Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

tiểu luận tổng quan về tỉ giá hối đoái và lạm phát free

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.98 KB, 13 trang )



Lời mở đầu:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam chúng ta đang phải đối đầu
với một trong những vẫn đề gây nhức nhối cho nền kinh tế - vấn đề lạm phát. Bên cạnh
đó tỷ giá hối đoái thay đổi nhanh và chưa ổn định khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều
khó khăn cho các doanh nghiệp cả tư nhân và nhà nước. Vấn đề này đặt ra một thách thức
rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc giải quyết, vừa vượt qua các khó khăn do lạm
phát và tỷ giá hối đoái gây ra, mặt khác vẫn phải giữ vững mục tiêu phát triển kinh tế.
Chính vì thế, bài tiểu luận chúng em hôm nay sẽ nghiên cứu sâu hơn và rõ ràng hơn về
vấn đề này, qua đó nhận biết rõ hơn tình hình hiện tại và đồng thời kết hợp nêu lên các
giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại và đạt được mục tiêu
phát triển của mình. Bài tiểu luận của nhóm chúng em gồm … phần:



















I.Tổng quan về tỷ giá hối đoái và
lạm phát.
1.Tỷ giá hối đoái.
Mức giá mà tại đó hai đồng tiền của
hai quốc gia có thể chuyển đổi cho nhau,
được gọi là tỷ giá hối đoái, hay nói chính
xác hơn thì nó là tỷ giá hối đoái danh
nghĩa.
1.1. hình thức biểu hiện của tỷ giá hối đoái.
+ Biểu hiện trực tiếp: Là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng
bao nhiêu đơn vị tiền tệ của nước mình.
+ Đặc điểm: Ngoại tệ là đồng yết giá, còn tiền trong nước là đồng định giá.
→ Đây là phương pháp phổ biến trên thế giới cũng là hình thức biểu
hiện ở Việt Nam hiện nay
1.2. Vai trò của tỷ giá hối đoái:
Tỉ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó tác động đến giá
cả tương đối của hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài. Qua đó tác
động đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá và sự cạnh tranh hàng hoá giữa
các nước với nhau trên thị trường quốc tế.
+ Khi đồng tiền của một nước tăng giá, hàng hoá của nước đó tại nước
ngoài đắt hơn và hàng hoá nước ngoài tại nước đó rẻ hơn. Điều này dẫn đến
những nhà sản xuất trong nước đó gặp khó khăn hơn trong việc bán hàng của
họ ở nước ngoài.
+ Khi đồng tiền rẻ của mỗi nước sụt giá thì hàng hoá của nước đó tại
nước ngoài rẻ hơn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó đắt hơn.
→ Những nhà sản xuất trong nước có ưu thế cạnh tranh trong việc bán hàng
ở thị trường nước ngoài, đồng thời hạn chế nhập khẩu.




2. Lạm phát (INFLATION)
Là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế
tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi nói mức giá chung tăng lên không có
nghĩa là tất cả các mặt hàng đều tăng giá, mà
trong đó có mặt hàng tăng giá nhiều có mặt
hàng tăng giá ít, có mặt hàng không đổi, thậm chí có mặt hàng giảm giá, nhưng
tổgn hợp lại thì người ta phải cần một lượng tiền lớn hơn để mua một giỏ hàng
như trước đây.
Mức độ lạm phát được đo bằng tỷ lệ lạm phát.
2.1. Tỷ lệ lạm phát (kí hiệu là If) là tỷ lệ phần trăm gia tăng trong mức giá
chung của kì này so với kì trước.
If=
Trong đó Pt là chỉ số giá năm t
Pt-1 là chỉ số giá năm t-1








2.2. Phân loại lạm phát

2.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
Chúng ta cần phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát để giải quyết vấn đề
doanh nghiệp trước tình hình lạm phát được triệt để hơn, có hướng đi để giảm
lạm phát và đầu tư phát triển thích hợp, tránh các rủi ro.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát:

a. Lạm phát do cầu (lạm phát do cầu kéo)
-Khu vực tư nhân lạc quan về nền kinh tế, nên tăng cường tiêu dung (C) và
đầu tư (I)
-Chính phủ tăng chi tiêu (G)
-Ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền
-Người nước ngoài tăng mua hàng hóa và dịch vụ trong nước.
LOẠI LẠM
PHÁT
ĐẶC ĐIỂM
TÁC ĐỘNG
Lạm phát
vừa
lạm phát 1 con
số
giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng chậm, nền kinh
tế ổn định.

Lạm phát
phi mã
lạm phát 2 hay
3 con số
nền kinh tế bất ổn, mức giá chung tăng liên tục.

