Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
I.1.1. Cơ sở lý luận:
Trong các trường Mầm Non. trò chơi có vai trò rất lớn trong việc
giáo dục trẻ.nó mang nhiều mục đích giáo dục.Chức năng cơ bản nhất là
thoả mãn và phát triển nhu cầu, năng lực sáng tạo của trẻ.Quá trình đào tạo
nhân cách văn hoá của mỗi con người ngay từ lúc còn nhỏ Trò chơi còn
làm thoả mãn nhu cầu vận động, nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, nhu
cầu giao tiếp con người với con người, giữa con người với thiên nhiên.Còn
góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, giáo dục các chuẩn
mực xã hội. Muốn giờ học được sôi nổi không căng thẳng và mệt mỏi, nhằm
đạt kết quả cao thì phải lồng ghép trò chơi vào các hoạt động vui chơi, để
khai thác hết vai trò giáo dục của trò chơi trong việc giáo dục trẻ. Không có
chơi thì không thể phát triển được.Đồng thời để đáp ứng nhu cầu đổi mới
phương pháp dạy học theo yêu cầu của Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng
Cộng Sản Việt Nam( Khoá VIII) đã nêu rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương
pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp
tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và
phương pháp hiện đại vào trong quá trình dạy học đảm bảo thời gian học và
tự học của học sinh”.
Vì vậy khi đưa trò chơi xen kẽ vào trong tiết học sẽ tạo nên một
không khí vui tươi phấn khởi, gây hứng thú, kích thích tích cực, chủ động
học tập của trẻ. Bởi thế mà việc tìm hiểu, nghiên cứu về trò chơi ở bất cứ
môn nào cung lồng ghép được. Quan trọng cô giáo cần coi trọng sự vui chơi
của trẻ trong các giờ học diễn ra một cách nhẹ nhàng “ học mà chơi- chơi mà
học”.
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
1
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
I.1.2. Cơ sở thực tiến
Hiện nay trò chơi trong các trường mầm non nói chung. Nhất là các
trường miền núi. Vùng sâu vùng xa, điều kiện học tập của trẻ chưa thuận lợi
như những trẻ vùng đồng bằng, thành phố. Nó có nhiều nguyên nhân như cơ
sở vật chất, phương pháp dạy học, cách tổ chức lớp học, sân chơi học tập
cho trẻ, cách dùng từ địa phương và và sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, sự
bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là cách
thức tổ chức một tiết học, phần nhiều giáo viên dạy một tiết học và tổ chức
trò chơi không được coi là quá trình cơ bản, mà phần lớn được coi là quá
trình bất buộc. Hiểu thì đơn giản như thế nhưng khi tổ chức nó là một công
cụ sắc bén, nó phục vụ đắc lực trong phần củng cố lại kiến thức mới của
bài. Do đó đoì hỏi người giáo viên cần phải có kinh nghiệm và biện pháp cải
tiến, đổi mới hình thức dạy học- học thiết thực , tăng cường tổ chức trò chơi
phù hợp với bài dạy để gúp trẻ củng cố lại kiến thức mới và cũ qua các môn
học. Đặc biệt đối với trẻ mẫu Giáo thì việc tổ chức trò chơi trong các môn
học là một vẫn đề quan trọng, nó trở thành một nhu cầu cần thiết để trẻ mở
rộng thêm kiến thức bài học. Do đó việc tổ chức trò chơi qua các môn học
cho trẻ là một yêu cầu quan trọng đang được các nhà khoa học quan tâm và
chú trọng đến.
Là một cán bộ quản lý ở miền núi tôi luôn trăn trở để tìm ra cách dạy
học phù hợp với địa phương để hướng dẫn giáo viên, khi dạy trẻ làm cho trẻ
thấy được giờ học thoải mãi như một giờ chơi, trẻ sẽ được thể hiện mình
thông qua viêc học mà chơi –chơi mà học. Từ lý do đó nên tôi chọn nghiên
cứu đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn
học cho trẻ mẫu giáo” Trường PTCS Đại Dực.
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
2
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
I.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu, điều tra cụ thể tình
hình tổ chức các hoạt động trò chơi thông qua các giờ học ở nhà trường
mầm non nói chung và trường PTCS đại Dực nói riêng. Từ đó đưa ra các ý
kiến đề xuất, những giải pháp khắc phục và tồn tại khó khăn, gúp giáo viên
có thêm kĩ năng tổ chức các hoạt động trò chơi, tạo nên nhiều hình thức hoạt
động phong phú góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho trẻ.
I.3.Thời gian - địa điểm:
I.3.1.Thời gian:
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 10/ 2009 đến tháng 4/2010.
