MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ tin học, Internet
ngày càng trở nên quan trọng với cuộc sống của con người hiện đại. Theo dòng
lịch sử phát triển của các phương tiện truyền thông, có thể thấy Internet đã tổng
hợp những tính năng, ưu thế vượt trội. Internet có khả năng kết nối mọi người
trên thế giới, phá vỡ mọi khoảng cách về không gian, thời gian. Nó được xem
như một môi trường giao tiếp rộng lớn và chứa đựng kho tàng tri thức phong
phú, vô tận của nhân loại. Internet với những tiềm năng của mình được dự báo
sẽ tiếp tục là phương tiện truyền thông của tương lai.
Đến cuối tháng 3/2009, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là
21.070.995 người (khoảng ẳ dân số), trong đó đa phần là thanh niên, do đó
thanh niên cũng là đối tượng chịu tác động của Internet nhiều nhất. Một mặt,
Internet mang lại những cơ hội giao tiếp, giải trí, học tập mới, giúp những
người trẻ có thể rèn luyện những kỹ năng xã hội, khắc phục, hoàn thiện phẩm
chất cá nhân; mặt khác cũng chính từ Internet, những nội dung độc hại, những
tệ nạn xã hội, hacker, virus và thông tin không chân thực lan tràn trong giới trẻ
với tốc độ nhanh chóng, khó kiểm soát. Thực trạng trờn đó và đang đặt ra vấn
đề cần phải nghiên cứu, phân tích mối quan hệ, sự tác động của Internet với con
người, đặc biệt đối với lứa tuổi thanh niên để từ đó đề ra những giải pháp phát
huy vai trò, tác động tích cực từ Internet.
Đứng trên góc độ truyền thông - giao tiếp, Internet có ba chức năng
chính: chức năng truyền thông - giao tiếp cá nhân, chức năng truyền thông -
giao tiếp nhóm, và chức năng truyền thông đại chúng. Với kênh giao tiếp
Internet, hình thức giao tiếp của con người trở nên đa dạng, tổng hợp hơn, góp
phần tạo ra một diện mạo mới cho văn hoá đương đại.
Tỡm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề quan hệ của Internet với con người,
chúng ta thấy khía cạnh ảnh hưởng của Internet với hoạt động giao tiếp là một vấn
đề mới mẻ và có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc. Từ những lí do trên đây,
chúng tôi quyết định triển khai đề tài “Internet với hoạt động giao tiếp của thanh
niên hiện nay”.
II. Lịch sử vấn đề
“Internet với hoạt động giao tiếp của thanh niên hiện nay” là một vấn đề
đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên, xét về lịch sử nghiên cứu
thì đây là vấn đề tương đối mới bởi vì trước năm 1997, Internet chưa xuất hiện
ở Việt Nam. Chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Ảnh
1
hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội [18]; Việc sử dụng Internet của
trẻ em [17]; Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hoá xã hội ở
Việt Nam [20]…
- Năm 2004 tác giả Bùi Hoài Sơn có đề cập đến Ảnh hưởng của Internet
đối với thanh niên Hà Nội [18]. Trong công trình của mình, tác giả đã tập trung
nghiên cứu thực trạng việc sử dụng Internet trong giới trẻ Hà Nội, đồng thời
đánh giá những ảnh hưởng của Internet trên cả hai phương diện tích cực và tiêu
cực.
- Năm 2007, tác giả Bùi Thị Thanh Lương [12] trong khi phân tích những
nét nghĩa mới của từ, tác giả có đề cập đến một bộ phận nghĩa xuất hiện dưới
ảnh hưởng của Internet. Tuy công trình không đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu ảnh
hưởng của Internet với ngôn ngữ giao tiếp nhưng đó nờu và phân tích một số
nét nghĩa mới xuất hiện thuộc trường nghĩa về Internet.
- Năm 2008, tác giả Bùi Hoài Sơn tiếp tục nghiên cứu vấn đề trên phạm
vi rộng hơn và đã cho ra đời công trình Phương tiện truyền thông mới và những
thay đổi văn hoá xã hội ở Việt Nam [20]. Ở công trình này, tác giả đó cú cái
nhìn bao quát về ảnh hưởng của phương tiện truyền thông mới đến mọi mặt đời
sống văn hoá xã hội Việt Nam, bao gồm các biểu hiện như: sự thay đổi trong
giao tiếp của cá nhân và xã hội; sự thay đổi không gian xã hội và cá nhân, sự
hỗn loạn thông tin và việc hình thành các tiểu văn hoỏ….
Lịch sử vấn đề nghiên cứu cho thấy Internet với hoạt động giao tiếp của
thanh niên đã được tiếp cận từ nhiều góc độ của các ngành khoa học khác nhau
như: ngôn ngữ học, xã hội học, văn hoá học hay tõm lớ học… Bước đầu, các
tác giả đã làm rõ một số vấn đề cơ bản như: vai trò của phương tiện truyền
thông Internet, ảnh hưởng hai mặt tích cực và tiêu cực, tác động của Internet tới
đời sống văn hoỏ xó hội… Tuy nhiên, hoạt động giao tiếp của thanh niên dưới
ảnh hưởng của Internet chưa được xác định là đối tượng nghiên cứu chính. Do
đó chúng tôi nhận thấy việc triển khai đề tài trên có ý nghĩa lý luận sâu sắc.
III. Mục đích nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn tập trung vào hai mục đích sau:
1/ Tìm hiểu hoạt động giao tiếp của thanh niên hiện nay dưới ảnh hưởng
của Internet.
2/ Dự đoán xu hướng phát triển của hoạt động giao tiếp qua Internet của
thanh niên trong tương lai.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 25 ở
Việt Nam, đặc biệt là thanh niên ở các đô thị.
2
V. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
1. Phương pháp định tính: nhằm khám phá những đặc tính của đối tượng
nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng cấn cá nhân và nhóm về các
vấn đề liên quan đến việc sử dụng Internet cho hoạt động giao tiếp. Bên cạnh
đó, chúng tôi cũng tiến hành tổng quan các tài liệu đã viết về vấn đề nêu trên.
2. Phương pháp điều tra, quan sát: nhìn nhận về mức độ, tần số sử dụng
Internet của thanh niên. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số quán Internet
trên địa bàn Hà Nội, điều tra và phỏng vấn sâu chủ quán Internet về độ tuổi
người vào quán, về một số vấn đề có liên quan đến hoạt động giao tiếp trên
mạng của thanh niên.
