Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.24 KB, 69 trang )

TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1.1.1.Giới thiệu chung về doanh nghiệp
* Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa bình
Tên giao dịch tiếng Anh: Hoa Binh Construction & Real Estate Corporation.
Viết tắt là: HBC
* Địa chỉ trụ sở chính: 235 đường Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam.
Ðiện thoại: (84-8) 39325030 - Fax: (84-8) 39325221
Văn phòng 2: 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
* Điện thoại: (84-8) 62907626; Fax: (84-8) 62907636
* E-mail:
* Website: www.hoabinhcorporation.com
1.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển
* Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (gọi tắt là Hòa Bình) thành
lập vào ngày 23/9/1987. Tiền thân là Văn phòng Hòa Bình, bắt đầu hoạt động với việc
thiết kế và thi công một số công trình nhà ờ tư nhân.
* Ra đời trong thời kỳ đất nước đổi mới, bên cạnh yếu tố thuận lợi khách quan Hòa Bình
đã không ngừng nỗ lực vượt khó, vươn lên và khẳng định vị thế của mình. Đến nay,
Hòa bình đã trở thành công ty xây dựng trong nước và có uy tín cao với các nhà thầu
quốc tế với slogan ấn tượng “ Hòa Bình chinh phục đỉnh cao”.
* Từ số lượng CBCNV ban đầu chỉ có vài chục người, đến nay, Hòa Bình đã có một đội
ngũ cán bộ quản lý bản lĩnh vững vàng, quyết đoán năng động cùng với tập thể
CBCNV hơn 6000 người có trình độ chuyên môn, sáng tạo nhiều tâm huyết gắn bó với
công ty.
* Năm 2006, Hòa Bỉnh là nhà thầu đầu tiên niêm yết trên sản giao dịch chứng khoán
TP.HCM.
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 1
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
* Ngoài ra là công ty xây dựng duy nhất ở phía Nam được chính phù chọ tham gia


“CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA” và được vinh danh nhiều giải
thưởng cao quý trong nước cũng như quốc tế
* Đến nay, Hòa Bình vinh dự vì đã đóng góp công sức hoàn thành hơn 80 công trình xây
dựng nhà cao tầng và hiện đang triển khai 46 công trình trên cả nước.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh chính
1.1.4. Cơ cấu tổ chức
1.1.5. Nhân lực
1.1.6.Máy móc thiết bị và công nghệ thi công
* Hòa Bình hiện đang quản lý một danh mục tài sản máy móc thiết bị hùng hậu đáp ứng
hầu hết nhu cầu thi công đa dạng trên các công trường xây dựng từ Bắc đến Nam.
Tổng giá trị máy móc thiết bị Hòa Bình hiện đang sở hữu trên 400 tỷ đồng bao gồm
hàng chục cẩu tháp, vận thăng, máy đào, máy bơm, máy phát điện… cùng hàng trăm
tấn các hệ coffa đa dạng, khung giàn giáo, sắt hộp…
* Để phát huy năng lực máy móc thiết bị, năm 2010, Hòa Bình đã thành lập công ty
Máy Xây dựng MATEC để quản lý và điều động máy móc thiết bị hiệu quả cho hàng
chục công trình của Hòa Bình. Về lâu dài, MATEC cũng sẽ là đơn vị làm công tác
thuê và cho thuê máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ xây dựng cho các đơn vị khác
trong ngành
1.1.7. Năng lực tài chính
Hòa Bình đã được BIDV chi nhánh TPHCM đánh giá cao và xếp loại DOANH
NGHIỆP A ( Doanh nghiệp không có nợ xấu dễ dàng cho huy động vốn).
1.1.8. Kinh nghiệm thi công
1.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Môi trường vĩ mô
1.2.1.1. Chính trị pháp lý
* Tình hình chính trị Việt Nam ngày càng ổn định đã tác động lớn đến việc tạo niềm
tin cho các doanh nghiệp trong việc tạo lập và triển khai các chiến lược dài hạn.
Chính phủ Việt Nam đang thắt chặt và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên
thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đã gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ký hiệp
định thương mại Việt-Mỹ, gia nhập WTO, thành viên không thường trực của Hội

đồng bảo an liên hiệp quốc… đã tạo cho Việt Nam thế đứng vững chắc hơn trong khu
vực và thế giới.
* Xu hướng hội nhập, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn chỉnh các Bộ luật kinh
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 2
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
tế như Luật đầu tư nước ngoài, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật thuế giá trị
gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các thông tư nghị định để đẩy nhanh tiến
trình cải cách kinh tế.
* Các chính sách kinh tế thông thoáng nhằm khuyến khích sự phát triển của các thành
phần kinh tế cũng được thông qua tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, lành
mạnh và ổn định. Môi trường pháp lý minh bạch, ổn định là điều kiện tiên quyết để
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong ngành xây dựng như hiện nay.
* Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của Chính phủ, hệ thống luật
pháp hiện hành, các xu hướng chính trị, ngoại giao của Chính phủ và những diễn biến
chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Có thể hình dung sự tác
động của môi trường chính trị và pháp luật đối với các chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp như sau:
* Hệ thống thuế và mức thuế của Chính phủ: Các ưu tiên hay hạn chế của Chính phủ
với các ngành được cụ thể hoá thông qua luật thuế. Sự thay đổi của hệ thống thuế hay
mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc những nguy cơ đối với các doanh nghiệp vì
nó làm cho mức chi phí, giá thành, giá bán và lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi.
* Các chính sách về xuất nhập khẩu cũng tác động đến chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp như thuế xuất nhập khẩu cao hay thấp, cách thức thanh toán
* Các chính sách bảo vệ môi trường của Chính phủ cũng tác động đến địa điểm tạo lập
doanh nghiệp, các hàng hoá được sản xuất, công nghệ trang thiết bị được sử dụng,
nguồn tài chính cần thiết cho bảo vệ môi trường.
* Luật pháp đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc những ràng
buộc đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp
là phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành các quy định của luật pháp.
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn, hệ thống luật pháp

đồng bộ và hoàn thiện sẽ tạo cơ sở thuận lợi để ổn định và phát triển kinh doanh cho
các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
* Thuận lợi:
* Việt Nam là quốc gia có nền chính trị ổn định, Nhà nước tiếp tục chủ trương thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa nông thôn.
* Nhà nước có sự chú trọng về tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, và các Sở đã có tầm
nhìn quy hoạch giao thông đô thị có chiến lược, tạo điều kiện tốt cho các DN xây
dựng nói chung và Hòa Bình nói riêng.
* Tạo vỏ bọc để HBC hoạt động trong thị trường XD một cách hiệu quả nhất.
* Khó khăn:
* Nạn quan liêu, tham nhũng trong xây dựng vẫn còn nhiều.
Những quy định của Chính phủ làm hạn chế tầm hoạt động công ty
1.2.1.2. Công nghệ
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 3
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
* Việc tự do hóa thị trường mậu dịch, tham gia vào các tổ chức kinh tế như
WTO,ASEAN, giúp cho các nước có cơ hội mở rộng thị phần của mình. Doanh
nghiệp các nước đã biết tận dụng cơ hội, nhanh chóng đổi mới công nghệ sản xuất,
chuyển giao máy móc công nghệ tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt,
giá thành rẻ, mẫu mã đẹp.
* Nền kinh tế mở cửa, thị hiếu người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao, trong khi đó
công nghệ của công ty chưa đáp ứng. Đây thực sự là thách thức lớn của công ty,
đặc biệt là sản phẩm căn hộ cao cấp.
* Đối với sản phẩm căn hộ cao cấp: Công nghệ chủ yếu là thuê, xây dựng dạng đấu thầu
thi công.
* Thuận lợi:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực của doanh nghiệp.
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong đấu thầu hoặc trong quá trình sản xuất xây lắp.
* Khó khăn:

- Phần vốn đầu tư công nghệ còn hạn chế.
- Thuế xuất nhập khẩu cao ảnh hưởng tới việc nhập khẩu công nghệ của công ty
* Khả năng phản ứng của công ty:
* Về mặt kỹ thuật: Hòa Bình chủ động làm thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn nước
ngoài để thường xuyên cập nhật, ứng dụng công nghệ và mạnh dạn đầu tư trang bị
máy móc thiết bị vào công trường xây dựng nhằm đạt tiến độ thi công nhanh, an
toàn, chất lượng, và hiệu quả cao.
* Về đào tạo nhân lực: Công ty thường xuyên tổ chức những chương trình tu nghiệp
nước ngoài dành cho quản lý cấp trung, thường xuyên tổ chức giao lưu giữa các
công trình để cán bộ công nhân viên có thể trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với nhau
cũng như tạo điều kiện để toàn thể cán bộ công nhân viên phát huy tính sáng tạo và
khả năng phối hợp lao động.
* Về truyền thông nội bộ: Thông qua hệ thống “Bản tin nội bộ” và cổng thông tin điện
tử, Hòa Bình đã và đang truyền tải toàn bộ những dữ liệu về thông số kỹ thuật, về
con người và tổ chức đến toàn bộ cán bộ công nhân viên, góp phần giúp CBCNV
thấm nhuần hướng phát triển của công ty.
* Về mô hình tổ chức: Những mô hình quản lý tiên tiến luôn được cập nhật và áp
dụng vào Hòa Bình, từ quản lý nhân sự, quản lý tài chính đến quản lý vật tư,
MMTB…tạo nền tảng vững chắc để Hòa Bình sẵn sàng phát triển. Hòa Bình đang
triển khai hệ thống lương 3Ps và cải tiến quản lý nhân sự để nâng cao hơn nữa năng
suất lao động, thái độ và tinh thần làm việc.
1.2.1.3. Kinh tế
* Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế
* Theo TS.Trần Du Lịch thì kinh tế VN đã chạm đáy và đang trong quá trình phục
hồi.Cơ sở về nhận định này. Đó là tăng trưởng kinh tế quý II( năm 2012) ước đạt 4,5%,
cao hơn mức 4% của quý I (mức đáy và không thể thấp hơn). Chỉ số phát triển doanh
nghiệp cũng bắt đầu bớt tiêu cực hơn. 5 tháng đầu năm, có khoảng 21.800 doanh
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 4
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, tăng 9,5%, so với cùng kỳ. Tuy nhiên, riêng tháng 5,

số doanh nghiệp “chết” đã bắt đầu giảm khoảng 10% so với tháng 4.
* Ngoài ra, hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm dần, từ mức cao
34,9% của tháng 3 xuống lần lượt 32,1% và 29,4% trong tháng 4 và 5. Và đến 1/6 chỉ
còn khoảng 26,4%.
* Công ty cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình cũng gặp những khó khăn
trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình hình ảm đạm của kinh tế VN. Nhưng
trước sự chèo lái tài ba của đội ngủ cán bộ chủ chốt công ty, HBC đã giảm thiểu được
phần nào thiệt hại từ cuộc suy thoái kinh tế.
* Yếu tố lạm phát
* Lạm phát (đo bằng CPI) ở Việt Nam trong hai năm 2010 và 2011 rất cao, lần lượt là
11,75% và 18,13%.
* Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chiến lược và sách lược về kinh
doanh. Công ty đẩy mạnh việc bán ra vừa lấy tiền quay vòng vốn nhanh, vừa tận dụng
thời cơ giá cả đang ở đỉnh cao, vừa góp phần hỗ trợ người tiêu dùng. Bên cạnh đó,
lạm phát cũng tác động xấu đến chi phí đầu vào của sản xuất, đến giá nguyên và thực
hiện vốn đầu tư.
* Lãi suất cho vay
* Lãi suất cho vay tính đến 21/6 cũng đã giảm gần 3%, tiền đồng được cải thiện và ổn
định hơn nhiều. Nhu cầu tiêu dùng bắt đầu quay trở lại, kích thích sản xuất. Một số
yếu tố khách quan như giá dầu thô đã ổn định, kinh tế Mỹ cũng đã khởi sắc và điều đó
giúp Việt Nam tăng xuất khẩu, đầu tư. Rõ ràng khủng hoảng đã chạm đáy và sự phục
hồi đang diễn ra.
* Lãi suất cho vay cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào và đầu ra. Dự báo
sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất tạo cơ hội thuận lợi cho việc thực hiện các kế
hoạch kinh doanh, giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Sự biến
động của lãi suất trên thị trường sẽ là rủi ro lớn cho doanh nghiệp khi vay vốn đặc biệt
là vay dài hạn.
* Nhận định từ HBC:
Ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, tình trạng đóng băng ngành BĐS,
lạm phát tăng cao và kéo dài, lãi vay vẫn còn cao…sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp

cận vốn của Hòa Bình. Điều đáng mừng là Ngân hàng nhà nước đã có chủ trương
giảm lãi suất. Ngoài ra, theo Tổng cục thống kê, năm 2012 GDP ước tính tăng 5,7%
nhưng khu vực công nghiệp và xây dựng đã góp phần gần 40% tỷ lệ tăng trưởng.
Điều đó cho thấy lĩnh vực xây dựng nói chung và Hòa Bình nói riêng đã, đang và sẽ
tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
* Thuận lợi:
* Mua lại các tài sản cố định giá trị cao như: nhà xưởng, máy móc, công nghệ…với
giá rẻ từ các công ty phá sản.
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 5
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
* Đánh giá năng lực làm việc và đề cao sức sáng tạo của đội ngũ nhân viên trong giai
đoạn khó khăn này.
* Với xu hướng lãi suất ngày càng giảm thì HBC dễ dàng huy động các nguồn vốn
vay.
* Khó khăn:
* Lạm phát tăng khiến giá vốn tăng
* Mất cân đối tài chính của các bên liên quan hợp đồng.
* Chậm thanh toán của chủ đầu tư làm mất cân đối tài chính.
* Khả năng phản ứng của công ty:
* Ngừng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay của công ty mẹ (HBC) để đầu
tư xây dựng và phát triển các dự án BĐS hiện có.
* Chuyển nhượng phần vốn góp qua các đối tác hoặc công ty con chuyên trách về
phát triển BĐS để phòng ngừa lan tỏa rủi ro của dự án đến hoạt động chính của
ngành xây dựng
* Tìm kiếm nguồn vốn giá rẻ để triển khai các dự án nằm trong mục ưu tiên phát
triển của nhà nước như: nhà ở xã hội, nhà tái định cư, nhà cho người có thu nhập
thấp.
* Chấp nhận lợi nhuận thấp để đặt mục tiêu thu hồi vốn lên hàng đầu. Hạn chế tối
đa tham gia các dự án xây dựng có yêu cầu thanh toán một phần hoặc toàn bộ bằng
sản phẩm, hợp toán bỏ vốn xây dựng và được phân chia sản phẩm. Đây là hình

thức rủi ro rất cao tại thời điểm này vì rủi ro lan tỏa từ đầu tư qua hoạt động xây
dựng và rủi ro tài chính pháp lý khi khả năng thanh toán sản phẩm gặp khó khăn.
* Không tham gia đầu tư tài chính bằng việc mua cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu của
ngành BĐS.
1.2.1.4. Xã hội
a. Dân số:
* Sự biến đổi cơ cấu dân cư, sự tăng dân số, hàng loạt vấn đề có thể phát sinh từ sự mất
cân bằng giới tính.…
* Sự tăng lên về số lượng và quy mô vốn đầu tư của các khu công nghiệp, khu đô thị
mới. Cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu về nhà cửa, văn phòng tăng cao.
b. Thu nhập:
* Thu nhập bình quân tăng lên, mua nhà hoặc tự xây dựng, nhu cầu về vật liệu xây dựng
tăng cao, tiền lương tối thiểu còn thấp, sự leo thang của giá cả tiêu dùng…
* Một chính sách tiền lương đúng đắn có ảnh hưởng đến thái độ, động cơ, tinh thần làm
việc của người lao động. Tăng lương thì người lao động sẽ làm việc tốt hơn và doanh
nghiệp sẽ “giữ chân” được lao động. Tuy nhiên, chi phí đầu vào của doanh nghiệp
tăng, chi phí đóng bảo hiểm cho nười lao động cũng tăng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến
tổng chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh của công ty.
c. Nếp sống chung cư:
Dường như các công ty bất động sản mới chỉ quan tâm tới cơ sở vật chất bên ngoài
chứ chưa nghĩ tới việc, đã tạo ra nó rồi thì phải ứng xử với nó ra sao. Chung cư xét cho
cùng là một lối sống chứ không chỉ là một giải pháp của kiến trúc. Dù là chung cư cao
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 6
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
cấp nhưng vẫn luôn tồn tại nhiều bức xúc từ sự thiếu ý thức của hàng xóm : người ta
sẵn sàng ném rác xuống ban công tầng dưới. Rồi mỗi buổi chiều, một “tập đoàn” người
giúp việc lại tụ tập buôn chuyện ầm ĩ, trẻ con thì để mặc cho cười đùa inh ỏi. Sống chung
cư, điều tối thiểu là phải tôn trọng cuộc sống của người xung quanh, nhưng hầu như
người ta vẫn giữ lối suy nghĩ “của chung ấy mà” hoặc “tôi thấy đúng thì tôi làm”. Đây là
một trong những cản trở làm cho người dân không muốn sống trong chung cư. Một căn

hộ cao cấp không chỉ về kiến trúc, tiện ích mà quang trọng hơn hết là lối sống chung cư.
Kết luận: Như vậy, trong các yếu tố về môi trường vĩ mô thì chỉ có yếu tố chính trị, pháp
luật và điều kiện tự nhiên là thuận lợi, còn về mặt kinh tế, công nghệ thì yếu tố thách thức
đối với công ty. Từ đây, nếu công ty giải quyết tốt các thử thách này thì công ty sẽ có
những bước tiến vững chắc và thành công.
1.2.2. Môi trường vi mô
1.2.2.1. Nhà cung cấp
* Về cung ứng thiết bị, vật tư: có mức độ cạnh tranh không lớn, vì càng ngày số lượng nhà cung
cấp xuất hiện càng nhiều. với cùng một loại nguyên vật liệu hay một thiết bị nào đó, Hòa Bình
có thể chọn những sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau, để thuận tiện hơn cho từng công
trình và giảm tối da chi phí phải bỏ ra. Tiêu biểu như:
* Cung ứng tài chính: cho đến thời điểm hiện nay, nguồn vốn của Hòa Bình chưa mạnh,
chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của công ty. Năm 2011, việc đóng băng thị trường
BDS, lãi suất ngân hàng cao gây càng nhiều khó khăn cho việc trả lãi vốn vay của Hòa
Bình. Mặt khác, thị trường chứng khoán chưa vực dậy được, giá cổ phiếu Hòa Bình sụt
giảm, càng gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn. đối tác về tài chính của HBC là ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
1.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh
* Trong đà phát triển mạnh mẽ của thị trường xây dựng với hàng ngàn công ty, trong đó có các
công ty lớn của nhà nước và các công ty quốc tế sẵn sàng nhảy vào thị trường xây dựng. Thế
nhưng, không xem thương trường là chiến trường, Hòa Bình tâm niệm “ nếu hủy diệt là hệ
quả tất yếu của chiến tranh thì xây dựng lại là hạnh phúc của người yêu tự do, yêu hòa bình”.
Vì vậy, công ty cho rằng: “ cạnh tranh càng nhiều thì giá càng rẻ, chất lượng càng cao, điều
đó có lợi cho khách hàng và nâng cao ý thức tiêu dùng của họ”.
* Hòa Bình chủ trương cạnh tranh lành mạnh, vươn lên dẫn đầu bằng sự nỗ lực hết mình. Khẩu
hiệu “Hòa Bình chinh phục đỉnh cao” thể hiện rất rõ tư tưởng ấy. cũng chính từ tư tưởng ấy,
áp lực cạnh tranh chính là động lực đã giúp cho Hòa Bình ngày càng phát triển và hoàn thiện.
và, thực tế đã chứng minh, gần 25 năm phát triển với thương hiệu, kinh nghiệm và sự tin cậy
của khách hàng, đối tác, Hòa Bình luôn là lựa chọn hàng đầu khi họ có nhu cầu, tuy nhiên
trong quá trình kinh doanh thì gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trong đó hoà bình xác định hai

đối thủ cạnh tranh chính của mình là:
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 7
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
* Công Ty CP XD & KD Địa Ốc Tân Kỷ
* Tên Công ty Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & KINH DOANH ĐỊA
ỐC TÂN KỶ (TAKCO CORP)
* Vốn điều lệ: 104.067.160.000 đồng
* Mục tiêu tương lai: không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại
lợi nhuận cho các cổ đông, cái thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống cho người lao
động, đóng góp ngân sách nhà nước
* Chiến lược hiện tại:
* Đối với Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu phụ, nhà cung cấp, đối tác, khách hàng, quý cổ đông:
* Lấy sự hài lòng làm mục tiêu.
* Lấy tiến bộ mới về kỹ thuật làm đòn bẩy cho sự sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh.
* Lấy tính chuyên nghiệp tạo sự thành công.
* Đối với thành viên:
* Tạo sự công bằng và minh bạch.
* Đoàn kết – hợp tác tạo thành công.
* Đối với cộng đồng:
* Tôn trọng và bảo vệ môi trường.
* Mang lại cho xã hội những công trình tiện ích nhất được đánh giá cao nhất.
* Năng lực:
* Năng lực về tài chính
ĐVT: VNĐ
STT
KHOẢN
MỤC
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011
1
Tổng tài

sản
383.275.924.749 448.130.621.541 357.956.468.514
2
Tổng
nguồn vốn
383.275.924.749 448.130.621.541 357.956.468.514
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 8
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
3 Doanh thu 433.340.688.265 503.226.110.870 565.214.760.604
4
Lợi nhuận
trước thuế
20.139.909.287 28.249.299.961 9.499.570.519
5
Lợi nhuận
sau thuế
16.107.340.733 21.913.180.601 8.674.696.179
* Năng lực về thiết bị:
Công ty đã trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị thi công cơ giới, làm đất, nền
đường, mặt đường, … cho thi công cầu đường. Các loại máy vận thăng, cẩu tháp,
cắt thép, uốn thép, xoa, cán phẳng nền bêtông, … cho thi công xây dựng dân dụng
và công nghiệp. Xưởng thiết kế trang trí nội thất cho công tác hoàn thiện và trang
trí.
* Công ty cổ phần xây dựng COTEC
* Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTEC
* Vốn điều lệ: 422.000.000.000 VNĐ ( Bốn trăm hai mươi hai tỷ đồng)
* Mục tiêu tương lai:
* Tối đa hóa lợi nhuận, mang lại lợi ích tốt nhất cho các cổ đông và đảm bảo đời sống
cho CBCNV trong công ty.
* Phát triển công ty song song với việc tích cực hưởng ứng các hoạt động xã hội.

* Chiến lược hiện tại:
* Bên cạnh đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, công ty cũng xem xét hợp tác với
các đối tác nước ngoài, các đơn vị lớn có tiềm năng để thi công công trình cơ sở hạ
tầng như đường sá, cầu, tàu, cảng….Đây là lĩnh vực có nhu cầu rất lớn hiện nay
trong xã hội.
* Hướng đến việc mở rộng thị trường ra nước ngoài, đây là định hướng lâu dài về địa
bàn hoạt động của công ty
* Nhận định: Với một nền tảng vững chắcđã được xây dựng từ trí tuệ, kinh nghiệm,
bản lĩnh và cách đối nhân xử thế giàu tính nhân văn trong những năm qua, đặc biệt
là lòng khát khao chinh phục những tầm cao mới, chắc chắn thương hiệu
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 9
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
COTECCONS sẽ tiếp tục tiến xa hơn trên bước đường phía trước, tiếp tục khẳng
định vị thế của mình trên thị trường xây dựng Việt Nam và khu vực.
* Năng lực:
STT KHOẢN MỤC ĐVT
NĂM
2009
NĂM 2010 NĂM 2011
1 Tổng tài sản Tỷ đồng 1101.2 1268.6 1437.5
2 Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 1101.2 1268.6 1437.5
3 Doanh thu Tỷ đồng 1962.3 3303.8 4509.6
4
Lợi nhuận trước
thuế
Tỷ đồng 265.2 312.8 283.2
5
Lợi nhuận sau
thuế
Tỷ đồng 228.1 240.3 211

* Năng lực về tài chính:
* Năng lực về thiết bị: Công ty đã trang bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị thi công để thi
công các công trình cầu đường và dân dụng như là : cẩu tháp, cần bơm bê tông, cừ lasen,
coffa nhôm,…
Ta có ma trận đánh giá cạnh tranh sau:
Yếu tố
Mức
quan
trọng
Công ty CP XD
& KD địa ốc Hòa
Bình
Công ty CP XD
& KD địa ốc
Tân Kỷ
Công ty CP
xây dựng
COTEC
Phân
loại
Điểm
quan
trọng
Phân
loại
Điểm
quan
trọng
Phân
loại

Điểm
quan
trọng
Thương hiệu của DN 0.1 3 0.3 2 0.2 4 0.4
Nguồn nguyên liệu 0.1 3 0.3 3 0.3 3 0.3
Chất lượng sản phẩm 0.2 4 0.8 4 0.8 4 0.8
Khả năng quản lý DN 0.05 3 0.15 3 0.15 3 0.15
Năng lực tài chính DN 0.08 3 0.24 3 0.24 3 0.24
Chất lượng nguồn nhân
lực
0.1 4 0.4 3 0.3 4 0.4
Khả năng ứng dụng công
nghệ kỹ thuật mới
0.1 3 0.3 3 0.3 3 0.3
Khả năng cạnh trạnh giá 0.05 3 0.15 2 0.1 3 0.15
Thị phần 0.05 2 0.1 2 0.1 2 0.1
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 10
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
Khả năng phục vụ của
khách hàng
0.12 3 0.36 3 0.36 3 0.36
Năng lực hoạt động
nghiên cứu phát triển
0.05 2 0.1 2 0.1 3 0.15
Tổng số điểm quan
trọng
1 3.2 2.95 3.35
1.2.2.3. Khách hàng
* Hòa Bình luôn cố gắng tìm ra tiếng nói chung với các khách hàng và đối tác với quan
niệm rằng mọi vấn đề đều có thể giải quyết một cách thỏa đáng trên tinh thần tôn trọng

sự công bằng, bình đẳng, bảo đảm sự hài hòa về lợi ích của các bên.
* Tinh thần hợp tác và cạnh tranh bằng phương thức hòa bình cần được duy trì trong bất kỳ
hoàn cảnh nào vì tinh thần này được xem là một trong những giá trị cốt lõi của Công ty.
Cùng với khách hàng và các đối tác, Hòa Bình sẽ mãi mãi tồn tại với tinh thần này và
nhiệm vụ chiến lược "Tăng cường hợp lực - Chinh phục đỉnh cao" sẽ không đạt được
kết quả tốt đẹp nếu Lãnh đạo và CBCNV không quán triệt và thực hiện một cách đúng
đắn chính sách này.
* Khách hàng của Hòa Bình chủ yếu là các nhà đầu tư lớn như : công ty Phú Mỹ Hưng,
công ty Thủ Đức House, Bộ Xây Dựng, công ty Cảng hàng không Việt Nam……
* Ý kiến,nhận xét của khách hàng :
 Công ty Phú Mỹ Hưng
“Từ năm 1997, Hòa Bình đã đồng hành cùng Phú Mỹ Hưng trong việc xây dựng
nhiều dự án khu dân cư chất lượng cao và chúng tôi rất cám ơn Hòa Bình về điều
này. Gần đây nhất, Hoà Bình đang xây dựng dự án Khu Phức Hợp Hồ Bán Nguyệt và
chúng tôi tin tưởng Hoà Bình sẽ mang lại một công trình có chất lượng rất cao”.
Bà Frances D. Ba - Tổng Giám Đốc Phú Mỹ Hưng
 Diamond plaza :
Thưa Ông Hải,
“ Chúng tôi thành thật cám ơn Ông và các cộng sự của Ông trong việc hoàn thành
mỹ mãn công tác lắp đặt và hoàn thiện trần và tường thạch cao từ tầng hầm thứ 2 cho
đến tầng 20 của tòa nhà Diamond Plaza ”
“ Hòa Bình đã thực hiện một cách thành công công tác trang trí nội thất tầng 5 và
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 11
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
13 của công trình Diamond Plaza (34 Lê Duẩn, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh) ”
CHOONG HEE YOON
Quản lý công trình Diamond Plaza
 Trường ĐH REMIT:
Hòa Bình là một công ty rất chuyên nghiệp. Chất lượng công trình thực hiện cho
chúng tôi ở đây rất hoàn hảo. Không có gì phải đòi hỏi hơn nữa từ Hòa Bình từ trình

độ đến chuyên môn. Đây là điều rất quan trọng.
Ông A.C Peereboom
Quản lý Xây dựng - Trường Đại học RMIT
……
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 12
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN
Bảng phân tích
TÀI SẢN
Ngày 31/12/2011 Ngày 30/06/2012 CHÊNH LỆCH
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
TT
(%)
A. TÀI SẢN NGẮN
HẠN
2.259.620.536.716 74,77 2.493.592.545.438 76,86 233.972.008.722 10,35 2,09
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
275.983.920.195 9,13 228.987.575.702 7,06 -46.996.344.493 -17,03 -2,07
1. Tiền 31.232.631.310 1,03 185.037.575.702 5,70 153.804.944.392 492,45 4,67
2. Các khoản tương

đương tiền
244.751.288.885 8,10 43.950.000.000 1,35 -200.801.288.885 -82,04 -6,74
II. Các khoản đầu tư
ngắn hạn
397.484.582.147 13,15 96.232.269.921 2,97 (301.252.312.226) -75,79 -10,19
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn
1.44.362.840.759 47,79 1.936.522.560.877 59,69 492.159.720.118 34,07 11,90
1. Phải thu khách hàng 367.869.027.915 12,17 539.671.575.079 16,63 171.802.547.164 46,70 4,46
2. Trả trước cho người
bán
140.587.574.187 4,65 233.067.797.503 7,18 92.480.223.316 65,78 2,53
3. Phải thu theo tiến độ
kế hoạch hợp đồng xây
dựng
931.510.108.188 30,82 1.142.969.631.039 35,23 211.459.522.851 22,70 4,41
4. Các khoản phải thu
khác
5.628.109.740 0,19 21.767.353.189 0,67 16.139.243.449 286,76 0,48
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 14
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
5. Dự phòng phải thu
ngắn hạn khó đòi
(1.231.979.171) -0,04 (953.795.933) -0,03 278.183.238 -22,58 0,01
IV. Hàng tồn kho 122.998.399.976 4,07 192.628.786.296 5,94 69.630.386.320 56,61 1,87
V. Tài sản ngắn hạn
khác
18.790.793.639 0,62 39.221.352.648 1,21 20.430.559.009 108,73 0,59
1. Chi phí trả trước
ngắn hạn

12.169.903.778 0,40 29.514.127.430 0,91 17.344.223.652 142,52 0,51
2. Thuế giá trị gia tăng
được khấu trừ
0 0 1.409.618.808 0,04 1.409.618.808 0,04
3. Thuế và các khoản
phải thu của nhà nước
287.187.846 0,01 0 0 -287.187.846 -100 -0,01
4. Tài sản ngắn hạn
khác
6.333.702.015 0,21 8.297.606.410 0,26 1.963.904.395 31,01 0,05
B. TÀI SẢN DÀI
HẠN
762.380.671.570 25,23 750.679.162.397 23,14 -11.701.509.173 -1,53 -2,09
I. Tài sản cố định 41.192.356.048 13,87 399.169.606.312 12,30 -20.022.749.736 -4,78 -1,57
1. Tài sản cố định hữu
hình
410.738.004.459 13,59 389.004.162.515 11,99 -21.733.841.944 -5,29 -1,60
Nguyên giá 526.942.235.267 17,44 532.137.327.384 16,40 5.195.092.117 0,99 -1,03
Giá trị khấu hao lũy kế (116.204.230.808) -3,85 (143.133.164.869) -4,41 -26.928.934.061 23,17 -0,57
2. Tài sản cố định vô
hình
5.420.009.407 0,18 5.261.171.064 0,16 -158.838.343 -2,93 -0,02
Nguyên giá 6.271.143.723 0,21 6.271.143.723 0,19 0 0 -0,01
Giá trị hao mòn lũy kế 851.134.316 0,03 1.009.972.659 0,03 158.838.343 18,66 0
3. Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang
3.034.342.182 0.10 4.904.272.733 0,15 1.869.930.551 61,63 0,05
II. Đầu tư dài hạn 311.308.240.960 10.30 328.372.907.196 10,12 17.064.666.236 5,48 -0,18
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 16
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC

1. Đầu tư cho công ty
con
160.247.082.716 5.30 182.556.717.110 5,63 22.309.634.394 13,92 0,32
2. Đầu tư vào công ty
liên doanh, liên kết
159.652.109.051 5,28 161.212.109.051 4,97 1.560.000.000 0,98 -0,31
3. Đầu tư dài hạn khác 10.702.500.000 0,35 21,405,000.000 0,66 10.702.500.000 100 0,31
4. Dự phòng giảm giá
đầu tu dài hạn
(19.293.450.807) -0,64 (36.800.918.965) -1,13 -17.507.468.158 90,74 -0,50
III. Tài sản dài hạn
khác
31.880.074.562 1,05 23.136.648.889 0,71 -8.743.425.673 -27,43 -0,34
1. Chi phí trả trước dài
hạn
28.605.066.633 0,95 19.094.418.886 0,59 -9.510.647.747 -33,25 -0,36
2. Tài sản thuế thu
nhập hoãn lại
1.969.960.129 0,07 2.812.182.203 0,09 842.222.074 42,75 0,02
3. Tài sản dài hạn khác 1.305.047.800 0,04 1.230.047.800 0,04 -75.000.000 -5,75 -0,01
TỔNG CỘNG TÀI
SẢN
3.022.001.208.286 100 3.244.271.707.835 100 222.270.499.549 7,36
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 18
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
2.1.1. Nhận xét chung
Qua bảng phân tích ta thấy:Cuối kỳ tổng tài sản của HBC đang quản lý và sử dụng là
3.244.271.707.835 đồng, cụ thể là :
Tài sản ngắn hạn là 2.493.592.545.438 đồng ở cuối kỳ, tăng lên 233,972,008,722,đồng
(tương ứng với 10.35 %) là do:

-Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 492.159.720.118 đồng cho thấy công ty quản lý
tốt các khoản tiền thu vào. Đây là một dấu hiệu tốt cho ta thấy được doanh nghiệp có khả
năng thanh toán, đồng nghĩa với uy tín doanh nghiệp rất lớn.
-Hàng tồn kho tăng lên 69,630,386,320 đồng (tăng 56.61%) cho ta thấy trong thời gian
này công ty thực hiện được nhiều hợp đồng do vậy mà cần tồn kho dự trữ nhiều hơn tạo
cho điều kiện sản xuất không bị gián đoạn.
Tài sản dài hạn giảm xuống 11.701.509.173 đồng so với đầu kỳ (tương ứng giảm
4.78%), nguyên nhân là:
-Tài sản cố định giảm 20.022.749.736 đồng giảm 5.29% nguyên nhân do công ty đã tổ
chức thanh lý một số máy móc thiết bị trong thời gian này và công ty đã sử dụng các máy
móc thiết bị đi thuê để làm công trình cho tới thời điểm này công trình đã bàn giao và
lượng máy móc thiết bị được trả lại vì vậy lượng tài sản cố định giảm.
-Đầu tư dài hạn tăng 17,064,666,236 đồng tương ứng tăng 5.48% thể hiện tiềm lực tài
chính của công ty dồi dào, công ty đã đầu tư vào tài chính dài hạn nhằm mục đích tìm
kiếm khoản lợi nhuận cho công ty nhiều hơn, đây cũng là một xu hướng công ty đặt ra
nhằm phân tán rủi ro gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh
-Tài sản dài hạn khác giảm 8.743.425.673đ giảm 27.43% so với đầu kỳ.
Như vậy, nhìn chung sự biến động tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn đồng nghĩa với việc
giảm tài sản dài hạn có ảnh hưởng tốt đến tình hình hoạt động của HBC. Tài sản ngắn
hạn là tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt nó giúp cho tính thanh khoản của
công ty được đảm bảo, giảm thiểu nguy cơ bị vỡ nợ. Do vậy nó có ý nghĩa rất quan trọng
đến sự hoạt động ổn định của HBC.
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 19
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
2.1.2. Phân tích tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng,
luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại
dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hoá), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu.Tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp bao gồm: Vốn bằng tiền, Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu, Hàng tồn kho và các tài
sản ngắn hạn khác.

2.1.2.1. Tiền và các khoản tương đương tiền
Bảng phân tích:
TIỀN VÀ
CÁC
KHOẢN
TƯƠNG
ĐƯƠNG
TIỀN
ĐẦU KỲ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
1. Tiền 31.232.631.310 11,32 185.037.575.702 80,81 153.804.944.392 69,49
2.Các khoản
tương đương tiền
244.751.288.885 88,68 43.950.000.000 19,19 (200.801.288.885) -(69,49)
TỔNG 275.983.920.195 100 228.987.575.702 100 (46.996.344.493)
-
17,03
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 20
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên cho thấy cuối kỳ tổng tiền và các khoản tương đương tiền của
công ty Hòa Bình là 228.987.575.702 đồng ( trong đó tiền 185.037.575.702 đồng chiếm

80,81%, các khoản tương đương tiền 750.679.162.397 đồng chiếm 19,19 %. So với đầu
kỳ thi tổng tiền và các khoản tương đương tiền giảm 46.996.344.493 đồng ( trong đó tiền
tăng lên 153.804.944.392 đồng chiếm 69,49% , còn các khoản tương đương tiền lai giảm
200.801.288.885 đồng chiếm – 30,51% . Xem xét từng loại tài sản ta thấy:
Loại tài sản này chính xác như tên gọi, tiền mặt hoặc các khoản tương đương với tiền mặt
như các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu kho bạc, các tài khoản có tính thanh khoản cao
khác.Một công ty có trong tay một lượng tiền mặt lớn được coi là có lợi thế cạnh tranh,
đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định. Lượng tiền mặt tăng đồng nghĩa dòng tiền
dương hay nói cách khác lượng tiền thu vào cao hơn lượng tiền chi ra.Ở đây ta thấy, tiền
mặt của Hòa Bình từ đầu kỳ tới cuối kỳ đã tăng 69,49 % Đây có thể được coi là là dấu
hiệu tốt nó thể hiện công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả và cò thể chủ động hơn
trong hoạt động của mình.Trong khi đó các khoản tương đương tiền lại giảm
200.801.288.885 đồng với tỷ lệ giảm 69,49% Nếu nhìn trên góc độ tổng thể thì sự sụt
giảm những khoản tương đương tiền có thể vẫn không đáng lo ngại.Tuy nhiên, điều này
có thể làm ảnh hưởng xấu đến tính lành mạnh về tài chính của công ty, làm giảm giá trị
cổ phiếu của HBC trên thị trường chứng khoán khi mà tiền mặt giảm thì tổng tài sản sẽ
giảm và điều này dẫn đến giá trị sổ sách (sẽ giảm.Từ những phân tích đó ta có thể thấy
được tầm quan trọng của tiền mặt và các khoản tương đương tiền (có tính thanh khoản
cao) trong tổng tài sản. Do vậy, ở góc độ nhà quản trị cần quản lý tốt loại tài sản này để
công ty có thể duy trì hoạt động ổn định, có đủ vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh trong
điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 22
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
2.1.2.2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Bảng phân tích:
CÁC KHOẢN ĐẦU
TƯ TÀI CHÍNH
NGẮN HẠN
ĐẦU KỲ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
Số tiền

TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
Đầu tư ngắn hạn 397.484.582.147 100 96.232.269.921 100 (301.252.312.226)
Nhận xét:
-Các khoản đầu tư ngắn hạn là một tài khoản thuộc phần tài sản ngắn hạn nằm trên bảng cân đối kế toán của một công ty.
Tài khoản này bao gồm bất cứ khoản đầu tư nào mà một công ty thực hiện với thời gian dưới 1 năm. Các tài khoản như thế
này thường gồm: cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản có tính thanh khoản tương đối nhanh.
- Qua bảng phân tích trên cho thấy cuối kỳ khoản đầu tư ngắn hạn của công ty giảm 301.252.312.226 cụ thể là từ đầu kỳ
397.484.582.147 đồng giảm còn 96.232.269.921 đồng cụ thể là giảm 301.252.312.226 đồng , Điều này có nghĩa là công ty
không đủ khả năng để thực hiện các giao dịch cần tiền như là đầu tư tiền mặt vào cổ phiếu và trái phiếu để thu được lợi
nhuận cao.
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 24
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
2.1.2.3. Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu thực chất là đồng vốn mà doanh nghiệp bị đối tác (có thể là khách hàng hoặc nhà cung cấp) chiếm
dụng, vì thế về nguyên tắc quy mô các khoản phải thu sẽ càng nhỏ càng tốt.
CÁC KHOẢN PHẢI
THU NGẮN HẠN
ĐẦU KỲ CuỐI KỲ CHÊNH LỆCH
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền

Tỷ lệ
(%)
TT (%)
1. Phải thu khách hàng 367.869.027.915 25,47 539.671.575.079 27,87 171.802.547.164 46,70 2,40
2. Trả trước cho người
bán
140.587.574.187 9,73 233.067.797.503 12,04 92.480.223.316 65,78 2,30
3. Phải thu theo tiến độ
kế hoạch hợp đồng xây
dựng
931.510.108.188 64,49 1.142.969.631.039 59,02 211.459.522.851 22,70 -5,47
4. Các khoản phải thu
khác
5.628.109.740 0,39 21.767.353.189 1,12 16.139.243.449
286,7
6
0,73
5. Dự phòng phải thu
ngắn hạn khó đòi
(1.231.979.171) -0,09 (953.795.933) -0,05 (278.183.238) -22,58 0,04
TỔNG
1.444.362.840.85
9
100 1.936.522.560.877 100 492.159.720.018 34,07
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 26
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 28
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
2.1.2.4. Hàng tồn kho
HÀNG TỒN

KHO
ĐẦU KỲ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Hàng tồn kho 122.998.399.976 100 192.628.786.296 100 69.630.386.320 0
TỔNG 122.998.399.976 100 192.628.786.296 100 69.630.386.320 0
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên cho thấy hàng tồn kho của công ty Hòa Bình tăng lên cụ thể là
đầu kỳ 122.998.399.976 đồng đến cuối kỳ là 192.628.786.296 đồng tăng lên
69.630.386.320 , Điều này cũng có thể dễ hiểu do đặc thù của sản phẩm xây dựng là
nhiều sản phẩm dở dang và có giá trị lớn,đã triển khai thêm nhiều dự án nên lượng chi
phí sản xuất, kinh doanh dở dang tăng cao.các dự án mà Hòa Bình đang triển khai bị
chậm tiến độ hoặc đình đốn dẫn đến sản phẩm dở dang nhiều.
Nhưng có lẽ nguyên nhân chính để lý giải tình trạng này là thị trường bất động sản đóng
băng, tình hình kinh tế khó khăn, chính sách thắt chặt tín dụng, thắt chặt chi tiêu, xây
dựng công ảnh hưởng rất lớn tới lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Như đã phân tích ở trên, hàng tồn kho qua nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, và
trong tình trạng này khả năng HBC đang thiếu vốn là rất cao do lượng tiền mặt giảm
mạnh, các khoản phải thu khách hàng lại tăng cao và hàng tồn kho có mức tăng cao,điều
đó ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn kinh doanh của công ty nên công ty cần đưa ra giải
pháp để giảm bớt hàng tồn kho kịp thời thu hồi vốn .Hoặc công ty sử dụng Chính sách
hàng tồn kho tăng lên(tăng tài sản cố định) cũng có thể là do giá cả nguyên vật liệu xây

dựng đang có xu hướng tăng lên nên doanh nghiệp tích trữ hàng để đảm bảo luôn trữ đủ,
đáp ứng nhu cầu sản xuất thường xuyên liên tục nhưng phải giữ hàng tồn kho ở mức hợp
lý.
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 30
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
Có 3 lý do chính khiến doanh nghiệp có nhu cầu về hàng tồn kho.
-Thứ nhất, có độ trễ về thời gian trong việc cung ứng từ người cung ứng đến người sử
dụng ở mọi khâu, đòi hỏi doanh nghiệp phải tích trữ một lượng hàng nhất định để đảm
bảo nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho người
mua.
-Thứ hai, có những bất chắc nhất định trong nguồn cung, nguồn cầu, trong giao nhận
hàng khiến doanh nghiệp muốn trữ một lượng hàng nhất định để dự phòng. Trong trường
hợp này, hàng tồn kho giống như một cái giảm shock.
-Thứ ba, để khai thác tính kinh tế nhờ quy mô. Nếu không có hàng tồn kho, doanh nghiệp
sẽ cần tăng cường hoạt động logistics để nhận hay giao hàng. Điều này khiến cho chi phí
logistics tăng lên. Vì thế, doanh nghiệp có thể muốn trữ hàng đợi đến một lượng nhất
định thì mới giao hàng nhằm giảm chi phí logistics.
Việc kiểm soát lượng hàng tồn kho sao cho vừa đủ tại mỗi thời điểm gọi là quản lý tồn
kho. Nếu lượng tồn kho không đủ thì doanh nghiệp có thể gặp những khó khăn nhất định
vì 3 lý do trên. Nhưng nếu lượng tồn kho nhiều quá thì doanh nghiệp sẽ tốn chi phí để lưu
hàng và chậm thu hồi vốn.
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 32
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC
2.1.2.5. Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản ngắn
hạn khác
Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng

(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
1. Chi phí trả
trước ngắn hạn
12.169.903.778 97,69 29.514.127.430 95,44 17.344.223.652 142,52 (2,25)
2. Thuế GTGT
được khấu trừ
0 1.409.618.808 4.56 1.409.618.808 4,56
3. Tài sản ngắn
hạn khác
287.187.846 2.31 0 (287.187.846) -100 (2,31)
Tổng 12.457.091.624 100 30.923.746.238 100 18.466.654.614 148,24 0
Nhận xét:
Bao gồm các khoản như trả trước ngắn hạn như chi phí, duy tu, sửa chữa quốc lộ 13, chi phí quảng cáo,…; thuế GTGT
khấu trừ; tài sản ngắn hạn khác (tạm ứng công tác, tạm ứng đặt cọc mua bất động sản);….
Cùng với việc tăng tiền và hàng tồn kho vào cuối kỳ, các khoản tài sản ngắn hạn khác cũng tăng lên về mặt lượng song tỷ
trọng tài sản ngắn hạn khác/ Tổng tài sản chiếm rất nhỏ. Cụ thể năm 2012, tài sản ngắn hạn khác tăng 148,24% tương
đương số tiền tăng 18.466.654.614 đồng. tài sản ngắn hạn khác tăng chủ yếu là tăng chi phí trả trước ngắn hạn và tài sản
ngắn hạn khác.
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 34
TKMH: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GVHD: Th.s LÊ QUANG PHÚC

2.1.3.Phân tích chi tiết tài sản dài hạn
2.1.3.1. Các khoản phải thu dài hạn
Trong thời gian phân tích công ty chưa có các khoản phải thu dài hạn
2.1.3.2. Tài sản cố định
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
ĐẦU KỲ CUỐI KỲ CHÊNH LỆCH
Số tiền TT (%) Số tiền
TT
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
TT
(%)
1. Tài sản cố định hữu
hình
419.192.356.098 137,97 399.169.606.312 155,3 (20.022.749.739) -4,78 17,33
Nguyên giá 410.738.004.459 135,18 389.004.162.515 151,3 (21.733.841.944) -5,29 16,15
Giá trị khấu hao lũy kế 526.942.235.267 173,43 532.137.327.384 207 5.195.092.117 0,99 33,59
2. Tài sản cố định vô
hình
(116.204.230.808) -38,25 (143.133.164.869) -55,68 (269.289.340.61)
23,1
7
(17,44)
Nguyên giá 5.420.009.407 1,78 5.261.171.064 2,05 (158.838.343) -2,93 0,26
Giá trị hao mòn lũy kế 6.271.143.723 2,06 6.271.143.723 2,44 0 0 0.38
3. Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang
851.134.316 0,28 1.009.972.659 0,39 158.838.343 0,50 0,11

TỔNG 303.839.259.556 100 257.046.414.102 100 46.792.845.454 -15,4 0
SVTH: KIỀU NỮ LINH ĐA Trang 36

×