Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

phương pháp dạy tập đọc nhạc theo hướng tích cực hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 26 trang )

Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 1
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP ĐỌC NHẠC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA” .
Họ và tên tác giả : Trần Thị Ngọc Nữ
Đơn vị công tác : Trường THCS Thị Trấn Châu Thành
1. Lý do chọn đề tài :
Từ định hướng của nghị quyết Trung ương II khóa 8: “Phải đổi mới phương
pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp
tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp hiện đại vào
quá trình dạy học…” Tôi nhận thấy việc tích cực hóa các hoạt động của học sinh
trong bộ môn âm nhạc cũng rất cần thiết, nhằm khơi dậy cho các em tính khao
khát, tìm tòi, nghiên cứu, cố gắng phát huy trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình
nắm vững kiến thức. Đồng thời giúp các em tự nhận ra niềm hứng thú và say mê
trong âm nhạc.
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một trong những môn học góp phần hoàn
thiện cái đẹp trong tâm hồn các em. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc có tác dụng
truyền cảm hết sức mạnh mẽ, làm rung động lòng người, hướng con người tới
chân- thiện- mỹ. Vì vậy, giáo dục âm nhạc trong nhà trường ngoài việc hình thành
và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh còn góp phần giáo dục toàn
diện và hình thành nhân cách cho học sinh.
Trong chương trình âm nhạc THCS, ngoài 8 bài hát qui định còn có phần
nhạc lí, âm nhạc thường thức và Tập đọc nhạc. Trong đó, tập đọc nhạc góp phần
không nhỏ vào việc phát triển kỹ năng âm nhạc cho học sinh. Ở bậc Tiểu học, học
sinh đã được làm quen với phân môn tập đọc nhạc nhưng chỉ ở mức độ thấp như:
đọc được tên nốt, đọc cao độ dưới sự hướng dẫn của giáo viên, phân biệt được hình
nốt đen, nốt trắng. Điều đó, dẫn đến sự thiếu hụt kiến thức về bộ môn Âm nhạc của
học sinh khi lên học cấp THCS.
Hiện nay, đa số học sinh ở cấp THCS chưa nhận biết chính xác tên và vị trí
của các nốt nhạc trên khuông nhạc do các em học TĐN một cách thụ động, nên


ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học tập và giảng dạy.Vì vậy đề tài: “Phương
pháp dạy tập đọc nhạc theo hướng tích cực hóa” xuất phát từ những yêu cầu và
điều kiện thực tế nói trên.
2. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu :
- Học sinh lớp 8 Trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 2
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
- Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu tài liệu, thuyết trình, quan sát và phân
tích, học tập theo nhóm, thực hành luyện tập, trình bày tác phẩm, động viên khen
thưởng, điều tra so sánh.
3. Đề tài đưa ra giải pháp mới :
Ngay từ tiết học đầu tiên, giáo viên cần kết hợp các thủ thuật khác nhau cho
phù hợp từng bước dạy học ở trên lớp : hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước bài học
ở nhà, giáo viên chuẩn bị đồ dùng trực quan (bảng phụ) và các thiết bị khác phục
vụ cho việc dạy học tiết tập đọc nhạc. Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở nhằm hướng
dẫn học sinh hoạt động học tập theo nhóm, quan sát và động viên học sinh tư duy
để giải đáp yêu cầu của bài học. Giáo viên chốt được kiến thức trọng tâm cần đạt
được của bài giảng.
4. Hiệu quả áp dụng:
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
- Học sinh đã tự nhận biết tên nốt nhạc chứ không cần ghi vào sách như lúc
trước.
- Học sinh tự tin trình bày tác phẩm, hứng thú với tiết học.
- Các em biết đoàn kết, tự lực học tập qua quá trình hoạt động nhóm.
5. Phạm vi áp dụng :
- Áp dụng cho toàn thể học sinh khối 8, Trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
Thị Trấn , ngày 10 tháng 04 năm 2010
Người thực hiện
Traàn Thò Ngoïc Nöõ
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 3

Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
PHẦN A : MỞ ĐẦU
Tên đề tài: “Phương Pháp Dạy Tập Đọc Nhạc Theo Hướng Tích Cực Hóa.”
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà toàn ngành giáo dục đang thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh. Nghị quyết trung ương II khóa 8 cũng đã khẳng định: “Phải đổi mới
phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp
hiện đại vào quá trình dạy học…”
Từ định hướng trên, tôi nhận thấy việc tích cực hóa các hoạt động của học
sinh trong bộ môn âm nhạc cũng rất cần thiết, nhằm khơi dậy cho các em tính khao
khát, tìm tòi, nghiên cứu, cố gắng phát huy trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình
nắm vững kiến thức. Đồng thời giúp các em tự nhận ra niềm hứng thú và say mê
trong âm nhạc.
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một trong những môn học góp phần hoàn
thiện cái đẹp trong tâm hồn các em. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc có tác dụng
truyền cảm hết sức mạnh mẽ, làm rung động lòng người, hướng con người tới
chân- thiện- mỹ. Vì vậy, giáo dục âm nhạc trong nhà trường ngoài việc hình thành
và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh còn góp phần giáo dục toàn
diện và hình thành nhân cách cho học sinh.
Những năm gần đây, âm nhạc đã trở thành một môn học chính thức ở trường
Tiểu học và Trung học cơ sở. Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông có những đặc
trưng khác hẳn cách dạy và học ở những trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp
hoặc các nhà văn hóa, các câu lạc bộ. Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông phải
phục vụ mục tiêu giáo dục chung của cấp học, bậc học. Âm nhạc trong nhà trường
phổ thông không dành riêng dạy cho những em có năng khiếu, mà phải dạy cho tất
cả học sinh, cung cấp cho các em có một số kiến thức mang tính văn hóa âm nhạc,
góp phần cùng với các môn học khác tạo thành một trình độ học vấn phổ thông.

