Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.03 KB, 72 trang )

THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN
PHẨM HIỆN NAY
I. KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM LÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐẶC
THÙ
1. Hàng hóa xuất bản phẩm là hàng hóa đặc biệt
Xuất bản phẩm vừa là sản phẩm vật chất vừa là sản phẩm tinh thần trí
tuệ. Là sản phẩm vật chất bởi nó cũng được mua bán trao đổi trên thị trường.
Tuy nhiên sự trao đổi mua bán loại hàng hóa này chỉ diễn ra trong những điều
kiện nhất định. Là sản phẩm tinh thần trí tuệ bởi trong nó chứa đựng và kết
tinh tri thức của con người. Nó giải quyết và đáp ứng nhu cầu về thượng tầng
kiến trúc xã hội. Hàng hóa xuất bản phẩm là hàng hóa văn hóa tinh thần và trí
tuệ có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm con người và góp phần hình
thành nhân cách con người. Đọc xong một tác phẩm nghệ thuật hay một công
trình khoa học làm cho con người thêm yêu cuộc sống, mềm lòng trước cái
đẹp, vươn tới cái đẹp, chìm đắm trong cái đẹp để chau chuốt hoàn thiện bản
thân. Hay người ta lại có cái nhìn đúng đắn, khoa học bao quát trước các vấn
đề của cuộc sống, trước các hiện tượng sự vật đã gặp, đang gặp hay chưa gặp
bao giờ. Mỗi một “công trình tri thức nhân loại” luôn đem lại cho con người
những cách nhìn mới, khoa học và chính xác. Nó đem lại cho con người những
niềm vui, niềm yêu, niềm hứng khởi với cuộc sống hiện tại, tương lai và quá
khứ dù khó khăn gian khổ đã qua đi.
Đắm mình trong dòng văn học 1930 - 1945 làm hiện lên trước mắt chúng
ta cảnh đời nô lệ đen tối của người dân mất nước, cảnh đời cay nghiệt, hà khắc
và sự ngu dốt của lũ cường hào bán nước, … Hình tượng một bà cụ già đau
khổ trong “Một bữa no”, một chị Dậu trong “Tắt đèn”, đến cả một thằng Chí
Phèo trong tác phẩm cùng tên, đến một anh giáo làng tên Thứ, một anh Hoàng,
anh Độ trong “Đôi mắt”… Tất cả đều là hình ảnh của một đất nước thuộc địa
lầm than dưới ách thống trị của đế quốc, hình ảnh của những người dân mất
nước cơ cực tủi nhục bần hàn… tất cả, tất cả cảnh đời hiện thực đó là sức
mạnh vĩ đại đưa nhân dân ta vùng lên giành chính quyền, lật đổ ách thống trị
của hàng ngàn năm phong kiến và hàng trăm năm thuộc địa của đế quốc thực


dân vào mùa thu tháng 8 năm 1945. Và sau đó là chiến thắng Điện Biên Phủ
năm 1954, chiến thắng lịch sử vào mùa xuân năm 1975…
Trở về với những câu thơ của nhà thi hào Nga Puski , lòng người trở nên
thanh thản êm dịu trong cái “Tình yêu say đắm, nồng nàn” của lứa đôi. Chúng
ta như sống lại cái “tuổi đôi mươi, trai tráng, má hồng” trong tình con người
nhân hậu chứa chan… Nó giáo dục con người sống phải biết yêu, phải có tình
yêu và phải biết yêu như thế nào cho đúng nghĩa, đúng đạo làm người….
Chính vì vậy xuất bản phẩm không đơn giản là hàng hóa tinh thần mà nó là
hàng hóa văn hóa và trí tuệ. Nó tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm và góp
phần trong việc hình thành nhân cách con người. Do đó loại hàng hóa này chỉ
được lưu thông phổ biến trên thị trường khi xã hội phát triển và có trình độ
nhận thức nhất định.
Xuất bản phẩm là hàng hóa đặc biệt, hàng hóa có giá trị và giá trị sử
dụng nhưng giữa chúng không đồng nhất với nhau. Giá trị sử dụng của xuất
bản phẩm thường lớn hơn rất nhiều giá trị của nó. Tuy nhiên giá trị sử dụng
của nó lại rất khó nhận biết, nếu không qua quá trình đọc và sử dụng. Mọi hiện
tượng sự vật có thể bị thời gian làm phai mờ nhưng những tri thức thể hiện
trong xuất bản phẩm thì vẫn sống mãi với thời gian. Nó được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Nói về vai trò của xuất bản phẩm nói chung, vai trò
của sách nói riêng, nhà lý luận Ghecxen đã nhấn mạnh: “Sách là lời di huấn
về tinh thần của thế hệ này với thế hệ khác, đó là lời khuyên của người già
sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ sắp bước vào cuộc sống, đó là mệnh lệnh
của người gác đến giờ nghỉ truyền lại cho người đến thay. Nhưng trong sách
không chỉ có quá khứ. Sách còn là phương tiện giúp chúng ta làm chủ tương
lai, nắm bắt lấy mọi chân lý và sức mạnh tìm ra qua nhiều đau khổ, đôi khi
nhuốm đầy mồ hôi và máu. Sách còn là cương lĩnh của tương lai”
*
.
Qua nhận định ngắn gọn trên đây, chúng ta thấy vai trò của xuất bản
phẩm nói chung là rất lớn, giá trị sử dụng của nó rõ ràng là lớn hơn nhiều so

