Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 99 trang )


i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



ĐOÀN VĂN HƢỚNG



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT TRONG HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA
CẢI TIẾN SRI (SYSTEM OF RICE INTENSIFICATION)
CHO VÙNG ĐẤT KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƢỚC TẠI CAO BẰNG



Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60. 62. 01.10



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Ngƣời hƣớng dẫn : PGS.TS. Hoàng Văn Phụ





Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Đoàn văn Hướng















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Khoa sau đại học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp, cơ quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS. TS. Hoàng Văn Phụ - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo
trong khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ hoàn thiện bản luận
văn này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả bạn
bè, đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã
quan tâm động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Tác giả luận văn






Đoàn Văn Hướng







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii
MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Những nghiên cứu về bộ rễ 8

1.3. Những nghiên cứu về mật độ, tuổi mạ và số dảnh cấy 9
1.4. Những nghiên cứu về tác dụng của làm cỏ bằng biện pháp thủ công, cơ giới 13
1.5. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến trên
Thế giới 18
1.5.1. Những nghiên cứu SRI ở Ấn Độ 19
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc 21
1.5.3. Tình hình nghiên cứu ở Thái Lan 23
1.5.4. Tình hình nghiên cứu tại Campuchia 24
1.5.5. Tình hình nghiên cứu ở Iran 25
1.5.6. Những nghiên cứu SRI ở Myanmar và Lào 26
1.5.7. Những nghiên cứu SRI ở Mali 28
1.5.8. Tình hình nghiên cứu tại một số nước khác 29
1.6. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến
(SRI) ở Việt Nam 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 41
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Thí nghiệm 1 43
2.4. Điều kiện thí nghiệm 44
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 45
2.5.1. Thời gian sinh trưởng 45
2.5.2. Chỉ tiêu về khả năng đẻ nhánh 45
2.5.3. Khả năng chống chịu bệnh khô vằn 46
2.5.4. Chỉ tiêu về sự phát triển của bộ rễ 46
2.5.5. Trọng lượng khô của thân, lá 47
2.5.6. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu 47

2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 48
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
3.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết năm 2011 tại Cao Bằng 49
3.2. Kết quả thí nghiệm áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa SRI trên đất không
chủ động nước tại Cao Bằng đối với giống Đông triều 39 vụ xuân 2011 50
3.2.1. Thời gian sinh trưởng 50
3.2.2. Khả năng đẻ nhánh của giống lúa Đông Triều 39 51
3.2.3. Một số chỉ tiêu về bộ rễ 53
3.2.3.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến sinh trưởng của bộ rễ 53
3.2.3.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến trọng lượng khô của bộ rễ lúa 56
3.2.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến khả năng tích lũy vật chất khô của
thân, lá và toàn khóm 60
3.2.4.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến khả năng tích lũy vật chất khô của
thân, lá 62
3.2.4.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến khả năng tích lũy vật chất khô của
toàn khóm 62
3.2.5. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến bệnh khô vằn 63
3.2.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu 65
3.2.6.1. Số bông/khóm: 67
3.2.6.2. Số bông /m
2
: 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
3.2.6.3. Tổng số hạt /bông: 68
3.2.6.4. Tổng số hạt chắc / bông: 68
3.2.6.5. Tỷ lệ chắc 68
3.2.6.6. Trọng lượng 1.000 hạt 69
3.2.6.7. Năng suất lý thuyết 69

3.2.6.8. Năng suất thực thu 69
3.3.1. Khả năng đẻ nhánh của giống Bao thai 70
3.3.2. Một số chỉ tiêu về bộ rễ 71
3.3.2.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến sinh trưởng của bộ rễ 71
3.3.2.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến trọng lượng khô của bộ rễ lúa. . 74
3.3.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến khả năng tích lũy vật chất khô của
thân, lá và toàn khóm 78
3.3.3.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến khả năng tích lũy vật chất khô của
thân, lá 78
3.3.3.2. Khả năng tích luỹ chất khô toàn khóm 80
3.3.4. Khả năng chống chịu bệnh khô vằn 81
3.3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 82
3.3.5.1. Số bông/khóm 84
3.3.5.2. Số bông/m
2
84
3.3.5.3. Số hạt/bông 84
3.3.5.4. Hạt chắc/bông 85
3.3.5.5. Tỷ lệ chắc 85
3.3.5.6. Trọng lượng 1.000 hạt 85
3.3.5.7. Năng suất lý thuyết 85
3.3.5.8. Năng suất thực thu 86
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 87
1. Kết luận 87
2. Đề nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU


Đ/c
:
Đối chứng
BVTV
:
Bảo vệ thực vật
TGST
:
Thời gian sinh trưởng
NSLT
:
Năng suất lý thuyết
NSTT
:
Năng suất thực thu
FAO
:
Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới
IRRI
:
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Năng suất lúa có áp dụng kỹ thuật SRI trên thế giới 41
Bảng 1.2: Kết quả thử nghiệm SRI tại Bopitiya, Srilanka 42
Bảng 3.1: Điều kiện thời tiết khí hậu tại tỉnh Cao Bằng năm 2011 51
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến thời gian sinh trưởng của
lúa Đông triều 39 - Vụ Xuân 2011 53
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của SRI đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa
DT39 Vụ Xuân 2011 54
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến sinh trưởng của bộ rễ giống
lúa Đông Triều 39 – Vụ Xuân 2011 57
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của SRI đến trọng lượng khô của rễ giống lúa
Đông Triều 39- Vụ Xuân 2011 60
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của SRI tới khả năng tích luỹ vật chất khô lá,
thân và toàn khóm giống lúa Đông Triều 39 – Vụ Xuân
2011 64
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của SRI đến khả năng chống chịu bệnh khô vằn
giống Đông Triều 39- Vụ Xuân 2011 66
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của SRI đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống lúa Đông Triều 39- Vụ Xuân 2011 68
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của SRI đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa
Bao thai - vụ mùa 2011 73
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của SRI đến sinh trưởng của bộ rễ giống lúa
Bao thai - Vụ mùa 2011 75
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của SRI đến trọng lượng khô của rễ giống lúa
Bao thai qua các tầng đất 0- 20cm - vụ mùa 2011 79
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của SRI tới khả năng tích luỹ vật chất khô lá,
thân và toàn khóm giống lúa Bao thai - vụ mùa 2011 81
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của SRI đến khả năng chống chịu bệnh khô vằn
giống lúa Bao thai - vụ mùa 2010 83
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của SRI đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất giống lúa Bao thai - vụ mùa 2010 85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía bắc phần lớn diện tích đều là đất
đồi núi cao xen lẫn đá vôi, có diện tích tự nhiên 669.000 ha. Trong đó đất
nông nghiệp 64.283 ha, trong đó đất trồng lúa có hơn 38.400 ha. Cao Bằng
vì là ở một tỉnh miền núi có độ cao so với mực nước biển lớn nên tình hình
sản xuất lúa và một số cây trồng khác luôn gặp nhiều điều kiện khó khăn
mà nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện về khí hậu, đất đai , địa hình cũng
như lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm, lượng
mưa thường tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, các tháng còn lại lượng mưa
rất ít. Hiện nay diện tích lúa trồng được (2 vụ/năm) trên đất chủ động nước
ở Cao Bằng từ các nguồn nước như hồ chứa, hệ thống sông suối, các trạm
bơm thuỷ lợi chỉ đáp ứng tưới được 14.798 ha chiếm 38,5% diện tích đất
trồng lúa ( Sở NN&PTNT Cao Bằng,2010). Còn lại những vùng không chủ
động nước chỉ trồng được một vụ lúa và một vụ màu, và khi trồng các loại
cây khác thì hiệu quả kinh tế cũng không cao do cuối vụ xuân lượng mưa
nhiều gây ngập úng làm chết hoặc giảm năng suất cho cây trồng, làm cho
hệ số sử dụng đất thấp, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất. Từ những vấn
đề trên cho thấy làm thế nào để tăng hệ số sử dụng đất, Ngoài việc nghiên
cứu và tuyển chọn các loại giống chịu hạn thì việc nghiên cứu những
biện pháp kỹ thuật để thâm canh cây lúa trên vùng đất không chủ động
được nguồn nước là một vấn đề cấp thiết mà thực tiễn sản xuất hiện nay
đang đặt ra.
Kỹ thuật thâm canh lúa SRI (System of Rice Intensification - SRI)
do Fr. Henryde Laulanie, S.J bắt đầu vào năm 1994 tại Tefy Saina,
Madagasca. Kỹ thuật SRI là một hệ thống các biện pháp canh tác bao gồm:

cấy mạ non tuổi (2 - 2,5 lá), cấy 1 dảnh, cấy thưa, sử dụng phân chuồng,
làm cỏ bằng tay, giảm thiểu chế độ nước tưới (giữ nước 1-2cm hoặc giữ ẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
bão hòa xen kẽ từ khi cấy đến thời kỳ chín sữa rồi tháo cạn)…nhằm khai
thác tiềm năng của cây lúa để đạt được năng suất cao. Ở Việt Nam từ năm
2003 kỹ thuật thâm canh SRI được biết đến . Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn công nhận kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI là một
tiến bộ kỹ thuật mới. Tại Việt Nam, tính tới cuối vụ hè thu năm 2010 đã có
22 tỉnh thành áp dụng SRI trên diện tích 286.053 ha với 781.282 nông dân
tham gia. Việc áp dụng SRI làm giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất đã
làm lợi thêm cho nông dân từ 1,8-3,5 triệu đồng/ha/vụ [3].
Tuy nhiên, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI mới chỉ được nghiên
cứu và áp dụng trên những chân đất chủ động nước tưới, do đó yêu cầu
nghiên cứu để áp dụng SRI trên đất không chủ động nước là rất cần thiết.
Do những vấn đề thực tiễn đặt ra như vậy chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong
hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI (System of Rice Intensification) cho
vùng đất không chủ động nước tại Cao Bằng”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp SRI ( mật độ và số lần
làm cỏ) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Đông
Triều 39 và Bao thai trên đất không chủ động nước tại tỉnh Cao Bằng.
- Bước đầu đưa ra được khuyến cáo cải tiến quy trình thâm canh lúa
trên đất không chủ động nước tại Cao Bằng.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Bố trí thí nghiệm để xác định được ảnh hưởng của các biện pháp
SRI ( mật độ và số lần làm cỏ) tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2
giống lúa ( Đông triều 39 và Bao thai ) trên đất không chủ động nước tại

tỉnh Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
- Xác định được tuổi mạ, mật độ và số lần làm cỏ thích hợp cho cây
lúa trên đất không chủ động nước tại tỉnh Cao Bằng.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được sự ảnh hưởng và mối quan hệ giữa các yếu tố tuổi
mạ, mật độ và số lần làm cỏ đến sinh trưởng phát triển của 2 giống lúa
Đông triều 39 và Bao Thai.
- Kết quả thu được từ thí nghiệm về các biện pháp kỹ thuật SRI trên
ruộng không chủ động nước là căn cứ khoa học để xây dựng quy trình kỹ
thuật thâm canh lúa cải tiến SRI trên đất không chủ động nước tại các tỉnh
miền núi phía Bắc.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật SRI phù hợp cho giống lúa
Đông Triều 39 và Bao thai trên đất ruộng không chủ động nước nhằm thay
đổi phương pháp canh tác truyền thống đang hạn chế đến tiềm năng năng
suất của 2 giống nói trên ở tỉnh Cao Bằng.
- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật áp dụng SRI trên đất ruộng không
chủ động nước cho người dân thông qua việc đưa ra quy trình kỹ thuật
thâm canh để thúc đẩy mở rộng diện tích trồng lúa trên đất ruộng không
chủ động nước, nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập cho người nông
dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các tỉnh Cao Bằng nói riêng và các
tỉnh miền núi phía Bắc nói chung (nếu thử nghiệm thành công).








