TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
LƯƠNG VĂN DŨNG
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM (QUA KHẢO SÁT
THỰC TIỄN TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU
SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI)
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS-TS Trần Việt Tiến
HÀ NỘI, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ PGS.TS. Trần Việt Tiến. Những số liệu, nội dung nghiên
cứu và kết quả thể hiện trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả
Lương Văn Dũng
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
5
1.1. Một số vấn đề về quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu…………. 5
1.1.1. Quan niệm về thuế và quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu… 5
1.1.2. Đặc điểm của quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu………… 8
1.2. Các bộ phận cấu thành, những nhân tố ảnh hưởng và tầm quan trọng
của cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu……………………
12
1.2.1. Quan niệm về cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu… 12
1.2.2. Các bộ phận cấu thành cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu…………………………………………………………………………
14
1.2.3. Những nhân tổ ảnh hưởng đến cơ chế quản lý thuế đối với hàng
hóa nhập khẩu……………………………………………………………
22
1.2.4. Tầm quan trọng của cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu………………………………………………………………………
26
1.3. Kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý thuế hàng
hóa nhập khẩu của một số quốc gia và đơn vị có một số thu ngân sách
lớn…………………………………………………………………………
30
1.3.1. Kinh nghiệm về hoàn thiện cơ chế quản lý thuế hàng nhập khẩu ở
một số quốc gia và ở trong nước…………………………………………
30
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý
thuế đối với hàng hóa nhập khẩu………………………………………….
33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ
THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI
QUAN CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI
36
2.1. Khái quát về Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài… 36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Hải quan Cửa khẩu
Sân bay Quốc tế Nội Bài………………………………………………….
36
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Cửa
khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài…………………………………………….
38
2.2. Tình hình thực hiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài………………
42
2.2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật, chính sách và các quy định quản lý 42
thuế đối với hàng hóa nhập khẩu………………………………………….
2.2.2. Thực trạng quy trình quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu…… 46
2.2.3. Thực trạng phương pháp quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. 49
2.2.4. Thực trạng về kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý thuế đối
với hàng hóa nhập khẩu…………………………………………………
52
2.3. Đánh giá việc thực hiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài………….
54
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được……………………………………… 54
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế………………………. 58
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU Ở
VIỆT NAM
66
3.1. Những cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế
quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam……………………
66
3.1.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế …………………………… 66
3.1.2. Xu hướng của hàng hóa nhập khẩu………………………………… 69
3.1.3. Mục tiêu quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam
trong thời gian tới…………………………………………………………
70
3.2. Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu ở Việt Nam…………………………………………………………
72
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý thuế nhập khẩu đối
với hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam……………………………………
74
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quản
lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu……………………………………….
74
3.3.2. Xây dựng quy trình quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phù
hợp với điều kiện nước ta và quốc tế……………………………………
77
3.3.3. Hoàn thiện phương pháp quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu 80
3.3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu…………………………………………………………………………
82
3.3.5. Nâng cao hiệu quả của bộ máy và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý
thuế đối với hàng hóa nhập khẩu………………………………………….
84
3.3.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông
tin và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu…………………………………………………………………………
86
3.3.7. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về thuế cho
đối tượng nộp thuế………………………………………………………
89
KẾT LUẬN………………………………………………………………. 91
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA Asean free tax Area: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC Asia Pacific Economic Co – Operation: Diễn đàn hợp tác kinh
tế Châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN Association of South – East Asian Nations: Hiệp hội các nước
Đông Nam Á
BTA Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
CBCC Cán bộ công chức
CEPT Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
CIF Cost Insurance & Freight: Tiền hàng bảo hiểm và cước phí
CKD Bộ linh kiện xe 2 bánh gắn máy đồng bộ
C/O Certificate of Origin: Giấy chứng nhận xuất xứ
DAF Delivery At Frontier: Giao hàng tại biên giới
VAT Value Added Tax: Thuế giá trị gia tăng
FOB Free On Board: Giao hàng lên tàu
FTA Free Trade Area: Khu vực tự do thương mại
GATT General Agreement on Tariffs and Trade: Hiệp định chung về
thuế quan và mậu dịch
GDP Gross Domestic Product:Tổng sản phẩm quốc nội
GTT01 Hệ thống quản lý giá tính thuế của TCHQ
HS
Công ước Quốc tế và Hệ thống hài hoà mô tả và mã hàng hoá
(Hazmonized commodity description and coding System).
