và
bậc thấp phân bố trong rừng. Những lồi cây khơng cho gỗ hoặc ngồi gỗ
cịn cho các sản phẩm q khác như nhựa Thông, quả Hồi, vỏ Quế hoặc sợi
Song mây là thực vật đặc sản rừng" (Lê Mộng Chân, Vũ Dũng, 1992).
- LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật khơng kể gỗ,
cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng. Dịch vụ trong định
nghĩa này như là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom
nhựa và các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến những sản phẩm
này (FAO, 1995).
- Lâm sản ngoài gỗ là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ
lớn, có ở rừng, ở đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng (FAO, 1999).
- Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các ngun liệu có nguồn gốc sinh vật,
khơng phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao

11


gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm,

cây cảnh, động vật hoang dã (còn sống hay sản phẩm của chúng), củi và các
nguyên liệu thô như tre, nứa, mây song, gỗ nhỏ và sợi (J.H.De Beer, 1996).
Theo các định nghĩa như đã nêu ở trên, LSNG là một phần tài
nguyên rừng. Như vậy, đi tìm chỉ một định nghĩa cho Lâm sản ngồi gỗ là
khơng thể. Định nghĩa này có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế,
xã hội, vào quan điểm sử dụng, phát triển tài nguyên và nhu cầu khác. Các
loại sản phẩm ngoài gỗ sẽ ngày càng được tăng lên do sự tìm tịi, phát hiện
giá trị của chúng để phục vụ cuộc sống con người, chúng gồm các sản phẩm
qua chế biến hoặc không cần qua chế biến.
1.1.2. Phân loại lâm sản ngồi gỗ
Hiện nay, có rất nhiều loại LSNG được điều tra, phát hiện, khai thác
và sử dụng. Đối tượng và mục tiêu sử dụng, nghiên cứu LSNG cũng rất đa
dạng (người dân, thương nhân, nhà quản lý, nhà nghiên cứu...). Chính vì
vậy, việc phân loại chúng có rất nhiều quan điểm khác nhau.
Dưới đây sẽ trình bày một số phương pháp phân loại LSNG đang
được sử dụng phổ biến hiện nay:
- Phương pháp phân loại LSNG theo hệ thống sinh: Đây là cách
phân loại các LSNG theo hệ thống tiến hoá của sinh giới. Theo phân loại
kinh điển, sinh giới được chia thành hai giới chính: Động vật và thực vật.
Giới động vật và giới thực vật, tuy rất phong phú và đa dạng nhưng đều có
thể xắp xếp một cách khách quan vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn đến
nhỏ: Giới \ Ngành \ Lớp \ Bộ \ Họ \ Loài. Ưu điểm của cách phân loại này là
thấy được mối quan hệ thân thuộc giữa các lồi và nhóm lồi cùng sự tiến
hoá của chúng. Phương pháp này chú ý nhiều đến đặc điểm sinh học của

12


lồi. Nhược điểm là địi hỏi người sử dụng phải có những hiểu biết nhất định
về phân loại động, thực vật (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000).

