ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ ĐỨC SƠN
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA GÂY TRỒNG
VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LÂM SẢN NGOÀI GỖ
TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. ĐẶNG KIM VUI
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu
và kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng
để bảo vệ ở một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012
Tác giả
Hà Đức Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo
chương trình đào tạo cao học kỹ thuật lâm sinh, chuyên ngành Lâm học khoá 18, từ
năm 2010 - 2012.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ quý báu
của phòng quản lý đào tạo, các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên; Ban quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng; Lãnh đạo
và đồng nghiệp đội kiểm lâm cơ động phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Thái
Nguyên, nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Đặng Kim
Vui - Người hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều tình cảm tốt đẹp và trực tiếp hướng
dẫn khoa học giúp tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Võ Nhai, UBND 4 xã Thần Sa,
Thượng Nung, Nghinh Tường, Sảng Mộc, Ban quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên
Thần Sa – Phượng Hoàng, tập thể hội LSNG và các hộ gia đình các xã Thần Sa,
Thượng Nung, Nghinh Tường, Sảng Mộc… đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả
trong quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
dành nhiều tình cảm động viên, cổ vũ tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012
Tác giả
Hà Đức Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Khái quát về kiến thức bản địa và vai trò của kiến thức bản địa 3
1.1.1. Khái quát về kiến thức bản địa 3
1.1.2. Tầm quan trọng của kiến thức bản địa 7
1.2. Một số khái niệm có liên quan 9
1.2.1. Khái niệm về tính bền vững 9
1.2.2. Định nghĩa về Lâm sản ngoài gỗ 10
1.3. Thực trạng và vai trò LSNG Việt Nam 12
1.3.1. Thực trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam 12
1.3.2. Vai trò của lâm sản ngoài gỗ 13
1.3. Các nghiên cứu có liên quan đến LSNG 15
1.3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 15
1.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 20
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Mục tiêu 27
2.1.1. Mục tiêu chung 27
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 27
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu 27
2.3. Nội dung nghiên cứu 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu 29
2.4.1. Phương pháp tổng quát 29
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 29
2.4.2.1. Nguồn thông tin và chọn địa điểm thu thập thông tin 29
2.4.2.2. Phương pháp điều tra thu thập các thông tin về thực trạng gây
trồng và xác định loài cây LSNG có giá trị kinh tế 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
2.4.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô
hình gây trồng cây LSNG 32
2.4.2.4. Phương pháp đánh giá các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số
loài cây LSNG có giá trị kinh tế 33
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 34
3.1. Điều kiện tự nhiên 34
3.1.1. Vị trí địa lý 34
3.1.2. Đặc điểm địa hình 34
3.1.3. Điều kiện thổ nhưỡng 35
3.1.4. Đặc điểm khí hậu 35
3.1.5. Chế độ thuỷ văn 36
3.1.6. Tài nguyên thực vật 36
3.1.7. Tài nguyên động vật 36
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 37
3.2.1. Dân số, lao động và việc làm 37
3.2.2. Đặc điểm kinh tế 38
3.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh 39
3.2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông - lâm nghiệp khu vực nghiên cứu 39
3.2.3.2. Sản xuất nông nghiệp 39
3.2.3.3. Sản xuất lâm nghiệp 39
3.2.3.4. Canh tác vườn hộ 39
3.2.3.5. Chăn nuôi 40
3.2.4. Cơ sở hạ tầng 41
3.2.4.1. Hệ thống giao thông 41
3.2.4.2. Thuỷ lợi 41
3.2.4.3. Hệ thống điện 41
3.2.4.4. Hệ thống bưu chính 41
3.2.4.5. Hệ thống y tế 42
3.2.4.6. Giáo dục 42
3.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.3.1. Những thuận lợi 43
3.3.2. Khó khăn 44
3.3.3. Mức độ tác động vào Khu bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa –
Phượng Hoàng 45
3.3.4. Một số định hướng cho giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn và
phát triển 46
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1. Điều tra, đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển các loài LSNG ở
khu vực nghiên cứu 47
4.1.1. Thực trạng gây trồng các loài cây LSNG tại khu vực nghiên cứu 47
4.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông - lâm nghiệp khu vực nghiên cứu 47
4.1.1.2. Thực trạng gây trồng và phát triển một số loài cây LSNG chủ
yếu của khu vực nghiên cứu 49
4.1.2. Xác định cơ cấu cây trồng LSNG có giá trị và tiềm năng phát
triển của các xã nghiên cứu 53
4.1.3. Tình hình khai thác, sử dụng và thị trường tiêu thụ lâm sản
ngoài gỗ ở một số thôn trên địa bàn nghiên cứu 58
4.1.3.1. Tình hình khai thác và sử dụng 58
4.1.3.2.Thị trường tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ ở một số thôn trên địa bàn
nghiên cứu 60
4.2. Đánh giá về mặt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của một số mô
hình gây trồng LSNG có giá trị cao hiện nay ở địa bàn nghiên cứu 63
4.2.1. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình 63
4.2.1.1. Mô hình Ba kích dưới tán rừng (Morinda officinalis How) 63
4.2.1.2. Mô hình gây trồng Bình Vôi (Stephania glabra (Roxb)) 64
4.2.1.3. Mô hình Rau sắng (Melientha acuminata) 65
4.2.1.4. Mô hình Mây nếp (Calamus tetradatylus Hance) 66
4.2.2. Hiệu quả xã hội của các mô hình gây trồng cây LSNG 67
4.2.3. Hiệu quả môi trường của các mô hình gây trồng cây LSNG 68
4.2.3.1. Hiệu quả theo hướng tích cực 68
4.2.3.2. Hiệu quả theo hướng tiêu cực 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
4.3. Tổng kết, đánh giá các kỹ thuật bản địa trong gây trồng một số loài
cây LSNG có giá trị kinh tế 68
4.3.1. Cây Ba kích (Morinda officinalis How) 69
4.3.2. Cây rau Sắng (Melientha acuminata) 70
4.3.3. Bình vôi (Stephania glabra (Roxb)) 72
4.3.4. Mây nếp (Calamus tetradatylus Hance) 74
4.3.5. Cây Trám đen (Canarium tramdenum) 76
4.4. Nghiên cứu kiến thức bản địa liên quan tới khai thác, sử dụng và
phát triển lâm sản ngoài gỗ 77
4.4.1. Các quy ước về khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ 77