IMF International Moneytary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế
MFN Most Favoured Nation: Quy chế đối xử tối huệ quốc
NPL Nguyên phụ liệu
NSXXK Nhập để sản xuất hàng xuất khẩu
SKD Bộ linh kiện xe 2 bánh gắn máy rời, không đồng bộ
TTĐB Thuế tiêu thụ đặc biệt
XNK Xuất nhập khẩu
NGC Nhập gia công
WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới
WCO World Customs Organization: Tổ chức Hải quan thế giới
BTA Hiệp định thương mại Việt nam – Hoa kỳ
VNACCS/VCI
S
Viet Nam Nippon Automated Customs Clearence System/
Vietnam Customs Intelligent System: Hệ thống xử lý và thông
quan điện tử của Hải quan Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
2.1. Kim ngạch nhập khẩu/Tổng kim ngạch XNK tại Chi cục Hải quan Cửa
khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài………………………………………
42
2.2. Số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu
Sân bay Quốc tế Nội Bài ………………………………………………….
49
2.3. Số lượng tờ khai làm thủ tục NK tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân
bay Quốc tế Nội Bài……………………………………………………….
53
2.4. Tổng hợp số thu thuế thu được qua các năm…………………………. 56
2.5. Thống kê số lương tờ khai nhập khẩu hoàn thành thủ tục……………. 58
2.6. Số nợ thuế tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài 63
2.7. Số tờ khai hủy tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội
Bài…………………………………………………………………………
65
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài 39
Sơ đồ 2.2. Quy trình quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu…………… 46
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
LƯƠNG VĂN DŨNG
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM (QUA
KHẢO SÁT THỰC TIỄN TẠI CHI CỤC HẢI QUAN
CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI)
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS-TS Trần Việt Tiến
HÀ NỘI, NĂM 2013
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam gia nhập
WTO, tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương, hoạt động
xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng về mọi mặt. Việc gia nhập WTO, gia nhập vào ASEAN
là cơ hội nhưng cũng là thách thức to lớn cho chúng ta về tất cả các ngành, lĩnh vực đặc
biệt là lĩnh vực kinh tế, quản lý kinh tế. Đối với ngành Hải quan với chức năng là “người
gác cửa” của nền kinh tế thì thách thức mà việc hội nhập sâu sắc với nền kinh tế thế giới,
vùng càng lớn. Việc gia nhập sớm tổ chức Hải quan thế giới (WCO) tờ năm 1993, thực
hiện hiệp định trị giá GATT/WTO từ năm 2002 nhưng khi gia nhập WTO, thực hiện
AFTA-ASEAN thì có rất nhiều điều phải làm để thực hiện các cam kết.
Các cam kết quốc tế như: Hiện đại hoá Hải quan, đơn giản hoá thủ tục hành chính,
tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, thực hiện yêu cầu về an ninh,
chống khủng bố quốc tế, thực thi quyền sở hữu trí tuệ , cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết
AFTA và đặc biệt trị giá GATT theo hiệp định đã ký kết.
Tham gia vào xu thế chung đó, trong những năm qua Chi cục Hải quan CKSBQT
Nội Bài đã không ngừng nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp hiểu và thực hiện đúng các quy định về pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đặc
biệt là nhập khẩu. Giúp giải quyết các vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi tối đa
trong khuôn khổ cho phép cải cách thủ tục hành chính, trên cơ sở đó góp phần thu hút đầu
tư nước ngoài, tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu, đẩy mạnh kim
ngạch xuất nhập khẩu của TP Hà Nội cũng như của đất nước trong xu thế hội nhập và phát
triển kinh tế quốc tế.
Thực hiện cơ chế quản lý thu thuế và chỉ tiêu thuế đạt được là một trong những
nhiệm vụ chính của Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài. Việc thực hiện chỉ tiêu thu thuế
mỗi năm trên 1000 tỷ VNĐ là một sự cố gắng lớn của CBCC của Chi cục.
Việc thực hiện công tác thu thuế phụ thuộc vào tình hình kinh tế chung và hoạt động
xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái, doanh nghiệp
thua lỗ, phá sản hàng loạt thì hoàn thành chỉ tiêu thuế là một thách thức không nhỏ cho Chi
cục Hải quan CKSBQT Nội Bài. Việc gia nhập WTO, thực hiện cam kết theo lộ trình thì
Việt Nam cần phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu hàng ngàn dòng hàng hàng hoá của
các nước tham gia AFTA- WTO.
ii
Ngoài ra quá trình cải cách hiện đại hoá thủ tục hải quan, triển khai thủ tục hải quan
điện tử trong toàn ngành Hải quan đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát
triển, rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá nhưng mặt khác cũng tạo ra sức ép cạnh
tranh gay gắt giữa các đơn vị trong ngành Hải quan với việc tìm cách thu hút doanh nghiệp
đến làm thủ tục tại đơn vị mình để đảm bảo chỉ tiêu thu thuế được giao.