- Phương pháp phân loại LSNG theo nhóm giá trị sử dụng: là cách
phân loại mà các lâm sản ngoài gỗ khác nhau không kể nguồn gốc trong hệ
thống sinh, nơi phân bố... có cùng giá trị sử dụng thì được xếp trong cùng
một nhóm. Ví dụ: Một hệ thống phân loại LSNG thực vật theo nhóm cơng
dụng như sau: Nhóm cây cho lương thực, thực phẩm; Nhóm cây cho sợi;
Nhóm cây cho ta-nanh; Nhóm cây cho màu nhuộm; Nhóm cây làm dược
liệu; Nhóm cây cho tinh dầu; Nhóm cây cho nhựa, sáp, sơn; Nhóm cây dùng
làm vật liệu nhẹ và thủ cơng mỹ nghệ; Nhóm cây làm cảnh, cho bóng mát.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ áp dụng và sử dụng nhiều
kiến thức bản địa của người dân, nên người dân dễ nhớ, đồng thời khuyến
khích được họ tham gia trong q trình quản lý tài ngun. Ngồi ra phương
pháp này cũng được các nhà kinh doanh, nhà nghiên cứu LSNG quan tâm.
Nhược điểm của phương pháp này chỉ mới nhấn mạnh tới giá trị sử dụng,
mà chưa đề cập đến đặc điểm sinh vật học (đặc điểm hình thái, sinh thái,
phân bố...) của các lồi, nên khả năng nhận biết các lồi gặp nhiều khó khăn,
hơn nữa một số lồi có nhiều cơng dụng khi phân loại dễ bị trùng vào nhiều
nhóm khác nhau.
Hệ thống phân loại khác lại dựa vào các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ,
như hệ thống phân loại đã thông qua trong Hội nghị LSNG Thái Lan, tháng
11/1991 (Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ, 2002. Dự án LSNG, Hà Nội). Trong
hệ thống này lâm sản ngồi gỗ được chia làm 6 nhóm:
Nhóm 1 - Các sản phẩm có sợi: Tre nứa, song mây, lá và thân có sợi
và các loại cỏ.
Nhóm 2 - Sản phẩm làm thực phẩm. Các sản phẩm nguồn gốc thực
vật: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm. Các

13


sản phẩm nguồn gốc động vật: mật ong, thịt động vật rừng, cá, trai ốc, tổ

chim ăn được, trứng và cơn trùng.
Nhóm 3 - Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật
Nhóm 4 - Các sản phẩm chiết xuất: gôm, nhựa dầu, nhựa mủ, tananh
và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu.
Nhóm 5 - Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực
phẩm: tơ, động vật sống, chim, côn trùng, lông mao, lông vũ, da, sừng, ngà,
xương và nhựa cánh kiến đỏ.
Nhóm 6 - Các sản phẩm khác: như lá Bidi (lá thị rừng dùng gói thuốc
lá ở Ấn Độ).
Bốn năm sau, chuyên gia về lâm sản ngoài gỗ của FAO, là
C.Chandrasekharan (FAO, 1995) đã đề xuất hệ thống phân loại lâm sản
ngoài gỗ gồm 4 nhóm chính như sau:
• Cây sống và các bộ phận của cây
• Động vật và các sản phẩm của động vật
• Các sản phẩm được chế biến (các gia vị, dầu nhựa thực vật...)
• Các dịch vụ từ rừng.
Ở Ấn Độ người ta đề xuất một hệ thống phân loại lâm sản ngoài gỗ
tiêu chuẩn. Hệ thống phân loại này được chia làm 2 nhóm chính: nhóm các
sản phẩm (I) và nhóm các dịch vụ (II). (Bài giảng Lâm sản ngồi gỗ, 2002.
Dự án LSNG, Hà Nội).
Trong đó nhóm I bao gồm 3 nhóm sản phẩm phụ đó là: (a) Lâm sản
ngồi gỗ có nguồn gốc từ thực vật; (b) Lâm sản ngồi gỗ có nguồn gốc từ
động vật và (c) lâm sản ngồi gỗ có nguồn gốc khống vật. Nhóm II gồm
các dịch vụ như: du lịch, giải trí, xem động vật hoang dã...
Ở Việt Nam, khung phân loại lâm sản ngồi gỗ đầu tiên được chính
thức thừa nhận bằng văn bản là “Danh lục các loài đặc sản rừng được quản