VI. Nội dung nghiên cứu
- Những khái niệm về Internet và hoạt động giao tiếp
- Hoạt động giao tiếp của thanh niên qua Internet (phương tiện, hoàn
cảnh, nhân vật, nội dung và mục đích giao tiếp)
- Xu hướng phát triển của hoạt động giao tiếp của thanh niên qua Internet
VII. Đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài, người viết mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ có những
đóng góp như sau:
1. Về lý luận
Trên cơ sở tìm hiểu các khái niệm công cụ, đề tài đã khái quát hoạt động
giao tiếp của thanh niên dưới tác động Internet, bao gồm một số phương diện cơ
bản như: phương tiện giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp, mục
đích và nội dung giao tiếp.
2. Về thực tiễn
Thông qua việc tìm hiểu hoạt động giao tiếp qua Internet của thanh niên
giúp cho bản thân và cộng đồng hiểu những đặc trưng của hoạt động giao tiếp
qua mạng, có những định hướng phù hợp để phát huy mặt tích cực và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động giao tiếp, nhằm xây dựng những nét
đẹp trong văn hoá giao tiếp hiện đại
3
NỘI DUNG
Chương I. GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1. Phương tiện truyền thông Internet
1.1. Khái niệm công cụ
Internet: là một hệ thống gồm các mạng thông tin máy tính được liên kết
với nhau trên phạm vi toàn thế giới theo giao thức TCP/IP thông qua các hệ
thống kênh viễn thông. (TCP/IP tiếng Anh là Internet protocol suite hoặc IP
suite hoặc TCP/IP protocol suite - bộ giao thức liên mạng - là một bộ các giao
thức truyền thông cài đặt chồng giao thức mà Internet và hầu hết các mạng máy
tính thương mại đang chạy trên đó).
Web (website): là một nhóm những trang thông tin, địa chỉ được nối kết
với nhau trên mạng Internet dành cho cá nhân, công ty, tổ chức giáo dục, chính
phủ hay các tổ chức khác.
E-mail: được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh electronic-mail, có nghĩa là thư
điện tử. Đây là một phương tiện hay hệ thống chuyển thông tin điện tử giữa các
máy tính trong cùng một mạng.
Chat: tiếng Anh có nghĩa là nói chuyện phiếm, tán gẫu. Đây là một hình thức
nói chuyện trên mạng thông qua việc viết và trả lời tin trong cùng một thời điểm.
Blog: là từ viết tắt cho cụm từ web-blog trong tiếng Anh có nghĩa là sổ
web. Sổ web là một hệ web gồm có nhiều trang web nơi chủ blog cho vào các
mục viết theo phong cách lưu ký và hiển thị theo thứ tự thời gian đảo ngược.
Blog được coi là một nhật ký cá nhân.
Forum (diễn đàn): là từ tiếng Anh có nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của forum
là danh từ chỉ địa điểm công cộng của thành phố La Mã nơi các công dân có thể
tụ họp để thảo luận về bất cứ đề tài nào. Thông dụng nhất hiện nay nó mang
nghĩa “một diễn đàn trực tuyến trên Internet” - nơi các thành viên có thể trò
chuyện với nhau, hay cũng có thể nêu lên những quan điểm, cách nhìn nhận,
đánh giá của bản thân về một vấn đề hay một sự kiện nào đó.
1.2. Sơ lược tình hình phát triển của Internet ở Việt Nam
Năm 1997 đánh dấu mốc sự kiện quan trọng, đó là Việt Nam chính thức
gia nhập Internet với việc Chính phủ ra Nghị định số 21 - CP ngày 05/03/1997
bao gồm những nội dung, quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập và sử dụng
mạng Internet ở Việt Nam. Đến năm 2001, Chính phủ chính thức ban hành
Nghị định 55/2001/NĐ - CP về quản lý, cung cấp và khai thác sử dụng Internet
4
(ngày 24/8/2001). Sau hơn 10 năm được sử dụng ở Việt Nam, Internet ngày
càng cuốn hút mọi người, đa phần là lớp trẻ. Đến nay, Internet đã thu hút hơn
21 triệu người Việt Nam (xấp xỉ ẳ dân số). Theo kết quả điều tra của Viện Văn
hóa - Thông tin, trong tổng số hơn 21 triệu, đa phần người sử dụng là thanh
thiếu niên.
1.3. Tác động của Internet
1.3.1. Internet tác động đến mọi mặt của văn hoá xã hội
Một trong những thay đổi mà Internet mang lại cho xã hội “đú là sự mở
rộng các không gian mang tính cá nhân, can thiệp vào các không gian công
cộng, tập thể thông qua hình thức trong những bối cảnh mà trước đó không
được phộp” [20,107].
Internet góp phần hình thành một số giá trị xã hội mới. Với tốc độ phát
triển mạnh mẽ, Internet đã góp phần mở ra một thế giới đa chiều mà trước kia
nhiều người đã không thấy được.
Sự xuất hiện của Internet là “sự bắt đầu của một chu trình dịch vụ mới -
nhu cầu mới - lối sống mới - thói tật mới” [20,172].
1.3.2. Ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến giao tiếp cá nhân và xã hội
Internet ra đời đã làm gia tăng giao tiếp cá nhân và xã hội. Internet khiến
cá nhân tiếp cậng tin thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả hơn. Các hình thức giao
tiếp của con người được đa dạng hoá, đặc biệt là qua kênh giao tiếp tổng hợp:
nghe, nói và nhìn.
Các hoạt động giao tiếp cơ bản được thực hiện qua Internet bao gồm: gửi
và nhận e-mail, lập blog, chat…kéo theo sự hình thành và phát triển của lớp
ngôn ngữ mới, đó là những vay mượn, từ mới, kí hiệu hoỏ…
1.3.3. Thanh niên là đối tượng tiếp nhận Internet mạnh mẽ nhất
Thanh niên là đối tượng tiếp nhận Internet mạnh mẽ nhất dựa trên hai cơ sở:
Thứ nhất, phẩm chất và năng lực của thanh niên tạo điều kiện tiếp cận
công nghệ hiện đại.
Thứ hai, đặc điểm tõm lớ lứa tuổi và nhân cách cá nhân.
2. Hoạt động giao tiếp
2.1. Khái niệm “hoạt động giao tiếp”
Hoạt động giao tiếp: là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã
hội. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được diễn ra theo hai quá trình: quá
trình phát và quá trình nhận. Hai quá trình này luôn có quan hệ qua lại và tác
5
động lẫn nhau. Mỗi con người muốn tham dự được vào hoạt động giao tiếp bình
thường bằng ngôn ngữ phải có năng lực thực hiện được cả hai quá trình này,
nghĩa là phải hình thành và hoàn thiện được các năng lực nghe, nói, đọc, viết,
hiểu được một ngôn ngữ.
Hoạt động giao tiếp của thanh niên: là hoạt động giao tiếp giữa các nhân
vật giao tiếp là thanh niên.