Xác định tầm quan trọng của việc thu hoàn thành chỉ tiêu thu thuế và cải cách thủ tục
hành chính – hiện đại hóa hải quan của Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài là một trong
những nhiệm vụ chính trị quan trong nhất. Do đó, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện cơ chế
quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi
cục Hải quan CKSBQT Nội Bài)”.
Luận văn có những đóng góp sau:
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học và hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn
luận văn có những đóng góp sau:
Thứ nhất, luận văn đã khái quát những vấn đề cơ bản về thuế nhập khẩu ,quản lý
thuế nhập khẩu và cơ chế quản lý thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập quốc tế và chính
sách cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Thuế nhập khẩu (Import duty) là khoản thuế mà Chính phủ đánh vào hàng hóa nhập
khẩu nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và để thực hiện các mục tiêu đề
ra trong từng thời kỳ nhất định
Quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là tổng thể các cách thức mà cơ quan Hải
quan thực hiện theo pháp luật về thuế tác động vào hoạt động nhập khẩu theo những mục
tiêu mà Nhà nước đã đặt ra trong từng thời kỳ nhất định.
Từ những khái niệm về thuế nhập khẩu và quản lý thuế nhập khẩu luận
văn đã rút ra khái niệm về cơ chế quản lý thuế nhập khẩu như sau:
Cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là tổng thể các quy định pháp lý, quy
trình, các phương thức…cũng như vị trí, vai trò, mối quan hệ hữu cơ của các bộ phận cấu thành đó
để thực hiện quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với những điều kiện cụ thể nhất
định nhằm đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu ngành Hải quan đã đặt ra trong từng thời kỳ
nhất định.
Thứ hai, luận văn đã phân tích các yếu tố cấu thành cơ chế quản lý thuế
nhâp khẩu đối với hàng hóa : hệ thống pháp luật, chính sách và các quy định
liên quan, quy trình quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát , thanh tra
iii
thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Trên cơ sở đó luận văn làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý
thuế đối với hàng hóa nhập khẩu: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và các
qui định của các hiệp định mà Việt nam ký kết tham gia ,cải cách thủ tục hành
chính trong lĩnh vực Hải quan; Môi trường quản lý thuế đối với hàng hóa
nhập khẩu; Tổ chức bộ máy quản lý và trình độ năng lực của cán bộ quản lý
thuế đối với hàng hóa nhập khẩu .
Luận văn cũng lý giải sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý thuế
đối với hàng hóa nhập khẩu đó là: tạo điều kiện để quản lý thuế đối với hàng
hóa nhập khẩu hiệu quả, hoàn thành chỉ tiêu thu thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu được giao, tăng thu cho NSNN; góp phần hoàn thiện hệ thống thông
quan điện tử, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta. Qua đó phát huy
vai trò tích cực của thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trong việc ổn định kinh
tế , trật tự an toàn xã hội , hoàn thiện cơ chế quản lý thuế nhằm phát huy vai
trò tích cực của cải cách thủ tục hành chính hải quan .
Luận văn tham khảo kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản, Hải quan Singapore và
Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện cơ
chế quản lý thuế, giám sát, thủ tục hải quan điện tử, cải cách thủ tục hành chính ở nước ta :
Công tác quản lý thuế không thể thực hiện trong thời kỳ hội nhập nếu không dựa vào
tin học hóa, vì tất cả các khâu trong quá trình thông quan từ trước, trong và sau thông quan
đều dựa vào cơ sở dữ liệu, qua máy tính để quản lý làm thủ tục hải quan và khai thác.
Nhân tố nguồn lực là nhân tố quyết định sự thành công trong tất cả quá trình làm thủ
tục hải quan thì con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của cơ
chế quản lý, cải cách thủ tục hành chính.
Việc CBCC Hải quan được đào tạo cơ bản, có nghiệp vụ vững vàng có giáo dục đạo
đức tốt kết hợp với trang thiết bị công nghệ sẽ tạo tiền đề trong việc quản lý thuế nói riêng
và lĩnh vực hải quan nói chung.