Chính vì thế, nội dung chương trình dạy học âm nhạc ở trường phổ thông được xây
dựng theo một định hướng riêng. Theo đó là phương pháp và cách thức dạy học
tương ứng. Đối với phương pháp dạy học âm nhạc, ngoài những yếu tố về mặt cảm
thụ âm nhạc, học sinh cần thưc hiện được những kỹ năng đơn giản như : hát đúng
giai điệu một bài hát, đọc thành thạo tên nốt trong các bài Tập đọc nhạc (TĐN),
biết gõ phách, gõ nhịp và đọc chuẩn xác cao độ của từng nốt nhạc trong các bài
TĐN.…
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 4
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
Từ mục tiêu của môn học, chúng ta hiểu rằng: Môn học âm nhạc trong
trường THCS không nhằm đào tạo ra những người làm nghề âm nhạc, những diễn
viên, nhạc sĩ, ca sĩ…mà mục đích chính là thông qua môn học để tác động vào đời
sống tinh thần của các em, góp phần cùng các môn học khác thực hiện mục tiêu
của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu cấp học.
Trong chương trình âm nhạc THCS, ngoài 8 bài hát qui định thì còn có phần
nhạc lí, âm nhạc thường thức và Tập đọc nhạc.Trong đó, tập đọc nhạc góp phần
không nhỏ vào việc phát triển kỹ năng âm nhạc cho học sinh. Ở bậc Tiểu học, học
sinh đã được làm quen với phân môn tập đọc nhạc nhưng chỉ ở mức độ thấp như:
đọc được tên nốt, đọc cao độ dưới sự hướng dẫn của giáo viên,phân biệt được hình
nốt đen, nốt trắng. Điều đó, dẫn đến sự thiếu hụt kiến thức về bộ môn Âm nhạc của
học sinh khi lên học cấp THCS.
Hiện nay, đa số học sinh ở cấp THCS chưa nhận biết chính xác tên và vị trí
của các nốt nhạc trên khuông nhạc do các em học TĐN một cách thụ động, nên
ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học tập và giảng dạy.Vì vậy đề tài: “Phương
pháp dạy tập đọc nhạc theo hướng tích cực hóa” xuất phát từ những yêu cầu và
điều kiện thực tế nói trên.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phương pháp dạy tập đọc nhạc theo hướng tích cực hóa, áp dụng đối với tiết
dạy TĐN của tất cả các khối lớp ở bậc THCS, Trường THCS Thị Trấn.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Học sinh lớp 8a1 Trường THCS Thị Trấn.
Tổng số học sinh : 37/18 nữ.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu:.
Đây là phương pháp được sử dụng đầu tiên. Phương pháp này giúp tìm ra cơ
sở lí luận về ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như tìm ra biện pháp giúp học sinh
phát huy tính tích cực trong giờ học phân môn TĐN.
2.Phương pháp thuyết trình.
Thường dùng lời nói diễn giải trong những nội dung sau:
- Ổn định tổ chức lớp, động viên, nhắc nhở hoặc khích lệ, đánh giá học
sinh…
- Giới thiệu về tác giả, phân tích và nhận xét bài TĐN.
- Đặt câu hỏi gợi mở hoặc củng cố bài. Hướng dẫn trò chơi âm nhạc.
3. Phương pháp quan sát và phân tích:
Nhờ phương pháp mà thấy được thực tế giảng dạy của giáo viên và thực tế học tập
của học sinh. Từ đó,có được những biện pháp giúp học sinh chủ động, cuốn hút
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 5
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
học sinh vào tiết học TĐN. Mặt khác, phương pháp này còn giúp cho học sinh
phân tích được những chi tiết xuất hiện trong bài.
4.Phương pháp học tập theo nhóm:
Phương pháp này giúp học sinh hoạt động độc lập theo nhóm, biết hợp tác
và tự tìm tòi kiến thức. Học sinh tự vỡ bài và sẽ ghi nhớ tốt hơn, không học vẹt
hoặc ghi sẵn tên nốt nhạc vào sách, và thực hành tốt hơn.
5.Phương pháp thực hành – luyện tập.
Trong quá trình dạy học âm nhạc không chỉ có lí thuyết mà quan trọng nhất
là phải thực hành. Phương pháp này dùng trong quá trình luyện tập, thực hành
phần đọc tập đọc nhạc.
6. Phương pháp trình bày tác phẩm.
Tác phẩm âm nhạc cần được thể hiện bằng nhiều hình thức trình bày thì mới

thực sự có sức sống. Nếu âm nhạc chỉ nằm trên giấy mà không được bật lên bằng
âm thanh thì bị xem như “âm nhạc chết”.
7.Phương pháp động viên, khen thưởng.
Đây là phương pháp rất cần thiết đôi với bộ môn nhạc, cũng như suốt quá
trình dạy học. Nhờ sự động viên học sinh mới tự tin thể hiện mình trước tập thể, tự
tin trình bày tác phẩm âm nhạc.
8.Phương pháp điều tra, so sánh.
Qua nghiên cứu đối tượng trong quá trình giảng dạy phân môn TĐN ở lớp
8a1. Từ đó, đối chiếu kết quả trước và sau quá trình nghiên cứu.
V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Thực tế hiện nay, việc dạy và học môn âm nhạc ở trường THCS đạt chất
lượng chưa cao bởi nhiều yếu tố khách quan như: giáo viên chưa đầu tư nhiều vào
tiết dạy do ít quan tâm đến phân môn TĐN, học sinh thì sợ học phân môn này vì
các em bị mất căn bản về nhạc lí do lối học thụ động trước đây, việc sử dụng đàn
của giáo viên còn hạn chế …Do đó, để khắc phục những hạn chế trên, giáo viên
cần phải tham khảo thực hiện các bước sau:
* Về sự chuẩn bị của giáo viên:
+ Giáo án.
+ Đàn organ.
+ Đàn, gõ phách và đọc thuần thục bài TĐN cần dạy.
+ Làm bảng phụ bài TĐN cần dạy.
+ Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu bài ở nhà cho kỹ.
+ Điều khiển học sinh học tập tích cực trong giờ học.
*Về sự chuẩn bị của học sinh:
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 6
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
+ Sách giáo khoa.
+ Tìm hiểu bài ở nhà và viết bài TĐN vào tập.
+ Xác định số chỉ nhịp, các ký hiệu sử dụng trong bài.
+ Xác định âm hình tiết tấu của bài TĐN.