2.2. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp
2.2.1. Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp chính là môi trường vật chất trực tiếp (không gian,
thời gian) mà hoạt động giao tiếp diễn ra. Mở rộng hơn, hoàn cảnh giao tiếp bao
gồm cả hoàn cảnh xã hội, lịch sử, văn hoá, những yếu tố như nếp sống, phong
tục tập quán, thói quen trong nếp nghĩ, nếp cảm mà các nhân vật hấp thu.
2.2.2. Phương tiện giao tiếp
Là hệ thống tín hiệu mà các nhân vật giao tiếp sử dụng trong quá trình
giao tiếp. Hệ thống tín hiệu được sử dụng thường xuyên nhất là ngôn ngữ. Bên
cạnh đó các nhân vật giao tiếp có thể sử dụng kết hợp với các phương tiện phi
ngôn ngữ khác như cử chỉ, điệu bộ, các kí hiệu khoa học, bảng biểu sơ đồ khi
giao tiếp.
2.2.3. Nhân vật giao tiếp
Là những người tham gia vào quá trình giao tiếp. Các nhân vật giao tiếp
được chia thành hai phía là người phát (Sp1) và người nhận (Sp2).
2.2.4. Nội dung và mục đích giao tiếp
- Nội dung giao tiếp: “là hiện thực, thực tế khách quan được các nhân vật
giao tiếp đưa vào cuộc giao tiờ́p” [6; 483]. Nội dung hiện thực khách quan vô
cùng phong phú và tồn tại bên ngoài nhân vật giao tiếp.
- Mục đích giao tiếp: chính là cỏi đớch thanh niên lại sử dụng hoạt động
giao tiếp bao gồm: đích nhận thức, đích bộc lộ, đích hành động, đích tiếp xúc.
6
Chương II. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA THANH NIÊN
DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA INTERNET
1. Phương tiện giao tiếp
Có thể nói, phương tiện giao tiếp là nhân tố chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất
từ Internet. Phương diện này được cụ thể bởi các biểu hiện như: sử dụng từ vay
mượn, xuất hiện từ mới, sử dụng biểu tượng, viết tắt, lược hoá từ và kí hiệu hoá
1.1. Sử dụng từ vay mượn
“Vay mượn từ vựng là hiện tượng ngôn ngữ học xã hội phổ biến của mọi
ngôn ngữ. Vì vậy tiếng Việt cũng không tách khỏi quy luật ngôn ngữ này”
[10;6]. Các từ mượn này là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn từ tiếng Việt cả
về số lượng và chất lượng. Dưới ảnh hưởng của phương tiện truyền thông
Internet trong vốn từ mà thanh niên sử dụng đã xuất hiện mụ̣t bụ̣ phận từ vay
mượn tiếng Anh:
- Bộ phận từ có thể dịch được nghĩa tiếng Việt tương đương: home page
(trang chủ), switch, HUB (bộ chia cổng), download (tải), update (cập nhật),
online (trực tuyến), offline (ngoại tuyến), e-mail (thư điện tử), chat (trò chuyện
trực tuyến)…
- Bộ phận từ không có nghĩa tiếng Việt tương đương mà được dùng
nguyên dạng hình thức tiếng Anh: webcam, modem, voice chat, yahoo, Yahoo.
Messenger Một số từ tiếng Anh được đơn tiết hóa để dùng đơn giản, tiện lợi và
nhanh chóng hơn. Ví dụ: web (webcam), out (sign out), onl (online), down và
load (down load), net (internet), up (update), mail (e-mail)… Trong thực tế sử
dụng, mặc dù có từ tiếng Việt tương đương về nghĩa tuy nhiên nhiều từ tiếng
Anh thường được sử dụng với tần số cao hơn. Các từ vay mượn thường được sử
dụng rất linh hoạt, được dùng kết hợp với các từ tiếng Việt với tư cách tương
đương với từ tiếng Việt có nghĩa tương đương.
1.2. Xuất hiện từ mới
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng thuật ngữ “từ mới” theo nghĩa rộng
bao gồm: (1) từ mới bộ phận: các từ đã có mặt trong từ điển, nhưng đến nay cú
thờm nghĩa mới, hoặc nghĩa đó cú biến đổi. (2) từ mới hoàn toàn: các từ
hoàn toàn mới xuất hiện trong giai đoạn gần đây, có thể có hoặc chưa có trong
từ điển
- Về từ mới bộ phận, chúng ta có các từ mới như: mạng, cổng, tải, trình
duyệt, hòm thư, rớt, lướt, vào, cửa sổ, miền… Đây là những từ đã có trong vốn từ
7
tiếng Việt tuy nhiên khi được sử dụng trong hoạt động giao tiếp qua Internet nó đã
được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ để trở thành những từ mới bộ phận.
- Về từ mới hoàn toàn, chúng ta cú cỏc từ mới như truy cập, đăng nhập,
ngoại tuyến, trực tuyến, truy xuất…
Các từ mới bao gồm từ mới bộ phận và mới hoàn toàn này có thể sắp xếp
vào một trường nghĩa. Đó là trường nghĩa về Internet
1.3. Sử dụng biểu tượng, viết tắt, lược hóa từ và kí hiệu hoá
1.3.1. Sử dụng biểu tượng
Trên mạng hiện nay xuất hiện một hệ thống các biểu tượng được thanh
niên sử dụng rất phổ biến. Trong các biểu tượng này, biểu tượng @ được sử
dụng rộng rãi và thường xuyên nhṍt. Nú cũng là một con chữ trong bảng chữ
cái nhưng được vẽ khác hẳn: chữ @.
- Biểu tượng A còng bắt nguồn từ A thường, viết tắt của at. Từ điển
Oxford gọi @ là “chữ A thương mại” (commercial A). Với sự lớn mạnh kì diệu
của Internet, trong đó có thư điện tử, chữ @ đã xuất hiện trong các địa chỉ e-
mail. A còng tự nhiên đi vào vốn từ vựng giao tiếp tiếng Việt như một thuật
ngữ, một kí hiệu phổ biến trong ngôn ngữ giao tiếp trên Internet và trở thành
một biểu tượng mang tính thời đại, biểu tượng cho thanh niên.
- Bên cạnh biểu tượng @, trong giao tiếp hiện nay, thanh niên còn sử
dụng rất nhiều các biểu tượng của Yahoo.Messenger: mặt đỏ, tức giận, cười nhe
răng, ôm bụng cười lăn lóc, tức giận phỡ khúi ra hai bên tai… trờn các cửa sổ
chat, trang blog. Hệ thống biểu tượng giàu cảm xúc này góp phần làm sinh
động ngôn ngữ giao tiếp trên mạng của thanh niên.