4.4.2. Kiến thức, kinh nghiệm trồng một số loài LSNG có giá trị cao 78
4.4.3. Kinh nghiệm khai thác, sử dụng một số loài lâm sản ngoài gỗ 81
4.4.4. Đánh giá chung về kiến thức bản địa của người dân 85
4.5. Đề xuất các giải pháp phát triển một số loài cây LSNG có giá trị cao
tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng 87
4.5.1.Giải pháp về chính sách 87
4.5.2. Giải pháp kỹ thuật 88
4.5.3. Giải pháp thực hiện và quản lý 89
Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 91
5.1. Kết luận 91
5.2. Tồn tại 94
5.3. Khuyến nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH NHÂN GIỐNG, TRỒNG LSNG TẠI
VÙNG ĐỆM KHU BAO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA –
PHƯỢNG HOÀNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
TV Thực vật
LSP Lâm sản phụ
OTC Ô tiêu chuẩn
D
00
Đường kính gốc cây
Hvn Chiều cao vút ngọn (m)
Hdc Chiều cao dưới cành (m)
STT Số thứ tự
TT Thứ tự
KT - XH Kinh tế xã hội
DTTN Diện tích tự nhiên
DTLN Diện tích lâm nghiệp
NN Nông nghiệp
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
FAO Tổ chức nông lương Liên Hiệp quốc
NTFP Non timber forest products
NWFP Non wood forest products
RAA Điều tra nhanh nông thôn
PRA Đánh giá nhanh nông thôn có s
ự tham gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Dân số và lao động khu vực nghiên cứu 37
Bảng 3.2. Thống kê các loại cây trồng ăn quả 40
Bảng 3.3. Thống kê các loại gia súc gia cầm ở 4 xã 41
Bảng 3.4. Mạng lưới nhân viên y tế 42
Bảng 3.5. Hiện trạng giáo dục 43
Bảng4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu 47
Bảng4.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của 4 xã Thần Sa, Thượng Nung,
Nghinh Tường và Sảng Mộc năm 2012 48
Bảng 4.3. Các loài cây LSNG giá trị kinh tế được gây trồng ở 4 xã thuộc khu
vực nghiên cứu 50
Bảng 4.4. Các loài LSNG phân theo công dụng được gây trồng ở 4 xã thuộc
khu vực nghiên cứu 51
Bảng 4.5. Thống kê chi tiết diện tích gây trồng 1 số loài cây LSNG của 4 xã
thuộc khu vực nghiên cứu, năm 2012 52
Bảng4.6. Sản lượng khai thác một số loài LSNG chủ yếu tại 4 xã vùng đệm
thuộc khu vực nghiên cứu, năm 2012 53
Bảng 4.7. Xếp hạng ưu tiên cơ cấu cây trồng LSNG ở Thần Sa 54
Bảng 4.8. Xếp hạng ưu tiên cơ cấu cây trồng LSNG ở Thượng Nung 55
Bảng 4.9. Xếp hạng ưu tiên cơ cấu cây trồng LSNG ở Nghinh Tường 56
Bảng 4.10. Xếp hạng ưu tiên cơ cấu cây trồng LSNG ở Sảng Mộc 57
Bảng 4.11. Sự thu hút công lao động trong các mô hình trồng LSNG 67
Bảng 4.12. Tổng kết các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình trồng rau
Sắng 71
Bảng 4.13. Tổng kết biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình trồng Bình
vôi 73
Bảng 4.14. Tổng kết các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong mô hình trồng
Mây nếp 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiến thức bản địa là vốn quý của cộng đồng các dân tộc nước ta, là một
nguồn lực quý giá đối với quá trình phát triển. Trong một số trường hợp, kiến thức
bản địa có thể tương xứng hoặc ưu việt hơn kiến thức đưa từ bên ngoài vào. Do vậy,
trong những nỗ lực phát triển, chúng ta cần coi trọng và sử dụng đến mức tối đa
kiến thức bản địa. Ngày nay, mặc dù có nhiều chuyên gia về phát triển nhận thức
được tiềm năng của kiến thức bản địa, song vấn chưa được quan tâm cụ thể. Lý do
chính là do thiếu sự chỉ dẫn về việc ghi chép lại và áp dụng kiến thức bản địa.
Có sự tương phản khi nhận thức về giá trị của kiến thức bản địa đang được
nâng cao, đặc biệt là khả năng đóng góp của nó vào việc phát triển bền vững và xoá
đói giảm nghèo. Ngược lại những kiến thức này rơi vào tình trạng có nguy cơ biến
mất không chỉ do tác động của sự phát triển khoa hoạc công nghệ toàn cầu với tốc
độ chóng mặt, mà còn bởi sự thiếu hụt khả năng và điều kiện cần thiết để ghi nhận,
đánh giá, phê chuẩn, bảo vệ, phổ biến chúng ở các quốc gia.
Thực tế đã cho thấy rằng, tại các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng
nếu kết hợp hài hoà giữa kiến thức bản địa và kỹ thuật mới sẽ đưa đến một sự phát
triển có hiệu quả và bền vững, được cộng đồng hưởng ứng tích cực. Vì vậy, việc
tìm hiểu, lưu giữ và phát triển kiến thức bản địa của người dân có tầm quan trọng
đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường vùng miền núi. Việc hiểu biết
kiến thức bản địa là nền tảng của các phương pháp phát triển có sự tham gia của
người dân. Chúng ta mới có thể nhận thấy được tiềm năng của kiến thức bản địa
trong phát triển.
Khu bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được thành lập ngày 01
tháng 12 năm 1999 với diện tích là 11.280 ha theo Quyết định số 3841/QĐ-UB của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Khu bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa - Phượng
Hoàng thuộc địa bàn hành chính huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên
khoảng 40 km về phía Bắc. Năm 2006, thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày
5 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát 3 loại rừng, Khu bảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
tồn Thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được quy hoạch theo ranh giới mới trên
địa bàn 6 xã và 1 thị trấn gồm: Thần Sa, Sảng Mộc, Thượng Nung, Nghinh Tường,
Vũ Chấn, Phú Thượng, Đình Cả, với tổng diện tích tự nhiên là 18.858,9 ha và đã
được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 1563/QĐ-UB
ngày 08 tháng 8 năm 2007. Trong khu vực Khu bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa -
Phượng Hoàng các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (LSNG) tạo ra một nguồn sinh kế
và thu nhập quan trọng cho người dân địa phương, cung cấp cho người dân như: Tre,
nứa, dược liệu và thực phẩm. LSNG là nguồn cung cấp thực phấm: Rau, củ, quả,
mộc nhĩ, nấm, hoa Những dược phẩm như: cây thuốc quý chữa bệnh ba kích,
bình vôi cần được bảo vệ và phát triển hơn nữa. LSNG còn giá trị về mặt kinh tế,
xuất khẩu: song, mây, nứa, tre Ngoài việc phục vụ đời sống sinh hoạt cho người
dân địa phương miền núi còn có tác dụng làm giàu rừng và làm tăng tính đa dạng
thực vật của các trạng thái rừng, góp phần làm tăng độ tre phủ của rừng làm hạn chế
việc chặt phá rừng bừa bãi của người dân địa phương. Việc thu hái LSNG trong
Khu bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã làm giảm mạnh các loài
LSNG nhiều loài đang có danh sách bị đe dọa.