với giá trị của nó. Nhu cầu về xuất bản phẩm của khách hàng lại là nhu cầu
không bức xúc như các nhu cầu vật chất khác. Do vậy nếu xuất bản phẩm có
giá trị lớn, tức giá cao sẽ rất khó tiêu thụ (nhu cầu thị trường không chấp
nhận). Lý do cũng thật dễ hiểu, con người có thể chưa cần đọc sách, chưa cần
tiêu dùng các vật phẩm văn hóa nhưng người ta không thể không tiêu dùng các
vật phẩm tiêu dùng dăm bữa nửa tháng được. Do vậy giá trị và giá trị sử dụng
của xuất bản phẩm không đồng nhất cũng là điều đơn giản dễ hiểu.
Hàng hóa xuất bản phẩm là hàng hóa đặc biệt còn thể hiện ở chỗ, để có
nhu cầu về xuất bản phẩm không dễ dàng mà phải trải qua một quá trình vận
động của người bán và nhận thức của người mua. Để có thể được thị trường
chấp nhận một loại xuất bản phẩm nào đó buộc nhà kinh doanh ngoài những
chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh phải có, còn là người có sự am hiểu tốt về
xã hội chính trị văn hóa và pháp luật. Tìm hiểu nhu cầu, dẫn dắt nhu cầu khách
hàng và đáp ứng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng là cả một quá trình vận
động lâu dài và dẻo dai của mỗi nhà kinh doanh. Không phải bất cứ ai cũng có
nhu cầu về xuất bản phẩm, và cũng không phải bất cứ nhu cầu nào cũng được
thỏa mãn một cách tối ưu nhất. Để có nhu cầu và để được thỏa mãn nhu cầu tốt
nhất phải được người bán tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo một cách khoa
học và đúng đắn. Người mua phải nhận thức được hàng hóa mà mình sử dụng
và nhu cầu đó phải là nhu cầu chính đáng lành mạnh. Điều này cũng đồng
*
*
Hoàng Sơn Cường. Lịch sử sách. Trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hóa - H, 1991, tr 29.
nghĩa với việc mỗi loại xuất bản phẩm chỉ có thể phù hợp với một nhóm đối
tượng chứ không phải tất cả các khách hàng. Và đây chính là đặc điểm thứ tư
của hàng hóa xuất bản phẩm - hàng hóa đặc biệt. Đối với hàng hóa tiêu dùng
thông thường khác , chúng là hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu cho mọi đối
tượng trong xã hội, hiếm khi phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay trình độ. Chỉ
có một phân biệt duy nhất của chúng đó là: khả năng thanh toán của người tiêu
dùng. Còn đối với hàng hóa xuất bản phẩm mỗi một loại xuất bản phẩm chỉ có

thể phù hợp với một vài nhóm đối tượng nhất định. Khách hàng có khả năng
thanh toán nhưng không có khả năng nhận thức hay trình độ chuyên môn cũng
không thể sử dụng chúng được. Do đó mà phạm vi sử dụng của mỗi loại xuất
bản phẩm cũng rất hạn chế trên thị trường. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,
kinh doanh xuất bản phẩm đang chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố (kinh tế, xã
hội và luật pháp) cũng làm hạn chế số lượng tiêu thụ trên thị trường so với các
hàng hóa khác.
Xuất phát từ các đặc điểm trên đây của loại hàng hóa đặc biệt, vì vậy mà
hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm cũng là hoạt động kinh doanh đặc thù.
2. Kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động kinh doanh đặc thù.
Như trên chúng ta đã phân tích xuất bản phẩm là hàng hóa đặc biệt trên
thị trường cho nên hoạt động kinh doanh loại hàng hóa này là hoạt động kinh
doanh đặc thù. Nó đồng thời cùng lúc phải thực hiện hai mục tiêu: xã hội và
kinh tế, lấy mục tiêu kinh tế làm mục tiêu trước mắt, làm cơ sở nền tảng để đạt
mục tiêu xã hội. Mục tiêu xã hội là mục tiêu cơ bản, lâu dài và là đích hướng
tới của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm hiện nay. Kinh doanh xuất bản
phẩm là hoạt động kinh doanh đặc thù bởi trong quá trình kinh doanh trên thị
trường nó có những yếu tố, công đoạn rất đặc biệt. Nhưng tựu chung lại, có thể
bao quát đầy đủ các yếu tố, công đoạn đặc biệt đó trong hai đặc trưng cơ bản:
- Kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động kinh doanh loại hàng hóa đặc
biệt.
- Kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động kinh doanh đồng thời cùng lúc
phải thực hiện hai mục tiêu: xã hội và kinh tế.
Thứ nhất, kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động kinh doanh loại hàng
hóa đặc biệt. Ngoài những đặc điểm về tính chất của loại hàng hóa đặc biệt đã
nêu ở phần trên, trong kinh doanh xuất bản phẩm, việc đáp ứng và thỏa mãn tốt
nhất nhu cầu xuất bản phẩm của khách hàng là nhiệm vụ chiến lược và trọng
yếu của hoạt động này. Bởi lẽ việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu xuất bản
phẩm cho khách hàng là một quá trình hoàn toàn khác so với việc thỏa mãn
nhu cầu các hàng hóa khác. Nhu cầu xuất bản phẩm là nhu cầu đặc biệt trong

các nhu cầu của con người. Đó là nhu cầu về văn hóa tinh thần trí tuệ của con
người thông qua nội dung xuất bản phẩm. Nhu cầu về xuất bản phẩm hoàn toàn
khác với các nhu cầu hàng hóa thông thường khác.
Nhu cầu xuất bản phẩm được hình thành trong quá trình hoạt động có ý
thức của con người và chịu tác động mạnh mẽ của xã hội. Để có nhu cầu xuất
bản phẩm con người phải chịu sự giáo dục nhất định và trải qua những khoảng
thời gian nhất định. Nghĩa là, khi con người phải có một trình độ, một nhận
thức nào đó, có một môi trường hoạt động nhất định mới có đòi hỏi mua và sử
dụng các xuất bản phẩm. Khả năng nhận thức càng cao, hoạt động nghề nghiệp
càng phù hợp thì nhu cầu xuất bản phẩm càng phát triển, phong phú, đa dạng.
Mặt khác môi trường xã hội là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu xuất bản
phẩm của mỗi con người phát triển. Các nhân tố giữ vai trò quyết định sự hình
thành và phát triển nhu cầu xuất bản phẩm của con người như: nhân tố chính
trị, xã hội, kinh tế và văn hóa xã hội.
Nhu cầu xuất bản phẩm khi được thỏa mãn sẽ có tác động tích cực và
mạnh mẽ tới tâm tư tình cảm của con người và góp phần tích cực tới việc hình
thành nhân cách con người trong xã hội. Đây là đặc trưng mà nhu cầu vật chất
hoàn toàn không có được. Do vậy mà bất kỳ loại xuất bản phẩm nào cũng cần
đảm bảo nội dung theo định hướng. Nội dung xuất bản phẩm tốt sẽ góp phần
giáo dục xã hội tốt và ngược lại, nội dung xuất bản phẩm không tốt sẽ là nguy
cơ cho nền tảng đạo đức xã hội.
Xuất phát từ đặc điểm tính chất của hàng hóa xuất bản phẩm, do đó hàng
hóa xuất bản phẩm là nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần trí tuệ nên nó
thuộc loại nhu cầu ở thượng tầng kiến trúc. Đây là nhu cầu nhiều khi không
bức thiết như những nhu cầu vật chất tiêu dùng khác. Khi mà điều kiện vật
chất chưa được thỏa mãn thì nhu cầu tinh thần khó có thể thực hiện được, nhất
là trong các trường hợp cụ thể với con người, môi trường sống và không gian
nhất định. Vì thế để có nhu cầu xuất bản phẩm và có nhiều nhu cầu xuất bản
phẩm, ngoài việc phụ thuộc vào các nhân tố khách quan ở trên, cần phải có sự
tuyên truyền quảng cáo tích cực của người bán, định hướng nhu cầu khách