14



lý thống nhất theo ngành”. Đây là văn bản kèm theo Nghị định 160-HĐBT
ngày 10/12/1984 của Hội đồng bộ trưởng về việc thống nhất quản lý các đặc
sản rừng (nay gọi là lâm sản ngoài gỗ).
Theo danh mục này đặc sản rừng được chia thành 2 nhóm lớn: Hệ cây
rừng và Hệ động vật rừng. Mỗi nhóm lớn lại chia làm nhiều nhóm phụ sau:
• Hệ cây rừng:
+ Nhóm cây rừng cho nhựa, ta nanh, dầu và tinh dầu như: Thông, Quế,
Hồi, Tràm, Đước, Vẹt, Trám, Bạch đàn, Bồ đề.
+ Nhóm cây rừng cho dược liệu như: Ba kích, Sa nhân, Thiên niên
kiện, Thảo quả, Hà thủ ô, Đẳng sâm, Kỳ nam, Hồng đằng...
+ Nhóm cây rừng cho ngun liệu làm các loại hàng tiểu thủ công và
mỹ nghệ như: Song, Mây, Tre, Trúc, Lá buông...
+ Các sản phẩm công nghiệp được chế biến từ nguyên liệu có nguồn
gốc từ các lồi cây rừng như: cánh kiến Shellac, dầu Thơng, Tùng hương, dầu
trong, chai cục...
• Hệ động vật rừng:
Bao gồm các nhóm động vật rừng cho da, lơng, sừng, xương, ngà, thịt,
xạ, mật; cho dược liệu như: Voi, Hổ, Báo, Gấu, Trâu rừng, Bò rừng, Hươu,
Nai, Trăn, Rắn, Kỳ đà, Tắc kè, Khỉ, Vượn, Nhím, ong rừng, các lồi chim q,
các nhóm động vật rừng có đặc dụng khác.
Mặc dù cịn vài điểm chưa thật hợp lý, tuy nhiên có hệ thống phân loại
lâm sản ngoài gỗ trên là một mốc quan trọng, đánh giá sự tiến bộ về nhận
thức, sự hiểu biết về lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam.

1.2. Khái niệm về quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng
Quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng là quản lý tài nguyên mà
trong đó phát huy được năng lực nội sinh của cộng đồng cho hoạt động quản
lý. Những giải pháp quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng luôn chứa đựng

15



những sắc thái của phong tục, tập quán, ý thức tôn giáo, nhận thức, kiến thức
của người dân, đặc điểm quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm, của chính
sách, luật pháp v.v... Trong khi các nước công nghiệp phát triển đề cao vai
trị của cá nhân, thì các nước đang phát triển mà đặc biệt là ở vùng Châu Á Thái Bình Dương, gia đình và cộng đồng được đánh giá cao. Trong nhiều
trường hợp, quản lý tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở cộng đồng đã đem lại
những hiệu quả to lớn cho phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường
sinh thái.
Don Gilmour (1998) cho rằng quản lý rừng cộng đồng là các hoạt
động kiểm soát và quản lý các nguồn tài nguyên rừng do người dân địa
phương thực hiện, những người này sử dụng chúng cho các mục đích của
cộng đồng và nó là một bộ phận hữu cơ của hệ thống canh tác.
Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng có đặc điểm nhấn mạnh vào lợi
ích của cộng đồng địa phương với mục đích là sử dụng bền vững tài nguyên
rừng.
Gần với khái niệm trên, có thể thấy được Quản lý lâm sản ngoài gỗ
dựa vào cộng đồng mang những đặc điểm của việc quản lý tài nguyên dựa
vào cộng đồng, nhằm mục đích sử dụng bền vững các lâm sản ngoại gỗ “nhỏ
bé” có ảnh hưởng to lớn trong xóa đói giảm nghèo và bảo tồn đa dạng sinh
học (Vũ Văn Dũng, 2002).