Việc bảo tồn và phát triển LSNG tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa -
Phượng Hoàng là cần đẩy mạnh hình thức gây trồng các loài cây LSNG thay thế
việc thu hái từ các khu rừng tự nhiên. LSNG được trồng bởi các hộ dân sẽ làm cải
thiện đời sống, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và là nguồn sản phẩm cho sinh
hoạt hàng ngày của người dân địa phương. Nhiều loài cây gây trồng được phát triển
trên cơ sở các kiến thức của người dân bản địa tại khu vực vùng đệm Khu bảo tồn
Thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng. Tại khu vực này chưa có nghiên cứu đánh
giá, lựa chọn và phổ biến kiến thức bản địa có giá trị trong gây trồng một số loài
LSNG. Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề
tài " Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây
lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm Khu bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa - Phượng
Hoàng tỉnh Thái Nguyên".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về kiến thức bản địa và vai trò của kiến thức bản địa
1.1.1. Khái quát về kiến thức bản địa
Theo Dewes (1983) cho rằng kiến thức của dân địa phương là một hợp phần
thúc đẩy phát triển. Ông so sánh giữa kiến thức bản địa với bộ lông chim, vì ‘con
chim chỉ có thể bay nếu có được bộ lông’. Thuật ngữ ‘kiến thức bản địa’ đồng nghĩa
với ‘kiến thức địa phương’. Tuy nhiên các chuyên gia phát triển không đồng ý với
việc đánh đồng truyền thống với các kiến thức riêng biệt của một người, bởi vì từ
‘truyền thống’ bị gắn với một số hàm ý từ thế kỷ 19 là ‘đơn giản, mông muội và trì trệ’.
Warren (1991), khái niệm kiến thức bản địa hay địa phương được sử dụng để
phân biệt các kiến thức do một cộng đồng nhất định sáng tạo ra, nó khác hệ thống
kiến thức hoặc khoa học quốc tế. Về sau này đôi khi người ta nói đến hệ thống kiến
thức ‘Phương Tây’ do các trường đại học, trung tâm nghiên cứu của chính phủ và
doanh nghiệp tư nhân sáng tạo ra. Kiến thức bản địa có thể là hiểu biết ‘kỹ thuật’
sâu sắc hoặc sự thông thái do người dân ở một vùng nhất định sáng tạo và phát triển,
thông qua nhiều năm quan sát, khảo nghiệm các hiện tượng tự nhiên xung quanh họ.
Người ta phân biệt hệ thống kiến thức phương Tây với hệ thống kiến thức
bản địa trên cơ sở phương pháp, biểu hiện tồn tại và bối cảnh. Trước tiên, hệ thống
kiến thức phương Tây là chung cho toàn thế giới, do nền giáo dục phương Tây ảnh
hưởng tới rất nhiều văn hoá trên thế giới. Thứ hai, nó được trải qua quá trình quan
sát, khảo nghiệm và phê chuẩn, tất cả các giai đoạn đều được ghi thành tư liệu cẩn
thận. Điều này không có được đối với hệ thống kiến thức bản địa, nhất là khâu ghi
chép thành tư liệu.
Thuật ngữ "kiến thức chính thống" (formal knowledge) dùng để chỉ những
hệ thống kiến thức phát triển phần lớn dựa trên nền tảng hệ thống giáo dục phương
Tây. Đó là những kiến thức chuẩn vì nó được xác nhận trong những văn kiện,
những nguyên tắc, luật lệ, những quy định và cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Ngược lại, khái niệm kiến thức bản địa hay kiến thức địa phương dùng để chỉ
những thành phần kiến thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một thời gian
dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên.
Kiến thức bản địa là những kinh nghiệm được thử thách và đúc rút qua nhiều thế hệ
ở các cộng đồng cư dân qua thực tiễn sản xuất và đời sống. Trải qua nhiều thế kỷ,
các cộng đồng dân cư đã tích góp được lượng lớn các thông tin, các kỹ năng, tay
nghề và công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến lương thực,
quản lý tài nguyên thiên nhiên, tổ chức cộng đồng làng bản
Trên thực tế, kiến thức bản địa và khoa học hiện đại cần được hiểu là hai hệ
thống kiến thức bổ trợ chứ không cạnh tranh với nhau. Việc đưa ra mối liên hệ giữa
kiến thức địa phương và kiến thức toàn cầu cũng rất quan trọng (trong khi vẫn phải
tránh xu thế biến kiến thức địa phương thành kiến thức toàn cầu). Những cố gắng
này cũng đã tạo ra sự quan tâm sâu sắc đến hệ thống kiến thức dựa trên nền tảng
truyền thống và văn hoá địa phương và nhu cầu làm sao để hệ thống này có hiệu lực
xét trên quan điểm giáo dục.
Kiến thức bản địa được hình thành và phát triển là kết quả tương tác của
nhiều yếu tố: Dân số, khoa học, kỹ thuật, phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức,
thể chế và cơ cấu xã hội. Đó là kết quả tích luỹ những kinh nghiệm to lớn thông qua
các quá trình tiếp xúc với thiên nhiên, dưới áp lực chọn lọc trong quá trình tiến hóa
của sinh quyển và dần dần trở thành thói quen truyền thống. Nói một cách khác,
kiến thức bản địa của một cộng đồng, một dân tộc, phản ánh tính thích ứng với
những điều kiện kinh tế xã hội và sinh thái đặc thù. Như vậy, kiến thức bản địa đều
là những thứ phải học, phải tiếp xúc mới có được, là những thứ được chia xẻ, là một
hệ thống các đặc thù có tính thích ứng cao.