Cần hợp tác chặt chẽ, coi doanh nghiệp là đối tác, đối tượng quản lý của hải quan là
hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và cá nhân, thì luôn coi là đối tác nhằm mục
đích cao nhất là hoàn thành nhiệm vụ, thông quan đúng theo quy định, thu nộp thuế đúng,
iv
đủ, đúng thời gian theo quy định
Chủ động kiến nghị rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan , việc
này phải làm thường xuyên liên tục có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện hệ thống chính
sách về quản lý nhà nước về hải quan , tránh chồng chéo tạo điều có một số bài học rút ra
về cơ chế quản lý thuế nói riêng và hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan nói chung
trong xu thế hội nhập quốc tế .
Tăng cường kiểm tra giám sát hải quan trong tình hình gian lận thương mại, buôn lậu,
vận chuyển trái phép ma túy, vũ khí, hàng cấm nhập khẩu .vv ngày càng phức tạp trong
xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi việc quản lý nói chung càng phải chặt chẽ nhưng cũng tạo
điều kiện cho DN trong việc thông quan hàng hóa.
Việc áp dụng các tiêu chí quản lý rủi ro là cần thiết vì trên cơ sở các dữ liệu thu thập
được sẽ phân loại doanh nghiệp , phân loại hàng hóa để tạo điều kiện tốt nhất việc quản lý.
Thứ ba, luận văn đã phân tích thực trạng vận dụng cơ chế quản lý thuế
đối với hàng hóa nhập khẩu , dựa vào nội dung chương 2, ở Chi cục Hải quan
CKSBQT Nội Bài .
Thực trạng thực hiện pháp luật, chính sách và các quy định quản lý thuế đối với
hàng hoá nhập khẩu.
Thực trạng vận dụng quy trình quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu
Thực trạng vận dụng phương pháp quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu
Thực trạng về việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý thuế đối với
hàng hoá nhập khẩu
Trên cơ sở đó luận văn đánh giá kết quả thực hiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng
hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài chỉ ra những thành tựu, hạn chế
trong thời gian qua và phương hướng khắc phục trong thời gian tới.
Thành tựu đạt được trong thời gian qua :
Thứ nhất, về thực hiện pháp luật, chính sách
Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của đối tượng nộp thuế, cơ quan quản lý thuế
nhằm tăng cường các hoạt động quản lý hoạt động XNK nói chung và quản lý thuế NK nói
riêng.
Góp phần làm minh bạch, luật hóa thủ tục chính sách thuế XNK thúc đẩy hoạt động
XNK phù hợp với các hiệp định kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia theo lộ
trình, cũng như trong khối ASEAN và các hiệp định quốc tế khác.
v
Thứ hai, về vận dụng quy trình quản lý thuế.
Ưu điểm của các quy trình đang thực hiện trong việc quản lý thuế đối với hàng hóa đã
tạo ra một hệ thống liên hoàn các bước công việc phải làm trong quá trình thông quan hàng
hóa, kiểm tra sau thông quan, quy định rạch ròi trách nhiệm của từng khâu ,qua đó công tác
thu thuế đạt được kết quả
Thứ ba, về vận dụng phương pháp quản lý
Về cơ bản, đã quy định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế trước
cơ quan quản lý thuế hải quan, cơ quan Hải quan căn cứ khai báo, kiểm tra việc tính và nộp
thuế của doanh nghiệp thông qua hệ thống khai báo hải quan điện tử. Việc tự khai tự nộp,
tự chịu trách nhiệm về khai báo của mình này buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, để
doanh nghiệp chủ động về hành vi của mình
Thứ tư, về thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý thuế
Việc áp dụng chương trình thủ tục hải quan điện tử trong quá trình làm thủ tục hải
quan cũng như kiểm tra sau thông quan thực sự là một bước tiến, tiếp cận dần với trình độ
của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc kiểm tra, làm thủ tục thông quan đã được
chuẩn hóa phân định trách nhiệm từng cấp từ cấp công chức tiếp nhận đến lãnh đạo Đội và
lãnh đạo Chi cục.
Những hạn chế
Thứ nhất, hạn chế về thực hiện pháp luật, chính sách
Một số quy định về thuế và quản lý thuế NK vẫn còn phức tạp, chưa tương thích và
khoa học như chuẩn mực quốc tế và khu vực mà ta đang trong quá trình hội nhập với mục
tiêu: “Chuyên nghiệp – Minh bạch – Hiệu quả”.
Chính sách quản lý thuế đối với hàng hóa NK hiện hành vẫn dùng công cụ thuế để
thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong đó có chức năng đảm bảo thực hiện các chính
sách xã hội
Luật Quản lý thuế và Luật Hải quan đều áp dụng trong quy định chung về tiến hành
thủ tục hành chính về hải quan trong quá trình thông quan. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện thì có sự khác giữa khai hải quan với khai thuế, hồ sơ hải quan với hồ sơ thuế.