1.3. Tình hình quản lý, sử dụng và nghiên cứu LSNG
1.3.1. Trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình quản lý, sử dụng LSNG
Trên thế giới, tài nguyên LSNG rất phong phú và đa dạng, có đến
25.000 lồi cây và khơng ít hơn các loài con. LSNG cung cấp nhiều sản phẩm
cần thiết cho đời sống cộng đồng và phát triển kinh tế. Nhiều cộng đồng đã
biết sử dụng LSNG từ xa xưa, việc buôn bán trao đổi quốc tế cũng diễn ra rất


16


sớm, từ các đảo Tây Indonesia tới Trung Hoa đầu thế kỷ V; Trung Đông buôn
bán với đảo Malaysia từ năm 850; Châu Âu nhập khẩu từ thế kỷ XV (FAO,
1995).
Hiện nay, ít nhất có 30 triệu người sống phụ thuộc vào nguồn tài
nguyên này, số người nhận được lợi ích từ đó cịn lớn hơn nhiều. Một lượng
LSNG trị giá nhiều tỉ đô la đã được mua bán trao đổi ở Đông Nam á.
Trước đây ở nhiều nước người dân khai thác tự phát và chủ yếu là xuất
khẩu LSNG thơ. Ngày nay chính phủ nhiều nước đã ý thức được vai trò của
LSNG, nên tăng cường các biện pháp quản lý, khai thác bắt đầu có qui hoạch,
tăng cường xuất khẩu các sản phẩm tinh chế nên giá trị kim ngạch xuất khẩu
tăng lên, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao mức sống người dân, mà
nguồn tài nguyên rừng và LSNG cũng được quản lý tốt hơn.
Việc đầu tư phát triển nguồn LSNG và hỗ trợ các cộng đồng sử dụng
bền vững chúng là lĩnh vực đang được quan tâm của các nhà khoa học, các tổ
chức, nhiều chính phủ và cộng đồng quốc tế.
- Nhiều nước Châu Á như: Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippins...
(FAO, 1999). Người dân đã gắn bó với LSNG từ lâu đời, đã và đang có
nhiều dự án, chương trình đầu tư phát triển LSNG. Tuy nhiên, còn một số
nước như: Lào, Campuchia... vẫn đang bỏ ngỏ tài nguyên này và việc khai
thác, sử dụng cịn tự do, chưa có sự quản lý hợp lý.
- Nhiều nước châu phi nông dân phụ thuộc rất lớn vào LSNG (cho đời
sống và xuất khẩu). Mặt dù chính phủ đã có sự quan tâm quản lý, song do ý
thức của nhiều cộng đồng còn thấp, thêm vào đó là sự gia tăng dân số nhanh,
nhu cầu sử dụng tăng lên nên việc quản lý sử dụng LSNG của họ vẫn cịn
nhiều khó khăn, bất cập. Vùng Đơng và Nam Phi đã có những nghiên cứu
và dự án liên quan đến việc thúc đẩy, khuyến khích sử dụng hợp lý LSNG.


17


Nhưng các tài liệu khoa học về sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này thì
vẫn rất thiếu.
- Các nước Châu Mỹ cũng vậy, nằm trong khu vực nhiệt đới, người
dân gắn bó với tài nguyên rừng và LSNG rất mật thiết. Một số cộng đồng đã
có kinh nghiệm quản lý sử dụng LSNG, song hiện nay bị chi phối mạnh mẽ
của chính sách và thị trường, cần nhiều cải cách và hỗ trợ họ quản lý sử
dụng tốt LSNG.
1.3.1.2. Nghiên cứu về LSNG
Thấy được vai trò của LSNG đối với đời sống người dân và vấn đề
bảo vệ tài nguyên rừng ở các nước đang phát triển, nhất là các nước vùng
nhiệt đới, nhiều tổ chức quốc tế đã tiến hành nhiều dự án nghiên cứu nhằm
làm rõ vai trị LSNG, định chế quản lý, các chính sách liên quan, thông tin
tiếp thị...
Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế đặt tại Indonesia (CIFOR)
đã chú trọng nhiều về nghiên cứu LSNG, đề ra phương pháp phân tích với
các lâm sản thương mại trên thế giới (FAO, 1999).
Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp (ICRAF) nghiên cứu làm thế
nào sản xuất, nâng cao sản lượng của các cây rừng có tiềm năng.
Cơ quan lương nơng liên hợp quốc (FAO, 1995) thành lập ra mạng lưới
nghiên cứu LSNG trên thế giới và ra tạp chí “Tin tức về lâm sản ngoài gỗ”.
Tổ chức một số cuộc hội thảo quốc tế về LSNG (Vd: ở Thái Lan năm 1994, ở
Indonesia năm 1995...). Từ năm 1985, FAO đã có những nghiên cứu về
LSNG của từng quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; riêng với
Việt Nam, các báo cáo mới chỉ dừng lại ở những số liệu thu được qua những
con số thống kê xuất nhập khẩu LSNG.
Chính phủ Hà Lan tài trợ cho nhiều dự án về LSNG khắp thế giới,
hướng tới sử dụng bền vững LSNG. Các tổ chức phi chính phủ của Đức hỗ


