Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.37 KB, 19 trang )

Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
Mục lục
I. Mở đầu:
II. Nội dung:
1. Khái quát hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại:
1.1. Khái niệm
1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chủ yếu
2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại hiện nay:
2.1. Tình hình hoạt động trong thời gian qua
2.2. Đánh giá kết quả hoạt động
3. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ:
3.1. Rủi ro do biến động tỷ giá
3.2. Rủi ro tín dụng
3.3. Rủi ro thanh toán
4. Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại
5. Triển vọng kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại năm 2011
III. Kết luận
Page 1
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
I. Mở đầu:
Cùng với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính 2008, thị trường ngoại
hối Việt Nam trong năm 2010 có rất nhiều biến động mà vấn đề gần đây nhất là
căng thẳng do thiếu cung ngoại tệ trong khi cầu ngoại tệ rất lớn (chủ yếu là nhu
cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thanh toán cuối năm, nhu cầu chuyển
đổi ngoại tệ để chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư nước ngoài). Từ đầu
năm đến nay, các ngân hàng thương đều niêm ye62t tỷ giá ở mức giá cao nhất mà
Ngân hàng Nhà nước cho phép. Tuy nhiên. Mức giá này có khoảng các khá xa so
với mức gia1 trên thị trường tự do. Do đó các ngân hàng khó thu hút được cac
nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do dẫn đến các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tìm kiếm
nguồn ngoại tệ trên thị trường này.
Trong khi thị trường tài chính Việt Nam đang diễn biến phức tạp thì hoạt


đọng kinh doanh cùa các ngân hàng trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn
nhiều rủi ro, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Ngoài các rủi ro thông
thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như rủi ro lãi suất, rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia…thì kinh
doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá
biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực
gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các
ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kinh
doanh ngoại tệ là hết sức cần thiết và qua đó ta có thể tìm ra một số biện pháp hữu
hiệu để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá.
Page 2
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
II. Nội dung:
1. Khái quát hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại.
1.1. Khái niệm:
Mua bán ngoại tệ là một trong nhiều hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hoạt động này cũng đem lại một phần thu nhập đáng kể cho các ngân hàng. Mục
đích chính của hoạt động này là nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của
khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất, từ đó nâng cao chất lượng
phục vụ và uy tín cho ngân hàng.
Nhìn chung, các ngân hàng thương mại (NHTM) mua bán ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối (TTNH) trong nước lẫn thị trường ngoại hối quốc tế. Trên thị
trường ngoại hối trong nước, các NHTM mua bán ngoại tệ với đối tác chính là các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tiếp đến là các NHTM khác trên thị trường liên
ngân hàng. Ngoài ra, NHTM còn mua bán ngoại tện với ngân hàng Nhà nước
(NHNN) nhằm đảm bảo nguồn cung ngoại tệ và thanh khoản. Trên thị trường
ngoại hối quốc tế, các NHTM trong nước ngày càng mở rộng hoạt động kinh
doanh với nhiều ngân hàng lớn trên thế giới, từng bước hội nhập với thị trường tài
chính khu vực và thế giới.

1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chủ yếu
1.2.1. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay (spot transactions):
Nghiệp vụ mua bán giao ngay là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc
chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hay chậm nhất là trong vòng hai ngày
làm việc kể từ khi hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết trên cở sở tỷ giá giao
ngay .
Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao
dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định hiện
hành của NHNN
1
.
1.2.2. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn (forward):
Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc
chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ khi thỏa
thuận hợp đồng. Mục đích của giao dịch này là nhằm phòng ngừa rủi ro biến động
thất thường của tỷ giá đồng thời tính toán trước được hiệu quả kinh tế.
Tỷ giá trên thị trường có kỳ hạn được xác định căn cứ trên cung và cầu của
ngoại tệ, được xác định ngay khi thỏa thuận , dựa vào tỷ giá giao ngay về các
đồng tiền đó trừ đi hay cộng thêm vào phần chênh lệch giữa lãi đi vay phải trả và
lãi cho vay sẽ nhận được trên số ngày cụ thể của kỳ hạn.
1.2.3. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ tương lai (future):
Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ tương lai (giao sau) là nghiệp vụ mua bán
ngoại tệ kỳ hạn nhưng được chuẩn hóa về loại ngoại tên giao dịch, doanh số giao
dịch và ngày giao dịch. Ngoài ra, giao dịch giao sau được thực hiện tập trung
thông qua môi giới trên sàn giao dịch trong khi giao dịch kỳ hạn được thực hiện
dựa trên sự thõa thuận trực tiếp giữa hai bên.
1 Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 1 năm 1998 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Page 3
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
1.2.4. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ hoán đổi (swaps):

Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ hoán đổi là một nghiệp vụ kết hợp đồng thời
giữa các giao dịch mua (bán) ngoại tệ giao ngay với các giao dịch bán (mua)
ngoại tệ có kỳ hạn cho cùng một khoản ngoại tệ nhất định, trong đó kỳ hạn thanh
toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời
điểm ký hợp đồng.
1.2.5. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ quyền chọn (options):
Quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua quyền nhưng không bắc
buộc, được mua (call) hay bán (put) một công cụ tài chính khác ở một mức giá
xác định trong một thời gian xác định trước.
Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua quyền giới hạn tối đa thiệt hại
của mình nếu tỷ giá không tăng như dự đoán . Nhưng đối với người bán thì không
giới hạn được tổn thất nếu xảy ra rủi ro về tỷ giá .
2. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ:
2.1. Một số loại rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ:
 Rủi ro biến động tỷ giá là rủi ro xảy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện
bằng ngoại tệ và tỷ giá hối đoái biến động theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất
giá. Với những doanh nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ, khi tỷ giá hối đoái tăng, số
lỗ về tỷ giá có thể làm giảm đáng kể, thậm chí là triệt tiêu toàn bộ lợi nhuận thu
được trong kinh doanh. Đây là rủi ro bất khả kháng của các doanh nghiệp trong
một nền kinh tế nhập siêu với tỷ lệ lớn.
 Rủi ro tín dụng quốc tế là rủi ro xuất hiện khi bên đối tác không thực hiện trách
nhiệm. Rủi ro tín dụng quốc tế gồm có rủi ro thực hiện và rủi ro thanh toán (đối
tác không thực hiện trách nhiệm khi đến hạn thanh toán). Do sự chênh lệch về
thời gian thanh toán giữa các đồng tiền nên các ngân hàng khó kiểm soát được
khoản tiền khách hàng đã vào tài khoản của mình hay chưa. Trong khi đó, ngân
hàng đã phải chuyển tiền cho khách hàng theo như hợp đồng đã thoả thuận.
 Rủi ro tài chính là rủi ro khi trạng thái ngoại tệ không cân bằng thì rủi ro này xuất
hiện. Trong trường hợp, trạng thái ngoại tệ cân bằng nhưng khác nhau về thời
gian thì rủi ro tỷ lệ Swap xảy ra. Nhu cầu khách hàng rất đa dạng và phong phú,
khách hàng cần loại ngoại tệ khác nhau, thời gian mua bán khác nhau nên rủi ro