I.3.2.địa điểm:
Trường PTCS Đại Dực - khối mẫu giáo.
I.3.3.Phạm vi đề tài:
I.3.3.1.Giới hạn đối tượng nghiên cứu:
“ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học
cho trẻ mẫu giáo”
I.3.3.2.Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Trường PTCS Đại Dực - Huyện Tiên Yên
I.3.3.3.Giới hạn về khách thể khảo sát:
Trẻ mẫu giáo tại các lớp mẫu giáo Khe lục- Khe quang -Phà giác- Khe
ngàn.
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
I.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Nghiên cứu đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến vẫn đề nghiên
cứu, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp. So sánh mô hình hoá để rút ra
những vẫn đề lý luận có tính định hướng làm cơ sở để giải quyết các nhiệm
vụ nghiên cứu.
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
3
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
I.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiến.
Nghiên cứu điều tra thực tiến qua dự giờ, phiếu điều tra, thông qua
phỏng vẫn giáo viên và trẻ để làm nền cho quá trình nghiên cứu. đề ra những
giải pháp nang tính khả thi nhất.
I.4.3. Phương pháp điều tra.
Tìm hiểu thực trạng dạy các yếu tố khi trẻ chơi mắc phải nhằm phát
hiện các vẫn đề cần giải quyết xác định tính phổ biến, nguyên nhân chuẩn bị
cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
Thông qua việc trao đổi bàn bạc với giáo viên, trẻ và phụ huynh học
sinh nhằm nắm bắt thu nhập về tài liệu và các thông tin về tình hình thực tế
có liên quan đến nội dung và tài liệu nghiên cứu.
I.4.4. Phương pháp trò chơi.
Là phương pháp được sử dụng trong đề tài khi tổ chức dạy thực
nghiệm. Qua phương pháp này đã giúp cho giáo viên biết được kết quả của
đề tài đang nghiên cứu.
I.4.5. Phương pháp đàm thoại.
Trao đổi với giáo viên về những thuận lợi, khó khăn trong việc soạn
giảng, dạy học và cách sử dụng phương pháp hiện nay.
I.4.6. Phương pháp quan sát.
Thông qua các tiết dự giờ, thao giảng trên lớp có thể quan sát trực tiếp
tình hình học tập của trẻ trong một tiết học. Qua đó biết được khả năng tiếp
thu bài, nắm bắt kiến thức qua bài giảng. Bên cạnh đó tiếp thu học tập của
giáo viên và phát hiện ra những hạn chế trong bài giảng của giáo vên.
I.4.7. Phương pháp thực nghiệm.
Để kiểm nghiệm được tính khả thi và tác dụng của các bài đã thiết kế
qua các bài điều chỉnh cho hợp lý nhằm đạt được kết quả cao khi tổ chức các
trò chơi cho trẻ ở các môn học của trẻ mẫu giáo.
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
4
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
I.5. Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiến.
Trong lĩnh vực khoa học nói chung, giáo dục chiếm một vị trí quan
trọng. giáo viên vừa cung cấp cho trẻ những hiểu biết về tri thức khoa học
của con người, vừa hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ. Điều mà chúng ta
ai cũng biết, giáo dục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật.
Trong nhà trường mầm non, cùng với những môn học đã được xen kẽ các
trò chơi cũng góp phần đáng kể trong việc hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
Những trò chơi đó, thực hiện sinh động và giúp trẻ tiếp thu bài một cách
nhanh chóng.
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
5
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Chương 1 : TỔNG QUAN
“ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học
cho trẻ mẫu giáo”
II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu :
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc tổ chức trò chơi cho trẻ ở
các môn học nhưng tôi thấy vấn đề này được đề cập đến chưa sâu lắm nên
tôi đã nghiên cứu và ứng dụng vào giảng dạy để hướng dấn giáo viên dạy
cho trẻ mẫu giáo vùng cao nơi tôi đang công tác.
Đi tìm cơ sở khoa học của việc tổ chức trò chơi trước tiên phải giải
đáp một số câu hỏi đặt ra: vì sao phải hướng dẫn giáo viên tổ chức trò chơi
cho trẻ mẫu giáo?
