Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề thi và đáp án thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 9 tham khảo các phòng, các tỉnh (19)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.62 KB, 5 trang )

UBND HUYỆN LONG PHÚ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Năm học: 2007-2008
ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày 24/02/2008
(Đề thi có 01 trang)
MÔN THI: SINH HỌC_Lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian phát đề)
ĐỀ:
Câu 1: (5 điểm)
cây lúa, gen A quy đònh thân cao là trội hoàn toàn, gen a quy đònh thân thấp là lặn,
gen R quy đònh hạt tròn là trội hoàn toàn, gen r quy đònh hạt dài là lặn. Hai cặp tính trạng
này phân ly độc lập đối với nhau.
Khi cho hai giống lúa thuần chủng về hai cặp tính trạng thân cao, hạt tròn và thân thấp,
hạt dài lai với nhau.
a/ Xác đònh kiểu gen và kiểu hình ở F
1
. Xác đònh tỉ lệ kiểu hình ở F
2
(không viết sơ đồ
lai, mà dựa vào các nguyên tắc đã rút ra từ các đònh luật của Menđen)
b/ Nếu đem cây lai ở F
1
cho giao phối với cây lúa ở thân thấp, hạt dài thì sẽ cho ra kết
quả ra sao về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 2: (3 điểm)
Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết
đònh việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Vì sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ
xấp xỉ bằng nhau?
Câu 3: (4 điểm)
Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử ADN. Hãy giải thích vì sao ADN có tính chất đa
dạng và đặc thù? Đặc tính của ADN là gì mà được coi là cơ sở vật chất ở cấp phân tử của sự
di truyền?


Câu 4: (3 điểm)
Nhiễm sắc thể có đặc tính và chức năng gì mà được xem là cơ sở vật chất của hiện
tượng di truyền?
Câu 5: (5 điểm)
Đột biến gen là gì? Có các dạng nào? Nguyên nhân gây ra đột biến gen. Hậu quả của
đột biến gen là gì?
HẾT
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ & tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Số báo danh: . . . . . . . . . . . . . . . . . .

UBND HUYỆN LONG PHÚ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Năm học: 2007-2008
Khóa ngày 24/02/2008
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN THI: SINH HỌC_Lớp 9
Câu Nội Dung Điểm
Câu 1
(5 điểm)
Gọi: A: Gen quy đònh tính trạng thân cao (trội)
a: Gen quy đònh tính trạng thân thấp (lặn)
R: Gen quy đònh tính trạng hạt tròn (trội)
r: Gen quy đònh tính trạng hạt dài (lặn)
Hai cặp tính trạng này phân ly độc lập đối với nhau
1 điểm
a/ Khi cho lai hai giống lúa thuần chủng: thân cao hạt tròn với thân
thấp hạt dài ta có:
- Kiểu di truyền của thân cao hạt tròn thuần chủng: AARR
- Kiểu di truyền của thân thấp hạt dài thuần chủng: aarr
Sơ đồ
P AARR x aarr

Gt P AR ar
F
1
AaRr
Kết quả:
- Kiểu di truền: 100% AaRr
- Kiểu hình 100% thân cao hạt tròn
1 điểm
Cho lai F
1
với nhau không cần lập bảng, dựa vào sự phân ly độc lập
và tổ hợp tự do của các tính trạng ta có kiểu hình F
2
là:
 9 A_R: 9/16 thân cao hạt tròn
 3A_rr: 3/16 thân cao hạt dài
 3aaR_: 3/16 thân thấp hạt tròn
 1aarr: 1/16 thân thấp hạt dài
1 điểm
b/ Cho lai F
1
với cây lúa thân thấp hạt dài, ta có:
- Kiểu di truyền của F
1
: AaRr
- Kiểu di truyền của thân thấp hạt dài: aarr
Sơ đồ lai:
F
1
: AaRr x aarr

1 điểm
Gt F
1
AR, Ar, aR, ar ar
AR Ar aR ar
ar AaRr Aarr aaRr aarr
Kết quả:
- Kiểu di truyền: ¼ AaRa; ¼ Aarr; ¼ aaRr; ¼ aarr
- Kiểu hình: 25% cao tròn; 25% cao dài; 25% thấp tròn; 25%
thấp dài
1 điểm
Câu 2
(3 điểm)
Cơ chế sinh con trai, con gái ở người được giải thích dựa trên cơ chế
xác đònh giới tính. Đó là sự phân ly của cặp NST giới tính trong quá
trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh
P: 44A + XX x 44A + XY
Gt P: 22A + X 22A + X +22A + Y
F
1
: 44A + XX 44A + XY
Con gái Con trai
(A là cặp NST thường, XX là cặp NST giới tính nữ, XY là cặp NST
giới tính nam)
1 điểm
Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái do phụ nữ quyết
đònh là không đúng vì qua giảm phân người mẹ chỉ sinh ra một loại
trứng là X, còn người bố cho ra hai loại tinh trùng là X + Y. Sự thụ
tinh giữa trứng với tinh trùng mang X sẽ sinh ra con gái còn sự thụ
tinh giữa trứng với tinh trùng mang Y sẽ sinh ra con trai, như vậy chỉ

