Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ĐẠO GIA VÀ PHÁP GIA TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.22 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
GIỮA TRIẾT HỌC ĐẠO GIA VÀ PHÁP
GIA TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Văn Mưa
Học viên thực hiện: Nông Đức Đạt
STT: 06
Lớp: Ngày 4 K22
TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2012
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
MỤC LỤC
& PHÁP GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI
PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học là một hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế giới về
bản than con người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Triết học
cổ đại Trung Quốc nói chung và tư tưởng triết học Đạo gia và Pháp gia nói riêng
cũng vậy. Hai tư tưởng triết học xuất hiện từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc tuy
đối lập nhau về quan điểm chính trị xã hội, cai trị quốc gia thời bấy giờ, nhưng
nhìn chung lại, cả hai tư tưởng đều hướng đến sự yên bình cho xã hội chiến tranh
lúc bấy giờ. Triết học đạo gia đưa ra cái bản nguyên của thế giới, phân tích thế
giới thông qua “Đạo” và “Đức”, hành xử đối với thế giới theo thuyết “vô vi”.
Triết học Pháp gia lấy Pháp – Thế – Thuật làm nền tảng để trị nước, thống nhất
bờ cõi, đưa con người từ bản ác tránh xa cái ác. Tóm lại, bài tiểu luận xem xét sự
tương đồng và khác biệt của hai tư tưởng triết học Trung Hoa thời cổ đại, Đạo
gia và Pháp gia thông qua các tư tưởng chính của Lão Tử và Hàn Phi Tử. Giá trị
của việc so sánh là cho chúng ta thấy được sự khác nhau trong tư tưởng của các
nhà triết học cổ đại, nhưng lại cùng một mục tiêu đối với xã hội. Qua đó, bài học
cho sự vận hành và phát triển kết hợp từ hai tư tưởng này được xem xét như một


phần nhân sinh quan, lẽ sống của con người trong xã hội hiện đại ngày nay.
2
HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I Bối cảnh lịch sử và đôi nét về triết học Đạo Gia & Pháp Gia
1. Khái quát lịch sử cổ đại Trung Quốc
Thời cổ đại Trung Quốc bắt đầu từ thời kỳ đồ đá đến sơ kỳ nhà Minh.Từ cuối thời
kỳ đồ đã mới, khoảng 6000 năm TCN, những làng xã đầu tiên được hình thành ở
vùng châu thổ sông Hoàng Hà.Đến những năm 5500 TCN những cộng đồng nông
nghiệp trải dài khắp lãnh thổ Trung Quốc, lúc này, người Trung Quốc đã biết săn bắt
thú rừng, đánh bắt cá và thuần hóa chó, lợn, gà. Họ xây nhà ngầm bằng đất sét và
đan đệt sợi, làm đồ gốm. Tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển làm xuất hiện
tầng lớp lãnh đạo. Nhà nước đầu tiên của Trung Quốc được coi là nhà Hạ – giai
đoạn cai trị bắt đầu vào khoảng 2200 TCN.
Chuyển qua 17 đời, từ Hạ Vũ đến Hạ Kiệt. Kinh tế xã hội thời kỳ này đã phát triển
tiến bộ.Thời kỳ này, đồng và nghề đúc đồng được cho là đã xuất hiện. Tuy nhiên,
thời kỳ này, dân cư sống phân tán và chịu sự chi phối bởi những thế lực tự nhiên và
ma thuật.
Đến thời nhà Thương, do Thành Thang thành lập. Nhà Thương gồm tất cả 30 đời
vua,Mười ba vua đầu, anh truyền ngôi cho em cùng mẹ, hiếm lắm mới có trường
hợp cha truyền cho con. Nhưng đến bốn đời vua cuối thì đều truyền tử và từ đó
thành lệ cho tất cả các triều đại sau. Thời kì này, thành thị còn khá nhỏ, lớn nhất là
thành An Dương chu vi chỉ 800 mét. Tôn giáo phát triển thịnh vượng và chữ viết
xuất hiện ở thời đại này. Nhà thương kết thúc dưới tay vua Trụ Vương do quân
vương tàn bạo, mất lòng dân và các chư hầu.
3
HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
Nhân cơ hội nhà Thương suy yếu, nhà Chu với người dẫn đầu là Cơ Xương triệu tập