18


trợ cho nhiều dự án nghiên cứu LSNG ở Châu Phi (Bolivia, Tanzania,
Cameroom, ...), Châu Á (Lào, Việt Nam, Campuchia,...),... Nhiều trường đại
học ở Đức, Hà Lan, Anh, Mỹ quan tâm nghiên cứu ảnh hưởng của LSNG đến
đời sống của các cộng đồng dân cư gần rừng (FAO, 1999).
Như vậy, nhiều cộng đồng dân cư trên thế giới đã có truyền thống sử
dụng LSNG từ lâu đời. Ngày nay, chính phủ nhiều nước đã quan tâm quản lý
nguồn tài nguyên LSNG, có chính sách hỗ trợ các cộng đồng quản lý sử dụng
hợp lý chúng. Nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, nhiều chính phủ và các
tổ chức phi chính phủ đã chú ý đến việc nghiên cứu phát triển và sử dụng bền
vững này. Nghĩa là, nghiên cứu LSNG đã trở thành một nhiệm vụ khoa học
nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
1.3.2. Ở Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình sử dụng LSNG
Do phạm vi trải dài trên nhiều vĩ độ, sự phức tạp về địa hình, với khí
hậu nhiệt đới ẩm và cảnh quan không đồng nhất nên Việt Nam có nguồn tài
nguyên sinh vật rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, rừng nước ta có rất nhiều
loại LSNG có giá trị, sản lượng lớn có thể khai thác được từ Bắc chí Nam.
Mặc dù rừng đã bị phá huỷ nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, nhưng thảm
thực vật rừng Việt Nam cũng cịn rất phong phú, trong đó có nhiều lồi cây
LSNG có giá trị cao (Vũ Văn Dũng, 2002). Trong số 12.000 lồi cây được
thống kê, có:
+ 76 loài cho nhựa thơm.

+ 160 loài chỉ cho dầu.

+ 600 loài cho ta nanh.


+ 260 loài cho tinh dầu.

+ 93 loài cho chất màu.

+ 1.498 loài cho các dược phẩm.

(Nguồn: Phân tích ngành Lâm sản ngồi gỗ Việt Nam,7/2000)

LSNG đóng vai trị quan trọng đối với đời sống của các cộng đồng dân
cư sống gần rừng; Nó cung cấp: vật liệu xây dựng, lương thực - thực phẩm,

19


thuốc men, các sản phẩm để bán... Nhiều cộng đồng cư dân miền núi đã biết
quản lý nguồn tài nguyên này theo cách của họ. Tuy nhiên thời gian qua, do
tác động của cơ chế thị trường, LSNG đã bị khai thác quá mức, gây suy thoái
nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu hỗ trợ trong quản lý sử dụng LSNG của cộng
đồng đã được triển khai, một số đem lại hiệu quả khả quan. Tuy nhiên, ở Việt
Nam các cộng đồng dân tộc thiểu số có đặc điểm rất khác nhau về các bối
cảnh và tập quán địa phương, người ta khơng thể cho rằng những gì làm được
ở nơi này, sẽ tự động làm được ở nơi khác. Vì vậy, cần có những nghiên cứu
cho từng trường hợp cụ thể.
Tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau mà phương thức khai thác thu
hái, chế biến sử dụng cũng khác nhau. Về lĩnh vực này, kho tàng kiến thức
của nhân dân rất phong phú. Do vậy cần thu thập, phân tích thông tin, đúc rút
kinh nghiệm của nhân dân của địa phương về khía cạnh khai thác, thu hái, chế
biến, sử dụng LSNG (Dự án LSNG, 1999).
Với kỳ vọng góp phần tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, nâng cao đời