có con trai NST Y quyết đònh giới tính nam, ở nữ không có NST Y
quyết đònh giới tính nam nên quan niệm trên là sai.
1 điểm
Theo cơ chế phân ly NST trong quá trình phát sinh giao tử, số
giao tử đực mang X bằng số giao tử đực mang Y nên sự thụ tinh tạo
ra hai loại hợp tử XX và XY tương đương nhau. Vì vậy trong cấu trúc
dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1
1 điểm
Câu 3
(4 điểm)
 Cấu tạo hóa học của ADN
ADN là axit đêôxiribônuclêic là một hợp chất hữu cơ gồm có
C H O N P. Phân tử ADN là một phân tử, cấu tạo của nó theo nguyên
tắc đa phân gồm nhiều đơn phân. Đơn phân của ADN là nuclêôtit,
mỗi phân tử ADN gồm rất nhiều nuclêôtit có 4 loại nuclêôtit là A, T,
G, X.
1 điểm
4 loại nuclêôtit liên kết với nhau thành từng cặp A-T và G-X
các cặp nuclêôtit này sắp xếp theo nhiều cách khác nhau và tạo ra
vô số loại phân tử ADN khác nhau. Mỗi loại ADN có tính đặc trưng
về cấu tạo, khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các
1 điểm
cặp nuclêôtit
Vậy ADN có tính đa dạng và đặc thù là do nó có cấu tạo theo
nguyên tắc đa phân
Đặc tính của ADN
ADN tập trung chủ yếu ở nhân tế bào có khối lượng ổn đònh đặc
trưng cho từng loại tế bào sinh dục có khối lượng ADN giảm đi một
nửa. Khi thụ tinh thành hợp tử khối lượng ADN lại được khôi phục
lại ở tế bào sinh dưỡng

ADN mang thông tin di truyền
ADN có khả năng tự nhân đôi. Hai phân tử ADN sinh ra từ
ADN mẹ sao chép lại chính xác các cặp nuclêôtit trên phân tử ADN
1,5 điểm
Vì vậy AND được coi là cơ sở phân tử của hiện tượng di
truyền, truyền đạt các thông tin di truyền từ thế hệ tế bào này sang
thế hệ tế bào khác.
0,5 điểm
Câu 4
(3 điểm)
- Đặc tính của NST
Trong tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng
về hình thái số lượng, được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.
VD: bộ NST của ruồi giấm có 8 NST gồm 1 cặp NST giới tính và 3
NST thường.
1 điểm
Hình thái của NST được biến đổi qua các kỳ của quá trình
phân bào nguyên phân và giảm phân
0,5 điểm
- Chức năng của NST
 Chứa phân tử ADN
 NST là cấu trúc mang gen quy đònh các tính trạng di truyền những
biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra sự biến đổi
 NST có khả năng tự nhân đôi
Sự nhân đôi của NST, sự phân ly trong quá trình hình thành giao tử
và sự tổ hợp các cặp NST tương đồng trong quá trình thụ tinh là cơ sở
di truyền các tính trạng ở những loại giao phối
1,5 điểm
Câu 5
(5 điểm)

- Đột biến gen là những biến đổi về số lượng, thành phần, trật tự các
cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN
1 điểm
- Đột biến gen có các dạng
 Mất một cặp hoặc một số cặp nuclêôtit
 Lặp lại một cặp hay một số cặp nuclêôtit nào đó
 Thay thế một cặp nuclêôtit
 Thêm một cặp nuclêôtit
1 điểm
- Nguyên nhân: Đột biến phát sinh là do những rối loạn trong quá
trình tự nhân đôi của phân tử ADN dưới sự ảnh hưởng của môi
trường trong và ngoài cơ thể.
Các yếu tố ảnh hưởng làm xuất hiện đột biến gen là các tia
phóng xạ biến đổi đột ngột của nhiệt độ, các hóa chất.
1,5 điểm
- Hậu quả của đột biến gen: Làm biến đổi cấu trúc phân tử Prôtêin, 1,5 điểm
cuối cùng dẫn đến biến đổi đột ngột và gián đoạn ở kiểu hình. Đột
biến gen di truyền được ho đời sau.
Đột biến gen phần lớn có hại cho cơ thể, tuy vậy cũng có lợi
có ý nghóa trong chọn giống và tiến hóa.
__________HẾT_________

×