lực lượng chống Thương. Con trai Cơ Xương là Cơ Phát đã đề cập đến khái niệm
thiên mệnh khi đăng cơ vai trò cai trị của mình. Nhà Chu coi họ là con của thần
thánh, do đó, tất cả đất đai và dân cư đều thuộc về họ. Thời kì Tây Chu có nhiều
bước tiến bộ. Trong cách phân chia lãnh thổ và giao quyền quản lý về các chư hầu,
nhà Tây Chu có thể cai trị được một đất nước rộng lớn mà không tốn nhiều quân
đội, sức lực. Hơn nữa, xã hội được hình thành có cấp bậc, trên hơn dưới, nhưng vẫn
giữ được sự đoàn kết dân tộc: “đất nào cũng là đất của thiên tử, người nào cũng là
dân của thiên tử”. Chữ viết được phát triển từ thời Thương nay được viết trên thẻ
tre, vải lụa. Xã hội phân chia giai cấp thành quý tộc và thường dân. Dòng dõi quý
tộc thì được học nhiều hơn để tham gia làm quan, còn thường dân thì ít người được
đi học. Và để thuyết phục dân thường và quý tộc về sự cai trị của mình, nhà Chu
dùng đến hệ thống quyền lực mới mà họ gọi là “Thiên mệnh”.
Thiên mệnh cho thấy nhà vua như một vị trí trung gian giữa trời và đất, được mệnh
của trời để coi sóc cuộc sống, sự thịnh vượng của người dân.
Trong bối cảnh đó, nhiều hệ thống triết học ra đời và phát triển nhằm đưa ra phương
thức giải quyết khác nhau cho những vấn đề thực tiễn chính trị – đạo đức – xã hội
mà thời đại đặt ra.
1
Trước thời Xuân Thu- Chiến Quốc, thế giới quan thần thoại, tôn
giáo và chủ nghĩa duy tâm thần bí thống trị trong đời sống tinh thần. Những tư
tưởng triết học đã xuất hiện, tuy nhiên, chưa phát triển thành hệ thống.Nó đã gắn
chặt thần quyền với thế quyền, lý giải sự liên hệ mật thiết giữa đời sống chính trị -
xã hội với lĩnh vực đạo đức luân lý.Lúc này cũng đã xuất hiện những quan niệm có
tính chất duy vật mộc mạc, những tư tưởng vô thần tiến bộ.
Đến năm 771, Chu U Vương bị sát hại, Chu Bình Vương được cái quý tộc đưa lên
làm vua và dời đô về phía đông, bắt đầu giai đoạn Đông Chu. Thời Đông Chu kéo
dài đến năm 256 TCN khi bị nhà Tần lật đổ, giai đoạn này được gọi là thời Xuân
Thu và thời Chiến Quốc.Từ khi dời đô sang phía Đông, quyền lực của triều đình
1 TS. Bùi Văn Mưa; Triết học – Phần I: Đại Cương Về Lịch Sử Triết Học, Trang 47
4

HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
Chu dần giảm sút: tốc độ tan rã các vương quốc tăng lên. Từ thời Bình Vương về
sau, các vua nhà Chu chỉ còn cai trị trên danh nghĩa, quyền lực thực sự nằm trong
tay các chư hầu hùng mạnh. Các chư hầu đánh nhau để giành lấy ngôi bá chủ, điều
khiển các chư hầu khác thay vai trò của nhà Chu, dù trên danh nghĩa họ vẫn mượn
tiếng nhà Chu để điều khiển các chư hầu khuất phục. Trong thời Xuân Thu xuất hiện
các chư hầu mạnh nối nhau làm bá chủ, gọi là Ngũ Bá.
Tới cuối thời nhà Chu, các chư hầu thậm chí còn không cần biết tới sự cai trị chỉ
mang tính biểu tượng của các vua Chu và tự xưng vương. Chiến tranh giữa các chư
hầu tàn khốc hơn, quy mô lớn hơn vì một loạt nước nhỏ thời Xuân Thu đã bị tiêu
diệt, còn lại chỉ khoảng 10 nước, trong đó có 7 nước lớn gọi là Thất hùng: Tề, Yên,
Tần, Sở, Hàn, Triệu, Nguỵ. Nhà Chu khi đó chỉ còn cai quản vùng đất nhỏ bé như
các nước chư hầu bé khác còn sót lại chưa bị diệt như Lỗ, Vệ. Các chư hầu lớn
muốn trở thành Vua của những ông vua.
Thời kì này được coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của tư tưởng, văn hóa
Trung Quốc trong lịch sự. Trong giai đoạn cai trị này của nhà Đông Chu mà những
tư tưởng lớn nhất đã tạo ra những quan niệm sơ khởi về triết học, đạo đức, học
thuyết chính trị và văn hóa Trung Quốc. Cuối thời Nhà Chu, trong giai đoạn “bách
gia chư tử”, có rất nhiểu các trường phái tư tưởng lớn hiện ra. Nổi bật nhất là Khổng
Tử với triết lý đạo đức chặt chẽ, không rơi vào lý luận siêu hình.Bên cạnh đó, Lão tử
với Đạo gia cũng xuất hiện, tuy ít có tính ứng dụng hơn. Trang Tử cũng góp phần
phát triển Đạo Gia nhưng lại theo một hướng khác. Tuy nhiên, cả hai đều hướng
đến “Đạo” không thể giải thích được bằng lời, nên ít người hiểu được tư tưởng của
hai nhà triết học này.
Trường phái Pháp Gia được sinh ra từ Nho gia của Khổng Tử cũng là một trong
những hệ tư tưởng lớn lúc bấy giờ. Pháp gia cho rằng bản chất con người là ác, do
đó, cần có những hình phạt cho hành động sai trái mà con người làm nên. Theo đó,
5
HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa

Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
triều đình sẽ cai trị theo luật pháp chặt chẽ. Dựa vào pháp gia, Nhà Tần đã thống
nhất Trung Quốc, tuy có phần bạo tàn.
2. Tư tưởng triết học của Đạo Gia
2.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của triết học Đạo Gia
Sự ra đời của Đạo Gia gắn liến với sự ra đời của Đạo Đức Kinh và cuộc đời Lão Tử.
Tuy nhiên, sự hiểu biết về đạo đức kinh và cuộc đời của Lão Tử lại đi ngược nhau.
Mọi người biết đến đạo đức kinh càng nhiều thì thông tin về cuộc đời của Lão Tử
càng ít người có khả năng biết đến.
Có thông tin cho rằng, Lão Tử sống ở thời Xuân Thu, tức là từ năm 772 đến năm
481 TCN. Ông và Khổng Tử là một trong hai triết gia nổi bật nhất “bách gia chư tử”
thời ấy.
Trong sử ký của Tư Mã Thiên, Lão Tử được cho là sinh ra vào khoảng năm 145
TCNvới đầy đủ họ Lý tên Nhĩ, hiệu là Bá Dương, thụy là Đam. Có người nói đó là
Thái sử Đạm, Lão Lai Tử, người huyện Khổ, nước Sở. Có chuyện kế rằng Khổng Tử
ví Lão Tử như con rồng bay lượn, đến nỗi Khổng Tử cũng không biết rồng bay liệng
như thế nào. Sách sử ký thì cho rằng Lão Tử là quan giữ sách sử (Thư tàng Sử) của
nhà Chu. Khi nhà Chu suy tàn, ông rời Trung Hoa, tìm ra chốn quan ngoại để sống.
Lúc đi qua cửa ải Hàm Cốc, ông gặp quan lệnh là Doãn Hỉ. Quan ấy thưa: “Ngài sắp
đi ở ẩn, xin hãy vì tôi mà để lại một bộ sách”. Lão Tử nán lại soạn Đạo Đức Kinh,
rồi để ở đó, cưỡi trâu mà đi. Khi ông đã khuất bên kia cửa ải, người đời không còn
biết tung tích ông.
Sự ra đời của Đạo Đức Kinh đánh dấu sự ra đời của Đạo Gia.Đạo đức kinh với phần
Đạo kinh gồm 37 chương, phần lớn bàn về vũ trụ. Phần Đức kinh gồm 44 chương
bàn về Đức. Đạo Đức kinh được viết theo lối văn cổ , ngắn gọn, dễ thuộc nhưng
không dễ hiểu. Vì thế, nó có vẻ như chỉ gợi ý và bắt người đọc phải ngẫm nghĩ,
tưởng tượng, lắng nghe tiếng dội lại từ lòng mình. Và người đọc có rất nhiều cơ hội
tiếp nối quá trình sáng tạo, tư duy, cho tác phẩm sinh động, thấm sâu, được triển
6
HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa

Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
khai thêm theo mỗi lần đọc. Với khoảng 5000 chữ, sách trình bày về Đạo và Đức, tư
tưởng trị quốc, phẩm chất tâm linh về đạo, hay binh pháp, thiên văn, dưỡng sinh.
3. Một số tư tưởng triết học của Đạo Gia
3.1. Tư tưởng triết học trong Đạo Đức kinh của Lão Tử
3.1.1 Lý luận về Đạo và Đức
- Đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn từ,
sâu kín và huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung của mọi
sự hình thành, biến hóa xảy ra trong thế giới.
Thật vậy, Lão Tử viết: “Cái Đạo có thể dùng lời mà nói được chẳng phải là cái Đạo
vĩnh viễn; cái tên có thể gọi tên được chẳng phải là cái tên vĩnh viễn. Cái “Vô” là
cái tên chỉ cái khởi thủy của trời đất; cái “Hữu” là cái tên chỉ bà mẹcủa muôn vật.
Cho nên Đạo là cái Vô vĩnh viễn nếu như ta muốn nhìn cái huyền diệu của Đạo, nó
là cái Hữu vĩnh viễn nếu như ta muốn nhìn cái biểu hiện của nó. Cả hai cái mặt Vô
và mặt Hữu”. Lão Tử bác bỏ thuyết trời sinh ra vạn vật, mà có cái khác sinh ra vũ
trụ, có trước thượng đế. “Cái Đạo tuy trống rỗng nhưng công dụng của nó không
bao giờ hết. Nó sâu xa thay, tựa hồ cái gốc của muôn vật. Nó làm cùn cái bén nhọn
của mình, tháo gỡ cái rối rắm của mình, làm cho cái sáng của mình hòa lẫn với cái
bụi bặm của mình. Nó ẩn náu thay, nhưng xem ra vẫn (tự mình) tồn tại. Ta không
biết nó là con của ai, dường như có trước thượng đế” .Nhưng cái bản nguyên của vũ
trụ này, ông không biết đặt tên là gì, nên dung chữ “đạo” với nghĩa trật tự tự nhiên.
Tuy nhiên, “đạo” cũng chỉ để dùng tạm vậy thôi, vì nếu gọi tên được thì đạo không
phải là cái tên vĩnh viễn, dung lời nói được thì chẳng phải là đạo.
- Theo Lão Tử, trời đất muôn vật do Đạo mà sinh thành. Đạo là cái hỗn mang
chưa phân, là cái nguyên thủy và là sự vận động hằng cửu mà ta không thể cảm,
không thể biết. Đạo vô danh vô hình, là căn nguyên và cốt lõi của muôn vật. Muôn
vật đều khởi đi từ Đạo, đi theo Đạo và quay về Đạo. Đạo được tạm hiểu như cái tự
nhiên tĩnh mịch, yên lặng, mộc mạc, hốn độn, mập mờ thấp thoáng, không có đặc
7
HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa

Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
tính, không có hình thể; là cái mắt không thấy, tai không nghe, tay không nắm bắt,
ngôn ngữ không thể diễn đạt, tư duy không nhận thức được; là cái năng động tự
sinh sôi, nảy nở, biến hóa.
- Đạo vừa là cái có trước, vừa là cái nằm trong bản than sự vật; nhưng khi có sự can
thiệp của con người thì đạo không còn là đạo nữa. Đạo gia xem đạo không chỉ là
nguồn gốc, bản chất mà còn là quy luật của mọi cái đã, đang và sẽ tồn tại trong thế
giới.
- “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật. Vạn vật đều cõng âm mà
ôm dương, điều hoà bằng khí trùng hư”. Đạo sinh ra vạn vật, vạn vật nhờ đạo mà
sinh, nhưng sinh ra theo cách nào thì Lão Tử cũng không thể giải thích được. Có
người cho rằng đạo là “không”, “không” sinh ra có. Vậy một đó là có. Có thể là
thái cực. Vậy hai là âm, còn ba là khí trùng hư. Cuối cùng, cũng chỉ biết là đạo sinh
ra vạn vật. Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà Con Người là một trong bốn cái này.
Con Người lấy Đất làm khuôn phép; Đất lấy Trời làm khuôn phép; Trời lấy Đạo
làm khuôn phép; Đạo lấy Tự nhiên làm khuôn phép. Như vậy, ta thấy đạo làm phép
tắc cho trời, cho đất, cho người, cho vạn vật.
Đạo sinh ra vạn vật, nuôi dưỡng vạn vật, vạn vật cuối cùng đều trở về đạo, thì tất
nhiên, không gì lớn bằng đạo. Đó là lý do tại sao Lão Tử lại gọi là đại đạo hay đạo
đại, bên cạnh chữ “thường”. Điều này cho phép hiểu đạo như nguyên lý thống nhất
– vận hành của vạn vật – nguyên lý đạo pháp tự nhiên.
- Đức là “mầm sống ngấm ngầm” trong vạn vật. Đạo thì sinh ra còn Đức thì nuôi
nấng. “Khổng đức chi dung, duy đạo thị tòng”. Cư theo câu đó thì ta thấy Đức là
một phần của Đạo, khi chưa hiển hiện trong mỗi vật thì là đạo, khi đã hiển hiện
trong vật thì là đức. Bất kì vật nào đều từ đạo mà ra, là một phần của đạo, cho nên
đức mới nuôi lớn mọi vậy, mà luôn luôn tuỳ theo đạo. Có người coi nó là bản năng
sinh tồn của mỗi sinh vật: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm uống; bản năng tự vệ, mệt
thì nghỉ ngơi, tìm sự an toàn, tránh nguy hiểm; bản năng truyền chủng . Nhờ những
bản năng đó mà sống được, lớn được, tự bồi dưỡng, tự bảo vệ, mà những bản năng
8

HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
đó đều phú bẩm, nên rất thuận luật tự nhiên, rất hợp với đạo, luôn luôn “duy đạo thị
tòng”.
3.1.2 Quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử
Thế giới là một chỉnh thể thống nhất – vận hành của đạo, thông qua đức mà đạo nằm
trong vạn vật luôn biến hóa. Đạo là cái vô, cái vô sinh ra cái hữu, cái hữu sinh ra vạn
vật, vạn vật mất đi là quay về với đạo. Quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử
thông qua luật quân bình và luật phản phục.
Lão Tử viết: “Thiên chi đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc”. Như vậy, luật quân bình là
bớt chỗ dư, thêm chỗ thiếu, làm cho cuộc sống điều hòa theo tự nhiên, không có gì
thái quá, không công bằng.
Về luật phản phục, Lão Tử cho rằng vạn vật do đạo mà sinh ra, do đức là trưởng
thành, nên tất nhiên sẽ quay về cái ban đầu theo qui luật phản phục. Đó là một qui
luật quan trọng của Đạo, vì “Đại viết thệ, thệ viết viễn, viễn viết phản” – lưu hành,
đi xa, rồi cũng quay trở về; hay “phản giả, đạo chi động” – luật vận hành của đạo tức
là quay trở về. Lão Tử viết: “Đức huyền diệu sâu thẳm, cùng với vạn vật trở về, rồi
sau mới đạt được sự thuận tự nhiên”. Như vây, mọi vật đều quay về với cai ban đầu,
không có sự phát triển, đó là sự thuận tiện của tự nhiên. Do đó, mâu thuẫn xã hội
phải được thủ tiêu theo luật phản phục bằng cách đẩy mạnh một trong hai mặt đối
lập để làm cho mặt kia mất đi theo qui luật quân bình. Bởi vì, Lão Tử cho rằng mọi
vật trên đời đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập, ràng buộc, bao hàm lẫn nhau,
nhưng một khi càng xa đạo, lại càng mâu thuẫn nhau.
3.1.3 Quan niệm dân sinh và chính trị xã hội
Lão Tử cho rằng mọi việc đều nên thuận theo lẽ tự nhiên, không nên tác động làm
thay đổi lẽ ấy. Quan niệm về dân sinh và chính trị xã hội của Lão Tử được thể hiện
qua thuyết vô vi. Vô vi ở đây không có nghĩa là không tác động, mà là tác động theo
lẽ tự nhiên.
9
HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa

Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
Vô có nghĩa là hoàn toàn không có gì, trái hẳn với hữu. Vô sinh ra hữu, hữu cuối
cùng lại trở về vô, như vậy, vô và hữu không phải là tương phản mà là tương thành.
Vì lấy “vô” làm gốc, Lão Tử mới khuyên ta vô vi, vô ngôn, vô dục, vô sự . Cũng
chính vì lấy “vô” làm gốc nên ông mới chủ trương tuyệt học, tuyệt thánh khí trí,
cũng chính vì lấy “vô” làm gốc nên ông mới trọng sự hư tĩnh, tinh thần bất tranh.
Thuyết vô vi có 3 điểm chính về nhân sinh như sau:
Thứ nhất, vạn vật đều có bản tính là tự nhiên, vận động và phát triển theo quy luật tự
nhiên mà không cần biết ý nghĩa của chúng, sống với bản chất mộc mạc và chất
phát. Vậy nên, vô vi là sống không trái với quy luật tự nhiên, không can thiệp vào
quá trình vận hành, phát triển của người khác, và thích ứng với các điều kiện khác.
Thứ hai, vô vi là phải tự do tuyệt đối, không bị tác động bởi dục vọng, đam mê, ham
muốn nào. Muốn được như vậy thì phải bỏ hẳn cái học đi, đưa thế giới về với bản
chất tự nhiên vốn có.
Thứ ba, cần phải giữ gìn, bảo vệ bản tính tự nhiên của mình, không để cho các thế
lực khác làm tổn hại đến bản tính tự nhiên của vạn vật.
Như vậy, theo thuyết vô vi, con người sống phải có đức tính từ ái, cần kiệm, khoan
dung, luôn gắn liền với đạo.
Về trị nước an dân, Lão Tử cho rằng không nên can thiệp đến đời, không làm những
gì trái với thuyết vô vi. Ông chủ trương mọi người nên sống như chế độ nguyên
thủy, không tranh giành, không bạo động, chiến tranh. Người đứng đầu không cần
quản, thì mọi người trờ về với chất phác. Như vậy, phải xóa hết mọi ràng buộc về
đạo đức, pháp luật, để con người sống với bản tính tự nhiên vốn có của nó. Tư tưởng
của ông thiên về xã hội phân chia thành những nước nhỏ, sớm ngủ dậy có thể nghe
tiếng gà gáy của nước khác, nhưng cả đời lại chẳng hề qua lại với nước làng giềng.
3.2. Trang Tử, Dương Tử và sự phát triển của Đạo gia
10
HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
Trang Tử vào thời Chiến Quốc đã biến các yếu tố biện chứng trong triết học của Lão