+ Chia câu.
+ Đọc tên nốt nhạc bài TĐN.
+ Xác định phách, nhịp của bài.
PHẦN B: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Khi nói đến đổi mới phương pháp dạy học (PHDH) người ta thường nói đến
việc thay đổi cách thức giảng dạy của giáo viên (GV) và cách học tập của học sinh
(HS), và kèm theo đó là đổi mới những điều kiện khác trong quá trình dạy học
như: phương tiện đồ dùng dạy học, hình thức tổ chức DH, cách đánh giá….
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 7
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
Thực hiện đổi mới PPDH, GV phải thay đổi cách dạy sao cho đạt mục tiêu
của bài học nhưng đồng thời phát huy được tính tích cực sáng tạo của từng HS.
Đối với việc đổi mới PPDH môn âm nhạc, việc vận dụng các phương pháp
hay đổi mới cách dạy của giáo viên đứng lớp sao cho phù hợp với tình hình thực tế
của mỗi lớp nói riêng và cả trường nói chung là hết sức cần thiết. Làm thế nào để
âm nhạc luôn gần gũi thân thiện với tất cả học sinh, không để học sinh ít có khả
năng âm nhạc sợ học và chán học âm nhạc. Điều này đòi hỏi giáo viên phải thực sự
quan tâm và đi sâu, đi sát vào từng học sinh, xem mặt nào các em đã đạt được
những mặt nào chưa đạt được. Từ đó, giáo viên đưa ra những phương pháp phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất trong bốn phân
môn âm nhạc là phân môn TĐN, vì yêu cầu của TĐN đòi hỏi học sinh phải đọc
đúng tên nốt và hát đúng cao độ, đúng giai điệu của bài. Làm thế nào để tất cả học
sinh có thể thực hiện được những yêu cầu đó?
II. CƠ SỞ THỰC TIỂN.
Như chúng ta đã biết, việc áp dụng giảng dạy âm nhạc trong trường học
được đưa ra từ năm 1960. Nhưng thực tế, việc đào tạo giáo viên sư phạm nhạc để
đáp ứng nhu cầu giảng dạy âm nhạc trong nhà trường được thực hiện chỉ mới
những năm gần nay. Vì thế trên bước đường còn chập chững và chật vật, nhiều khó
khăn và thách thức, cho đến nay tạm thời hình thành được một hệ thống giáo dục

âm nhạc trong nhà trường từ tuổi mẫu giáo đến hết bậc THCS.Và đội ngũ giáo viên
luôn cố gắng tìm tòi nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tối
đa sự tích cực tham gia học tập của học sinh trong bộ môn này.
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của bộ môn như:
+ Cơ sở vật chất chưa đồng nhất, và đầu tư chưa đủ so với yêu cầu của bộ
môn.
+ Thực trạng chung là đa số các trường Tiểu học chưa có giáo viên dạy
chuyên môn âm nhạc.
+ Trình độ học sinh ở mỗi nơi, mỗi vùng - miền khác nhau.
Riêng ở trường THCS Thị Trấn, cũng giống như những đơn vị khác, việc
dạy và học môn âm nhạc cũng có những thuận lợi và có những khó khăn nhất định.
+ Về phía học sinh: Ở bậc Tiểu học các em đã được làm quen với bộ môn
âm nhạc, đã học các bài TĐN với các hình nốt đen – trắng và số chỉ nhịp đơn giản
như ( nhịp 2/4). Bên cạnh đó, trong suy nghĩ của HS Âm nhạc là một môn phụ nên
sự quan tâm của cả học sinh và phụ huynh đđến bộ môn này chưa cao vì thế ảnh
hưởng đến tinh thần học tập của các em. Ngoài ra cũng có một số em học sinh đọc
được tên nốt trên khuông nhưng chậm và chiếm tỉ lệ thấp. Còn lại phần lớn là
những em không đọc được tên nốt hoặc chỉ đọc đđược nhờ sự hướng dẫn của giáo
viên, điều đó làm mất nhiều thời gian sẽ dẫn tới việc không đảm bảo thời lượng
của tiết học.
+ Về phía giáo viên: chưa có những điều kiện thuận lợi như: phòng dạy học
âm nhạc riêng biệt, Có trình độ chuyên môn tương đối nhưng thiếu các trang thiết
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 8
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
bị, đồ dùng dạy học như: bộ phách gõ, bảng phụ các bài TĐN mẫu, băng đĩa hình
minh họa cho ca khúc…
Do vậy, việc nghiên cứu tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng bộ môn
một cách phù hợp là điều hết sức cần thiết. Sau đây là quá trình nghiên cứu từ thực
tiễn lớp 8a1


trường THCS Thị Trấn.
Qua thực tế chất lượng phần dạy TĐN của học sinh lớp 8a1 Trường THCS
Thị Trấn từ đầu năm 2009- 2010 được thống kê kết quả như sau:

TSHS
KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL(%
)
SL TL(%
)
SL TL(%
)
SL TL(%
)
37 9 24.3 13 35.2 11 29.7 4 10.8
Qua theo dõi phân tích số liệu ở học kỳ I năm học 2009 –2010, thì chất
lượng HS chưa cao, và những nguyên nhân dẫn đến học sinh lớp 8a1 chưa đạt kết
quả khả quan trong việc tham gia học tập phân môn tập đọc nhạc là vì:
- Học sinh chưa xác định đúng vị trí vàtên nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Học sinh chưa phân biệt được tiết tấu, phách, nhịp của bài.
- Học sinh còn lơ là, thiếu tập trung trong giờ học.
- Giáo viên còn đặt nặng hiệu quả tiết học đối với học sinh, tạo áp lực với
các em.
Từ những hạn chế trên tôi đưa ra một số vấn đề cần phải giải quyết như sau:
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước bài học ở nhà thật kỹ lưỡng: chép bài
TĐN sắp học vào vở. Trong khi chép phải chú ý tìm hiểu về tên nốt, hình nốt, số
chỉ nhịp, các kí hiệu sử dụng trong bài, âm hình tiết tấu chính…
- Cho học sinh các bài tập về nhà: đọc tên nốt trên khuông. Từ đó, học sinh
nhìn được vị trí nốt nhạc trên khuông nhanh hơn, giúp ích cho việc học TĐN.

- Giáo viên phải chuẩn bị các đồ dùng dạy học cần thiết cho tiết dạy TĐN:
Bảng phụ bài TĐN mẫu để học sinh đọc tên nốt. Đàn Organ để thu hút sự
chú ý của học sinh và giúp cho học sinh phát huy tối đa vai trò tích cực của mình
trong việc học TĐN, phách tre hoặc song loan để học sinh luyện đọc nhạc theo
phách, theo nhịp, theo tiết tấu.
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ.
1 . Vấn đề đặt ra.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào giúp cho HS học tập tích cực hơn, có thể
trình bày bài TĐN một cách hoàn chỉnh, đúng yêu cầu và mục tiêu của bài học và
của GV đã đề ra. Sau khi biết đươc các nguyên nhân hạn chế việc học sinh lớp 8a1
chưa đạt kết quả khả quan trong việc tham gia học tập phân môn tập đọc nhạc.
2 . Giải pháp :
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 9
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
Với vấn đề đã đặt ra, tôi đưa ra một số giải pháp sau nhằm giúp học sinh học
tập tốt hơn phân môn tập đọc nhạc:
a. Chuẩn bị soạn giảng và đồ dùng.
Soạn giảng là khâu quan trọng góp phần thành công trong tiết dạy. Muốn
thực hiện tốt giáo viên phải đầu tư vào bài dạy thật kỹ: Tập đàn và hát thuần thục
giai điệu lời ca bài TĐN, chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở phù hợp với trình độ
của học sinh để cho tất cả học sinh đều mạnh dạn trả lời vấn đề của giáo viên đưa
ra.
Biết kết hợp và sử dụng những đồ dùng dạy học trực quan để đem lại hiệu
quả cao trong giờ học. Phải soạn giáo án kỹ lưỡng để dự tính được những bước, và
thời lượng sẽ tiến hành trong tiết dạy sao cho phù hợp, điều đó thể hiện trong các
phần sau:
- Đàn cho HS nghe mẫu bài TĐN thật chuẩn xác.
- Treo bảng phụ bài TĐN mẫu đúng lúc.
- Nhìn vào bảng phụ bài TĐN mẫu, phân tích các dấu hiệu có trong bài và
tìm hiểu sơ lược một số vấn đề có liên quan.

- Chia câu.
- Luyện thanh: Tùy từng bài mà cho học sinh luyện thanh. Luyện thanh từ
âm chủ và đọc các âm trụ trong gam đó.
- Tiến hành tập: trình bày mẫu đối với những bài TĐN khó, còn những bài
đơn giản chỉ cần đánh đàn để học sinh nghe giai điệu qua hai, ba lượt và tập theo
đàn.
- Đồ dùng dạy học trực quan còn được sử dụng trong việc ghép lời ca.
b. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà từ tiết trước với các phần
sau:
+ Chép bài TĐN sắp học ở tiết kế tiếp.
+ Tìm hiểu trước các kí hiệu sử dụng trong bài.
+ Xác định số chỉ nhịp và nêu ý nghĩa nó.
+ Xác định cao độ và trường độ các nốt nhạc có trong bài.
Khi dạy HS kết hợp gõ phách bài TĐN giáo viên cần luyện tiết tấu trước khi
dạy vào bài. Vì nếu bỏ qua bước này mà dạy TĐN từng câu thì học sinh không
phân biệt được phách mạnh- nhẹ, dẫn đến giữ phách không đúng.
c. Hướng dẫn học sinh học tập tích cực.
Đây là biện pháp quan trọng nhất, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa phần
chuẩn bị của giáo viên và tự học ở nhà của học sinh. Nghĩa là: “ giáo viên phải là
người chủ đạo và học sinh là người chủ động”. Khi dạy TĐN, học sinh không chỉ
nghe giáo viên hướng dẫn, giải thích để nhận biết và hiểu bản nhạc mà phải trực
tiếp thực hành, trực tiếp đọc để có thể trình bày bản nhạc bằng chính giọng hát của
mình.
Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm để các em tự tìm hiểu kiến thức, tự
nhận biết tên nốt nhạc, cách trình bày bài TĐN theo ký hiệu sử dụng trong bài. Đặc
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 10
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
biệt giúp các em biết hợp tác và học hỏi kiến thức từ bạn, phát huy năng lực bản
thân và mở rộng kiến thức với các bạn cùng nhóm, dần dần hình thành tinh thần