hàng.
Mặt khác nhu cầu xuất bản phẩm không giản đơn thuần tuý mà vô cùng
phức tạp. Sự phức tạp được biểu hiện ở những đòi hỏi xuất bản phẩm phong
phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Trong đó nội dung, hình thức và thể
loại xuất bản phẩm chỉ có thể đáp ứng đòi hỏi đối với một hoặc vài nhóm đối
tượng khách hàng mà thôi. Điều này được qui định bởi giá trị về mặt khoa học
cũng như mức độ tri thức khoa học dưới góc độ ngành nghề khác nhau không
phải bất cứ ai, khách hàng nào cũng có nhu cầu và phát huy giá trị sử dụng của
nó.
Ngoài ra, giá cả xuất bản phẩm cũng thể hiện rõ tính đặc thù của hoạt
động kinh doanh xuất bản phẩm. Mặc dù trong nền kinh tế thị trường, giá cả
hàng hóa nói chung và giá cả xuất bản phẩm nói riêng là giá cả thị trường, nó
chịu tác động của nhiều nhân tố như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,
quy luật giá trị… Giá xuất bản phẩm được tính bằng lao động sáng tạo ra xuất
bản phẩm và chi phí quá trình sản xuất lưu thông xuất bản phẩm. Nhưng lao
động sáng tạo ra xuất bản phẩm là lao động rất đặc thù, khó có thể lượng hóa
một cách chính xác. Một điều chắc chắn rằng, nếu tính đủ đầu vào của xuất
bản phẩm thì đầu ra giá của nó rất cao. Điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu
mua và sử dụng xuất bản phẩm trong xã hội. Chính bởi đặc trưng này mà nhiều
nước trên thế giới đã có chính sách trợ giá cho một số mặt hàng sách và không
đánh thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng sách nói chung. Trên thực tế giá cả có
tác động lớn đến nhu cầu mua xuất bản phẩm của xã hội: Giá tăng nhì cầu
giảm, giá giảm thì cầu tăng lên. Vì thế để đảm bảo định hướng giáo dục, nhiều
loại xuất bản phẩm sẽ phải bán với giá thấp (so với giá thành của nó). Đây là
đặc trưng của hoạt động kinh doanh đặc thù.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm đồng thời cùng lúc phải
thực hiện hai mục tiêu: xã hội và kinh tế.
Để đạt mục tiêu xã hội, hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm phải hoàn
thành tốt việc phổ biến, tuyên truyền tri thức để nâng cao dân trí toàn xã hội.
Kinh doanh xuất bản phẩm hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa nên phải

đảm bảo tính chất xã hội và nhằm vào mục tiêu chung của tiến bộ xã hội. Kinh
doanh xuất bản phẩm phải thực hiện tốt việc đưa sách đến mọi đối tượng trong
khắp các ngành nghề trên mọi lãnh thổ ,địa lý, quốc gia. Phổ biến, tuyên
truyền, giáo dục sâu rộng những tri thức phổ thông trong dân chúng, đưa
đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước đến với mọi người
dân trong phạm vi cả nước, nâng cao dân trí xã hội.
Mặc dù là một hoạt động kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường
phải đảm bảo kinh doanh có lãi để có thể tồn tại phát triển cạnh tranh trên thị
trường nhưng kinh doanh xuất bản phẩm lại là kinh doanh đặc thù. Cơ cấu mặt
hàng xuất bản phẩm rất phong phú và đa dạng. Trong cơ cấu đó có những loại
xuất bản phẩm có nhu cầu rất cao, sức tiêu thụ lớn và khả năng sinh lời lớn;
còn có những loại xuất bản phẩm ít có nhu cầu, thậm chí không có nhu cầu,
không có khả năng tiêu thụ, thậm chí nhiều lúc bị lỗ… Nhưng kinh doanh xuất
bản phẩm mang tính đặc thù nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà
nước nên vẫn đảm bảo lưu thông các mặt hàng sách đó trên thị trường. Điều
này cũng có nghĩa là trong kinh doanh xuất bản phẩm (xét ở góc độ kinh tế)
cũng đồng thời cùng lúc diễn ra hoạt động đầu tư có lợi và hoạt động đầu tư
không có lợi. Mặc dù nguồn vốn kinh doanh rất hạn hẹp nhưng để đảm bảo
hiệu quả (mục tiêu) xã hội mà Đảng, Nhà nước giao phó vừa phải đảm bảo
kinh doanh có lãi (đầu tư vốn vào những mặt hàng có nhu cầu cao, đem lại lợi
nhuận lớn), vừa phải đảm bảo hiệu quả xã hội nâng cao dân trí (đầu tư vốn vào
những mặt hàng ít có thậm chí không có nhu cầu để nhằm mục đích phổ biến,
tuyên truyền tri thức và đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước).
Trong đặc trưng này, tính đặc thù của hoạt động kinh doanh xuất bản
phẩm còn thể hiện ở chỗ: Nhu cầu xuất bản phẩm mặc dù là nhu cầu thuộc lĩnh
vực thượng tầng kiến trúc xã hội, nhưng hàng hóa này không dừng lại lưu
thông ở các trung tâm thành phố, tỉnh, thị xã. Nó được lưu thông trên khắp mọi
miền đất nước. “Sách đi tìm bạn đọc ”. Kinh doanh xuất bản phẩm không dừng
lại ở chỗ là đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu và có khả
năng thanh toán. Thậm chí kinh doanh xuất bản phẩm còn phải đảm đương cả