Siêu lạm
phát
Lạm phát từ 4
con số trở lên
nền kinh tế vô cùng bất ổn, cuộc sống ngày càng
khó khăn, mọi thứ đều khan hiếm trừ tiền giấy.




=> làm đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải, làm cho sản lượng tăng
lên, đồng thời mức giá cũng tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp giảm.
b. Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy).
xuất phát từ sự sụt giảm trong tổng cung mà nguyên nhân chính là do chi phí
sản xuất của nền kinh tế tăng lên khi:
-tiền lương tăng lên trong khi năng suất lao động không đổi.
-thuế (T) tăng, lãi suất (r) tăng.
-thiên tai mất mùa, chiến tranh…
-Gía các nguyên vật liệu chính tăng cao…
II. Tác động của tỷ giá hối đoái và lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam
a.tác động của tỷ giá hối đoái:
 Tích cực:
+Tỷ giá hối đoái tăng thì sản phẩm trong nước có khả năng cạnh tranh cao
hơn, xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm.
=> vì nhập khẩu giảm, nên cầu về hàng hóa trong nước sẽ tăng, điều
kiện thuận lợi để các công ty tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng phát triển.
+Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, đồng nội tệ sẽ giảm so với đồng ngoại tệ
=> các nhà đầu tư từ nước ngoài dễ dàng xây dựng và phát triển doanh
nghiệp ở Việt Nam.
Tuy nhiên, lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài sẽ cao hơn lợi nhuận đầu tư
trong nước, vốn có khuynh hướng chạy ra nước ngoài.
 Tiêu cực:
Nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là máy móc, nguyên nhiên liệu sản xuất và
cả hàng tiêu dùng Tỷ giá tăng sẽ khiến chi phí sản xuất tăng lên
=> giá hàng hóa cũng tăng theo, nên lợi nhuận thu được sẽ ít hơn, lạm
phát tăng



-Khi một quốc gia có đồng tiền nội tệ cao, vì tỷ giá hối đoái tăng Việt Nam hạn
chế nhập khẩu, nên việc mở rộng thị trường, xuất khẩu hàng hóa của doanh
nghiệp các quốc gia nước ngoài sẽ giảm.
-Bên cạnh đó, việc các nước có đồng nội tệ thấp hơn tăng tỷ giá hối đoái để
tăng cường xuất khẩu, tăng tính cạnh tranh với các nước có đồng nội tệ cao,
việc kinh doanh của các doanh nghiệp ở các nước có đồng nội tệ cao bị cạnh
tranh gay gắt.
Cũng vì chính những vấn đề trên, các nước hạn chế nhập khẩu bằng tăng
thuế nhập khẩu, sử dụng hạn ngạch xuất khẩu,….
 Việc tăng thuế nhập khẩu sử dụng hạn ngạch xuất khẩu lại làm cho
các doanh nghiệp ở Việt Nam giảm sự cạnh tranh.
Tuy nhiên, hiện nay các nước có mối quan hệ phụ thuộc rất lớn, chính sách
hạn chế nhập khẩu của một quốc gia sẽ gặp phải sự trả đũa của các nước khác
bằng các chính sách tương tự
=> việc hạn chế nhập khẩu không có tác dụng tích cực như mong muốn
b.Lạm phát
- Lạm phát vừa (lạm phát 1 con số): Chính phủ nước ta đặt chỉ tiêu trong năm
2012 tỉ lệ lạm phát dưới 10%.
=> đây là thời cơ cho các doanh nghiệp tập trung tối đa hóa lợi nhuận
và mở rộng phát triển.
Tuy nhiên vì nước ta đang ở lạm phát 2 con số và việc giảm lạm phát đã giảm
mạnh của sức mua và tốc độ tăng trưởng của sản lượng công nghiệp dẫn đến
hệ quả “khoảng 14 ngàn doanh nghiệp đã phá sản hoặc ngừng sản xuất từ đầu
năm”, và “một sự trì trệ nghiêm trọng đang xảy ra trong nền kinh tế Việt Nam.”
Lạm phát phi mã (lạm phát 2,3 con số):
Tình hình kinh tế Việt Nam đang ở mức lạm phát 2 con số, những vấn đề
được đặt ra cả về khách quan lẫn chủ quan, tức là những vấn đề bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp…



Về thị trường:
Sức mua của tiền giảm.
Bất ổn do giá biến động liên tục
=> gây ra lo lắng cho người dân, khả năng duy
lý giảm, khó khăn hơn trong việc quyết định chi
tiêu.
Thu nhập khả dụng Yd= C+S, người dân tăng cường sử dụng tiền để dự trữ
ngoại tệ, vàng để hạn chế sự mất giá của đồng tiền.
=> người dân giảm tiêu dùng.
Làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế: vì giá các loại hàng hóa tăng không cùng tỷ
lệ, làm giá tương đối của các hàng hóa thay đổi.
=> sự chọn lựa, quyết định thường thay đổi, lượng cung không kịp thích
ứng.
Nói chung: sự thay đổi của thị trường chủ yếu là sự thay đổi của lượng
cầu
về doanh nghiệp
-Chi phí thực đơn: Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí để
in ấn lại catalogue và bảng giá mới gửi cho các khách hàng.
-Doanh nghiệp phải liên tục thay đổi quảng cáo để thích ứng thị trường.
-Tác động đến cung hàng hóa do cầu hàng hóa thay đổi không ngừng, giá
các yếu tố sản xuất tăng liên tục
=> cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp bị thay đổi: nhân sự, vốn, chi tiêu,
đầu tư giảm…
-Mục tiêu của doanh nghiệp trong lạm phát cao đặt ra theo xu hướng không
còn là tối đa hóa lợi nhuận thậm chí chỉ là duy trì, ổn định, hạn chế rủi ro trong
ngắn hạn để phát triển trong dài hạn.


-Việc xác định tỷ lệ lạm phát cũng đặt ra một câu hỏi lớn cho các doanh
nghiệp. Vì nếu phán đoán tỷ lệ lạm phát cao hơn tỷ lệ lạm phát thực tế thì sẽ bị

thiệt hại trong việc trả lương và vay tiền.
-Gía cả biến động liên tục, việc tăng giá phụ thuộc vào cảm tính => mô hình
đường cầu gãy của các doanh nghiệp độc quyền nhóm không phát huy tác dụng






-Các doanh nghiệp gia tăng chi tiêu dể cạnh tranh,
lợi nhuận giảm. Nhưng chiến lược ăn miếng trả miếng
trong lý thuyết trò chơi không còn chi phối. Vì nếu
giảm giá quá mạnh doanh nghiệp đương đầu với phá
sản. Tăng giá lại làm cho hàng hóa từ khó tiêu thụ nay
còn khó hơn.

-Phán đoán sai lầm của các công ty khi nghĩ rằng mình đang phát triển,
nhưng thật chất lợi nhuận thực lại giảm. (hiện tượng giả)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
lợi nhuận
mức giá chung

3-D Column 3

-Nguồn vốn giảm do dân mất lòng tin vào đầu tư, các ngân hàng tăng mức lãi
suất.


III Gỉai pháp
Mức độ ảnh hưởng của lạm phát đến lợi
nhuận của công ty lớn hay nhỏ phụ thuộc vào
hai yếu tố. Một là khả năng hạn chế sự tăng
giá từ phía nhà cung cấp khả năng định giá
sản phẩm cao hơn mà khách hàng vẫn chấp
nhận.
Nên nhớ rằng mục tiêu ở đây không phải là
bảo vệ công hoàn toàn với lạm phát, và điều
này rõ ràng là không thể thực hiện được.
=> Nhà quản trị cần định hướng thích ứng với lạm phát chứ không nên
bảo vệ, tránh lạm phát vì lạm phát là vấn đề của cả nền kinh tế phải đương
đầu.
Tránh phán đoán sai lầm khi lợi nhuận tăng
thì công ty đang phát triển
=> Cần tính toán chuẩn xác xem lợi
nhuận thực giảm hay tăng để phán đoán
tình hình làm phát hiện tại.
Thay vào đó, công ty cần chắc chắn rằng
chi phí đầu vào tăng chậm hơn mức tăng của
giá bán ra.
=> Nhà quản trị doanh nghiệp không nên tối đa hóa lợi nhuận trong
ngắn hạn, công việc hoạch địch cần phát huy vai trò quan trọng của nó.
Nếu công ty không thể tăng giá nhanh hơn tỷ lệ lạm phát thì giá trị của công

ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thời hạn hợp đồng là một yếu tố quan
trọng, cần xem xét kĩ lưỡng.
Về phía người cung cấp, hợp đồng dài
hạn chính là một biện pháp bảo vệ trong khi
quá nhiều hợp đồng ngắn hạn ở các thị


trường giao ngay (trực tiếp) lại làm tăng rủi ro lạm phát.
các giao kèo ngắn hạn với khách hàng thì sẽ giúp ích nhiều cho công ty hơn
là các hợp đồng dài hạn, bởi giá cả có thể tăng giảm linh hoạt hơn.
=> Các hợp đồng với giá cố định sẽ giúp tránh các tác động tiêu cực
của lạm phát tốt hơn so với hợp đồng với giá có thể điều chỉnh.
Các công ty cũng nên chú ý đến ảnh hưởng tiềm ẩn của các điều khoản có
thể thương lượng lại trong hợp đồng. Nhiều hợp đồng dài hạn giá cố định có một
số điều khoản quy định mức giá có thể thay đổi khi mức lạm phát vượt quá tỷ lệ
nào đó.
=> Thay đổi hợp đồng thích nghi với lạm phát.
Nhiều loại chi phí khác như chi phí nhân công, cũng đóng vai trò quan trọng.
Cần phải hiểu rằng tỷ lệ chi phí nhân công tùy thuộc vào các hợp đồng đàm
phán tập thể, thời hạn các giao kèo này và mức lương tăng được quy định cụ
thể. Đối với các hợp đồng không kết hợp, thời gian trung bình của hợp đồng và
mức giá tăng trong thị trường lao động có thể ước tính được.
=> Số lượng nhân sự phải được tối thiếu cần thiết để giảm chi phí,
lương nhân công tính theo dự đoán lạm phát và nên ghi cụ thể thời gian và
mức tăng lương.
Tần số điều chỉnh giá của các nhà cung cấp sẽ khác nhau đối với các ngành
kinh doanh khác nhau.
Ví dụ, người bán sỉ thực phẩm điều chỉnh giá
thường xuyên hơn so với những người cung cấp

trong các lĩnh vực khác. Do vậy khách hàng mua
thực phẩm thường dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
=> xác định mức cung của đối thủ, mức độ
cạnh tranh của trị trường, để điều chỉnh giá,
sản lượng và loại hình kinh doanh phù hợp.
(Biết người biết ta)
- Tập trung vào những công trình , dự án có khả năng thu hồi vốn nhanh , dù
lời có ít thì chúng ta vẫn nên đầu tư vì chúng ta cần phải luôn nắm giữ số vốn
trong tay nhằm ứng phó với mọi hoàn cảnh bất ngờ xảy ra . Tránh tình trạng bị
chôn vốn và ứ động hàng hóa


=> Nhà quản trị cần
hoạch định hướng đi
thu hồi vốn nhanh và kịp
lúc, thì lợi nhuận từ việc
mức giá chung tăng sẽ
thu về càng nhiều,
nhưng phải thích hợp vì
phải chọn thời điểm để
chi phí sản xuất tăng ít
hơn.
=> Doanh nghiệp cần rà soát lại kế hoạch kinh doanh gắn liền với kế
hoạch tài chính :
- Tập trung vào sản xuất các loại sản phẩm có chất lượng vừa phải, không
nên đầu tư vào các sản phẩm chất lượng tốt để giảm chi phí thấp nhất có thể.
Đây là một chiến lược vô cùng quan trọng. Chúng ta hãy suy nghĩ, khi lạm phát
xảy ra, giá cả các hàng hóa ngày càng tăng, mà thu nhập của người dân hầu
như vẫn dậm chân tại chỗ , thậm chí là bị giảm. Khi
đó , các doanh nghiệp vẫn tăng giá sản phẩm của

mình để đuổi kịp sự tăng trưởng của giá thị trường .
Và người dân thì họ lại dần không thể chi trả, nhu
cầu xài hàng chất lượng cao như trước đây sẽ
giảm, và nhu cầu “có hàng để xài “ tăng lên rất
nhiều ( vì giá rẻ phù hợp với túi tiền của họ ). Khi
đó, số hiếm các loại sản phẩm giá rẻ sẽ được quan tâm nhiều hơn, và sản phẩm
của chúng ta sẽ nằm trong số ít những sản phẩm nổi bật ấy. Chúng ta sẽ không
chú trọng vào món tiền lời trong từng món hàng mà sẽ chú trọng tối đa hóa lợi
nhuận theo đúng nghĩa của nó.
=> Nhà quản trị phải đưa ra kế hoạch sản xuất với chất lượng vừa phải,
không quá chú trọng vào chất lượng, ưu tiên giá thành rẻ.
Một công ty có thể xác định độ co giãn của cầu theo giá theo 2 cách: ước
lượng hoặc phân tích số liệu. Trong một số trường hợp, cần phải phân tích độ
co giãn trung bình của giá sản phẩm hoặc giá thị trường theo các đặc điểm cụ
thể của khách hàng như độ tuổi, địa vị xã hội, mức độ tham gia của khách hàng
trong các chương trình thể hiện lòng trung thành đối với sản phẩm của công ty.
Những yếu tố này có thể có ảnh hưởng nhiều đến quyết định của khách hàng khi
giá cả biến động.


=> Nhà quản trị cần nghiên cứu xác định tương đối chính xác cầu về
hàng hóa của thị trường.
Với các doanh nghiệp Việt Nam dễ thích ứng với lạm phát :
Chúng ta đã biết , lạm phát là một hiện tượng kinh tế mà không một quốc gia
nào, một xã hội, một nền kinh tế nào có thể tránh được. Thế nên, mỗi một doanh
nghiệp đều phải biết rằng mình phải đối
diện với hiện trạng khó khăn này , từ đó
mà suy nghĩ những chiến lược , hướng đi
cho công ty nhằm hạn chế những tác hại
của chúng. Thậm chí , những nhà quản trị

tài năng còn có thể biến cái môi trường “
khó khăn “ này thành một cơ hội để phát
triển và mở rộng doanh nghiệp của mình.
Bởi vì chúng ta đã biết, thách thức và cơ
hội luôn đồng hành cùng nhau, nếu chúng
ta không chịu thay đổi, không chịu suy nghĩ cải tiến , thì chúng ta sẽ gặp phải
những rủi ro . Đồng thời, nếu chúng ta có tầm nhìn chiến lược, có thể thấy trước
và chuẩn bị sẵn sàng cùng đối mặt với nó, chúng ta vẫn có thể biến nó thành cơ
hội của mình .
Rất nhiều người nghĩ rằng, lạm phát sẽ ảnh hưởng xấu đến cả nền kinh tế
này, thế thì làm sao mà lại có doanh nghiệp xem nó như cơ hội mà phát triển !
Suy nghĩ này có thể nói đúng mà không đúng. Tôi nói nó đúng, bởi vì khi xảy ra
lạm phát thì giá cả tăng làm cho sức tiêu dùng của người dân giảm, mà khi giá
cả càng tăng thì sẽ đến một mức làm cho người dân không còn khả năng chi trả

hàng hóa bị ứ động, không bán được mà dẫn tới phá sản. Đây là tình hình
chung của hầu hết các doanh nghiệp, và nếu chúng ta xem xét trên tầm nhìn của
quốc gia thì thật sự đây là tác hại. Thế nhưng, nếu chúng ta đứng trên cương vị
của từng doanh nghiệp mà xem xét thì chưa hẳn là không có cơ hội. Cụ thể là :
-Nếu như trong trạng thái kinh tế phát triển bình thường, các doanh nghiệp
mọc lên hằng hà sa số, chúng ta phải đối diện với sự canh tranh gay gắt, mà thật
sự thì chúng ta khó có thể vượt qua đối thủ của mình một cách trọn vẹn được.
Bởi vì trong môi trường ổn định như thế, không có điều kiện để chúng ta thể hiện
ưu điểm và khuyết điểm của đối thủ, hoặc giả có chăng nữa thì cũng không quá
rõ rệt. Thế nhưng, nếu đặt vào trong môi trường bất ổn định, lạm phát như thế
này thì nếu chúng ta thật sự có tài, chúng ta sẽ thấy được rằng đây là một cơ hội


lớn. Vì chỉ trong điều kiện thế này, chúng ta mới có cái để thể hiện tài năng vượt
trội hơn người khác của mình, và các đối thủ cạnh tranh mới bị bộc lộ khuyết

điểm. Người xưa cũng đã có câu: ”Lấy lửa thử vàng”.
=> Các doanh nghiệp vững mạnh, thích ứng tốt với lạm phát. Nhà quản
trị phải lên kế hoạch đánh bại các đối thủ cạnh tranh càng sớm càng tốt vì
đây là lúc mà các đối thủ suy yếu.
- Một điều kiện khác nữa trong tình hình kinh tế hiện tại tạo nên cơ hội cho
doanh nghiệp chính là đến từ chính phủ.
Vì lạm phát đang lên cao, chính phủ đang thực hiện những chính sách làm
giảm lạm phát, tạo điều kiện tốt cho những doanh nghiệp nắm bắt được tình
hình
=> các nhà quản trị phải tìm hiểu các chính sách, nắm bắt đúng thời cơ,
hoạch định đúng con đường phát triển trong thời gian tới.
Nhìn chung, một cơ cấu tổ chức sẵn sàng ứng phó với lạm phát có tất cả đặc
điểm của một đơn vị kinh doanh hiệu quả nhất. Tuy nhiên do yêu cầu của môi
trường lạm phát, chúng ta sẽ đánh giá năng lực tổ chức như một bộ phận trong
cả bài toán đánh giá tác động của lạm phát.











×