Chúng ta đều biết rằng: Ở mẫu giáo tất cả các lớp, trò chơi là món ăn
tinh thần không thể thiếu được của trẻ, gúp cho trẻ lĩnh hội được các tri thức
một cách nhanh chóng, có óc tư duy tưởng tượng, có tư tưởng đạo đức, biết
giải trí giải lao qua các trò chơi để phục vụ cho mình. Chính vì thế ở lứa tuổi
này, trẻ học theo cách “ học mà chơi – chơi mà học”.Yêu cầu về kỉ luật
không quá nghiêm đối với trẻ. Như ở lớp phải thường xuyên đua trò chơi
vào các môn học. Với một thời lượng 30 phút cho một tiết học cũng gây
căng thẳng cho trẻ vậy những trò chơi này cần được xen kẽ vào trong tiết
học hoặc giữa 2 tiết học với nhau sẽ giúp trẻ tránh được căng thẳng, tạo cho
trẻ hứng thú niềm vui trong học tập, duy trì khả năng chú ý của các trẻ trong
tiết học.
II.1.2. Cơ sở lí luận:
Khi nghiên cứu đề tài giáo viên phải nghiên cứu để hiểu được một số
thuật ngữ trong đề tài
Tổ chức: Là cách thức, phương pháp dạy học
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
6
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
Trò chơi : là hình thức học tập dưới dạng có nội dung củng cố kiến
thức mới và cũ, bài tập được thiết kế như một trò chơi có thắng thua, thưởng
phạt
* Trò chơi là gì?
Trò chơi: là cách thức, hình thức học tập nang lại kết quả cao được tổ
chức dưới nhiều dạng chơi.
Cách tổ chức trò chơi ở trường là một yếu tố cơ bản. Phương pháp tổ
chức trò chơi có nhiệm vụ cung cấp cho trẻ tính năng động, tính sáng tạo,
hoạt bát nhằm lôi cuốn trẻ tham gia vào giờ học tốt hơn, hiểu sâu hơn vẫn đề
gây được hứng thú các môn học cho trẻ. Phương pháp và cách thức tổ chức
này sẽ được tiến hành hoạt động xen kẽ các môn học trong chương trình.
Trò chơi là thứ thuốc. Là món ăn tinh thần đối với trẻ mẫu giáo mà không
mất tiền mua. Tự ta có thể “sản xuất” được .
Trò chơi không chỉ là một công cụ dạy học mà nó còn là một con
đường xuyên suốt quá trình dạy học của cô và trò. Nó tạo ra một cảm giác tự
tin, thoải mãi. Có sự sáng tạo, nhanh trí, óc tư duy, tưởng tượng của trẻ. dạy
kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên hướng dẫn cho trẻ
hoàn thành tốt phẩm chất của một con người mới xã hội chủ nghĩa.
* Ý nghĩa của trò chơi:
Phần những kinh nghiệm cho thấy con người muốn tồn tại trong cuộc
sống, gắn bó với đời sống học tập, lao động sản xuất, các nghiên cứu có kết
quả cao cũng phải thông qua một số trò chơi. Việc lĩnh hội tri thức thông
qua trò chơi khiến trẻ thoải mãi, tự tin trong học tập, lôi kéo cộng đồng cùng
tham gia vào trò chơi với trẻ, không gây ức chế cho trẻ, khơi dậy ở trẻ ước
mơ cao đẹp, đẩy mạnh sức sáng tạo, bồi dưỡng tâm hồn, nuôi đưỡng ý trí và
biết hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho cô và trò. Nếu học không
biết giải trí vui chơi qua các hoạt động chơi thì trẻ nhàm chán dẫn đến kết
quả giờ học không cao.
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
7
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
Chính vì thế mà trò chơi có một ý nghĩa to lớn trong trường mẫu giáo,
nó trở thành nhu cầu cần thiết của trẻ. Bước đầu trẻ hiểu được “ học mà
chơi, chơi mà học”. Sau khi ý thức được việc học qua trò chơi sẽ giúp trẻ
chiếm lĩnh được những tri thức qua bài học cụ thể, đồng thời nó là chiếc cầu
nối tạo được trong các hoạt động chơi cho phù hợp. Trò chơi là một sợi chỉ
đỏ xuyên suốt, tô đậm mầu hồng của trẻ trong thời đại văn minh. Hướng cho
trẻ óc tưởng tượng phong phú, có lòng say mê. Tham gia vào giờ học tích
cực.
Vậy phương pháp tổ chức trò chơi trong các môn học có tầm quan
trọng rất lớn đến sự tưởng tượng, tư duy, sáng tạo và phát triển thời đại mới.
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
8
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
II.2. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ VẪN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.2.1.Thực trạng việc tổ chức chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào trong
các môn học cho trẻ mẫu giáo trường PTCS Đại Dực.
II.2.1.1.Vài nét về địa bàn nghiên cứu:
Để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành điều tra ở
trường PTCS Đại Dực- Tiên Yên - Quảng Ninh và thấy có những khó khăn,
thuận lợi sau:
* Thuận lợi:
Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, yêu nghề mến trẻ, có tinh
thần trách nhiệm cao. Hầu hết giáo viên đều đạt trình độ từ chuẩn trở
lên.Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xã và phòng giáo dục
huyện. Bản thân tôi là một cán bộ quản lý tôi luôn xác định rõ vai trò, trách
nhiệm, luôn gương mẫu để làm tốt nhiệm vụ của người quản lý.
* Khó khăn:
Trường PTCS Đại dực là một trường nằm cách xa trung tâm huyện
Tiên Yên 25 km, học sinh chiếm 100% là học sinh dân tộc sán chỉ, dân cư
không tập trung, trình độ dân trí thấp, người dân chủ yếu sống bằng nghề
nông.Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.Sự bất
đồng ngôn ngữ giưa cô và trẻ.
Giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và chương trình. Ít
chịu suy nghĩ tìm tòi đọc thêm sách tham khảo khác, chưa có nhiều kinh
nghiệm tổ chức các hoạt động trò chơi.Chưa sử dụng linh các phương pháp
trò chơi trong các tiết dạy.
II.2.1.2.Thực trạng việc tổ chức trò chơi trong các tiết học khối mẫu
giáo Trường PTCS đại Dực
Qua tìm hiểu dự giờ đầu năm (tháng 10/2009 )ở một số lớp cho thấy
giáo viên tổ chức trò chơi trong tiết dạy như sau:
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
9
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
Tên
lớp
Tổng
số
trẻ
sTố
trẻ
Trẻ mạnh dạn Trẻ chưa mạnh
dạn
Kết quả giờ dạy Ghi
chú
Số trẻ % Số trẻ % Tốt Khá Đạt YC
Phà
giác
13 5 38 8 62 12% 18% 70% trẻ bé
nhiều
Khe
lục
20 8 40 12 60 13% 20% 67% trẻ bé
nhiều
Khe
quang
14 4 28 10 72 8% 15% 77% Trẻ bé
nhút
nhát
Khe
ngàn
19 7 36 12 64 7% 12% 81% Trẻ bé
nhút
nhát
Ví dụ: cho trẻ làm quen với chữ cái A Ă Â
1. Ổn định tổ chức.
- Giáo viên cho trẻ hát bài “ cháu yêu bà”
- Giáo viên giơ thẻ chữ O Ô Ơ cho trẻ đọc
2. Giảng bài:
* Cho trẻ làm quen với chữ A.
- Cô cho trẻ quan sát tranh quả na- và cho trẻ đọc từ quả na.
- Cho trẻ tìm chữ giống nhau.
- Cô giới thiệu chữ A và cô phát âm mẫu.
- cô cho cả lớp phát âm.(A)
- Cho tổ - nhóm phát âm.
* Làm quen với chữ Ă,Â.
Các bước tương tự như chữ A.
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
10
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
- Cho trẻ quan sát tranh, cái ấm, cái khăn, cho trẻ đọc từ dưới tranh.
- Tìm chữ đã học.
- Cô giới thiệu chữ mới và phát âm mẫu.
- Cho trẻ phát âm chữ cái ă,â.
* So sánh sự giống và khác nhau.
- Chữ a và chữ ă có gì giống và khác nhau.
- Chữ a và chữ â có gí giống và khác nhau.
3. Trò chơi:
- Tìm chữ theo yêu cầu của cô.
4. Kết thúc tiết học.
- Giáo viên củng cố.
- Nhận xét giờ học.
II.2.2. Đánh giá thực trạng.
Qua quá trình tìm hiểu và điều tra về thực trạng giảng dạy môn chữ
cái nói chung và ở các môn học nói riêng như dự giờ thăm lớp, hình thức
tổ chức chơi, soạn giáo án . Tôi đánh giá thực trạng như sau:
* Quan điểm của giáo viên về tổ chức trò chơi qua các môn học:
Nhìn chung tất cả giáo viên mẫu giáo đều rất coi trọng trò chơi trong
dạy học. Cụ thể khi tôi giải đáp về vai trò của chơi thì hầu hết giáo viên
đều cho rằng: Trò chơi rất quan trọng với trẻ mẫu giáo,trẻ rất hiếu động,
khích thích nhảy múa vui đùa, ham chơi. Khi xen trò chưivào các môn
học các em rất ham học, nắm kiến thức tốt hơn. Vì thế mà đã có 90%
giáo viên đã khẳng định được đưa trò chơi vào các môn học là rất quan
trọng và gúp giờ học sôi nổi.
* Cách tiến hành tổ chức trò chơi:
Kết hợp với sự tìm hiểu của giáo viên các lớp, tất cả giáo viên đều có
câu trả lời : Tuỳ từng bài, từng môn học mà giáo viên tổ chức xen kẽ trò
chơi sao cho phù hợp, để lôi cuốn trẻ vào giờ học.
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
11
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
* Cách tổ chức trò chơi :
Ví dụ tổ chức trò chơi vận động “ Cáo ơi ngủ à”
Giáo viên nói cách chơi: Một bạn làm cáo còn lại các bạn làm thỏ, các
chú thỏ đi ăn cỏ,cáo thấy các chú thỏ đi kiếm ăn đã giả vờ ngủ các chú
thỏ đến gần cáo vùng dậy bắt thỏ.các chú thỏ phải chạy thật nhanh không
bị cáo bắt.
Luật chơi: Ai bị cáo bắt phải hát một bài.
Ngoài ra con rất nhiều trò chơi xen kẽ vào các môn học như trò chơi
thi xem ai nhanh, vê đúng nhà, cây nào hoa ấy nhũng trò chơi này
thường tổ chức ở trong nhà.
Kết luận
Trò chơi có một vai trò, vị trí rất quan trọng trong dạy trẻ mẫu giáo.
Giáo viên nhìn chung đã nhận thức được ý nghĩa của việc dạy học kết hợp
xen lẫn trò chơi trong các tiết dạy và phối hợp hình thức khác nhau,gúp trẻ
nắm bài một cách có hiệu quả.
Trong các trò chơi xen kẽ vào trong các môn học, nhiều trò chơi tôi
thấy giáo viên còn tổ chức đơn giản, trong khi tổ chức còn lúng túng, xen kẽ
gữa các phần không lô gích, phân bố thời gian chưa hợp lý nên dẫn đến tiết
dạy chưa cao. Giáo viên chưa tìm tòi và tham khảo một số trò chơi dân gian
ở địa phương để dạy trẻ.
II.3. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
TRONG CÁC MÔN HỌCCHO TRẺ MẪU GIÁO
II.3.1.Các biện pháp:
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
12
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
Từ việc nghiên cúư cơ sở thực tiến và cơ sở lý luận của việc dạy trẻ
tôi nhận thấy thực tế của giáo viên về việc tổ chức trò chơi vào các tiết học
chưa đấy đủ yêu cầu về hình thức và thời gian tổ chức. Trẻ có chơi được thì
mới giúp trẻ chiếm lĩnh được nội dung kiến thức và tiếp thu bài một cách
nhanh chóng, giờ học diễn ra rất nhẹ nhàng lôi cuốn trẻ vào giờ học đạt kết
quả cao. Trò chơi chính là một công cụ hoạt động cần thiết cho trẻ trong các
môn học. Vì thế để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm thực
tế tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp với mong muốn có thể nâng cao
hiệu quả của việc đưa trò chơi lồng ghép vào trong tiết dạy cho trẻ mẫu giáo
cụ thể như sau:
II.3.1.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu bài soạn để thiết kế trò chơi của giáo viên
phù hợp với từng loại tiết học.
Tôi đã hưỡng dẫn giáo viên khi soạn giáo án yêu cầu giáo viên phải
nghiên kĩ nội dung bài soạn để thiết kế trò chơi cho phù hộ với bài học đó
sao cho kích thích hứng thú học tập cho trẻ như:
Giáo viên tổ chức trò chơi ngay ở đầu ổn định tổ chức hạoc phần ôn
luyện bài cũ. Khi bắt đầu một bài học mới bao giời giáo viên cũng phải cho
trẻ ôn lại kiến thức cũ, giáo viên tổ chức bằng hình thức kiểm tra thông qua
trò chơi thì chắc chắn trẻ nào cũng húng thú tham sắn sàng chờ đợi xem trò
chơi đó như thế nào và sẵn sàng tham ra vào trò chơi. Giáo viên nối trò chơi
nhưng phải liên quan đến kiến thức cần ôn trong bài dạy. Như vậy là trò chơi
ta có thê lồng ghép vào các phần của tiết dạy sao cho phù hợp với các kiến
thức của từng bài.
Ví dụ: khi cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh “ Bài tìm
hiểu về một số con vật sống trong rừng”
Để gây được sự chú ý cho trẻ ngay ở phần ổn định tổ chức thì giáo viên cần
tổ chức trò chơi “ Cáo ơi ngủ à”
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
13
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
Để củng cố lại được kiến thức mới của bài học này giáo viên có thể đưa trò
chơi “ thi xem ai nhanh”
Chia lớp thành 2 đội thi ghép các con vật sống trong rừng lên bảng đội nào
gắn được nhanh và đúng đội đó sẽ thắng. Trong trò chơi này trẻ được tính
thời gian bằng một bài hát
Trò chơi tìm con vật theo yêu cầu của cô
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với Toán:
Giáo viên đưa trò chơi xen vào các phần như sau:
- Ôn lại số lượng cũ : đưa trò chơi “ người nông dân giỏi” trẻ đóng làm các
bác nông dân trồng các loại rau theo yêu cầu của cô.
- Phần tìm hiều kiến thức mới : Trò chơi “ ai giỏi nhất” cho 4 bạn đi tìm đồ
vật xung quanh lớp ai tìm nhanh và đúng người đó sẽ là người giỏi nhất.
- Phần củng cố lại kiến thức mới: Trò chơi tìm số theo yêu cầu của cô.
Trò chơi: tìm đúng nhà của mình.
Ví dụ: Làm quen với âm nhạc:
*: Trò chơi ôn luyện : “ hát đối về chủ đề hoa” trẻ hát bài hát đã học về hoa.
*: Trò chơi củng cố : “ hát theo hình vễ” trẻ hát bài hát mới sau đó nhảy vào
vòng ai nhảy chậm bị thua cuộc.
Tất cả các môn học đều có thể tổ chức được trò chơi cho trẻ, trẻ được làm
quen và tiếp súc với kiến thức mới và cũ thông qua trò chơi.
Những trò chơi trên yêu cầu trẻ phải động não, nhanh nhẹ, khéo
léo.Sử dụng trò chơi trong tiết dạy nó đã đem lại cho trẻ như là một liều
thuốc bổ giúp cho trẻ sảng khoái hơn. Trò chơi không chỉ giúp trẻ củng cố
kiến thức, nhớ được kiến thức sâu hơn, mà còn giúp trẻ có một giờ học nhẹ
nhàng thoải mãi.
II.3.1.2. Biện pháp 2: Khi tổ chức trò chơi trong tiết học yêu cầu giáo viên
phải đảm bảo tính thẩm mĩ, đảm bảo nội dung kiến thức của bài học, phân
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
14
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
bố thời gian gữa các phần hợp lý tránh lạm dụng trò chơi nhiều trong một
tiết dạy mà phần kiến thức sơ sài.
II.3.1.3. Biện pháp 3: Lựa chọn nhiều hình thức để tuyên dương trẻ chơi
đúng luật, tham ra tích cục vào trò chơi và đạt kết quả khi thi tốt.
Giáo viên cần lựa chọn những phần thưởng cho trẻ là gói quà, con vật nghộ
nghĩnh, tràng pháo tay, những bông hoa
Đội thua nhảy lò cò, hát
II.3.1.4. Biện pháp 4 : Chuẩn bị tốt các đồ dùng, phương tiện phục vụ cho
trò chơi.
- chuẩn bị cách chơi, luật chơi.
- Dụng cụ để chơi trò chơi, thẻ chữ, vòng .khối , đồ dùng phù hợp với tùng
tiết dạy.
- Các phần thưởng, hoa, quà ,con vật
II.3.1.5. Biện pháp 5: Một số trò chơi lồng vào các môn học:
Khi đưa ra một số trò chơi bất kì, trẻ phát hiện ra được các chung
nhất, ưu điểm nhất, gúp trẻ tái hiện dần lại kiến thức mà trẻ vừa học qua trò
chơi, thông qua việc tổ chức trò chơi, giáo viên đã đánh giá được kiến thức
mà trẻ tiếp thu dược trong giờ học. Khi đưa trò chơi vào trong tiết học sẽ
giúp trẻ tái hiện về cách nhớ, hình dung lại kiến thức một cách chính xác.
Trò chơi không tách rời, không thừa, không giới hạn một hình thức nội dung
nào. Trò chơi phải thể hiện có hệ thống , Trò chơi phải phù hợp với đối
tượng trẻ, trong một lớp trẻ nào cũng có thể chơi được.Vì thế muốn trẻ đạt
được kết quả cao, giáo viên phải biết cách lựa chọn trò chơi không phức tạp
quá, mà phải lựa chọn trò chơi dễ chơi có nội dung hấp dẫn và lựa chọn
nhiều hình thức chơi phong phú, đa dạng, sinh động đẻ trẻ không nhàm chán
các trò chơi đã quen thuộc. Từ đó phát huy tính tích cực chủ động trong học
tập của trẻ.
Ví dụ:
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
15
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
+ Tổ chức trò chơi, “Chai có đựng gì không” trò chơi này tạo cho trẻ tính
ham hiểu biết, kích thích tính tò mò.
+ Tổ chức trò chơi, “ Cái gì đã được thay đổi” rèn phản xạ nhanh, khả năng
chú ý và ghi nhớ. Trau rồi và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
+ Tổ chức trò chơi, “ Dọn về nhà mới” giúp ôn lại các chữ cái và số đã học.