việc đi tìm bạn đọc, gợi ý thuyết phục bạn đọc và thỏa mãn tốt các khách hàng
không có khả năng thanh toán (mảng sách phục vụ bạn đọc tại các vùng sâu,
vùng xa, hải đảo, miền núi và nông thôn nghèo). Đây là những nét cơ bản khác
biệt hình thành nên đặc trưng thứ hai của hoạt động kinh doanh đặc thù so với
các hoạt động kinh doanh thương mại khác trong nền kinh tế.
Như vậy đạt mục tiêu (hiệu quả) xã hội đối với kinh doanh xuất bản
phẩm chính là việc đưa và giới thiệu xuất bản phẩm - “tri thức, đường lối, chủ
trương của Đảng, Nhà nước” đến sâu rộng quảng đại các tầng lớp nhân dân
trong cả nước. Và tính phản hồi trở lại của quảng đại quần chúng: các tri thức
được nâng cao, dân trí xã hội phát triển, đời sống vật chất tinh thần ngày càng
tăng lên, pháp luật được tuân thủ nghiêm minh… Vai trò của hoạt động kinh
doanh xuất bản phẩm trong đời sống xã hội hiện nay cũng thể hiện tính đặc thù
của hoạt động kinh doanh này.
Bên cạnh đồng thời với việc thực hiện đạt mục tiêu xã hội, để có thể tồn
tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kinh doanh xuất bản
phẩm còn phải thực hiện mục tiêu kinh tế. Hoạt động kinh doanh xuất bản
phẩm phải tạo ra và phổ biến các sản phẩm văn hóa tinh thần phục vụ cho xã
hội thông qua các mối quan hệ trao đổi trên thị trường. Một mặt, kinh doanh
xuất bản phẩm phải đảm bảo cơ cấu mặt hàng kinh doanh theo định hướng.
Mặt khác phải tích cực đầu tư kinh doanh những mặt hàng có nhu cầu thị
trường cao, đem lại lợi nhuận lớn. Lấy thu bù đắp những chi phí bỏ ra, hạch
toán kinh doanh có lãi, từ đó có thể bù đắp thâm hụt cho mặt hàng phục vụ sự
nghiệp chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó. Mặt khác kinh doanh xuất
bản phẩm còn phải thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước thông qua
chính sách thuế hiện hành (thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, nhập khẩu,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng vốn). Phần lợi nhuận ròng thu được
sẽ được trích lập các quĩ doanh nghiệp hoặc trực tiếp bổ sung vốn kinh doanh
đảm bảo cho quá trình tái kinh doanh tiếp theo… Hơn bao giờ hết, hoạt động
kinh doanh xuất bản phẩm giữ một trọng trách vô cùng lớn lao trước xã hội,
Đảng và Nhà nước: vừa phải thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí xã hội, lại

vừa phải thực hiện kinh doanh có lãi để tồn tại và phát triển kinh doanh. Do đó
trong quá trình kinh doanh xuất bản phẩm phải có sự kết hợp hài hòa giữa hiệu
quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Và đây chính là đặc trưng cơ bản nhất tạo nên
tính đặc thù của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm.
3. Đòi hỏi tất yếu phải có chính sách thuế phù hợp
a. Sự cần thiết phải có chính sách thuế phù hợp đối với hoạt động kinh
doanh xuất bản phẩm hiện nay.
Trên đây đã trình bày rất rõ về khái niệm, bản chất, các hình thức của
thuế cũng như phân tích khá kỹ về hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm - hoạt
động kinh doanh đặc thù. Qua đó ta thấy thuế thực chất là nguồn tài chính
được động viên từ một phần thu nhập của doanh nghiệp hoặc thu nhập của
người tiêu dùng hàng hóa trong xã hội. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân
sách nhà nước nhằm phục vụ các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước. Đồng
thời thuế cũng là nguồn tài chính quan trọng của ngân sách nhà nước dùng để
đầu tư và tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua chính sách thuế,
nhà nước có thể điều tiết thu nhập quốc dân, cấp phát và bổ sung vốn cho các
hoạt động kinh tế xã hội… Tóm lại thuế là nguồn tài chính và là công cụ tài
chính quốc gia vô cùng quan trọng.
Mặt khác như chúng ta đã biết, kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động
kinh doanh đặc thù, kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt, đồng thời cùng lúc thực
hiện hai mục tiêu kinh tế và xã hội… Chính vì vậy để thuế thực sự là công cụ
tài chính có hiệu lực của nhà nước, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
điều tiết thu nhập nền kinh tế quốc dân, và đồng thời để cho kinh doanh xuất
bản phẩm thực sự là hoạt động kinh doanh đặc thù, làm tròn nhiệm vụ phổ
biến, truyền bá những tri thức tinh hoa nhân loại và khoa học đến với quảng
đại quần chúng… Rõ ràng nhà nước cần có chính sách thuế thật phù hợp với
đặc điểm tính chất của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm vừa khuyến khích
phần động viên tài chính cho ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích kinh
doanh xuất bản phẩm, mở rộng phạm vi qui mô kinh doanh trong và ngoài
nước. Góp phần tích cực trong việc nâng cao dân trí xã hội, đưa Việt Nam

thành một nước văn minh hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và
trên toàn cầu. Điều tất yếu đòi hỏi kinh doanh xuất bản phẩm chỉ sử dụng
những loại thuế cần thiết, thực sự hợp lý với tính đặc thù của riêng nó và đảm
bảo một mức thuế suất vừa phải. Có như vậy mới khuyến khích được nghĩa vụ
trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất bản phẩm đồng thời kích thích, khuyến
khích các doanh nghiệp thực hiện tốt hiệu quả xã hội mà Đảng, Nhà nước giao
phó. Kinh doanh xuất bản phẩm hiện nay đòi hỏi tất yếu phải có chính sách
thuế phù hợp. Chính sách thuế đó phải đảm bảo những yêu cầu như phần trình
bày sau đây.
b. Những yêu cầu của chính sách thuế hiện hành trong hoạt động kinh
doanh xuất bản phẩm
Nhằm phát huy được đúng và đầy đủ chức năng của thuế - công cụ điều
tiết vĩ mô nền kinh tế, cũng như đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của
hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm “nâng cao dân trí xã hội” và “xây dựng
con người văn hóa trí tuệ”, chính sách thuế hiện hành trong hoạt động kinh
doanh xuất bản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Thuế trong kinh doanh xuất bản phẩm phải bao quát hết nguồn thu để
quản lý và thu cho ngân sách nhà nước.
Về mặt quản lý: Quản lý nhà nước là quản lý toàn diện mọi đối tượng,
mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đối với thuế thì có thu mới quản lý
và có quản lý được mới thu thuế được. Do đó phải bao quát hết các nguồn thu
để thu và thực hiện chức năng điều tiết. Thực tế đã cho thấy, quản lý bằng
công cụ thuế là sâu sắc hơn, thường xuyên hơn và có thế mạnh riêng của nó.
Bởi vì để thu được thuế thì chẳng những phải nắm được số lượng các hoạt
động sản xuất kinh doanh mà còn phải nắm được chất lượng hiệu quả của từng
doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, phải nắm được từng khoản thu nhập từ khi nó
phát sinh để thu thuế đúng pháp luật, tránh tình trạng thất thu thuế.
Về mặt động viên: Nộp thuế là nghĩa vụ của mọi tổ chức và cá nhân sản
xuất kinh doanh. Mọi cá nhân, đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh đều bình
đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định của Hiến pháp, cho nên họ đều

phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Nếu còn một số thành phần hay tổ
chức cá nhân không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thì không những không đảm
bảo số thu cần thiết của ngân sách mà còn là gánh nặng cho người khác phải
gánh chịu. Đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, hậu quả của việc trốn thuế, gian lận
thuế là không thể lường trước được. Nó sẽ gây sự cạnh tranh hỗn loạn trên thị
trường, giá cả bất ổn định, thậm chí làm khủng hoảng kinh doanh, các doanh
nghiệp chịu nộp thuế sẽ khó có thể cạnh tranh kinh doanh với các đối tượng gian
lận hay trốn thuế. Hơn thế nữa, kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động kinh doanh
đặc thù, nếu các doanh nghiệp xuất bản phẩm nhà nước không đủ sức chi phối và
nắm quyền chủ đạo định hướng nguồn hàng, nhu cầu khách hàng, thị trường, hẳn
chúng ta biết rõ tác hại sẽ đến và ảnh hưởng của nó đến nhường nào trên thị trường
Xuất bản phẩm. Vì vậy một yêu cầu khách quan là phải bao quát hết các nguồn thu
để quản lý để thu thuế và để thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế nói
chung và hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng.
- Hệ thống chính sách thuế phải phù hợp với đặc điểm tình hình kinh
doanh xuất bản phẩm hiện nay.
Ở phần trên chúng ta đã đề cập rất nhiều đến hoạt động kinh doanh xuất
bản phẩm - hoạt động kinh doanh đặc thù. Một vấn đề nổi cộm ở đây chúng ta
thấy rõ: Đối tượng mà kinh doanh xuất bản phẩm thực hiện trao đổi mua bán,
lưu thông trên thị trường là loại hàng hóa đặc biệt. Nhu cầu khách hàng về xuất
bản phẩm cũng là nhu cầu đặc biệt của con người và là nhu cầu thuộc “thượng
tầng kiến trúc xã hội”. Giá cả của xuất bản phẩm cũng là giá cả tương đối ít
khi tương đương với giá trị sử dụng của nó. Hiệu quả kinh doanh của hoạt
động kinh doanh xuất bản phẩm bao gồm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh
tế… Chính vì vậy trong các loại thuế hiện nay đang sử dụng trong kinh doanh
xuất bản phẩm không nhất thiết phải sử dụng giống như các hàng hóa tiêu
dùng vật chất khác. Cần phải bỏ hoặc giảm mức thuế suất của các loại thuế
hơn nữa (Thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu) đối với mặt hàng xuất bản
phẩm. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đang
rất cần tiếp thu những tri thức khoa học, công nghệ hiện đại tiên tiến trên thế

giới; Mặt khác, Việt Nam cũng cần khẳng định mình trên thị trường quốc tế…
Do đó không nhất thiết nhà nước phải đánh thuế cao hàng nhập khẩu để trong
nước sử dụng hàng nội như hiện nay đối với hàng hóa xuất bản phẩm. Chúng
ta cần phải xem xét xuất bản phẩm ở góc độ là phương tiện truyền tải những
thông tin, tri thức khoa học để từ đó có cái nhìn mới, đúng đắn với hoạt động
kinh doanh hàng hóa này. Cần có mức thuế suất thấp, thậm chí miễn hết thuế
nhập khẩu cho mặt hàng sách nói chung, để nâng cao nhu cầu khách hàng đối
với mặt hàng sách ngoại nhập . Như vậy chúng ta vừa thực hiện tốt hiệu quả xã
hội, lại vừa đảm bảo tốt hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp - “các tế bào có
khả năng sinh sản” trong nền kinh tế quốc dân.
- Thuế phải góp phần điều tiết hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp xuất bản phẩm. Hay nói cách khác, thuế phải góp phần khuyến khích
sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm phát triển theo định hướng của nhà nước
trong từng thời kỳ. Yêu cầu này được xuất phát từ các chức năng của công cụ
thuế:
+ Sản xuất kinh doanh là cơ sở của thuế. Sản xuất kinh doanh phát triển
mới tạo ra ngày càng nhiều nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước. Vì vậy
chức năng quan trọng của thuế là phải góp phần khuyến khích sản xuất kinh
doanh phát triển. Cần phải tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt
động kinh doanh xuất bản phẩm trong phạm vi cả nước . Đặc biệt chú trọng
đầu tư vốn cho mạng lưới phát hành sách các tỉnh miền núi, nông thôn nghèo
và hải đảo xa xôi.
+ Mặt khác để thuế góp phần điều tiết vĩ mô hoạt động kinh doanh xuất
bản phẩm, nhà nước cần phải có chính sách thu cân đối giữa các thành phần
kinh doanh xuất bản phẩm trên thị trường. Có bình ổn về các loại thuế thu và
mức thuế suất từng loại mới đảm bảo được sự cạnh tranh lành mạnh, ổn định
nhu cầu khách hàng trên thị trường xuất bản phẩm. Từ đó mới nâng cao được
hiệu quả xã hội của hoạt động kinh doanh đặc thù theo định hướng của Đảng,
Nhà nước. Nâng cao vai trò chủ đạo, định hướng thị trường xuất bản phẩm của
các doanh nghiệp nhà nước; Đảm bảo tính công bằng hợp lý giữa các thành