sống cho người nhận đất nhận rừng, khuyến khích thực hiện phương châm lấy
ngắn nuôi dài trong phát triển tài nguyên rừng, cục khuyến nông khuyến lâm
đã xuất bản tài liệu hướng dẫn trồng cây dưới tán rừng với 15 lồi, mà trong
đó 2/3 là những cây cho các LSNG có giá trị (Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cường,
1996).
Một nghiên cứu ở Nam Đông, Thừa Thiên Huế cho thấy: Thành phần
giới, thành phần kinh tế hộ có ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng LSNG.
Dân tộc thiểu số dùng nhiều LSNG hơn người kinh trong cùng khu vực.
1.3.2.2. Tình hình quản lý LSNG
Chính phủ Việt Nam đã ban hành rất nhiều chương trình, chính sách
cho việc phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng. Trước đây, hầu như chưa có
một chính sách hoặc chương trình riêng nào cho việc quản lý LSNG. Mặc dù

20


vậy, các chương trình và chính sách phát triển về bảo tồn tài nguyên đều có
nội dung liên quan đến quản lý LSNG (Lê Thị Diên, 2004).
Trước năm 1991, hệ thống quản lý rừng nhấn mạnh khía cạnh quản lý
nhà nước theo cách tiếp cận từ trên xuống với hệ thống kiểm sốt của chính
phủ qua các doanh nghiệp nhà nước trong vấn đề quản lý và thị trường của
các loại lâm sản.
Sau năm 1991, hệ thống quản lý rừng dịch chuyển từ hình thức quản lý
nhà nước sang phương thức quản lý bởi nhiều thành phần xã hội - Định
hướng phát triển Lâm nghiệp xã hội. Chính sách quan trọng nhất tạo nên sự
chuyển biến này là chính sách của chính phủ về GĐGR cho hộ gia đình và
cộng đồng quản lý (Nghị Định 02/CP ngày 15/1/1994 về giao đất lâm nghiệp;
Thông Tư 06 LN/KN về giao đất lâm nghiệp; Nghị định 163/CP ngày
16/11/1999 về giao và cho thuê đất lâm nghiệp).
Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661 theo quyết định số

661/ QĐ-TTg ra ngày 29/7/1998 của thủ tướng chính phủ) cũng đã đề cập đến
việc phát triển các loài lâm đặc sản, lâm sản ngoài gỗ.
Luật bảo vệ và phát triển rừng (19/8/1991) kèm theo nghị định số 18HDBT (17/1/1992) của Hội Đồng Bộ Trưởng, Thông tư số 13/LN/KL của Bộ
Lâm Nghiệp đã ban hành nhiều qui định nhằm bảo vệ và phát triển tài ngun
động thực vật rừng q hiếm, mà nhiều lồi là LSNG có giá trị. Đây cũng là
chính sách quan trọng của chính phủ trong bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng
nói chung và LSNG nói riêng.
LSNG ở Việt Nam trước đây thường được coi như nguồn lâm sản thứ
yếu, sản phẩm phụ của rừng, nó được xem gần như là loại tài sản mở, mặc dù
việc sử dụng LSNG đã gắn liền với sự sinh tồn của các cộng đồng dân cư
sống dựa vào rừng. Hiện nay, vai trò của LSNG đã được chính phủ và ngành
Lâm nghiệp đánh giá cao. Nguồn lâm sản này hiện đang được quản lý dưới