Thông thường hàng hóa NK là đối tượng chịu 02 sắc thuế là thuế NK và
thuế GTGT Tuy nhiên, một số quy định hiện nay về chính sách và quản lý
thuế của 02 sắc thuế này lại khác nhau, gây khó khăn trong việc thực hiện
Thứ hai, hạn chế về quy trình quản lý thuế
vi
Nội dung của một số quy trình đã ban hành hoặc chưa phù hợp với thực tế, còn
chồng chéo, khó thực hiện, cần sửa đổi lại nội dung cho phù hợp. Một số quy trình đáng lẽ
phải được gắn liền với quy trình, thủ tục hải quan thì lại được quy định riêng biệt, tách rời
là chưa hợp lý, gây chồng chéo, không có cơ sở để phân biệt, xác định từng công việc và
các bước thích hợp của từng công việc
Thứ ba, hạn chế về thực hiện phương pháp quản lý thuế
Trong phương thức áp dụng quản lý rủi ro
Trong phương thức quản lý hành chính trong quá trình thông quan
Hạn chế về phương pháp tuyên truyền hướng dẫn, đối thoại DN
Thứ tư, hạn chế về kiểm tra giám sát
Chưa coi trọng khâu phúc tập kiểm tra hồ sơ sau khi đã hoàn tất thủ tục thông quan,
chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, khả năng phát hiện các chứng từ bất hợp pháp và gian
lận trong phúc tập còn thấp.
Việc phát hiện gian lận qua mã HS, qua giá còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của
phúc tập và trong toàn bộ quy trình kiểm tra thông quan.
Sở dĩ còn một số hạn chế trên là do nguyên nhân:
Hệ thống văn bản và các chế tài về quản lý thuế còn chồng chéo, bất cập. Nội dung
các sắc thuế còn phức tạp, thủ tục hành chính trong công tác quản lý thuế còn rườm rà, gây
khó khăn cho doanh nghiệp.
Năng lực của bộ máy quản lý thuế, chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức làm
công tác thuế còn một số hạn chế
Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, đối thoại với doanh nghiệp chưa được coi trọng
đúng mức.
Cơ sở vật chất và hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thuế đối với hàng
hóa nhập khẩu còn thiếu thốn.
Thứ tư, luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý
thuế đối với hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam.
Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt
nam phải thực hiện như sau:
Đặt trong tổng thể chung của chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành hải quan,
ngành tài chính và cả nền hành chính Nhà nước ta.
Đảm bảo phù hợp với cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung và góp phần ổn
định nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách
vii
Đảm bảo có lộ trình cụ thể hợp lý tránh dập khuôn máy móc đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở
Việt Nam.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quản lý thuế đối với
hàng hoá nhập khẩu.
Xây dựng quy trình quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu phù hợp với điều kiện
nước ta và quốc tế.
Hoàn thiện phương pháp quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Nâng cao hiệu lực của bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý thuế đối với
hàng hóa nhập khẩu .
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin và hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về thuế đối với hàng hóa
nhập khẩu cho đối tượng nộp thuế.
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu về vấn đề “Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu ở Việt Nam -Qua khảo sát thực tế tại Chi cục HQCK SBQT Nội Bài)” để hoàn thành
được mục đích đề ra, luận văn có những nghiên cứu và khẳng định những nội dung cơ bản
sau:
1. Khái quát chung những lý luận cơ bản về thuế xuất nhập khẩu nói chung, cơ chế
quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu, đặc điểm vai trò của thuế nhập khẩu, quan niệm về thuế
đối với hàng hóa nhập khẩu, những nhân tố ảnh hưởng, các bộ phận cấu thành, các qui
trình quản lý thuế, đóng góp của thuế nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế xã hội . Sự
cần thiết khách quan của cơ chế quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu, tầm quan trọng của cơ
cơ quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Phân tích những kinh nghiệm hay, điển hình của các mô hình quản lý thuế hàng
hóa nhập khẩu tại một số đơn vị cửa khẩu Hải quan trong nước và một số nước khác, từ đó
rút ra những kinh nghiệm để phục vụ tăng cường cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa
nhập khẩu qua đường hàng không trong thời kỳ Việt Nam ký kết tham gian các hiệp định
và hội nhập kinh tế, quốc tế.
viii
2. Trên cơ sở lý luận chung về quản lý thuế, phân tích thực trạng cơ chế quản lý
thuế đối với hàng hóa nhập khẩu qua đường hàng không tại Chi cục Hải quan CKSBQT
Nội Bài trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, gia nhập WTO, ASEAN/AFTA chính thức.