phần cùng tham gia kinh doanh trên thị trường xuất bản phẩm; Đồng thời nó
cũng khuyến khích kinh doanh ngày một phát triển hơn.
+ Tuy nhiên để thuế thực sự góp phần điều tiết vĩ mô hoạt động kinh
doanh xuất bản phẩm cần sử dụng nhiều công cụ, nhiều biện pháp đồng bộ
khác nhau (đòn bẩy kinh tế, luật pháp, chế độ chính sách…). Có như vậy, công
cụ thuế mới phát huy được hết tác dụng của nó.
- Chính sách thuế phải quán triệt yêu cầu đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ
kiểm tra.
Nhà nước là người ban hành ra chính sách thuế nhưng người thực hiện chính
sách thuế ấy là các tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh dịch vụ. Cho nên chính
sách thuế đơn giản, dễ hiểu thì người thực hiện mới có điều kiện hiểu rõ và làm
đúng. Như vậy thuế mới phát huy được tác dụng thu cho ngân sách và điều tiết
hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm.
Yêu cầu đơn giản thể hiện ở chỗ chính sách thuế không quá rườm rà và
phức tạp nhưng cần đảm bảo được yêu cầu nội dung đề ra cho cả chính sách
thuế và tăng sắc thuế cụ thể. Mỗi một loại thuế còn phụ thuộc vào các điều
kiện chủ quan, khách quan cho phép có thể đơn giản đến mức độ nào. Cho nên
phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể để lựa chọn cho phù hợp, đảm bảo vừa
thực hiện được yêu cầu của chính sách vừa đơn giản dễ thực hiện. Ví dụ đối
với thuế nhập khẩu sách để đơn giản có thể áp dụng bảng giá tính thuế tối
thiểu. Nhưng như vậy lại mang tính áp đặt không công bằng. Ngược lại, muốn
áp dụng thuế thực tế thì phải có biện pháp chống chuyển giá, phải có điều kiện
xác định được đúng xuất xứ của hàng hóa, chất lượng của chúng.
Yêu cầu dễ hiểu thường được thể hiện ở cách trình bày một luật thuế sao
cho lôgíc, mạch lạc rõ ràng, bằng các từ ngữ phổ thông để hiểu rõ và hiểu
đúng.
Một chính sách thuế đơn giản dễ hiểu thì sẽ dễ làm và dễ kiểm tra giám
sát việc thực hiện trong thực tế. Như vậy sẽ phát huy được quyền làm chủ của
các thành viên tham gia sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thực hiện đúng
công cụ thuế trong việc thu ngân sách nhà nước nói chung và điều tiết kinh

doanh xuất bản phẩm nói riêng.
II. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG THUẾ TRONG KINH DOANH XUẤT BẢN
PHẨM HIỆN NAY.
Kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động kinh doanh đặc thù, song cũng
giống như các hoạt động kinh doanh thương mại khác, trên thị trường xuất bản
phẩm cũng có nhiều lực lượng, thành phần cùng tham gia kinh doanh, cạnh
tranh nhau. Các thành phần này có khả năng kinh doanh độc lập và đều bình
đẳng trước pháp luật. Xuất phát từ nhiều lực lượng kinh doanh trên thị trường,
cho nên, trong hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm việc thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế cho ngân sách nhà nước hiện nay có sự khác biệt cơ bản giữa hai lực
lượng chính: các doanh nghiệp xuất bản phẩm nhà nước và lực lượng kinh
doanh xuất bản phẩm tư nhân. Sự khác biệt đó được thể hiện rõ nét ở phần
trình bày sau đây:
1. Chính sách thuế hiện hành đối với lực lượng kinh doanh xuất bản phẩm
nhà nước.
Hiện nay trên thị trường xuất bản phẩm, lực lượng kinh doanh nhà nước
đang thực hiện một số sắc thuế cơ bản như: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất
khẩu, nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế sử dụng vốn ngân sách
nhà nước cấp.
a. Thuế giá trị gia tăng
Để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa và dịch vụ,
khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập
của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội IX
(từ ngày 2/4 đến ngày 10/5/1997), luật thuế giá trị gia tăng đã ra đời và có hiệu
lực thi hành chính thức thay thế luật thuế doanh thu vào ngày 1/1/1999.
Thuế giá trị gia tăng là số thuế được tính trên phần giá trị gia tăng của
hàng hóa dịch vụ.
Giá trị gia tăng là khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh
trong quá trình tổ chức sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Được gọi là thuế GTGT vì thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua

mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh và tổng số thuế thu được ở mỗi
khâu bằng chính số thuế trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Về bản chất thuế GTGT do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người
tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng
phải thanh toán. Do đó thuế GTGT là một loại thuế gián thu.
Đối tượng chịu thuế là tất cả các hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng quy định tại điều 4 của
luật này (luật số 02/1997/QH9). Cụ thể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
xuất bản phẩm tại mục 13 của điều 4 đã qui định rõ: Báo, tạp chí, bản tin
chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp
luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số, tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ
động là đối tượng không chịu thuế GTGT.
Tại điều 4 mục 13 thông tư số 122/2000/TT - BTC, thông tư hướng dẫn
thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000 của chính phủ quy
định chi tiết thi hành luật thuế GTGT đã chỉ rõ: In, xuất bản, nhập khẩu, phát
hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa (kể cả
dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình), giáo trình, sách văn bản pháp luật
(sách in các văn bản pháp luật, các văn kiện, Nghị quyết, văn bản pháp quy
khác); sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số, tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ
động;…
- Báo in kể cả hoạt động truyền trang báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành.
- Sách chính trị là sách tuyên truyền đường lối chính trị của Đảng và Nhà
nước phục vụ nhiệm vụ chính trị theo chuyên đề, chủ đề phục vụ các ngày kỷ
niệm; ngày truyền thống của các tổ chức, các cấp, các ngành địa phương; các
loại sách thống kê tuyên truyền phong trào người tốt việc tốt; sách in các bài
phát biểu, nghiên cứu lý luận của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
- Sách giáo trình là sách dùng để giảng dạy và học tập trong các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Sách giáo khoa là sách dùng để giảng dạy và học tập trong tất cả các
cấp từ mầm non đến phổ thông trung học.

- Sách văn bản pháp luật là sách in các văn bản quy phạm pháp luật của
nhà nước.
- Sách in bằng chữ dân tộc thiểu số bao gồm cả sách in song ngữ phổ
thông và chữ dân tộc thiểu số.
- Tranh, ảnh, áp phích, các loại tờ rơi, tờ gấp phục vụ cho mục đích
tuyên truyền, cổ động, khẩu hiệu, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ, quốc kỳ, Đoàn kỳ, Đội
kỳ;
- Băng, đĩa âm thanh hoặc ghi hình, ghi nội dung các loại sách trên.
* Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, doanh nghiệp , công ty sản xuất
kinh doanhvà nhập khẩu hàng hóa dịch vụ chịu thuế .
* Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán
hàng của người bán, người cung cấp dịch vụ hoặc người nhập khẩu (Điều 7
Luật thuế GTGT).
Theo điều 6 của Nghị định 79/2000/NĐ - CP và thông tư số
122/2000/TT – BTC ngày 29 /12/2000, giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ
được xác định cụ thể như sau:
- Đối với hàng hóa dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc
cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT. Giá tính thuế đối
với các loại hàng hóa dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài
giờ hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu
và phí cơ sở kinh doanh phải nộp vào ngân sách nhà nước.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập
khẩu. Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các
quy định về giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu.
- Đối với sách báo tạp chí bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy
định của luật xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá có thuế GTGT để
tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở (đối với loại chịu thuế GTGT). Các
trường hợp b án không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra.
Xuất bản là quá trình xuất bản ấn phẩm được tiến hành từ khâu bản thảo
đến khâu phát hành xuất bản phẩm cho người tiêu dùng.

