Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

chuyên đề các phương châm hội thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.95 KB, 30 trang )

Chuyên đề
Các phương châm hội thoại
Hội thoại là việc luôn luôn diễn ra trong cuộc sống
con người.
Hội thoại cần có hiệu quả, để kết nối cộng đồng
và chia sẻ thông tin, tình cảm,…
Vậy, cần thiết phải lập ra các phương châm hội
thoại, tức các quy tắc cốt yếu nhất cần tuân thủ
để hội thoại đạt hiệu quả thông tin và cảm xúc.
Mở đầu
Các phương châm hội thoại
5 PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Các phương châm hội thoại
Phương
châm về
lượng
Phương
châm về
chất
Phương
châm
quan hệ
Phương
châm
cách
thức
Phương
châm
lịch sự
5 PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Lượng thông


tin
Không
thiếu/thừa
Nội dung
chính xác,
chân thực
Nói đúng đề
tài
Tránh lạc đề
Nói ngắn
gọn, rõ ràng
Tế nhị và
tôn trọng
PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG
1
BÀI TẬP 1

Cậu học bơi ở đâu vậy?

Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu?
Bơi: di chuyển cơ thể dưới nước.

Ba nói thiếu thông tin chính và thừa thông tin hiển nhiên
Sửa lại:
Tớ học bơi ở Nhà thi đấu Cầu Giấy/Trung tâm thể thao quận 9,…
PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG
Không nói ít hơn những thông tin mà người hỏi muốn biết
Không nói thừa những thông tin hiển nhiên
BÀI TẬP 2
Xem đoạn phim.

PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG
BÀI TẬP 2

Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Nội dung hỏi

Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
Nội dung thừa
Nội dung trả lời
PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG
Sửa lại
Nãy giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
Từ sáng tới giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây
cả.
Từ lúc đứng đây tới giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy
qua đây cả.
PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG
Không nói nhiều hơn những thông tin mà người hỏi muốn biết

Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, không
nói những nội dung hiển nhiên.

Nội dung của lời nói phải không thiếu, không
thừa so với nhu cầu của người nghe.
GHI NHỚ 1

Tác hại khi ta nói thừa, nói thiếu?

Nói thừa: vô duyên, làm mất thời gian người nghe, hớ hênh, bị bắt lỗi.


Nói thiếu: không tôn trọng người hỏi, khiến cuộc hội thoại kéo dài mà
không đạt được mục đích.

Khi nào thì có thể vi phạm phương châm về lượng?

Gây cười, đùa vui.

Cảm thấy người nghe có nhu cầu được chia sẻ thêm.

Muốn đưa ra thông điệp, nhắc nhở kín đáo cho người nghe.
PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG
PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
2
BÀI TẬP 1
- Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có
một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
Anh kia nói ngay:
- Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ một bận tôi trông thấy một cái nồi
đồng to bằng cả cái đình làng ta.
Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:
- Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?
Anh kia giải thích:
- Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.
PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
Câu chuyện chế giễu điều gì?
Nói dối
Theo các con, khi nào thì người ta thường nói dối,
nói khoác?
Khi muốn chứng tỏ bản thân.
Nói dối gây tác hại gì?

Mất lòng tin từ người khác. Xấu hổ.
Đôi khi, nói khoác có thể được chấp nhận không
và đó là trong những trường hợp nào?
Trong những lúc vui đùa, ta có thể sử dụng cách nói
thậm xưng để tạo nên tiếng cười vui vẻ.
PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
GHI NHỚ
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin
là đúng hay không có bằng chứng xác thực
PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp
đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:
- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày.
Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?
Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.
Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy
anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:
- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu,
người Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may
thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo
ông, và áo ông đang cháy…
Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.
Tìm lỗi hội thoại

Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài
đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn
trăm thước.
Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ:
- Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói
thế. Tôi nhất định không tin.

Chồng làm như thật:
- Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì
nhất định.
Vợ bĩu môi:
- Cũng chẳng đến!
Tìm lỗi hội thoại
Chồng cương quyết:
- Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.
Vợ vẫn khăng khăng:
- Vẫn không dài đến nước ấy đâu!
Chồng rút lui một lần nữa:
- Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước,
không kém một phân.
Vợ bò lăn ra cười:
- Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi
thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước không kém một
phân thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?
Tìm lỗi hội thoại
PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
3
Sắp xếp các bức tranh theo thứ tự đúng để kể thành một
câu chuyện (chú ý sắp xếp theo vần điệu câu thơ lục bát)
PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
Cụ bà trải chiếu giữa sân
Cụ ông đập đập hai chân vào ngồi
Chán ghê hết thuốc lào rồi
Trưa vừa rào lại đấy thôi quên à
Tôi bảo hết thuốc lào mà
Vừa cơm xong nấu cháo gà gì ông

Điếc rồi thế có chán không
Giờ này còn định ra sông tắm?
Trời!!!
Ông đúng là đồ dở hơi
Dở hơi mà lại biết bơi đấy bà
Ông bảo gì mà cháy nhà
Phỉ phui cái miệng không là chết oan
TRẢI CHIẾU NGẮM TRĂNG
Ông nói gà, bà
nói vịt.
PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình
huống hội thoại như trên?
Giao tiếp gặp khó khăn do liên tục chuyển đề
tài, hai bên không hiểu ý nhau.
Vậy có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
Luôn tập trung theo dõi đề tài đang hội thoại
để nói đúng đề tài, tránh lạc đề.
GHI NHỚ
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh
nói lạc đề.
PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
4. Phương châm cách thức
Bài tập 1
Các thành ngữ
Dây cà ra dây muống
Lúng búng như ngậm hột thị
Phê phán điều gì trong hội thoại?
=> Sự dài dòng, lúng túng, không rõ ràng
PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC

×