Trong nỗ lực đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, các cộng đồng nông thôn sử
dụng ‘thử nghiệm tò mò, thử nghiệm giải quyết vấn đề, và thử nghiệm thích nghi’
(Rhoades & Bebbington 1995). Khi đã được khẳng định, thì kết quả được bổ sung
vào khối tri thức của tổ tiên. Thông qua xã hội hoá và truyền miệng, khối tri thức đó
được truyền tải từ người già đến thế hệ trẻ. Khó có sự mai một trong cách lưu
truyền hiểu biết sâu sắc như trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Theo Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc [52], trong cuộc sống và trong thực
tiễn sản xuất, chống đỡ và chinh phục tự nhiên, các cộng đồng đều có nhiều kinh
nghiệm và được thể hiện dưới nhiều thể loại:
Ở dạng kinh nghiệm thực tế và công nghệ: Những kinh nghiệm thực tế mang
tính bản địa cũng rất phong phú, đa dạng. Những kinh nghiệm này trải qua nhiều
năm bổ sung, cải tiến và hoàn thiện phản ánh đầy đủ nội dung của một công nghệ. ở
Tuyên Hóa, Quảng Bình, nông dân thường dùng lá xoan khô đưa vào trong chậu vại
cùng với đậu xanh, đậu đen, ngô để bảo quản. Nông dân ở một số nơi ngâm bồ hóng
có thêm vôi, lá xoan, bã trầu, nước điếu lấy nước này phun phòng chống sâu hại,
sâu bị chết nhưng không gây ô nhiễm môi trường. ở Quảng Bình, nông dân thường
lấy bồ hóng trộn với phân gà và vãi vào ruộng lúc buổi sáng có tác dụng rất tốt để
diệt sâu hại. Cách làm ruộng bậc thang san đất hay xếp đá. Phương thức này rất phổ
biến ở vùng cao của các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang
Ở dạng tín ngưỡng: Tín ngưỡng có thể giữ vai trò quan trọng trong phương
thức kiếm sống và duy trì môi trường sinh thái trong lành ở nhiều cộng đồng các
dân tộc. Rừng thần thánh, rừng linh thiêng là những loại rừng dùng để bảo vệ, xuất
phát từ những nguyên nhân về tín ngưỡng. Trong thực tế, những khu rừng này làm
nhiệm vụ của rừng đầu nguồn, cung cấp gỗ củi, sản phẩm rừng và nước cho làng bản.
Ở dạng thí nghiệm: Đó là sự gieo trồng có tính tích hợp những giống loài
cây mới vào trong các hệ thống nông nghiệp hiện hành dưới dạng trồng xen,
trồng cây che bóng; băng xanh chống xói mòn, hàng cây chắn gió Đó là những
thay đổi và biến thể trong thực tiễn gieo trồng, nhưng dạng này nhiều khi đã trở
thành những câu ca dao, tục ngữ để dễ truyền đạt cho các thế hệ.
Ở dạng công cụ: Công cụ thường sử dụng để gieo trồng hoặc thu hoạch.
Những công cụ do người H'Mông sáng tạo như "cày Mèo" rất phù hợp cho việc
canh tác trên đất dốc, "dao Mèo" tự chế sắc bén đa dụng hơn bất cứ loại dao nào
Ở dạng thông tin: Một vài ví dụ điển hình của dạng này là: Những cây nào,
thực vật nào có thể trồng cùng với nhau. Đó phải chăng là cây muồng trồng trong
nương chè để che bóng; cây keo dậu trồng che bóng cho cây cà phê; cây đậu đỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
trồng xen với nhiều loại cây trồng hoặc cây hành tỉa theo luống cải bắp, mùi của cây
hành có tác dụng hạn chế sâu hại cây bắp cải Những loài cây nào là phù hợp nhất
dùng cho phủ tủ mặt đất chống xói mòn, phải chăng đó là thân cây lạc, cây đậu đỗ
và cây cốt khí. Những thông tin này phần lớn mang tính gợi mở còn việc cụ thể hóa
lại phụ thuộc vào đặc điểm cây trồng và tập quán của từng vùng.
Ở dạng nguồn nhân lực: Trong cuộc sống và sản xuất, những kiến thức bản
địa đã đào tạo những chuyên gia giàu kinh nghiệm như những người hòa giải ở
nông thôn; những người có tay nghề cao và khéo léo như thợ rèn, thợ nguội. Trong
các tổ chức cộng đồng như tổ chức dòng họ, tổ chức người cao tuổi hoặc các nhóm,
tổ đổi công lao động.
Ở dạng vật liệu: Đó là những loại đá được tạo hình dùng xây tường nhà và
rất nhiều vật liệu khác dùng để xây dựng nhà ở, kho tàng.
Về sinh học: Đó là những kinh nghiệm trong chăn nuôi và chọn giống động
vật. Nếu chúng ta lên miền núi phía Bắc đến với người H'Mông sẽ thấy "lợn Mèo"
và "Bò Mèo" đã trở thành đỉnh cao của công tác tuyển chọn. Ngoài ra những kinh
nghiệm về thuần hóa trâu, bò, ngựa dùng kéo cày, kéo xe cũng đã trở thành hình
tượng văn hóa độc đáo của đông đảo các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đó là những
kinh nghiệm trong chọn giống cây trồng mà điển hình là đồng bào H'Mông ở Hà
Giang thâm canh ngô trên các hốc đá đã chọn được giống ngô "chao đèn", đến mùa
ngô chín các bắp ngô gập xuống và các bẹ ngô xoè ra như cái chao đèn che cho
những hạt ngô không bị ướt và có thể để rất lâu trên nương mà không sợ thối, mục.
Những kiến thức bản địa là cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều
phương diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại địa phương như săn bắn, hái lượm,
đánh cá, canh tác và chăn nuôi, sản xuất lương thực, nước, sức khoẻ và sự thích
nghi với những thay đổi của môi trường và xã hội. Hơn nữa, trái với kiến thức chính
thống, những kiến thức không chính thống được truyền miệng từ đời này sang đời
khác và rất hiếm khi được ghi chép lại.
Hệ thống kiến thức bản địa cần phải được duy trì, gìn giữ vì những tư tưởng
phương Tây đang có xu thế thống trị hầu hết những quan điểm về chính sách phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
triển. Tuy nhiên, trên thực tế những cố gắng nhằm giải quyết tình trạng đói nghèo
cho thấy những dự án hỗ trợ phát triển thường xuyên thất bại. Tồi tệ hơn là đôi khi
chúng gây ảnh hưởng bất lợi đến sinh kế của người dân. Giải pháp theo phương
pháp của phương Tây đã được áp dụng ngay cả trong những trường hợp mà những
kiến thức bản địa có thể giải quyết được tốt hơn, nhưng lại không được lựa chọn vì
một lí do nào đó [52].