đoàn kết gắn bó với tập thể cho HS.
Dạy và học âm nhạc theo hướng tích cực còn là sự phối hợp linh hoạt các
hoạt động trong mỗi tiết học, từ nội dung đến phương pháp giảng dạy, từ cách
truyền đạt của giáo viên đến cách học tập và tiếp thu của học sinh.
3 . Quá trình thực hiện:
Tìm ra giải pháp cho vấn đề này đồng nghĩa với việc thực hành những ý
tưởng đã định hình vào trong những tiết dạy cụ thể. Dưới đây là một vài giáo án
soạn cho phần dạy học TĐN khối lớp 8 và đã được vận dụng vào dạy học lớp 8a1
Trường THCS Thị Trấn học kỳ II năm học 2009 – 2010.
GIÁO ÁN 1 :
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 11
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
Tiết PPCT: 24
Ngày dạy: 01/02/2010
Ơn tập bài hát: NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI!
Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 6.
I.MỤC TIÊU:
1) Kiến thức : HS ơn tập để hát đúng giai điệu và lời ca bài: “ Nổi trống lên các
bạn ơi!” Đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 6.
2) Kĩ năng: HS biết trình bày bài hát ở mức độ hồn chỉnh.Trình bày bài hát kết
hợp động tác minh họa. Nhận biết nhanh và chính xác tên nốt, hình nốt nhạc.
3) Thái độ: Qua nội dung bài học giúp HS có thêm kiến thức về nhạc lí. Thấy
được tầm quan trọng của phân mơn nhạc lí trong việc học nhạc.
II. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên:
 Đàn Organ, song loan.
 GV tập đọc nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 6.
 Bảng phụ bài TĐN số 6.
2/ Học sinh:
 Học thuộc lời bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! .

 Viết bài TĐN số 6, nhận xét, tập nhận tên nốt bài TĐN
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình, vấn đáp, quan sát trực quan, thực hành,
luyện tập trình bày tác phẩm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1 .Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số HS.
- Cho HS hát một bài hát tập thể
2. Kiểm tra bài cũ:
- Lồng ghép vào nội dung I sau khi ơn tập
3 .Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1
Gv ghi bảng, hs ghi bài.
+GV đàn cho HS khởi động giọng gam Am.
- Gv đàn giai điệu bài hát, Cả lớp hát lại bài
hát: Nổi trống lên các bạn ơi! GV nhận xét,
hướng dẫn HS sửa sai bằng cách đàn lại giai
điệu bài hát.
- Gv chỉ đònh hs hát
- Gv nhận xét chấm điểm
- Tập động tác minh họa.
- GV hướng dẫn HS tập một vài động tác minh
họa: HS chia nhóm luyện tập.
I/ Ơn hát:
NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI!.
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 12
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
+ HS hát kết hợp động tác minh họa.
Hoạt động 2
Gv ghi bảng, hs ghi bài

1/ Giới thiệu bài
- Gv treo bảng phụ và giới thiệu bài TĐN
- Hs lắng nghe và cảm nhận
2/ Tìm hiểu bài T Đ N số 6
- Gv hỏi: Bài TĐN viết giọng gì? Vì sao?
+ Hs trả lời:
- Gv hỏi: Số chỉ nhịp 6/8 cho biết gì?
- Gv hỏi: Phách mạnh đầu tiên của bài rơi
vào chữ nào?
Gv hỏi: Cao độ sử dụng trong bài gồm những
nốt nào?
+ Hs trả lời
- Gv hỏi:Trường độ sử dụng trong bài TĐN
gồm những hình nốt nào?
+ Hs trả lời
- Gv hỏi? Những kí hiệu âm nhạc nào được sử
dụng trong bài TĐN ?
+ Hs trả lời:
- Gv hỏi ?: Bài TĐN có thể chia thành mấy
câu?.
+ Hs trả lời
3. Tập đọc tên nốt nhạc và gõ tiết tấu bài
TĐN.
*GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để tìm
hiểu tên nốt nhạc từng câu. GV chia 4 nhóm :
+ Nhóm 1 tìm hiểu và xác định tên nốt, cao độ
câu 1.
+ Nhóm 2 tìm hiểu và xác định tên nốt, cao độ
II/ Tập đọc nhạc: TĐN số 6
CHỈ CÓ MỘT TRÊN ĐỜI.

( Trích )
Nhạc: Trương Quang Lục
Lời: Dựa theo ý thơ Liên Xô
1/ Giới thiệu bài
2/ Tìm hiểu bài.
- Giọng Đơ trưởng ( C ), nhịp 6/8
Nốt Son, chữ “ Riêng”
- Cao độ: ĐƠ, RÊ, MI, PHA, SON,
LA, SI
- Trường độ: Nốt đen, nốt móc đơn,
nốt móc kép, nốt đen chấm dơi, dấu
lăng đen, dấu lặng đơn.
- Kí hiệu âm nhạc: Dấu luyến, dấu
nối trường độ, nhịp lấy đà.
- Gồm 4 câu
+ Câu 1: Riêng … thơi
+ Câu 2: Và … trên đời
+ Câu 3: Riêng … thơi
+ Câu 4: Và mẹ em … Trên đời.
3/Tập đọc tên nốt nhạc và gõ tiết
tấu bài TĐN
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 13
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
câu 2.
+ Nhóm 3 tìm hiểu và xác định tên nốt, cao độ
câu 3.
+ Nhóm 4 tìm hiểu và xác định tên nốt, cao độ
câu 4.
Sau đó cử đại diện lên bảng để chỉ tên nốt và
đọc lớn cho cả lớp nhận xét.