này thường xảy ra. Đôi khi, rủi ro xảy ra chỉ vì tại thời điểm giao dịch của khách
hàng, các đối tác của NH không giao dịch vì thế NH phải tự yết giá cho khách
hàng. Khi tỷ giá thay đổi, mua hay bán các đồng ngoại tệ đều sẽ bộc lộ rủi ro
ngoại tệ. Rủi ro tài chính là rủi ro dẫn đến tổn thất do thị trường tài chính mang
lại như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, rủi ro về biến động giá chứng khoán, rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản. Trừ rủi ro kinh doanh là bất khả kháng, rủi ro về tài
chính thường được kiểm soát chặt chẽ để hạn chế rủi ro phát sinh từ hoạt động
kinh doanh do chính ngân hàng không phòng ngừa.
2.2. Phương pháp hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ:
2.2.1. Đẩy mạnh thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ:
Page 4
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
Các công cụ phái sinh đang ngày càng phổ biến và sự phổ biến này xuất
phát từ tính linh hoạt và mềm dẻo của nó so với các công cụ khác. Lợi nhuận của
những công cụ này được hình thành từ chính giá của những sản phẩm mà nó điều
chỉnh.
Chính vì thế, lợi ích của các công cụ phái sinh luôn được các nhà đầu tư chứng
khoán khai thác triệt để nhằm tránh các khoản thua lỗ do sự biến động của giá cả.
Một cách đơn giản, với việc mua các công cụ phái sinh, các nhà đầu tư đang đánh
cược rằng thị trường sẽ biến động theo chiều hướng ngược lại. Từ đó, các nhà đầu
tư vừa có được lợi nhuận nếu tỷ giá lên cao, vừa đảm bảo sẽ không thua lỗ trong
trường hợp tỷ giá xuống.
2.2.2. Cần đa dạng hóa các loại tiền tệ:
Đa dạng hóa tiền tệ cũng là cách phòng tránh rủi ro trong hoạt động
KDNT Đầu cơ chỉ một loại ngoại tệ với một số lượng quá lớn có thể sẽ đem lại
lợi nhuận rất lớn nếu đi đúng với xu hướng biến động của tỷ giá. Bên cạnh đó,
tiềm ẩn một rủi ro rất lớn và cũng sẽ không lường hết hậu quả. Người ta nói
“không nên để tất cả quả trứng trong cùng một rổ” quả thật không sai.
2.2.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể:
Ngày nay bất cứ ngân hàng nào cũng có chiến lược kinh doanh cụ thể

trong một giai đoạn nhất định. Do dó nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng cần có
hoạch định chiến lược rõ ràng kể cả thị trường ngoài nước và trong nước. Sự biến
động của tỷ giá thường không theo một chu kỳ nào nhất định và đôi khi nó dao
động chỉ vì một tin đồn hay là lòng tin của dân chúng bị giảm sút về nền kinh tế,
về chính phủ. Tuy vậy, sự biến động này cũng có những chu kỳ theo sự phát triển
của nền kinh tế khu vực, giai đoạn phát triển, khả năng phục hồi, kỳ vọng hay là
thời điểm kết sổ của quốc gia. Chẳng hạn như ngày 31/3 hằng năm là ngày kết
thúc năm tài chính của Nhật, các công ty sẽ chuyển lợi nhuận về nước. Chính vì
thế, các ngân hàng cần có kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn tùy theo từng
thời điểm cụ thể mà có thể thay đổi phù hợp.
2.2.4. Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng giao dịch, giới hạn loại
tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt:
Một biện pháp hạn chế rủi ro hữu hiệu là sử dụng hạn mức trong hoạt
động KDNT. Hạn mức là công cụ để quản lý rủi ro. Hạn mức do mỗi ngân hàng
đặt ra tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân
hàng. Ngân hàng phải xây dựng và duy trì một hạn mức chi tiết và rõ ràng.
2.2.5. Nâng cao hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh, nâng cao uy tín của hệ thống ngân
hàng.
Một ngân hàng có uy tín không chỉ thể hiện qua cơ cấu tổ chức, trình độ
kinh nghiệm làm việc, lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có, thanh toán đúng
hạn mà còn được đánh giá qua vốn hoạt động. Mức vốn thấp sẽ làm cho ngân
hàng bị hạn chế trong việc mở rộng nghiệp vụ như option hay thành lập các công
ty trực thuộc. Tăng vốn tự có sẽ giúp tăng hạn mức trong các giao dịch của ngân
hàng từ hạn mức trong KDNT đến mức bảo lãnh trong L/C (tín dụng thư).
Page 5
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
2.2.6. Nâng cao trình độ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động trong các
NHTM.
Để NH ngày càng vững mạnh đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh ngày càng
gay gắt của thị trường nội địa và quốc tế đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên

giỏi nghiệp vụ, năng động, tìm tòi học hỏi, tuân thủ đúng qui định của NH và có
đạo đức kinh doanh. Để đạt được mục tiêu trên các ngân hàng phải quan tâm đến
công tác quản trị và đào tạo nhân viên về nghiệp vụ, ngoại ngữ, thực hiện tốt công
tác tuyển dụng, chế độ khen thưởng, thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn cho
nhân viên KDNT đồng thời hỗ trợ của các phòng nghiên cứu và quan hệ khách
hàng trong hoạch định chiến lược.
2.2.7. Xây dựng mô hình kiểm soát và quản lý hoạt động KDNT hiệu quả.
Hoạt động kiểm soát thật sự chưa được quan tâm đúng mức trong các
ngân hàng. Bổ nhiệm người đúng tiêu chuẩn, đào tạo cán bộ kiểm soát tương
xứng với nhiệm vụ chính là việc cần phải làm ngay nhằm đảm bảo kiểm soát đúng
và dự báo kịp thời rủi ro phát sinh.
2.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chuyên môn hóa công tác xử
lý rủi ro.
Về cơ cấu quản lý rủi ro, các NH thường không có phòng chuyên trách để
quản lý rủi ro. Nhiệm vụ này đang được phòng kiểm soát nội bộ quản lý. Trách
nhiệm của phòng kiểm soát nội bộ là giám sát việc thực hiện các qui định kinh
doanh của ngân hàng chứ không phải là thực hiện công tác quản lý rủi ro. Hiện
nay các NH còn thiếu cơ chế giám sát, vì thế các NH cần xây dựng bộ máy quản
lý rủi ro. Ngoài yếu tố về nhân sự, các NH cần phải xây dựng các qui trình, qui
chế hoạt động, chỉ tiêu định lượng giá trị rủi ro và kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt
động nhất là trạng thái mở trong KDNT.
2.2.9. Trích lập Quỹ rủi ro.
Ngoài một số phương pháp nhằm hạn chế rủi ro, NH cần trích một phần
lợi nhuận để dành làm quỹ rủi ro về KDNT. Cũng giống như, hoạt động tín dụng,
hàng năm đều phải trích một phần lợi nhuận để bù đắp và phòng ngừa cho những
khoản nợ khó đòi hay tiểm ẩn nguy cơ khó thu hồi nợ. Trong KDNT, rủi ro luôn
luôn xuất hiện đồng thời với giao dịch mở nghĩa là trạng thái ngoại tệ không cần
bằng. Trích lập quĩ rủi ro có thể là 10% -20% lợi nhuận của năm đó về KDNT.
Và hiện nay việc trích lập quỹ này đều được các ngân hàng thực hiện một cách
liên tục mỗi năm.

3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại hiện nay:
3.1. Tình hình hoạt động trong thời gian qua:
Theo tin từ ngân hàng Nhà nước, tính đến đầu tháng 10.2010, Việt Nam có
1.190 tổ chức tín dụng (TCTD) đang hoạt động, trong đó có 5 ngân hàng thương
mại nhà nước (2/5 NHTM Nhà nước đã cố phần hóa là VCB và Vietinbank); 5
ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 49 chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, 37 NHTM cổ phần (trong số này, 11 ngân hàng có vốn đầu tư
nước ngoài); 17 công ty tài chính (2/7 công ty đã cổ phần hóa là công ty tài chính
Page 6
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
cổ phần Dầu khí và công ty cổ phần tài chính Handico); 13 công ty cho thuê tài
chính và 1048 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (QTDND). Đồng thời, số lượng thành
viên tham gia trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng qua các năm, tính đến
2008 con số này là 79 thành viên, tăng 58% so với 2004. Điều này đã góp phần
làm cho thị trường tài chính của Việt Nam ngày càng sôi động hơn. Do đó, doanh
số giao dịch ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng và giữa các ngân hàng với
nhau đều tăng qua từng năm, góp phần tăng tính thanh khoản cho toàn thị trường.
ĐVT: %
Năm Giữa các ngân hàng với
nhau
Giữa ngân hàng với khách
hàng
2006 45 26
2007 113 60
2008 25 17
Bảng 1: Tốc độ tăng giảm liên hoàn về doanh số giao dịch ngoại tệ trên TTNH.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ (KDNT) của các NHTM chủ yếu nhằm
phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu và điều hòa trạng thái ngoại tệ trên thị trường. Do đó mà khi Việt Nam gia
nhập WTO, cùng với đà tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu thì doanh số

mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng và giữa ngân hàng với khách hàng cũng tăng
trưởng nhanh chóng, đặc biệt là năm 2008.
ĐVT: triệu USD
Ngân hàng 2007 2008 2009
Vietcombank 26217 46011 44598
Eximbank 9950 10100 -
Vietinbank 5324 10800 10340
Nam Á bank 107 245 275
Bảng 2: Doanh số mua bán của các NHTM giai đoạn 2007-2009
Trong những năm gần đây, tình hình biến động tỷ giá đã gây không ít khó
khăn cho việc KDNT của các NHTM. Cụ thể: NHNN đã 2 lần điều chỉnh biên độ
dao động trong năm 2007, 3 lần năm 2008, 2 lần năm 2009, và 2 lần từ đầu năm
đến nay. Lần điều chỉnh gần đây nhất là vào ngày 17/8/1010, NHNN đã ra thông
báo quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD áp dụng
từ ngày 18/8/2010. Theo đó, tỷ giá từ mức 18.544 VND/USD tăng lên 18.932
VND/USD. Với sự điều chỉnh này cùng với biên độ +/-3%, mức tỷ giá trần mà
các NHTM có thể giao dịch là 19.500 VND/USD so với mức 19.100VND/USD
trước đó. Thời gian gần đây, do thị trường ngoại hối trở nên hết sức căng thẳng, tỷ
giá USD/VND trên thị trường tự do tăng liên tục, có lúc vượt qua mốc 21.300
VND/USD, cao hơn tỷ giá trần của NHNN hơn gần 9%. Do đó, cùng với sự biến
động của tỷ giá, lợi nhuận từ hoạt động KDNT cũng giảm qua các năm kể từ năm
2008.
ĐVT: triệu VND
Page 7
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
Năm 2007 2008 2009 Quí I,II,III/2010
LN TL LN TL LN TL LN TL
Vietinbank 64.087 7,58 290.046 7,20 48.217 2,20 91.557 9,80
Eximbank 139.25
7

16,4
7
634.10
5
15,75 135.409 6,17 80.301 8,60
Vietcombank 354.53
2
41,9
4
925.911 23,00 918.309 4,18 380.665 40,75
ACB 15.514 1,83 678.852 16,8
6
422.336 19,25 320.007 34,26
Techcombank 24.583 2,91 21.793 0.54 48.089 2,19 -
Habubank 2.718 0,32 7.639 0,19 32.192 1,47 -
SCB 2.499 0,29 57.306 1,42 139.215 6,34 (181.370
)
-
Sacombank 100.81
5
11,93 510.04
1
12,6
6
314.108 14,3
2
242.900 26,00
BIDV 121.13
2
14,3

3
790.779 19,6
4
208.866 9,52 -
MB 21.124 2,50 101.40
3
2,52 (72.766) - -
Bảng 3: Lợi nhuận KDNT và tỷ trọng so với LNTT của một số ngân hàng qua
các năm.
Năm 2008, mức lợi nhuận thu được từ KDNT tăng cao do tình hình xuất
nhập khẩu cả nước khả quan: kim ngạch xuất khẩu tăng 62,9 tỷ USD trong khi
nhập khẩu tăng 17,5 tỷ USD so với năm 2007. Tuy nhiên đến cuối 2008, khủng
hoảng tài chính ở Mỹ nổ ra làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Trong khi
đó, Mỹ lại là một đối tác lớn trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam, do đó mà
kim ngạch xuất khẩu 2009 đã giảm 9,7%, nhập khẩu giảm 32,1% so với 2008. Vì
thế, lợi nhuận thu được từ KDNT cũng giảm đáng kể.
Tuy nhiên, nếu xem xét cơ cấu lợi nhuận ở bảng 3 thì các NHTM cũng
đóng góp rất lớn vào cơ cấu lợi nhuận chung của các NHTM, nhưng nếu so sánh
cơ cấu lợi nhuận từ hoạt động KDNT với tổng lợi nhuận của một NHTM trong
nước thì tỷ lện này sẽ thấp hơn nhiều so với các ngân hàng nước ngoài. Chẳng
hạn như lợi nhuận từ KDNT của HSBC chiếm khoảng 69% tổng lợi nhuận trước
thuế, của ANZ là 40% trong khi của Vietcombank là 16%, Sacombank là 15%. Từ
đây, có thể thấy được các ngân hàng nước ngoài đang rất thành công trong hoạt
động kinh doanh này. Mặc dù bị hạn chế về nhiều mặt như vốn điều lệ, doanh số
mua bán ngoại tệ, song các ngân hàng nước ngoài vẫn chứng tỏ được lợi thế về
kinh nghiệm, khả năng phân tích thị trường trên thị trường ngoại hối quốc tế.
Với xu hướng ngày càng phát triển của hoạt động KDNT, ngày 10 tháng 11
năm 2004, NHNN đã ban hành quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch
ngoại hối của các TCTD được phép hoạt động thay thế cho quyết định
17/1998/QĐ-NHNN đã ban hành trước đó cùng với một số văn bản đơn lẻ quy

định về các loại hình giao dịch trong KDNH bước đầu có tác dụng phát triển thị
trường các công cụ phái sinh ngoại tệ (như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương
Page 8
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
lai). Nhưng trên thực tế, các công cụ này lại phát triển khá khiêm tốn ở Việt Nam
(như chi nhánh ngân hàng Citibank, Standard Chartered, BIDV, Vietcombank,
HSBC) với doanh số giao dịch thấp hơn nhiều so với các nghiệp vụ truyền thống.
Hiện nay, chủ yếu khách hàng chỉ mua bán ngoại tệ với hình thức thanh toán
ngay, do đó mà nguồn thu từ kinh doanh mua bán giao ngay chiếm tỷ trọng cao
trong khi các giao dịch công cụ phái sinh (CCPS) lại kém hiệu quả.
ĐVT: triệu VND
Chỉ tiêu 2008 2009
Vietin BIDV SCB Vietin BIDV SCB
Thu nhập
từ KDNT
giao ngay
410.088 552.849 (384.443) 408.820 380.561 55.065
Thu nhập
từ CCPS
(120.042) 237.930 25.237 (349.542) (171.695) (21.499)
Lợi
nhuận từ
hoạt động
KDNT
290.046 790.779 (359.261) 59.278 208.866 33.566
Bảng 4: Cơ cấu lợi nhuận KDNT của Vietinbank, BIDV, SCB từ 2008-2009.
Tuy NHNN đã cho phép kinh doanh nhiều loại CCPS nhưng nhìn chung,
giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi là 2 loại hình kinh doanh phổ biến nhất và
chiếm tỷ trọng cao so với các loại giao dịch còn lại. Nguyên nhân chủ yếu của
việc hạn chế này chính là rào cản của môi trường chính sách mà đi đầu là việc

tính thuế, tiếp đến là chế độ hach toán kế toán, nhu cầu của doanh nghiệp Tuy
nhiên, bản chất của CCPS là phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận hơn là vì
mục đích kiếm lời của các ngân hàng. Do đó, các ngân hàng đã xác định, việc
kinh doanh các CCPS chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu về ngoại hối để thanh toán, trả
nợ vay, góp vốn, của khách hàng. 2 hình thức còn lại là hợp đồng quyền chọn và
hợp đồng tương lai được các doanh nghiệp sử dụng rất hạn chế, mới chỉ được vài
ngân hàng triển khai như Techcombank, BIDV, ACB, VIBbank đối tượng chủ
yếu của loại hợp đồng này chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, cao su
và kim loại.
Ngân hàng Công cụ tài chính
phái sinh
2009 Quí I,II,III/2010
Tài sản/
công nợ
Tỷ
trọng
Tài sản/
công nợ
Tỷ
trọng
ACB
Hợp đồng kỳ hạn -21.314 41,59 -659.111 42,59
Hợp đồng hoán đổi -5.560 10,58 -16.933 1,09
Hợp đồng quyền
chọn
20.854 40,69 871.352 56,31
Hợp đồng tương lai 3.523 6,87 - -
Tổng 51.251 100,00 1.547.396 100,00
Sacombank Hợp đồng kỳ hạn 27.870 3,24 7.032 5,87
Page 9

Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
Hợp đồng hoán đổi 581.575 96,76 -112.745 94,13
Tổng 859.445 100,00 119.777 100,00
3.2. Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Kể từ khi ra đời, hoạt động KDNT đã mang lại những khoản thu không
nhỏ cho các NHTM. Nguồn thu này cũng góp phần nâng cao thu nhập và hiệu quả
hoạt động của các NHTM. Qua bảng số liệu 1 và 2 ta thấy được rằng, doanh số
mua bán ngoại tệ đều tăng qua từng năm. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động
KDNT từng bước phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu
doanh thu của các NHTM. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức giao dịch hối
đoái (tương ứng với việc thực hiện mua bán 14 loại ngoại tệ khác nhau), thoả mãn
nhu cầu đa dạng về các loại ngoại tệ của khách hàng. Nhìn chung cân đối ngoại tệ
của toàn hệ thống đã tốt hơn, về cơ bản đã đáp ứng đủ 100% nhu cầu mua ngoại
tệ thanh toán nhập khẩu hàng hoá dịch vụ và trả nợ vay ngoại tệ của các doanh
nghiệp và cá nhân vv Phạm vi hoạt động KDNT được mở rộng đồng thời cả ở
thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Trong thời gian gần đây, tình hình nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế
có nhiều diễn biến phức tạp, song hoạt động KDNT vẫn tạo ra được lợi nhuận ở
mức cao. Đây cũng là điều đáng khích lệ cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, KDNT
đã đóng góp vai trò quan trọng trong hỗ trợ các nghiệp vụ ngân hàng khác phát
triển. Nếu chỉ xét đơn thuần trên góc độ lợi nhuận thì lãi KDNT của toàn hệ thống
bình quân là rất khiêm tốn so với lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng. Hiệu
quả KDNT chưa cao, cơ bản do ảnh hưởng bởi tính chất đặc thù của thị trường
ngoại tệ Việt Nam, song hoạt động KDNT gắn bó mật thiết hữu cơ, là một nghiệp
vụ không thể thiếu trong việc hỗ trợ đắc lực cho Tài trợ thương mại, Thanh toán
XNK, Chuyển tiền ngoại tệ …. không ngừng phát triển. Qua đó ngân hàng có thể
thu được lãi cho vay hoặc phí dịch vụ từ các hoạt động này, đóng góp vào thành
tích chung về hoạt động KDNT của toàn hệ thống.
Bên cạnh đó, hoạt động KDNT vẫn còn nhiều hạn chế mà nổi bật là các
sản phẩm tuy đa dạng nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả, khách hàng chỉ chủ yếu

sử dụng giao dịch giao ngay. Ngoài ra, trong số các NHTM được cấp phép cung
ứng dịch vụ thanh toán quốc tế trên thị trường thế giới thì số lượng thực tế mà các
NHTM tham gia KDNT trên thị trường này vẫn khá khiêm tốn. Đó cũng do chất
lượng nghiệp vụ của các ngân hàng phần nào còn yếu kém. Sự mất cân đối giữa
khách hàng nhập khẩu và khách hàng xuất khẩu làm cho cân đối ngoại tệ của các
NHTM chưa ổn định và vững chắc. Lượng ngoại tệ mua từ khách hàng xuất khẩu
có nguồn thu ngoại tệ bình quân mới chỉ đạt 7-8% kim ngạch XK nên chưa đảm
bảo khả năng đáp ứng đủ 100% nhu cầu về ngoại tệ trong mọi thời điểm. Trên
thực tế, một bộ phận cán bộ KDNT còn chưa nắm vững các quy định nghiệp vụ
nên khi tác nghiệp còn lúng túng. Cá biệt, có cán bộ đã cố ý làm trái quy định,
quy trình nghiệp vụ gây thua lỗ lớn. Ngoài ra, các quy định, cơ chế quản lý, kiểm
Page 10
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
soát rủi ro trong lĩnh vực KDNT còn chưa đồng bộ nên khả năng phát hiện kịp
thời sai phạm và ngăn chặn rủi ro chưa tốt.
Trong tiến trình hội nhập WTO, thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam
đã, đang và sẽ mở cửa rộng hơn, hàng loạt các ngân hàng mới 100% vốn nước
ngoài với kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại và chất lượng phục vụ tiên tiến
được thành lập tại Việt Nam. Chính sách quản lý vĩ mô trong đó có chính sách
điều hành tỷ giá của NHNN đang có những thay đổi mang tính thông thoáng hơn,
tạo điều kiện cho thị trường tài chính Việt Nam sôi động hơn v.v… Đây là những
cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng. Chính vì vậy vấn đề cạnh tranh giữa
các ngân hàng chắc chắn sẽ quyết liệt hơn, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn
ngân hàng hơn và trong tương lai gần, các ngân hàng sẽ phải chấp nhận thị phần
hoạt động bị chia sẻ trên tất cả các lĩnh vực.
Trước những cơ hội và thách thức trên, các ngân hàng cần tận dụng phát
huy những điểm mạnh sẵn có của hệ thống là có mạng lưới rộng, hiểu rõ khách
hàng, có truyền thống và uy tín tốt trong quan hệ hợp tác kinh doanh với khách
hàng. Đồng thời tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vốn,
công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh cho chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân

hàng, kiểm soát chặt rủi ro trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh để hạn chế
thấp nhất thất thoát, tăng hiệu quả sử dụng vốn và tăng tỷ suất lợi nhuận. Để làm
được điều đó, hoạt động KDNT phải khai thác tốt nguồn ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ
nhu cầu của khách hàng. Thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm hối đoái, nâng cao
chất lượng hiệu quả KDNT, qua đó tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động
KDNT.
4. Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương
mại:
4.1. Tăng cường cho vay VND đối với các doanh nghiệp xuất khẩu:
Hiện nay, khối lượng ngoại tệ mà các NHTM mua vào chủ yếu là từ các
doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, để đẩy mạnh doanh số thu mua
ngoại tệ từ các đơn vị này thì các ngân hàng cần tạo điều kiện để cho các đơn vị
này tăng doanh số xuất khẩu. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu còn
yếu về vốn, nhất là vốn lưu động bằng VND để chuẩn bị đầu cho hoạt động xuất
khẩu. Do đó phương pháp để đẩy hoạt động xuất khẩu cho các đơn vị này là cho
vay VND với nhiều ưu đãi như: ưu đãi về lãi xuất cho vay, ưu đãi về điều kiện
cho vay. Với ưu đãi về lãi suất, ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay với lãi
suất thấp hơn lãi suất huy động nhưng phải đảm bảo có lời. Với ưu đãi về điều
kiện cho vay, ngân hàng có thể nới lỏng một số điều kiện cho vay đối với doanh
nghiệp xuất khẩu (chẳng hạn như cho vay dựa trên sự tín nhiệm mà không cần
đảm bảo bằng tài sản như nhiều nước trên thế giới). Tuy nhiên cũng cần phải có
điều kiện áp dụng là số ngoại tệ mà các doanh nghiệp này thu về phải được
chuyển đổi ra VND tại ngân hàng mà doanh nghiệp đã đi vay. Như vậy sẽ đảm
bảo nguồn cung ngoại tệ và ổn định thanh khoản hơn cho ngân hàng.
Page 11
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
4.2. Cần có chính sách thu hút nguồn ngoại tệ trôi nỗi trên thị trường tự do và ngân
hàng:
Thị trường tự do là thị trường tồn tại và có hoạt động kinh doanh ngầm
ngoại tệ. Nó không có giới hạn về số người tham gia, địa điểm mua bán trải ra rất

rộng, chủ yếu là tại các tiệm vàng. Thời gian hoạt động trong ngày của thị trường
này thường kéo dài và lớn hơn nhiều so với thời gian làm việc của các ngân hàng.
Đôi khi hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường này là rất lớn. Mặc dù hoạt
động kinh doanh ngoại tệ của thị trường này không được Nhà nước công nhận,
nhưng trên thực tế hoạt động mua bán ngoại tệ của nó lại rất phổ biến trong dân
chúng. Việc thu hút ngoại tệ trôi nổi trên thị trường tự do vào ngân hàng là một
vấn đề không chỉ đòi hỏi sự quan tâm của các ngân hàng mà còn là vấn đề cần
giải quyết của các cấp ngành có liên quan.
4.3. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên:
Các ngân hàng cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho các đội ngũ nhân viên
trực tiếp tham gia KDNT trên thị trường trong nước lẫn quốc tế, đặc biệt là về
kiến thức đối với các công cụ ngoại hối phái sinh. Ngoài ra cũng cần trang bị
thêm kiến thức, kinh nghiệm về kỹ năng phân tích và dự đoán xu thế của thị
trường nhằm sử dụng một cách hiệu quả nhất các CCPS.
4.4. Mở rộng các dịch vụ thanh toán ngoại tệ qua ngân hàng:
Việc phát triển các dịch vụ thanh toán ngoại tệ qua ngân hàng là nhằm đem
lại nhiều lợi ích cho khách hàng mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng, từ đó thu hút
được nhiều khách hàng cá nhân đến mở tài khoản ngoại tệ tai ngân hàng. Các tài
khoản ngoại tệ này là: tài khoản mở để nhận tiền từ nước ngoài chuyển về hoặc
mở để chuyển tiền ra nước ngoài, hay mở để thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ
qua trung gian là ngân hàng như: mở tài khoản ngoại tệ để đảm bảo thanh toán
séc, thanh toán thẻ.
Khi khách hàng đã mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng thì họ cũng thực
hiện mua bán ngoại tệ với ngân hàng, nhờ đó mà hoạt động mua bán ngoại tệ của
ngân hàng cũng được nâng cao.
Không chỉ phát triển, mở rộng các dịch vụ thanh toán ngoại tệ qua ngân
hàng mà ngân hàng cũng cần phải cố gắng hạ thấp biểu phí các loại dịch vụ này
để thu hút khách hàng nhiều hơn.
4.5. Mở rộng hoạt động kiều hối:
Lượng ngoại tệ từ kiều hối chiếm gần một nửa trong tổng lượng ngoại tệ

các ngân hàng mua vào từ cá nhân. Nó là nguồn ngoại tệ quan trọng nhất trong
hoạt động mua ngoại tệ từ cá nhân của các ngân hàng. Ngân hàng có thể tăng
cường ngoại tệ mua vào bằng cách mở rộng hoạt động kiều hối.
Page 12
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
Chính sách kiều hối của Việt Nam đã thông thoáng hơn từ khi Thủ tướng
Chính phủ ban hành quyết định 170 ngày 19/8/1999, khuyến khích người Việt ở
nước ngoài chuyển tiền về nước như: bãi bỏ thuế thu nhập cá nhân đánh trên kiều
hối; cho phép người nhận được nhận kiều hối bằng ngoại tệ. Nhờ đó, lượng kiều
hối chuyển về Việt Nam nói chung đã tăng lên lien tục trong các năm qua. Nếu
ngân hàng mở rộng dịch vụ kiều hối với các Công ty chuyển tiền quốc tế thì ngân
hàng có thể tăng lượng kiều hối chuyển về trong nước. Từ đó, có thể tăng lượng
ngoại tệ mua vào từ kiều hối.
5. Triển vọng kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại năm 2011:
5.1. Tình hình thế giới:
Ngày 23/11 vừa qua, CHDCND Triều Tiên bất ngờ tấn công Hàn Quốc.
Thêm vào đó là những bất ổn xung quanh tình hình khủng hoảng nợ ở châu Âu
tăng cao đã làm cho giá trị thị trường của thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới
sụt giảm hơn 2 tỷ USD trong 3 tuần trở lại đây. Chỉ số MSCI của TTCK thế giới
giảm liên tiếp và chi phí ngăn khả năng vỡ nợ của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và
Ireland lên mức cao kỷ lục.
Trong tháng 11 vừa qua, đồng Euro hạ 2,7%, đồng USD tăng 2,2% còn
đồng Yên hạ 1,1%. Chỉ số USD, chỉ số đo biến động của đồng USD so với 6 loại
tiền tệ lớn khác, tăng lên mức khoảng 80,153; cao nhất từ ngày 24/09/2010. Đồng
Euro hạ giá xuống mức 1,3281USD/Euro từ mức 1,3360USD/Euro phiên gần
nhất tại thị trường New York sau khi lên mức 1,3265USD/Euro, mức thấp nhất từ
ngày 22/09/2010 (tính cho đến ngày 27/11/2010).
Quá thất vọng với tình hình tăng trưởng kinh tế Mỹ trong thời gian qua,
FED đã buộc phải hạ dự báo về kinh tế Mỹ vừa đưa ra tháng 6/2010, từ mức 2,5%
trước đó xuống mức 2,4% đối với tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2010, 3-3,6%

năm 2011 (so với mức 3,5-4,2% trước đó). Trong khi đó, FED cũng đưa ra tỷ lệ
thất nghiệp dự kiến là 9,5-9,7% năm 2010, 8,9-9,1% năm 2011 (so với tháng
4/2008, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chỉ ở mức 5%).
Sau một thời gian mất giá thì hiện nay, khi tình hình bất ổn chính trị giữa
hai miền Triều Tiên tăng cao thì người ta lại quay trởi lại tích trữ đồng USD và
vàng làm cho giá USD và vàng tăng lên. Tính đến 24/11 giá vàng đã tăng ở mức
1370USD/ Oz và người ta dự đoán rằng con số này sẻ là 1400USD/Oz trong thời
gian tới đây.
Ở châu Âu, Ireland vừa công bố kế hoạch cắt giảm ngân sách 20 tỷ USD
nhằm giảm mức thâm hụt ngân sách thông qua tăng thuế và giảm chi tiêu. Tuy
nguy cơ khủng hoảng nợ ở một số nước châu Âu đang tràn ngập nhưng lợi suất
trái phiếu của nhiều nước châu Âu bao gồm cả Ireland vẫn tăng cao. Tính đến
ngày 27/11/2010 thì lợi suất này đã tăng 0,3%, lên mức 8,5% so với trước đó. Thị
trường này bình ổn cũng nhờ phần nào do ECB đang mua trái phiếu một số chính
phủ của châu Âu đang gặp khó khăn.
Page 13
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
Bất chấp sự bất ổn trong nền kinh tế chung châu Âu, nền kinh tế Đức lại là
một chuyện hoàn toàn khác. Trong những tuần gần đây, chỉ số DAX 30 của TTCK
Đức liên tục tăng cao hơn so với nhiều chỉ số khác trên TTCK châu Âu, nó đã đạt
mức tăng trưởng 20% trong voàng 12 tháng. Trong khi đó, chỉ số FTSE 100 của
Anh chỉ tăng 8%, CAC 40 của Pháp 2%, Dow Jones của Mỹ tăng 8,3% so với
cùng kỳ. Nguyên nhân giúp kinh tế Đức và TTCK Đức tăng mạnh là do nền kinh
tế nước này có mối quan hệ chặt chẽ với nhóm nước nền kinh tế mới nổi, đặc biệt
là Trung Quốc (khoảng 6% hàng xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc trong khi
các nước châu Âu khác chỉ khoảng 2%).
5.2.
Tình hình trong nước:
Tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng đang gặp rất nhiều bất ổn:
lạm phát tăng cao (CPI tháng 11 đã chạm mốc 9,58%), giá vàng liên tục biến

động, đồng USD trên thị trường tự d0 cũng đã vượt ngưỡng 21.600 VND/USD.
Tuy kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động của nền kinh tế thế giới, song đôi
lúc nó cũng đi ngược hoàn toàn với thế giới. Điển hình là trong những tháng
trước, khi đồng USD liên tục mất giá vì sự ảm đạm trong nền kinh tế Mỹ thì tại
Việt Nam, nó lại liên tục leo thang trên thị trường tự do. Bên cạnh đó, giá vàng lại
liên tục biến động và có lúc vượt qua ngưỡng 38 triệu đồng/ lượng, tăng hơn 35%
so với đầu năm. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do tâm lý của người
dân và thói quen tích trữ vàng, ngoại tệ.
Nguồn: BSC
Theo thống kê của NHNN, 9
tháng đầu năm, dư nợ tín dụng
ngoại tệ cao gấp nhiều lần so với
nội tệ (tại TPHCM dư nợ tín
dụng ngoại tệ tăng 186 nghìn tỷ
đồng, gấp 4 lần so với tín dụng
nội tệ). Tình hình này là do các
doanh nghiệp tăng vay ngoại tệ,
chuyển đổi sang VND để hưởng
chênh lệch lãi suất. Điều này có
thể làm mất cân bằng trong hệ
thống ngân hàng, gia tăng áp lực
lên tỷ giá vào thời điểm cuối
năm. Lãi suất huy động cũng
biến động, tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp cũng không
Page 14
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
mấy khả quan.
Nguồn: BSC
Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay của các NHTM cũng đang có xu

hướng giảm trong tương lai làm ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của các
NHTM, đặc biệt là các ngân hàng có quy mô nhỏ bởi đây là hoạt động có nguồn
thu chính đóng góp vào lợi nhuận kinh doanh của các ngân hàng.
Hiện nguồn cung ngoại tệ mua - bán của ngân hàng đang cạn dần, trong
khi cầu về ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu thanh toán hàng hóa nhập khẩu cuối năm
tăng. Còn lượng ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán ra cho các
NHTM chỉ ở mức thấp. Theo số liệu tổng hợp từ các NHTM trên địa bàn
TP.HCM, cả năm 2010, ước tổng doanh số mua ngoại tệ đạt 58,5 tỷ USD, giảm
12% so với năm 2009. Còn tổng doanh số bán ngoại tệ là 59,92 tỷ USD, giảm
4,3%. Trong đó, tổng lượng ngoại tệ mua được chủ yếu từ các tổ chức tín dụng
khác (chiếm 60% tổng doanh số mua vào); 32% được mua từ các thành phần kinh
tế và lượng mua từ NHNN chỉ chiếm 3%. Phần còn lại là lượng ngoại tệ mua
được từ nguồn khác như kiều hối…
Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại VND mất giá, dẫn đến người dân có xu hướng
chuyển sang gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ hoặc vàng, góp phần làm cho số dư huy
động bằng ngoại tệ gia tăng so với đầu năm 2010. NHNN Chi nhánh TP.HCM cho
Page 15
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
biết, so với năm 2009, huy động vốn ngoại tệ đạt 188.202 tỷ đồng, tăng 12,6% so
với đầu năm.
5.3. Nhận định thị trường kinh doanh ngoại tệ năm 2011:
Hiện tại, kinh tế thế giới đang hình thành nên 3 ngã rẽ mới: kinh tế Mỹ,
Eurozone, nhóm các nước mới nổi. Và năm 2011, ngã rẽ này sẽ càng rõ nét hơn.
Đó sẽ là đặc trưng kinh tế năm 2011. Năm 2010, niềm tin tiêu dùng và doanh
nghiệp đã tăng lên khắp nơi, sản lượng cũng tăng gần 5% so với 2009, thị trường
tài chính hầu khắp các khu vự đều hào hứng.
Nhóm nước mới nổi mà đi đầu là Trung Quốc tốc độ kinh tế tăng trưởng
không ngừng tính từ đần năm 2010 đến nay. Nhưng các chuyên gia kinh tế lại lo
ngại về sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế các nước này (tính đến tháng
11/2010, lạm phát ở Brazil là 5%, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước). Trong

năm 2011, các nước này cần thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ, nhưng nếu
quá thắt chặt sẽ làm cho nền kinh tế đi xuống, nếu thắt không quá chặt, lạm phát
sẽ tăng cao. Do đó rất dễ sẽ có một cú sốc vĩ mô ở các nhóm nước này.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu, trong ngắn hạn thị trường tài chính và
các yếu tố vĩ mô cũng sẽ tăng trưởng chậm do cuộc khủng hoảng nợ đã lan sang
nhiều nước, trong đó có những nền kinh tế lớn của thế giới như Tây Ban Nha, Ý.
Trong khi đó, Mỹ lại chuyển sang hướng nới lỏng tài khóa và tiền tệ, tiếp
tục kích cầu để tăng trưởng kinh tế. Các nhà đầu tư đều dự báo kinh tế Mỹ sẽ
mạnh lên, sản lượng sẽ tăng 4% năm 2011 nhưng bên cạnh đó là đi kèm nỗi lo về
thâm hụt tài khóa dẫn đến cú sốc về trái phiếu chính phủ Mỹ. Với chương trình
giảm thuế thu nhập, nhiều nhà đầu tư bắt đầu ưa chuộng lại đồng USD làm cho
đồng USD bắt đầu tăng giá. Trong tháng 11/2010, đồng USD đã tăng 2,8% trong
khi Euro giảm 1,9%, Yen hạ 0,6%. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do hiện
nay, nợ công châu Âu đã lan rộng cộng thêm tình hình căng thẳng giữa hai miền
Triều Tiên đang tăng lên. Do đó, trong ngắn hạn, đồng USD sẽ tiếp tục lên giá và
Euro tiếp tục giảm giá.
Page 16
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
Diễn biến chỉ số USD tháng 11/2010. Nguồn: Bloomberg
Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư cũng đưa ra mức dự báo về tỷ giá của VND.
Nhiều khả năng, VND sẽ mất giá liên tục trong nửa đầu năm 2011. Có 3 lý do
chính để dẫn đến kết quả này là:
Thứ nhất, những lo ngại xung quanh vụ việc Vinanshin làm cho lo lắng của
thị trường tăng lên về dự trữ tiền tệ của Việt Nam. Ước đến nay chỉ khoảng 2 đến
3 tuần nhập khẩu tương đương 18 tỷ USD. Điều này đã ảnh hưởng không ít niềm
tin của thị trường lên tỷ giá VND.
Thứ hai, số liệu kinh tế vĩ mô tháng 11 vừa công bố cũng tạo tâm lí đáng lo
ngại. Chỉ số lạm phát tháng 11 đã hơn 9%, do đó nhiều người cho rằng con số của
năm 2010 sẽ vượt qua 2 chữ số. Thâm hụt thương mại cao, nhập khẩu tăng trong
khi đồng tiền mất giá nhưng cũng không thể cải thiện được tình hình xuất khẩu.

Thứ ba, với cam kết thắt chặt tiền tệ nhưng tầm ảnh hưởng của chính sách
này vẫn chưa đủ lớn dẫn đến việc người dân vẫn chưa tin tưởng vào thị trường
tiền tệ Việt Nam và VND.
Một số nhà phân tích cho rằng “Việt Nam vẫn chưa tìm được điểm cân
bằng chính xác giữa tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Sự kém độc lập của
NHNN Việt Nam đã làm giảm niềm tin vào tiền đồng và khiến nền kinh tế nước
này thiên về tăng nhập khẩu và lạm phát”.
2
Do đó, với tốc độ tăng thâm hụt thương mại và lạm phát hiện nay thì
NHNN sẽ phải tính đến việc phải tiếp tục nâng tỷ giá VND/USD trong thời gian
tới.
2 nhà phân tích Dan Fineman và Siriporn Sothikul của ngân hàng Credit Suisses của Thụy Sĩ .
Page 17
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
III. Kết luận:
Kinh doanh ngoại tệ là một trong những nghiệp vụ mang lại lợi nhuận lớn
cho ngân hàng. Tuy nhiên nghiệp vụ này cũng mang lại rất nhiều rủi ro cho ngân
hàng. Do đó việc chú trọng để phát triển nguồn lực cho hoạt động này là rất cần
thiết, các ngân hàng cần phải quan tâm và thúc đẩy nó hơn nữa. Bên cạnh đó, hoạt
động này cũng góp phần tạo ra nguồn ngoại tệ dồi dào giúp ổn định vĩ mô. Việc
nghiên cứu sự tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như
chiến lược để phát triển hoạt động này cần phải được quan tâm hơn nữa của các
NHTM lẫn Nhà nước. Đồng thời hoạt động kinh doanh ngoại tệ sẽ góp phần giúp
các NHTM bắt kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới, thu hút khách
hàng, nâng cao sức cạnh tranh và bổ sung thu nhập cho ngân hàng, góp phần ổn
định và phát triển nền kinh tế.
Page 18
Nguyễn Thị Huyền Trang_24T01 Kinh doanh ngoại tệ
Tài liệu tham khảo
Giáo trình “Tài chính quốc tế”, Nguyễn Văn Tiến, nhà xuất bản Thống kê

Tạp chí công nghệ Ngân hàng, số 55, tháng 10/2010
Báo cáo thường niên của các NHTM
Báo cáo bạch của các NHTM
Hoạt đông kinh doanh ngoại tệ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng Công Thương:

Giới chuyên gia dự báo xu hướng tỷ giá USD/VND:
/>xu-huong-ty-gia-usdvnd.htm
Page 19

×