Mặc dù đã chứng tỏ được giá trị trong nhiều trường hợp, song kiến thức
bản địa không thể - hay không nên - được quảng bá khi chưa được xem xét một
cách thận trọng. Không phải tất cả các kiến thức bản địa đều đưa ra được những
giải pháp bền vững cho những vấn đề phát sinh ngày nay. Thêm vào đó, hầu hết
các giải pháp mang tính địa phương đều rất đặc trưng cho từng bối cảnh.
Cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa và phát triển các phương pháp xử lý
đối với hệ thống kiến thức bản địa. Có như vậy chúng ta mới có thể dùng kiến thức
bản địa để đưa ra được giải pháp cụ thể cho từng vấn đề thông qua việc nâng cấp
hoặc thay đổi những hệ thống kiến thức này. Việc nghiên cứu cần tiến hành với sự
tham gia của những người sở hữu kiến thức bản địa và cộng đồng địa phương trong
khu vực.
1.1.2. Tầm quan trọng của kiến thức bản địa
Kiến thức bản địa đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào việc giải
quyết các vấn đề của địa phương. Trong những năm gần đây, các nước đang phát
triển cung cấp ngày càng nhiều thông tin về vai trò của kiến thức bản địa trong
nhiều lĩnh vực tại các quốc gia phía Nam bán cầu như: nông nghiệp (kỹ thuật xen
canh, chăn nuôi, quản lý sâu bệnh, đa dạng cây trồng, chăm sóc sức khoẻ vật nuôi,
chọn giống cây trồng); sinh học (thực vật học, kỹ thuật nuôi cá); chăm sóc sức khoẻ
con người (bằng các phương thuốc truyền thống); sử dụng và quản lý tài nguyên thiên
nhiên (bảo vệ đất, thuỷ lợi và các hình thức quản lý nước khác); giáo dục (kiến thức
truyền miệng, các ngôn ngữ địa phương) và xoá đói giảm nghèo nói chung [52].
Kết quả của dòng thông tin lớn mạnh đó là các học giả, những nhà hoạch
định chính sách và những người đang hoạt động trên lĩnh vực phát triển ngày càng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
quan tâm đến kiến thức bản địa. Hơn hai thập kỷ trước, họ đã thiết lập mối quan hệ
giữa kiến thức bản địa và khoa học, và thừa nhận tính hợp lý của kiến thức bản địa
đối với hệ thống giáo dục và các vấn đề phát triển.
Hơn nữa, kiến thức bản địa đã đóng góp cho khoa học trong nhiều lĩnh vực
liên quan đến việc quản lý tài nguyên thiên nhiên qua các nghiên cứu về thực vật
dân tộc học hiện đại. Cụ thể là kiến thức bản địa đã giúp các nhà khoa học nắm
được những vấn đề về đa dạng sinh học và quản lý rừng tự nhiên. Kiến thức bản địa
cũng đóng góp vào khoa học những hiểu biết sâu sắc về thuần hoá cây trồng, gây
giống, quản lý và giúp các nhà khoa học nhận thức đúng đắn về nguyên tắc, thói
quen đốt nương làm rẫy, nông nghiệp sinh thái, nông lâm kết hợp, luân canh cây
trồng, quản lý sâu hại, đất đai và nhiều kiến thức khác về khoa học nông nghiệp.
Thêm nữa, các nhà khoa học cũng thường quen với kiến thức bản địa và ứng dụng
vào trong các dự án về hợp tác phát triển và trong nhiều bối cảnh hiện tại khác.
Nông dân ở các nước đang phát triển có nhiều kiến thức phức tạp về nông
nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Kiến thức đó dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc qua
nhiều thế hệ bởi tương tác gần gũi của họ với thiên nhiên và môi trường tự nhiên vi
mô (Amusan & Warren 1996; Osunade 1988; Atte 1991; Rajasekaran et al 1991).
Sự khác nhau về điều kiện môi trường từ năm này qua năm khác đòi hỏi hệ thống
canh tác cũng phải linh động để bảo đảm tính bền vững. Thí dụ, ‘thử nghiệm của
người trồng trọt là một việc bình thường trong sự thay đổi canh tác’ ( Box 1999 ).
Hệ thống kiến thức với các quyết định canh tác phải đảm bảo tính phản hồi và chủ
động, trên cơ sở thử nghiệm bản địa và đổi mới, cũng như các công nghệ có sẵn, để
đương đầu và thích nghi với những thay đổi (Warren 1996).
Sự quan tâm ngày càng lớn đến kiến thức bản địa được thể hiện rõ trong
những báo cáo của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở nhiều quốc gia. Các tổ
chức này cũng như các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Lao
động Thế giới, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc
(UNESCO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đều thừa nhận rõ ràng về
những đóng góp của kiến thức bản địa trong phát triển bền vững. Kết quả là một số
chính phủ của các quốc gia như Uganda, Nam Phi và Philippin cũng thể hiện sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
quan tâm ngày càng lớn đến kiến thức bản địa trong các chính sách và chương trình
của mình [52].
Chúng ta có thể kết luận rằng những đánh giá về kiến thức bản địa ngày càng
đúng đắn. Kiến thức bản địa đã được chấp nhận, được thích nghi và được ứng dụng
trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, sinh thái của địa phương tại nhiều quốc gia
trên thế giới.
Bất luận trong hoàn cảnh nào, kể cả khi hệ thống kiến thức này được công
nhận hay không, thì việc thử nghiệm và chứng minh trong điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội, sinh thái của địa phương vẫn nổi trội hơn so với các quan điểm bên ngoài.
Khẳng định sử dụng các kiến thức công nghệ bản địa bắt nguồn từ khái niệm của
Ogburn (1950) về ‘văn hoá chậm trễ’. Điều này khẳng định rõ rằng sự thay đổi văn
hoá phi vật thể (ý tưởng và tổ chức xã hội) luôn luôn chậm hơn so với văn hoá vật
chất (công nghệ và phát minh). Mặc dù có mức độ chấp nhận hiện đại nhất định,
người dân địa phương vẫn muốn duy trì kiến thức cụ thể của họ theo không gian và
thời gian, và những yếu tố phù hợp với các mục đích nhất định của họ. Đối với
những người sống trên cơ sở truyền thống và phong tục tập quán, thay đổi sẽ chứa
đựng rủi ro; họ tin tưởng những gì đã được thử nghiệm, kiểm tra với truyền thống
lâu đời (Landis 1940).