- HS thực hiện.
- GV quan sát, hướng dẫn và động viên.
- GV hướng dẫn HS đọc cả bài hồn chỉnh và
gõ tiết tấu bài TĐN.
- HS trình bày đọc tên nốt nhạc và gõ tiết tấu
bài TĐN. ( Cá nhân, nhóm ).
4. Nghe đọc nhạc và hát lời mẫu
- Gv đọc nhạc, hát lời. Hs lắng nghe và cảm
nhận
5. Luyện thanh: Gam Đơ trưởng (C)
6. Tập đọc nhạc từng câu:
GV chia lớp thành 6 nhóm và u cầu HS thảo
luận nhóm để trình bày từng câu TĐN đã chia.
HS thực hiện. GV theo dõi.
- GV đàn giai điệu câu 1 (2 lần) cho HS lắng
nghe và cảm nhận.
- GV đàn giai điệu câu 1 , hs đọc nhạc( 3 lần )
- GV nhận xét, sửa sai( nếu có)
- GV đàn giai điệu câu 2 (2 lần) cho HS lắng
nghe và cảm nhận.
- GV đàn giai điệu câu 2 , hs đọc nhạc 3 lần
- GV nhận xét, sửa sai( nếu có)
- Gv đàn nối câu 1 và 2, Hs đọc nhạc hồ theo
- Gv chỉ định hs khá đọc
* Tập tương tự với các câu còn lại
7. Đọc nhạc cả bài:
- Gv đàn giai điệu nửa lớp đọc câu 1, nửa lớp
đọc câu 2. Ngược lại
- Gv chỉ định Hs khá đọc
8. Ghép lời ca

- Gv đàn giai điệu, Hs ghép lời ca
- Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp ghép lời ca.
Ngược lại.
4 . Nghe đọc nhạc và hát lời mẫu
5. Luyện thanh : Gam Đơ trưởng (C)
6. Tập đọc nhạc từng câu
7. Đọc nhạc cả bài:
8. Ghép lời ca:
Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi,
và Mẹ em chỉ có một trên đời.
Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi,
và Mẹ em chỉ có một trên đời….
4 .Củng cố và luyện tập:
- GV hướng dẫn HS tập gõ phách, nhịp bài TĐN
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 14
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
- GV điều khiển: chia lớp thành 2 dãy, HS hát kết hợp gõ nhịp, phách.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Ghi nhớ những động tác minh họa bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! .
- Đọc và tìm hiểu phần ANTT: Hát bè.
V. RÚT KINH NGHIỆM:


V. Kiểm tra, đánh giá
-Kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh lớp 8a1 sau tiết học bài TĐN số 6:
Sau tiết học, giáo viên tiến hành kiểm tra mỗi nhóm hai hoặc ba em học sinh, kết
quả đạt như sau:
TSHS KẾT QUẢ (Điểm)
8 - 10 6,5 – 7,9 5 – 6,4 Dưới 5
SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ

%
SL Tỉ lệ
%
SL Tỉ lệ
%
37 11 29.7 17 46 7 18.9 2 5.4
GIÁO ÁN 2:
Tiết PPCT:28
Ngày dạy:17/3/2010
Ôn tập bài hát: NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA.
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 15
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 7.
I. Mục tiêu:
-Kiến thức:HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Ngôi nhà của chúng ta. Đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 7.
- Kĩ năng: HS biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh. Trình bày bài hát bằng lời mới. Nhận biết được các kí hiệu âm nhạc trong bài.
-Thái độ: Qua nội dung bài học giúp HS có thêm kiến thức về nhạc lí. Thấy được tầm quan trọng của phân môn nhạc lí trong việc học nhạc.
II. Chuẩn bị:
A/ Giáo viên:
 Đàn Organ
 Máy phát đĩa và đĩa hát bài Ngôi nhà của chúng ta.
 Bảng phụ bài TĐN Số 7.
 GV tập đọc nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 7.
B/ Học sinh:
 Học thuộc lời bài hát Ngôi nhà của chúng ta.
 Viết bài TĐN số 7, nhận xét, tập nhận tên nốt bài TĐN
III. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, quan sát trực quan, thực hành, luyện tập…
IV. Tiến trình:
1/ Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sỉ số HS.

- Cho HS hát một bài hát tập thể
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Hát bài Ngôi nhà của chúng ta.
- GV nhận xét, chấm điểm.
3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
- GV giới thiệu bài:
Ở tiết trước, chúng ta đã được
học hát bài Ngôi nhà của chúng
ta. Hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại
và học bài TĐN số 8 – Dòng
suối chảy về đâu. HS lắng
nghe.
Hoạt động 1.
Gv ghi bảng, hs ghi bài
-Gv hỏi? Em hãy nêu nội dung
bài hát Ngôi nhà của chúng ta.
-Gv hỏi? Nêu tính chất của bài
hát?
+Luyện thanh
-Gv đàn giai điệu bài hát , cả
lớp hát lại bài hát: Ngôi nhà
của chúng ta
1/ Ôn hát:
Ngôi nhà của chúng ta.
Nhạc và lời : Hình Phước Liên
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 16
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
-Gv nhận xét, hướng dẫn HS
sửa sai bằng cách đàn lại giai

điệu bài hát.
-Gv chỉ định hs hát
-Gv nhận xét chấm điểm.
Gv hướng dẫn hs hát kết hợp gõ
nhịp, phách.
- GV hướng dẫn HS ôn gõ
nhịp, phách.
- HS chia nhóm luyện tập.
- GV gọi một vài nhóm trình
bày bài hát kết hợp gõ nhịp,
phách.
Hoạt động 2
Gv ghi bảng, Hs ghi bài
1. Giới thiệu bài
-Gv treo bảng phụ và giới
thiệu bài TĐN
-Hs lắng nghe và cảm nhận
2.Tìm hiểu bài TĐN số 7
-Gv hỏi? Bài TĐN viết giọng gì?
Vì sao?
-Gv hỏi ? Bài hát được viết ở nhịp
mấy?ý nghĩa?
-Gv ?Cao độ sử dụng trong bài
gồm những nốt nào?
+Hs trả lời
-Gv ?Trường độ sử dụng trong
bài TĐN gồm những hình nốt
nào?
+Hs trả lời
- GV hướng dẫn HS gõ âm hình

tiết tấu chủ đạo của bài TĐN.
+HS thực hiện.
- Bài TĐN được chia làm mấy
câu?
- HS trả lời.
II/ Tập đọc nhạc: TĐN số 7
Dòng suối chảy về đâu?
Nhạc Nga
Đặt lời: HOÀNG LÂN
1. Giới thiệu bài
2.Tìm hiểu bài TĐN số 7
- Bài TĐN số 7 được viết ở giọng C(Đô
trưởng).
- Đầu khuông nhạc không dấu hóa, kết bài ở
nốt Đô.
-Nhịp 2/4
-Cao độ:Đô, Rê ,Mi, Pha, Son, La, Si
-Trường độ: nốt đen, nốt móc đơn, nốt đen
chấm dôi, dấu lặng đơn.

