Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp TRONG TRƯỜNG TIỂU học XUÂN đài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.44 KB, 11 trang )

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐÀI
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
Ở trường Tiểu học, ngoài hoạt động giảng dạy và học tập, hoạt động
ngoài giờ lên lớp cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng. Nó góp phần nâng
cao chất lương giáo dục toàn diện, rèn luyện thể chất nâng cao hiểu biết. và
đặc biệt nó là một mặt hoat động không thể thiếu trong hình thành nhân cách
cho học sinh
1. Cơ sở lý luận:
Đối với học sinh Tiểu học người ta cũng nói đến mối quan hệ giữa học
và chơi, chơi và học. Vì vậy ngoài học tập nhu cầu chơi là vô cùng cần thiết
với các em: Học để mà vui chơi, vui chơi để tiếp thu kiến thức để học tập,
học-chơi được đan sen một cách hài hoà. Sau những giờ học căng thẳng các
hoạt động ngoài giờ lên lớp được các em tiếp nhận một cách say sưa. Các em
thích được hát, thích được múa, thích được tập thể dục, thích được tham gia
các hoạt động vui chơi bổ ích.
2/ Cơ sở thực tiễn.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động rất cần thiết trong quá trình
giáo dục phổ thông, nhất là đối với học sinh Tiểu học, nó có vai trò lớn trong
việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Nó giúp học sinh hình thành và phát
triển năng lực trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm, góp phần tạo lên một nhân
cách tốt đẹp, một công dân có ích cho đất nước.
Học sinh Tiểu học với đặc điểmvui tươi, hồn nhiên giàu cảm xúc, lứa
tuổi của các em là lứa tuổi thần tiên, tuổi hoa vì vậy các em dễ tiếp thu và dễ
ưa thích những điều mới lạ, tiềm tàng khả năng tư duy và nhân cách các em
cũng đang được hình thành. Bởi vậy hoạt động ngoài giờ lên lớp là một mặt
hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có mục đích có kế hoạch
có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo nhân cách cho học sinh,
đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội, hoạt động này do nhà
trường quản lý và chỉ đạo của hiệu trưởng, được tiến hành ngoài giờ học trên
lớp theo chương trình kế hoạch. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp


chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do
nhà trường chỉ đạo hoạt động đó diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian
nghỉ hè để khép kín quá trình đào tạo, chính vì thế hoạt động ngoài giờ lên
lớp có thể thực hiện ở mọi nơi mọi lúc.
Sáng kiến kinh nghiệm về công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành trong toàn bộ
hoạt động GD - ĐT. Nó không phải là hoạt động “ phụ khóa” trong nhà
trường mà thực sự là bộ phận quan trọng trong hoạt động GD - ĐT và được
qui định rõ trong điều lệ trường Tiểu học ( chương 2 điều 27 mục 2 trang 13 –
14) hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cầu nối giữa nhà trường với xã hội,
thu hút được tiềm năng của các lực lượng xã hội và gia đình để nâng cao hiệu
quả giáo dục học sinh.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục xã hội
đặc biệt của con người biến đổi khá phức tạp trong nhân cách học sinh, các
em có nhận thức đúng nảy sinh tình cảm phong cách mới thúc đẩy hành vi
phù hợp với yêu cầu đặt ra. Hoạt động này rất đa dạng về mục tiêu nó không
chỉ nhằm mục tiêu giáo dục tư tưởng phẩm chất nhân cách cho các em mà
còn đạt nhiều mục tiêu về trí dục, thể dục, mỹ dục, đức dục, lao động vv
Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tuy được xây dựng từ
đầu năm học, song nó luôn phải được điều chỉnh, bổ sung để hấp dẫn học
sinh, để vừa phù hợp với mục tiêu bậc Tiểu học vừa phù hợp với đặc điểm
của địa phương, nhà trường theo từng giai đoạn và đặc điểm tâm lý học sinh
Tiểu học.
Khi quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần phải tuân theo
một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải đảm bảo tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch.
- Đảm bảo tính tự nguyện, tính tự quản nếu hoạt động trên lớp là bắt
buộc thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là tự nguyện tự giác thì mới
phát huy được sở trường khả năng của từng học sinh, trên thực tế thì
HĐGDNGLL rất phong phú đa dạng, học sinh có năng lực sở trường trên lĩnh