1.2. Một số khái niệm có liên quan
1.2.1. Khái niệm về tính bền vững
- "Bền vững" là một thuật ngữ đang được thảo luận một cách rộng rãi trong
các chủ đề của tất cả các hệ thống sử dụng đất hiện nay. Đây là một đề tài tập hợp
được cả hai nhóm các nhà khoa học môi trường và các nhà khoa học sản xuất. "Bền
vững" là một khái niệm mà khái niệm này kết hợp được những quan tâm dài hạn về
xã hội với những nhu cầu cơ bản, ngắn hạn đối với thế giới thứ ba (Thomas, 1990).
- Bởi tính phức tạp và tính thời gian của khái niệm này, những định nghĩa về
"tính bền vững" thường xuyên được hiểu một cách mơ hồ và đôi khi mâu thuẫn. Đã
có nhiều định nghĩa về "tính bền vững" như của BIFAD - 1990, TAC of CGIAR,
CIMYT - 1989 Hiện nay định nghĩa của Uỷ ban thế giới về môi trường và phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
triển WCED - 1987 (The World Commission on Environment and Devolopment)
được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Theo định nghĩa này "Bền vững" là sự phát triển
để thoả mãn những nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại tới những khả năng
phát triển để thoả mãn những nhu cầu trong tương lai.
- Trong các hệ thống sản xuất, bền vững có thể được xác nhận như là khả
năng duy trì sức sản xuất lâu dài, không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên mà sản
xuất phụ thuộc vào.
- Đánh giá về tính bền vững trong lâm nghiệp nói chung và trong việc sử
dụng khai thác và phát triển lâm sản ngoài gỗ nói riêng cũng đã bắt đầu được chú ý
trong mấy năm trở lại đây. Nhưng những đánh giá bước đầu này mới chỉ dựa trên
khả năng phòng hộ của hệ thống chống xói mòn và nâng cao độ phì của đất rừng,
mà ít chú ý tới bền vững về mặt kinh tế và những lợi thế khác về các nhân tố sinh
thái. Vấn đề mới mẻ cần phải được xem xét và nghiên cứu tiếp, để từ đó đưa ra
được các tiêu chí và phương pháp đánh giá có tính thuyết phục nhất.
1.2.2. Định nghĩa về Lâm sản ngoài gỗ
Đã có nhiều những tên gọi khác nhau về lâm sản ngoài gỗ đang được sử
dụng rộng rãi hiện nay như: lâm sản phụ, lâm sản phi gỗ, sản phẩm rừng không phải
là gỗ Hầu hết mọi người đều có cùng quan điểm coi các khái niệm trên là đồng
nhất, để chỉ các sản phẩm của rừng không phải là gỗ như: động vật rừng, các cây
dược liệu, các sản phẩm từ cây rừng không phải là gỗ, các sản phẩm phụ từ khai
thác gỗ (cành, lá, gốc, rễ ).
Có nhiều tài liệu viết về lâm sản ngoài gỗ, nhưng chỉ ở những phạm vi hẹp
của một loài hoặc một nhóm loài nhất định. Nhưng chưa có một công trình nào đưa
ra được một khái niệm chính xác về lâm sản ngoài gỗ này.
+ Khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ được đề cập chính thức vào năm 1989 do
W.W.F. Theo khái niệm này: “Lâm sản ngoài gỗ bao hàm tất cả các vật liệu sinh
học khác gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của con người. Bao
gồm các sản phẩm là động vật sống, nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ
nhỏ và sợi”. (The Economic value of Non-timber Forest products in Southeast asia
- W.W.F - 1989).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về LSNG nhưng thông
dụng hơn cả là định nghĩa do Hội đồng Lâm nghiệp Tổ chức Lương Nông Liên
Hiệp quốc (FAO) thông qua năm 1999: “Lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest
products- NTFP, hoặc Non wood forest products- NWFP) bao gồm những sản
phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây
gỗ ở ngoài rừng”.
Như vậy, lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ được
khai thác từ rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người.
Bao gồm các loài thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu,
nhựa sáp, nhựa dính, nhựa dầu, cao su, tanin, màu nhuộm, chất béo, song mây, tre
nứa, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi
Phân loại lâm sản ngoài gỗ
Có rất nhiều loại lâm sản ngoài gỗ khác nhau đã được điều tra, phát hiện và
khai thác sử dụng, chính vì vậy việc phân loại chúng là rất cần thiết.
Trên thế giới tồn tại nhiều cách phân loại LSNG, song chưa có hệ thống phân loại
nào thực sự hợp lý. Trong cuốn “ Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” của Dự án Hỗ trợ
chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam - Pha II đã phân loại LSNG theo 6
nhóm tổng hợp dựa vào công dụng và nguồn gốc của các LSNG, tuy nhiên đây
cũng chỉ là cách phân loại mang tính chất tương đối vì công dụng của lâm sản luôn
có sự thay đổi, một số sản phẩm có thể phân vào nhiều nhóm khác nhau tuỳ nơi, tuỳ
lúc, không cố định và biến đổi theo địa phương. Cách phân loại này được giới thiệu
như sau:
(1) Sản phẩm cây có sợi: tre nứa, song mây, các loại cây thân lá có sợi…
(2) Thực phẩm:
a/ Những sản phẩm có nguồn gốc thực vật như: thân, chồi non, rễ, lá, hoa,
quả, hạt, các loại gia vị, hạt có dầu, nấm…có thể dung làm thực phẩm.
b/ Những sản phẩm có nguồn gốc động vật như: mật ong, thịt thú rừng, cá, tổ
yến, trứng chim, các loài côn trùng ăn được.
(3) Dược liệu chất thơm và cây có chất độc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
(4) Những sản phẩm chiết suất như: các loại nhựa, tanin, chất màu, dầu béo
và tinh dầu…
(5) Động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực phẩm như
các loại thú rừng, chim, côn trùng sống, da, sừng, ngà, xương, cánh kiến đỏ…
(6) Những sản phẩm khác như: cây cảnh, lá để gói,v.v…
1.3. Thực trạng và vai trò LSNG Việt Nam
1.3.1. Thực trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật. Hiện nay đã thống kê được hơn
7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm lớn. Có 2.300 loài được sử
dụng với mục tiêu kinh tế (Lê Trọng Cúc, 1989).
