Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tiểu luận đề tài triển vọng của chủ nghĩa xã hội hiện thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.18 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Đối với VIỆT NAM: 17
Đối với TRUNG QUỐC: 21
Ý nghĩa: 26
Kết luận: 28
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác, CNXH đã từ những lý thuyết không tưởng trở
thành một lý luận khoa học. Quá trình thâm nhập lý luận khoa học đó vào đời
sống thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của CNXH hiện thực: từ một nước đến
nhiều nước và trở thành một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh
trên phạm vi quốc tế ở thế kỷ XX với nhiều thành tựu vĩ đại, in đậm dấu ấn
không thể phai mờ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
Thế nhưng, vào những thập niên cuối thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan đã dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. CNXH đã tạm thời lâm vào thoái trào. Các
nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã tiến hành cải cách, đổi mới và tiếp tục phát
triển. Thực tế lịch sử đó đã đặt ra một vấn đề lớn về tương lai của chủ nghĩa xã
hội. Lời giải đáp khoa học chân chính cho câu hỏi này chỉ có thể có đươc trên
cơ sở nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và vận dụng
1
sáng tạo những nguyên lý đó vào việc phân tích bối cảnh cụ thể của thời đại
ngảy nay.
A. NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI KHOA HỌC HIỆN THỰC
I. Khái niệm:
Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học nghiên cứu sự chuyển biến tất yếu của
xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản. Song quá trình khách quan, có tính chất lịch sử tự nhiên này chỉ có thể thực
hiện bằng việc phát huy nhân tố chủ quan, thông qua sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân do Đảng cộng sản lãnh đạo. Vì vậy, các nhà sáng lập chủ nghĩa


xã hội khoa học chỉ ra: Chủ nghĩa xã hội khoa hoc “là sự biểu hiện lập trường
của giai cấp vô sản” trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống lại
giai cấp tư sản, là “sự khái quát lý luận về những điều kiện giải phóng của giai
cấp vô sản”.
Vậy chủ nghĩa xã hội hiện thực là quá trình thâm nhập lý luận khoa học đó vào
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà tiêu biểu
là từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại dưới sự lãnh đạo đảng Bônsêvích đứng
đầu là Lênin và quá trình xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và Đông
Âu.
II. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học hiện thực:
Khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học hiện thực xuất hiện từ những năm 70 của
thế kỷ XX, là để nói về chủ nghĩa xã hội đươc xây dựng trong thực tế ở Liên Xô
và Đông Âu.
Ngày 7/11/1917 đảng BônSêVich Nga, đứng đầu là Lênin đã lãnh đạo quần
chúng nhân dân khởi nghĩa phá tan dinh lũy cuối cùng của chính phủ lâm thời
tư sản, báo hiệu sự toàn thắng của khởi nghĩa vũ trang giành “Toàn bộ chính
quyền về tay Xô Viết”. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước Xô Viết do Lênin
đứng đầu đã ra đời trong “mười ngày rung chuyển thế giới”.
2
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng
Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức,
bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào
có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.
Cách mạng Tháng Mười Nga là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức do giai cấp công nhân và đội tiên
phong của họ là đảng Bônsêvích lãnh đạo. Cách mạng Tháng Mười dùng bạo
lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ, lập nên
chính quyền của nhưng người lao đông, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới,
một xã hội không có tình trạng người bóc lột người.
Với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng mười Nga, lịch sử đã mở ra con đường

mới cho sự giải phóng các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức. Nó đã mở đầu
một thời đại mới trong lịch sử - thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thê giới. Và từ đây mô hình chủ nghĩa xã hội
hiện thực đầu tiên trên thế giới được hình thành.
III. Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học hiện thực:
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mở đầu từ Cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917 cho đến nay có thể chia thành 4 giai đoạn chính sau
đây:
Giai đoạn 1: Từ năm 1917 đến kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, năm
1945
Đây là giai đoạn đột phá thắng lợi của cách mạng vô sản ở nước Nga, một nước
tư bản phát triển trung bình, khai sinh ra một chế độ mới, chế độ xã hội chủ
nghĩa. Đó là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, xóa bỏ được tình trạng
người bóc lột người, mở ra khả năng tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
một nước, đánh bại sự bao vây, can thiệp chủ nghĩa đế quốc, mở đường cho
3
phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, đồng thời cứu xã hội loài
người ra khỏi thảm họa của chủ nghĩa phátxít.
Giai đoạn 2: Từ sau năm 1945 đến đầu những năm 1970
Đây là giai đoạn mở rộng và phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước ra
nhiều nước dẫn tới sự hình thành hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em giai đoạn này còn đánh dấu
sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân thế giới. Phong trào giải phóng
dân tộc giành được những thắng lợi to lớn, quan trọng. Hàng trăm nước đã
giành được độc lập dân tộc. Hệ thống thuộc địa cũ của chủ nghĩa tư bản sụp đổ.
Tác động và ảnh hưởng tích cực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, của phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động tại các nước tư bản chủ nghĩa, của
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc

đấu tranh chung của toàn thể loài người vì các mục tiêu của thời đại là hòa bình,
độc lập dân chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, ở cuối giai đoạn này cũng đã bắt đầu xuất hiện những bất đồng giữa
các nước xã hội chủ nghĩa, giữa các đảng cộng sản và công nhân trong phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Giai đoạn 3: Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980
Đây là giai đoạn nhiều nước xã hội chủ nghĩa rơi vào tình trạng trì trệ, khủng
hoảng do chậm nhận ra những khuyết tật của mô hình xây dựng chủ nghĩa
những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế giảm dần, bị tụt lại phía sau trong cuộc đọ sức về kinh tế với chủ nghĩa tư
bản. Sai lầm trong khủng hoảng càng làm cho những khó khăn và khủng hoảng
bên trong các nước xã hội chủ nghĩa càng trở nên gay gắt hơn.
4
Lợi dụng tình hình này các thế lực thù địch ngoài nước và bọn phản bội trong
nước đa phối hợp tấn công làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và
Liên Xô.
Giai đoạn 4: Giai đoạn hiện nay.
Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm vào thoái trào. Cùng
với sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, nhiều Đảng Cộng Sản
và công nhân bị tan rã, ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội bị giảm sút nghiêm
trọng. Chủ nghĩa xã hội hiện đang đứng trước những thử thách và khó khăn
chưa từng thấy. Chủ nghĩa tư bản hiện đang lợi dụng tình hình đó để ra sức tiến
công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác-Lênin bằng nhiều thủ đoạn thâm độc
hằng xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, nhằm xác lập sự thống trị tuyệt
đối của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới.
Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co phức tạp. Sự thoái trào của
chủ nghĩa xã hội thế giới hiện nay chỉ là tạm thời. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa
vẫn tồn tại và đang tiến hành cải cách đổi mới để phát triển. Cuộc đấu tranh vì
những lý tưởng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa vẫn đang tiếp tục diễn ra trên thế
giới, nhất là ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây ở Đông Âu.

Nhân dân lao động cùng những người cộng sản trung kiên đã có thêm những
kinh nghiệm thực tế để đấu tranh trở lại con đường xã hội chủ nghĩa.
Nhiều đảng cộng sản đang tự tổ chức lại và phục hồi những ảnh hưởng tích cực
của mình trong xã hội. Cần có thời gian và những sự đổi mới cần thiết để chủ
nghĩa xã hội có thể vượt qua thoái trào và bước vào một giai đoạn phát triển
mới.
Sức sống và xu hướng phát triển của chủ nghĩa xã hội không mất đi. Chủ nghĩa
xã hội là sự định hướng của sự phát triển lịch sử, vẫn là sự lựa chọn tích cực
nhất phù hợp với quy luật phát triển khách quan của lịch sử trong thời đại hiện
nay.
5
IV. Những cống hiến, thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa xã hội khoa học
hiện thực:
CNXH đã bắt đầu trở thành một loại chế độ xã hội mới phát huy tác dụng đối
với lịch sử xã hội loài người. Phong trào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước
xã hội chủ nghĩa đã không ngừng được phát huy, nó đã thúc đẩy quá trình công
nghiêp hóa, hiện đại hóa các nước này. Sự phát triển mạnh mẽ của các nước
XHCN cũng tạo thành một áp lực rất lớn đối với CNTB, buộc các nước TBCN
cũng phải cải thiện những điều kiện sinh hoạt của người lao động và giai cấp
công nhân trên nhiều phương diện ở một mức độ nhất định. Với sự xác lập và
phát triển của CNXH thì tổ chức các Đảng Cộng Sản - đội quân tiên phong của
giai cấp công nhân trên thế giới cũng đã có những sự phát triển lớn mạnh. Nó
từng bước làm thay đổi tương quan lực lượng so sánh trên vũ đài chính trị thế
giới, tạo cơ sở làm suy yếu nền chính trị tư sản, nó cỗ vũ và cũng cố niềm tin
cho nhân dân thế giới vào sự nghiệp tiến bộ, nó đem lại cho sự phát triển của
thê giới đương đại những nội dung mới và từ đó mà tăng cường sức sống mới.
Sự tồn tại và ảnh hưởng trên các phương diện kinh tế, chính trị, ngoại giao,
quân sự của các nước XHCN đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới mà ở
một nhất định nó đã hạn chế được sự bành trướng trên pham vi thế giớ của
CNTB và chủ nghĩa bá quyền của các nước đế quốc. Lực lượng XHCN đã tham

gia vào hoạt động chính trị quốc tế, xuất phát từ lợi ích căn bản của quần chúng
nhân dân thế giới. Đứng vững trên lập trường bảo vệ hòa bình thế giới và sự
tiến bộ của của nhân loại, nó đã phát huy những tác dụng tích cực, từng bước
một làm thất bại và sụp đổ mưu đồ cùng dã tâm của CNTB hòng nô dịch nhân
dân thế giới. Lực lượng XHCN cùng với nhân dân thế giới đã giành được thắng
lợi trong cuộc chiến tranh chống CN phát-xít, đây là một bằng chứng đầy sức
thuyết phục về sức mạnh và tính ưu việt của CNXH. Bất cứ một sự tranh chấp
và can thiệp nào vào sự an toàn của thế giới nếu không có sự tham gia của các
nước XHCN thì nhất định sẽ không thể đạt được sự giải quyết công bằng và
thỏa mãn đầy đủ.
Sự lớn mạnh của CNXH đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh giải
phóng các dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mĩ Latinh, đã kích và làm tan
6
rã hệ thống chủ nghĩa thực dân đế quốc, làm co lại phạm vi thế lực của CNTB.
Sau thế chiến II, hơn 100 nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã giành được
độc lập dân tộc, tự tìm con đường phát triển của chính mình. Các nước XCHN
luôn đứng bên cạnh và bảo vệ các nước đang phát triển, trở thành một lực lượng
chính trị lớn mạnh mới không thể xem thường trong thế giới hiện nay.
Trong thế giới hiện nay CNXH đang dẫn dắt nhân dân thế giới đi theo hướng
tiến bộ. Lý tưởng và niềm tin chẳng những đã được thấm sâu trong quảng đại
quần chúng nhân dân các nước XHCN mà còn ngày càng có xu hướng thu phục
niềm tin lý tưởng của nhân dân trên thế giới. Chừng nào mà CNTB còn tồn tại
thì chừng đó còn cần đến vũ khí tư tưởng lý luận cũng như cần đến phong trào
XHCN. Nhờ sự nhất quán lập trường của CNXH là thực hiện sự thúc đẩy hòa
bình và phát triển nên nó trở thành ngọn cờ của thời đại, luôn có ảnh hưởng tới
quá trình phát triển của lịch sử thế giới, và mãi về sau này nó vẫn là ngọn cờ
dẫn dắt nhân dân thế giới tiến lên phía trước.
Sau hơn 70 năm đổi mới và xây dựng Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
khác đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ và đạt những thành tựu to lớn sau đây:
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười 1917 ở Nga và ở các nước khác đã

làm thay đổi căn bản quá trình phát triển của thế giới: Nó đã chấm dứt sự
thống trị của các chế độ, các giai cấp áp bức, bóc lột và mở ra một kỷ nguyên
mới về chất trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại - giai cấp công
nhân và nhân dân lao động trở thành lực lượng trung tâm trong một chế độ
xã hội mà nhân dân lao động làm chủ. Công cuộc xây dựng, phát triển kinh
tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở một số nước như Trung
Quốc, Việt Nam, Cu-ba, Triều Tiên và Lào là những minh chứng sống động
về quá trình tự đổi mới, hướng tới củng cố, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Không ai có thể phủ nhận được rằng, Liên Xô và phong trào cộng sản quốc
tế đã có công lao vĩ đại góp phần cứu loài người thoát khỏi thảm họa phát-xít
trong Chiến tranh thế giới lần thứ II. Sự ra đời, phát triển của Liên Xô và hệ
thống xã hội chủ nghĩa thế giới sau Chiến tranh thế giới II không chỉ mở ra
thời đại mới - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH và cách mạng giải phóng
dân tộc; mà còn tạo sự thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho lực lượng
7
cách mạng, tiến bộ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào dân chủ và
hòa bình (Năm 1919 chỉ một nước XHCN với 16% diện tích và 7,8% dân số
thế giới; sau gần 70 năm đã có 15 nước XHCN, chiếm 26% lãnh thổ và 1/3
dân số thế giới; và với sự ủng hộ, giúp đỡ toàn diện của các nước XHCN, từ
sau Chiến tranh thế giới lần thứ II phong trào giải phóng dân tộc đã giành
được những thắng lợi nhất định - hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
với 72% diện tích và 70% dân số thế giới hầu như hoàn toàn tan rã và đã có
hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi ra đời). CNXH hiện thực cũng là lực
lượng đấu tranh tích cực để bảo vệ, củng cố nền hòa bình thế giới; ngăn chặn
và làm thất bại nhiều âm mưu xâm lược và gây chiến tranh hủy diệt của chủ
nghĩa đế quốc.
- Trước thắng lợi của cách mạng XHCN, tất cả các nước XHCN đều là những
nước nông nghiệp lạc hậu; nhưng chỉ cần sau 20 năm Liên Xô và các nước
Đông Âu đều trở thành những nước công nghiệp hóa và có tốc độ phát triển

kinh tế cao. Bảy mươi năm sau Cách mạng Tháng Mười thu nhập quốc dân
của Liên Xô tăng 150 lần và từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị tàn phá
trong chiến tranh Liên Xô chỉ cần 20 năm để trở thành một nước siêu cường
công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ nhì thế giới trong suốt hơn 40
năm. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, tỷ trọng của Liên Xô trong nền sản
xuất thế giới không ngừng tăng lên nhanh chóng - chiếm 20% sản xuất công
nghiệp thế giới vào năm 1985. Trong suốt 70 năm sau Cách mạng tháng
Mười, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô luôn gấp đôi Mỹ. Ở nước
ta,thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VI (tháng 12-1986), sau 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu đáng kể: dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội;
kinh tế tăng trưởng khá nhanh; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa bước đầu được xây dựng; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
được đẩy mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường; đời sống của các
tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Đến năm 1995, đất nước đã
ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề chuyển sang thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngay cả khi nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung cao độ của các nước XHCN vào những năm 1980 có
8
lâm vào khủng hoảng và thành tựu kinh tế của nó có bị lu mờ; nhưng những
thay đổi trong cải cách kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam cũng là rất nổi
bật tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây cao
nhất thế giới (trung bình trên 8%); giá trị tổng sản phẩm quốc dân tăng
nhanh đã đưa Trung Quốc vào vị trí siêu cường kinh tế thứ 4 thế giới.
- CNXH hiện thực sau Cách mạng Tháng Mười Nga đã giải phóng hàng trăm
triệu người thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc; xóa bỏ giai cấp bóc lột và
khắc phục mọi sự khác biệt về giai cấp; tạo ra các cơ bản của một xã hội
nhân đạo, công bằng và bình đẳng. Trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục, các
nước XHCN đã thanh toán nạn mù chữ cho toàn thể dân cư chỉ trong vòng
20 năm sau cách mạng, trong khi đó để xóa mù chữ CNTB đã mất 180 năm

đối với nam giới và 280 năm đối với nữ giới. Liên Xô năm 1917 từ một đất
nước có 3/4 dân số mù chữ, thì đến năm 1987 trở thành đất nước có trình độ
học vấn cao nhất thế giới (78% dân cư có trình độ trung học và đại học,
chiếm 1/4 số lượng các nhà khoa học và 1/5 phát minh khoa học trên thế
giới). Hệ thống y tế và bảo vệ sức khỏe nhân dân được phát triển rộng rãi
Tuy nhiên CNXH hiện thực còn một số hạn chế:
Về kinh tế: Vẫn còn nhiều sai sót, điển hình là chuyển từ “chính sách kinh tế
mới” sang “kế hoạch hóa tập trung cao độ”. Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập
trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập
trung quan liêu, bao cấp.
Sự chậm đổi mới cơ chế kinh tế cho phù hợp với thị trường.
Việc không có cạnh tranh và sản xuất theo kế hoạch làm cho người
lao động mất động lực quyền lợi kinh tế dẫn đến sự sa sút kỷ luật và
lòng hăng hái và nảy sinh bàng quang vô trách nhiệm.
Về chính trị: Vẫn tồn tại những sai lầm trong bộ máy lãnh đạo. Mối quan hệ
giữa Đảng, nhà nước và nhân dân, xây dựng năng lực cầm quyền của một chính
đảng cách mạng sau khi giành được chính quyền chưa thực hiện đầy đủ,
khiến đảng không phát huy được vai trò của người lãnh đạo, người tổ chức nhân
dân; vừa không phát huy dân chủ trong đảng và trong xã hội , dẫn đến tình
9
trạng quan liêu, tham nhũng, xa rời quần chúng, xa rời thực tiễn. Tình trạng
giáo điều hóa chủ nghĩa Mác - Lênin, sao chép máy móc mô hình XôViết, bệnh
chủ quan, duy ý chí diễn ra một cách phổ biến ở các đảng cộng sản cầm quyền,
tại các nước xã hội chủ nghĩa đã làm cho chủ nghĩa xã hội không bộc lộ và phát
huy được đầy đủ bản chất ưu việt của nó.
Sự can thiêp một cách mạnh mẽ và liên tục của chủ nghĩa đế quốc.
V. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội XôViết:
Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời và tồn tại hơn 70 năm, đã qua những thử
thách khó khăn cực kỳ to lớn, ngay lúc mới ra đời nằm trong vòng vây thù địch
của chủ nghĩa đế quốc và sự phản loạn từ bên trong, dù bị bao vây kinh tế hay

chiến tranh thế giới đều không thể đánh đổ được Liênxô, không thể đánh đổ
được chủ nghĩa xã hội. Không những thế trong khó khăn thử thách đã làm cho
chủ nghĩa xã hội không ngừng lớn mạnh, từ một nước đã trở thành hệ thống thế
giới. Liên Xô từ một nước kinh tế, văn hoá lạc hậu phát triển thành một “siêu
cường quốc”, đối trọng với Mỹ - cường quốc tư bản chủ nghĩa số một thế giới.
Nhưng tại sao trong một thời gian ngắn lại xảy ra những thay đổi to lớn đến thế?
Nguyên nhân của nó ở đâu? Cần có lời giải xác đáng.
Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của chủ
nghĩa xã hội XôViết
Như đã phân tích ở trên, chủ nghĩa xã hội XôViết ra đời trong điều kiện lịch sử
đặc biệt, mô hình tổ chức xã hội để thích ứng với hoàn cảnh lịch sử đó khó tránh
khỏi những khuyết tật. Khi điều kiện lịch sử thay đổi mô hình đó không kịp thời
thay đổi bổ sung để thích ứng thì những khuyết tật ấy bộc lộ ra và dẫn tới khủng
hoảng toàn hệ thống. Nếu như mô hình tổ chức xã hội dựa trên kế hoạch hoá tập
trung đã phát huy được sức mạnh cho cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại thì trong
điều kiện hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội mô hình này tỏ ra không phù hợp.
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung làm mất đi tính chủ động sáng tạo của người lao
động, chậm trễ trong việc tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ. Trong khi đó các nước tư bản chủ nghĩa với nền kinh tế thị
trường lại tiếp nhận thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào
10
những năm 80 của thế kỷ XX nhanh hơn các nước xã hội chủ nghĩa. Trong
những điều kiện lịch sử mới, mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết tỏ ra không còn
phù hợp, chính đó là nguyên nhân sâu xa làm cho xã hội chủ nghĩa lâm vào
khủng hoảng dẫn tới sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.
Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ
Với cùng một mô hình tổ chức xã hội kiểu XôViết, khi gặp khó khăn khủng
hoảng các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải cách, cải tổ, đổi mới, nhưng
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thì sụp đổ, một số nước xã
hội chủ nghĩa khác thì không. Chung quy lại vấn đề nảy sinh từ :

Thứ nhất: Nội bộ Đảng cầm quyền và sai lầm, sự phản bội của những
người lãnh đạo cao nhất. Bởi vì, các nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản
lãnh đạo, đảng là trung tâm lãnh đạo và chỉ huy của nhà nước và xã hội. Đảng
có vấn đề thì đó là vấn đề mang tính sống còn đối với nhà nước và đối với chế
độ.
Trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về
đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng không coi trọng kết hợp chủ
nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn nước mình và đặc điểm thời đại, không coi trọng
việc kế thừa, bổ sung và phát triển lý luận Mácxít. Hoặc là giáo điều, rập khuôn
máy móc, không căn cứ vào tình hình mới để phát triển sáng tạo. Đánh giá
không công bằng với lịch sử, từ chỗ phê phán sai lầm của cá nhân đi đến phủ
nhận toàn bộ lịch sử của Đảng và của nhà nước, phủ định chế độ xã hội chủ
nghĩa, phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin để cuối cùng đi theo con đường chủ nghĩa
dân chủ xã hội.
Về tổ chức: Chế độ tập trung trong Đảng bị phá hoại, không những làm cho
Đảng mất khả năng của bộ chỉ huy chiến đấu mà ngay mâu thuẫn trong đảng
cũng không giải quyết nổi. Tính chất quan liêu, giáo điều bảo thủ rất nặng nề ở
bộ phận lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước tác động to lớn đến đời sống xã
hội. Nhân danh cải tổ với khẩu hiệu dân chủ hoá, công khai hóa trong bộ phận
lãnh đạo cấp cao đã hình thành các phe nhóm. Với chiêu bài phi chính trị lực
lượng vũ trang, quân đội có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc chứ không thuộc đảng
11
phái nào để tách lực lượng vũ trang khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, từng
bước vô hiệu hoá và giải tán Đảng Cộng sản. Sự phân liệt Đảng Cộng sản thành
các phe nhóm chính trị khác nhau, nhiều tổ chức, đảng phái chính trị ra đời đấu
tranh giành quyền lực chính trị. Khuynh hướng dân tộc ly khai nảy sinh, những
cuộc xung đột đẫm máu xảy ra tạo môi trường cho các lực lượng phản động trỗi
dậy, xã hội mất phương hướng gây thảm hoạ cho nhân dân.
Thứ hai: Lực lượng phản bội trong nước tìm chỗ dựa từ các chính phủ tư
sản bên ngoài, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội cũng xem đây là cơ hội tốt để

thực hiện ý đồ “diễn biến hoà bình”. Chúng ra sức cổ vũ lôi kéo những phần tử
cơ hội, phản bội giữ địa vị cao ở các cơ quan đảng, nhà nước để đưa đất nước
theo xu hướng tư bản. Khi bộ phận lãnh đạo tối cao đã liên kết với lực lượng đế
quốc bên ngoài thì chủ nghĩa xã hội theo mô hình XôViết dễ dàng sụp đổ.
Vậy chủ nghĩa xã hội sụp đổ có phải là tất yếu lịch sử? Trong bối cảnh chủ
nghĩa xã hội, mô hình XôViết trì trệ và khủng hoảng thì cải cách, cải tổ, đổi mới
là tất yếu mới có thể đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng. Nhưng sự sụp đổ của
chủ nghĩa xã hội không thể là tất yếu vì thực tế ở những nước xã hội chủ nghĩa
khác qua cải cách đổi mới đã đưa đất nước từng bước thoát khỏi khó khăn,
khủng hoảng như Trung Quốc, Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ cải cách, cải tổ, đổi
mới như thế nào, cần phải giữ vững nguyên tắc nào mà thôi.
B. ĐÁNH GIÁ VỀ TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN
THỰC
Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người là do bản
chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi và các yếu tố xã hội chủ nghĩa đã
xuất hiện trong lòng chủ nghĩa tư bản. Ngoài ra, Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của chủ
nghĩa xã hội. Trong bối cảnh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông
Âu sụp đổ nhưng các nước xã hội chủ nghĩa không ngừng tiến hành cải
cách đổi mới và ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn (điển hình là
Trung Quốc và Việt Nam). Hiện nay, đã xuất hiện những nhân tố mới của
xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia (Venezuela, Ecuado,
12
Nicarago, Mỹ Latinh…). Nên ta có thề khẳng định Chủ nghĩa xã hội –
tương lai của xã hội loài người và loài người nhất định tiến tới chủ nghĩa xã
hội, đó cũng chính là quy luật vận động khách quan của lịch sử.
I. Bản chất của Chủ nghĩa tư bản không thay đổi:
Chủ nghĩa tư bản có vai trò rất lớn trong lịch sử nhân loại, trong mấy thập kỷ
qua, do biết “ tự điều chỉnh và thích ứng” đồng thời sử dụng triệt để những
thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, các nước TBCN đã vượt qua 1

số cuộc khủng hoảng và vẫn còn khả năng phát triển. Nhưng đó không phải là
chế độ xã hội tương lai của nhân loại bởi bản chất bóc lột, phản dân chủ, vộ
nhân đạo của chính CNTB không thay đổi. Chính phương thức sản xuất dựa
trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa gây ra những ung nhọt không
thể chữa khỏi.
Trong khuôn khổ CNTB, dù là CNTB hiện đại, trên thế giới ngày nay vẫn đó
đến 1.2 tỷ người phải chịu cảnh nghèo đói, bệnh tật, mù chữ, chiến tranh,
hưởng mức thu nhập dưới 1USD/ngày, 2.5 tỷ người nghèo có tổng thu nhập chỉ
bằng thu nhập của 250 tỷ phú, triệu phú lớn nhất thế giới gộp lại; 1/3 lực lượng
lao động toàn thế giới tức là 1 tỷ người bị thất nghiệp ở các mức khác nhau; tại
hơn 100 nước đang hoặc kém phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người
giảm đi so với thập niên trước, hàng ngày có đến 30000 trẻ em chết bệnh mà lẽ
ra có thể được cứu sống, và số người lớn mù chữ lên đến hơn 800 triệu
người.CNTB đang tiếp tục bần cùng hóa một bộ phận lớn nhân loại trên hành
tinh của chúng ta. Khoảng cách giàu nghèo đang tăng lên bên trong các quốc
gia và giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Ở phần lớn các
nước đang phát triển, hậu quả của CNTB mới (tư nhân hóa, bãi bỏ hoặc cắt
giảm phúc lợi xã hội và sự thống trị của thị trường) đang đẩy hàng triệu triệu
nông dân ra khỏi đất đai của họ tiến về thành phố, tạo sự thiếu hụt lương thực
và nước sạch và tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao. Thậm chí ở Mỹ- đất nước được
xem là giàu nhất thế giới - có đến 10% số người thất nghiệp và 12% sống trong
nghèo đói.
Sự kiện giới cầm quyền Mỹ và giới cầm quyền Anh tấn công Irắc năm 2003
càng khẳng định bản chất khiếu chiến của chứng.
13
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay thực ra là cuộc khủng hoảng theo chu kỳ
của CNTB. Khi các nguồn tài nguyên không tái sinh như dầu và khí đốt ngày
càng khan hiếm, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế-xã
hội.
CNTB đang phá hủy xã hội chúng ta. Tất cả mọi thứ bây giờ đều trở thành

hàng hóa, bị biến thành tiền bạc. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, tính tham lam và
sự đề cao xã hội tiêu dùng đã làm yếu đi mối quan hệ giữa gia đình và cộng
đồng. Sự xa lánh, đơn độc, những vấn đề tâm lý nảy sinh và thái độ chống lại
xã hội tăng lên. Trên bình diện quốc tế, những điều này sẽ dẫn đến chiến tranh.
Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực đế quốc nhằm kiểm soát đất đai và
tài nguyên để đạt lợi nhuận thể hiện chính trong các cuộc xung đột vũ trang.
Nghèo đói và mất hy vọng đã sinh ra chủ nghĩa khủng bố cực hữu. Những cuộc
chiến tranh này là thảm họa cho nhân loại và là cơ hội tồn tại của những loại
vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa sự tồn tại của con người.
CNTB đang phá hủy hành tinh chúng ta. Tư nhân hóa đất đai và biển cả là
nguyên nhân gây ra ô nhiễm, hiện tượng nóng dần lên, sự đe dọa tiệt chủng một
số loài và thiếu hụt nguồn nước. Sự tan băng ở các địa cực và sự nóng dần lên
của Trái đất sẽ làm cho nhiều khu dân cư chìm trong nước khi mực nước biển
tăng lên.
CNTB với những mâu thuẫn bên trong không thể khắc phục. XHTB không thể
thay đổi bản chất của mình chỉ bằng lối xưng doanh mới “phi hệ tư tưởng hóa”,
“xã hội hậu công nghiệp”; “xã hội tin hóa”; “xã hội kinh tế tri thức hóa”…
Chủ nghĩa tư bản hiện đại sẽ tiếp tục phát triển thông qua những cuộc khủng
hoảng, những cuộc cải cách để thích ứng và quá trình đó cũng chính là quá trình
quá độ sang một xã hội mới. Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản đã xuất
hiện những yếu tố của xã hội mới, những yếu tố của nền văn minh hậu công
nghiệp: kinh tế tri thức nảy sinh và phát triển; tính chất xã hội của sở hữu ngày
càng tăng; sự điều tiết của nhà nước đối với kinh tế thị trường ngày càng hữu
hiệu; tính nhân dân và xã hội của nhà nước tăng lên. Việc giải quyết những vấn
đề phúc lợi xã hội và môi trường ngày càng tốt hơn. Với những đặc điểm trên
14
đây, có thể xem đó là những xã hội quá độ vì nó chứa đựng trong nó cả các yếu
tố của chủ nghĩa tư bản và xã hội tương lai.
II. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội chỉ mang tính chất tạm thời:
Kẻ thù đã và đang ra sức khai thác sự kiện Liên Xô và Đông Âu để rêu rao về

“cái chết của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung”. Sự sụp đổ
của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình của
chủ nghĩa xã hội trong quá trình đi tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Lịch sử đã
chứng tỏ rằng thay thế một xã hội cũ đã tồn tại hàng ngàn năm bằng một xã
hội mới khác về bản chất, trên phạm vi toàn thế giới không phải là việc một
sớm, một chiều. Cuộc cách mạng nào cũng vậy, nhất là cách mạng xã hội
chủ nghĩa, bao giờ cũng phải trải qua những bước thăng trầm, quanh co, đầy
khó khăn, thử thách. Ph. Ăngghen từng chỉ rõ, trong quá trình phát triển,
lịch sử loài người không tránh khỏi những sự vận động chữ chi và những
bước thụt lùi tạm thời. Sự biến ở Liên Xô và Đông Âu vừa qua là bước thụt
lùi lớn của lịch sử. Lịch sử chứng tỏ rằng, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới không diễn ra trong một thời gian ngắn và
theo một con đường thẳng tắp. Cũng như mọi thời đại khác trong lịch sử, nó có
tiến, có thoái, quanh co khúc khuỷu nhưng tương lai của xã hội loài người vẫn
là chủ nghĩa xã hội, đó là quy luật khách quan phát triển của lịch sử. Tính chất
của thời đại hoàn toàn không thay đổi, loài người vẫn tồn tại trong thời đại quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới mở đầu
bằng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Các mâu thuẫn của thời đại vẫn tồn
tại, chỉ thay đổi hình thức biểu hiện và đặt ra yêu cầu mới cần giải quyết.
III. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực:
 Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một
số quốc gia trong thế giới đương đại.
Trong tình hình xã hội chủ nghĩa tạm thời lâm vào thoái trào ở nhiều nơi trên
thế giới đặc biệt là ở Mỹ Latinh, từ những năm 1990 đã xuất hiện xu thế thiên
tả ngày càng phát triển mạnh lên thành một trào lưu vào đầu thế kỷ XXI. Từ
1998 đến nay, thông qua bầu cử dân chủ, các chính phủ cánh tả, tiến bộ đã lên
15
cầm quyền ở 11 nước Mỹ Latinh và trong số các nước Mỹ Latinh có cảnh tả
cầm quyền hiện nay, nhiều nước tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Từ năm 2005, tổng thống Hugo Chavez nhiều lần công khai tuyên bố mục tiêu

của cuộc cách mạng ở Venezuela là nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong bài
phát biểu ngày 3 tháng 12 năm 2006 ngay sau khi tái đắc cử, tổng thống Hugo
Chavez đã một lần nữa khẳng định Venezuela sẽ tiếp tục đi lên con đường chủ
nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI.
Tổng thống Bolivia Evo Moralet, chủ nghĩa xá hội là ước mơ của Mỹ Latinh,
chủ nghĩa xã hội này dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin, nó phải có sức mạnh như
thế nào để cổ vũ dân tộc họ vươn tới. Ecuado và Nicarago cũng đã tuyên bố lựa
chọn con đường chủ nghĩa xã hội.
Sự xuất hiện của “Chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh thế kỷ XXI” còn điểm này, điểm
khác phải tiếp tục nghiên cứu và theo dõi, nhưng rõ ràng những biểu hiện đó đã
và đang thể hiện sự tác động sâu xa và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa xã hội
hiện thực đối với các dân tộc Mỹ Latinh, thể hiện bước tiến mới của chủ nghĩa
xã hội trên thể giới. Đó là một thực tế lịch sử chứng minh cho cuộc sống và khả
năng phát triển của chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tin vào lý tưởng cộng sản
cộng sản chủ nghĩa.
 Các nước xã hội chủ nghĩa không ngừng tiến hành cải cách đổi mới và ngày
càng đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới một
cách toàn diện, nhờ đó chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước này không chỉ
đứng vững mà còn tiếp tục được đổi mới và phát triển.
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng xây dựng hệ thống
luật pháp ngày càng tương đồng với hệ thống luật pháp hiện đại, phù hợp với
những cam kết quốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, tăng cường quản lý vĩ mô;
thực hiện chế độ dân chủ nói chung, đặc biệt là ở các cơ sở theo hướng công
khai, minh bạch, gia tăng sự giám sát của các cấp, của các tổ chức xã hội…
16
Xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm các hội nghề nghiệp,
văn hóa, tôn giáo, xã hội…; các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong
các lĩnh vực mà nhà nước không với tay tới.
IV. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

Trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin đi vào điều kiện
cụ thể của mỗi nước đã tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện
lịch sử mới, Trung Quốc và Việt Nam là 2 nước đã tiến hành công cuộc cải cách
đổi mới tương đối thành công nhất.
Đối với VIỆT NAM:
Tư tưởng của Lênin, học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh đã có vai trò, tác
động to lớn không chỉ đối với cách mạng giải phóng dân tộc mà còn đối với
công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN do Đảng ta khởi xướng,
lãnh đạo. Có thể khẳng định, chúng ta không thể đưa công cuộc đổi mới đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đến thành công nếu xa rời lập trường
quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mặt khác, việc tìm ra những giải pháp để đưa công cuộc đổi mới đến thành
công không thể không gắn liền vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua tổng kết kinh nghiệm thực
tiễn theo phương pháp khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Như vậy, đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và phát
triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một quá trình
thống nhất. Đó là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, sự thống nhất giữa
tính khoa học và tính cách mạng của lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Công cuộc đổi mới ở nước ta, được Ðại hội VI của Ðảng khởi xướng năm 1986,
bên cạnh nhiệm vụ nóng bỏng trước mắt là khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế
- xã hội nảy sinh từ cuối thập kỷ 70, còn có nhiệm vụ cơ bản và lâu dài hơn: Ðó
là xây dựng nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và xác định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Ðể thực hiện nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa hệ trọng đó, Ðảng và nhân dân ta kiên
trì đứng vững trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; đồng thời
17
tích cực phát huy tấm gương Hồ Chí Minh trong vận dụng và phát triển sáng tạo
lý luận Mác - Lênin phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh
là người đã có công lao to lớn: Nêu lên hàng loạt nhận thức sinh động về chủ

nghĩa xã hội. Theo Người, xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một chế độ
xã hội sao cho đời sống vật chất ngày càng tăng, đời sống tinh thần ngày càng
tốt, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ; là làm cho dân có ăn, có mặc, có nhà ở,
ai ai cũng được học hành tiến bộ, được chăm sóc sức khoẻ, được tự do đi lại,
được hưởng quyền dân chủ, có đời sống tươi vui, hạnh phúc, đấy là mục đích
của mọi chính sách của Đảng và Chính phủ.
Ðảng ta đã thấy rõ yêu cầu khách quan của việc xây dựng nền kinh tế thị trường
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Từ cơ chế thị trường tới xây dựng thể chế
kinh tế thị trường và chủ trương phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là một bước tiến rất căn bản trong nhận thức lý luận của
Ðảng ta về chủ nghĩa xã hội.
Ở đây, cần thấy rằng, cái mới trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội mà
chúng ta đạt được là ở chỗ, quan niệm về chủ nghĩa xã hội đã từ những nhận
thức chung, có phần còn trừu tượng và có khuynh hướng lý tưởng hóa hiện
thực, thoát ly thực tiễn đến chỗ hình dung chủ nghĩa xã hội ngày càng cụ thể,
thiết thực, đặc biệt là đặt đúng vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với
quan hệ sản xuất, nhận thức rõ, muốn đi tới chủ nghĩa xã hội trước hết phải tập
trung phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, từng bước xây dựng và hoàn thiện
quan hệ sản xuất mới theo đúng quy luật khách quan. Kinh tế thị trường, mở
cửa, hội nhập thực hiện hợp tác song phương và đa phương, kết hợp nội lực với
ngoại lực để phát triển , những vấn đề ấy đã được xác định trong quan niệm
mới hiện nay về chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội được xác định tại Ðại hội VI là: Dân giàu, nước
mạnh, xã hội văn minh, đến Ðại hội VIII được bổ sung: Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, văn minh, và Ðại hội IX hoàn chỉnh thêm: "Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
18
Vậy: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng dưới sự lãnh đạo của
Đảng là một xã hội nhằm đi tới ''Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh''. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, thành tựu lý luận mà Ðảng ta

và nhân dân ta đạt được qua thực tiễn 20 năm đổi mới tập trung nổi bật ở quan
điểm về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, nền dân chủ hướng tới đông
đảo quần chúng nhân dân, bảo đảm dân chủ và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, xây dựng Ðảng Cộng sản cầm quyền trong sạch, vững mạnh, coi đó
là khâu then chốt, đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực mạnh mẽ và quyết định
thành bại của công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Khâu quyết định đối với việc chúng ta có tiếp tục xây dựng nhận thức đúng đắn
về chủ nghĩa xã hội và làm sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta hay không là công tác nắm bắt kịp thời, tổng kết chính xác thực tiễn
kinh tế - xã hội, chính trị, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, tinh thần của thời đại và
cuộc sống sôi động của đất nước. Không tiến hành có hiệu quả nhiệm vụ tổng
kết thực tiễn, Đảng và nhân dân ta không thể góp phần tạo ra cho lý luận Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội sinh lực và xung lực trong
thời đại mới; càng không thể khai mở ngày càng sáng tỏ con đường Việt Nam đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Đối với Việt Nam, tư tưởng của Lênin, học thuyết cách mạng của Người đã có
vai trò, tác động to lớn không chỉ đối với cách mạng giải phóng dân tộc mà còn
đối với công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN do Đảng ta khởi
xướng, lãnh đạo.
Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Lênin vĩ đại (1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khẳng định: “Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta, những người cách
mạng và nhân dân Việt Nam, không chỉ là cái “cẩm nang” thần kỳ, không
những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới
thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và chủ nghĩa cộng sản”.
Công cuộc đổi mới đất nước cũng đã chứng minh sinh động một chân lý: đổi
mới không phải là từ bỏ hoặc xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin
19
về CNXH. Vấn đề trước hết là phải đổi mới tư duy, nhận thức về CNXH và con
đường đi lên CNXH trên cơ sở kết hợp “cái phổ biến” với “cái đặc thù” trong

điều kiện cụ thể của quốc gia, dân tộc Việt Nam.
Cho đến nay, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã bước đầu hình thành được trên
những nét cơ bản một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, làm cơ sở khoa học cho đường lối
của Ðảng, góp phần bổ sung và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa với phương thức “phát triển rút ngắn” nhằm đạt tới mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực tiễn hai mươi năm
đổi mới đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài, đã hoàn thành
những nhiệm vụ cơ bản của chặng đường đầu của thời kỳ quá độ và bước sang
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu,
đã có không ít người hoài nghi tính đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin về chủ
nghĩa xã hội. Các thế lực phản động quốc tế coi sự sụp đổ đó là “sự cáo chung”
của toàn bộ lý luận mác xít về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ và khả năng
quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong tình hình
cực kỳ khó khăn phức tạp như vậy, công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo đã thể hiện mạnh mẽ sức sống của chủ nghĩa xã
hội hiện thực và thu được những thành tựu ngày càng to lớn. Thắng lợi của
đường lối đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hai
mươi năm qua đã cho thấy, những luận điểm, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là cơ sở lý luận, là
kim chỉ nam cho mọi hành động trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau
nhiều năm xây dựng ch ủ nghĩa xã hội việt nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn
trong Chính sách đối ngoại.
20
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất
cả các châu lục (Châu Á - Thái Bình Dương: 33, Châu Âu: 46, Châu Mĩ: 28,

Châu Phi: 47, Trung Đông: 16), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị
lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan
hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ
thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt
Nam đóng vai trò là ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP,
UNFPA và UPU. Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời sống chính trị quốc
tế đã được thể hiện thông qua việc tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh
Cộng đồng Pháp ngữ năm 1997, Hội nghị cấp cao ASEAN năm 1998, Hội thảo
quốc tế về hợp tác và phát triển Việt Nam và châu Phi năm 2003. Năm 2004,
Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao ASEM vào tháng 10. Năm 2006, Việt Nam
đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 11. Từ ngày 11 tháng
1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội
nhập với nền kinh tế quốc tế.Ngày 16 tháng 10 năm 2007, tại cuộc bỏ phiếu
diễn ra ở phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Việt Nam chính
thức được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Đối với TRUNG QUỐC:
Ngày 1-10-1949 nước CHND Trung Hoa thành lập. Năm mươi năm qua, dưới
sự lãnh đạo của ĐCS, nhân dân Trung Quốc đã đoàn kết nhất trí, gian khổ phấn
đấu, xây dựng Trung Quốc từ một nước nghèo nàn lạc hậu thành một nước
XHCN bước đầu phồn vinh thịnh vượng. Đặc biệt là trong 20 năm cải cách mở
cửa vừa qua, với sự chỉ đạo của lý luận Đặng Tiểu Bình, sự nghiệp xây dựng
CNXH ở Trung Quốc đã bước vào thời kỳ phát triển mới. Trong bài viết ngắn
này, tôi muốn tập trung giới thiệu những thành tựu Trung Quốc đã thu được
trong chính sách mở cửa đối ngoại.
Ngay sau khi nước Trung Hoa mới ra đời, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã chỉ rõ:
nhân dân Trung Quốc mong muốn hợp tác hữu nghị với nhân dân các nước trên
thế giới, khôi phục và phát triển quan hệ thông thương quốc tế, vì công cuộc
21

phát triển sản xuất và phồn vinh kinh tế. Nhưng do sự hạn chế về điều kiện lịch
sử, nên trong một thời gian tương đối dài, Trung Quốc chủ yếu chỉ có một số
quan hệ giao lưu kinh tế mậu dịch với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
Mười năm Đại cách mạng văn hóa lại làm cho kinh tế đối ngoại của Trung
Quốc bị phá hoại nghiêm trọng.
Hội nghị Trung ương 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc năm 1978 đã xác lập đường
lối xây dựng kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa, phát triển kinh tế
quốc dân, đẩy mạnh công cuộc xây dựng hiện đại hoá XHCN. Đồng chí Đặng
Tiểu Bình đã nói: “Kinh nghiệm chứng minh rằng: đóng cửa để xây dựng là
không thể thành công được, sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời
khỏi thế giới”. Căn cứ vào tư tưởng chỉ đạo đó của đồng chí Đặng Tiểu Bình,
Đảng và chính phủ Trung Quốc, trong một thời gian tương đối ngắn, đã đưa ra
một loạt những quyển sách quan trọng về mở cửa đối ngoại. Tháng 7-1979,
Trung Quốc đã thực hiện những chính sách đặc biệt và biện pháp ưu đãi đối với
hoạt động kinh tế đối ngoại của hai tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến. Tháng 5-1980
quyết định thành lập các Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ
Môn. Tháng 5- 1984 mở cửa 14 thành phố cảng ven biển: Đại Liên, Tần Hoàng
Đảo, Thiên Tân, Diên Đài, Thanh Đảo, Liên Vân Cảng, Nam Thông, Thượng
Hải, Ninh Ba, Ôn Châu, Phúc Hải. Năm 1988 thành lập Đặc khu kinh tế toàn
tỉnh Hải Nam. Năm 1990 quyết định khai phát và mở cửa Phố Đông của
Thượng Hải. Tháng 8-1992 lại quyết định mở cửa 5 thành phố ven sông Trùng
Khánh, Nhạc Dương, Vũ Hán, Cửu Giang, Vu Hồ, lấy phố Đông Thượng Hải
làm đầu tàu. Đồng thời mở cửa 15 thành phố tỉnh lỵ: Cáp Nhĩ Tân, Trường
Xuân, Hukhơhao ( thủ phủ Khu tự trị Nội Mông ), Thạch Gia Trang, Thái
Nguyên, Hợp Phì, Nam Xương, Trịnh Châu, Trường Châu, Thành Đô, Quý
Dương, Tây An, Lan Châu, Tây Ninh, Ngân Xuyên. Đến đây, một cục diện mở
cửa ra mọi hướng ở Trung Quốc đã bước đầu hình thành.
Qua 20 năm mở cửa đối ngoại, mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc đã phát
triển nhanh chóng. Năm 1978 tổng giá trị mậu dịch xuất nhập khẩu của cả nước
chỉ có 20,6 tỷ USD. Năm 1997 đã lên tới 325,06 tỷ USD. Mậu dịch đối ngoại

Trung Quốc trong mậu dịch thế giới từ vị trí 32 năm 1978 vươn lên vị trí thứ 11
năm 1992, năm 1997 lại lên vị trí thứ 10. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã được ưu
22
hoá rõ rệt. Tỷ trọng các mặt hàng chế tạo công nghiệp xuất khẩu trong tổng
ngạch xuất khẩu năm 1978 là 45,2%, năm 1997 tăng lên 86,9%. Năm 1998,
trong tình hình bùng nổ cơn khủng hoảng tài chính châu á kéo dài và xảy ra nạn
lũ lụt nghiêm trọng trong nước, tổng ngạch xuất nhập khẩu mậu dịch đối ngoại
của Trung Quốc vẫn đạt 323,9 tỷ USD, chỉ giảm 0,4% so với năm 1997. Hiện
nay, những đối tác buôn bán với Trung Quốc đã phát triển tới 227 quốc gia và
khu vực. Tính đến cuối năm 1998, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt 144,9 tỷ
USD, tăng 5 tỷ USD so với năm 1997.
Sử dụng vốn ngoại đã trở thành một bộ phận quan trọng, gắn liền với nền kinh
tế quốc dân của Trung Quốc. Nhất là từ sau năm 1992 tới nay, lĩnh vực thu hút
vốn ngoại ở Trung Quốc không ngừng được mở rộng, quy mô không ngừng
được gia tăng, trình độ không ngừng được nâng cao. Từ năm 1993 đến năm
1997, trong 5 năm liền, Trung Quốc là nước thu hút vốn ngoại nhiều nhất trong
các nước đang phát triển, so trên toàn cầu thì Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ.
Tính đến cuối năm 1998, đã có 324.712 xí nghiệp vốn ngoại đầu tư trực tiếp vào
Trung Quốc đã được phê chuẩn, tổng số vốn ngoại theo hợp đồng là 572,52 tỷ
USD, tổng số vốn doanh nghiệp hải ngoại đầu tư trực tiếp đã được sử dụng trên
thực tế là 267,45 tỷ USD. Hiện nay có 145.000 xí nghiệp do doanh nghiệp hải
ngoại đầu tư trực tiếp đã đi vào hoạt động, số người làm việc là 17,5 triệu
người.
Nhìn lại quá trình mở cửa đối ngoại ở Trung Quốc 20 năm qua, chúng tôi càng
thấy rõ: không mở cửa, không cải cách, thì sẽ không có lối ra, sự nghiệp hiện
đại hóa đất nước sẽ không có hi vọng. Thế nhưng mở cửa đổi ngoại như thế
nào, lại là một vấn đề cần nghiên cứu cẩn thận, một khi chủ trương chính sách
sai lầm, sẽ dẫn tới những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Qua thực tiễn, chúng tôi
đã rút ra kết luận: Mở cửa đối ngoại không thể xa rời con đường XHCN.
Căn cứ vào đường lối cơ bản của ĐCS Trung Quốc trong giai đoạn đầu của

CNXH, một mặt phải lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, các công việc khác
đều phải phục tùng và phục vụ cho trung tâm đó; mặt khác phải kiên trì 4
nguyên tắc cơ bản, tức là kiên trì con đường XHCN, kiên trì chuyên chính dân
chủ nhân dân, kiên trì sự lãnh đạo của ĐCS, và kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin,
23
tư tưởng Mao Trạch Đông. Thực tế lịch sử đã cho chúng tôi biết, chỉ có CNXH
mới cứu được Trung Quốc, chỉ có CNXH mới phát triển được Trung Quốc. Bản
thân việc mở cửa đối ngoại không phải là mục đích, mà chỉ là một biện pháp.
Mục đích căn bản của mở cửa đối ngoại là ở chỗ đẩy nhanh phát triển sức sản
xuất xã hội, đẩy nhanh việc thực hiện chiến lược hiện đại hoá, xây dựng CNXH
mang đặc sắc Trung Quốc một cách tốt hơn. Đúng như đồng chí Đặng Tiểu
Bình đã nói: “Trung Quốc cần phải mạnh dạn tiếp thu và học tập tất cả những
thành quả văn minh mà xã hội loài người đã sáng tạo nên, tiếp thu và học tập tất
cả các phương thức kinh doanh, những phương pháp quản lý tiên tiến phản ánh
quy luật sản xuất hiện đại hoá của các nước trên thế giới ngày nay, kể cả các
nước TBCN”. “ Nhưng chúng ta quyết không học tập và tiếp thu chế độ
TBCN, quyết không học tập và tiếp thu những thứ xấu xa, độc ác ”.
Tuy TQ và VN có những sự khác biệt nhất định trên nhiều phương diện,nhưng
công cuộc cải cách ,mở cửa ở TQ và VN có những nét tương đồng sau đây:
- Đã từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang kinh tế thị trường
XHCN (TQ) hoặc theo định hướng XHCN (VN), kinh tế nhà nước là chủ
đạo; sở hữu cổ phần được xem là hình thức chủ yếu của chế độ công
hữu(TQ), hoặc doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chúc kinh tế phổ
biến (VN); đa dạnh hóa hình thức phân phối, xem trọng phân phối theo lao
động, bảo đảm quyền kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp,
không phân biệt đối xử, gía cả, tỉ giá lãi suất do thị trường xác định có sự
điều tiết của nhà nước, phát triển đồng bộ các loại thị trường từ hàng hóa đến
dịch vụ, thị trường chứng khoán, thục hiện các chương trình phúc lợi xã hội
rộng lớn, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn môi trường…
- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN theo hướng xây dựng hệ thống luật

pháp ngày càng tương đồng với hệ thống luật pháp hiện đại, đặc biệt là phù
hợp với những cam kết quốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, sự can thiệp
vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng quản lý vĩ mô, gia
tăng sự phân quyền cho các địa phương; thực hiện chế độ dân chủ nói chung,
đặc biệt là ở các cơ sở theo hướng công khai, minh bạch, gia tăng sự giám
sát của các cấp, của công luận, của quốc hội, của hđnd các cấp, của các tổ
chức xã hội, tinh giản bộ máy và biên chế…
24
- Xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm các ngành nghề,
văn hóa, tôn giáo, xã hội… các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong
các lĩnh vực mà nhà nước không với tay tới như từ thiện, cứu trợ người
nghèo…
- Hội nhập quốc tế sâu rộng tham gia vào các hầu hết các tổ chức quốc tế,
LHQ các tổ chức khu vực đặc biệt là đã gia nhập WTO, trở thành những
quốc gia tích cực trong hội nhập khu vực ASEAN, Đông Á.
- Bảo đảm sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các mặt. Sự lãnh đạo và cầm
quyền của Đảng đang được đổi mới theo hướng khoa học, dân chủ và hiệu
quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của TQ,VN.
Tổng kết gần 30 năm cải cách mở cửa của TQ, đại hội XVII Đảng cộng sản
Trung Quốc tháng 10 năm 2007 đã khẳng định: Cuộc cải cách đại mở cửa chưa
từng diễn ra trong lịch sử đã huy động tính tích cực của hàng trăm triêu người
khắp các địa phương, làm cho nước ta thực hiện thành công bước ngoặt lịch sử
vĩ đại từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ sang kinh tế thị trường
XHCN tràn đầy sức sống, từ đóng cửa hé cửa đến mở cửa toàn diện… Thực tế
chứng minh một cách hùng hồn rằng, cải cách, mở cửa là sự lựa chọn then chốt
của vận mệnh Trung Quốc đương đại, là con đường tất yếu phát triển CNXH
đặc sắc TQ, thực hiện chấn hưng dân tộc TQ vĩ đại; chỉ có CNXH mới cứu
được TQ phát triển được cnxh và phát triển được CN Mác.
Tổng kết 20 năm đổi mới của VN (1986 - 2006), Đại hội X của Đảng cộng sản

VN tháng 4 năm 2006 đã khẳng định: “Để đi lên CNXH, chúng ta phải phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm
nền tẳng tinh thần xã hội; xây dụng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết
dân tộc; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạng; bảo đảm vững chắc quốc
phòng an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
25

×