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tới 75% dân số sản xuất nông
nghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, nó có vai trò
rất quan trọng trong đời sống con người. Lúa gạo không chỉ giữ vai trò
trong việc cung cấp lương thực nuôi sống mọi người mà còn là mặt hàng
xuất khẩu đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, do có
điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát triển nên lúa được
trồng ở khắp mọi miền của đất nước. Trong quá trình sản xuất lúa đã hình
thành nên 2 vùng sản xuất rộng lớn đó là vùng Đồng bằng châu thổ Sông
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long [13], [19].
Hệ thống thâm canh lúa SRI là thực hiện tổng hợp các biện pháp: Quản
lý dịch hại tổng hợp (IPM); quản lý dinh dưỡng (INM) và quản lý nước
(IWM)… Thực tiễn cho thấy, cây lúa chỉ khoẻ mạnh và cho năng suất cao
khi cây có bộ rễ khoẻ mạnh, phát triển tốt; cây đẻ nhiều nhánh và đẻ tập
trung giai đoạn đầu; mỗi khóm lúa có nhiều bông và tỷ lệ hạt chắc trên
bông cao. Để đạt được mong muốn trên, ta nên áp dụng những nguyên tắc
cơ bản của SRI: Cấy mạ non; Cấy một rảnh, cấy thưa; Quản lý nước; Làm
cỏ sục bùn; Bón phân hữu cơ.
Hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) do
nhà khoa học người Pháp Fr. Laulaniere giới thiệu tại Madagasca vào
những năm 1980, sau đó được tiến sỹ Norman Uphoff thuộc viện quốc tế

về lương thực, nông nghiệp và phát triển của trường đại học Cornell (Hoa
Kỳ) phổ biến rộng rãi. SRI đang được đánh giá là kỹ thuật thâm canh đầy
triển vọng tại hơn 30 nước, bởi nó thỏa mãn được cả 2 mục tiêu là đạt được
hiệu quả kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững. Cơ sở kỹ thuật của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
SRI là thay đổi một số hoạt động canh tác chủ yếu và thông qua tác dụng
tương hỗ của chúng tạo điều kiện cho tiềm năng di truyền của lúa được
phát huy, và qua đó thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa để tạo
năng suất cao.
Kỹ thuật SRI làm tăng năng suất lúa không theo cách thông thường là
tăng đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu ) mà nó hướng tới các biện pháp
hạn chế sự tổn hại đến cây lúa, tác động vào môi trường, làm tăng mối
quan hệ hài hoà trong môi trường để tạo điều kiện cho vi sinh vật đất hoạt
động và cây lúa có thể phát triển hết tiềm năng di truyền của nó. Những
hiệu quả tích cực của SRI đạt được bởi lợi dụng các quá trình sinh học thay
vì dựa vào việc đầu tư phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật để tăng
năng suất mà thay vào đó là việc áp dụng các biện pháp như làm cỏ bằng
tay để tăng cường hoạt động của các vi sinh vật đất thông qua quá trình
chuyển hoá nitơ và oxy tự do trong không khí giúp cho bộ rễ của cây hoạt
động tốt hơn, đạt năng suất cao hơn.
Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI đã được áp dụng (chưa phổ biến
trên diện rộng) tại 24 tỉnh thành của Việt Nam kể từ năm 2003. Kết quả của
hệ thống này rất hứa hẹn về mặt hiệu quả kinh tế cũng như sản xuất nông
nghiệp bền vững. Mục đích chính của SRI là phát triển một hệ thống sản
xuất lúa bền vững bao gồm nhóm các ý tưởng. Nguyên tắc và các ứng dụng
thực tiễn dựa trên quản lý hiệu quả việc canh tác lúa để tối đa hóa năng
suất. SRI đã được thử nghiệm thành công trong những điều kiện đa dạng tại
một số địa phương ở Việt Nam, đặc biệt là những hộ nông dân có ít ruộng.

Người dân, các cán bộ nông nghiệp và các nhà nghiên cứu đã nhận thấy
rằng SRI tạo ra sản lượng cao hơn cũng nhờ giảm nhu cầu của vật tư đầu
vào, như giảm phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, nước tưới. SRI cũng làm
cho đất giữ được độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Năm 2007 tại các tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Tại những địa phương này kết quả năm đầu các mô hình trình diễn đã thu
được thành công lớn: Năng suất lúa đạt từ 64 - 66,5 tạ/ha (tăng hơn so với
làm theo tập quán từ 2,5- 4 tạ/ha); tiết kiệm được 50 – 70% lượng giống
gieo, giảm nước tưới và thuốc bảo vệ thực vật giảm 2 - 3 lần phun/vụ.
Theo hạch toán kinh tế thì khi áp dụng SRI người dân thu được lãi nhiều
hơn là 2,2 triệu đồng/ha so với phương pháp canh tác truyền thống. Từ
những thành công này mà dần dần nông dân đã thấy được hiệu quả của việc
áp dụng SRI vào sản xuất, do đó diện tích áp dụng SRI ngày càng được
nhân rộng.
Những kinh nghiệm ở Madagascar đã chỉ ra tác dụng của những biện
pháp quản lý khác nhau mà không phụ thuộc vào giống. SRI đưa năng suất
tăng lên gấp đôi mà không cần phải đầu tư thêm phân bón, thuốc trừ sâu,
chỉ cần áp dụng đúng và thích hợp các biện pháp kỹ thuật SRI đưa ra. Năng
suất cao nhất đạt được tuỳ thuộc vào kỹ năng của nông dân trong việc quản
lý và làm tăng thêm độ phì nhiêu đất thông qua những biện pháp quản lý
nước và dinh dưỡng một cách cẩn thận.
- Cấy mạ non: 8-15 ngày tuổi, chỉ với 2 lá nhỏ (để chỉ ra rằng cây
trồng vẫn chưa bắt đầu giai đoạn phát sinh thứ 4 của quá trình sinh trưởng
của chúng) thay vì cấy mạ già tuổi hơn. Việc này đã tận dụng được tiềm
năng của cây lúa về sự đẻ nhánh nhiều và sinh trưởng của rễ. Tiềm năng sẽ
bị mất do cấy muộn.
- Cấy thưa, cấy một dảnh mạ: Không cấy nhiều dảnh trong một