* Thuế suất thuế giá trị gia tăng:
Theo quy định tại điều 8 Luật thuế GTGT và điều 7 Nghị định số
79/2000/NĐ - CP của Chính phủ, thông tư 122/2000/TT - BTC hướng dẫn thi hành
Nghị định số 79/2000/NĐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế
GTGT, thuế suất thuế GTGT được áp dụng như sau:
- Thuế suất 0% áp dụng đối với:
+ Hàng hóa xuất khẩu
+ Các trường hợp đưa hàng hóa ra nước ngoài để bán, giới thiệu sản
phẩm tại hội chợ, triển lãm nếu có đủ căn cứ xác định là hàng hóa xuất khẩu
cũng được áp dụng thuế suất 0%. (Hợp đồng bán hàng, hóa đơn GTGT bán
hàng, chứng từ thanh toán, tờ khai hải quan và có xác nhận đã xuất khẩu của
cơ quan hải quan).
- Mức thuế suất 5% đối với hàng hóa dịch vụ.
+ Các loại sách, trừ sách không chịu thuế GTGT qui định tại điểm 13
mục II phần A ở thông tư 122/2000/TT - BTC.
+ Phát hành và chiếu phim video.
+ Băng đĩa đã ghi hoặc chưa ghi chương trình.
- Mức thuế suất 10% đối với hàng hóa dịch vụ:
+ Chụp in, phóng ảnh, in băng, sang băng, cho thuê băng, sao chụp,
video.
+ Các loại văn hóa phẩm nói chung trừ một số văn hóa phẩm ở điểm 13
mục II phần A ở thông tư 122/2000/TT - BTC.
* Phương pháp tính thuế
Hiện nay tất cả các lực lượng kinh doanh xuất bản phẩm thuộc thành
phần nhà nước đang thực hiện phương pháp tính thuế GTGT duy nhất là
phương pháp khấu trừ thuế.
Xác định số thuế phải nộp theo công thức:
Số thuế
GTGT phải
nộp

=
Thuế GTGT
đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ
Trong đó:
Thuế
GTGT đầu
ra
=
Giá tính thuế của
hàng hóa dịch vụ
chịu thuế bán ra
x
Thuế suất thuế GTGT
của hàng hóa dịch vụ
đó
Các doanh nghiệp xuất bản phẩm nhà nước thuộc đối tượng tính theo
phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng phải tính và thu thuế GTGT của hàng
hóa bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán
chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường
hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT
thì thuế GTGT của hàng hóa bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa
đơn, chứng từ. Doanh thu chưa có thuế được xác định bằng giá bán trừ đi thuế
tính trên giá.
Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT
mua hàng hóa dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh
doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT), số thuế GTGT ghi trên chứng từ
nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu (hoặc nộp thay cho phía nước ngoài) theo

quy định tại điểm 9 mục II phần C thông tư 122/2000/TT - BTC) và số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỉ lệ 3% trên giá mua đối với hàng hóa dịch
vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp trên GTGT có hóa đơn bán hàng theo mẫu 02/ GTGT/2 LL ban
hành kèm theo quyết định 885/1998/QĐ - BTC ngày 16/7/1998 của Bộ trưởng
Bộ tài chính gọi tắt là hóa đơn bán hàng.
* Hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóa. Cơ sở kinh doanh khi mua bán
hàng hóa phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm nhà nước khi bán hàng
chịu thuế GTGT phải sử dụng hóa đơn GTGT (trừ trường hợp được dùng hóa
đơn, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT).
- Khi lập hóa đơn các đơn vị phải ghi đầy đủ, dùng các yếu tố quy định
trên hóa đơn. Đối với hóa đơn GTGT, phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, phụ
thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có
thuế; nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT , chỉ ghi
chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán.
- Hóa đơn chứng từ hợp pháp được sử dụng do Bộ tài chính phát hành,
do cơ quan thuế cung cấp. Hoặc các hóa đơn tự in theo mẫu qui định đã được
Tổng cục thuế chấp nhận.
- Đối với kinh doanh xuất nhập khẩu nhận nhập hàng ủy thác cho các cơ
sở khác, khi trả hàng cơ sở nhận ủy thác lập chứng từ sau: Cơ sở nhận nhập
khẩu ủy thác khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, nếu đã nộp thuế GTGT ở
khâu nhập khẩu, cơ sở lập hóa đơn GTGT để cơ sở đi ủy thác nhập khẩu làm
căn cứ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa ủy thác nhập
khẩu. Trường hợp cơ sở nhận nhập khẩu ủy thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu
nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm
vận chuyển do Bộ tài chính (Tổng cục thuế) phát hành kèm theo lệnh điều
động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi đã nộp
thuế GTGT ở khâu nhập khẩu làm cho hàng hóa nhập khẩu ủy thác, cơ sở mới
lập hóa đơn theo quy định trên.

Hóa đơn GTGT xuất trả hàng hóa nhập ủy thác ghi:
- Giá bán chưa có thuế GTGT bao gồm: giá trị hàng hóa thực nhập khẩu
theo giá CIF, thuế nhập khẩu, các khoản phải nộp theo chế độ nhà nước ở khâu
nhập khẩu (nếu có).
- Thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT ghi theo thông báo nộp thuế
của cơ quan hải quan.
- Tổng cộng tiền thanh toán (giá bán chưa có thuế GTGT cộng với tiền
thuế GTGT phải nộp).
Cơ sở nhận nhập khẩu ủy thác lập hóa đơn GTGT riêng để thanh toán
tiền hoa hồng ủy thác.
* Sử dụng hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa tiêu dùng nội bộ, cho, biếu
tặng, khuyến mại.
+ Đối với sản phẩm hàng hóa xuất để tiêu dùng nội bộ, khuyến mại,
quảng cáo, phục vụ cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT cơ sở sử dụng
hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng. Trên hóa đơn ghi rõ là hàng tiêu dùng
nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc khuyến mại quảng cáo không thu
tiền. Đối với hóa đơn GTGT gạch bỏ dòng thuế suất và tiền thuế GTGT, chỉ
ghi dòng giá thanh toán là giá vốn của hàng hóa.
+ Đối với sản phẩm hàng hóa dùng để trao đổi, thưởng hoặc thay tiền
lương cho người lao động, tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh hoặc phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ
không chịu thuế GTGT thì cơ sở phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán
hàng), trên hóa đơn phải ghi đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn
xuất bán hàng hóa cho khách hàng.
+ Đối với hàng hóa dịch vụ bán áp dụng hình thức giảm giá thì giá bán
ghi trên hóa đơn là giá được giảm. Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số
lượng, doanh số hàng hóa dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền
giảm giá của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa
dịch vụ lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo. Hóa đơn phải ghi rõ giảm giá
hàng bán của các hóa đơn nào.

- Cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người
mua đã nhận hàng nhưng do hàng hóa không đúng qui cách, chất lượng phải
trả lại toàn bộ hoặc một phần hàng hóa khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ
sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không
đúng quy cách chất lượng… Hóa đơn này là căn cứ để hàng bán bên mua điều
chỉnh số thuế GTGT đã kê khai.
+ Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng
hóa, bên mua hoặc bên bán phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản
ghi rõ loại hàng hóa, số lượng giá trị hàng trả lại theo hóa đơn bán hàng (số ký
hiệu, ngày tháng của hóa đơn), lý do trả lại hàng kèm theo hóa đơn bán hàng
để làm căn cứ điều chỉnh kê khai thuế GTGT của bên bán.
+ Trường hợp trả lại một phần hàng hóa thì người bán lập lại hóa đơn
cho hàng hóa người mua đã nhận và chấp nhận thanh toán theo số lượng,
chủng loại, giá cả hai bên đã thoả thuận.
+ Trường hợp người bán đã xuất hàng và lập hóa đơn, người mua chưa
nhận hang nhưng phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả
toàn bộ hàng hóa, khi trả lại bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại
hàng hóa, số lượng, giá trị, lý do trả hàng theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu,
ngày tháng của hóa đơn) đồng thời kèm theo hóa đơn để gửi trả bên bán làm
căn cứ điều chỉnh doanh số và thuế GTGT đầu ra.
- Đối với cơ sở kinh doanh đã xuất bán, cung ứng hàng hóa dịch vụ và
lập hóa đơn do hàng hóa dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách… phải
điều chỉnh giá bán thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thỏa
thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hóa, mức tăng (giảm) theo
hóa đơn bán hàng, lý do tăng (giảm), đồng thời bên bán lập hóa đơn để điều
chỉnh mức giá được điều chỉnh. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giá cho hàng hóa tại
hóa đơn số, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giá, bên bán và bên mua
kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, đầu vào.
* Các doanh nghiệp xuất bản phẩm nhà nước phải có trách nhiệm đăng
ký, kê khai và nộp thuế đúng hạn (mỗi tháng một lần). Riêng đối với hoạt động

kinh doanh xuất bản phẩm, nộp thuế GTGT theo từng chuyến hàng xuất nhập
khẩu.
* Các doanh nghiệp xuất bản phẩm nhà nước được hoàn thuế nếu có số
thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra. Cơ sở kinh doanh trong
tháng có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên
thì được xét hoàn thuế theo tháng, hoặc chuyến hàng (nếu xác định được thuế
GTGT đầu vào riêng từng chuyến hàng). Đối với hàng hóa ủy thác xuất khẩu
thì đối tượng được hoàn thuế là cơ sở có hàng hóa đi ủy thác xuất khẩu.
* Miễn giảm thuế GTGT
Căn cứ vào điều 28 Luật thuế GTGT và quy định tại Điều 20 Nghị định
số 79/2000/NĐ - CP của Chính phủ, mục II phần H của thông tư 122/2000/TT
- BTC Bộ tài chính quy định thủ tục và thẩm quyền xét miễn giảm thuế như
sau:
- Đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ trong những năm đầu áp dụng thuế GTGT
mà bị lỗ do thuế GTGT phải nộp lớn hơn số thuế tính theo mức doanh thu
trước đây thì được xét giảm thuế GTGT phải nộp. Trong trường hợp này đây là
cơ sở hạch toán kinh doanh và xác định được kết quả kinh doanh, là đối tượng
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức thuế doanh thu để so sánh là mức % tính
trên doanh thu. Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được miễn thuế
doanh thu thì số thuế doanh thu để so sánh bằng không.
- Mức thuế GTGT được xét giảm đối với từng cơ sở kinh doanh tương
ứng với số lỗ nhưng không quá số chênh lệch giữa thuế GTGT phải nộp với số
thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đây của năm được xét giảm thuế. Số
thuế phải nộp được xác định theo quy định tại điểm 1, 2 mục III phần B thông
tư 122/2000/TT - BTC, không bao gồm số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập
khẩu.
Thời gian được xét giảm thuế GTGT theo quy định trên đây được xét
từng năm, tính theo năm dương lịch và chỉ thực hiện trong 3 năm đầu, kể từ
năm 1999 đến hết năm 2001.

- Cơ sở thuộc đối tượng được giảm thuế phải lập hồ sơ đề nghị giảm thuế
gửi cơ quan thuế có thẩm quyền để xét duyệt.
b. Thuế xuất, nhập khẩu
Để quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mở rộng quan hệ đối
ngoại, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần phát triển và
bảo vệ sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước và góp phần tạo nguồn thu
cho ngân sách nhà nước. Căn cứ điều 83 của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu ra đời năm 1991, luật này
qui định về thuế của hoạt động xuất nhập khẩu.
* Đối tượng chịu thuế và nộp thuế xuất nhập khẩu được luật xuất nhập
khẩu quy định như sau bao gồm:
- Hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam
đều là đối tượng chịu thuế. Trừ một số trường hợp sau:
+ Hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua biên giới Việt Nam.
+ Hàng chuyển khẩu.
+ Hàng viện trợ nhân đạo.
- Các tổ chức ,doanh nghiệp có hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, khi
xuất khẩu nhập khẩu phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký
kết hoặc tham gia có quy định khác về thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế xuất
khẩu, nhập khẩu thực hiện theo điều ước quốc tế.
* Căn cứ tính thuế:
- Số lượng mặt hàng ghi trong tờ khai
- Giá tính thuế

×