Phân tích thực trạng về thực tiễn chính sách pháp luật về quản lý thuế đối với hàng hóa
nhập khẩu, quy trình kiểm tra giám sát hải quan, tổ chức thực hiện về thu thuế, công tác
tham vấn xác định trị giá.
Định giá việc thực hiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, những
thành tựu đạt được, hạn chế tồn tại trong tất cả các khâu, quy trình. Từ đó rút ra ra kinh
nghiệm đề xuất các phương hướng về giải pháp nhằm tăng cường cơ chế quản lý thuế đối
với hàng hóa nhập khẩu qua đường hàng không.
3. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực tiễn và lý luận về cơ chế quản lý thuế đối với
hàng hóa nhập khẩu qua CKSBQT với các nước trên thế giới, luận văn đề ra phương
hướng và nhóm giải pháp nhằm tăng cường cơ chế quản lí thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu, trong thời gian trước mắt và tầm nhìn đến năm 2020. Để thực hiện tốt các giải pháp
đó, bên cạnh tác giả của luận văn còn đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, và các
ngành có liên quan nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đặc biệt của ngành
HQ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
LƯƠNG VĂN DŨNG
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM (QUA KHẢO
SÁT THỰC TIỄN TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU
SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI)
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
ii
HÀ NỘI, NĂM 2013
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam gia
nhập WTO, tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương,
hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng về mọi mặt. Việc gia nhập WTO là cơ
hội nhưng cũng là thách thức to lớn cho chúng ta về tất cả các ngành, lĩnh vực đặc
biệt là lĩnh vực kinh tế, quản lý kinh tế. Đối với ngành Hải quan với chức năng là
người gác cửa của nền kinh tế thì thách thức mà việc hội nhập sâu sắc với nền kinh
tế thế giới, vùng càng lớn. Việc gia nhập sớm tổ chức Hải quan thế giới (WCO) tờ
năm 1993, thực hiện hiệp định trị giá GATT/WTO từ năm 2002 nhưng khi gia nhập
WTO là thành viên chính thức thì có rất nhiều điều kiện phải làm để thực hiện các
cam kết.
Các cam kết quốc tế như: Hiện đại hoá Hải quan, đơn giản hoá thủ tục hải
quan, tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, thực hiện yêu
cầu về an ninh, chống khủng bố quốc tế, thực thi quyền sở hữu trí tuệ và đặc biệt trị
giá GATT theo hiệp định đã ký kết.
Tham gia vào xu thế chung đó, trong những năm qua Chi cục Hải quan
CKSBQT Nội Bài đã không ngừng nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng các quy định về pháp luật trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu đặc biệt là nhập khẩu, giúp giải quyết các vướng mắc, khó
khăn, tạo điều kiện thuận lợi tối đa trong khuôn khổ cho phép cải cách thủ tục hành
chính, trên cơ sở đó góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thuận lợi cho các hoạt
động thương mại xuất nhập khẩu, đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu của TP Hà
Nội cũng như của đất nước trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế.
Thu thuế xuất nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ chính của Chi cục Hải
quan CKSBQT Nội Bài. Việc thu thuế xuất nhập khẩu của ngành Hải quan (trên
90% từ thuế nhập khẩu) luôn đảm bảo khoảng 1/3 tổng số thu ngân sách nhà nước
và năm sau chỉ tiêu giao cũng như thực hiện luôn cao hơn năm trước.
Việc thực hiện công tác thu thuế phụ thuộc vào tình hình kinh tế chung và hoạt
động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái,
2
doanh nghiệp thua lỗ, phá sản hàng loạt thì hoàn thành chỉ tiêu thuế là một thách
thức không nhỏ cho Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài. Việc gia nhập WTO, thực
hiện cam kết theo lộ trình thì Việt Nam cần phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu
hàng ngàn dòng hàng hàng hoá của các nước tham gia ký kết WTO.
Ngoài ra quá trình cải cách hiện đại hoá thủ tục hải quan, triển khai thủ tục hải
quan điện tử trong toàn ngành Hải quan đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập
khẩu phát triển, rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá nhưng mặt khác cũng tạo ra
sức ép cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị trong ngành Hải quan với việc tìm cách
thu hút doanh nghiệp đến làm thủ tục tại đơn vị mình để đảm bảo kế hoạch thu thuế
xuất nhập khẩu.