khóm, cấy khoảng cách rộng theo hình vuông 25x25cm hay thậm chí rộng
hơn 33x33cm, 40x40cm, 50x50cm nếu điều kiện đất tốt. Khoảng cách rộng
như vậy sẽ tạo cho rễ lúa có nhiều khoảng không để sinh trưởng, phát triển
đây là một nhân tố quyết định lên sự thành công của SRI.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
- Cấy một cách cẩn thận: Vì những cây mạ non bị thương tổn rất nhỏ
và có thể nhanh chóng phục hồi sinh trưởng của chúng. Điều này là khả thi
vì số khóm lúa cấy trên một diện tích ít hơn bình thường. Lượng giống
gieo theo SRI là 5 - 10kg/ha, bình thường gieo nhiều hơn 10 lần hoặc
hơn. Tiềm năng sinh trưởng của rễ được bảo vệ khi sự sinh trưởng của
cây trồng không bị cản trở (làm chậm đi) bởi 7 - 14 ngày như phương pháp
cấy bình thường.
- Làm cỏ bằng tay: Khi những ruộng lúa không được giữ ngập nước,
việc kiểm soát cỏ dại tốt trở lên thật cần thiết. sử dụng dụng cụ cào cỏ làm
thông thoáng khí tầng đất mặt giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn đồng thời diệt
được cỏ. Việc làm cỏ nên bắt đầu 10 ngày sau khi cấy và nên được lặp lại
2-3 lần cách nhau 10 - 15 ngày. Mặc dù đây là phần việc cần nhiều lao
động nhất của SRI nhưng làm tăng năng suất đáng kể.
- Sử dụng phân hữu cơ: Tốt nhất bón phân vài tháng trước khi trồng
lúa, ví dụ trên cây trồng trước. Phân hoá học cũng cho kết quả tốt nhưng
đối với phần lớn các giống cây trồng thì phân hoá học chưa phải là kết quả
tốt nhất. Vấn đề hữu cơ đất và hoạt động của vi sinh vật là một phần chiến
lược của SRI đối với việc tăng năng suất lúa.
Theo nguyên lý của SRI, các biện pháp này sẽ cho kết quả tốt trong
bất kỳ môi trường nào, mặc dù kết quả sẽ biến đổi. Kết quả cũng có thể
khác nhau đối với việc sử dụng các giống lúa khác nhau. Cho đến nay, tất
cả các giống đã phản ứng tích cực với phương pháp quản lý này.
Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI đã được Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn công nhận là một tiến bộ kỹ thuật mới. Tới thời điểm
cuối vụ đông xuân 2009 có trên 264.000 nông dân áp dụng toàn phần và
từng phần SRI trên 85.422 ha tại 21 tỉnh miền Bắc. Việc áp dụng SRI làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất đã làm lợi thêm cho nông dân từ 1,8-
3,5 triệu đồng/ha/vụ.
1.2. Những nghiên cứu về bộ rễ
Lúa là cây trồng có bộ rễ chùm với số lượng có thể đạt tới 500-800
cái, tổng chiều dài rễ ở thời kỳ trỗ bông có thể đạt đến 168 m. Bộ rễ lúa
tăng dần về số lượng và chiều dài qua các thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng và
thường đạt tối đa vào thời kỳ trỗ bông, sau đó lại giảm đi. Thời kỳ đẻ nhánh
làm đòng bộ rễ phát triển có hình bầu dục nằm ngang, còn thời kỳ trỗ bông,
bộ rễ lúa phát triển xuống sâu có hình quả trứng ngược.
Rễ lúa là cơ quan hút chất dinh dưỡng và vận chuyển chất dinh
dưỡng để nuôi cây. Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, có cấu tạo sơ cấp, sau khi
lúa nảy mầm, rễ mầm xuất hiện, tồn tại 5 - 7 ngày rồi rụng đi. Từ các đốt
trên thân mọc ra các rễ phụ, phát triển nhanh tạo thành rễ chùm, ăn nông.
Trong thời gian sinh trưởng số lượng và trọng lượng rễ tăng dần từ cấy, đẻ
nhánh, làm đòng và đạt cao nhất lúc trỗ bông, và giảm dần đến khi lúa chín.
Rễ lúa hút nước nhiều nhất là thời kỳ làm đòng và trỗ bông.
Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng rễ lúa ăn nông chủ yếu tập trung ở
tầng đất 0-10cm. Khi cây lúa bước sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, rễ
lúa phát triển mạnh về số lượng, trọng lượng và có thể ăn sâu xuống tầng
đất 30 - 50cm để hấp thu dinh dưỡng ở tầng đất sâu và giữ cho cây bám
chắc vào đất, tránh đổ ngã khi mang đòng và mang hạt nặng.
Rễ lúa chịu ảnh hưởng của nhiệt độ (rễ phát triển tốt nhất ở nhiệt độ
28 - 32
0