vực nào thì tham gia ở lĩnh vực đó để phát triển năng khiếu.
- Đảm bảo tính tập thể.
- Đảm bảo tính đa dạng phong phú.
- Đảm bảo tính hiệu quả.
Nội dung HĐGDNGLL rất phong phú và đa dạng do đó khi lên kế
hoạch phải rất năng động trong công việc làm kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm
tra đánh giá tập trung vào 5 loại hình hoạt động sau:
a. Hoạt động xã hội và nhân văn gồm:
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy - Trường tiểu học Xuân Đài
2
Sáng kiến kinh nghiệm về công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Hoạt động và thi tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường và địa
phương.
- Công tác Trần Quốc Toản và các hoạt động nhân đạo đền ơn đáp
nghĩa, hoạt động từ thiện.
- Phụ trách sao nhi đồng.
- Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện về chính trị – xã hội
trong nước hoặc những sự kiện đáng chú ý tại địa phương.
b. Hoạt động tiếp cận khoa học:
- Các trò chơi “ hỏi đáp” tìn hiểu về các chuyên đề, các môn học.
- Sưu tầm tìm hiểu về các danh nhân, nhà bác học, những tấm gương
ham học.
c. Hoạt động văn hóa nghệ thuật và thẩm mỹ.
- Sinh hoạt văn nghệ: Như đọc thơ, múa hát kể chuyện, vẽ tranh.
- Đọc sách báo xem phim xem biểu diễn văn nghệ.
- Tham quan danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử của địa phương.
d. Hoạt động vui khỏe và giải trí:
- Thể dục giữa giờ chống mệt mỏi.
- Tập và chơi một số môn thể thao.
- Các trò chơi dân gian.

g. Hoạt động công ích:
- Trực nhật vệ sinh lớp học sân trường và các khu vực khác của nhà
trường.
- Trồng cây làm bồn hoa cây cảnh cho đẹp trường đẹp lớp.
- Tham gia lao động trong các công trình công cộng của nhà trường
-Tham gia lao động chăm sóc chùa Kim Sa là khu di tích lịch sử của địa
phương .
Như vậy HĐGDNGLL có nhiều nội dung, song tôi chỉ đề cập tới vấn
đề hoạt động giữa giờ và thể dục thể thao, tham gia chơi các trò chơi dân gian.
Những hoạt động này thu hút đông đảo học sinh trong trường, giúp các em có
một cơ thể phát triển hài hòa cân đối khỏe mạnh. Bồi dưỡng cho học sinh
những đức tính dũng cảm, ngoan cường, khéo léo, nhanh nhẹn và ý thức tổ
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy - Trường tiểu học Xuân Đài
3
Sáng kiến kinh nghiệm về công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp
chức kỷ luật đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng thói quen rèn luyện thân thể
và giữ vệ sinh.
Trên cơ sở luyện tập thường xuyên, phát hiện và lựa chọn các hạt nhân
thành lập đội tuyển TDTT, tham gia giao lưu trò chơi dân gian với các lớp
trong trường và trường bạn một cách sôi động. Ngoài giờ lên lớp cũng là một
giải pháp để thúc đẩy khả năng tiếp thu kiến thức nâng cao chất lượng học tập
của học sinh bởi vì: “Một tinh thần khỏe mạnh chỉ có được trong một cơ thể
khỏe mạnh”.
II. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG.
a. Đặc điểm của nhà trường.
Trường Tiểu học Xuân Đài nằm ở phía đông của Huyện, mặc dù xa
trung tâm của Huyện nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của phòng GD - ĐT,
của Đảng ủy, UBND xã cho nên mái trường cấp 4 cũ .Hiện nay đã được thay
bằng 2 dãy nhà cao tầng hiện đại và thoáng mát. Nhà trường đã được công
nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và nhiều năm đạt tiên tiến, tiên tiến xuất