Gồm 4 câu
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 17
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
- GV nhận xét, sửa sai ( nếu
có)
3. Tập đọc tên nốt nhạc và gõ
phách
*GV tổ chức cho HS hoạt động
nhóm để tìm hiểu tên nốt nhạc
từng câu. GV chia 4 nhóm :

+ Nhóm 1 tìm hiểu và xác định
tên nốt, cao độ câu 1.
+ Nhóm 2 tìm hiểu và xác định
tên nốt, cao độ câu 2.
+ Nhóm 3 tìm hiểu và xác định
tên nốt, cao độ câu 3.
+ Nhóm 4 tìm hiểu và xác định
tên nốt, cao độ câu 4.
Sau đó cử đại diện lên bảng để
chỉ tên nốt và đọc lớn cho cả lớp
nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu và sự
hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn và
động viên.
- GV hướng dẫn HS đọc cả bài
hoàn chỉnh và gõ tiết tấu bài
TĐN.
- HS trình bày đọc tên nốt nhạc
và gõ tiết tấu bài TĐN. ( Cá nhân,
nhóm ).
4.Nghe đọc nhạc và hát lời mẫu
-Gv đọc nhạc, hát lời
-Hs lắng nghe và cảm nhận
5.Luyện thanh:
-Gam Đô trưởng ( C )
6.Tập đọc nhạc từng câu
- GV đàn giai điệu từng câu, mỗi
câu 3 lần, lần 4 HS tập đọc nhạc.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS

sửa sai bằng cách đàn lại giai điệu
câu nhạc.
- TĐN từng câu theo lối móc
xích đến hết bài.
7.Đọc nhạc cả bài:
3.Tập đọc tên nốt nhạc và gõ phách bài
TĐN.
4.Nghe đọc nhạc và hát lời mẫu
5.Luyện thanh: Gam đô trưởng ( C )
6.Tập đọc nhạc từng câu
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 18
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
-Gv đàn giai điệu cả bài TĐN
cho hs đọc nhạc
-Gv chia nhóm hs đọc nhạc
-Gv chỉ định hs khá đọc
8.Ghép lời ca
-Gv đàn giai điệu, hs ghép lời ca
-Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp ghép
lời ca. Ngược lại.

7.Đọc nhạc cả bài
8.Ghép lời ca:
Con suối êm trôi trong nắng tươi, uốn quanh
qua bao núi đồi. Con suối êm trôi đi tới đâu,
hát lên say sưa muôn lời. Hòa vào dòng sông
qua xóm làng, dồn về đại dương mênh mông.
Con suối trong xanh trong nắng tươi hát lên
say sưa muôn lời.
4/ Củng cố và luyện tập:

- GV gọi một vài HS trình bày bài TĐN.
- GV chia lớp thành hai dãy: một bên TĐN, một bên hát lời. Sau đó ngược lại.
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Ghi nhớ những kí hiệu âm nhạc đã học trong bài TĐN số 7.
- Ôn tập và học thuộc lời bài hát: Ngôi nhà của chúng ta.
- Ôn tập và ghép lời thuần thục bài TĐN số 7.
- Tìm hiểu sơ lược bài tiếp theo Tiết 29 : Ôn tập và âm nhạc thường thức:
“Nhạc sĩ Sô-Panh và bản Nhạc Buồn”.
V. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
V. Kiểm tra, đánh giá
-Kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh lớp 8a1 sau tiết học bài TĐN số 7:
Sau tiết học, giáo viên tiến hành kiểm tra mỗi nhóm hai hoặc ba em học sinh, kết
quả đạt như sau:
TSHS KẾT QUẢ (Điểm)
8 - 10
6,5 – 7,9 5 – 6,4
Döôùi 5
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
37 19 51.4 12 32.4 6 16.2 0 0
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 19
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
2. Đối chiếu so sánh kết quả.
Áp dụng phương pháp dạy TĐN theo hướng tích cực hóa, và thực hiện giảng
dạy thực tế trên lớp, kết quả đạt được như sau:
- So sánh bài giảng thứ nhất với kết quả khảo sát ban đầu ở học kỳ I: Số học
sinh đạt giỏi tăng 5.4%, số học sinh khá tăng 10.8%, số học sinh trung bình giảm
10.8%, riêng số học sinh yếu giảm 5.4% .