C), để điều hòa nhiệt độ cho đất, giúp rễ phát triển tốt cần bón đủ
phân hữu cơ và điều tiết nước hợp lý.
Oxy cần cho rễ lúa hô hấp và hấp thu dinh dưỡng, rễ lúa có khả năng
điều tiết oxy. Rễ non, vùng đầu rễ có khả năng điều tiết oxy tốt hơn rễ già
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
và vùng gốc rễ. Vì vậy trong kỹ thuật canh tác đối với cây lúa khi thấy có
hiện tượng nghẹt rễ cần phải tiến hành làm cỏ, sục bùn, tháo cạn nước để
tăng oxy, phơi ruộng 3 - 4 ngày, khi thấy có rễ mới xuất hiện thì bổ sung
chất dinh dưỡng dễ tiêu cho lúa.
Ngoài ra sự hoạt động của rễ lúa còn chịu ảnh hưởng rất lớn của điều
kiện dinh dưỡng và đất đai. Đất giàu chất hữu cơ, thoáng khí, đủ ẩm, rễ sẽ
phát triển tốt. Đất giàu dinh dưỡng, lượng phân và vị trí bón phân chi phối
hướng phát triển của bộ rễ. Dinh dưỡng đầy đủ, bón phân cân đối, bón phân
sâu, pH trung tính, đất không có độc tố thì bộ rễ phát triển tốt, hút được
nhiều dinh dưỡng [12].
1.3. Những nghiên cứu về mật độ, tuổi mạ và số dảnh cấy
Quần thể ruộng bao gồm tất cả các khóm lúa đã được gieo cấy ở ruộng
đó từ khi gieo cấy đến khi thu hoạch. Mỗi khóm lúa trong quá trình phát
triển đã ảnh hưởng đến các khóm khác và trước hết đến các khóm ở gần nó.
Ngược lại nó cũng chịu ảnh hưởng của sự phát triển của các khóm lúa
khác. Nói cách khác cá thể và quần thể có mối ảnh hưởng qua lại chặt chẽ,
chi phối sự sinh trưởng và phát triển của cả ruộng lúa trong suốt quá trình
cây lúa sinh trưởng ở ngoài ruộng cho đến lúc chín. Mục đích chính của
việc trồng lúa không phải là có một số khóm lúa tốt mà là để đạt năng suất
lúa cao, nghĩa là năng suất của cả ruộng lúa cao [6].
Theo thuyết của Katayama (Nhật Bản) thì khi cây lúa ra được 4 lá thật
là có khả năng đẻ nhánh, và cứ ra được một lá đẻ được một nhánh. Khi
nhánh có trên 4 lá xanh, có thể sống hoàn toàn tự lập, trở thành một nhánh

hữu hiệu rồi thành bông sau này. Tuy vậy mầm hoặc nhánh cũng có thể teo
đi hoặc phát triển không dầy đủ 4 lá do điều kiện đẻ muộn (khi nhánh mẹ
đã nhiều lá), hoặc do điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi: thiếu nước, gặp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
nhiệt độ thấp, thiếu dinh dưỡng, thiếu ánh sáng, quần thể quá rậm rạp, sâu
bệnh, đây chính là đẻ nhánh vô hiệu [7], [12] .
Khi cấy thưa, đủ dinh dưỡng lúa đẻ nhánh nhiều. Khi cấy dầy quần thể
quá rậm rạp thì nhánh đẻ ra sẽ bị lụi tàn bớt. Khả năng đẻ nhánh của lúa
nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm của giống, phụ thuộc vào tuổi mạ, kỹ
thuật cấy, điều kiện dinh dưỡng, nước và điều kiện ngoại cảnh.
Cùng với mật độ cấy (dảnh/khóm và số khóm/m
2
), đẻ nhánh góp phần
tạo nên số lượng bông/m
2
đất, sức đẻ nhánh hữu hiệu càng cao thì càng có
ý nghĩa kinh tế, tức là cấy ít dảnh cơ bản mà vẫn có nhiều bông, sẽ tiết
kiệm được chi phí về giống lúa, về công làm mạ. Lợi dụng đặc điểm đẻ
nhánh của lúa, trong thâm canh muốn tăng số bông trên ruộng lúa thì ngoài
việc cấy đúng mật độ ra chúng ta nên xúc tiến các biện pháp để lúa đẻ
nhánh sớm, đẻ tập trung, làm tăng sức đẻ hữu hiệu, không để quần thể quá
rậm rạp, tốn dinh dưỡng của mẹ.
Trên cây lúa chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá
nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để
trở thành nhánh hữu hiệu. Biện pháp kỹ thuật nên áp dụng: Gieo cấy những
giống lúa đẻ tập trung và xúc tiến đẻ sớm bằng cách cấy mạ non, cấy nông
tay, bón phân lót, bón thúc đẻ, làm đất kỹ, giữ đủ nước.
Sản lượng, số bông số nhánh không nhất thiết tỷ lệ với nhau. Nhưng

thường nếu năng suất cao thì số bông cũng nhiều và do đó số nhánh đẻ
cũng cao, vì vậy muốn tăng sản lượng lúa phải làm cho lúa đẻ nhánh nhiều.
Tăng số nhánh là một chuyện rất dễ dàng, nhưng nhiều khi không những
không tăng được số bông mà lúa lại dễ bị lốp và sâu bệnh phá hại. Có nhiều
trường hợp tuy tăng được số nhánh nhưng không đạt được sản lượng cao
như ý muốn, nhưng cũng có trường hợp tăng số nhánh do đó tăng được
năng suất. Đứng về phương diện sinh trưởng của cây lúa mà xét thì có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
có 2 mặt. Thứ nhất là bộ rễ lúa có được chăm sóc, quản lý tốt không. Thứ
hai là bộ phận trên mặt đất, đặc biệt là việc điều chỉnh số nhánh có thích
hợp không.
Theo Nguyễn Văn Hoan số dảnh cần cấy ở một khóm phụ thuộc trước
hết vào số bông cần đạt trên 1m
2
, và căn cứ vào mật độ đã chọn để đạt
được số bông theo quy hoạch. Nguyên tắc chung của việc xác định số dảnh
cấy của một khóm lúa là dù được cấy ở mật độ khác nhau, tuổi mạ khác
nhau nhưng cuối cùng cần đạt được số bông cần thiết và độ lớn của bông
theo yêu cầu để đạt được số lượng hạt thóc /m
2
như mong muốn [8].
Mật độ là số cây, số khóm được trồng cấy trên một đơn vị diện tích,
với lúa cấy thì mật độ được đo bằng đơn vị khóm/m
2
. Trên một đơn vị diện
tích nếu mật độ càng cao (cấy dầy) thì số bông càng nhiều, song số hạt/
bông càng ít (bông bé), tốc độ giảm số hạt/ bông mạnh hơn tốc độ tăng của
mật độ. Vì thế cấy dầy quá sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng. Tuy

nhiên nếu cấy với mật độ quá thưa đối với các giống lúa có thời gian sinh
trưởng ngắn thì rất khó hoặc không thể đạt được số bông tối ưu. Các kết
quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với các giống lúa khác nhau đều
khẳng định: khi các khâu kỹ thuật khác được duy trì thì chọn một mật độ
vừa phải là phương án tối ưu để đạt được số lượng hạt thóc nhiều nhất trên
đơn vị diện tích gieo cấy [8].
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, nó phụ thuộc vào
đặc điểm của giống, điều kiện đất đai, nước tưới, dinh dưỡng, trình độ thâm
canh của người dân…Khi nghiên cứu về vấn đề này Sasato (1966) đã kết
luận: trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì nên cấy mật độ thưa,
ngược lại phải cấy dầy. Giống lúa cho nhiều bông thì cấy dầy không có lợi
bằng giống to bông, vùng lạnh nên cấy dầy hơn vùng nóng ẩm, mạ dảnh to
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy dầy hơn lúa gieo
sớm [12].
Đối với nhóm lúa thường gieo mạ thâm canh hoặc gieo mạ cải tiến thì
nên cấy mạ non. Bố trí cấy với mật độ thưa hơn so với cách gieo mạ truyền
thống. Mạ non cấy 3-4 dảnh/khóm (mạ non chưa đẻ), 30-35 khóm/m
2
để
sau thời kỳ đẻ nhánh có số nhánh tương đương như loại mạ thâm canh,
khoảng cách 25x12 cm thường được ưa chuộng [8].
Đối với mạ non khi cần đạt 9-10 bông/khóm và mật độ 35-39
khóm/m
2
thì chỉ cần cấy 2 dảnh mạ/ khóm, không nên cấy nhiều dảnh hơn
vì loại mạ non đẻ khỏe, cấy nhiều dảnh cây lúa sẽ đẻ ra nhiều nhánh quá
nhỏ, yếu, tỷ lệ bông hữu hiệu thấp. Hoặc số bông / khóm nhiều hơn so với

dự định sẽ làm cho số hạt /bông ít đi, bông lúa nhỏ, năng suất không dạt
yêu cầu. Khi cần đạt 11-12 bông /khóm ở mật độ 29-32 khóm/m
2
, cần cấy 3
dảnh/ khóm để một dảnh mạ sinh ra 4 bông lúa to đều nhau [8].
Khi tiến hành thí nghiệm với giống lúa mùa tám đen, với khoảng cách
cấy là 40 x 40 cm và cấy 1 dảnh. Lúa đã đẻ từ 1/6 đến 9/8 được 232 nhánh,
trong đó có 198 nhánh thành bông (tỷ lệ bông hữu hiệu là 85%), tổng số hạt
là 18.841 hạt (trung bình mỗi bông có 95 hạt). Đối với giống Chiêm thanh
khi tiến hành cấy 1 dảnh, với khoảng cách cấy rộng 40 x 40 cm, từ ngày
19/12 đến 25/3 đẻ được 113 nhánh (trong đó có 101 nhánh thành bông, tỷ
lệ nhánh có ích là 89,4%) [6].
Khi làm thí nghiệm trên giống lúa di hương với các khoảng cách cấy
khác nhau thay đổi từ 30 x 30 cm, 20 x15 cm, 20 x 10 cm, 15 x 5 cm, 10 x
5 cm, 5x 5 cm. Với các số dảnh khác nhau trong mỗi khóm thay đổi từ 1
dảnh thường, 1 dảnh đẻ (ngạnh trê), 3 dảnh, 5, 8, 10, 13, 16. Như vậy mật
độ thay đổi từ 11-400khóm/m
2
. Và mật độ dảnh cơ bản thay đổi từ 11-6400
dảnh/m
2
. Thí nghiệm được tiến hành trong 2 vụ mùa đã cho thấy thời gian
đẻ của giống lúa di hương thay đổi rõ với các mật độ khác nhau. Mật độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
khóm càng cao thời gian đẻ càng ngắn dù mật độ dảnh trong khóm cao hay
thấp. Mật độ dảnh trong khóm càng cao đối với cùng mật độ khóm thì thời
gian đẻ cũng rút ngắn, trừ các mật độ khóm tương đối thưa (30 x 30 cm, 20
x15 cm). [6]