sắc, đặc biệt năm học 2004 – 2005 nhà trường đã vinh dự được đón bằng khen
của Bộ trưởng bộ GD - ĐT.
b. Cơ sở vật chất.
Nhà trường đã đâù tư mua sắm đủ trang thiết bị cho hoạt động ngoài
giờ lên lớp, đây là một hoạt động thường xuyên liên tục diễn ra hàng ngày đó
là hoạt động vui chơi, múa hát trong giờ ra chơi như sắm âm ly, đài loa, bông
tay, để cho học sinh tập
Nhà trường có đầy đủ các phòng học dành cho 19 lớp, các phòng chức
năng đầy đủ, nhà trường trang bị một phòng đội để học sinh đến tìm hiểu về
truyền thống đội và một phòng tin để học sinh học. Trong đó có 10 phòng
được nát gạch men còn lại được đổ bê tông. Các phòng học đều có đủ bàn ghế
cho giáo viên và học sinh. Trong đó có 12 phòng học là bàn ghế hai chỗ ngồi
và đủ mỗi lớp một bảng chống lóa, đủ ánh sáng cho học sinh học tập.
Nhà trường có cả một thư viện cho học sinh để học sinh sau những giờ
giải lao xuống đọc sách và đọc truyện.
Mặc dù nhà trường có 3 khu song đều có sân chơi và bãi tập cho học
sinh, 1 sân cầu lông, 2 sân bóng đá mi ni, 1 bàn bóng, có vườn trường phục vụ
cho học sinh học tập tìm hiểu.
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy - Trường tiểu học Xuân Đài
4
Sáng kiến kinh nghiệm về công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tuy cơ sở vật chất trên còn mới được xây dựng, mua sắm bổ sung,
song nó đã góp phần tăng cường thúc đẩy tới chất lượng của hoạt động ngoài
giờ lên lớp một cách thiết thực và đã có tiến bộ rõ rệt.
c. Về học sinh.
Năm học 2008 – 2009 toàn trường có 580 học sinh với 19 lớp.
Học sinh trong các khối lớp đều ngoan và lễ phép, có ý thức vươn lên
trong học tập và trong các hoạt động của nhà trường đặc biệt là học sinh đã
tham gia giao lưu các trò chơi dân gian ,các bài múa hát tập thể với. Đặc biêt
nha trường còn tổ chức giao lưu trò chơi dân gian giữa các khối lớp trong

trường va tổ chức giao lưu với trường bạn .
d. Về đội ngũ giáo viên.
Tổng số có 31 đồng chí trong đó có 4 đồng chí là giáo viên nam và 27
đồng chí là giáo viên nữ.
* Trình độ chuyên môn:
+ 4 đồng chí trình độ Đại học.
+ 8 đồng chí trình độ Cao đẳng (trong đó 4 đồng chí đang theo học hàm
thụ Đại học năm cuối)
+ 7 đồng chí đạt trình độ chuẩn Tiểu học
* Phân công công tác.
+ Quản lý : 2 đồng chí.
+ Văn phòng : 3 đồng chí.
+ Giáo viên đứng lớp : 19 đồng chí.
+ Giáo viên Anh văn : 1 đồng chí
+ Giáo viên hát nhạc : 1 đồng chí.
+ Giáo viên tin học: : 1 đồng chí
+ Giáo viên thể dục : 1 đồng chí
+ Giáo viên mỹ thuật : Không.
Đội ngũ giáo viên trong trường đều có ý thức về nghề nghiệp, tâm
huyết với nghề. Đặc biệt có ý thức phấn đấu, thi đua cao và luôn có tinh thần
học hỏi tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Cả tập thể nhà trường đoàn kết
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy - Trường tiểu học Xuân Đài
5
Sáng kiến kinh nghiệm về công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp
thống nhất có nhiều giáo viên đạt các danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở, nhiều tổ
chức chuyên môn đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.
e. Về các lực lượng.
- Chi bộ nhà trường: Gồm 14 đồng chí đều là những Đảng viên gương
mẫu nhiệt tình luôn đi đầu trong các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ
chính trị, các hoạt động trong nhà trường.

