Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CHƯƠNG 1 Tổng quan nghiên cứu ĐTPT Đạm Hà Bắc 2006 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.45 KB, 6 trang )

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chính đầu tư phát triển đã quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi
doanh nghiệp. Tuy nhiên, để công tác thực hiện đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
trở nên có hiệu quả nhất thì lại là một vẫn đề không hề đơn giản đối với tất cả các
doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và vận hành của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam, thì khái niệm đầu tư phát triển
không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp, song để có thể thực hiện hiệu quả các nội
dung của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp đối với mọi doanh nghiệp
không phải là dễ dàng.
Hiện nay trong ngành sản xuất và kinh doanh phân bón tại nước ta, các doanh
nghiệp kinh doanh chủ yếu là tự sản xuất – thực hiện thương mại và nhập khẩu để kinh
doanh, nhập khẩu để sản xuất – thực hiện thương mại. Hiện nay trên thị trường có 06
sản phẩm phân bón được các doanh nghiệp kinh doanh, chủ yếu là: Phân urê; SA
(sulphat amon), kali, DAP, NPK, lân; trong đó phân SA và Kali chưa sản xuất được
phải nhập khẩu 100%, DAP đáp ứng khoảng 30%, NPK, đạm urê và phân bón chứa
lân có thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước
(1)
.
Trong lĩnh vực sản xuất phân bón hiện nay có 02 đơn vị lớn là Tập đoàn Hóa
chất Việt Nam và Tổng Công ty phân bón và Hóa chất Dầu khí thực hiện sản xuất và
cung ứng sản phẩm phân bón các loại cho thị trường. Trong khi đó, thị phần nhập khẩu
được phân chia đều cho một số đơn vị lớn như: Công ty Phân bón Việt Nhật, Công ty Cổ
phần Vi Na Cam, Công ty Cổ phần Vật tư nông sản, Tổng CT Phân bón và Hóa Chất Dầu
khí, Công ty Cổ phần XNK Hà Anh,…
Dự báo trong năm 2014, mặc dù trong nước đã chủ động được nguồn cung một
số sản phẩm phân bón như NPK, urê, phân bón chứa lân thì Việt Nam vẫn phải nhập
khẩu khoảng 50% tổng nhu cầu phân bón cho sản xuất. Dự báo trong tương lai các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt đối với
các sản phẩm sản xuất của các đơn vị trong nước và sản phẩm nhập khẩu giá rẻ của


Trung Quốc; cụ thể đối với sản phẩm phân urê trong nước sản xuất được 2,23 triệu tấn
trong khi nhu cầu chỉ khoảng 2 triệu tấn, trong khi đó Trung Quốc dự báo tồn kho
(1)
Công văn số 4370/BCT-HC ngày 22/5/2014 về việc quản lý phân bón nhập khẩu.
khoảng 19 triệu tấn.
Trước tình hình khó khăn của ngành phân bón như hiện nay thì trong năm
2014, dự báo kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất và kinh doanh phân
bón sẽ giảm so với các năm trước, nguyên nhân chủ yếu từ việc cung vượt cầu và giá
phân bón trên thị trường liên tục giảm. Khi đó, hoạt động đầu tư phát triển trong doanh
nghiệp sản xuất phân bón là cần thiết với các hoạt động đầu tư theo chiều sâu làm tăng
năng suất, chất lượng của sản phẩm (Ure, photphat và NPK) hoặc đầu tư theo chiều
rộng như xây dựng các dây chuyền sản xuất loại phân bón mà thị trường trong nước
chưa sản xuất được như SA, Kali,…
Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc được chính phủ quan tâm
đầu tư xây dựng từ những năm 1975 và là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sản xuất phân
đạm urê trong giai đoạn từ 1975 – 2003. Tuy nhiên, khi ngành nông nghiệp còn nhiều
tiềm năng thì nhiều doanh nghiệp đã quan tâm và thực hiện đầu tư nhà máy và công
nghệ sản xuất đạm urê. Từ năm 2003 tới nay, ngành công nghiệp sản xuất đạm trong
nước có thêm 03 đơn vị sản xuất và kinh doanh đạm urê (Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau,
Đạm Ninh Bình) với công nghệ hiện đại, sản lượng cao và chất lượng tốt hơn, cơ bản
đảm bảo nhu cầu sử dụng đạm urê trong nước hạn chế thấp nhất việc nhập khẩu. Đứng
trước thách thức phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả thì trong giai đoạn 2006 – 2013,
Công ty Đạm Hà Bắc đã thực hiện nhiều hoạt động đầu tư phát triển nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm, sản xuất ra sản phẩm mới, ô nhiễm môi trường. Kết
quả và hiệu quả doanh thu, lợi nhuận, sản lượng sản xuất cơ bản đạt kết quả tốt trong
giai đoạn này. Trong năm 2013 Công ty được vinh danh tôp 100 doanh nghiệp tiêu
biểu xuất sắc. Những kết quả và hiệu quả trên cho thấy hoạt động đầu tư phát triển của
Công ty đã phát huy và đạt được những thành quả cụ thể, tuy nhiên vẫn còn một số
hạn chế như khả năng huy động vốn, hiệu quả đầu tư chưa cao.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế thị trường hiện nay thì mỗi

doanh nghiệp đều cần phải quan tâm tới thực hiện đầu tư phát triển. Trong lĩnh vực
phân bón thì việc đầu tư phát triển trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tớ là
rất quan trọng. Mặc dù vậy, hoạt động đầu tư phát triển lại không phải việc dễ
dàng, muốn hoạt động đầu tư phát triển mang lại những kết quả tốt, hiệu quả đầu tư
cao lại đòi hỏi một quá trình nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm thực tế và vận dùng
phù hợp với tình hình thực tế từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng năm tiếp
theo.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển đối với các doanh
nghiệp sản xuất, tôi chọn đề tài: “Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH MTV Phân
đạm và hóa chất Hà Bắc giai đoạn 2006 – 2020” cho luận văn của mình với mong
muốn đóng góp những ý kiến của mình cho hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty
TNHH MTV Phân đạm và hóa chất Hà Bắc trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết về đầu tư phát triển của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
Hóa chất.
- Phân tích đánh giá thực trạng về hoạt động đầu tư phát triển của Công ty TNHH
MTV Phân đạm và hóa chất Hà Bắc.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường đầu tư phát triển tại Công ty
TNHH MTV Phân đạm và hóa chất Hà Bắc.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động đầu tư phát triển của Công ty TNHH MTV
Phân đạm và hóa chất Hà Bắc.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty Công ty TNHH
MTV Phân đạm và hóa chất Hà Bắc giai đoạn 2006 – 2013.
 Về lý luận:
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và hệ thống hóa
những vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư phát triển của Công ty TNHH MTV Phân
đạm và hóa chất Hà Bắc trong nền kinh tế thị trường, trước yêu cầu cạnh tranh và
hội nhập quốc tế.
- Đưa ra các đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển, những nhân tố ảnh

hưởng, các điều kiện để thực hiện hoạt động đầu tư phát triển có hiệu quả tại các
doanh nghiệp sản xuất hiện nay, làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động đầu tư
phát triển trong các doanh nghiệp sản xuất.
 Về thực tiễn:
- Đánh giá tổng quan về hoạt động đầu tư phát triển của các doanh nghiệp sản
xuất phân bón làm rõ những đặc điểm và vai trò của hoạt động này đối với sự tồn tại
và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty TNHH
MTV Phân đạm và hóa chất Hà Bắc; Từ đó nêu lên những tồn tại và nguyên nhân
trong hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty, giúp cho Công ty xác định rõ hơn
phương hướng, chiến lược trong hoạt động đầu tư phát triển của mình trong thời gian
tới.
 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất những giải pháp phù hợp
nhằm hoàn thiện hoạt động hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty TNHH MTV Phân
đạm và hóa chất Hà Bắc. Các giải pháp đề xuất là những giải pháp trực tiếp đối với
công ty từ đó tăng cường hoạt động đầu tư hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty
TNHH MTV Phân đạm và hóa chất Hà Bắc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: Phương pháp thống kê, phương
pháp tổng hợp để thu thập, xử lý, tổng hợp số liệu về hoạt động đầu tư phát triển tại
công ty. Phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, so sánh, bảng biểu để phân tích
số liệu, đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty giai đoạn 2006 – 2013.
1.5. Tổng quan các công trình liên quan
Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động thường xuyên diễn ra và có những tác
động mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế. Hoạt động
đầu tư phát triển giúp mỗi doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao năng
lực sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật… Nhận thức được vai trò đó, các doanh
nghiệp đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển trong những năm qua. Đã có nhiều tác
giả nghiên cứu về hoạt động đầu tư phát triển tại công ty. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có
những quan điểm, đối tượng và góc độ khác nhau để nghiên cứu đánh giá từ đó đưa ra

những giải pháp giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ngày càng vững mạnh.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã tìm hiểu, nghiên
cứu một số công trình có liên quan đến đề tài này. Tiêu biểu là các công trình sau:
 Luận văn thạc sĩ: “Đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam – Thực trạng và
giải pháp” của tác giả Nguyễn Thị Phương Châm.
Trong phần trình bày của mình, tác giả tập trung vào phân tích các nội dung
chủ yếu sau đây:
Tác giả chủ yếu phân tích về mặt tổng quan tình hình hoạt động đầu tư phát triển
ngành chè Việt Nam trong thời gian 2000-2003, bao hàm các nội dung về đầu tư phát
triển chè nguyên liệu, đầu tư cho công nghệ chế biến, đầu tư phát triển hệ thống cơ sở
hạ tầng phục vụ vùng chè, đầu tư cho hoạt động Marketing sản phẩm, đầu tư phát triển
nguồn nhân lực và thực trạng huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành chè,
những ý kiến của các chuyên viên trong và ngoài ngành chè, những ý kiến đóng góp
của các chuyên gia nước ngoài cho hoạt động đầu tư phát triển ngành chè.
 Luận văn thạc sĩ “Tình hình đầu tư phát triển ngành Công nghiệp Dệt May
quốc doanh thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội” của tác giả Lê Quang Vinh.
Trong phần trình bày của mình, tác giả chủ yếu tập trung phân tích vào các
nội dung chủ yếu sau:
Tác giả tập trung phân tích về phân tích tình hình đầu tư phát triển ngành dệt
may quốc doanh Hà Nội thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội đồng thời đưa ra phương
hướng và giải pháp tiếp tục đầu tư ngành Dệt may quốc doanh Hà Nội thuộc sở
Công nghiệp Hà Nội.
1.6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất: Đề tài hệ thống hóa được đầu tư phát triển trong doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh phân bón.
Thứ hai: Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty
TNHH MTV Phân đạm và hóa chất Hà Bắc. Từ đó rút ra nguyên nhân tại sao đầu tư
phát triển tại Công ty TNHH MTV Phân đạm và hóa chất Hà Bắc nói riêng và các
Công ty trong cùng Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nói chung hiệu quả đầu tư chưa
cao.

Thứ ba: Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư phát triển của
Công ty TNHH MTV Phân đạm và hóa chất Hà Bắc.
Thứ tư: Phân tích phương hướng, triển vọng và các giải pháp nhằm đẩy
mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty TNHH MTV Phân đạm và hóa chất Hà
Bắc.
1.7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và các danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 4 chương, như sau:
- Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm hóa chất và sản phẩm hóa chất.
- Chương 3: Thực trạng hoạt động đầu tư tại Công ty TNHH MTV Phân đạm và
hóa chất Hà Bắc giai đoạn 2006 - 2020.
- Chương 4: Một số giải pháp hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty TNHH
MTV Phân đạm và hóa chất Hà Bắc.

×