1.3.2. Viết tắt và lược hóa từ
1.3.2.1. Viết tắt
Hiện tượng viết tắt được thanh niên sử dụng với nhiều hình thức khác
nhau:
1/ dùng số thay thế cho chữ
2/ dùng số thay thế cho âm tiết có cách đọc tương đương với cách đọc của
con số (2: to /too, 4: for/fore, 8: ate/ ait/ eat, fore 9: night)
3/ dùng chữ cái để thay thế cho những từ âm đọc tương đương (c: see, u:
you, b: be/bee, r: are, t: tea, i: eye/I)
4/ Dùng chữ cái trong từ thay thế cho từ (o: love, ok: okay, f: face, h:
how, e: ev, n: now, b:bye).
8
1.3.2.2. Lược hóa từ
Giống như hiện tượng viết tắt, hiện tượng lược hoá từ xuất hiện phổ biến
trên cả hai phương tiện truyền thông mới là Internet và điện thoại di động. Ví dụ:
- Hiện tượng lược hóa chữ cái trong từ. Trong cách viết này, thông thường
cỏc kớ tự dễ bị biến mất nhất là “ụ”, “ờ” “n”. Ví dụ: luôn luôn: lun lun, biết: bít,
viết: vít, khụng: kụg, phải: pải…
- Hiện tượng lược hóa bằng cách biờ́n õm: õy: i, giờ: h (bây giờ: bi h)
1.3.3. Kí hiệu hóa
Hiện tượng kí hiệu hóa được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau. Một số
hình thức cơ bản của kí hiệu hóa như sau:
(1) Thay thế chữ cái trong tiếng Việt bằng một kí hiệu có hình dáng giống
với chữ cái đó. Ví dụ: A: 4, ơ: o*, ô: o^ Kéo theo hiện tượng này, các dṍu cõu
sẽ có sự thay đổi vị trí từ ở các âm tiết chính thành ở bên canh âm tiết chính
hoặc chuyển ra cuối từ: giữa: giu*a~, ở: o*?
(2) Sử dụng mật mã
Bước sang năm 2008, đầu năm 2009 này, thanh niên đã "cải tiến" ngôn
ngữ để cho ra đời một loại ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ mật mã. Khi viết loại mật
mã này, có một số ghi chú như sau: Thứ nhất, để gừ cỏc ký tự ASCII, cần dùng
tổ hợp phím "Alt + Số ở bảng Num Lock" (bật sỏng đốn Num Lock) hoặc dùng
tính năng Insert Symbol trong Microsoft Word. Thứ hai, để gừ cỏc ký tự mật
mã trên có thể dùng tổ hợp phím Alt và số ở bảng Num Lock (phải bật sỏng đốn
Num Lock) hoặc dùng tính năng Insert Symbol trong Microsoft Word. Sử dụng
dấu câu (nếu cần) sau mỗi từ. Chẳng hạn để gõ ký tự T và U phải gõ Alt+0134
và Alt+230 kết quả sẽ hiện lên những mật mã † và à.
Hình thức ngôn ngữ này đã thanh niên viết ngôn ngữ này chủ yếu nhằm làm
đẹp, làm sinh động các trang viết trên thế giới ảo. Loại ngôn ngữ trên mạng này
ngày càng được hình thành với những hình thái phong phú và rõ nét hơn. Qua
hình thức ngôn ngữ này, thanh niên phần nào xác lập một thế giới riêng của mình.
Sự biến đổi của ngôn ngữ có tính tất nhiên này mang lại tiện lợi và không
khí cho những người trẻ. Nó hoàn toàn vô nghĩa nếu người ta dựng nó trong
văn bản chính thống, trong giao tiếp, thông tin với những đối tượng khác.
2. Hoàn cảnh giao tiếp
Bên cạnh phương tiện giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp cũng là một nhân tố
chịu ảnh hưởng không nhỏ từ Internet. Sự ảnh hưởng này diễn ra qua kênh giao
tiếp, thời gian giao tiếp và nhân tố giao tiếp.
9
2.1. Kênh giao tiếp
Kênh giao tiếp là một thuật ngữ mới được mượn từ khoa học kĩ thuật
được hiểu là cách thức giao tiếp. Trước khi Internet xuất hiện, bao gồm giao
tiếp trực tiếp: đối mặt và nói chuyện với nhau và giao tiếp gián tiếp: qua các
kênh giao tiếp trung gian là: bưu điện (gửi thư), điện thoại (nói chuyện, gửi tin
nhắn SMS), radio (gửi yêu cầu), vô tuyến truyền hình (gửi yêu cầu). Sau khi
Internet xuất hiện, hoạt động giao tiếp qua Internet có thể thực hiện theo ba
kênh giao tiếp cơ bản. Đó là: kênh núi, kờnh nhỡn và kênh tổng hợp. Kênh giao
tiếp tổng hợp bao gồm: nói + nghe (chat voice) và nhìn (gửi và nhận thư điện tử
qua hòm thư điện tử (e-mail); nhắn tin, trò chuyện và gửi file (dữ liệu) trực tiếp
trên cửa sổ chat; nhận và gửi trực tiếp hình ảnh qua webcam, các thành viên trò
chuyện với nhau qua blog, các thành viên trao đổi, nói chuyện qua các diễn đàn.
Kênh tổng hợp này được coi là cách thức giao tiếp hiện đại vượt trội của
Internet so với các phương tiện truyền tin khác như báo chí, radio, vô tuyến
truyền hình, điện thoại và điện thoại di động. Bởi với kênh tổng hợp này, cá nhân
có thể thực hiện đồng thời cả việc chat chữ trên cửa sổ chat mà không bị giới hạn
bởi số lượng kí tự, chat voice mà không bị giới hạn về không gian, giá cước, chat
webcam để gửi và nhận trực tiếp hình ảnh từ những người bạn chat của mình mà
không bị hạn chế vì đường truyền. Một cá nhân có thể chat ở nhiều cửa sổ chat
khác nhau. Nhờ vậy, hoạt động giao tiếp trở nên phong phú hơn.
2.2. Thời gian giao tiếp
Trước khi Internet và điện thoại di động ra đời, con người bị giới hạn bởi
khung thời gian giao tiếp, không phải lúc nào, hoạt động giao tiếp cũng có thể diễn
ra thuận lợi được (ban đêm, sáng sớm là những thời điểm mà khó có thể giao tiếp
nhiều được). Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã góp phần gia tăng khoảng thời
gian giao tiếp, can thiệp cả vào những khung giờ vốn nhạy cảm như giờ làm việc,
giờ sinh hoạt cá nhân (buổi sáng mới thức dậy hay ban đêm khi đi ngủ).
2.3. Không gian giao tiếp
2.3.1. Rút ngắn khoảng cách địa lý
Sự tiện dụng của công nghệ Internet đã làm thu hẹp khoảng cách không
gian giữa những người tham gia giao tiếp, từ đó tốc độ giao tiếp được tiến hành
nhanh chóng hơn rất nhiều.
10
2.3.2. Tạo nên một khoảng cách “khụng biờn giới”
Cùng với sóng vô tuyến, công nghệ thông tin và hệ thống mạng lưới hàng triệu
bộ nhớ điện toán đã biến các biên giới quốc gia trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Phương tiện truyền thông mới Internet chính là một trong những nhân tố làm “phẳng
thế giới, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa ở mọi ngõ ngách của cuộc sống.
2.3.3. Mở rộng không gian cá nhân
Một trong những thay đổi mà Internet mang lại cho xã hội đó là sự mở
rộng các không gian mang tính cá nhân, can thiệp vào các không gian công
cộng, tập thể thông qua hình thức trong những bối cảnh mà trước đó không
được phép.
Với một không gian mở như vậy, hoạt động giao tiếp sẽ diễn ra với tõ̀n
suṍt cao hơn trong nhiều khung thời gian khác nhau, can thiệp vào cả những
không gian làm việc nơi công sở, không gian nghỉ ngơi của cá nhân.
2.3.4. Hình thành thế giới ảo
Giờ đây, các cá nhân có nhiều không gian dành cho mình hơn. Bằng
Internet, họ có nhiều không gian riêng tư, tránh khỏi những giám sát xã hội, gia
đình. Một thế giới ảo đã được hình thành. Thế giới ảo được đặc trưng bởi nhân
vật ảo và giao tiếp ảo. Trò chuyện trên mạng với những người không quen biết,
đặc biệt là những cuộc trò chuyện không dùng webcam dễ khiến người ta bày tỏ
tình cảm của mình, đồng thời cũng dễ dàng khiến người ta nói dối. Khái niệm
bạn bè bắt đầu được hiểu theo một nghĩa mới hơn, rộng hơn. Đó là những người
không cần biết mặt nhau, tên thật của nhau, thậm chí cả tuổi tác và giới tính của
nhau, họ cùng gặp nhau trên mạng, trò chuyện và bày tỏ tình cảm với nhau và
cũng rất dễ dàng chia tay nhau dù không có những mâu thuẫn hay lời giải thích
nào.
Thế giới ảo được xem là phần bổ sung cho thế giới thật. Chính không
gian số và ảo đã khiến cho người sử dụng trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong
các giao tiếp của mình và giúp họ thể hiện bản thân và “cỏi tụi” đối với xã hội.
Tuy nhiên, trong thế giới ảo, khi con người bị lôi cuốn quá mức sẽ dẫn đến
những bê trễ trong công việc, học hành. Người tham gia đôi khi đặt mục đích
của thế giới ảo cao hơn mục đích ngoài thực tế. Họ có thể rơi vào hội chứng ám
ảnh, luôn hình dung về thế giới ảo và đôi khi coi đó là cuộc sống thực của mình.
Những sự vật hiện tượng của đời sống thực đều được họ coi như thực tế của thế
giới ảo và họ cư xử như cách mà các nhân vật trong thế giới ảo cư xử.
11
3. Nhân vật giao tiếp
Bất kỳ một hoạt động giao tiếp nào cũng không thể thiếu được nhân vật
giao tiếp. Internet tác động đến nhân vật giao tiếp thông qua sự thay đổi số
lượng, quan hệ xã hội, nghề nghiệp và phẩm chất nhân vật giao tiếp mà cụ thể
hơn đó là thanh niên.
3.1. Số lượng người tham gia giao tiếp
Một đặc điểm nổi bật của giao tiếp qua Internet đó là số lượng người
tham gia giao tiếp tăng. Số lượng người tham thoại cũng có một ý nghĩa không
nhỏ đối với chất lượng hay hiệu quả của hoạt động giao tiếp.
Trong phòng chat trên mạng, thường có trên dưới năm mươi nick name
đăng nhập và chat. Trên Internet, bạn có thể mở cửa sổ chat của mình, thực hiện
việc chat với nhiều nick name cùng một lúc. Trong blog, sau khi đưa một bài
viết mới lên, rất nhiều người có thể vào và bàn luận với bạn. Trong forum, các
thành viên có thể trò chuyện trực tiếp và nhanh chóng.
3.2. Quan hệ xã hội của người tham gia giao tiếp
Internet góp phần thay đổi các quan hệ xã hội của cá nhân theo hướng
chặt chẽ hơn bởi nó khắc phục được khoảng cách về không gian và thời gian để
liên lạc với những người khác. Ở phương diện này, Internet có có ảnh hưởng
tích cực khi nú giỳp cá nhân gắn bó với gia đình hơn trong mối quan hệ giữa cá
nhân với gia đình, hay cá nhân này với cá nhân khác. Tuy nhiên, sự liên lạc qua
máy móc vẫn không bao giờ có thể thay thế hoàn toàn những giao tiếp trực tiếp
trong xã hội, đặc biệt là giữa những người thân thuộc. Nhiều người cũng đúng
khi cho rằng, giao tiếp qua các phương tiện truyền thông mới (Internet, điện
thoại di động) đã làm giảm đi tính thân mật trong các giao tiếp giữa các cá
nhân, gia đình và xã hội.
3.3. Nghề nghiệp người tham gia giao tiếp
Với nghề nghiệp công tác chính là học sinh và sinh viên, hoạt động giao
tiếp sẽ chịu sự qui đinh bởi mục đích giao tiếp (tán gẫu với bạn bè cùng lớp,
trao đổi thông tin học tập, giải trí), đối tượng tiếp nhận giao tiếp (cũng là thanh
niên với nghề nghiệp chính là học sinh và sinh viờn)…
3.4. Phẩm chất, năng lực người tham giao giao tiếp
3.4.1. Khắc phục một số phẩm chất, năng lực cá nhân
Một chuyên gia cho rằng “Internet chỉ là một trong nhiều kênh để con
người có thể gặp gỡ nhau và đây là một nơi để những người trẻ tuổi có thể rèn
12
luyện những kỹ năng xã hội bằng cách quan hệ với những người chưa quen biết”
[18; 65]. Có thể thấy, chính những giao tiếp ảo trên mạng đó giỳp cỏc bạn trẻ
hoàn thiện thờm cỏc phẩm chất cá nhân của mình, góp phần quan trọng hoàn
thiện các kỹ năng giao tiếp, giúp thanh niên tự tin hơn trong giao tiếp, đặc biệt là
giao tiếp với bạn khác giới.
3.4.2. Giảm vốn giao tiếp trực tiếp
Việc sử dụng Internet quá nhiều sẽ làm giảm những giao tiếp trực tiếp,
vốn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.
Nhiều người cho rằng, những biến động tiêu cực trong tâm lý cá nhân khi sử
dụng các phương tiện truyền thông mới chỉ là những chỉ báo cụ thể của những
xáo động trong gia đình và xã hội.
3.4.3. Thay đổi vốn xã hội của cá nhân
Theo như nhiều chuyên gia, việc sử dụng rộng rãi Internet cũng dẫn đến
việc giảm hoặc tăng vốn xã hội của cá nhân.
- Những lo ngại rằng vốn xã hội sẽ bị suy giảm dựa vào hai lý do:
Thứ nhất, sử dụng Internet chủ yếu là hoạt động mang tính cá nhân, giống
như việc xem truyền hình. Người sử dụng Internet không dành nhiều thời gian
để tham gia các hoạt động khác mà chủ yếu dành thời gian để vào mạng.
Thứ hai, sử dụng Internet cũng khiến cá nhân không cần thực hiện các
giao tiếp mặt đối mặt trong nhiều trường hợp. Họ không nhất thiết phải ra khỏi
nhà để mua bán, đi ngân hàng. Do vậy, kết quả là các giao tiếp xã hội của họ
cũng sẽ giảm đi. Các liên kết xã hội giảm dẫn đến vốn xã hội giảm.
- Ngược trở lại, cũng có quan điểm cho rằng sử dụng Internet sẽ làm tăng
vốn xã hội của cá nhân người sử dụng. Xột trên quan điểm tiếp cận vốn xã hội,
có ba nguyên nhân khiến Internet làm tăng vốn xã hội của cá nhân:
Thứ nhất, Internet góp phần làm tăng vốn xã hội cho cá nhân người tham
gia hoạt động này. Ngoài nhu cầu giao tiếp, học tập và giải trí cũng là những lý
do và hoạt động ưa thích trên mạng của giới trẻ.
Thứ hai, từ thực tế, chúng ta có thể thấy rằng giao tiếp trên mạng đóng
vai trò quan trọng trong việc sử dụng Internet. Dù giao tiếp trên mạng là ảo,
song giới thanh niên không xem đó là nguyên nhân làm giảm các giao tiếp trực
tiếp.
Thứ ba, Internet được xem là một công cụ giao tiếp nhanh, tiện lợi và rẻ.
Thêm vào đó, một số công việc cho phép cá nhân có thể làm việc tại nhà thông
13
qua sự giúp đỡ của mạng vi tính, từ đó, họ có thể có nhiều thời gian hơn với gia
đình. Các mối quan hệ trong gia đình vì thế trở nên bền chặt hơn.
3.4.4. Cái Tôi trong xã hội gia tăng
Một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của Internet đối với hoạt
động giao tiếp của thanh niên đó là sự thể hiện “cỏi trong xã hội gia tăng”. “Cỏi
tụi” ở đây có thể là “cỏi tụi” của bản thân, cũng có thể là “cỏi tụi” của một
nhóm bạn hay một thế hệ 8X, 9X. “Cỏi tụi” đú được thể hiện qua những trang
blog, những cái nick name, chat room rất riêng biệt, cá tính.
4. Mục đích và nội dung giao tiếp
Cùng với phương tiện giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và nhân vật giao tiếp,
mục đích và nội dung giao tiếp của thanh niên cũng chịu sự tác động từ phương
tiện truyền thông Internet.
Theo nghiên cứu của tác giả bùi Hoài Sơn, trong 10 mục đích khiến người
ta lựa chọn Internet, có 2 mục đích thuộc về hoạt động giao tiếp trực tiếp, đó là
Nhận và gửi thư; Trò chuyện trên mạng (chat). Nhận và gửi thư là hoạt động
được lựa chọn nhiều nhất trên mạng. Bên cạnh hai mục đích trực tiếp này, các
hoạt động như tìm phần mềm, mua hàng… cũng nảy sinh ra sự giao tiếp khi
người ta tiến hành hỏi đáp nhưng thông tin, giá cả hàng hoá qua các forum
Điều này cho ta thấy hoạt động giao tiếp đang là một hoạt động không thể thiếu
trong việc sử dụng mạng.
14
Chương 3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP QUA
INTERNET CỦA THANH NIÊN
Tìm hiểu xu hướng phát triển hoạt động giao tiếp qua Internet của thanh
niên, chúng ta có thể thấy có ba xu hướng phát triển chính như sau:
1. Internet là phương tiện chiếm ưu thế trong giao tiếp hiện đại của thanh niên
1.1. Các phương tiện truyền thông trong giao tiếp hiện đại của thanh niên
Trước khi Internet xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, ở Việt Nam đã xuất
hiện các phương tiện giao tiếp hiện đại như vô tuyến truyền hình và điện thoại
di động. Hiện nay, các chương trình truyền hình có sự phối hợp chặt chẽ với
điện thoại qua hệ thống nhắn tin SMS hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến tổng đài.
Các chương trình Today TV (VTC7), Lời muốn nói (VTC2), I-Music (VTC10)
… là những chương trình mang tính tương tác cao
Trên truyền hình, các chương trình game show luụn cú một đặc điểm là
sự tương tác với các phương tiện truyền thông mới cao như cỏc bỡnh chọn ca
sỹ, diễn viên thông qua nhắn tin từ điện thoại, bình chọn qua mạng. Trong
tương lai, những chương trình giúp thể hiện “cỏi tụi” này sẽ ngày càng phổ biến
do nó đáp ứng đúng nhu cầu cá nhân hóa đang chiếm lĩnh thế giới hiện đại.
1.2. Internet là phương tiện quan trọng trong giao tiếp hiện đại của thanh niên
1.2.1. Internet được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
1.2.1.1. Các chính sách của Nhà nước trong việc phổ cập hoá Internet
Năm 1997, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21 - CP ngày 05/03/1997
bao gồm những nội dung, quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập và sử dụng
mạng Internet ở Việt Nam tạo điều kiện cho Internet được phổ cập và phát triển
tại Việt Nam. Đến năm 2001, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số
55/2001/NĐ - CP về quản lí, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và quyết
định số 33/2002/QĐ - TTG ngày 08-02-2002 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 nhằm định
hướng cho việc phát triển Internet và các dịch vụ Internet tại Việt Nam.
1.2.1.2. Giảm giá cước truy cập Internet
Nằm trong xu thế nhà nước tạo điều kiện phổ biến việc sử dụng Internet,
giảm giá truy cập Internet có nhiều tác dụng tạo cho môi trường kinh doanh ở
Việt Nam mang tính cạnh tranh hơn do quá nhiều nhà đầu tư nước ngoài trước
kia đã phàn nàn về giá dịch vụ viễn thông (trong đó có Internet) quá cao ở Việt
Nam so với các nước trong khu vực. Đối tượng thích tiếp cận với Internet là
15
thanh niên mà thanh niên cũng không giàu có, nếu Internet rẻ đi có nghĩa là
thanh niên có thể sử dụng Internet nhiều hơn. Và điều đó thể hiện ở thời gian sử
dụng Internet nhiều hơn để vào các trang Web khác, để tìm hiểu, và vào những
trang Web này lại có những địa chỉ của trang Web khác, mở rộng dần ra và từ
đó người ta say mê Internet, biến Internet không chỉ là công cụ e-mail, mà là
học tập, giao tiếp.
1.2.1.3. Sự bùng nổ các điểm dịch vụ Internet
Do chính sách khuyến khích của Nhà nước, do sự gia tăng số lượng người
sử dụng đã dẫn đến sự bùng nổ các điểm dịch vụ Internet. Vì mục đích kinh
doanh của mình, chủ quán Internet đã thu hút khách hàng đến quán của mình
bằng nhiều cách như hướng dẫn sử dụng, mở hộ hộp thư, giỳp tỡm những nội
dung mà khách yêu cầu, giảm giá cho khách hàng quen, cho nợ nếu không có
tiền trả ngay, cú cỏc máy tính tốt, mới, tốc độ xử lý cao, thái độ tiếp đón ân cần,
có phòng máy lạnh, nước uống, có chỗ trông xe,… Chớnh vỡ sự tiện dụng do
các địa điểm truy cập Internet đem lại cho khách hàng, số lượng khách hàng vì
thế gia tăng nhanh chóng
1.2.2. Internet là kênh giao tiếp hiệu quả và hiện đại
1.2.2.1. Về chất lượng dịch vụ
Có thể thấy, so với các phương tiện giao tiếp khác, Inetrnet là một
phương tiện giao tiếp đa chức năng, nhanh và hiện đại hơn rất nhiều.
Ở các chương trình trên vô tuyến truyền hình hay điện thoại di động, khả
năng hỗ trợ cho việc chat còn khá nhiều hạn chế, chủ yếu là chat bằng kênh chữ
hoặc kờnh núi. Mặt khác, điện thoại di động bị hạn chế trong phạm vi từng
quốc gia. Còn đối với truyền hình, không phải lúc nào giao tiếp cũng được đáp
ứng. Có sự khống chế về không gian, thời gian phát sóng và chủ đề mà chương
trình đưa ra. Nhiều yêu cầu các bạn đưa ra nhưng do thời lượng phát sóng
chương trình quỏ ớt, do các yêu cầu trùng nhau nên có nhiều yêu cầu sẽ không
được đáp ứng. Các chương trình phục vụ mục đích giao tiếp trên Internet phong
phú và nhiều nhất so với các phương tiện khác.
Về tiện ích chat, trên Internet có 3 chương trình lớn hỗ trợ chat, đó là
Yahoo.Messenger, Zing chat và Skype. Các chức năng phục vụ cho việc chat
trên Yahoo rất phong phú, đa dạng và cập nhất liên tục các phiên bản mới đẹp
mắt: chat voice; chat chữ trên cửa sổ chat; gửi và nhận trực tiếp hình ảnh từ bạn
chat.
16
Trong những năm gần đây, chúng ta có sự kết hợp giữa Internet và điện
thoại di động qua công nghệ GPRS, cho phép người sử dụng thực hiện việc
giao tiếp qua kênh chat của Yahoo.Messenger, giá cước truy cập khá rẻ (hơn
1000 đồng/ phút). Đặc biệt, năm 2009 này đánh dấu sự ra đời của công nghệ
3G. 3G, thực chất là sự nâng cấp của 2,5G (GPRS). Với những tiện ích mà
GPRS, tương lai là 3G đem lại, thanh niên chính là đối tượng có khả năng nắm
bắt, thích nghi và sử dụng công nghệ này một cách nhanh chóng, hiệu quả và
nhạy bén nhất. Chúng ta có thể khẳng định rằng, trong tương lai, hoạt động giao
tiếp qua công nghệ 3G sẽ là một xu hướng phổ biến của giới trẻ năng động,
hiện đại.
1.2.2.2. Về giá cả dịch vụ
Theo tính toán của chúng tôi, cước nhắn tin dùng trên Internet đã rẻ hơn
gấp 12 lần so với dùng điện thoại di động; chát voice trên Internet rẻ hơn gấp
60 lần so với dùng điện thoại…
2. Thanh niên là người làm chủ công nghệ và là đối tượng chính của hoạt
động giao tiếp qua Internet
2.1. Bối cảnh thời đại
2.1.1. Yêu cầu giao tiếp nhanh chóng, hiệu quả và hiện đại
Thời đại này đòi hỏi con người phải có một tác phong làm việc nhanh
nhẹn, phong thái khẩn trương, quý trọng thời gian mình đang sống. Việc giao
tiếp, chính bởi vậy cũng cần phải nhanh chóng, hiệu quả. Sự nhanh nhạy của
thông tin là điều cần thiết, nó sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều tiền bạc, tránh những
sự lãng phí không cần thiết. Điện thoại di động phổ biến hiện nay có một điểm
yếu cơ bản là sự hạn chế số lượng kí tự, giá cước cuộc gọi đắt và không cho
phép chúng ta lưu trữ, gửi và xử lí thông tin nhanh nhạy và hiệu quả được. Với
máy tính (hoặc máy tính xách tay) được kết nối Internet, chúng ta có thể làm
được rất nhiều việc. Chúng ta có khả năng giao tiếp hầu như mọi lúc, mọi nơi
với máy tính xách tay.
2.1.2. Thời đại đặt thanh niên vào vị trí làm chủ công nghệ Internet
Trong thời đại mới công nghệ, bùng nổ thông tin, kết nối toàn cầu được
xem như một hoàn cảnh “đầy bão tố và áp lực” đòi hỏi người thanh niên, bằng
khả năng của mình, bằng sức trẻ và lòng say mê, yêu thích công nghệ sẽ nhanh
chóng đứng lên chiếm lĩnh công nghệ Internet hiện đại này
17
2.2. Yêu cầu của công nghệ Internet
Thị trường Internet Việt Nam cũng như trên thế giới có một đặc điểm
quan trọng là đa phần số người sử dụng Internet là thanh niên do đáp ứng
những yêu cầu cần thiết khi sử dụng công nghệ Internet là vốn tư duy: nhanh
nhạy với cái mới và vốn kiến thức: người sử dụng cần phải có một vốn tiếng
Anh tối thiểu về máy tính, Internet và những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật phần
cứng, phần mềm, những tính năng, hoạt động của Internet.
2.3. Năng lực và phẩm chất của thanh niên
2.3.1. Sự hình thành nhân cách và việc khám phá ra cái Tôi
Bắt đầu trưởng thành, thanh niên luôn muốn khám phá và khẳng định cái
Tôi của mình một cách mạnh mẽ và rõ rệt nhất. Công nghệ Internet ra đời cũng
chính là nơi thanh niên thể hiện mình.
Cùng với hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ trên mạng ngày càng được hình
thành với những hình thái phong phú và rõ nét hơn. Họ muốn xác lập một thế
giới riêng của những người trẻ. Vì họ không sớm bằng lòng với một cuộc giao
tiếp nhàn nhạt, cứng nhắc và ít hình thái biểu cảm. Họ muốn tạo ra một thứ
ngôn ngữ riêng đại diện cho thanh niên hiện đại.