- Công đoàn nhà trường: Là công đoàn cơ sở vững mạnh trong nhiều
năm. Tập thể anh chị em công đoàn viên đoàn kết cùng nhau chia sẻ ngọt bùi
trong mọi hoàn cảnh thực sự là một tổ ấm.
- Chi đoàn thanh niên: Có 13 đồng chí có tinh thần tiên phong, rất năng
động ưa thích các hoạt động văn hóa văn nghệ thể thao và luôn đi đầu về đổi
mới sáng tạo trong công tác chuyên môn.
III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÁC MẶT CHỦ YẾU:
A. Tổ chức thật tốt các chủ đề, chủ điểm của năm học theo hướng dẫn
của cơ sở GD-ĐT và chương trình hành động của TW Đoàn TNCS HCM:

1. Nội dung.
- Thực hiện chủ đề năm học và chủ điểm của từng tháng.
+ Tháng 9: Chủ điểm “Mùa thu ngày khai trường” trọng tâm tổ chức tốt
ngày hội toàn dân đưa trẻ tới trường ngày khai giảng năm học mới, các hoạt
động gắn với vui tết trung thu.
+ Tháng 10: Chủ điểm “Vâng lời Bác dạy, học tốt làm chăm”. Phát
động hội học ngày 15 tháng 10 và các hoạt động hướng theo lời dạy của Bác.
+ Tháng 11: Chủ điểm “Uống nước nhớ nguồn”. Các hoạt động họa
tập, văn nghệ, TDTT, sao nhi đồng, công tác chữ thập đỏ đều hướng về ngày
20/11 ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Tháng 12: Chủ điểm “Tiếp bước cha anh”.
+ Tháng 01: Chủ điểm “Vì quê hương xanh, sạch, đẹp”.
+ Tháng 2: Chủ điểm “ Mừng Đảng mừng xuân”.
+ Tháng 3: Chủ điểm “Tình bạn bốn phương”.
+ Tháng 4: Chủ điểm “ Tự hào truyền thống dân tộc”.
+ Tháng 5: Chủ điểm “ Đài hoa dâng Bác”.
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy - Trường tiểu học Xuân Đài
6
Sáng kiến kinh nghiệm về công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chỉ đạo dạy đủ, dạy tốt 100% số tiết hát nhạc trong chương trình nội