Xác định tầm quan trọng của việc thu hút thuế xuất nhập khẩu đảm bảo hoàn
thành chỉ tiêu kế hoạch thu thuế xuất nhập khẩu của Chi cục Hải quan CKSBQT
Nội Bài là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trong nhất. Do đó, tôi chọn đề
tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam
(Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài)”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến
việc quản lý nhà nước về Hải quan như:
Luận văn Thạc sỹ: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra của Hải quan Việt
Nam trong điều kiện hội nhập Quốc tế” của Nguyễn Trung Hải K-13- Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân năm 2006.
Luận văn Thạc sỹ: “Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá xuất
nhập khẩu của ngành Hải quan Việt Nam” của Dương Phú Đông K-14 Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân năm 2008.
Luận văn thạc sỹ: “Tăng cường quản lý thuế xuất nhập khẩu đối với hoạt động
gia công cho thương nhân nước ngoài tại Cục Hải quan TP Hải Phòng” của Đặng
Lưu Thu Chung - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2009.
Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” của Nguyễn Dương Hùng - Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2008.
3
Luận văn Thạc sỹ: “Hoàn thiện cơ chế kiểm tra sau thông quan của Hải quan
Việt Nam” của Phạm Chí Thành K-14- Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2008.
Các đề tài trên đều nghiên cứu ở lĩnh vực và quy mô khác nhau, mỗi đề tài đều
có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận mục tiêu khác nhau.
Nhìn chung đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu của ngành Hải quan Việt Nam” của Dương Phú Đông tiếp cận đề tài ở mức vĩ
mô (toàn ngành Hải quan), trong khi mục tiêu nghiên cứu của tác giả đề cập tới
thực thi vai trò quản lý nhà nước theo cơ chế quản lý thuế thu thuế nhập khẩu qua
khảo sát thực tế tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài với số liệu và kinh nghiệm
thực tiễn của cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận
cơ bản vai trò quản lý nhà nước của Hải quan trong lĩnh vực quản lý thuế nhập khẩu
qua cửa khẩu Nội Bài. Tổng hợp các cơ chế quản lý giá tính thuế, các chế tài và các
văn bản quy phạm pháp luật nhằm tránh thất thu thuế, gian lận thương mại, trị giá
khai báo tính thuế.
Phân tích đánh giá, tổng hợp kinh nghiệm, các phương pháp áp dụng trong cơ
chế quản lý thuế nhằm nâng cao vai trò quản lý thuế nhập khẩu tại đơn vị cửa khẩu.
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những lý luận chung quá trình thực thi cơ chế quản lý
thuế trong điều kiện Việt Nam tham gia sâu vào quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế.
Các chính sách thuế xuất nhập khẩu về quản lý giá theo cam kết hiệp định trị giá
GATT, chính sách thuế theo cam kết quốc tế và khu vực mậu dịch tự do ASEAN,
WTO.
Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan tới cơ chế
quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài, số liệu khảo sát từ
năm 2008 đến năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử, phân tích
thực chứng qua số liệu thu thập, phương pháp so sánh đối chiếu, đồng thời sử dụng
4
các phương pháp: diễn giải, tổng hợp, thống kê phân tích đánh giá, nghiên cứu tình
huống. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, các yếu tố ảnh hưởng giữa chính sách
và chỉ tiêu thu thuế.
6. Đóng góp của luận văn:
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học và hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực
tiễn luận văn có những đóng góp sau:
- Trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà
nước về thuế nhập khẩu từ năm 2008 đến nay, nêu bật vai trò của thuế xuất nhập
khẩu đối với nguồn thu ngân sách.
- Làm rõ vai trò Nhà nước trong quản lý thuế nhập khẩu, nội dung và nhân tố
ảnh hưởng đến chính sách thuế nhập khẩu trong việc hội nhập sâu, rộng vào nền
kinh tế quốc tế.
- Từ những nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm ở một số nơi khác trong nước và
nước ngoài về nâng cao vai trò Nhà nước trong quản lý thuế, tác giả rút ra những
bài học kinh nghiệm thực tiễn cơ bản trong việc vận hành cơ chế quản lý thuế đối
với CKSBQT Nội Bài.
- Luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế
quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài nói riêng và trong
lĩnh vực quản lý thuế nhập khẩu nói chung.
7. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, nội dung chính, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý thuế đối với hàng
hóa nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng thực hiện cơ chế quản lý thuế tại Chi cục Hải quan
CKSBQT Nội Bài.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý thuế
đối với hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam .
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
1.1. Một số vấn đề về quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
1.1.1 Quan niệm về thuế và quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
1.1.1.1 Quan niệm về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Sự ra đời của thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời tồn tại và
phát triển của nhà nước. Để trả lời câu hỏi “Thuế là gì?” thì ta phải tìm hiểu khái
quát quá trình lịch sử phát triển của loài người từ thời phong kiến, đặc biệt là từ khi
xuất hiện chủ nghĩa tư bản.
