Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

quản lý giáo viên trường trung học phổ thông na rì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.9 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trên thế giới hiện nay, tin học là một ngành phát triển không ngừng.Thời kỳ
công ngiệp đòi hỏi thông tin nhanh chóng, chính xác.Có thể nói tin học đã chiếm
một vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày ,trong các ngành khoa học kỹ
thuật.Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của ngành tin học thế
giới và khu vực,ngành tin hoc nước ta đã có bước phát triển nhất định .
Việc đưa tin học vào quản lý, nhằm giảm bớt sức lao động của con người,
tiết kiệm thời gian, độ chính xác cao và tiện lợi hơn rất nhiều so với việc làm
1
quản lý giấy tờ bằng thủ công như trước đây.Tin học hoá nhằm thu hẹp không
gian lưu trữ,tránh được thất lạc dữ liệu, tự động hoá và cụ thể hoá các thông tin
theo nhu cầu của con người.
Còn ở Việt Nam ngành tin học tuy còn non trẻ nhưng cũng đang từng bước bứt
phá được những thành công trong việc áp dụng tin học vào việc phát triển kinh -
tế xã hội, góp phần vào việc phát triển và khẳng định mình trên trường quốc tế.
Trong thời gian thực tập chuyên ngành,em đã nhận được đề tài "Quản lý
giáo viên trường trung học phổ thông NA RÌ ". Là một sinh viên nghành CNTT
đang được học tập trong khoa CNTT -ĐHTN, với mục đích tổng hợp những
kiến thức đã học và tìm hiểu để vận dụng vào giải quyết công việc thực tiễn, đặc
biệt là dưới sự hướng dẫn rất nhiệt tình của thầy giáo Trần Mạnh Tuấn trong bộ
môn hệ thống thông tin, em đã hoàn thành đề tài của mình.
Nội dung chính của đề tài :
Chương I : Tìm hiểu về Access
Chương II: Khảo sát và phân tích bài toán
Chương III: Thiết kế cơ sở dữ liệu
Qua kết quả thu thập tài liệu và nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại trường THPT Na
Rì - Bắc Kạn về công tác quản lý em đã hoàn thành đề tài của mình . Trong quá
trình làm bài , mặc dù đã có nhiều cố gắng song bước đầu làm quen với một bài
toán thực tế mà kinh nghiệm còn chưa nhiều nên chương trình của em không
tránh khỏi những sai sót . Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến


của các thày cô để chương trình của em ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Trần Mạnh Tuấn đã nhiệt
tình tạo điều kiện và hướng dẫn em hoàn thành đề tài .
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày 06 tháng 04 năm 2009

Sinh viên thực hiện
LỤC THỊ TIỆP
2
CHƯƠNG I : TÌM HIỂU VỀ ACCESS
1.1 Khái quát về Microsoft Access.
Microsoft Access là một hệ cơ sở dữ liệu của hãng Microsoft chạy trên
môi trường Windows, trên đó có các công cụ hữu hiệu và tiện lợi để tự động sản
sinh chương trình cho hầu hết các bài toán quản lý thường gặp trong thực tế. Với
Microsoft Access , người sử dụng không phải viết từng câu lệnh cụ thể mà vẫn
có được một chương trình hoàn chỉnh.Nếu cần lập trình, Access Basic để ta có
thể lập trình theo ý muốn của người sử dụng
Microsoft Access là công cụ quản trị cơ sở dữ liệu mạnh, được đánh giá
cao trong các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu trên máy tính PC hiện nay. Do
tính linh hoạt có nhiều mức người dùng và rất dễ sử dụng .So với công việc phải
lập trình vất vả khi sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu như FOXPRO thì với
Access chỉ cần thuwc hiện nhũng thao tác dơn giản
Access không chỉ là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mà còn là một hệ quản trị
cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database).Access cung cấp công cụ Wizard để tự
động tạo bảng , truy vấn , báo cáo hỗ trợ cho người dùng .Ta có thể sử dụng việc
phân tích bảng để tránh dư thừa dữ liệu .Access hỗ trợ rất tốt cho những người mới
bước vào tin học .Với Wizard và các phương tiện hoạt động khác ,sẽ tiết kiệm được
thời gian , công sức trong việc xây dựng và thiết kế công trình .
Sáu đối tượng mà Access cung cấp cho người dùng là :Bảng (Table), truy
vấn (Query), mẫu biểu (Form), báo biểu (Report), Macro và Module.Các đối

tượng trên có đầy đủ khả năng lưu trữ dữ liệu , thống kê , kết xuất báo cáo thông
tin và tự động cung cấp nhiều các tác vụ khác.
3
1.2. Giới thiệu các công cụ mà Microsoft Access cung cấp.
Microft Access cung cấp cho người dùng 6 đối tượng :
*Các đối tượng chính
1.2.1. Bảng ( table ).
Trong Access việc tạo bảng, sửa đổi cấu trúc của bảng được tiến hành trên
môi trường giao diện đồ hoạ rất trực quan, việc tạo bảng có thể sử dụng công cụ
Wizard hoặc tự thiết kế theo ý người sử dụng. Đối với bảng,Access cung cấp
đầy đủ các kiểu dữ liệu cần thiết cho các trường, bao gồm các kiểu dữ liệu kiểu
Text, kiểu số (Number), tiền tệ (Currency), kiểu ngày tháng (Data/Time), kiểu
ký ức (memo), kiểu logic (yes/no) và các đối tượng OLE.
Đặc biệt, với thuộc tính Validation Rule của các trường,chúng ta có thể
kiểm soát được các giá trị nhập vào mà không cần viết một dòng lệnh lập trình
nào như các ngôn ngữ lập trình khác.
Ngoài ra,để giảm các thao tác khi nhập dữ liệu , ta có thể đặt thuộc tính ngầm
định Default value hay các phiên bản mới của Accesss cung cấp các Combo Box
cho các trường của bảng nếu ta muốn sủ dụng để giảm bớt các thao tác bàn phím
và sai sót trong quá trình nhập liệu .
Để đảm bảo an toàn dữ liệu , Access cho phép thiết lập quan hệ giữa các
bảng với nhau đảm bảo tính ràng buộc .Do đó , người dùng không phải kiểm tra
tính toàn toàn vẹn dữ liệu khi nhập
4
- Đặt khoá chính cho bảng và tạo các chỉ mục
- Chỉnh sửa cấu trúc bảng
- Sử dụng thuộc tính của trường để trình bầy dạng dữ liệu của trường và
kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu khi nhập
Các bước cơ bản khi thiết lập một bảng trong Microsoft Access như sau:
- Tạo bảng:

- Đặt khoá chính cho bảng và tạo các chỉ mục
- Chỉnh sửa cấu trúc bảng
- Sử dụng thuộc tính của trường để trình bầy dạng dữ liệu của trường và
kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu khi nhập
1.2.2. Truy vấn (Query).
Truy vấn là sự lựa chọn thông tin theo một điều kiện nào đó .Có thể nói
sức mạnh của Access chính là ở truy vấn và báo cáo . Trong Access có 2 loại
truy vấn :
- Truy vấn lựa chọn (select query) : Là truy vấn mà kết quả đầu ra là tập
hợp các thông tin được lựa chọn từ các bảng , các truy vấn theo một điều kiện
nào đó .
- Truy vấn hành động: Là truy vấn nhằm thực hiện một thao tác sử lý một
dữ liệu nào đó .Ví dụ như xoá dữ liệu (Query delete), cập nhật dữ liệu (Query
update), chèn dữ liệu (Quary Append), tạo bảng (Query make table).
5
Việc sử dụng hữu hiệu các truy vấn trong chương trình sẽ làm tăng khả
năng tìm kiếm lời giải cho các bài toán phức tạp. Việc sử dụng các hàm tự định
nghĩa trong các cột của các truy vấn làm tăng khả năng kết xuất thông tin , tăng
tính đa dạng , mềm dẻo của thông tin đầu ra .
Ngoài ra,ta có thể xây dựng các truy vấn bằng cách sử dụng trực tiếp các
câu lệnh SQL, phục vụ tốt cho nghiệp vụ quản lý.
Khi xây dựng một truy vấn cần phải:
- Chọn bảng hoặc Query khác làm nguồn dữ liệu.
- Thêm các trường mới và kết quả thực hiện các phép tính trên các trường
của bảng nguồn.
- Đưa vào các điều kiện tìm kiếm, lựa chon.
- Đưa vào các trường dùng để sắp xếp.
1.2.3.Biểu mẫu ( Form ).
Form cho phép người sử dụng tạo nên các màn hình dùng để cập nhật
hoặc xem dữ liệu lưu dữ liệu trong bảng. Ngoài ra nó cho phép người sử dụng

tạo các hộp thoại đối đáp giữa người sử dụng và hệ thống ứng dụng.
Với bảng và truy vấn, ta vẫn xem được thông tin.Tuy nhiên, trên biểu mẫu
(Form ),giao diện thân thiện hơn nhiều. Biểu mẫu là công cụ mạnh của Accsess
được dùng để:
-Thể hiện và cập nhật dữ liệu cho các bảng.
-Tổ chức giao diện chương trình.
6
-Cập nhật dữ liệu từ bảng chọn.
-Cập nhật dữ liệu đồng thời cho nhiều bảng.
Có 4 loại biểu mẫu cơ bản như sau:
1. Biểu mẫu một cột (Single Column ):
Trong loại biểu mẫu này, các trường được sắp xếp theo hàng dọc, biểu
mẫu có thể chiếm một hay nhiều trang màn hình,trên đó ta có thể kẻ các đường
thẳng, hình chữ nhật haytrang trí các hình ảnh…Với biểu mẫu,người ta thường
sử dụng thêm công cụ Combo Box rất thuận tiện cho việc cập nhật dữ liệu từ
bàn phím.
2. Biểu mẫu nhiều cột dạnh bảng (Tabular ) :
Tabular là loại biểu mẫu dùng để hiển thị thông tin theo cột dọc từ trái
sang phải, mỗi hàng chứa một bản ghi tương đối giống bảng nhương ưu tiên hơn
là ta có thể tạo viền, tạo bảng khung nhìn, hiển thị được ảnh trong khi bảng, truy
vấn thì không thể làm được.
3. Biểu mẫu chính/phụ (Main/Sub Form ):
biểu mẫu chính/ phụ thường để biểu diễn hiển thị các dạng dữ liệu có
quan hệ một - nhiều.Trong mẫu biểu chính/ phụ, người ta hay sử dụng các List
Box để lựa chọn thông tin,hạn chế việc gõ bằng bàn phím.
4. Biểu mẫu đồ hoạ ( Graph ) :
7
Biểu mẫu đồ hoạ là loại biểu mẫu dùng để thể hiện kết quarthoongs kê
theo dạng cột phần trăm (%), đồ thị…làm chokeets quả có tính trực quan giống
như trong Word,Excel…

1.2.4. Báo cáo (Report ).
Cho phép chúng ta tạo ra kiết xuất từ các dữ liệu đã lưu trong các bảng,
sau đó sắp xếp lại và định dạng theo một khuôn cho trước.
Báo cáo là phần không thể thiếu được đối với một chương trình quản lý
hoàn thiện.Các dữ liệu luôn được tổng hợp, thống kê và in ra giấy.Thiết kế các
báo biểu là công việc cần thiết và mất rất nhiều thời gian.tuy nhiên,với Access
thì công việc trở nên thuận tiện hơn nhiều. Access cung cấp đầy đủ và đa dạng
các loại báo biểu.Trong đó,người dùng có thể thiết kế bằng công cụ Wizard,vượt
xa các công cụ của các ngôn ngữ lập trình khác như Foxpro, Visual Basic về
chất lượng cũng như tốc độ.
Khác với Form,Report chỉ kết xuát thông tin chứ không thể cập nhật dữ
liệu. Có rất nhiều dạng báo biểu như báo biểu theo nhóm ( Group/Total ), báo
biểu theo cột (summary ),báo biểu dạng bảng (Tabular ).
Mặc dù Report không hỗ trợ các điều khiển tương tác nhưng ta có thể điền
vào Report các điều khiển để hiển thị dữ liệu như là hộp văn bản và các hộp kiểm tra.
Phạm vi sử dụng của báo biêutrong Access chủ yếu là:
-In dữ liệu dưới dạng bảng, biểu.
8
-sắp xếp dữ liệu trước khi in.
-Sắp xếp, phân nhóm dữ liệu,thực hiện các phép tính để có dữ liệu tổng
hợp trên các nhóm, so sánh đối chiếu dữ liệu tổng hợp trên các nhóm với nhau.
Từ báo biểu, ta có thể kết xuất thông tin sang Word, Excel…
1.2.5. Macro .
Macro là tập hợp các hành động dùng để thực hiện một nhiêm vụ một
cách tự động. Bất kỳ các thao tác nào lặp đi lặp lại nhiều lần đều là đối tượng để
tạo Macro. Với Macro, ta có thể thiết lập được một hệ thống Menu,kích hoạt các
nút lệnh,mở đóng các bảng,mẫu biểu,truy vấn…Tự động tìm kiếm và chắt lọc
thông tin,kiểm soát các phím nóng.
-Câu lệnh Docmd dùng để thực hiện một hành động.
-Có thể gắn một Macro hay một thủ tục với một sự kiện của Access.

Đặc biệt là sự kiện On Click của nút lệnh.
-dùng nút lệnh để tổ chức giao diện chương trình với một Menu đơn giản.
Dùng Autoexec để tự động hoá các thao tác của chương trình và cài đặt
mật khẩu. Gắn Macro với một bàn phím hay tổ hợp phím để có thể thực hiện
Macro từ bất kỳ phím nào trong cơ sở dữ liệu.
1.2.6. Module
Khi sử dụng Macro ta có thể xây dựng được một tiến trình các công việc
tự động. Tuy nhiên, với những bài toán có độ phức tạp cao, Access không đáp
ứng nổi thì ta có thể lập trình bằng ngôn ngữ Access Basic có đầy đủ các kiểu
dữ liệu,các cấu trúc điều khiển, rẽ nhánh,các vòng lặp…làm công cụ cho chúng
ta tổng hợp, chắt lọc kiết xuất thông tin. Ngoài ra,ta có thể sử dụng thư viện các
hàm chuẩn của Access Basic cũng như của Win dow để đưa vào chương trình.
Người sử dụng có thể tự viết thêm các hàm,thủ tục và Access Basic coi như là
các hàm chuẩn.
1.3. Kết luận chung.
Một cơ sở dữ liệu là một tập hợp có cấu trúc của các khoản dữ liệu. Vì sự
sắp xếp dữ liệu là có thể dự báo trước được, nên ta có thể sắp xếp các khoản dữ
liệu này để lọc ra các khoản thông tin hữu dụng. tất cả các đối tượng trên của
Micrrosoft Access cho chúng ta xem và xử lý, thay đổi các thông tin trong cơ sở
dữ liệu theo nhiều phương pháp khác nhau.

9
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ BÀI TOÁN QUẢN LÝ NHÂN SỰ
(KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI TRƯỜNG THPT NA RÌ)
1. Giới thiệu về trường.
Tại trường THPT NA RÌ - BẮC KẠN hiện nay mọi công việc quản lý
nhân sự đều làm bằng thủ công, rất bất tiện và tốn thời gian.Với giai đoạn hiện
nay Công nghệ thông tin đang trong đà phát triển theo từng ngày từng giờ mà
một công việc như quản lý nhân sự tại đó lại phải làm bằng thủ công mỗi lần

kiểm tra hồ sơ một ai đó lại phải rở một tập hồ sơ ra tìm rất mất thời gian va
công sức hay tìm xem cán bộ nào đó có bị phạt hay không cũng phải mở tập hồ
sơ ra tìm…
Vì vậy với nhu cầu Công nghệ phát triển như hiện nay việc đưa tin hoá
vào công tác quản lý làm giảm bớt sức lao động của con người, tiết kiệm thời
gian độ chính xác cao và tiện lợi hơn rất nhiều so với phương pháp thủ công trên
giấy tờ.Tin học giúp thu hẹp không gian lưu trữ, tránh thất lạc dữ liệu, tự động
hoá hệ thống, cụ thể hoá các thông tin theo nhu câù của con người.Chính vì
những ưu điểm đó của bài toán quản lý nên em đã mạnh dạn dùng những kiến
thức đã học để xây dựng chương trình quản lý nhân sự trường THPT NA RÌ
BẮC KẠN.
2. Qúa trình quản lý giáo viên tại trường THPT NA RÌ.
Trường THPT NA RÌ được thành lập ngày 20/09/1965 theo quyết định số
279/QĐ-TC của sở GDĐT BẮC KẠN. Trường có chức năng và nhiệm vụ giáo
dục thế hệ thanh niên ở địa phương trở thành những học sinh chăm ngoan, thực
hiện tốt nguyên lý :" học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội".
Trên cơ sở đẩy mạnh phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt", phát huy tinh
thần làm chủ của cán bộ giáo viên và học sinh, bảo đảm thực hiện chương trình
nội dung và phương pháp giáo dục theo những quy định của ngành nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đã
quy định cho cấp học.
10
Trường có cơ cấu tổ chức và hoạt động như sau:
Cán bộ quản lý: 03 người (01Hiệu trưởng và 02 hiệu phó).
Giáo viên: Tổng số:43 người, trong đó:
- Trình độ trên đại học: 18 người.
- Trình độ đại học: 23 người.
- Trình độ cao đẳng: 02 người.
1. Ban giám hiệu : gồm có hiệu trưởng và hiệu phó.
- Hiệu trưởng: có nhiệm vụ phụ trách chung cho mọi hoạt động. Đồng

thời trực tiếp phụ trách các công tác khác như tổ chức, kế hoạch, thi đua, chủ
nhiệm, phổ cập GDTHPT.
- Hiệu phó: phụ trách các công tác chuyên môn (dạy và học).Phụ trách
trực tiếp các công tác hành chính, văn phòng, các đoàn thể, hoạt động phong
trào, phòng chống tội phạm và các công tác hướng nghiệp.
2. Giáo viên - công nhân viên : Trong đó có các tổ:
- Tổ chuyên môn: Tổ xã hội, tổ toán - lý, tổ sinh - hóa - địa - ngoại ngữ.
- Chủ nhiệm lớp: có chức năng
+ Giảng dạy bộ môn văn hóa ở lớp.
+ Cùng với giáo viên bộ môn, GVCN chịu trách nhiệm chính trong việc hình
thành nhân cách học sinh ở trong lớp.
+ Tổ chức quản lý, điều phối các hoạt động giáo dục của lớp.
+ Cố vấn cho tập thể học sinh, cho Đoàn, Đội trong lớp.
+ Tính điểm trung bình các môn từng học kỳ, cả năm học, đánh giá xếp loại
hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh.
- Giáo viên bộ môn: Giảng dạy bộ môn văn hóa đã được phân công. Thực hiện
đầy đủ số lần kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình môn học theo học kỳ, cả
năm học của học sinh.
- Các công tác khác: Đoàn, Đội, văn thư, thủ quỹ, kế toán , bảo vệ….
3. Ban chuyên trách:
Ban chi ủy, hội đồng thi đua, ban kiểm tra chuyên môn, ban chỉ đạo việc
thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông….
11
Với nhiệm vụ tổ chức quản lý tốt cán bộ giáo viên, học sinh và cơ sở vật
chất của nhà nước thì việc quản lý là một yêu cầu cấp thiết luôn được đặt ra đối
với cán bộ quản lý của trường. Việc nâng cao chất lượng giáo dục trong trường
đã luôn được ban giám hiệu quan tâm đầu tư. Chất lượng giảng dạy của giáo
viên ngày càng được nâng cao. Các thầy cô giáo đã nêu cao tinh thần trách
nhiệm, thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn, tích cực vận dụng đổi
mới phương pháp dạy học để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và công tác giáo

dục trong nhà trường
3. Các quy định, quy chế .
3.1 Quy chế chung:
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường và hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ của năm học, mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải thực hiện tốt
các quy định sau:
1.Chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước, không được vi phạm các điều bị cấm đối với giáo viên:
2.Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của giáo viên
3. Chấp hành sự phân công của tổ chức, thực hiện tốt kỷ luật lao động,
làm việc và ra vào lớp đúng giờ.
4.Thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn: có bài soạn đầy đủ,
chất lượng theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng triệt để đồ dùng
dạy học, đảm bảo các bài thực hành theo quy định, kiểm tra, xếp loại học sinh
theo các văn bản hiện hành.
5.Đoàn kết nội bộ, có tinh thần xây dựng tập thể, góp ý kiến cho đồng
nghiệp đúng lúc, đúng chỗ.
6.Thực hiện tốt nếp sống văn minh: nói năng giao tiếp lịch sự, nơi ăn ở
gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp.
7.Quy định về chế độ họp và giao ban:
8. Quy định về việc dự giờ và đánh giá xếp loại giáo viên - học sinh:
- Dự giờ
- Xếp loại hạnh kiểm học sinh1 lần / tháng.
- Xếp loại giáo viên: 1 lần / tháng ( Tổ chuyên môn).
Kết quả xếp loại hàng tháng là căn cứ đánh giá xếp loại định kỳ và cả năm.
12
9. Cán bộ, giáo viên và công nhân viên được phân công chuyên trách hoặc
kiêm nhiệm phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo giao ban theo quy định hoặc
báo cáo đột xuất bằng văn bản (nếu có).
10. Nội quy được tập thể, mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên có trách

nhiệm thực hiện tốt các quy định trên đây.
3.2. Quy định về cônh tác thi đua , kkhen thưởng:
Danh hiệu thi đua:
- Danh hiệu thi đua cá nhân:
+ Lao động tiên tiến.
+ Chiến sĩ thi đua giỏi cấp cơ sở.
+ Chiến sĩ thi đua giỏi cấp tỉnh.
- Danh hiệu tập thể (Đơn vị - Tổ - Khoa – Phòng):
+ Tập thể “Lao động tiên tiến”.
+ Tập thể “ Lao động xuất sắc”.
Quy định chung:
1. Lao động tiên tiến:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành chỉ tiêu đã đăng ký và
đạt chất lượng tốt cụ thể:
Nội dung đánh giá Chỉ tiêu
Học lực môn của học
sinh từ trung bình trở lên
Văn, Toán, Lý, Hóa,
Sinh, Anh
75%
Các môn khác 85%
Hạnh kiểm học sinh đạt loại tốt, khá 80%
Học sinh khá, Giỏi Văn, Toán, Lý, Hóa,
Sinh, Anh
7,5%
Các môn khác 7%
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt loại Khá
Duy trì sĩ số học sinh (Giáo viên chủ nhiệm) 99%
Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học đạt loại C
- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước

(thực hiện đúng quy định về việc dạy thêm, học thêm. Không để xảy ra tiêu cực
ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp). Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết,
tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua của trường.
- Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ.
13
- Có đạo đức, lối sống lành mạnh.
2.Chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp cơ sở:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành chỉ tiêu đã đăng ký và
đạt chất lượng tốt.cụ thể:
Nội dung đánh giá Chỉ tiêu
Học lực môn của học sinh

từ trung bình trở lên
Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh 7,4%
Các môn khác 96%
Hạnh kiểm học sinh đạt loại tốt, khá 80%
Học sinh khá, Giỏi Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh 1,5%
Các môn khác 4%
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt loại Giỏi
Duy trì sĩ số học sinh (Giáo viên chủ nhiệm) 99%
Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học đạt loại B
Có học sinh giỏi cấp Huyện
- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước (thực hiện đúng quy định về việc dạy thêm, học thêm.
- Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có đạo đức, lối sống lành mạnh.
3. Chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp tỉnh.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành chỉ tiêu đã đăng ký và
đạt chất lượng tốt, cụ thể:
Nội dung đánh giá Chỉ tiêu

Học lực môn của học

sinh từ trung bình trở
Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh 70%
Các môn khác 92%
14
Hạnh kiểm học sinh đạt loại tốt, khá 93%
Học sinh khá, Giỏi Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh 2,5%
Các môn khác 5%
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Giỏi
Duy trì sĩ số học sinh (Giáo viên chủ nhiệm) 99%
Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học đạt loại A
Có học sinh giỏi cấp Tỉnh
3 năm liên tục liến trước đạt loại danh hiệu CSTĐ, GVG cấp Cơ sở
- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước
(thực hiện đúng quy định về việc dạy thêm, học thêm. Không để xảy ra tiêu cực
ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp). Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết,
tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua của trường.
- Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có đạo đức, lối sống lành mạnh.
4. Các thông tin vào – Ra của hệ thống hạn chế và giải pháp
Công tác quản lý giáo viên thông thường cần thực hiện các công việc sau:
Thu nhận, bảo quản hồ sơ và thông tin, theo dõi quá trình làm việc và công tác,
quá trình lương, thay đổi giáo viên: hồ sơ của giáo viên nghỉ hưu và những
người chuyển đơn vị công tác, tìm kiếm, sửa đổi và báo cáo nếu có yêu cầu của
lãnh đạo. Công việc đó đòi hỏi phải nắm bắt thông tin một cách chính xác, khoa
học, nhanh chóng và kịp thời.
Với các yêu cầu thu thập thông tin, lưu trữ, kiết xuất nhannh chóng kịp thời
để phục vụ các yêu cầu quản lý ta có thể phát sinh các luồng thông tin như sau:
• Luồng thông tin đưa vào: phát sinh khi có yêu cầu quản lý hồ sơ

giáo viên.
• Luồng thông tin ra: phát sinh khi có nhu cầu lấy thông tin phục vụ
yêu cầu quản lý
Hai luồng thông tin này được minh họa như sau:
15
Thông tin vào
Quá trình xử lý Thông tin ra
1. Thông tin vào của hệ thống :
- Sơ yếu lý lịch của giáo viên.
- Các quyết định biên chế, hợp đồng,…
- Thông tin về giáo viên được cập nhật theo định kỳ .
- Thông tin về bổ sung và thay đổi giáo viên.
- Các yêu cầu cần tra cứu của lãnh đạo trong trường.
2. Thông tin ra của hệ thống :
- Các thông tin về giáo viên.
- Tổng hợp, in ấn được các thống kê báo cáo khi có các yêu cầu.
- Tìm kiếm được các thông tin cần thiết của các giáo viên trong trường.
Hệ thống chương trình phải bảo đảm tính chính xác, kịp thời trong quá trình lưu
trữ và xử lý thông tin.
Tại trường THPT NA RÌ hiện nay, mọi công việc về quản lý nói chung và
công tác quản lý giáo viên nói riêng đều phải làm bằng thủ công, rất bất tiện và
tốn nhiều thời gian. Với một số lượng lớn cán bộ giáo viên như vậy đã gây
không ít khó khăn trong việc quản lý, nhất là việc điều động, thuyên chuyển
công tác, theo dõi các quá trình công tác hoặc quá trình lương của giáo viên. Khi
cần quản lý các thông tin của tất cả giáo viên trong trường thì người quản lý phải
kiểm tra tất cả các thông tin của từng người trong đơn vị mình, kết hợp với
những thông tin từ những nơi khác gửi đến (Hồ sơ giáo viên, các quyết định,
thông báo, ).
Hạn chế của phương pháp này là quản lý không chặt chẽ, có thể gây ra
những thiếu sót. Không những vậy còn tốn nhiều thời gian, khi đang làm công

việc này thì gây ùn tắc những công việc khác. Trong trường chỉ có một người
quản lý các thông tin đối với giáo viên nên khi có những công việc khác cần
giải quyết sẽ gây ra sự quá tải với người quản lý. Các nhu cầu tìm kiếm rất phức
tạp, để lấy một số thông tin về một vài giáo viên nào đó thì sẽ phải mất một thời
gian nhất định. Khi thống kê danh sách, theo tổ hoặc theo chuyên môn…
16
Qua thực tế có thể thấy việc quản lý giáo viên trong trường hiện nay vẫn
còn được thực hiện bằng phương pháp thủ công, phải sử dụng tới nhiều sổ sách
rất phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức.
Với những khó khăn và bất cập trong việc quản lý giáo viên như hiện nay
thì việc đưa tin học vào áp dụng vào quản lý trong trường sẽ nâng cao được
hiệu quả một cách đáng kể. Việc áp dụng tin học sẽ giảm nhẹ công tác quản lý
vốn trước kia rất rườm rà, cồng kềnh. Có thể tính theo dõi và quản lý và truy
xuất những thông tin về giáo viên như theo dõi thi đua khen thưởng, kỉ luật….
Việc áp dụng nó nói lên được phần nào những ứng dụng mạnh mẽ của tin học
trong đời sống xã hội và văn hóa, giảm nhẹ đi rất nhiều công tác quản lý điểm
của học sinh đối với giáo viên nơi đây được dễ dàng hơn. Vì vậy, việc ứng dụng
chương trình quản lý giáo viên vào trong công tác quản lý của trường THPT NA
RÌ sẽ phần nào đáp ứng được các yêu cầu còn vướng mắc, giúp cho công tác
quản lý của nhà trường đi vào nề nếp và hiệu quả hơn.
5. Đề xuất hệ thống quản lý mới
Trong thời đại thông tin bùng nổ, việc đưa thông tin trở thành một công
cụ phục vụ công tác quản lý là một yêu cầu cấp thiết.
Sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống mới để nhằm đáp ứng được nhu
cầu cần thiết về tính chính xác, đầy đủ, nhanh chóng với sự phát triển của nhà
trường cũng như khắc phục các nhược điểm của phương pháp thủ công. Mỗi
đơn vị có những yêu cầu và đặc điểm riêng nên hệ thống thông tin quản lý phải
đi sát cùng những chiến lược phát triển chung của đơn vị, không để những thay
đổi nhỏ về tổ chức cũng như quản lý làm sai lệch thông tin cần tập hợp. Trong
qua trình phát triển, hệ thống cần phải kiểm chứng tính đúng đắn. tính khoa học

đồng thời hệ thống luôn phải được hoàn thiện và điều chỉnh cho phù hợp. Các
thông tin đầu ra phải đảm bảo được tính mục tiêu rõ ràng, chính xác, đày đủ, đáp
ứng được yêu cầu của nhà quản lý.
Vấn đề tin học hoá các hoạt động quản lý của nhà trường mà bước đầu là tin
học hoá công tác quản lý giáo viên là hết sức cần thiết. Việc cải tiến quản lý giáo
viên theo phương thức mới sẽ đáp ứng được các yêu cầu mà nhà trường đề ra là:
17
- Rút ngắn thời gian đáp ứng được yêu cầu mà hiệu trưởng, các tổ chuyên
môn, các thầy cô giáo đề ra.
- Giảm bớt công việc bàn giấy.
- Phân phối thông tin trong nhà trường nhanh chóng và chính xác hơn.
- Đưa ra các phương pháp quản lý giáo viên nhanh hơn và tốt hơn.
Vì vậy tin học hoá công tác quản lý giáo viên của trường THPT NA RÌ nói riêng
và công tác quản lý giáo viên nói chung ở giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Nếu áp dụng chương trình quản lý giáo viên, có thể đáp ứng được phần
nào những vấn đề mà phần thực trạng của bài toán đã đề ra.
Trên cơ sở giữ lại những ưu điểm của quy trình tính toán và quản lý giáo
viên trước đây, bổ xung và cải tiến thêm những điều còn thiếu sót để xây dựng
một hệ thống quản lý mới tiện ích hơn.
Về việc cập nhật những thông tin của giáo viên cần quản lý, vẫn do cán
bộ tổ chức nhập thông tin vào máy tính.
Khi muốn biết những thông tin về một giáo viên nào đó thì chỉ việc điền
những thông tin mà mình cần biết, máy tính sẽ tự động tra cứu và tìm kiếm theo
yêu cầu.
Việc áp dụng tin h ọc vào trong công tác quản lý giáo viên trong nh à trường
làm giảm nhẹ công tác quản lý bằng sổ sách mà trước đây rất cồng kềnh .
CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU - MỤC TIÊU QUẢN LÝ .
3.1.1.Yêu cầu của bài toán.
Bài toán đặt ra ở trường THPT NA RÌ là công tác quản lý giáo viên trong

toàn trường. Quản lý giáo viên của trường cần được xây dựng bởi một phần
mềm tin học với mục đích là thực hiện công việc nhanh chóng, chính xác, tiết
kiệm công sức cho người làm công việc quản lý.
Bài toán đó phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Cho phép nhập dữ liệu, khi có thay đổi cho phép sửa và xoá được.
18
- Chương trình tự động tổng hợp, tìm kiếm, sắp xếp, chỉnh sửa và cho kết
quả theo đúng yêu cầu.
- Việc thực hiện các thao tác nhanh chóng, đơn giản và dễ sử dụng. Đặc
biệt các dữ liệu kết xuất chính xác nhất quán cho người sử dụng.
- Có trợ giúp để người sử dụng dễ sử dụng chương trình hơn.
- Chương trình dễ cài đặt và chạy tốt cho máy PC đang có các phần mềm
ứng dựng phổ biến. Đồng thời phải tương thích hoặc có thể nâng cấp để phù hợp
với sự phát triển của các thiết bị phần cứng và các phần mềm trong tương lai.
3.1.2. Mục tiêu quản lý.
* Cập nhật thông tin về giáo viên
* Theo dõi các thông tin của giáo viên trong thời gian giảng dạy và làm việc
tại trường.
* Theo dõi và quản lý thi đua khen thưởng.
* Thống kê, báo cáo và tìm kiếm khi có yêu cầu.
3.2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT NA RÌ.
3.2.1. Phân tích và thiết kế hệ thống về chức năng.
Thực chất là tìm những thao tác đặc trưng của hệ thống có tác động đến
các tệp dữ liệu. Để phân tích thiết kế hệ thống, ta có thể sử dụng 1 trong 2
phương pháp sau hoặc có thể kết hợp chúng :
- Phân tích hệ thống trên cơ sở sử dụng biểu đồ luồng dữ liệu.
- Phân tích hệ thống trên cơ sở sử dụng biểu đồ phân cấp chức năng.
3.2.2 Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng :
Biểu đồ phân cấp chức năng :
19

QUẢN LÝ GIÁO VIÊN
CẬP NHẬT
DANH MỤC
CN DÂN
TỘC
CẬP NHẬT
HSGV
TRA CỨU
THỐNG KÊ
BÁO CÁO
HSGV
LƯƠNG
CN TĐ DT
KT - KL
THEO TÊN
CHỨC VỤ
CHUYÊN
MÔN
HỒ SƠ
KHEN
THƯỞNG
KỶ LUẬT
20
3.2.3 Xây dựng biểu đồ dữ liệu mức khung cảnh:
Hệ thống các ký hiệu trong sơ đồ:
Mô tả chức năng xử lý:

Tên chức năng là một động từ.
Mô tả luồng dữ liệu: 1.
2.

3.
1 và 2 chỉ luồng dữ liệu đi một chiều.
3 chỉ luồng dư liệu đi cả hai chiều.
Tên của các luồng dữ liệu là một danh từ.
Mô tả kho dữ liệu:
Tên của kho dữ liệu thường là danh từ.
Mô tả các tác nhân: Tác nhân ngoài:
Tên tác nhân ngoài phải là một danh từ
Tác nhân trong:
Tên tác nhân trong phải là một động từ.
Biểu diễn sơ đồ
21
3.2.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
CÁN BỘ QUẢN LÝ
GIÁO VIÊN
CẬP
NHẬT HỒ

CẬP
NHẬT
DANH
MỤC
TRA CỨU,TÌM
KIẾM
THỐNG
KÊ,IN ẤN
CÁN BỘ QUẢN LÝ
Hồ sơ giáo viên
Các bảng danh mục
Thông tin nhập Thông tin nhập

Yêu cầu
Đáp ứng
Thông tin báo cáo
Th ông tin h ồi đ áp
T
h
ô
n
g

t
i
n

c

n

t
r
a

c

u
Yêu cầu
Đáp ứng
L
ư
u


g
i

L
ư
u

g
i

Thông tin cần
tra cứu
Thông tin cần
tra cứu
22
3.2.5.Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
- Chức năng cập nhật hồ sơ danh mục:
- Chức năng cập nhật hồ sơ giáo viên:
CÁN BỘ QUẢN LÝ
LƯƠNG
DÂN TỘC
TRÌNH ĐỘ
ĐÀO TẠO
DM lương
DM dân tộc
DM TĐ ĐT
CÁN BỘ QUẢN LÝ
HỒ SƠ
GIÁO

VIÊN
LƯƠNG
KHEN
THƯỞNG KỶ
LUẬT
HỒ SƠ GV
LƯƠNG KT - KL
23
- Chức năng tra cứu - tìm kiếm:
- Chức năng thống kê – báo cáo:
CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRA CỨU
THEO CH
ỨC VỤ
TRA CỨU THEO
TRÌNH ĐỘ
CHUYÊN MÔN
HỒ SƠ GIÁO VIÊN
CHỨC VỤ
TĐ CM
GIÁO VIÊN
CÁN BỘ QUẢN LÝ
DANH SÁCH
GV KHEN
THƯỞNG
DANH
SÁCH GV
DANH
SÁCH GV
KỶ LUẬT

KHEN
THƯỞNG
KỶ LUẬT
HSGV
24
3.3. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU
- Bảng hồ sơ giáo viên:
- Bảng chức vụ:
- Bảng trình độ đào tạo:
- Bảng dân tộc:
25

×