khóa ở các khối lớp.
Nhà trường trang bị dụng cụ như đàn oóc gan, đài catset để giáo viên
dạy và sử dụng khi lên lớp góp phần tăng sức hấp dẫn của môn học đồng thời
giúp học sinh nắm bài học một cách chính xác.
2. Biện pháp thực hiện.
- Bố trí dạy bộ môn hát nhạc của trường có giáo viên chuyên trách bộ
môn dạy tất cả các khối lớp trong những năm qua là đồng chí Vũ Thị Yến.
- Quản lý dạy đủ dạy tốt các giờ hát nhạc theo đúng phân phối chương
trình của bộ GD - ĐT qui định.
- Tổ chức hát đúng, hát đều, hát hay các bài hát “Quốc ca”, “đội ca”
trong các giờ chào cờ đầu tuần phân công theo dõi đồng chí bí thư chi đoàn.
- Tổ chức thường xuyên các buổi tập văn nghệ của các lớp vào tiết
SHTT đồng chí giáo viên chủ nhiệm đảm nhiệm.
- Đội văn nghệ của nhà trường thường xuyên tập luyện tạo khí thế vui
và học cho học sinh. Đặc biệt trong các buổi kỷ niệm các ngày lễ lớn nhà
trường còn tổ chức giao lưu văn nghệ tổ chức màn đồng diễn dân ca, hát đối
giao lưu giữa các lớp.
- Tổ chức tốt các cuộc thi giọng hát hay gồm những bài hát về nhà
trường về Đảng và Bác Hồ, về quê hương, về thầy cô giáo, anh bộ đội vv
vào những dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm học như ngày 20/11
ngày 22/12 ngày 26/03 do các đồng chí trong Ban thi đua của nhà trường
làm ban giám khảo. Qua mỗi lần thi BGK đánh giá đúng mức, công bằng,
chính xác tài năng văn nghệ của từng lớp, đồng thời động viên khích lệ phong
trào văn nghệ phát triển mạnh mẽ sôi nổi, có xếp loại thi đua cho các lớp.
B. Múa hát tập thể:
1. Nội dung.
Tất cả học sinh trong trường thuộc và múa đúng, múa đẹp các bài múa
hát tập thể.
Tổ chức luyện múa hát tập thể trong giờ giải lao 20 phút của tất cả các
buổi sáng trong tuần. Lịch hoạt động cụ thể như sau:

+ Thứ 2: Chơi trò chơi dân gian .
+ Thứ 3, thứ 5: Múa hát tập thể.
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy - Trường tiểu học Xuân Đài
7
Sáng kiến kinh nghiệm về công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp
+ Thứ 4: Thể dục nhịp điệu.
+Thứ 6: Chơi trò chơi dân gian và các trò chơi tự do.
2. Biện pháp thực hiện:
-Thứ 2 và thứ 6 tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian dưới sự
điều hành của các thầy cô giáo chủ nhiệm và tổng phụ trách đội.
- Tổ chức tốt các buổi tập luyện các bài múa hát tập thể theo qui định
vào giờ ra chơi sáng thứ 3, 5 hàng tuần. Đồng chí tổng phụ trách đội và giáo
viên hát nhạc mở loa đài băng đĩa cho học sinh múa hát tập thể.
- Phân công đồng chí tổng phụ trách đội hướng dẫn học sinh múa hát
theo chủ điểm hàng tháng.
- Từng buổi tập có ban thi đua và đội trực tuần thường xuyên kiểm tra,
đánh giá xếp loại về ý thức và thái độ tập luyện cho từng lớp. Hai tháng một
lần nhà trường tổ chức thi và xếp loại cho từng lớp “BGK là đồng chí phụ
trách hoạt động 3, tổng phụ trách đội, bí thư đoàn thanh niên và các tổ trưởng
khối chuyên môn”. Tiêu chí xếp loại được công khai ngay từ đầu.
C. Hoạt động TDTT:
1. Nội dung.
Dạy đúng, dạy đủ, dạy có chất lượng các tiết thể dục đã được qui định
trong chương trình.
- Dạy tốt môn TNXH ( lớp 1 dến lớp 3), môn khoa học ( lớp 4 – 5). Vì
các bộ môn này có tác động lớn đến hoạt động TDTT.
- Tổ chức tốt các buổi tập thể dục tay không, thể dục nhịp điệu thường
xuyên vào các giờ ra chơi buổi chiều thứ 2 và thứ 4 hàng tuần.
- Tổ chức cho học sinh vui chơi tự do vào sáng thứ 6 hàng tuần.
- Học sinh tự chơi cầu lông, bóng bàn, cờ vua, đá cầu vào tiết 4 các

buổi chiều (học sinh có năng khiếu tham gia).
- Học sinh 1, 2, 3 chơi cầu lông không lưới, khối 4, 5 có sân lưới.
- Tổ chức một số trò chơi dân gian có hướng dẫn của các thầy cô giáo
hoạt động 3 trong giờ giải lao, đưa trò chơi vào các tiết học góp phần nâng
cao các tiết dạy nội khóa.
- Thành lập và duy trì tổ chức hoạt động có hiệu quả các đội tuyển thể
dục, thể thao, các trò chơi dân gian. Nhằm tạo được mũi nhọn, tài năng môn
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy - Trường tiểu học Xuân Đài
8
Sáng kiến kinh nghiệm về công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp
TDTT và đạt được thành tích cao trong các kỳ thi do Huyện và Tỉnh tổ chức
thi đấu.
2. Biện pháp thực hiện.
- Chỉ đạo dạy đủ và dạy tốt các giờ thể dục chính khóa.
- Nhà trường thường xuyên kiểm tra việc soạn giảng của giáo viên.
- Tổ chức thanh tra giáo viên trong đó có thanh tra môn TDTT 2 lần/ năm.
- Cử giáo viên chuyên TD đi dự các lớp huấn luyện TDTT do phòng
GD, sở GD tập huấn để nắm bắt được tinh thần giảng dạy bộ môn và triển
khai trên phạm vi toàn trường cho giáo viên dạy thể dục thực hiện.
- Thực hiện đều đặn có hiệu quả cao việc tập thể dục giữa giờ cho học sinh.
- Trong các giờ tập luyện đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động
ngoài giờ và đồng chí tổng phụ trách đội cùng kết hợp với giáo viên trực tuần
theo dõi tinh thần thái độ và ý thức tập luyện của học sinh các lớp.
- Đồng chí dạy thể dục uốn nắn sửa sai nhắc nhở những thiếu sót của
học sinh.
- Tổ chức thi đua nhẹ nhàng các trò chơi dân gian, các bài thể dục và
các giờ tập thể dục tập thể giữa các lớp.
- Sau các giờ tập giáo viên trực tuần cho điểm, xếp thi đua các lớp
trong ngày. Lớp nào có phong trào TDTT và vui chơi tốt, phù hợp sẽ được
tuyên dương vào các buổi chào cờ đầu tuần.

- Tổ chức duy trì tốt sự hoạt động của đội tuyển.
- Phân công cụ thể cho các đồng chí phụ trách bóng bàn, cầu lông, cờ vua
và các trò chơi dân gian.
- Trong năm học tổ chức thi đấu vào dịp 22/12 và 26/ 3
Qua các lần thi đấu lớp nào thi đấu có thành tích tốt, lớp nào có kết quả
thi đấu cao sẽ được khen thưởng vào dịp sơ kết học kỳ I và tổng kết cuối năm.
Trong luyện tập tổ chức tốt các hoạt động, nhà trường cũng rất chú ý
tới việc bảo đảm an toàn cho các em và chú ý tới việc tạo kinh phí cho hoạt
động song song với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.
Ngoài ra nhà trường còn tổ chức tốt các hoạt động giao lưu văn nghệ,
giao lưu Tiếng Anh vào sáng thứ 2 hàng tuần để nhằm nâng cao việc nắm
kiến thức Tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày.
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy - Trường tiểu học Xuân Đài
9
Sáng kiến kinh nghiệm về công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trong công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp ở truờng tôi bằng những
việc làm ở trên tôi đã cố gắng đưa công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp của
nhà truờng vào nề nếp và nâng cao hiệu quả của hoạt động này cũng như nâng
cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện của nhà trường. Trong khi thực hiện
các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường tôi còn chú ý tìm hiểu, học hỏi
ở các truờng bạn trong Huyện, trong Tỉnh.
IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp mà cụ thể là hoạt động giữa giờ chơi các
trò chơi dân gian hoạt động TDTT và tổ chức cho học sinh tìm hiểu lịch sử
địa phương, chăm sóc chùa Kim Sa là khu di tích lịch sử văn hoá được nhà
nước công nhận. Những việc đã làm của nhà trường trong năm học gần đây
có sự chuyển biến lớn cả về nhận thức và chất lượng. Hoạt động này là nhờ sự
đổi mới suy nghĩ và sự mạnh dạn trong việc lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện
kế hoạch HĐNGLL của bản thân cùng với BGH nhà trường. Để thực hiện tốt
những nội dung trên rút ra những kết luận sau:

- Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học là việc làm hết sức cần
thiết. Nó góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách cho học sinh. Tạo
điều kiện cho các em bộc lộ rõ mình, giúp các em vui tươi phấn khởi trong học tập
và rèn luyện. Ngoài ra còn xây dựng cho các em tính cộng đồng, tính kỷ luật cao.
- Cần tạo ra sự chuyển biến đồng bộ vê nhận thức trong và ngoài nhà
truờng đều phải có nhận thức đúng đắn về vai trò hoạt động giáo dục NGLL.
- Trong đó lãnh đạo nhà truờng, đội ngũ giáo viên là lòng cốt, nhiệt
tình, năng động sáng tạo trong quá trình chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL.
Nhà trường phải xây dựng được lực lượng vững vàng từ chi bộ, ban giám
hiệu, tổ chuyên môn.
- Xây dựng kế hoạch: Kế hoach phải xây dựng cụ thể, chi tiết, phù hợp với
thực tiễn, có tính khả thi, không dập khuân máy móc mà cần có sự điều chỉnh kế
hoạch kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương,
đúng với sự chỉ đạo của cấp quản lý cấp trên. Đặc biệt là kế hoạch xây dựng đội
ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, lịch hoạt động phải có tính khả thi cao.
Tổ chức thực hiện kế hoạch:
Cán bộ quản lý phải tuân theo các chu trình quản lý, tổ chức khoa học.
Ban chỉ đạo phải nắm chắc kế hoạch cụ thể kịp thời từng ngày, từng tuần,
từng tháng. Chú trọng lựa chọn sắp xếp, phân công đúng người, đúng việc
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy - Trường tiểu học Xuân Đài
10
Sáng kiến kinh nghiệm về công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp
vào các tiểu ban hoạt động, các tiểu ban này phải có triển khai đồng bộ các
hoạt động theo đúng kế hoạch, theo đúng chủ đề năm học, chủ đề tháng.
Tổ chức thực hiện quá trình thực hiện kế hoạch:
Trong quá trình thực hiện kế hoạch phải thường xuyên kiểm tra, đánh
giá xếp loại các tiêu chí đã đề ra. động viên khen thưởng kịp thời. Trong quá
trình kiểm tra khi phát hiện ra những sai sót lệch lạc cần điều chỉnh uốn nắn
kịp thời để hoạt động mang lại hiệu quả cao hơn.
V. ĐỀ NGHỊ VỚI CẤP TRÊN.

1. Đối với phòng GD - ĐT:
Đề nghị phòng GD - ĐT hàng năm tổ chức hội thảo chuyên đề về công
tác chỉ đạo HĐNGLL cho cấp quản lý nhà trường đồng chí tổng phụ tách đội
phụ trách hoạt động III, tổ chức lớp bồi dưỡng huấn luyện về TDTT.
Có đủ giáo viên mỹ thuật cho trường tôi.
Hỗ trợ thêm các trang thiết bị phục vụ cho HĐNGLL.
2. Đối với địa phương:
Tăng cường hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất cho nhà truờng như phòng
mỹ thuật, sân chơi, bể bơi.
Phối hợp vận động các lực lượng cộng đồng cùng tham gia, hỗ trợ thêm
cho nhà trường có đầy đủ các điều kiện tổ chức các hoạt động.
3. Đối với nhà trường:
Luôn coi trọng chỉ đạo tốt hơn nữa HĐNGLL. Có chế độ bồi dưỡng
cho giáo viên tham gia luyện tập đội tuyển.
Mua sắm thêm trang thiết bị có chất lượng phục vụ cho HĐNGLL.
Xuân Đài, ngày 15 tháng 4 năm 2009
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Thủy
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy - Trường tiểu học Xuân Đài
11

×