21


nhiều hình thức khác nhau như: Quản lý nhà nước, quản lý cộng đồng và quản
lý ở cấp hộ gia đình, cá nhân với nhiều mục đích khác nhau (Kinh doanh, sử
dụng cho mục đích tự cung tự cấp, nghiên cứu, .v.v.). Trong đó, việc lập kế
hoạch quản lý bền vững LSNG dựa vào cộng đồng là một trong những vấn đề
đang được quan tâm và nó đang ngày càng thể hiện rõ vai trị tích cực trong
phát triển nguồn tài ngun LSNG.
Trước tình hình đó, Bộ NN và PTNT đã giao cho Cục Lâm nghiệp phối
hợp với Dự án LSNG tổ chức nghiên cứu xây dựng “Đề án Quốc gia về Bảo
tồn và Phát triển LSNG giai đoạn 2006 – 2020”. Đây là cơ sở để xây dựng Kế
hoạch hành động về Bảo tồn và Phát triển LSNG giai đoạn 2006 – 2010
(Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản, 2006).
1.3.2.3. Nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam
So với các loại cây gỗ lớn, nghiên cứu về các loài LSNG vẫn giữ vai
trò thứ yếu hơn. Tuy nhiên, cũng đã có những tổ chức và cá nhân thực hiện

các chủ đề nghiên cứu về LSNG. Tổ chức đứng đầu về lĩnh vực này là Trung
tâm Nghiên cứu Lâm Đặc sản. Điển hình nhất là Dự án Sử dụng Bền vững
LSNG do Trung Tâm này thực hiện với sự phối hợp của Trung Tâm Nghiên
cứu tài nguyên và Môi trường (CRES) của Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện
Kinh tế Sinh thái (ECO-ECO). Dự án do chính phủ Hà Lan tài trợ về tài chính
và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) hỗ trợ kỹ thuật. Các hoạt
động nghiên cứu của dự án bao gồm các vấn đề: Phát triển và thử nghiệm các
hệ thống quản lý rừng và LSNG có sự tham gia; Nghiên cứu hệ thống sở hữu
LSNG ở Việt Nam; Nghiên cứu thử nghiệm gây trồng một số loại LSNG có
giá trị dựa theo nhu cầu của người dân địa phương như gây trồng một số loại
tre và cây thuốc nam, .v.v.
Ngồi ra cũng có nhiều cá nhân nghiên cứu nhiều chủ đề liên quan đến
LSNG nhưng hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào các loại tre trúc như:

22


Thử nghiệm nhân giống Luồng của trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai,
nghiên cứu nhân giống và gây trồng các loài tre lấy măng của Phân Viện
Khoa học Lâm nghiệp Miền Nam; Nghiên cứu nhân giống tre Lồ Ô và Luồng
của Khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế; Một số tác giả khác đã
nghiên cứu về cây thuốc nam. Ngồi ra có một số đề tài nghiên cứu về khai
thác và sử dụng cũng như chế biến các loại LSNG của một số cộng đồng dân
tộc thiểu số của sinh viên khoa Lâm nghiệp các trường Đại học Lâm nghiệp
Xuân Mai, Đại học Huế và Đại học Tây Nguyên (Trương Thanh Huyền và
cộng sự, 2003).
Một nghiên cứu ở Nam Đơng - Tỉnh Thừa Thiên Huế của nhóm sinh
viên của Học viện kỹ thuật liên bang Thuỵ Sĩ đã phân tích cách sử dụng tại
địa phương, nguồn sản phẩm và thị trường tiêu thụ LSNG của cộng đồng
dân tộc thiểu số Cơ Tu. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng việc nghiên cứu