+ So sánh bài giảng thứ hai với kết quả ở học kỳ I thì: số học sinh đạt giỏi
tăng 27.1%, số học sinh khá giảm 2.8 %, số học sinh trung bình giảm 13.5%, số
học sinh yếu giảm 10.8% (không còn tình trạng học sinh yếu kém).
Qua so sánh kết quả ở trên cho ta thấy, chất lượng học tập của học sinh đạt
ngày càng cao hơn, số học sinh đạt loại giỏi và khá tăng lên rõ rệt, số học sinh
trung bình giảm, không còn học sinh yếu. Bên cạnh đó, chúng ta còn nhận thấy thái
độ tham gia học tập của các em cũng được cải thiện rõ rệt. Các em tham gia học
tập bộ môn một cách tích cực, mạnh dạn tham gia trình bày tác phẩm, tự tin với
kiến thức của chính bản thân.
Thực hiện phương pháp tích cực hóa người học đối với phân môn TĐN, nhất
là việc tổ chức hoạt động nhóm HS nhận biết nhanh nốt nhạc, quen dần với việc
nhìn bảng phụ bài TĐN để đọc nhạc. Đây là một trong những bước tiến đáng kể
trong việc nâng cao chất lượng và phát huy tính tích cực của học sinh trong bộ môn
âm nhạc.
Tóm lại, qua quá trình thực hiện và áp dụng những biện pháp trong phương
pháp tích cực hóa học sinh đã phát huy được tính tích cực của học sinh lớp 8a1
Trường THCS Thị Trấn, chất lượng học sinh thật sự chuyển biến rõ rệt và tinh thần
tham gia học tập của các em cũng nâng lên. Với cách dạy và học này, các em phát
triển khả năng cảm thụ âm nhạc, đáp ứng mục tiêu chung của bộ môn. Đồng thời,
hình thành ở các em những kỹ năng thực hành âm nhạc cơ bản nhất.
PHẦN C: KẾT LUẬN
I . BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua việc áp dụng phương pháp dạy học TĐN theo hướng tích cực hóa. Tôi
nhận thấy đây là phương pháp phát huy được năng lực và kiến thức còn tiềm ẩn
trong mỗi HS, phát huy được tính tích cực học tập, các em mạnh dạn và tự tin trình
bày tác phẩm âm nhạc. Ngoài ra, qua học tập mang tính tích cực còn giúp HS hình
thành nhân cách sống như: biết đoàn kết khi hoạt động nhóm, tự lập, tự học và tìm
tòi kiến thức cho bản thân. Riêng với bản thân, qua giảng dạy Tôi có thể tự làm
mới mình nhờ việc đổi mới phương pháp, không còn thụ động, lười nhác đầu tư
vào bài giảng vì sợ khó, sợ cực. Song song đo,ù tôi được nâng cao tay nghề, sáng

Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 20
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
tạo hơn trong giảng dạy, khắc phục được những hạn chế khi dạy phân môn tập đọc
nhạc, và đạt được kết quả khả quan trong công tác giảng dạy.
II. HƯỚNG PHỔ BIẾN ÁP DỤNG GIẢI PHÁP KHOA HỌC:
Đây là các giải pháp mà tôi đã áp dụng trong học kì II năm học 2009-2010 và đã
mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác giảng dạy bộ môn. Tôi hy vọng rằng các
bạn đồng nghiệp cùng bộ môn quan tâm nghiên cứu, góp ý để đề tài của tôi được
áp dụng rộng rãi hơn. Và đây là lần đầu tiên tôi thực hiện đề tài, do đó khi nghiên
cứu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong Hội đồng khoa học và quý thầy cô,
đồng nghiệp cho tôi xin những ý kiến đóng góp chân thành để hoàn chỉnh phần
nghiên cứu sau này của mình.
III. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP CỦA ĐỀ TÀI:
Phương pháp hướng dẫn học sinh hoạt động “Hát theo nhóm” nhằm nâng cao khả
năng thực hành trình bày tác phẩm âm nhạc.
Thị Trấn, ngày 10 tháng 04 năm 2010
Người thực hiện
Trần Thị Ngọc Nữ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên âm nhạc 8.
Nhà xuất bản giáo dục.
2. Thiết kế bài giảng âm nhạc 8.
Lê Anh Tuấn – Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 21
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS – Chu kỳ III (2004 –
2007) môn âm nhạc.
Nhà xuất bản giáo dục.
4.Phương pháp dạy học âm nhạc.
Hoàng Long – Hoàng Lân. NXB Đại học sư phạm.

5. Phương pháp dạy học âm nhạc ( Tập 1).
TS. Ngô Thị Nam.
6. Tạp chí giáo dục.
Tạp chí lí luận – khoa học giáo dục * Bộ giáo dục và đào tạo.
MỤC LỤC
BẢN TÓM TẮT ĐỀ
TÀI…………………………………………………………………………………
…… Trang 1-2
PHẦN A: MỞ ĐẦUTrang 3
I. Lý do chọn đề tài Trang 3
II. Đối tượng nghiên cứu Trang 4
III. Phạm vi nghiên cứu Trang 4
IV. Phương pháp nghiên cứu Trang 4-5
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 22
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
V. Giả thuyết khoa
học…………………………………………………………………………………
………….Trang 6
PHẦN B: NỘI DUNG Trang 7
I. Cơ sở lí luận Trang 7
II. Cơ sở thực tiễn Trang 8-9
III. Nội dung vấn đề Trang 9-20
PHẦN C: KẾT LUẬN Trang 21
I. Bài học kinh nghiệm Trang 21
II. Hướng phổ biến và áp dụng đề tài Trang 21
III. Hướng nghiên cứu tiếp Trang 21
PHẦN D: TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 22
MỤC LỤC Trang 23
PHIẾU
ĐIỂM………………………………………………………………………………

……………………………… Trang 24
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI Trang 25
PHIẾU ĐIỂM
TIÊU CHUẨN NHẬN XÉT ĐIỂM
Tiêu chuẩn 1
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 23
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
(Tối đa 25 điểm)
Tiêu chuẩn 2
(Tối đa 50 điểm)
Tiêu chuẩn 3
(Tối đa 25 điểm)
- Tổng cộng:………………………………… điểm.
- Xếp loại: ……………………………………
……………………….Ngày………. tháng………… năm
2010.
Họ tên giám khảo 1:……………………………………………………………… chữ
ký………………………………
Họ tên giám khảo 2:……………………………………………………………… chữ
ký………………………………
Họ tên giám khảo 3:……………………………………………………………… chữ
ký………………………………
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Cấp đơn vị (Trường).
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 24
Phòng GD & ĐT Châu Thành Trường THCS Thị Trấn
Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Xếp loại:
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………
Chủ tịch hội đồng khoa học
2. Cấp cơ sở (Phòng giáo dục).
Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Xếp loại:
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………
Chủ tịch hội đồng khoa học
3. Cấp ngành (Sở giáo dục – đào tạo).
Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Người thực hiện :Trần Thị Ngọc Nữ Trang 25

×