Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

thuyết trình các nhà kinh tế học đã thay đổi lịch sử của chúng ta như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.51 KB, 4 trang )

Các nhà kinh tế học đã thay đổi lịch sử của
chúng ta như thế nào
Có một câu chuyện hài hước về các nhà kinh tế học như thế này: có ba nhà kinh tế học đi săn
vịt, người thứ nhất bắn từ phía trước con vịt, cách nó 20 mét, người thứ hai bắn từ phía sau
con vịt, cách nó 20 mét, còn người thứ ba thì nói rằng "Tuyệt thật, thế là chúng ta đã có vịt
để ăn".
Giờ thì hãy gác chuyện hài
này sang một bên, và thừa
nhận một thực tế rằng có rất
nhiều nhà kinh tế học đã làm
được những điều không ai
tin nổi, cũng có một số
người đã có những đóng góp
to lớn cho lịch sử ngành tài
chính cũng như mang lại
những giá trị lớn lao cho xã
hội. Trong bài viết này xin
được giới thiệu đôi nét về 5 nhà kinh tế học vĩ đại, và những cống hiến to lớn của họ cho lịch
sử.
1. Adam Smith (1723-1790)
Ông là một nhà triết học và là một nhà kinh tế chính trị học người Scotlen. Ông nổi tiếng bởi
cuốn sách "Nguồn gốc của cải của các quốc gia" - The wealth of nation (1776) đây là một
trong những tác phẩm ra đời sớm nhất và nổi tiếng nhất về thương mại và công nghiệp, được
công nhận là có đóng góp to lớn cho các
nguyên lý kinh tế học hiện đại.
Adam Smith kịch liệt phản đối chủ nghĩa
trọng thương và ủng hộ cho tự do thương
mại, và chính điều này là một thách thức
đối với những hàng rào thuế quan bảo hộ
đương thời. Adam Smith đôi khi còn
được coi là cha đẻ của thương mại hiện


đại trong nền kinh tế toàn cầu. Hãy thử
tưởng tượng xem cuộc sống này sẽ tẻ nhạt
và nhịp sống này sẽ chậm rãi biết bao
nhiêu nếu hoạt động ngoại thương bị ngăn
cấm. Vào giai đoạn cuối đời, phần lớn các
bản thảo của Smith đã bị hủy, chỉ còn lại
một số tác phẩm, vì thế chúng ta đã không
có cơ hội để chạm đến các tác phẩm cuối
cùng của ông.
2. David Ricardo (1772 to 1823)
Những đóng góp của Ricardo cho lịch sử kinh tế học có lẽ mang tính thực tiễn nhiều hơn
Smith. Ngay từ năm 14 tuổi, Ricardo đã theo cha lên làm việc trên sàn chứng khoán London
(London Stock Exchange), và nhanh chóng trở thành một bậc thầy trong đầu cơ chứng khoán
và bất động sản.
Ông là người con thứ 3 trong một gia đình Bồ Đào Nha gốc Do Thái có 17 người con. Có lẽ
chính gia đình ông là nguồn động lực rất mạnh mẽ thúc đẩy ông trên con đường sự nghiệp.
Sau khi đọc cuốn sách của Adam Smith có tựa đề "Nguồn gốc của cải của các quốc gia" vào
năm 1799, Ricardo ngay lập tức cảm thấy yêu thích kinh tế học, mặc dù đến tận 10 năm sau
đó bài báo đầu tiên về kinh tế của ông mới được đăng tải. Ricardo được cả thế giới biết tới
bởi quan điểm cho rằng các quốc gia trên thế giới nên tiến hành chuyên môn hóa để đạt được
lợi ích lớn hơn. Ông cũng đồng thời đưa ra những lập luận phản đối chủ nghĩa bảo hộ, tuy
nhiên những quan điểm giá trị nhất của Ricardo là về các khoản thuế, thuê nhà đất, lương
bổng và lợi nhuận bằng cách chỉ ra rằng các chủ đất đã cướp không của cải của người lao
động, và tô thuế thì nói chung chẳng ích gì cho xã hội.
Năm 1819 Ricardo trở thành thành viên của nghị viện Anh, đại biểu cho một thành phố của
Ireland. Một thiệt thòi đối với Ricardo cũng như cả thế giới đó là ông đã sống một cuộc đời
quá ngắn ngủi. Tác phẩm vĩ đại của ông mang tên "Bàn luận về ảnh hưởng của giá cả thấp tới
lợi nhuận chứng khóan" (Essay on the Influence of a Low Price of Corn on the Profits of
Stock - 1815) là tiếng nói đấu tranh yêu cầu chính phủ Anh bãi bỏ các điều luật hạn chế sự
phát triển và thịnh vượng của quốc gia.

3. Alfred Marshall (1842 to 1924)
Marshall sinh tại London, và mặc dù ước muốn ban
đầu của ông là trở thành một thầy tu, nhưng những
thành công của ông tại trường đại học Cambridge đã
đưa ông đến với con đường nghiên cứu và học thuật.
Marshall có thể là một trong những nhà kinh tế ít
được biết tới nhất trong số các nhà kinh tế học vĩ đại
bởi ông không phải là tác giả của bất cứ một lý thuyết
kinh tế kinh điển nào, tuy nhiên ông rất đáng được
vinh danh bởi những nỗ lực nhằm áp dụng phương pháp toán học vào kinh
tế, biến kinh tế học thành một môn khoa học thực sự chứ không chỉ mang
tính triết học đơn thuần.
Mặc dù chú trọng vào toán học, Marshall vẫn cố gắng để đưa các tác phẩm
của mình tới được với những người bình thường. Cuốn sách có tựa đề
"Economics of Industry" xuất bản năm 1879 sau đó đã được giảng dạy nhiều
tại các trường đại học của Anh và trở thành một trong các môn học chính
thống. Sau đó Marshall đã phải mất gần 10 năm để hoàn tất tác phẩm
"Nguyên lý kinh tế học" - 1890 và được công nhận là một trong những tác
phẩm quan trọng nhất của ông, trong đó những mô hình đường cung, đường
cầu, chi phí biên, lợi nhuận biên đã được tập hợp và biểu diễn một cách hệ
thống và logic, làm nền tảng cho các mô hình kinh tế sau này.
4. John Maynard Keynes (1883 to 1946)
Mọi người đôi khi gọi ông là gã khổng lồ không chỉ bởi thân hình cao lớn của ông mà còn
bởi những đóng góp lớn lao của ông cho lịch sử kinh tế tài chính. Keynes đã nhận chức vụ
giảng viên tại trường đại học Cambridge mà vị trí này lại được chính Alfred Marshall tài trợ.
Ông còn được biết tới vì đã ủng hộ chính phủ can thiệp vào chính sách tiền tệ để giảm thiểu
những tác động tiêu cực của suy thoái, khủng hoảng cũng như bùng nổ kinh tế. Trong suốt
cuộc chiến tranh thế giới thứ I, ông làm việc dưới sự bảo trợ của quân đội anh và quân đồng
minh, sau đó là đại diện tại hiệp ước hòa bình ký kết tại
Versailles.

Keynes đã gần như bị trắng tay sau cuộc đại khủng hoảng năm
1929, nhưng sau đó ông lại tìm được cơ may cho chính mình.
Năm 1936 ông cho xuất bản cuốn sách "General Theory of
Employment, Interest and Money" (Lý thuyết chung về lao
động, lãi suất và tiền tệ) như là một lời đáp trả đối với cuộc
đại suy thoái, khuyến khích chính phủ chi tiêu nhiều hơn nữa
để thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư. Đây cũng được coi là bước
khởi đầu của lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại.
5. Milton Friedman (1912 - 2006)
Milton Friedman là người con thứ 4 trong gia đình Do Thái nhập cư từ Austria-Hungary. Sau
khi lấy được bằng cử nhân nghệ thuật tại Rutgers và bằng thạc sĩ tại đại học Chicago, ông
làm việc cho New Deal - một loạt các dự án do tổng thống Franklin D. Roosevelt đề ra để
tăng cường niềm tin của dân chúng đối với sự hồi phục kinh tế sau cuộc đại suy thoái. Mặc
dù thu được nhiều lợi ích từ New Deal song Friedman lại phản đối lại các chương trình cũng
như biện pháp kiểm soát giá cả của nhà nước.
Milton Friedman ủng hộ việc giảm thiểu vai trò của nhà nước trong một thị trường tự do, tạo
ra sự thông thoáng trong môi trường chính trị và xã hội. Ý tưởng này đã được thể hiện rõ
thông qua cuốn sách "Capitalism and Freedom" (Chủ nghĩa tư bản và tự do) xuất bản năm
1962. Có lẽ điều làm cho người ta nhớ đến ông nhiều nhất đó là những nỗ lực của ông trong
việc thúc đẩy việc hình thành một thị trường tự do và thị trường tiền tệ hiện đại. Năm 1976
Friedman đoạt giải Nobel về khoa học kinh tế, năm 1988 ông có bài phát biểu trước các sinh
viên và học giả Trung Quốc tại San Francisco và đây được coi là một phần trong quá trình cải
cách kinh tế của Trung Quốc.
Milton Friedman đã đóng ba vai trò trong đời
sống tri thức thế kỷ 20. Một Friedman nhà kinh
tế của các nhà kinh tế, người đã viết những phân
tích mang tính kỹ thuật và ít nhiều không mang
tính chính trị về hành vi của người tiêu dùng và
lạm phát. Một Friedman người rao bán chính
sách, người đã tham gia vận động cho chính

sách trọng tiền trong nhiều thập kỷ - cuối cùng
cũng chứng kiến Cục dự trữ Liên bang và Ngân
hàng Trung ương Anh đã làm theo học thuyết
của ông vào cuối thập niên 70, rồi từ bỏ một vài
năm sau đó vì nó không thể vận hành trơn tru. Cuối cùng, là một Friedman nhà tư tưởng,
người truyền bá vĩ đại học thuyết về thị trường tự do.
Tất cả những nhà kinh tế học trên đây đã có những ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đối với thế
giới nhưng chỉ có thời gian mới có thể cho chúng ta biết họ đã ảnh hưởng tới những nhà kinh
tế học đương đại như thế nào, ảnh hưởng và góp phần hình thành nên thế giới của chúng ta ra
sao. Có rất nhiều các nhà kinh tế học đang từng ngày từng giờ làm việc cật lực để đưa ra
những ý tưởng, những nguyên lý kinh tế mà họ thấy sẽ có ích cho xã hội. Có những người đã
được vinh danh và tên tuổi cũng như công trình của họ còn mãi, có những người tên tuổi bị
lãng quên dần theo thời gian. Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm tạo ra một xã hội tốt đẹp cho tất
cả mọi người thì bao giờ
cũng sống mãi.

×