2.3.2. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng tuổi
Một trong những xu hướng chính của lứa tuổi thanh niên là việc chuyển
định hướng từ cha mẹ, giáo viên và người lớn tuổi sang các bạn cùng tuổi,
những người ít nhiều bình đẳng với mình về vị trí. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè
có xu hướng ngày càng tăng lên theo lứa tuổi.
3. Hoạt động giao tiếp qua Internet của thanh niên là một đặc điểm của
văn hóa thanh niên
Văn hoá thanh niên là một loại tiểu văn hoá (subculture) trong mỗi chỉnh
thể văn hoỏ họ̃u hiện đại. Mạng Internet xuất hiện ở Việt Nam khoảng hơn 10
năm nhưng ảnh hưởng của nó tới cuộc sống và lối sống của người Việt rất rõ
ràng Kéo theo sự phát triển đó là hoạt động giao tiếp qua mạng.
Có nhiều ý kiến cho rằng hoạt động giao tiếp qua Internet có thể phát
triển theo xu hướng: Thể hiện mốt của những người trẻ tuổi
Mốt có thể hiểu giống như là một trào lưu hình thành với sự hội tụ của
các yếu tố sau: Nhìn nhận giao tiếp qua Internet giống như một loại mốt, bởi lẽ
giao tiếp qua Internet biểu hiện đầy đủ những đặc điểm giống như một “trào lưu
mốt”.
18
(1) Ngại giao tiếp trực tiếp - hình thành ngôn ngữ kĩ thuật số
Chat, blog, e-mail có xu hướng trở thành công cụ giao tiếp chính trong
một bộ phận không nhỏ giới trẻ Việt Nam. Nói một cách nôm na, giới trẻ Việt
Nam ngày nay đó dựng “ngụn ngữ ngón tay” nhiều hơn “ngụn ngữ lưỡi”, “ngụn
ngữ Internet” nhiều hơn “ngụn ngữ trực tiếp” vì họ gừ phớm máy tính nhanh
hơn rất nhiều việc họ diễn đạt ý tưởng bằng lời nói trực tiếp cho người đối diện.
(2) Dùng Internet để khẳng định cái Tôi
Cái Tôi này bắt nguồn từ chính đặc điểm tâm lý, nhân cách của giới trẻ,
khi họ ngày càng muốn khám phá và khẳng định cá tính, bản ngã của mình. Để
tự khẳng định mình, thanh niên thường tìm cách làm xã hội ngạc nhiên, sửng
sốt. Những thứ họ dùng để gây ấn tượng ở hoạt động giao tiếp qua mạng
thường là mốt tiếng lóng, mật mó…
Tuy nhiên, chúng ta có thể khẳng định đõy không phải là phát triển của
hoạt động giao tiếp qua Internet. Xu hướng hoạt động giao tiếp qua Internet là
biểu hiện của văn hoá thanh niên hiện đại mởi là xu hướng phát triển của
Internet. Bởi lẽ, qua hoạt động này, chúng ta có thể thấy được diện mạo của văn
hoá thanh niên hiện đại. Cụ thể:
(1) Đối tượng làm chủ hoạt động giao tiếp qua Internet: thanh niên với sự
nhạy bén và yêu thích công nghệ, hiện đại, có khả năng lĩnh hội và vận dụng
những công nghệ hiện đại đó vào đời sống của mình, mà trước hết là thông qua
hoạt động giao tiếp.
(2) Cách thức hoạt động: qua ba kênh giao tiếp thông qua ba kênh giao
tiếp cơ bản. Đó là kờnh núi, kờnh viết và kênh tổng hợp. Trong đó, kênh giao
tiếp tổng hợp được sử dụng phổ biến nhất
(3) Ý nghĩa: mặc dù không thể tránh khỏi những tiêu cực nhưng Internet đã
thể hiện lối sống mới của con người hiện đại, khẳng định cái Tôi cá tính am hiểu
và nhạy bén với công nghệ, dùng công nghệ như một phương tiện để thể hiện
bản thân. Đồng thời với đó, thanh niên sẽ luôn cập nhật những tính năng hiện đại
để làm mới, làm hiện đại bản thân.
19
KẾT LUẬN
Như vậy, đề tài “Internet với hoạt động giao tiếp của thanh niên hiện nay”
đã được chúng tôi triển khai với hai nội dung chính:
Nội dung thứ nhất: Hoạt động giao tiếp của thanh niên dưới ảnh hưởng
của Internet. Có thể thấy rằng, phương tiện truyền thông Internet đã ảnh hưởng
tới toàn bộ hoạt động giao tiếp của thanh niên bao gồm: phương tiện giao tiếp,
hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và mục đích giao tiếp. Trong
đó, phương tiện giao tiếp là phương diện chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.
Nội dung thứ hai: Xu hướng phát triển của hoạt động giao tiếp của thanh
niên qua Internet. Tìm hiểu xu hướng phát triển hoạt động giao tiếp qua Internet
của thanh niên, chúng ta thấy có ba xu hướng phát triển chính như sau:
Xu hướng 1: Internet là phương tiện chiếm ưu thế trong giao tiếp hiện đại
của thanh niên
Xu hướng 2: thanh niên là người làm chủ công nghệ và là đối tượng chính
của hoạt động giao tiếp qua Internet.
Xu hướng 3: hoạt động giao tiếp qua Internet của thanh niên là một đặc
điểm của văn hóa thanh niên.
Trên cơ sở tìm hiểu “Internet với hoạt động giao tiếp của thanh niên hiện
nay” giúp cho bản thân và cộng đồng định hướng được hoạt động giao tiếp theo
hướng hiện đại, tiện ích vừa đáp ứng được nhu cầu giao tiếp hiện đại, vừa bảo
lưu được những nét đẹp trong văn hoá giao tiếp của con người Việt Nam.
Nhận thấy ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc của đề tài, chúng tôi nhận
thấy tầm quan trọng của việc thực hiện những nghiên cứu trên phạm vi rộng
hơn. Đó là việc tiếp cận Internet bằng phương pháp liên ngành có sự kết hợp
của các ngành khoa học: tõm lớ học, xã hội học, văn hoá học… Các đề tài
nghiên cứu có thể mở ra trên phạm vi rộng hơn hoặc đi sâu hơn vào những vấn
đề cụ thể mà chúng tôi đã gợi mở trong đề tài như nghiên cứu về ngôn ngữ giao
tiếp của thanh niên, hoàn cảnh giao tiếp của thanh niờn… Cỏc công trình này
chính là những đóng góp góp phần tái hiện diện mạo văn hoá thanh niên trong
bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão hiện nay.
20