Tử thành chủ nghĩa tương đối và thuyết ngụy biện.
Chủ nghĩa tương đối của Trang Tử cho rằng:
Trời đất và ta cùng sinh, van vật và ta là một. Mọi sự đều bằng nhau: ta và vật, trái
và phải, thiện và ác, thọ và yểu, mộng và tỉnh. Cuộc sống vốn hữu hạn, tri thức thì
vô hạn. Dùng cái hữu hạn để đuổi theo cái vô hạn là cực nguy.
Phải vượt qua cái nhìn thiển cận để có tri thức siêu việt, trong đó hiểu biết không
phải là hiểu biết, mà sống với cái Một trong lòng ta. Như thế, quá trình thấu suốt đi
từ “sự có hiểu biết” tới “có sự không hiểu biết”. Vậy, quan niệm nhân sinh là thoát
tục, toàn sinh và vị ngã. Trang Tử coi vạn vật đều do đạo sinh ra, vạn vật với ta đều
làm một, vậy thì không cần phân biệt cái này với cái khác, cái đúng - cái sai, cái trên
– cái dưới, sang hèn đều như nhau. Cõi đời chỉ là một cuộc dạo chơi, tỉnh dậy không
biết ta hóa bướm hay bướm hóa ta. Nhưng vì thoát tục mà phải sống trong thế giới
trần tục cho nên phải toàn sinh và vị ngã, nghĩa là phải yên theo trời mà ở thuận,
không đi ngược lại với quy luật tự nhiên.
Đối với Dương Chu, con người là trung tâm của các học thuyết. Học thuyết vị ngã
phê phán kịch liệt tôn giáo có niềm tin về sự bất tử. Vị ngã có nghĩa là sống theo tự
nhiên, không ham sống, không sợ chết, không vì luân lí đạo đức, không vì tiền tài
mà gò bó. Phép trị nước theo thuyết tự nhiên vô vi của Dương Chu kêu gọi con
người đi đến chủ nghĩa khoái lạc và chủ nghĩa hạnh phúc cá nhân. Tư tưởng này thể
hiện sự bất lực với chế độ hà khắc và thể hiện cái tôi của con người.
4. Tư Tưởng Triết Học Của Pháp Gia.
4.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển triết học Pháp Gia.
Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia với đại biểu xuất sắc
là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát
triển xã hội cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp
11
HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị
nước. Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có

giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay. Học thuyết pháp trị của phái
Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi những trí thức xuất sắc như:
Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng và được hoàn thiện bởi Hàn
Phi Tử.
4.2. Những tư tưởng về triết học Pháp Gia trước Hàn Phi.
Mở đầu với tư tưởng Quản Trọng thời Xuân thu (685 TCN) trị nước bằng luật, lệnh,
hình, chính của Quản Trọng. Sang nữa đầu thời Chiến quốc, tư tưởng pháp trị được
tiếp tục phát triển với tư tưởng Thương Ưởng, chủ trương "pháp trị" thay "đức trị",
sử dụng các chính sách khuyến khích dân chúng lao động, binh sĩ chiến đấu. Thân
Bất Hại (401-337 TCN) chủ trương dùng thuật cai trị đất nước, Thận Đáo (370-290
TCN) chủ trương dùng thế, Ngô Khởi (440 – 381 TCN) cho rằng muốn làm cho
nước mạnh phải biết đạo nuôi quân, trả lương hậu cho quân thì họ mới vì nước liều
mình.
Pháp (Pháp luật): Luật hay quy tắc. Luật pháp phải được trình bày rõ ràng và thông
báo rộng rãi cho công chúng. Tất cả thần dân của nhà cai trị đều bình đẳng trước
pháp luật. Luật pháp phải thưởng cho những người tuân phục và trừng phạt những
người bất tuân. Hệ thống luật pháp cai quản đất nước, chứ không phải là nhà vua cai
trị. Nếu có thể làm cho pháp luật có hiệu lực, thậm chí một vị vua kém tài cũng trở
nên mạnh mẽ.
Thuật (Nghệ thuật): Phương pháp, thủ đoạn hay nghệ thuật. Những thủ đoạn đặc
biệt và “bí mật” được vị vua cai trị dùng để đảm bảo rằng những người khác (quan
lại ) không thể chiếm quyền kiểm soát quốc gia. Chỉ biết tuân thủ theo luật pháp.
Thế (Thế lực, địa vị): Tính chính thống, quyền lực hay uy tín. Chính vị trí của nhà
vua cai trị, chứ không phải nhà vua, nắm giữ quyền lực. Vì thế việc phân tích
12
HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
khuynh hướng, hoàn cảnh và những yếu tố thực tại là điều căn bản của một vị vua
cai trị thực sự.
Hình phạt: Theo Pháp gia hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng,

trừ bỏ cái họa trong thiên hạ. Khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông
không xúc phạm số ít, người già cả được thỏa lòng, người trẻ và cô độc được trưởng
thành, biên giới không bị xâm lấn, vua và tôi thân yêu nhau, cha con giữ gìn cho
nhau”.
Nông nghiệp và chiến tranh: Hàn Phi coi phú cường là mục tiêu tối cao của quốc
gia. Để đạt tới mục tiêu phú cường đó, Hàn Phi chủ trương áp dụng chính sách
"Canh chiến", đưa hết trăm họ vào hệ thống tổ chức "Canh chiến". Được như vậy thì
vào thời bình, nhân dân sẽ nỗ lực canh tác, làm cho nước giàu, nhờ có pháp lệnh
khuyến khích; một khi xây ra chiến tranh, thì khối nông dân đã được tổ chức sẵn
trong thời bình, đều trở thành lính chiến, có thể đưa ngay ra chiến trường chống
giặc.
4.3. Những tư tưởng về triết học Pháp Gia của Hàn Phi.
Tư tưởng thuyết pháp trị của Hàn Phi có ba cơ sở:
Thứ nhất, thừa nhận sự tồn tại của lý – tính quy luật hay những lực lượng khách
quan trong xã hội. Ông chủ trương phải nắm lấy cái lý – cái quy luật vận động cuả
toàn xã hội mà hành động cho phù hợp với muôn vật biến hóa.
Thứ hai, ông thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội. Thời đại luôn luôn thay đổi,
do đó, không có một pháp luật nào có thể đúng cho mọi thời đại, cần căn cứ vào tình
hình thời đại mà vạch ra chính sách trị nước sao cho thích hợp. Làm được như vậy
thì thiên hạ trị, còn bằng không, thiên hạ loạn.
Thứ ba, ông thừa nhận bản tính con người là ác. Do bản tính con người là ác, cho
nên không thể trông mong họ làm việc thiện, mà phải dùng pháp trị, ngăn chặn họ
không cho họ làm điều ác.
13
HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
Kết hợp Pháp – Thế – Thuật của ba nhà triết học Thận Đáo, Thân Bất Bại, Thương
Ưởng. Hàn Phi cho rằng nhà cai trị phải dùng Pháp – qui định luật lệ có tính chất
khuôn mẫu mà mọi người trong xã hội phải tuân theo – như trời, dùng thuật –
phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược khiển việc, khiến người ta thực hiện

mệnh lệnh – như quỷ trên cơ sở của thế – địa vị, quyền lực, quyền uy của người cầm
đầu chính thể.
CHƯƠNG II SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TƯ TƯỞNG
TRIẾT HỌC ĐẠO GIA & PHÁP GIA.
1. Sự tương đồng
Đạo gia hình thành và phát triển rực rỡ từ cuối thời Xuân Thu đến cuối thời Chiến
Quốc. Thời kì này cũng đánh dấu những tư tưởng Pháp gia phát triển và đưa đến
thành tựu thống nhất Trung Hoa cổ đại của nhà Tần. Tuy phát triển theo hai hướng
khác nhau, nhưng vì xuất hiện trong cùng một thời đại lịch sử, nên xét cho cùng, cái
mong muốn đối với thời đại của hai trường phái triết học này có phần giống nhau,
dùng tư tưởng của mình giải thích thế giới và từ đó, đưa ra các yêu cầu về trị nước
để thoát khỏi thời thế loạn lạc, người dân được no ấm, hạnh phúc.
Cả hai trường phái đều đề cập đến cách thức cai trị đất nước. Tuy đi về hai hướng
khác nhau trong cách cai trị. Một bên là vô vi, vi ngã còn một bên là pháp – thế –
thuật trị.
Về con người, trường phái Pháp gia cho rằng “nhân chi sơ, tính bản ác”, con người
là ác và dùng pháp để khống chế, đưa họ đi xa cái ác. Đạo gia một phần cũng nhìn
nhận con người là ác khi cho rằng con người bị xã hội tác động, mất đi cái chất
phác, từ đó sinh ra lòng tham, sân si mà làm nên cái ác, làm thiên hạ loạn.
Cả hai tư tưởng đều hướng đến mục đích ổn định xã hội, và là những tư tưởng triết
học có giá trị, có ý nghĩa cho đến ngày nay.
2. Sự khác biệt
14
HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
Điểm khác biệt lớn nhất của hai tư tưởng triết học nằm ở quan điểm về chính trị xã
hội và cách trị nước. Trong khi đạo gia thể hiện quan điểm chính trị của mình thông
qua thuyết vô vi. Để mọi việc thuận theo tự nhiên, không tác động vào tự nhiên, tác
động vào tự nhiên phải theo lẽ tự nhiên, Pháp gia lại ngược lại, tư tưởng của pháp
gia thông qua Pháp – Thế – Thuật. Nghĩa là con người chất phác là ác, cần phải tác

động để đưa con người về với pháp luật. Như vậy, hai tư tưởng triết học gần như đối
lập nhau về quan niệm nhân sinh. Con người nếu tác động thì sẽ vi ngã – theo đạo
gia, nhưng con người, nếu không tác động sẽ trở về với cái ác – theo Pháp gia.
Về trị nước, đạo gia cho rằng nên thành lập các quốc gia nhỏ, san sát nhau, không
bao giờ xâm phạm lãnh thổ của nhau. Nhưng pháp gia lại cho rằng trị nước cần phải
dùng thuật một cách điêu luyện, tức là dùng kĩ năng, kĩ xảo, mưu lược của nhà cai
trị mà tìm ra hiền tài, giúp mình thực thi pháp luật, và đưa xã hội thành yên bình.
Triết lý đạo gia đưa đến những con người không màng thế sự, thuận theo tự nhiên
mà ở ẩn. Triết lý pháp gia đưa đến sự xung đột, nhưng lại mang lại sự thống nhất
Trung Hoa của nhà Tần. Tuy nhiên, do thực thi pháp gia một cách cứng rắn, nên dẫn
đến sự sụp đổ của nhà Tần. Như vậy, vô vi hay pháp-thế-thuật đều cần phải vận
dụng một cách mềm dẻo, thuận theo tự nhiên, nhưng cũng cần phải tác động vào tự
nhiên, tác động không quá cứng nhắc mà phải tùy hoàn cảnh, thời thế, mới có trị trị
nước an dân, thiên hạ thái bình.
PHẦN KẾT LUẬN
Đạo gia và Pháp gia cùng xuất hiện vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc, nhưng nhân
sinh quan có phần khác nhau, từ đó, dẫn đến khác nhau về quan điểm chính trị xã
hội, cách trị nước, an dân.
Nếu Lão Tử với thuyết vô vi cho rằng con người nên trở về với tự nhiên, con người
chất phác, bằng cách không tác động đến con người, thì Hàn Phi kết hợp Pháp – Thế
Thuật để uốn nắn con người, làm cho con người tránh được cái ác. Như vậy, cùng
một mục tiêu, nhưng cách thức và quan điểm của mỗi trường phái lại khác nhau, nếu
ta dung Đạo hay vô vi kết hợp với Pháp – Thế – Thuật vào cuộc sống hiện đại ngày
15
HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
nay thay vì cổ đại Trung Hoa, chúng ta thấy rằng, con người hiện đại nên sống hợp
với tự nhiên, sống chất phác, nhưng không được bỏ qua giá trị của giáo dục, khoa
học kỹ thuật. Bên cạnh đó, con người cần sống và làm việc theo pháp luật, cùng
nhau xây dừng xã hội văn minh bằng pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật thời nay phải

hợp với thời thế, thời thế biến đổi không ngừng thì pháp luật cũng phải biến đổi
mình, tránh để pháp luật lác hậu, cản trở con người trong việc thuận theo pháp luật
mà đáp ứng nhu cầu tự nhiên. Tóm lại, đối với xã hội hiện đại ngày nay, pháp luật là
cần thiết để điều chỉnh hành vi của con người, và pháp luật cần phải thuận theo nhu
cầu tự nhiên của con người.
Tài liệu tham khảo
TS. Bùi Văn Mưa (chủ biên) (2011).Triết học - phần I - Đại Cương Về Lịch Sử Triết
Học. Thành Phố Hồ Chí Minh: Khoa lý luận chính trị - Trường Đại Học Kinh
Tế TP.HCM.
Phan Ngọc. (1997). Đạo Đức Kinh Dễ Hiểu. Hà Nội: Nhà xuất bản văn học Hà Nội.
Doãn Chính (chủ biên).(1997). “Đại cương triết học Trung Quốc”, NXB Chính trị
quốc gia Hà Nội.
Website:
/>%E1%BB
%91c#Nh.E1.BB.AFng_ngu.E1.BB.93n_g.E1.BB.91c_.C4.91.E1.BA.A7u_ti.
C3.AAn_c.E1.BB.A7a_Trung_Qu.E1.BB.91c.
/>tid=2qtqv3m3237nvn1n2n4nqn31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCooki
eSupport=1
/>tid=2qtqv3m3237n4nqn2n3n31n343tq83a3q3m3237ntn&AspxAutoDetectCookieSu
pport=1
16
HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học đạo gia và pháp gia ở Trung Quốc cổ đại
17
HVTH: Nông Đức Đạt GVHD: TS Bùi Văn Mưa

×