Qua các nghiên cứu Bùi Huy Đáp cho rằng nếu ta cấy càng nhiều dảnh
lúa thì bông lúa càng ít hạt, ví dụ như cấy 1600 dảnh/ m
2
thì 1 bông chỉ có
8 hạt, cấy 1000 dảnh/ m
2
thì 1 bông trung bình có 22 hạt, cấy 500dảnh/m
2
1
bông có 44 hạt, 250 dảnh/m
2
1 bông có 82 hạt, 33 dảnh/m
2
1 bông có 119
hạt. Giống lúa mùa di hương dài ngày cho năng suất cao nhất ở mật độ 33
khóm/m
2
, mỗi khóm cấy 1 dảnh. Tăng lên 3 dảnh trên 1 khóm, năng suất
còn khá (đứng thứ 2), nhưng đã kém rõ so với mật độ trên. Và càng tăng số
khóm hay số dảnh thì năng suất càng giảm, nếu tăng số dảnh lên 7 lần so
với công thức thứ nhất thì năng suất giảm 5 tạ/ha. [6].
Trong điều kiện bình thường ở ruộng tốt, mực nước trong thích hợp,
đối với các giống lúa cao cây ở Việt Nam, nên cấy dầy hợp lý, và mỗi
khóm nên cấy ít dảnh. Bụi lúa cấy ít dảnh sẽ đẻ thuận lợi, sẽ có các
nhánh xòe ra bốn phía, bụi lúa tròn và sẽ khỏe hơn những bụi cấy nhiều
dảnh. Mật độ khóm và mật độ dảnh trong khóm là những biện pháp có
thể sử dụng để điều tiết một cách thích đáng sự đẻ nhánh của cây lúa, và
qua sự đẻ nhánh sẽ điều tiết sự phát triển của cả quần thể ruộng lúa [6].
Theo Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1997) thì giống lúa có nhiều bông
nên cấy 200-250 dảnh cơ bản/m

2
, giống to bông cấy 180-200 dảnh/m
2
. Số
dảnh cấy/khóm là 3-4 dảnh ở vụ mùa và 4-5 dảnh ở vụ chiêm [18].
1.4. Những nghiên cứu về tác dụng của làm cỏ bằng biện pháp thủ
công, cơ giới
Quản lý cỏ dại là một vấn đề được tranh luận bởi hầu hết các nước.
Trong điều kiện đất không ngập nuớc và cấy với khoảng cách rộng hơn, hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
thành phần của nguyên tắc SRI, khuyến khích cỏ dại phát triển, nhất là trong
giai đoạn đầu tăng trưởng của cây trồng. Theo Ông Ngin Chhay, Giám đốc
MAFF, Campuchia: “Campuchia đang xúc tiến sản xuất lúa theo SRI là
thực hành mà không có đầu vào hóa chất bằng cách sử dụng lao động giá
rẻ để sản xuất phân hữu cơ tại chỗ và làm cỏ bằng tay (sử dụng công cụ
làm cỏ). Kết quả, các ruộng áp dụng biện pháp này năng suất tăng 10-
20%. Tuy nhiên, không có dữ liệu có sẵn để so sánh kết quả này với làm cỏ
bằng thuốc hóa học [21].
Trước năm 1950, hoạt động phòng trừ cỏ dại trên lúa chủ yếu là sử
dụng các công cụ thô sơ và đơn giản như nạo, liềm, móng…Biện pháp này
có ưu điểm là phòng trừ cỏ dại triệt để, không gây ô nhiễm môi trường. Mặt
khác, thông qua một số hoạt động cào, nhổ cỏ có thể kết hợp sục bùn giúp
cho rễ lúa hô hấp tốt hơn, tạo điều kiện để tăng năng suất cây trồng. Tuy
nhiên biện pháp này có nhược điểm là tốn nhiều công lao động, khó áp
dụng khi mở rộng diện tích gieo trồng và đặc biệt là trên lúa gieo thẳng.
Khi nền khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và nền đại công
nghiệp ở các nước phương tây phát triển đòi hỏi cấp bách phải có giải pháp
thay thế nhân công lao động phục vụ cho công tác phòng trừ cỏ dại. Trong bối

cảnh đó ngành công nghiệp hóa chất trừ cỏ dại đã ra đời và được đánh dấu
bằng sự xuất hiện đầu tiên của các hoạt chất Phenoxy acetic acids với sản
phẩm thương mại là 2,4D vào năm 1951, sau đó là hàng loạt nhóm thuốc khác
như Triazines, Ure thay thế, Thiocarbamates, Diquat và Paraquat…[14].
Kể từ khi ra đời, thuốc trừ cỏ đã được coi như là một cứu cánh và là
một giải pháp không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và
sản xuất lúa nói riêng, đặc biệt là ở các nước phát triển. Tuy nhiên các kết
quả nghiên cứu đều khẳng định không có một biện pháp phòng trừ cỏ dại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
đơn lẻ nào mang lại hiệu quả cao và lâu dài trong mọi trường hợp vì tập
tính cũng như chu kỳ sống của các loại cỏ dại rất khác nhau [14].
Nếu tăng cường sử dụng thuốc trừ cỏ thì vô hình chúng ta đang
chuyển biện pháp phòng trừ cỏ dại từ đa dạng về một biện pháp đơn lẻ.
Mặt khác cho đến nay có rất nhiều loại cỏ, nhất là cỏ lồng vực là một khó
khăn cho hầu hết các vùng sản xuất lúa mà thuốc trừ cỏ không phải lúc
nào cũng đạt hiệu quả phòng trừ cao. Thêm vào đó, nông dân còn thiếu
kiến thức về thuốc trừ cỏ như thời gian sử dụng, lượng dùng, bảo hộ lao
động…Họ cũng thiếu máy móc, thiết bị hợp lý để phun. Những khó khăn
này đã làm giảm năng suất lúa, gây ô nhiễm nguồn nước, đất và các sinh vật
sống xung quanh [14].
Khi sử dụng các công cụ thô sơ như cuốc, xẻng hẹp, dao nạo, liềm…
thông thường nông dân phải áp dụng 2 lần trong một vụ lúa: lần thứ 1 vào
khoảng 15-20 ngày và lần thứ 2 vào khoảng 40-45 ngày sau cấy. Chi phí cho
mỗi lần làm cỏ tới 115 giờ/ha, còn sử dụng các động cơ nhỏ cũng phải mất 50-
60giờ/ha/lần. Mặt khác, khi sử dụng công cụ nạo cỏ chỉ nhổ được cỏ dưới 2
hàng lúa, còn giữa các khóm lúa hoặc các cây cỏ gần gốc lúa thì không thể trừ
được [13].
Là một nước nông nghiệp, nước ta có nguồn nhân lực lao động khá dồi

dào, đây là điều kiện thuận lợi để áp dụng các biện pháp thủ công, cơ giới.
Chính vì vậy, biện pháp này đã được duy trì từ xa xưa cho đến đầu thập
kỷ 70, khi có sự xâm nhập của các thuốc trừ cỏ đầu tiên vào nước ta để
sử dụng trên lúa.
Để tiến hành các biện pháp phòng trừ thủ công, nông dân phải chi phí
một lượng nhân công lao động khá lớn. Trong vụ xuân, nông dân các tỉnh
miền Bắc phải tiến hành làm cỏ từ 2-3 lần/vụ, trung bình là 2,3 lần. Trong vụ
mùa nông dân có thể làm từ 1-2 lần, bình quân là 1,6 lần. Chi phí cho một lần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
làm cỏ trong vụ xuân khoảng 46,3 công/ha/lần, còn trong vụ mùa là 37,6
công/ha [14].
So với các nước khác thì chi phi lao động cho làm cỏ bằng tay ở
nước ta là cao hơn. Các thí nghiệm ở IRRI cho thấy chi phí lao động cho
hai lần làm cỏ bằng tay là 150 giờ/ha trên cây lúa cấy và 450 giờ/ha trên lúa
gieo thẳng (De Datta, 1988). Tuy chi phí công lao động thực tế có sự biến
động giữa các vùng trồng lúa nhưng ở các nước châu Á, nông dân thường
hay phải sử dụng 200-500 giờ lao động cho 2 lần làm cỏ/1ha, còn ở các
nước cận Đông như Iran là 15 công/ha/lần tương đương với 120 giờ, ở Ai
Cập là 20-25 công nhân/ha/lần trên cây lúa [14]. Tuy biện pháp thủ công,
cơ giới đòi hỏi một lượng lớn nhân công lao động nhưng hiện vẫn đang
được 80,2% nông dân miền Bắc ứng dụng. Nguyên nhân chính là do:
- Diện tích canh tác bị chia nhỏ thành nhiều mảnh không tiện cho sử
dụng thuốc. Đôi khi chỉ có một mảnh ruộng nhỏ, nông dân vẫn phải chi phí
một công phun thuốc và chuẩn bi dụng cụ, trong một vụ họ phải mất rất nhiều
lần chuẩn bị như vậy trong khi thực tế họ chỉ cần 1-1,5 công phun là xong cả
diện tích.
- Nhiều nông dân cho rằng làm cỏ bằng tay là triệt để và ổn định hơn
nhất là ở những ruộng cao nhiều cỏ, vì trên những ruộng này nông dân

thường phải làm cỏ bổ sung 1-2 lần sau khi đã dùng thuốc trừ cỏ.
- Đa số nông dân cho rằng, việc áp dụng các biện pháp thủ công, cơ
giới có thể kết hợp để sục bùn, tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát triển tốt hơn
nhất là trong điều kiện vụ xuân khi có những đợt rét kéo dài.
- Thu nhập từ sản xuất lúa còn quá thấp, do vậy nhiều nông dân vẫn
muốn tận dụng nhân công lao động nhàn rỗi để tiết kiệm tiền mua thuốc
nhất là nông dân ở các vùng xa đô thị, không có các ngành nghề phụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Như vậy, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đã quyết định rất lớn tới
phương thức trừ cỏ ở từng địa phương cũng như từng hộ nông dân, thậm
chí đôi khi nông dân vẫn còn dựa vào những thói quen mà chưa có những
đánh giá kỹ lưỡng về hiệu quả kinh tế cũng như sinh thái của từng biện
pháp mà họ chọn lựa. Nếu không quan tâm tới năng suất thì quả là chi phí
về nhân công lao động còn quá cao so với sử dụng thuốc trừ cỏ [17].
Qua các thí nghiệm cho thấy, trong vụ xuân nếu tiến hành làm cỏ 2
lần bằng tay thì năng suất có thể đạt tương đương với áp dụng 3 lần trừ cỏ
mà hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Nếu chỉ hoàn toàn áp dụng biện pháp
thủ công (làm cỏ 2 lần bằng tay) thì năng suất có tăng hơn phun thuốc trừ
cỏ (47,8 tạ/ha so với 43,5 tạ/ha) song mức thu nhập từ việc tăng năng suất
không cao hơn so với chi phí công lao động, do vậy hiệu quả kinh tế thấp
hơn. Nếu tiến hành phun thuốc trừ cỏ sớm sau đó bổ sung thêm 1 lần làm
cỏ bằng tay sẽ vừa cho năng suất cao, vừa tăng hiệu quả kinh tế.
Trong vụ mùa, do mật độ cỏ thường thấp hơn nên chỉ cần phun thuốc
trừ cỏ hay làm cỏ 1 lần bằng tay vào 20-25 ngày sau cấy là có thể mang lại
hiệu quả trừ cỏ cao và giảm chi phí năng suất [17].
Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp thủ công, cơ giới trên lúa gieo thẳng
gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công lao động, do vậy hiện nay có xấp xỉ
90% nông dân đã sử dụng thuốc trừ cỏ trên diện tích này. Theo Nguyễn Hữu

Hoài, nếu áp dụng nhổ cỏ bằng tay trên lúa gieo thẳng thì phải tiến hành 2
lần/vụ với số công bình quân 50 công/lần nhưng hiệu quả vẫn thấp. Nhiều
loài cỏ rất khó phòng trừ triệt để như cỏ chát, cỏ vảy ốc, nhiều loại khác dễ
bị đứt và sót lại khi nhổ, nhiều loại như lồng vực hay đuôi phượng rất khó
phân biệt khi cây mới mọc. Như vậy hiệu quả kỹ thuật chỉ đạt dưới 60%,
đôi khi còn làm tổn thương đến cây lúa, do vậy năng suất ở các công thức
làm cỏ bằng tay cũng thấp hơn các ô phun thuốc trừ cỏ [11].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×