truyền thống quản lý sử dụng LSNG của các cộng đồng dân cư khác nhau là
cần thiết (Lê Thị Diên, 2004).
Các dự án, các tổ chức trong nước và quốc tế cũng đã chú ý đến
LSNG. Nhiều chương trình đã mang lại hiệu quả, tạo cơ sở, tiền đề và đưa ra
những chỉ dẫn thiết thực cho các nghiên cứu LSNG tiếp theo. Nhiều hội thảo
về LSNG chỉ ra rằng trong thời gian tới, việc chia sẻ thông tin, phối hợp
nghiên cứu và sử dụng tổng hợp các phương pháp tiếp cận là một xu thế tất
yếu trong nghiên cứu LSNG.
Các vấn đề nghiên cứu trên đã khẳng định rằng:
- Nghiên cứu về LSNG bằng những nghiên cứu cơ bản hay bằng
cách tiếp cận có sự tham gia đều cho những kết quả có giá trị khoa học.
- Việc nghiên cứu vai trò của LSNG trong đời sống cộng đồng là cần
thiết. Nó phục vụ cho yêu cầu của thực tiễn, đồng thời đóng góp cơ sở khoa
học cho việc phát triển lý luận về quản lý và sử dụng LSNG ở nước ta.

23


- Nghiên cứu LSNG cần được tiến hành cho từng vùng sinh thái nhân
văn cụ thể, gắn với truyền thống, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của từng
cộng đồng dân tộc và nguồn tài nguyên rừng trong từng khu vực.
- Những kết quả nghiên cứu trên sẽ là cơ sở định hướng tốt cho việc
nghiên cứu của đề tài và các đề xuất nghiên cứu tiếp theo.
Qua một số nghiên cứu trên và qua sự tìm hiểu một số tài liệu nghiên
cứu về lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam khác, cho thấy: các đề tài nghiên cứu về
lâm sản ngồi gỗ có liên quan đến cộng đồng dân tộc thiểu số hiện nay cịn rất
ít, và cũng chỉ mới đề cập nghiên cứu vào các vấn đề: gây trồng, khai thác, sử
dụng, chế biến một số loài lâm sản có giá trị... mà chưa đi sâu vào nghiên cứu
vai trị của lâm sản ngồi gỗ đối với cộng đồng, cũng chưa khai thác truyền
thống quản lý và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng, phương pháp khai

thác bền vững và vấn đề vai trò của cộng đồng trong quản lý bền vững nguồn
tài nguyên lâm sản ngoài gỗ chưa được đề cập và quan tâm đúng mức. Đây là
một “lỗ hổng” của các đề tài nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ ở nước ta hiện
nay.

24


Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về tình hình quản lý, sử dụng các nhóm lâm sản ngồi gỗ tại
cộng đồng, đánh giá mức độ phụ thuộc về kinh tế, hay vai trò của LSNG
trong đời sống cộng đồng. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm góp
phần sử dụng hợp lý LSNG và nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học
tại khu Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng
Ninh.
2.1.2. Các câu hỏi nghiên cứu
1) Trước kia (khi chưa có chính sách đổi mới và chưa thành lập khu
bảo tồn thiên nhiên) người dân địa phương sử dụng lâm sản ngoài gỗ như
thế nào? Ai là người đi lấy những lâm sản này?
2) Hiện trạng của việc sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ hiện nay ở
cộng đồng địa phương như thế nào (về mức độ, chủng loại và quy mơ khai
thác)? Có gì khác (thay đổi) so với việc sử dụng nguồn lâm sản này khi chưa
thành lập khu bảo tồn?
3) Có những ảnh hưởng hay áp lực nào của cộng đồng địa phương đến
tài nguyên rừng nói chung và LSNG nói riêng ở khu Bảo tồn Thiên nhiên
Đồng Sơn - Kỳ Thượng?
4) Những đối tượng nào tham gia vào việc quản lý và sử dụng tài

nguyên lâm sản ngồi gỗ? Có những mâu thuẫn/tranh chấp nào trong việc
quản lý sử dụng nguồn tài nguyên này?
5) Những cải tiến nào là cần thiết để hỗ trợ quản lý, sử dụng nguồn tài
nguyên lâm sản ngoài gỗ dựa vào cộng đồng có hiệu quả và bền vững?

25


×