Hệ động vật cũng rất đa dạng, hiện nay đã phát hiện được 273 loài thú, 773
loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư và nhiều loài động vật không xương sống
khác (Võ Quý, 1992). Hầu như sự đa dạng sinh học này tập trung chủ yếu ở vùng đồi
núi. Trước đây, hầu như toàn bộ vùng đồi núi được che phủ bởi một thảm thực vật
nhiệt đới giàu có. năm 1943 có khoảng 50% diện tích rừng che phủ trong cả nước
(Maurand, 1993) hiện nay chỉ còn khoảng 24%.
Rừng bị tàn phá nhiều loại động vật mất nơi sinh sống và cư trú. Mấy năm
gần đây, cộng thêm sự buôn bán động vật phi pháp (qua biên giới) làm cho nhiều
loài trở nên rất hiếm và có nguy cơ bị tiêu diệt, cũng như nhiều loài gỗ quỹ, các loại
cây thuốc bị khai thác quá mức.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam rừng nhiệt đới ở địa hình
thấp không còn nguyên vẹn nữa vì phần lớn các khu rừng thấp này đã bị biến đổi do
các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và định cư, làm cho sự giàu có vốn có về
tài nguyên sinh học ở đây đã bị suy thoái nghiêm trọng. Cũng vì thế mà các khu
rừng nguyên vẹn phần lớn chỉ còn sót lại ở các vùng núi cao, những nơi hiểm trở.
Đó là những nơi cư trú cuối cùng của các loài đặc hữu và các loài có nguy cơ bị
tiêu diệt.
Nguyên nhân gây nên sự suy giảm tài nguyên rừng, nhất là lâm sản ngoài gỗ
ở Việt Nam cũng đúng như hầu hết các nước khác trên thế giới: đó là sự mâu thuẫn
giữa cung và cầu. Tài nguyên thiên nhiên thì có hạn mà nhu cầu của nhân dân thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
ngày càng tăng, một mặt là để đáp ứng cuộc sống cho số dân tăng thêm một cách
nhanh chóng, mặt khác là mức độ tiêu dùng của người dân cũng tăng thêm không
ngừng.
Việc nối lại thông thương qua biên giới với Trung Quốc đã gây những sức ép
mới về khai thác tài nguyên thiên nhiên. Giá của nhiều thú hoang đã tăng lên 5 đến
10 lần. Trước khi mở cửa biên giới, 1kg mà giá bằng 1kg thịt lợn. Hiện tại được bán
với giá 130.000đ/kg so với giá thịt lợn 20.000 - 30.000đ. Ếch giá 70.000 -
80.000đ/kg. một bộ da rái cá 600.000 - 700.000đ/bộ, đuôi loài thú có vẩy ăn kiến
(kỳ đà) 800.000đ/kg (Đặng Phong, 1995, trang 174). Vì nhu cầu của Trung Quốc về
các tài nguyên rừng, đặc biệt là thú rừng và cây thuốc là rất lớn và hầu như không
bao giờ được thoả mãn, nên các loài đang bị thu hút với tốc độ không bền vững và
triển vọng -bảo vệ tính đa dạng sinh học về lâu dài là không thuận lợi. Về mặt tích
cực, các cơ hội để xuất khẩu hoa quả, sản phẩm gỗ và gia súc vùng cao sang Trung
Quốc có thể rất lớn. Nếu điều kiện chuyên trở được cải thiện và sự kiểm soát hành
chính bị nơi lỏng, việc buôn bán qua biên giới có thể trở thành nguồn ảnh hưởng
chính đến tài nguyên trong vùng.
Trong những năm gần đây việc buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm sinh vật,
các động vật và thực vật, kể cả các loài được bảo vệ, phát triển rất nhanh chóng. Vì
thiếu kế hoạch hợp lý, hoặc thiếu sự kiểm tra chặt chẽ trong việc khai thác các tài
nguyên rừng mà ở nhiều vùng đã dẫn đến sự quy thoái của rừng nhiệt đới và nhiều
hoạt động thực vật rừng như: tê giác, voi, khỉ, vượn, voọc, pơmu, trầm hương, gõ
đỏ ngày càng trở nên rất hiếm. Nhiều loại động vật thông thường như tê tê, các
loài rùa, rắn, kỳ đà, ếch, ba ba đang được xuất khẩu một cách nhộn nhịp sang Thái
Lan, Hồng Kông và nhất là Trung Quốc trong thời gian gần đây là mối đe dọa lớn
đối với sự tổn thất về tài nguyên rừng. Giá trị xuất khẩu các loài nói trên đã thúc
đẩy người dân tìm đủ mọi cách săn bắt chung ở khắp mọi nơi.
1.3.2. Vai trò của lâm sản ngoài gỗ
- LSNG là một bộ phận quan trọng của rừng nhiệt đới, quan hệ tới sự duy trì
và phát triển hệ sinh thái rừng. Phần lớn cây LSNG nằm dưới tán rừng, có tác dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
giảm tác động của nước mưa xuống mặt đất, ngăn chặn dòng chảy mặt, chống xói
mòn cho đất rừng. Gây trồng LSNG trong rừng là tăng độ che phủ và nâng cao giá
trị phòng hộ của các khu rừng.
- Phát triển Lâm sản ngoài gỗ là một phương thức làm tăng giá trị kinh tế của
rừng góp phần khôi phục, nâng cao giá trị của các khu rừng nghèo, động viên người
dân địa phương tham gia tích cực hơn vào công cuộc bảo vệ rừng và đa dạng sinh
học, chống lại việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích sử dụng khác. Lâm
sản ngoài gỗ có vai trò quan trọng đối với các cộng đồng dân cư và các hộ dân (nhất
là dân tộc thiểu số) miền núi trong việc đảm bảo an toàn lương thực, chăm sóc sức
khoẻ, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ đời sống.
- Việc khai thác LSNG thường ít ảnh hưởng đến cấu trúc tầng cây gỗ và vai
trò bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học của rừng. Tuy nhiên, muốn có LSNG để
khai thác phải bảo vệ hệ sinh thái rừng, vì vậy, khai thác LSNG đúng kỹ thuật cũng
là một biện pháp tích cực bảo vệ rừng.
- Trong những năm gần đây, LSNG đã thu hút được sự quan tâm của nhiều
người, do nhận thức rõ hơn về LSNG trong sự đóng góp vào kinh tế hộ và an toàn
lương thực, vào nền kinh tế quốc dân, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh
học.
- Các loài lâm sản ngoài gỗ còn có ý nghĩa trong các lĩnh vực đa dạng sinh
học, duy trì tính phong phú của hệ sinh thái rừng.
Lâm sản ngoài gỗ có nhiều giá trị đối với kinh tế, xã hội và môi trường của
đất nước ta:
- Giá trị về mặt kinh tế: Giá trị kinh tế của lâm sản ngoài gỗ được thể hiện
thông qua giá trị sử dụng của chúng. Lâm sản ngoài gỗ được khai thác sử dụng, chế
biến hoặc bán để phục vụ sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập cho người dân. Bao gồm
các lĩnh vực:
• Cung cấp nguyên liệu sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ
• Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến
• Cung cấp dược liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
• Cung cấp thực phẩm, thức ăn chăn nuôi
• Cung cấp cây hoa, cây cảnh
- Giá trị về mặt xã hội: Từ lâu đời việc gây trồng, khai thác, thu hái, chế biến
và tiêu thụ LSNG đã mang lại công ăn việc làm cho hàng chục triệu người dân ở
các cộng đồng dân cư sống trong và ngoài khu vực có rừng. Điều đó đã góp phần
giúp cho họ ổn định cuộc sống, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, tạo nên các
kênh giao lưu, tiêu thụ lành mạnh thúc đẩy sản xuất, một số LSNG được sử dụng
trong các lễ hội truyền thống tạo ra các sản phẩm có ý nghĩa bảo tồn góp phần phát
triển đời sống văn hoá, tinh thần, vật chất cho từng cộng đồng. Theo Jenne de Beer
( IUCN - 1996) ước tính có ít nhất 30 triệu người ở Đông Nam Á sống phụ thuộc
vào rừng và sử dụng LSNG nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt sức khoẻ và dinh dưỡng.
Ngoài ra còn có những người nhờ vào các sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng hàng ngày hoặc tạo ra thu nhập như những người thợ thủ công và nghệ nhân.
- Giá trị về mặt môi trường, sinh thái: Các loài LSNG tham gia tạo nên cấu
trúc rừng cùng với các loài cây gỗ và thực vật, động vật. Hệ sinh thái ở đây đa dạng,
khép kín và bền vững. Duy trì, bảo vệ và khai thác hợp lý (bền vững) tài nguyên
LSNG hoặc tổ chức gây trồng LSNG dưới tán rừng góp phần bảo vệ tính đa dạng
sinh học, bảo tồn nguồn gen các loài động thực vật, tăng khả năng giữ nước phòng
hộ của rừng, bảo vệ được hệ sinh thái rừng nói chung. Tuy nhiên, lâm sản ngoài gỗ
cũng như lâm sản nói chung là đối tượng của sản xuất, cần khai thác sử dụng, nên
việc bảo tồn lâm sản ngoài gỗ không thể giống như bảo vệ da dạng sinh học.
1.3. Các nghiên cứu có liên quan đến LSNG
1.3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Nhận thức được tầm quan trọng của LSNG, Hội nghị môi trường và phát
triển của Liên hợp quốc (UNCED), họp tại Rio de Janero năm 1992, đã thông qua
Chương trình nghị sự 21 và các nguyên tắc về rừng, đã xác định LSNG là một đối
tượng quan trọng, một nguồn lợi môi trường cho phát triển lâm nghiệp bền vững
cần được chú nhiều hơn nữa. Từ đó đến nay, việc phát triển LSNG được các nhà
khoa học bàn luận sôi nổi, cả trong lĩnh vực nghiên cứu l luận lẫn thực tiễn sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
từ việc phân tích và tổng luận các quan điểm, quan niệm của hàng loạt tác giả trên
thế giới về LSNG, Đề tài hình thành nhận thức về LSNG như sau:
LSNG đã được người dân gây trồng, khai thác sử dụng cách đây hàng nghìn
năm, đặc biệt ở một số nước có nhiều rừng nhiệt đới như: Trung Quốc, Nhật Bản,
Ấn Độ, Indonesia,… Theo Mendelsohn (1989) cho rằng hiện nay các nhà khoa học,
các nhà kinh doanh trên thế giới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nghiên cứu, gây
trồng và phát triển LSNG gắn với bảo tồn và phát triển rừng. Đây cũng là mốc đánh
dấu sự chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của LSNG trong xã hội, nó
được coi là nguồn tạo thu nhập quan trọng, vai trò của LSNG trong xã hội, nó được
coi là nguồn tạo thu nhập quan trọng, nâng cao đời sống kinh tế, đảm bảo an ninh
lương thực, ổn định xã hội cho người dân miền núi, vừa góp phần vào quá trình bảo
tồn và phát triển tài nguyên rừng.
Về sự cần thiết phát triển LSNG, các nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ sinh thái rừng
ẩm nhiệt đới là một hệ hoàn hảo và đầy đủ với khu hệ động thực vật phong phú và đa
dạng vào bậc nhất trên hành tinh, làm cho nhiều nhà khoa học phải sững sờ và ngỡ
ngàng. Đúng như Van Steenis (1956) đã viết: “Dưới con mắt của những nhà thực vật
học ôn đới, những cây cỏ ở miền nhiệt đới được xem là những kỳ quan, những quái dị,
những sinh vật sai quy cách mà đáng lẽ ra phải xem chúng như là những sinh vật
bình thường, đại diện cho bộ phận to lớn của thế giới thực vật trên trái đất”. Vì vậy,
việc tận dụng triệt để mọi tiềm năng của rừng nhiệt đới ẩm để kinh doanh toàn diện,
lợi dụng tổng hợp, trong đó có kinh doanh và lợi dụng thực vật ngoài gỗ là hết sức
cần thiết.
Dưới đây là một số nghiên cứu điển hình theo các vấn đề khác nhau.
* Nghiên cứu về phân loại và bảo tồn LSNG
Khi nghiên cứu về “Các loại tre trúc” Gamble (1896) đã đề cập tương đối chi
tiết về phân bố, hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 151 loài tre trúc (dẫn
theo Đỗ Văn Bản, 2005) [1], [2] có ở các nước Ấn Độ, Pakistan, Miến Điện,
Malaysia và Indonesia.
Công trình “Nghiên cứu về tre trúc” của Munro (1868) được coi là một trong
những nghiên cứu về tre trúc đầu tiên (dẫn theo Đỗ Văn Bản, 2005) [1], [2]. Trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên