Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.52 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tên đề tài tiểu luận Triết học:
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
TRIẾT HỌC DUY VẬT CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM
Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI
Học viên thực hiện: Phạm Hoàng Hà
STT: 14 Nhóm: 2
Lớp: Ngày 4 Khóa: 22
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
TP.HCM, tháng 12/ 2012
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC
HY LẠP CỔ ĐẠI 5
1. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển 5
2. Những đặc điểm cơ bản 6
II. CÁC TƯ TƯỞNG, TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 7
1. Chủ nghỉa duy vật 7
1.1. Trường phái Mile 7
1.2. Trường phái Heraclit 7
1.3. Trường phái đa nguyên Empedoc – Anaxago 8
1.4. Trường phái nguyên tử luận Loxip – Democrit 8
2. Chủ nghĩa duy tâm 10
2.1. Trường phái Pytago 10
2.2. Trường phái Êle 10
2.3. Trường phái duy tâm khách quan của Xocrat – Platong 10
3. Triết học nhị nguyên của Arixtot 11
III. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT
CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI 13
1. Sự tương đồng 13


2. Sự khác biệt 14
2.1. Khởi nguyên của thế giới 14
2.2. Về vũ trụ 15
2.3.Về vấn đề linh hồn 15
2.4.Về vấn đề nhận thức 15
2.5. Về quan điểm chính trị- xã hội 16
KẾT LUẬN 4
1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học Hy Lạp cổ đại có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là
sự phân biệt giữa hai nền triết học Đông - Tây cổ đại mà còn có vai trò hết sức
quan trọng đối với lịch sử triết học thế giới, nó là nền tảng cho sự phát triển của
triết học Tây Âu trên 2000 năm sau, triết học Hy Lạp cổ đại là thành tựu rực rỡ
của văn minh phương Tây, tạo nên cơ sở xuất phát của văn hoá châu Âu.
Do là một trong những nền triết học mở đường trong lịch sử triết học nhân
loại hơn nữa các quan niệm triết học được rút ra trên cơ sở suy luận, suy đoán từ
sự quan sát trực tiếp các sự kiện xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội nên triết học
Hy Lạp cổ đại mang nặng tính sơ khai, chất phác, ngây thơ. Tuy nhiên, từ trong
sự khởi đầu đó, các nhà triết học sau này đã nhìn thấy ở triết học Hy Lạp cổ đại
mầm mống của tất cả các kiểu thế giới quan sau này và xem nó là một đỉnh cao
của triết học nhân loại.
Từ khi ra đời triết học Hy Lạp cổ đại đã xảy ra những cuộc đấu tranh mạnh
mẽ giữa hai trường phái triết học duy vật và duy tâm. Việc tìm hiểu về “Sự tương
đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp
thời cổ đại” là nền tảng cho việc nghiên cứu các quan điểm triết học về sau.
I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT
HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
1. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển
Hy Lạp cổ đại gồm miền Nam bán đảo Bancăng, nhiều hòn đảo nằm trên biển
Êgiê và một vùng rộng lớn ở ven biển bán đảo Tiểu á. Nhờ điều kiện tự nhiên

thuận lợi mà Hy Lạp sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền
công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú và đa dạng.
Hy Lạp đã có một chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển cao. Sự phân hoá giai
cấp trong xã hội hết sức rõ rệt thành hai giai cấp chủ yếu là chủ nô và nô lệ. Mâu
thuẫn giữa chủ nô và nô lệ ngày càng gay gắt đã làm cho đấu tranh giai cấp ngày
càng mạnh mẽ. Sự phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ đã mở rộng sự phân
công xã hội, tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay, tạo điều kiện cho tầng
lớp trí thức chủ nô nghiên cứu triết học, khoa học và sáng tạo văn học nghệ thuật.
Tất cả những tiền đề kinh tế, xã hội, khoa học, văn học, nghệ thuật nói trên là
những điều kiện cho sự phát triển rực rỡ của triết học cổ Hy Lạp.
Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại có thể chia làm ba thời kỳ, xuyên suốt là cuộc
đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm mà đỉnh cao là cuộc đấu
tranh giữa đường lối duy vật của Đêmôcrít và đường lối duy tâm của Platôn.
- Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ VI TCN): chế độ chiếm hữu nô lệ mới hình thành.
Do sự phát triển của sản xuất, thế giới quan cũ có tính chất tôn giáo, thần thoại
dần nhường chỗ cho những hiểu biết khoa học về con người, vũ trụ. Triết học với
tư cách là khoa học của khoa học ra đời. Các trường phái triết học nổi bật trong
thời kì này là trường phái Mile, Hecralit, Pytago…
- Thời kỳ thứ hai (bắt đầu từ thế kỷ V TCN): chế độ chiếm hữu nô lệ phát
triển đến hình thức cao, là thời kỳ phồn vinh của triết học cổ đại Hy Lạp. Đối
tượng nghiên cứu của triết học được mở rộng sang các vấn đề về kết cấu của vật
chất, nhận thức luận và đời sống chính trị. Theo khuynh hướng duy vật có các
nhà triết học như Ămpeđôclơ, Anaxago… và tiêu biểu là Đêmôcrít, học thuyết về
nguyên tử của ông đã đạt tới đỉnh cao nhất của chủ nghĩa duy vật thời kì này. Đối
lập lại chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy tâm khách quan của Platôn, đại biểu
lớn nhất của chủ nghĩa duy tâm thời cổ đại Hy Lạp. Dao động giữa đường lối duy
vật và đường lối duy tâm là Arixtốt, ông là một nhà triết học lớn, bộ óc bách
khoa thời cổ đại Hy Lạp, nhưng là một nhà triết học không triệt để.
- Thời kỳ thứ ba (từ thế kỷ thứ III TCN): Đây là thời kỳ khủng hoảng và suy
vong của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp. Cùng với sự suy tàn đó, nền văn hoá

mà nó sản sinh ra cũng suy tàn theo.
2. Những đặc điểm cơ bản
Từ những nét đặc thù về kinh tế xã hội trên đây, triết học Hy Lạp ra đời và
mang những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp
luận của giai cấp chủ nô thống trị, nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì
trật tự xã hội, củng cố vai trò thống trị của mình.
(1)
- Sự phân chia và đối lập giữa các trường phái triết học duy tâm và duy vật,
vô thần và hữu thần là nét nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển của
triết học Hy Lạp cổ đại. Trong đó điển hình là cuộc đấu tranh giữa đường lối triết
học duy vật của Đemôcrít và đường lối duy tâm của Platon.
- Trong nền triết học Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện phép biện chứng chất phác
nhưng chưa được trình bày như một hệ thống lí luận chặt chẽ.
- Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên, các nhà
triết học đồng thời là các nhà khoa học tự nhiên, họ quan sát trực tiếp các hiện
tượng tự nhiên để rút ra những kết luận triết học.
- Triết học Hy Lạp cổ đại coi trọng vấn đề con người, các nhà triết học đã
đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người, cố lí giải vấn đề quan hệ giữa
linh hồn và thể xác, về đời sống đạo đức – chính trị - xã hội của họ.
- Dù còn nhiều bất đồng, song nhìn chung, các triết gia thời kì Hi Lạp cổ
đại đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa.
(2)
II. CÁC TƯ TƯỞNG, TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
1. Chủ nghỉa duy vật
1.1. Trường phái Mile
Trường phái duy vật đơn nguyên do ba nhà triết học duy vật là Talet,
Anaximangdro, Anaximen xây dựng nhằm làm sáng rõ bản nguyên vật chất của
thế giới, Talet cho đó là nước, Anaximangdro cho là apeiron, Anaximen cho là
không khí. Những quan niệm triết học duy vật của trường phái Mile tuy còn thô

sơ nhưng đã chứa đựng những yếu tố biện chứng chất phác.
1.2. Trường phái Heraclit
Hêraclit đã đứng trên lập trường duy vật cổ đại để giải quyết vấn đề “cơ sở
đầu tiên” của thế giới từ một dạng vật chất cụ thể. Ông cho rằng lửa chính là bản
nguyên của thế giới, là cơ sở duy nhất và phổ biến của tất cả mọi sự vật, hiện
tượng tự nhiên. Tuy chưa được trình bày dưới dạng một hệ thống các luận điểm
nhưng phép biện chứng của Hêraclit đã đề cập tới hầu hết những luận điểm cốt
lõi của phép biện chứng dưới dạng các câu danh ngôn mang tính thi ca và triết lý.
Theo Hêraclit không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới đứng im tuyệt đối mà
tất cả đều ở trong trạng thái biến đổi. Ông đã nêu lên tư tưởng về sự tồn tại phổ
biến của các mâu thuẫn trong mọi sự vật hiện tượng và đã có phỏng đoán về sự
phân đôi của một cái thống nhất thành những mặt đối lập, bài trừ nhau nhưng gắn
liền với nhau về sự đấu tranh và thống nhất của những mặt đối lập ấy. Hêraclit
cho rằng sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới do quy luật khách
quan (logos) quy định.
Lý luận nhận thức của ông mang tính chất duy vật và biện chứng sơ khai
nhưng về bản chất là đúng đắn. Hêraclit cho rằng nhận thức bắt đầu từ cảm giác,
không có cảm giác thì không có bất cứ nhận thức nào. Ngoài ra ông còn nêu lên
tính chất tương đối của nhận thức, tuỳ điều kiện cụ thể mà thiện - ác, tốt - xấu, lợi
- hại chuyển hoá cho nhau. Ông cho rằng, linh hồn là vật chất, là một trạng thái
quá độ của lửa. Quan niệm này sai lầm nhưng giá trị triết học của nó nằm ở chỗ:
Ông tìm bản chất của tinh thần không phải là ở ngoài vật chất mà là ở chính thế
giới vật chất, giá trị ấy có tính chất định hướng cho sự tìm tòi bản chất đích thực
của đời sống tinh thần.
1.3. Trường phái đa nguyên Empedoc – Anaxago
Empedoc thừa nhận sự tồn tại của bốn khởi nguyên độc lập, bất biến là: đất,
nước, không khí, lửa, chúng chịu tác dộng của hai loại lực là tình yêu và hận thù.
Dưới sự tác dụng lực tình yêu bốn khởi nguyên kết hợp lại tạo nên vạn vật nhưng
dưới tác dụng của hận thù chúng bị chia tách ra làm vạn vật mất đi.
Anaxago cho rằng vạn vật được sinh ra từ những cái tương tự như chúng gọi

là hạt giống, mỗi sự vật chỉ bị quy dịnh bởi hạt giống của chính nó nhưng bản
than nó không đồng nhất, nó chứa tất cả các hạt giống khác với liều lượng nhỏ
hơn – mỗi cái chứa mọi cái, đây là ý tưởng biện chứng khá độc đáo mà khoa học
hiện đại đang khai thác.
1.4. Trường phái nguyên tử luận Loxip – Democrit
Loxip cho rằng nguyên tử và chân không cùng là khởi nguyên của thế giới,
ông là người đầu tiên nêu lên các quan điểm về nguyên tử. Democrit là người
phát triển các quan điểm này thành một hệ thống chặt chẽ và có sức thuyết phục
bao gồm các bộ phận sau:
- Thuyết nguyên tử: Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn
thấy được, không thể phân chia nhỏ hơn được nữa. Nguyên tử không biến đổi,
tồn tại vĩnh viễn và vận động không ngừng. Nguyên tử không khác nhau về chất,
chúng có mùi vị, âm thanh và màu sắc. Nguyên tử chỉ khác nhau về hình thức,
kích thước, vị trí và trình tự kết hợp. Mọi vật thể đều do sự kết hợp giữa các
nguyên tử nên nếu tách rời chúng ra thì vật thể bị tiêu diệt.
Linh hồn của con người cũng do những nguyên tử hình cầu, nhẹ, và nóng tạo
nên. Chân không là khoảng không gian trống rỗng. nhờ nó nguyên tử mới vận
động được, chân không vô hạn và không có hình dáng. Những phán đoán về
nguyên tử tuy còn nhiều điểm hạn, nhưng nó đã khẳng định bản chất của thế giới
là vật chất, vũ trụ là vô cùng, vô tận. Hơn nữa, mặc dù Đêmôcrít chưa giải thích
được nguyên nhân của vận động, nhưng ông đã gắn liền vận động với nguyên tử,
và nó cũng vô cùng, vô tận như nguyên tử. Đó là một đóng góp hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên và triết học duy vật.
- Lý luận về nhận thức: Democrit chia nhận thức làm hai dạng là nhận thức
"mờ tối" (nhận thức cảm tính) và dạng nhận thức “trí tuệ” (nhận thức lí tính),
trong đó, dạng thứ hai là chủ yếu, đáng tin cậy hơn. Mặt tích cực trong quan
điểm này là ở chỗ, ông coi đối tượng của nhận thức là thế giới khách quan. Tuy
chưa nhận thức được sự chuyển hoá giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính, nhưng ông đã thấy được vị trí của từng dạng nhận thức, đặc. Song mặt hạn
chế trong quan niệm này là ở chỗ, ông coi các thuộc tính khách quan của sự vật

như âm thanh, mùi vị, mầu sắc chỉ là những quy ước chủ quan của con người. Từ
chỗ coi trọng vai trò của nhận thức lý tính, Đêmôcrít đã có một công lao to lớn
nữa đối với triết học, đó là lôgíc học, ông đã nêu ra nhiều vấn đề về lôgíc học
như định nghĩa khái niệm, phương pháp so sánh, quy nạp, giả thiết.v.v, trong đó
phương pháp quy nạp có vị trí nổi bật
- Quan niệm về đạo đức: theo Democrit, đạo đức học giúp làm rõ số phận,
cuộc sống, hướng dẫn hành vi, thái độ của từng con người. Sự hiểu biết là cơ sở
của hành vi đạo đức.
- Quan điểm chính trị - xã hội: Đêmôcrit đứng trên lập trường của chủ nô
dân chủ, bảo vệ nền dân chủ Aten chống lại chế độ chuyên chính. Nhưng do xuất
thân từ tầng lớp chủ nô nên ông chỉ đề cập đến dân chủ của chủ nô và công dân
tự do; còn nô lệ phải biết tuân theo người chủ. Ông coi nhà nước là trụ cột của xã
hội, cần phải xử lý nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực
đạo đức.
Triết học Đêmôcrít là sự kế thừa và phát triển lên một trình độ cao các quan
điểm duy vật (của trường phái Milê) và tư tưởng biện chứng (của Hêraclít) trước
đó, đưa triết học của ông trở thành đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại.
2. Chủ nghĩa duy tâm
2.1. Trường phái Pytago
Pytago cho rằng con số là bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật,
mỗi sự vật tương ứng với một con số nhất định, trật tự của các con số quy dịnh
bởi trật tự của vạn vật.
Pytago coi linh hồn bất tử tồn tại dộc lập với thể xác và chịu sự chi phối bở
luật luân hồi. Giải thoát linh hồn ra khỏi sự rang buôc của thể xác là mục đích
của cuộc sống.
2.2. Trường phái Êle
Trường phái này do Xenophan thành lập theo tinh thần duy vật nhưng sau đó
được Pacmenic phát triển theo tinh thần duy lý, ngả về khuynh hướng duy tâm.
Xenophan cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra và cuối cùng cũng trở về với đất.
Pacmenit cho rằng, tồn tại là tính chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật

trên thế giới, không có cái gì trên thế giới dược sinh ra từ hư vô.
2.3. Trường phái duy tâm khách quan của Xocrat – Platong
Trường phái này do Xocrat đạt nền móng và Platon, hoc trò của ông hoàn
thiện. Platon xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan có nội dung chính là
thuyết ý niệm với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm, và nhiều tư
tưởng sâu sắc khác về đạo đức, chính trị, xã hội như sau:
- Học thuyết về ý niệm: ông xem nhẹ vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt
đối hoá vai trò của nhận thức lý tính. Ông chia thế giới thành hai loại: thế giới
của những ý niệm và thế giới của những sự vật cảm tính, thế giới của những ý
niệm là tồn tại chân thực, vĩnh viễn, tuyệt đối, bất biến, là cơ sở tồn tại của thế
giới các sự vật cảm tính. Còn thế giới các sự vật cảm tính là tồn tại không chân
thực, phụ thuộc vào thế giới của các ý niệm. Ý niệm là cái có trước, là nguyên
nhân, bản chất của sự vật, sự vật là cái có sau, cái mô phỏng, bản sao của ý niệm.
Theo ông, thể xác của con người được cấu tạo từ đất, nước, lửa và không khí,
nó chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn. Linh hồn của con người là sản phẩm
của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo ra. Sau khi được tạo ra, mỗi linh hồn trú
ngụ ở một vì sao trên trời, sau đó dùng cánh bay xuống trần gian và nhập vào thể
xác con người. Khi nhập vào thể xác con người thì nó quên hết mọi quá khứ, do
đó nhận thức của con người chỉ là sự hồi tưởng lại những gì mà linh hồn đã có
nhưng bị lãng quên.
- Lý luận về nhận thức: đối tượng của nhận thức không phải là các sự vật cảm
tính khách quan bên ngoài, mà là thế giới ý niệm. Nhận thức cảm tính không phải
là nguồn gốc của tri thức; tri thức chân thực chỉ có thể đạt được bằng nhận thức
lý tính, được thể hiện ở các khái niệm.
- Quan niệm về đạo đức: Platon cho rằng sống hạnh phúc là sống có đạo đức.
Con người không thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình ở dưới tần gian mà chỉ
có thể đạt được hạnh phúc trong thế giới ý niệm, ở trên trời, sau khi chết.
- Học thuyết về chính trị - xã hội: Pla-tôn chia linh hồn làm ba bộ phận: lý
tính hay trí tuệ, xúc cảm và cảm tính. Tương ứng với ba bộ phận ấy là ba hạng
trong xã hội: thứ nhất, là các nhà triết học, nhà thông thái với lý tính giữa vai trò

chủ đạo, thích hợp với việc lãnh đạo nhà nước; thứ hai, là những người lính, võ sĩ
mà linh hồn của họ tràn đầy gan dạ, biết phục tùng lý trí và nghĩa vụ, thích hợp
với việc bảo vệ an ninh của nhà nước cộng hoà; thứ ba, là đại chúng, gồm những
người nông dân, thợ thủ công và thương nhân, linh hồn của họ không đi xa hơn
những khát vọng cảm tính thích nghi với lao động chân tay, làm ra của cải vật
chất phục vụ cuộc sống của nước cộng hoà. Công lý là ở chỗ mọi người phải
sống đúng vị trí của mình.
3. Triết học nhị nguyên của Arixtot
Arixtốt là học trò xuất sắc của Platôn, nhưng chính ông lại nhận ra sai lầm
của thầy học mình về học thuyết ý niệm. Sai lầm của Platôn là ở chỗ, ông đã tách
rời bản chất khỏi cái có bản chất đó, và biến ngay cái chung (khái niệm) thành
cái riêng bên cạnh thế giới cảm tính, quyết định thế giới cảm tính. Cống hiến nổi
bật của Arixtốt là ông đã phê phán một cách cặn kẽ học thuyết về ý niệm của
Platôn, đã đặt nền móng cho khoa học lôgíc thời cổ đại. Nhưng vì dao động giữa
hai đường lối duy vật và duy tâm, nên triết học của ông mang tính chất chiết
trung, không triệt để.
Trên cơ sở phê phán học thuyết ý niệm của Platôn, Arixtốt đã xây dựng hệ
thống triết học riêng của mình với những nội dung chính như sau :
- Thuyết nguyên nhân – cơ sở của siêu hình học: Khi giải thích về bản chất
của tồn tại, của sự vật, ông thường đặt các câu hỏi (vì sao, vì cái gì) để giải thích
nguyên nhân tồn tại của chúng. Từ đó ông đưa ra bốn nguyên nhân của tồn tại
nói chung: vật chất, hình dạng, vận động, mục đích, nguyên nhân thứ nhất và thứ
hai là cơ bản, nguyên nhân hình dạng là quyết định, là bản chất của sự vật. Hình
thức của mọi hình thức là tư duy, là lý tính, sự suy nghĩ, là thượng đế. Quan niệm
trên đây của Arixtốt cho thấy ông đã dao động, do dự giữa chủ nghĩa duy vật và
duy tâm, hoà nhập vào thần học, trở lại gần gũi với Platôn, thầy học của ông.
- Thuyết vận động – cơ sở của vật lý học: giới tự nhiên là toàn bộ các sự
vật, quá trình luôn vận động có lien hệ với nhau và được cấu thành từ một bản
thể vật chất. Vận động không thể bị tiêu diệt và cũng không thể tách rời khỏi sự
vật, quá trình tự nhiên. Nguồn gốc của mọi vận động là cái hích đầu tiên của

Thượng đế.
- Quan niện về sinh thể, con người và linh hồn: Ông phê phán quan niệm
của Platôn về linh hồn bất tử, ông cho rằng không chỉ có con người mà mọi thực
thể sống đều có linh hồn và không phải mọi linh hồn đều bất tử. Theo ông có ba
loại linh hồn: Linh hồn thực vật (tạo cho cơ thể khả năng sinh sôi và phát triển),
linh hồn động vật (giúp cơ thể có khả năng thích ứng, biến đổi theo điều kiện của
môi trường bên ngoài), linh hồn trí tuệ (chỉ có ở con người, nhờ đó con người có
khả năng tư duy) và trong thực thể sống ngoài linh hồn đặc trưng còn bao gồm
những loại linh hồn của thực thể sống có trình độ phát triển thấp hơn. Ở con
người, linh hồn thực vật và linh hồn động vật được tạo thành từ vật chất nên
không tồn tại vĩnh viễn, chỉ có linh hồn trí tuệ là tồn tại vĩnh viễn.
- Quan niệm về nhận thức: đối tượng của nhận thức là ở bên ngoài con
người, quá trình nhận thức là quá trình phản ánh đối tượng bên ngoài ấy và trải
qua nhiều cấp độ từ thấp đến cao, chưa hoàn thiện đến hoàn thiện theo trình tự :
cảm giác, biểu tượng, kinh nghiệm, nghệ thuật, khoa học. Cảm giác là khởi
nguồn của mọi nhận thức, khoa học là cấp độ cao nhất của nhận thức. Nhận thức
được chia thành hai cấp độ: cấp thấp (các khoa học cụ thể), cấp cao (triết học và
toán học), đây là đóng góp của ông trong phân loại các khoa học. Điều hợp lý
trong nhận thức luận của ông còn do ông khẳng định: mọi tri thức của con người
đều do những hiểu biết về mọi mặt khách quan bên ngoài của sự vật.
- Quan niệm về đạo đức: đạo đức phải phục vụ quyền lợi của nhà nước,
hành vi làm suy yếu nhà nước là không có đạo đức. Đạo đức phải gắn liền với
hành vi của con người, tiêu chuẩn đánh giá một cá nhân có đạo đức không phải ở
lời nói mà là ở hành động. Việc đánh giá một con người còn dựa trên quan điểm
của cá nhân ấy về hạnh phúc.
- Quan niệm về chính trị - xã hội: chính trị học là sự khai triển đạo đức học
trong xã hội. Nhà nước là hình thức giao tiếp cộng đồng cao nhất, con người về
bản chất phải thuộc về Nhà nước, sứ mạng của Nhà nước là đảm bảo cho mọi
người (trừ nô lệ, vì nô lệ không phải là con người mà chỉ là công cụ sống biết
nói) trong cộng đồng một cuộc sống hạnh phúc với mức độ phúc lợi ngày càng

cao. Arixtot cho rằng trật tự xã hội bấy giờ là một trật tự xấu nhưng là một trật tự
xấu cần thiết vì vậy cần phải bảo vệ nó.
Triết học của Arixtôt tuy còn những hạn chế, dao động giữa chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa duy tâm, nhưng ông vẫn xứng đáng là bộ óc vĩ đại nhất trong
các bộ óc vĩ đại của nền triết học Hy Lạp cổ đại.
III. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY
VẬT CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ
ĐẠI
Sự phân chia và đối lập giữa các trường phái triết học duy tâm và duy vật là
nét nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển của triết học ở Hy Lạp thời cổ
đại. Trong đó điển hình là cuộc đấu tranh giữa hai đường lối triết học đường lối
duy vật của Đemôcrít và đường lối duy tâm của Platon.
1. Sự tương đồng
Các trường phái triết học nói chung đều có xu hướng đi sâu giải quyết các vấn
đề về bản thể nhận thức luận triết học là những vấn đề của mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức.
Triết học Hy Lạp cổ đại xuất hiện vào lúc xã hội này đã phát triển lên chế độ
chiếm hữu nô lệ với hai giai cấp chủ yếu là chủ nô và nô lệ nên nó là hệ tư tưởng,
là thế giới quan của giai cấp chủ nô thống trị, đồng thời nó còn là công cụ bảo vệ,
duy trì địa vị, quyền lợi của giai cấp chủ nô, là công cụ nô dịch, đàn áp các giai
cấp khác về mặt tư tưởng. Bên cạnh tính giai cấp rõ rệt đó, triết học Hy Lạp cổ
đại coi trọng, đề cao vai trò của con người, coi con người là tinh hoa của tạo hoá.
Do là một trong những nền triết học mở đường trong lịch sử triết học nhân loại
hơn nữa các quan niệm triết học được rút ra trên cơ sở suy luận, suy đoán từ sự
quan sát trực tiếp các sự kiện xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội nên triết học Hy
Lạp cổ đại mang nặng tính sơ khai, chất phác, ngây thơ. Tuy nhiên, từ trong sự
khởi đầu đó, các nhà triết học sau này đã nhìn thấy ở triết học Hy Lạp cổ đại
mầm mống của tất cả các kiểu thế giới quan sau này và xem nó là một đỉnh cao
của triết học nhân loại.
2. Sự khác biệt

2.1. Khởi nguyên của thế giới
Đemocrít quan niệm rằng nguyên tử và chân không là cơ sở đầu tiên cấu tạo
nên mọi vật. Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy được,
không màu sắc, không âm thanh, không mùi vị, không thể phân chia được, không
khác nhau về chất mà chỉ khác nhau về hình thức, trật tự, tư thế. Nguyên tử có rất
nhiều nhưng mỗi nguyên tử có một hình thức nhất định: hình cầu, góc cạnh và
mỗi loại sinh vật đều được cấu thành bởi các nguyên tử kết hợp với nhau theo
một trật tự nhất định, sinh vật biết đổi là do sự sắp xếp các nguyên tử.
Còn Platon cho rằng ý niệm là nguồn gốc sinh ra thế giới. Ý niệm tồn tại
ngoài con người, ngoài cảm giác của con người. Các sự vật cụ thể có thể cảm thụ
được bằng cảm giác chỉ là bản sao của các ý niệm, dựa vào ý niệm hay đúng hơn
là thế giới ý niệm. Platon thừa nhận có hai thế giới tồn tại: thế giới ý niệm, là thế
giới tồn tại vĩnh viễn, bất biến, bất động, tuyệt đối chân thực, là cơ sở tồn tại của
thế giới sự vật cảm tính. Còn thế giới sự vật cảm tính là thế giới tồn tại không
chân thực, luôn luôn biến đổi, do ý niệm sản sinh ra, phụ thuộc vào ý niệm, loài
người cũng thuộc về thế giới này.
2.2. Về vũ trụ
Đemocrít cho rằng vũ trụ là vô tận có vô số thế giới phát sinh, phát triển và
tiêu diệt. Còn Platon thì ngược lại ông cho rằng vũ trụ này không tồn tại thực, tất
cả chỉ là sự phức hợp của ý niệm, do ý niệm quy định, do thượng đế quyết định
và không tồn tại.
2.3. Về vấn đề linh hồn
Đemocrít đã bác bỏ quan niệm về sự sản sinh ra sự sống và con người của
thần thánh. Theo ông sự sống là kết quả biến đổi dần dần từ thấp đến cao của tự
nhiên. Sinh vật đầu tiên xuất hiện ở môi trường nước và dưới tác động của nhiệt
độ, dần dần xuất hiện sinh vật có vú sống trên cạn. Cuối cùng là con người ra đời
trên quả đất. Ông đã phân biệt rõ ràng sự vật và sinh vật, chúng khác nhau ở chỗ
sự vật không có linh hồn, còn sinh vật có linh hồn: linh hồn được cấu tạo bởi các
nguyên tử hình cầu, giống như nguyên tử của lửa, vận động với vận tốc cao.
Nguyên tử linh hồn sinh ra nhiệt, nhiệt làm cho cơ thể hưng phấn và vận động.

Ông coi cái chết là sự phân tán của các nguyên tử cấu tạo nên thể xác và các
nguyên tử cấu tạo nên linh hồn chứ không phải là linh hồn lìa khỏi thể xác.
Còn Platon cho rằng con người bao gồm linh hồn và thể xác tồn tại độc lập
với nhau. Khi con người chết linh hồn sẽ thoát ra khỏi con người và bay lên trú
ngụ ở một vì sao. Khi thể xác mới ra đời, linh hồn bay xuống nhập vào thể xác
đó và tạo ra con người hoàn chỉnh bao gồm cả linh hồn và thể xác. Trong khi bay
xuống nhập vào thể xác con người linh hồn đã lãng quên những điều quan sát
được ở thế giới những ý niệm. Vì thế, nhận thức của con người thực chất là sự
hồi tưởng, sự nhớ lại của linh hồn về những điều mà nó đã lãng quên.
2.4. Về vấn đề nhận thức
Theo Đemocrít sở dĩ con người có những cảm giác khác nhau về màu sắc mùi
vị, âm thanh nóng lạnh là do những nguyên tử phối hợp tạo nên chủ thể nhận
thức. Điều đó có nghĩa là đối tượng của nhận thức là vật chất thế giới xung quanh
con người và nhờ sự tác động của đối tượng nhận thức vào con người nên con
người mới nhận thức được. Ông chia ra nhận thức thành nhận thức mờ tối và
nhận thức chân lý. Nhận thức mờ tối là nhận thức do các giác quan đem lại, nhận
thức chân lý là nhận thức do sự phân tích sâu sắc sự vật để nắm chắc bẳn chất
bên trong của nó, hai dạng nhận thức đó có liên quan với nhau chặt chẽ, trong đó
cảm giác là bước đầu của nhận thức. Ông quan niệm bề ngoài của sự vật toát ra
những hơi thở tinh tế tạo thành hình ảnh của chúng, những hơi thở tinh tế đó tác
động vào cơ quan cảm giác của con người làm cho người cảm nhận được sự vật.
Song cảm giác là nhận thức “mờ tối” vì nó chưa cho con người hiểu được bản
chất nằm sâu trong sự vật. Do đó con người phải dựa vào nhận thức sâu sắc hơn.
Còn Platon cho rằng chỉ có nhận thức lý tính đưa vào khái niệm mới có thể
đạt tới tri thứcchân thực, nhân thức cảm tính không bao giờ đạt tới tri thức chân
thực mà chỉ đưa lại dư luận. Platon đã đề cao vai trò của nhận thức lý tính và hạ
thấp vai trò của nhận thức cảm tính. Ông cho rằng nhận thức chẳng qua là sự hồi
tưởng, nhớ lại những ý niệm.
2.5. Về quan điểm chính trị- xã hội
Đemocrít đứng trong lập trường của phái chủ nô dân chủ, kịch liệt chống lại

phái chủ nô quý tộc. Ông ra sức bảo vệ và tuyên truyền cho chế độ dân chủ của
chủ nô trong đó thể hiện quyền lợi của mình gắn liền với sự phát triển ngày càng
một mạnh mẽ của thương mại và công nghiệp. Ông đề cao tình thân ái, tính ôn
hoà lợi ích chung và quyền lợi chung của công dân tự do. Do xuất thân từ tầng
lớp chủ nô dân chủ Đemocrít chỉ đề cập đến nền dân chủ của chủ nô, cũng như
các nhà tư tưởng khác, ông cho rằng nô lệ phải biết tuân theo người chủ nô.
Democrit đề cao Nhà nước, chính Nhà nước đóng vai trò duy trì trật tự và
điều hành xã hội. Theo ông cần phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ vi phạm
pháp luật hay chuẩn mực đạo đức.
Còn Platon, ông đề cao vai trò của chế độ quý tộc đứng trên lập trường của
phái chủ nô quý tộc chống lại chế độ dân chủ tiến bộ của xă hội. Ông cho rằng
linh hồn gồm các bộ phận lý tính, ư chí và cảm tính, trong xă hội có các hạng
người tương ứng với các bộ phận của linh hồn. Lư tính là cơ sở của các đức tính
cao cả chỉ có được ở những nhà triết học, nhà thông thái; ư chí là cơ sở của đức
tính can đảm thể hiện ở trong những người lính, những chiến binh. Cảm tính là
cơ sở của các đức tính thận trọng thường có ở những người dân tự do, những
người thợ thủ công. Platon đặc biệt miệt thị nô lệ. Theo ông nô lệ không phải là
người mà chỉ là động vật biết nói, không có đạo đức.
Platon chủ trương duy tri các hạng người trong xã hội, cũng có nghĩa là duy
trì sự bất bình đẳng giữa mọi người. Nhà nước ra đời là để đáp ứng những nhu
cầu đó.
KẾT LUẬN
Lịch sử triết học là một vấn đề rất quan trọng của triết học. Khi chúng ta
nghiên cứu lịch sử triết học nói chung thì vấn đề cơ bản nhất của lịch sử triết học
đó là cuộc đấu tranh giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm. Vấn đề
này được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử triết học. Cuộc đấu tranh
này cũng chính là sự phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội đã phân chia
thành các giai cấp đối kháng.
Trong thế giới quan của Chủ Nghĩa Duy Vật khẳng định tính thứ nhất có
trước của vật chất và tính thứ hai có sau của ý thức. Họ cho rằng vật chất sinh ra

trước ý thức và quyết định ý thức, còn ý thức có sau là sự phản ánh những mặt,
những yếu tố của vật chất; và Chủ Nghĩa Duy Vật khẳng định con người có khả
năng nhận thức thế giới. Ngược lại Chủ Nghĩa Duy Tâm khẳng định tính thứ
nhất có trước của ý thức và tính thứ hai có sau của vật chất, họ cho rằng ý thức
có trước vật chất và ý thức quyết định vật chất họ phủ nhận khả năng nhận thức
thế giới của con người, họ cho rằng sự nhận thức chỉ có được ở thế giới thần linh
thượng đế do thượng đế quyết định.
Cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học duy vật và duy tâm tồn tại ngay
từ những buổi sơ khai ban đầu của triết học, ta có thể thầy rõ điều đó khi nghiên
cứu triết học ở Hy Lạp thời kì cổ đại. Nét nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại là
đã đặt ra hầu hết các vấn đề cơ bản của triết học mà theo đó các học thuyết triết
học khác sau này sẽ từng bước giải quyết theo nội dung của thời đại mình, nó
bao chứa mầm mống của tất cả thế giới quan về sau này. Chúng ta thấy ngay từ
khi ra đời, triết học Hy Lạp cổ đại, tuy nhận thức của con người còn nhiều hạn
chế, đă xảy ra cuộc đấu tranh gay gắt không thể điều hoà được về mọi mặt trong
xã hội giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm giữa phép biện chứng và
phép siêu hình được thể hiện rất rõ mà đại diện tiêu biểu nhất là Đemocrít của
chủ nghĩa duy vật và Platon của chủ nghĩa duy tâm.
(1), (2) Triết học phần I: Đại cương về lịch sử triết học, TS. Bùi Văn Mưa (chủ biên)
4
1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mac-Lenin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội,
2. TS. Bùi Văn Mưa (chủ biên) (2010), Triết học phần I: Đại cương về lịch sử
triết học, LHNB Trường ĐH Kinh Tế, TP.HCM
3. />hy-lap.html
4. />song-xa-hoi.619836.html
4

×