Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sử dụng các thí nghiệm ảo về cảm ứng điện từ nhằm giúp học sinh lớp 11a2 trường thpt số i bát xát dễ dàng xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng cảm ứng điện từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.4 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài )
2
2. Nội dung
3
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề
3
2.2 Thực trạng của vấn đề
3
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3
2.4 Hiệu quả của SKKN
10
3. Kết luận.
10
Tài liệu tham
khảo 11
1
Phần I. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, khoa học công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ. Công nghệ
thông tin có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Trong giảng dạy, việc ứng dụng
CNTT đã đem đến nhiều lợi ích mà cụ thể là kết quả học tập của học sinh. Học sinh
có thể lãnh hội kiến thức một cách trực quan hơn, rõ ràng hơn và nhiều nội dung
hơn.Vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học là một yêu cầu quan
trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học. Vật lý là bộ môn khoa học thực
nghiệm, song trong chương trình SGK có một số khái niệm mới, trừu tượng đòi hỏi
giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh phải trực quan hơn, đa dạng hơn tạo
điều kiện chuẩn trong thao tác tư duy của học sinh để hiểu sâu bản chất của hiện
tượng.
Đối với học sinh phổ thông, Vật lý học là một môn học rất khó và mang tính
trừu tượng cao. Với các công nghệ dạy học truyền thống thì khó lòng có thể chuyển


tải đến cho học sinh những khái niệm, những định luật, những định lý phần nhiều
được rút ra từ thực nghiệm, chưa kể đến rất nhiều các thí nghiệm khó tiến hành, các
hiện tượng khó quan sát mà việc diễn tả bằng lời của giáo viên làm mất đi rất nhiều
tính trực quan cho học sinh.
Trong chương V- Cảm ứng điện từ thuộc chương trình Vật lí lớp 11, nếu giáo
viên giảng dạy chỉ sử dụng thí nghiệm minh họa thì học sinh không thể hình dung ra
nguyên nhân của hiện tượng cảm ứng điện từ chính là sự biến thiên từ thông (hay
chính là sự thay đổi số lượng các đường sức từ) qua mạch kín. Nhiều học sinh chỉ
hiểu đơn giản là do có sự chuyển động, khiến các em không có kiến thức tổng quát
và khó giải thích được các trường hợp cảm ứng điện từ khác.
Giải pháp của tôi là sử dụng giáo án điện tử có kết hợp với các thí nghiệm ảo
về cảm ứng điện từ vào bài giảng để cung cấp thêm hình ảnh động về sự thay đổi số
lượng các đường sức từ qua mặt kín giúp các em hiểu nguyên nhân của hiện tượng
nhanh hơn, tổng quát hơn và sâu sắc hơn. Vì vậy tôi chọn đề tài ‘‘Sử dụng các thí
nghiệm ảo về cảm ứng điện từ nhằm giúp học sinh lớp 11A2 trường THPT số I
Bát Xát dễ dàng xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng cảm ứng điện từ”
2
Phần II. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề
Đặc điểm của môn Vật lý ở trường phổ thông chủ yếu là Vật lý thực nghiệm,
với rất nhiều các thí nghiệm, các hiện tượng, các quá trình mà đa số có thể tiến hành
ở trường phổ thông. Tuy nhiên, có nhiều thí nghiệm, hiện tượng khó quan sát hoặc
không tiến hành được trong điều kiện bình thường.
Một trong các giải pháp có thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu các quá trình đó có
hiệu quả hơn là việc sử dụng máy vi tính để mô phỏng các quá trình đó, nghĩa là
hiển thị hiện tượng quá trình nghiên cứu trên màn hình, làm cho quá trình đó diễn ra
nhanh hay chậm, dừng lại ở từng giai đoạn giúp ta nghiên cứu dễ dàng.
2.2 Thực trạng của vấn đề
Khi giảng dạy bài thuộc chương V- chương trình Vật lí 11 tôi nhận thấy
rằng hầu hết các em học sinh khó nhận biết và hiểu được nguyên nhân của hiện

tượng cảm ứng điện từ. Bởi vì đối với đa số các trường THPT hiện nay, thí nghiệm
minh họa chủ yếu mà giáo viên có thể thực hiện được là thí nghiệm di chuyển vòng
dây hoặc nam châm làm kim điện kế quay. Với thí nghiệm đó, nếu hỏi học sinh tại
sao có dòng điện thì hầu hết học sinh đều hiểu đơn thuần là do chuyển động, vì sự
thay đổi về số lượng các đường sức từ các em không thể nhìn thấy bằng mắt. Tuy
nhiên, có những trường hợp có sự chuyển động nhưng lại không có dòng điện cảm
ứng, vì vậy cần giảng cho học sinh thấy rõ được đâu là nguyên nhân sâu xa của hiện
tượng cảm ứng điện từ. Hiểu được nguyên nhân này không những giúp các em giải
thích được các hiện tượng thực tế mà còn giải quyết được rất nhiều các bài tập về
cảm ứng điện từ.
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
a. Nghiên cứu các thí nghiệm ảo về cảm ứng điện từ
Các thí nghiệm ảo tôi sử dụng là các thí nghiệm trong phần mềm về cảm ứng
điện từ do Tiến sĩ Phạm Xuân Quế – Khoa Vật lí, trường ĐHSP Hà Nội hướng dẫn
thực hiện.
3
b. Soạn giáo án (trên Power Point), có kết hợp các thí nghiệm ảo về cảm
ứng điện từ, kiểm tra và giảng thử giáo án.
Bài dạy được thực hiện: Bài 23 – Từ thông. Cảm ứng điện từ (tiết 1)
Nội dung của các slide được sử dụng kèm theo:


4

5
6
7
8
9
10

×