Để hiểu về thuế ta có một số khái niệm sau:
- “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc
thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu trên của nhà
nước” (Mác – Anghen tuyển tập).
- “Thuế là việc nhà nước thu của dân nhưng không bù lại và thuế cấu thành
nên phần thu của chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động
trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu
thuế” (Lênin toàn tập)
Về góc độ kinh tế học thì thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sử
dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực sang khu vực
công.
Về góc độ phân phối thu nhập thì thuế là hình thức phân phối và phân phối lại
tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
Về góc độ người nộp thuế thì thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc đối
với cá nhân hay pháp nhân tổ chức sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật
như vậy ta có thể hiểu: thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể
nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang
tính hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích của toàn xã hội.
Hệ thống pháp luật về thuế được coi là phù hợp không chỉ nhìn một cách phiến
diện vào số lượng các luật thuế nhiều hay ít, vào mục tiêu đơn thuần là động viên
6
tài chính vào ngân sách nhà nước mà phải phân tích một cách toàn diện, chặt chẽ
với yêu cầu phát triển kinh tế, với đời sống xã hội, không đối lập với quyền lợi và
khả năng đóng góp của nhân dân.
Theo tính chặt chẽ điều tiết của thuế thì thuế được phân thành thuế trực thu và
thuế gián thu trong đó:
- Thuế tổng hợp là loại thuế đánh vào tất cả các thành phần của cơ sở thuế mà
không có trường hợp ngoại lệ, không có miễn giảm thuế.
- Thuế có lựa chọn là loại thuế chỉ đánh vào một phần nhất định của cơ sở
thuế.
- Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế đồng thời là
một.
- Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không phải
là một. Người nộp thuế là người sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó còn
người chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ đó. Từ những nội dung trên, có
thể nêu lên khái niệm tổng quát về thuế như sau:
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước
theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công
cộng.
Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển dẫn đến quan hệ mua bán trao đổi
hàng hóa giữa các quốc gia diễn ra ngày càng tăng, mỗi một quốc gia độc lập có chủ
quyền đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu
biên giới nước mình.
Theo một số tài liệu của các nước thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thường có
tên gọi chung là thuế quan (Customs duty). Đây là loại thuế mà các nước dùng để
đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu nhằm huy động nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước, bảo hộ sản xuất và can thiệp vào quá trình hoạt động ngoại thương,
buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia.
Theo từ điển Luật học: “Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián
thu đánh vào các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới”.
7
Theo từ điển Kinh tế học (Anh- Việt giải thích): “Thuế nhập khẩu (Import
duty) là khoản thuế mà Chính phủ đánh vào sản phẩm nhập khẩu. Thuế nhập khẩu
được sử dụng để tăng nguồn thu cho Chính phủ và bảo vệ các ngành sản xuất trong
nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài”.
Qua các quan niệm trên, có thể rút ra, thuế nhập khẩu (Import duty) là khoản
thuế mà Chính phủ đánh vào hàng hóa nhập khẩu nhằm huy động nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước và để thực hiện các mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ nhất
định
1.1.1.2. Quan niệm về quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Quản lý là điều khiển chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào
những quy luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận
động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Quản lý thuế là hoạt động quản lý gắn liền với cơ quan thuế - một tổ chức Nhà
nước có tư cách pháp nhân công quyền. Do đó, quản lý thuế là một hình thức quản
lý công. Quản lý thuế gồm khâu hành pháp và tư pháp về thuế.
Quản lý thuế gồm những hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, thuộc
lĩnh vực hành pháp và tư pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp, với các chức năng
nhiệm vụ quyền hạn do luật định, nhằm thực hiện chính sách thuế đã được cơ quan
có thẩm quyền thông qua. Nói cách khác, quản lý thuế là khâu tổ chức thực hiện
chính sách thuế của cơ quan thuế các cấp, là việc định ra một hệ thống các tổ chức,
phân công trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các
bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế nhằm đạt các
mục tiêu đã đề ra, trong điều kiện môi trường quản lý luôn biến động.
Quản lý thuế là hoạt động của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để tổ
chức, điều hành hệ thống thuế nhằm động viên nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà
nước theo những quy định của pháp luật về thuế.
Từ sự phân tích và các các nội dung khái quát về thuế nhập khẩu như trên ta
có thể đưa ra khái niệm quản lý thuế nhập khẩu của ngành Hải quan như sau: