TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP HỒ CHÍ MÍNH
Khoa: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
GV phụ trách: PGS.TS.Trương Quang Thông
Học phần: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Chủ đề bài nghiên cứu:
VIỆC THAM GIA VỐN NƯỚC NGOÀI
TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Danh sách nhóm số 5 lớp TCDN – CH22:
1) Võ Thị Thúy Diễm (Nhóm trưởng - SĐT: 0909 070 436)
2) Trần Thân Bích Hợp
3) Phan Thị Thanh Kiều
4) Hứa Ngọc Lợi
5) Trần Thị Trang
6) Trương Phú Trí
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
MỤC LỤC
2. Hình thức “đối tác chiến lược” 6
III.VỀ KHÁI NIỆM “ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC “ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC VỤ “
THOÁI VỐN “ 9
1.Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài 9
IV.NHỮNG XU HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH THỂ CHẾ 16
V.KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
NỘI DUNG NGƯỜI THUYẾT TRÌNH
Động cơ của việc tham gia Trần Thị Trang
Quá trình tham gia vốn của các đối tác nước
ngoài vào các Ngân hàng Việt Nam
Trương Phú Trí
Phan Thị Thanh Kiều
Khái niệm đối tác chiến lược và nguyên nhân
các vụ thoái vốn
Hứa Ngọc Lợi
Trần Thân Bích Hợp
Những xu hướng điều chỉnh thể chế và kết
luận
Võ Thị Thúy Diễm
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
I. ĐỘNG CƠ CỦA VIỆC THAM GIA
Hiện nay ngành tài chính ngân hàng gặp nhiều khó khăn, cũng như các ngân
hàng mẹ ở nước ngoài, hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại
Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu. Tuy nhiên, các TCTD nước ngoài tại Việt Nam vẫn hoạt động an toàn, hiệu
quả và làm tốt vai trò cầu nối cho các nhà đầu tư nước ngoài đến với thị trường và
doanh nghiệp Việt Nam.
Kể từ khi Việt Nam mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đến nay, các ngân hàng
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam luôn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống ngân
hàng Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài có mặt tại thị trường Việt Nam ngay từ đầu
những năm 1990, sau khi hệ thống ngân hàng Việt Nam được phân thành hai cấp, với
hai loại hình: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh.
Tuy nhiên, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004 đã cho phép thêm một
hình thức hiện diện thương mại mới, đó là ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Sự xuất
hiện thêm loại hình ngân hàng mới này đã làm tăng tính hấp dẫn và phong phú cho thị
trường tài chính Việt Nam, nhưng cũng thêm một thách thức đối với các ngân hàng
thương mại trong nước.
Thứ nhất, khi phân tích cơ hội đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài
nhận định còn tiềm ẩn tiềm năng phát triển, nhất là hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Khi kinh tế thế giới hồi phục , Việt Nam sẽ là một trong những nước hồi phục đầu tiên
vì Việt Nam là một đất nước có tình trạng đô la hóa, vàng hóa cao, tiền ngoài luồng
kiểm soát lớn chứng tỏ sức dân rất mạnh nên có cơ hội phát triển rất dễ bùng phát, tạo
thuận lợi cho những nhà đầu tư bắt đáy thị trường hiệu quả.
Thứ hai, theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua
cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam thì, ngân hàng Việt Nam muốn bán cổ
phần cho nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện: Vốn điều lệ tối thiểu đạt
1.000 tỷ đồng; có tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng các điều kiện liên quan của
1
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; có bộ máy quản trị, điều hành, hệ thống kiểm tra, kiểm
soát, kiểm toán nội bộ hoạt động có hiệu quả; không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt
do vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng trong thời gian 24 tháng
đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét.
Thứ ba, Việt Nam hiện được đánh giá là quốc gia có dân số trẻ nhưng chỉ có
khoảng 15 triệu người, (tương đương 12% dân số) hiện đang sở hữu một tài khoản tại
ngân hàng. Số liệu thống kê từ NHNN cũng cho thấy tỉ lệ tăng trưởng các sản phẩm thẻ
ngân hàng đạt từ 50 - 200% trong vòng năm năm từ 2006 đến 2010. 60% dân số Việt
Nam đang ở độ tuổi dưới 30; 25% dân số đang sống ở thành thị, họ cởi mở với các sản
phẩm tài chính và lưu giữ tài sản trong tài khoản cá nhân ngân hàng. Lực lượng này sẽ
lái thị trường ngân hàng và thực tế, các ngân hàng nước ngoài vẫn rất nỗ lực tìm kiếm
cơ hội đầu tư vào Việt Nam.
Thứ tư, hầu hết các TCTD nước ngoài đều hoạt động có lãi. Cùng một môi
trường kinh doanh như nhau, cùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô như
nhau, vì sao ngân hàng ngoại lãi nhiều, ngân hàng nội lãi ít? Do hoạt động của các chi
nhánh Ngân hàng nước ngoài thuần tuý là vì mục tiêu lợi nhuận, không phải thực hiện
việc cho vay chính sách nên nợ quá hạn rất thấp, dư nợ tăng trưởng lành mạnh. Bên
cạnh đó, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài còn được ngân hàng mẹ hỗ trợ nhiều mặt
nên càng có điều kiện để mở rộng cho vay.
Về dịch vụ thanh toán, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài thường đến từ
những nước phát triển, nơi mà hệ thống ngân hàng tài chính cũng đạt đến trình độ phát
triển tương đối cao nên hoạt động của các chi nhánh này tại Việt Nam cũng được thừa
hưởng những ưu thế đó. Điều này được thể hiện rõ qua các loại hình dịch vụ cung cấp
cho khách hàng, chất lượng dịch vụ cũng như thái độ phục vụ khách hàng. Các chi
nhánh Ngân hàng nước ngoài thường tiên phong trong việc áp dụng công nghệ hiện đại,
giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới. Do vậy, có thể nói các chi nhánh Ngân hàng nước
ngoài thường chiếm ưu thế trong các dịch vụ thanh toán và hoạt động phi tín dụng.
2
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
Dịch vụ ngoại hối và phí là nguồn lợi nhuận chính của ngân hàng nước ngoài.
Khi mà ngân hàng nội địa bị ràng buộc bởi hàng loạt các quy định hành chính liên quan
đến kinh doanh ngoại tệ, không thể lách luật, thì ngân hàng nước ngoài tỏ ra linh hoạt.
Ngân hàng nước ngoài quan tâm phát triển nguồn vốn chứ không phải tín
dụng. Các ngân hàng nước ngoài luôn huy động được một lượng vốn nhàn rỗi rất lớn
với chi phí thấp từ khách hàng của họ. Điều này giúp họ có khả năng đáp ứng tốt nhu
cầu giải ngân cho chính khách hàng của họ.
Có thể nói các Ngân hàng nước ngoài đang có một môi trường hoạt động
tương đối thuận lợi và có nhiều triển vọng, sẽ đầu tư và tham gia nhiều hơn vào thị
trường tài chính Việt Nam thông qua các sản phẩm mới, cung cấp dịch vụ ngân hàng
hiện đại với những thông lệ và chuẩn mực quốc tế, góp phần xây dựng một nền tài
chính - ngân hàng phát triển toàn diện, vững mạnh tại Việt Nam.
3
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
II. QUÁ TRÌNH THAM GIA VỐN CỦA CÁC ĐỐI TÁC
NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Sự tham gia vốn của các đối tác nước ngoài vào các ngân hàng Việt Nam chủ yếu
dưới hai hình thức là “Liên doanh” và “Đối tác chiến lược”
1. Hình thức “Liên doanh”:
Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài dưới hình thức chi nhánh ngân hàng
nước ngoài và ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước
ngoài, trong giai đoạn đầu của quá trình mở cửa, là một xu hướng phổ biến, giải quyết
được những khúc mắc của các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó thu hút đầu tư nước ngoài.
Hầu hết các nước đang phát triển khi bước vào thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá; hệ thống ngân hàng còn chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng được nhu cầu
vốn cho sự phát triển kinh tế. Vì thế, cần phải thực hiện hiệu quả việc thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Ngân hàng liên doanh được thành lập nhằm tạo ra một ngân hàng có sức
mạnh tổng hợp trên cơ sở khắc phục những yếu kém của ngân hàng trong nước, phát huy
thế mạnh của ngân hàng nước ngoài, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và tạo điều
kiện cho việc đổi mới hệ thống ngân hàng tại các nước này.
Ngân hàng liên doanh là một loại hình ngân hàng mà trong đó có sự tham gia hợp
tác liên doanh giữa ngân hàng thương mại trong nước với ngân hàng nước ngoài trên cơ
sở góp vốn để hình thành nên một ngân hàng thương mại mới, có tư cách pháp nhân và
hoạt động theo pháp luật của nước sở tại.
Ngay từ khi mới thành lập, ngân hàng liên doanh đã khẳng định vai trò của mình
đối với sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Trước hết, sự ra đời các ngân
hàng liên doanh tạo điều kiện cho việc cải thiện môi trường đầu tư tại các nước đang phát
triển, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường và mở rộng
các quan hệ thương mại và dịch vụ với nước ngoài. Đồng thời, ngân hàng liên doanh
cũng tạo ra khả năng tiếp cận, học tập và tranh thủ kỹ thuật nghiệp vụ, công nghệ tiên
tiến…của các ngân hàng nước ngoài, từ đó góp phần cải thiện môi trường dịch vụ ngân
4
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
hàng trong nước. Bên cạnh đó, ngân hàng liên doanh còn đóng góp vai trò với tư cách là
một loại hình liên doanh của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mục đích của việc liên doanh
nhằm giải quyết các nhu cầu đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế đất nước là vốn, khoa
học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến…đều có thể đạt được trong ngân
hàng liên doanh. Ngoài ra, ngân hàng liên doanh còn là một trong những yếu tố quan
trọng thúc đẩy sự hình thành, phát triển thị trường tiền tệ và thị trường tài chính tại các
nước đang phát triển.
Và từ khi gia nhập WTO (11/1/2007), dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam dưới
mọi hình thức – FDI, FII, ODA. Đối với thị trường tài chính, những cam kết mở cửa thị
trường cũng được triển khai thực hiện với tốc độ cao và phạm vi rộng. Với môi trường
kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn, thị trường rộng lớn gấp nhiều lần, tăng trưởng
kinh tế được duy trì ở mức cao, mức sống dân cư được cải thiện mạnh mẽ đã tạo ra nhu
cầu to lớn về dịch vụ tài chính ngân hàng. Đây chính là giai đoạn mà số lượng ngân hàng
liên doanh đạt mức cao nhất (5 ngân hàng) trong suốt 11 năm phát triển từ khi bắt đầu
xuất hiện loại hình ngân hàng liên doanh.
Các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam:
- Ngân hàng Indovina (IVB): là ngân hàng liên doanh đầu tiên được thành lập tại
Việt Nam. Ngân hàng IVB ra đời trên cơ sở liên doanh giữa ngân hàng Công thương Việt
Nam và ngân hàng Summa Handel Bank Inđônêxia với giấy phép đầu tư số 135/GPĐT
của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI) cấp ngày 21/11/1990 và đã khai
trương hoạt động từ ngày 21/01/1991. Tuy nhiên, sau khi ban hành Nghị định 189/HĐBT
ngày 15/6/1991 và thực hiện theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 thì ngân hàng liên
doanh IVB đã được Ngân hàng Nhà nước cấp lại giấy phép hoạt động số 08/NH-GP ngày
29/10/1992. Đây là ngân hàng liên doanh giữa hai bên trong đó phần vốn góp của mỗi
bên ngân hàng là 50% trong tổng số 10 triệu USD vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh.
- VID Public Bank: được thành lập ngày 30/9/1991 với tỷ lệ vốn góp 50:50 giữa
BIDV và ngân hàng Public Bank Berhad (Malaysia), ngân hàng chính thức hoạt động từ
tháng 5/1992.
5
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
- Ngân hàng Shinhanvina: thành lập năm 1993, liên doanh giữa ngân hàng
Vietcombank và ngân hàng Hàn Quốc với tỷ lệ vốn góp 50:50. Tuy nhiên, ngày
11/11/2011, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định cho phép Vietcombank bán
toàn bộ 50% vốn góp tại ShinhanVina Bank.
- Ngân hàng Việt Thái: 15/8/1995 là ngân hàng liên doanh giữa 3 đối tác lớn Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại Siam của
Thái Lan và Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) của Thái Lan với tỷ lệ vốn góp 34%, 33%
và 33%.
- Ngân hàng Việt Nga (VRB): thành lập vào 19/11/2006, liên doanh giữa BIDV và
VTB (ngân hàng ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với tỷ lệ vốn góp 50:50.
2. Hình thức “đối tác chiến lược”
Khởi đầu vào năm 2005, Ngân hàng Standard Chartered là ngân hàng nước ngoài
đầu tiên được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận được góp vốn
mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong nước. Vào thời điểm đó, Standard Chartered sở
hữu 8,56% vốn điều lệ của ACB với tổng đầu tư vào khoảng 22 triệu USD. Cũng tại
ACB, 2 đối tác chiến lược là Dragon Financing Holding Ltd và Connaught Investor Ltd
tham gia góp vồn vào năm 2007, tỉ lệ cổ phần nắm giữ tại ACB hiện tại lần lượt là 6,81%
và 7,26%. Cũng trong năm 2005, ANZ đã bỏ ra 27 triệu USD để sở hữu 9,87% cổ phần
của Sacombank, trở thành cổ đông nước ngoài thứ 3 của ngân hàng này sau Dragon
Financial Holding (Anh Quốc) sở hữu 10% và công ty tài chính quốc tế IFC.
Vào năm 2006, với việc tham gia góp vốn của một trong những ngân hàng nổi tiếng
thế giới là HSBC vào Techcombank, tỉ lệ mà HSBC nắm giữ lúc đó là 10% tỉ lệ cổ phần
của Techcombank, sau đó vào năm 2007, HSBC đã nâng tỉ lệ nắm giữ lên 15% và
Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên được bán tỉ lệ cổ phần 15% cho một ngân hàng
ngoại.
Sau đó, với sự ra đời của NĐ 69/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 4 năm
2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam,
6
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
cùng với giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO,… việc tham gia vốn của các đối tác nước
ngoài vào các ngân hàng Việt Nam ngày càng nhiều.
2/2007: Deutsche Bank trở thành đối tác chiến lược của Habubank khi nắm giữ 10%
cổ phần tại ngân hàng này. Sau này khi sáp nhập Habubank với SHB, tỉ lệ mà Deutsche
Bank nắm giữ hiện chỉ còn 3,43%.
11/2007: Sumitomo Mitsui một ngân hàng lớn của Nhật Bản, trở thành đối tác chiến
lược của Eximbank, ngân hàng của Nhật nắm giữ 15% vốn cổ phần tại Eximbank, sự hợp
tác này giúp Eximbank tiếp cận các nguồn vốn quốc tế, với chi phí hợp lý và tăng cường
thanh khoản cho Eximbank bằng hạn mức cho vay liên ngân hàng, tài trợ thương mại và
bảo lãnh. Ngoài ra, SMBC còn hỗ trợ công nghệ hiện đại, giúp Eximbank không ngừng
lớn mạnh và phát triển trong thời gian qua.
Vào năm 2008, rất nhiều ngân hàng trong nước đã tìm cho mình được những đối tác
chiến lược nước ngoài, đặc biệt là những ngân hàng ở tầm trung: MayBank (Ngân hàng
Malaysia) nắm giữ 15% cổ phần của Ngân hàng An Bình và trở thành đối tác chiến lược
tại ngân hàng này; Seabank cũng tìm được Societe Generate khi ngân hàng ngoại nắm
giữ 20% vốn cổ phần, hay Common Wealth trở thành đối tác chiến lược tại VIB với việc
sở hữu 20% vốn cổ phần, hay BNP trở thành đối tác chiến lược tại ngân hàng Phương
Đông với việc nắm giữ 10% cổ phần tại ngân hàng này… việc các ngân hàng ở tầm trung
tìm được các đối tác chiến lược tin cậy ở nước ngoài góp phần không nhỏ vào sự phát
triển của các ngân hàng trên trong thời gian qua.
Năm 2011, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, một trong những NHTMCP lớn tại
Việt Nam cũng đã tìm được Mizuho (một ngân hàng của Nhật) làm đối tác chiến lược
cho mình, với việc nắm giữ 15% vốn cổ phần tại VCB, tổng giá trị 11.800 tỉ đồng, với
giá 34.000đ/ cổ phiếu. Sau khi hoàn tất việc bán cho Mizuho, vốn điều lệ của VCB tăng
từ 19.698 tỉ đồng lên 23.174 tỉ đồng.
Năm 2012, Bank of Tokyo với việc mua cổ phiếu CTG với giá 24.000đ/cổ phiếu,
giá trị hợp đồng là 15.465 tỉ đồng, tương đương 743 triệu USD Mỹ, ngân hàng này đã trở
thành đối tác chiến lược tại Vietinbank khi nắm giữ 19,73% cổ phần của Vietinbank. Với
7
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
hợp đồng này, Vietinbank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong khối
NHTMCP hiện nay. Trước đó, vào tháng 3/2011, Vietinbank cũng đã kết thúc việc chào
bán hơn 165,58 triệu cổ phần cho IFC, giá phát hành là 21.000 đ/cp.
Tỷ lệ nắm giữ của một số NH nước ngoài tại các NHTM trong nước
NH trong nước NH nước ngoài nắm giữ Tỷ lệ nắm giữ hiện tại
ACB
Standard Chartered (8,77%);
Connaught Investor Ltd (7,26%);
Dragon Financing Holding Ltd
(6,81%); Standard Chartered bank
(6,23%)
29,07%
Eximbank Sumitomo Mitsui 15%
Techcombank HSBC 19,48%
Seabank Societe Generate 20%
Phương Nam UOB (Singapore) 19,99%
Phương Đông BNP Paribas 20%
VIB Common Wealth 20%
An Bình Maybank 17,54%
SHB Deutsche Bank 3,43%
VP Bank
Oversea Chinese Banking
Corporation (Sin)
14,88%
Vietcombank Mizuho 15%
Vietinbank
Bank of Tokyo
IFC
19,73%
5.39%
Nguồn: Cafef.vn
8
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
III. VỀ KHÁI NIỆM “ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC “ VÀ
NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC VỤ “ THOÁI VỐN “
1. Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài
a. Khái niệm
Theo nghị định 69/2007/NĐ-CP giải thích thì "Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài"
là tổ chức tín dụng nước ngoài có uy tín, có năng lực tài chính và khả năng hỗ trợ ngân
hàng Việt Nam trong phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị,
điều hành và áp dụng công nghệ hiện đại; có lợi ích chiến lược phù hợp với chiến lược
phát triển của ngân hàng Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí cụ thể do ngân hàng Việt Nam
quy định.
b. Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài
Đối với các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số
10/2011/TT-NHNN quy định về các tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược khi cổ phần
hóa.
Theo đó, các tiêu chí chủ yếu mà cổ đông chiến lược nước ngoài phải đáp ứng gồm có:
- Là tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức tài chính nước ngoài, có tổng tài
sản tối thiểu tương đương 20 (hai mươi) tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm đăng ký tham
gia cổ đông chiến lược;
- Có trên 05 (năm) năm kinh nghiệm hoạt động quốc tế;
- Được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập quốc tế (Moody’s, Standard &
Poor, Fitch Rating …) xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và
hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng
không thuận lợi;
- Không là cổ đông chiến lược, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập tại bất kỳ tổ chức
tín dụng nào tại Việt Nam;
9
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
- Có cam kết bằng văn bản về việc hỗ trợ ngân hàng thương mại Nhà nước cổ
phần hóa trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này và cam kết gắn bó
lâu dài với ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa.
c. Thực trạng quan hệ “đối tác chiến lược” của các ngân hàng thương mại Việt
Nam
Trong bối cảnh đa số ngân hàng TMCP nội địa có quy mô vốn nhỏ và vừa, trong
hơn 37 ngân hàng TMCP, chỉ có một số ít ngân hàng có vốn trên 200 triệu USD, doanh
thu chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng, năng lực quản trị rủi ro yếu. Trong khi đó các
ngân hàng ngoại lại có nền tảng tài chính và năng lực quản trị tốt. Nhiều ngân hàng có
mặt ở Việt Nam từ lâu như HSBC, ANZ, Standard Chartered, Deutsche Bank… đã có bề
dày hoạt động hàng trăm năm trên toàn cầu. Trước các đối thủ cạnh tranh không những
nhiều kinh nghiệm mà còn mạnh về tài chính, việc chủ động tăng tiềm lực tài chính mà
các NHTM đang triển khai là bước đi cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm rủi
ro.
Các ngân hàng trong nước là người hiểu rõ hơn ai hết điều cần làm để cạnh tranh
với các ngân hàng nước ngoài, và một khả năng “hợp lực” đang được xem là một giải
pháp hợp lý trong bối cảnh hiện tại và những năm tới. Việc các ngân hàng, tập đoàn tài
chính nước ngoài mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua con đường sở
hữu vốn cổ phần trong các NHTM Việt Nam đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Với
các đối tác nước ngoài, họ có thể tận dụng mạng lưới sẵn có, cơ sở vật chất kỹ thuật,
nguồn nhân lực và số lượng khách hàng đông đảo của các NHTM Việt Nam. Còn các
NHTM Việt Nam thì không những nâng cao được năng lực tài chính mà còn có điều kiện
tiếp tục hiện đại hoá công nghệ đổi mới quản trị điều hành, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực và mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Trong thời gian qua các TCTD Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đạt
được những thành tựu đáng kể như: tăng năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ và
thặng dư vốn cổ phần; năng lực quản trị điều hành được cải thiện đáng kể thông qua tái
10
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
cơ cấu bộ máy, tư vấn, đào tạo của TCTD nước ngoài, mở rộng nghiệp vụ hoạt động, mở
rộng quan hệ đại lý.
Con số ngân hàng Việt Nam chọn ngân hàng ngoại làm đối tác chiến lược trong
tương lai sẽ nhiều hơn khi Chính phủ đã ban hành đề án 254 khuyến khích các tổ chức, cá
nhân nước ngoài hợp tác đầu tư với các TCTD của Việt Nam. Theo tinh thần của đề án
254, nghị định 69 sửa đổi trình Chính phủ theo hướng, trong trường hợp đặc biệt, phục vụ
quá trình tái cơ cấu, có thể trình Chính phủ cho phép nhà đầu tư tham gia trên 30% vốn
điều lệ của TCTD đối với từng trường hợp cụ thể.
Tính đến thời điểm hiện nay đã có 15 trong số 37 ngân hàng TMCP đã có đối tác
chiến lược cùng ngành. Đang nắm giữ lượng cổ phần từ 10 - 20% tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Cụ thể như HSBC (nắm 20% cổ phần của Techcombank),
Maybank (20% ABBank), Société Générale (20% SeABank), Commonwealth Bank of
Australia (20% VIB), BNP Paribas (15% OCB), United Overseas Bank (15% Ngân hàng
Phương Nam), Standard Chartered Plc (15% ACB), Sumitomo Mitsui (15,13%
Eximbank), Oversea Chinese Banking Corp (15% VPBank), Deutsche Bank (10%
Habubank), Mizuho (15% Vietcombank). Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (20%
Vietinbank). Riêng ANZ đã bán lại 9,6% cổ phần họ nắm giữ trong Sacombank cho
Eximbank vào tháng 1/2012.
Sự thành công trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Techcombank- HSBC
Ra đời năm 1993 với mức vốn điều lệ 20 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
Việt Nam (Techcombank) đã vươn lên trở thành một trong những ngân hàng TMCP lớn
nhất của Việt Nam. Đến tháng 9/2011, vốn điều lệ của ngân hàng này đã đạt trên 9.000 tỷ
đồng. Sự vươn lên mạnh mẽ của Techcombank với HSBC bắt đầu khi ngân hàng Anh
mua 10% cổ phần của Techcombank vào tháng 12/2005. Đến tháng 7/2007, HSBC mua
tiếp 5% cổ phần nữa, nâng tỷ lệ sở hữu tại Techcombank lên 15%. Hơn một năm sau,
tháng 9/2008, HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam nắm quyền
sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng TMCP trong nước, sau khi mua thêm 5% vốn cổ
11
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
phần trong Techcombank. Với sự tham gia điều hành của các lãnh đạo có kinh nghiệm
quản trị từ HSBC, ngân hàng Việt Nam đã có nhiều chuyển biến về mặt cơ cấu. Ngay từ
những ngày đầu, HSBC đã tham gia vạch ra các chiến lược dài hạn nhằm xây nền móng
vững chắc cho hoạt động của Techcombank. Đó là hình thành nên khối dịch vụ khách
hàng doanh nghiệp, thành lập khối quản lý tín dụng và quản trị rủi ro. Việc hoàn thiện cơ
cấu khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân cũng được thực hiện dưới sự hỗ trợ từ
ngân hàng Anh.
Sau khi nâng tỷ lệ cổ phần sở hữu trong Techcombank lên 20% ("room" tối đa
dành cho ngân hàng ngoại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước), HSBC đã hỗ trợ
Techcombank gia nhập hai liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam là Smartlink và Banknetvn.
Ngoài ra, HSBC cũng giúp Techcombank kết nối hệ thống thẻ ATM của mình vào mạng
lưới ATM đã hoàn thiện của HSBC tại Việt Nam.
Đối tác chiến lược nước ngoài đã hỗ trợ Techcombank rà soát lại các chính sách
và xây dựng hệ thống cấu trúc nhân sự theo mô hình quản trị hiện đại. Nhiều nhiệm vụ
quan trọng đã được hai bên hoàn tất trong quá trình hợp tác, chẳng hạn như xây dựng chế
độ lương, thưởng hợp lý và chính sách đãi ngộ dài hạn dành cho nhân viên. Một trong
những dấu ấn đậm nét nhất mà HSBC tạo lập cho Techcombank là chiến lược xây dựng
hệ thống nhận diện thương hiệu Techcombank đồng bộ, gắn liền với các tiêu chuẩn về
quản trị, chất lượng dịch vụ của một ngân hàng thương mại lớn. Hai bên duy trì mô hình
"đồng Giám đốc Tài chính" với hai chức danh, một của Techcombank và một của HSBC.
Hệ thống báo cáo tài chính của Techcombank áp dụng chuẩn mực quốc tế, và đó có thể là
dấu ấn của đối tác ngoại.
Tuy vậy không phải cứ có được “đối tác chiến lược ngoại” thì sẽ đem lại thành
công lớn cho các ngân hàng TMCP Việt Nam. Số lượng ngân hàng Việt Nam có được sự
đột phá trong hoạt động khi có sự tham gia của đối tác ngoại là không nhiều. Ví dụ trong
việc hợp tác chiến lược giữa Société Générale (Pháp) và SeABank. Ngân hàng Pháp mua
20% cổ phần của SeABank vào tháng 8/2008. Mặc dù Société Générale đã cử các chuyên
12
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
gia từ Pháp sang trực tiếp hỗ trợ SeABank trong các hoạt động hàng ngày của ngân hàng
như: quản trị rủi ro, phát triển mạng lưới, xây dựng mô hình ngân hàng bán lẻ song hiệu
quả đạt được chưa thực sự rõ nét. Sau 4 năm hợp tác, SeABank hầu như chưa có cải thiện
đáng kể nào về chiến lược kinh doanh, chủ yếu tập trung vào cho vay doanh nghiệp và
một số ngành, trong khi thiếu vắng các sản phẩm ngân hàng.
Sự khác biệt về mô hình quản trị đã cản trở khá nhiều vai trò của đối tác chiến
lược ngoại khi điều hành ngân hàng nội. Điều này thường xảy ra tại các ngân hàng
TMCP Việt Nam hoạt động theo mô hình gia đình. Người của ngân hàng nước ngoài khó
lòng can thiệp sâu vào quan hệ tín dụng của những người chủ tư nhân các ngân hàng nội.
Lựa chọn gần như duy nhất là ngân hàng ngoại phải tham gia điều hành ngân hàng mà họ
hợp tác chiến lược, thông qua hình thức "tự nguyện" hoặc "bắt buộc". Nếu là bắt buộc,
đối tác ngoại phải là cổ đông chi phối, hoặc cổ đông lớn nhất trong ngân hàng nội. Nhưng
việc này lại vướng quy định về mức trần tỷ lệ sở hữu cổ phần 20%.
Một chuyên gia về tài chính dự báo, đầu tư kiểm soát hoặc sở hữu cổ phần chi phối sẽ là
yêu cầu bắt buộc và xu thế sẽ diễn ra tại những ngân hàng TMCP nhỏ của Việt Nam. Tất
nhiên việc này chỉ xảy ra trong tương lai, khi mức trần sở hữu cổ phần 20% của ngân
hàng ngoại trong ngân hàng nội được dỡ bỏ. Trong bối cảnh và tình hình hoạt động của
các ngân hàng nhỏ, rất khó để đối tác chiến lược có thể tham gia sở hữu cổ phần ở mức
thiểu số vì họ sẽ không thể làm cho ngân hàng nhỏ tốt lên. Trong khi ở chiều ngược lại,
đối với những ngân hàng quy mô lớn nhất Việt Nam vốn là ngân hàng quốc doanh -
Vietcombank, VietinBank, chất lượng tài sản và chất lượng quản trị với trọng tâm là quản
lý rủi ro, sẽ là những cản trở chính để các ngân hàng lớn này có được đối tác chiến lược.
Đó phải chăng chính là nguyên nhân dẫn tới việc Nova Scotia (Canada) quyết định không
trở thành đối tác chiến lược của VietinBank thời gian qua?
Dù sao, mối quan hệ hợp tác chiến lược này sẽ tiếp tục được sàng lọc và thử thách
trong thời gian tới. Các đối tác nước ngoài có thể đang nỗ lực tìm hướng thoát ra cho các
khoản đầu tư này trước khi quá muộn. Hồi tháng 1 năm nay, thị trường được dịp xôn xao
13
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
trước tin ANZ bán lại toàn bộ 9,6% cổ phần Sacombank, tương đương 103 triệu cổ phiếu
cho Eximbank sau một năm chào bán. Đáng chú ý, chỉ trong vòng 1 năm, ba cổ đông
chiến lược của Sacombank bao gồm ANZ, Dragon Capital, REE đã thoái toàn bộ vốn
khỏi ngân hàng này.
2. Thoái vốn:
Ông Trần Minh Tuấn – Phó thống đốc NHNN cho biết, năm 2013 ngành Ngân
hàng có thể phải đối mặt những nguy cơ tiềm ẩn để lại khi gần 20 năm qua nền kinh tế
tăng trưởng nóng và phụ thuộc quá nhiều vào vốn tín dụng. Trong 20 năm đó lượng tiền
đã đổ vào nền kinh tế vô cùng lớn nên lạm phát rất cao. Những yếu kém của nền kinh tế
vĩ mô đã bộc lộ khi bị ảnh hưởng của “bão tài chính thế giới” và ngành ảnh hưởng trực
tiếp trước tiên là ngân hàng. “Sức khỏe” của ngân hàng luôn gắn với doanh nghiệp, mà
đến 2013 là năm thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Tổng
cầu suy giảm gây nhiều khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kéo theo đó là tồn kho lớn,
nợ xấu tăng cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng, đến thanh khoản của hệ
thống, gây ách tắc tín dụng và làm ngưng trệ dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế là
những nguyên nhân chủ yếu khiến các nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn khỏi ngân hàng
Việt Nam. Nhìn chung tình hình sức khỏe của Ngân hàng Việt Nam vẫn chưa ổn định,
nợ xấu vẫn còn tăng cao và nên là ưu tiên giải quyết hàng đầu của ngành Ngân hàng.
Tại thời điểm đầu năm 2013, theo công bố của Thống đốc NHNN Nguyễn
Văn Bình, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 6%, giảm đáng kể so với mức 8 – 10%
hồi tháng 10 năm ngoái. Còn số liệu từ các TCTD báo cáo lên NHNN thì tỷ lệ này dừng
ở mức chưa đến 5%. Dù con số nào đi chăng nữa, tốc độ nợ xấu vẫn tăng chóng mặt so
với các năm trước, khi năm 2008 tỷ lệ nợ xấu chỉ là 2,17%; năm 2009 là 2,2%; 2010 là
2,14% và 2011 là 3,3% trên tổng dư nợ.
14
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
Tỷ lệ nợ xấu tăng vọt trong 2 năm gần đây
Nhìn lại kết quả hoạt động năm 2012 cho thấy, ở nhóm 10 ngân hàng thương
mại lớn nhất hầu hết duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn là dưới 3%.
15
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
IV. NHỮNG XU HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH THỂ CHẾ
Việc nước ngoài tham gia vốn vào các ngân hàng Việt Nam sẽ an toàn và tốt
hơn việc trực tiếp vay nợ thương mại. Hơn nữa, điều này còn tránh cho nước tiếp nhận
đầu tư những khó khăn, lúng túng ban đầu về thị trường, kinh nghiệm quản lý-kinh
doanh quốc tế. Cùng với những bảo đảm pháp lý có tính quốc tế, bằng cách điều chỉnh
những chiếc “van” như: Ưu đãi thuế, tài chính, tiền tệ, phát triển hạ tầng cứng-mềm,
các thủ tục hải quan, hành chính, các nước chủ nhà có thể hướng dẫn luồng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào đúng chỗ, đúng lúc, đủ khối lượng cần thiết theo kế hoạch định
hướng sự phát triển kinh tế-xã hội của mình. Song, trong lĩnh vực tưởng chừng toàn
những điều tốt lành này, những tác động mặt trái vẫn ẩn khuất đâu đó. Do vậy, chúng ta
cần có các giải pháp để điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dòng vốn trong
nước và nước ngoài trong nền kinh tế hiện nay:
Thứ nhất, hoàn chỉnh và ban hành quy định quản lý các doanh nghiệp theo
Luật Doanh nghiệp, gồm cả các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (theo Luật Đầu tư) để
áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (như về quản lý
đầu tư xây dựng, một đầu mối liên thông cải cách thủ tục hành chính…). Tình hình triển
khai các dự án đầu tư có vốn nước ngoài cũng cần có nhiều chuyển động tích cực. Các
cơ quan quản lý nhà nước cả cấp trung ương lẫn địa phương, song song với cải cách thủ
tục hành chính, phải chủ động bám sát dự án để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng
mắc, đôn đốc nhà đầu tư.
Thứ hai, tiếp tục điều chỉnh và ổn định các quy hoạch thu hút vốn nước ngoài
theo hướng phát triển bền vững, tránh chạy theo lợi ích trước mắt, địa phương và cá
nhân, đồng thời đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thích hợp
nhằm khuyến khích áp dụng hình thức đầu tư mới có sử dụng vốn nước ngoài như
BOT/BTO/BT, PPP… trong đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và
cung cấp dịch vụ, nhằm xúc tiến một số dự án lớn, trọng điểm quốc gia và địa phương.
16
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
Thứ ba, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, cập nhật, bổ
sung nội dung thông tin mới về môi trường, chính sách đầu tư và danh mục dự án kêu
gọi vốn nước ngoài trên các trang thông tin điện tử và in mới sách, đĩa CDROM phát
hành rộng rãi; Tổ chức xúc tiến đầu tư tại các nước đang và sẽ có triển vọng trở thành
nhà đầu tư lớn vào Việt Nam; Đẩy mạnh áp dụng các phần mềm chuyên dụng hiện đại
trong quản lý dự án có vốn nước ngoài; tăng cường cung cấp thông tin, quảng bá môi
trường đầu tư, hỏi đáp và đối thoại với các nhà đầu tư…
Thứ tư, đổi mới căn bản phương thức quản lý và trình độ nguồn nhân sự. Bởi
đây là yếu tố hàng đầu để các nhà đầu tư nước ngoài quyết định có nên tham gia vốn
vào Việt Nam hay không với mục đích biết được họ có sử dụng nguồn vốn của mình
hiệu quả như thế nào.
Đó là các xu hướng chiến lược và lâu dài. Trước mắt, chúng ta có thể thấy một
sự thay đổi lớn Nghị định 69 ngày 20/07/2007 của Chính phủ về việc Nhà đầu tư nước
ngoài của các Ngân hàng Thương mại việt Nam.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ nới lỏng bớt một số tiêu chuẩn và cho phép nhà
đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chúng tôi
cho rằng các đề xuất này không đáp ứng được trông đợi của NĐT nước ngoài đang kỳ
vọng tăng tỷ lệ sở hữu cao hơn so với đề xuất, hay thậm chí chi phối các ngân hàng.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có hai thay đổi quan trọng trong dự thảo Nghị định:
nước ngoài có thể sở hữu trên 30% ở các TCTD yếu kém nếu được Thủ tướng chấp
thuận và loại bỏ một số tiêu chuẩn có thể cản trở việc TCTD yếu kém bán cổ phần cho
tổ chức nước ngoài. Hai thay đổi này giúp các TCTD yếu kém có thể tìm kiếm nguồn
vốn nước ngoài dễ dàng hơn và được kỳ vọng giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngân
hàng vốn hiện còn rất chậm.
Tóm tắt thay đổi giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các tổ chức tín dụng Việt
Nam
17
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
Nghị định 69 (cũ)
TL sở hữu tối
đa
Dự thảo Nghị định (mới)
TL sở
hữu tối
đa
NĐT nước ngoài không
phải
TCTD & người có liên
quan
5% Một cá nhân nước ngoài 5%
Một TCTD nước ngoài
& người có liên quan
10% Một tổ chức nước ngoài 15%
Nhà đầu tư chiến lược
nước ngoài & người có
liên quan
15%
Đến 20% nếu
được
Thủ tướng
chấp thuận
Nhà đầu tư chiến lược
nước ngoài
20%
Đáng chú ý, trong trường trường hợp đặc biệt liên quan đến TCTD cần tái cơ
cấu, Thủ tướng có thể cho phép NĐT nước ngoài và các bên có liên quan sở hữu đến
hơn 30% cổ phần. Đã có ý kiến cho rằng cần nâng cao tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong hệ
thống ngân hàng để NĐT nước ngoài có thể đóng vai trò tích cực hơn trong quá trình tái
cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam. Không thể phủ nhận rằng quá trình này hiện rất chậm
và việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài có thể giúp đẩy nhanh tiến độ.
Trong dự thảo Nghị định mới, không có quy định cụ thể như vốn điều lệ tối
thiểu là 1.000 tỷ đồng, báo cáo tài chính lành mạnh, quản lý hiệu quả… mà các TCTD
Việt Nam phải đáp ứng trước khi có thể bán cổ phần cho NĐT nước ngoài. Việc loại bỏ
những tiêu chuẩn này hỗ trợ cho các TCTD yếu kém đang cần tái cơ cấu nhằm thu hút
vốn đầu tư nước ngoài.
18
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
Trong Nghị định 69, các ngân hàng nước ngoài sở hữu TCTD Việt Nam yêu
cầu phải có tài sản tối thiểu là 20 tỷ USD 5 năm trước khi mua cổ phần. Trong dự thảo
Nghị định mới, các tiêu chuẩn này đã được nới lỏng và được quy định rõ ràng như sau:
NĐT nước ngoài sở hữu ít nhất 10% cần phải có tài sản tối thiểu là 10 tỷ USD hoặc vốn
điều lệ tối thiểu là 1 tỷ USD và đối tác chiến lược nước ngoài cần phải có tài sản tối
thiểu là 20 tỷ USD.
19
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
V. KẾT LUẬN
Khi mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới đều
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về giới hạn sở hữu cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp trong nước, trong đó có ngân hàng. Việc các
nước quy định giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng trong
nước là nhằm ngăn ngừa, hạn chế một cổ đông hoặc nhóm cổ đông nước ngoài có cùng
lợi ích nắm giữ tỷ lệ vốn lớn tại ngân hàng và thông qua cơ chế biểu quyết để thao túng
hoạt động của ngân hàng theo ý đồ của riêng mình. Thêm nữa, mục đích chính của việc
thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài tại các ngân hàng trong nước là nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản
trị và đa dạng hóa vốn sở hữu của các ngân hàng thương mại trong nước chứ không
phải “hiến tặng” thị trường nội địa và toàn bộ ngân hàng thương mại trong nước cho
nhà đầu tư nước ngoài.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, thiết nghĩ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nên tổ chức tổng kết công tác thi hành pháp luật liên quan đến việc chuyển nhượng,
mua bán/chuyển nhượng cổ phần của các ngân hàng để phát hiện những bất cập, hạn
chế của quy định hiện hành và tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mỗi nước mà
các quốc gia có quyền chọn một tỷ lệ sở hữu cổ phần thích hợp của nhà đầu tư nước
ngoài tại một ngân hàng thương mại trong nước. Thêm vào đó, các cơ quan chức năng
khẩn trương rà soát đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để sửa đổi,
bổ sung văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của mình hoặc kiến nghị cơ quan cấp trên
sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới cho phù hợp với thực
tế, pháp luật của các nước thành viên WTO và thông lệ, tập quán quốc tế.
20
Đề tài: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định 69/2007/ND-CP.
2. Thông tư số 10/2011/TT-NHNN.
3. Báo cáo thường niên các ngân hàng
4. Dự thảo Nghị định mới về việc nhà đầu tư nước ngoài mua CP của NHTM VN
5. Tạp chí doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
6. www.Cafef.vn
7. www.vnexpress.net
8. www.vnba.org.vn
9. www.thoibaonganhang.vn
21