+ Tổ chức trò chơi, “ Nghệ sĩ trong gia đình” giúp trẻ chơi và hát bài hát
quen thuộc.
+ Tổ chức trò chơi, “ Chọn đúng phương tiện theo tín hiệu” giúp trẻ nhận
biết đúng các phương tiện giao thông và nơi hoạt động của các phương tiện
đó. Phát triển khả năng chú ý, tính nhanh nhẹn của trẻ.
II.3.1.6. Biện pháp 6: Tổ chức các chuyên đề để bồi dưỡng giáo viên.
Tổ chức các tiết chuyên đề để giáo viên học hỏi kinh nghiệm tổ chức
trò chơi vào trong tiết học.
II.3.1.7. Biện pháp 7:
Tổ chức hội thi “ Trò chơi của bé”
Hội thi được tổ chức như sau:
I/ Văn nghệ chào mừng.
II/ Tuyên bố lý do- giới thiệu đại biểu.
III/ Nội Dung :
+ Phần 1: chào hỏi.
+ Phần 2: Trò chơi ( mỗi đội gồm 3 trò chơi như sau )
-Trò chơi học tập
- Trò chơi vận động.
- Trò chơi dân gian.
Hình thức chia làm 3 đội chơi.
Đội lá xanh Đội mầm xanh Đội chồi xanh
* Phần 1: Chào hỏi
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
16
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
Đội lá xanh Đội mầm xanh Đội trồi xanh
Đọc đồng dao Đọc vè Câu đố
* Phần 2: Trò chơi.
1: Trò chơi học tập ( Giúp trẻ khả năng tạo nhóm theo dấu hiệu cho trước.
Phân biệt một số đặc điểm đặc trưng, nổi bật của rau, hoa, quả. Rèn khả
năng nhanh nhẹn và khả năng chú ý )
- Đội lá xanh : Trò chơi chọn quả.
- Đội mầm xanh : Trò chơi chọn hoa
- Đội trồi xanh : Trò chơi chọn rau.
2: Trò chơi vận động:
Đội lá xanh : Trò chơi chạy nhanh lấy đúng tranh.
( giúp trẻ phát triển vận động cơ bản :( chạy) - Củng cố vỗn từ cho trẻ - phân
loại dụng cụ phù hợp với nghề tương ứng – Rèn luyện trí nhớ của trẻ.)
Đội mầm xanh : Trò chơi bè là vận động viên thể thao.
( Giúp rèn luyện , củng cố và phát triển các vận động nhanh, mạnh, phát
triển các nhóm cơ tay, chân qua các vận động chạy, nhảy, ném. Phối hợp và
quan tâm giúp đỡ bạn, giúp cô. Phát triển ngôn ngữ : đàm thoại, kể về môn
thể thao.)
Đội trồi xanh : Trò chơi đi đúng luật.
( Giúp giáo dục chấp hành đúng quy định của giao thông, đi đúng phần
đường dành cho từng phương tiện giao thông. Củng cố khái niệm về khối,
vuông, khối chữ nhật, khối cầu.)
3: Trò chơi dân gian: (ném vòng vào cổ trai)
Chia làm 3đội lần lượt ném vòng cổ trai đội nào ném được nhiều đội
đó thắng cuộc,
Kết thúc hội thi trao giải cho 3 đội.
II.3.2. Kết quả thực nghiệm
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
17
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
Qua thử nghiệm ở các lớp, áp dụng các biện đưa trò chơi vào trong
tiết dạy bản thân tôi và các giáo viên trong trường dự giờ và khẳng định
việc tổ chức trò chơi giúp trẻ hứng thú vào giờ học và tiếp thu bài một cách
tốt hơn.
Kết quả thu được sau khi thực nghiệm vào cuối năm ( tháng 4/2010)
Tên lớp
Tổng
số trẻ
sTố
trẻ
Trẻ mạnh
dạn
Trẻ chưa
mạnh dạn
Kết quả giờ dạy Ghi
chú
Số trẻ % Số trẻ % Tốt Khá Đạt YC
Phài giác 13 12 92 1 8 30% 45% 25%
Khe lục 20 18 90 2 10 35% 43% 22%
Khe quang 14 12 85 2 15 22% 38% 40%
Khe ngàn 19 17 89 2 11 18% 32% 50%
Đối chiếu chất lượng thực nghiệm với chất lượng chưa thực nghiệm
* Chất lượng chưa thực nghiệm:
Tên lớp
Tổng
số trẻ
sTố
trẻ
Trẻ mạnh
dạn
Trẻ chưa
mạnh dạn
Kết quả giờ dạy Ghi chú
Số trẻ % Số trẻ % Tốt Khá Đạt YC
Phà giác 13 5 38 8 62 12% 18% 70% trẻ bé nhiều
Khe lục 20 8 40 12 60 13% 20% 67% trẻ bé nhiều
Khe quang 14 4 28 10 72 8% 15% 77% Trẻ bé nhút
nhát
Khe ngàn 19 7 36 12 64 7% 12% 81% Trẻ bé nhút
nhát
*Chất lượng thực nghiệm :
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
18
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
Tên lớp
Tổng
số trẻ
sTố
trẻ
Trẻ mạnh
dạn
Trẻ chưa
mạnh dạn
Kết quả giờ dạy Ghi
chú
Số trẻ % Số trẻ % Tốt Khá Đạt YC
Phà giác 13 12 92 1 8 30% 45% 25%
Khe lục 20 18 90 2 10 35% 43% 22%
Khe quang 14 12 85 2 15 22% 38% 40%
Khe ngàn 19 17 89 2 11 18% 32% 50%
III. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.
III.1. Kết luận
Trò chơi có một vị trí quan trọng trong các giờ học và giờ chơi của trẻ
mẫu giáo, thông qua trò chơi trẻ vừa tiếp thu kiến thức mới vừa củng cố kiến
thức đã học của trẻ. trẻ được chơi càng mở rộng thêm kiến thức trong giờ
học cững như giờ chơi. Từ đó tạo nên nề nếp và thói quen học tập cho trẻ,
giúp trẻ có bản lĩnh, tự tin, mạnh dạn,say mê trong giờ học.
Dạy trẻ bằng trò chơi đã tạo nên phấn khởi và luyện được khả năng tư
duy rất tốt cho trẻ mẫu giáo, giúp trẻ tích cực trong việc học tập và hoàn
thành các môn học trong chương trình.
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
19
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
III.2. Kiến nghị
Qua tìm hiểu nghiên cứu đề tài này, để nâng cao kết quả dạy và học
tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
* Đối với giáo viên:
Cần tìm tòi học hỏi dự giờ lẫn nhau để học hỏi kinh nghiệm của nhau,
phối hợp với phụ huynh tổ chứa các buổi trò chơi dân gian địa phương cho
trẻ.
* Đối với phụ huynh:
Giúp giáo viên làm đồ chơi cho trẻ học và chơi, hướng dẫn giáo viên
một số trò chơi dân gian ở địa phương, quan tâm đến việc học hành của con
cái.
Đại Dực, ngày 12 tháng 05 năm 2010
Người viết
Tô Thị Thân
IV.PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC
- Sách hướng dẫn chương trình 150 buổi.
- Sách tuyển tập trò chơi trẻ 5-6 tuổi
- Tập san giáo dục mầm non.
- Học hỏi chị em đồng nghiệp.Báo chí ti vi.
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
20
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
PHỤ LỤC Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài 1
I.1.1. Cơ sở lý luận 1
I.1.2. Cơ sở thực tiến 2
I.2. Mục đích nghiên cứu 2
I.3. Thời gian - Địa điểm 2
I.3.1.Thời gian 2
I.3.2. Địa điểm 2
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
21
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
I.3.3. Phạm vi đề tài 2
I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu 3
I.3.3.2.Gới hạn về địa bàn nghiên cứu 3
I.3.3.3.Giới hạn về khách thể khảo sát 3
I.4.Phương pháp nghiên cứu 3
I.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 3
I.4.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiến 3
I.4.3. Phương pháp điều tra 4
I.4.4. Phương pháp trò chơi 4
I.4.5. Phương pháp đàm thoại 4
I.4.6. Phương pháp quan sát 4
I.4.7. Phương pháp thực nghiệm 4
I.5. Đóng góp mới về mặy lý luận, về mặt thực tiến 5
II.PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 5
II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu : 5
II.1.2. Cơ sở lí luận: 6
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ VẪN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
II.2.1.Thực trạng việc tổ chức chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào trong
các môn học cho trẻ mẫu giáo trường PTCS Đại Dực.
II.2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu: 9
II.2.2.Đánh giá thực trạng. 11
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG
CÁC MÔN HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO
II.3.1.Các biện pháp: 12
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
22
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
II.3.2. Kết quả thực nghiệm 18
III. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.
III.1. Kết luận 19
III.2. Kiến nghị 19
IV.PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC 20
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
23
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
24
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đưa trò chơi vào các môn học cho trẻ mẫu giáo
Tô Thị Thân Trường PTCS Đại Dực
25