Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TƯ TƯỞNG VEDANTA VÀ PHẬT GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.6 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC



TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI 1:
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TƯ TƯỞNG
VEDANTA VÀ PHẬT GIÁO


HỌC VIÊN THỰC HIỆN : LÊ THANH NGÂN
STT : 41
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 5
LỚP : CAO HỌC NGÀY 4 – K22
GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA





Tp.HCM, tháng 12/2012

SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ VEDANTA Ở ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI

MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: Khái quát về triết học Ấn Độ thời cổ đại – trung đại
1.1 Hoàn cảnh ra đời triết học Ấn Độ thời cổ đại – trung đại


1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.2 Điều kiện xã hội
1.1.3 Điều kiện văn hóa
1.2 Triết học Ấn Độ cổ đại – trung đại
1.2.1 Đặc điểm triết học Ấn Độ cổ đại
1.2.2 Các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại
Chƣơng 2: Khái quát về triết học Phật giáo và triết học Vedanta
2.1 Sơ lược về thời kỳ Veda
2.2 Triết học Phật giáo
2.1.1 Điều kiện ra đời
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.3 Các nét đặc trưng
2.3 Triết học Vedanta
2.2.1 Điều kiện ra đời
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển
2.2.3 Các nét đặc trưng
Chƣơng 3: So sánh triết học Phật giáo và triết học Vedanta
PHỤ LỤC 01: BÀI ĐỌC THÊM “SƠ LƢỢC VỀ KINH VEDA”
PHỤ LỤC 02: BÀI ĐỌC THÊM “KHÁI NIỆM PHÁP TRONG TRIẾT HỌC VÀ VĂN HÓA
ẤN ĐỘ”
PHỤ LỤC 3: BÀI ĐỌC THÊM “GIỚI THIỆU VỀ PHẬT GIÁO”
PHỤ LỤC 4: BÀI ĐỌC THÊM “TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC TRONG KINH UPANISHAD”
PHỤ LỤC 5: BÀI ĐỌC THÊM “CÁC HỆ PHÁI VEDANTA”


KẾT LUẬN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO




MỞ ĐẦU

Có thể thấy rằng Đức Phật, giáo chủ khai sáng Đạo Phật, là một người được giáo dục trong môi
trường của Veda. Từ khi sinh ra, lớn lên và thậm chí cả khi đi xuất gia tu hành, ngài cũng trang bị
cho bản thân bằng những kinh nghiệm đã được hấp thu từ nền giáo dục của truyền thống Veda. Sự
tham cầu học và đạt được những kết quả tối cao trong phương pháp của hai đạo sĩ A-la-la và Uất-
đầu-ca, sự tìm cầu giải thoát bằng đường hướng khổ hạnh , đã cho thấy rõ điều đó. Hơn nữa, cùng bắt
nguồn trên mảnh đất của triết lý, lẽ tất nhiên Phật giáo và Bà-la-môn giáo nói chung và triết hệ
Vedanta nói riêng không thể nào không có những mối quan hệ nhất định được.

Do vậy, để làm rõ mối tương quan này thì cần thiết so sánh những điểm tương đồng và dị biệt của hai
khối tư tưởng triết lý và đạo học đã được coi là chủ yếu nhất của Ấn Độ.

Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận ngắn không phải là một bài khảo cứu chuyên ngành – nên nó
chỉ được giới hạn trong những điểm cơ bản nhất mà bằng phương pháp phân tích so sánh người viết
đã sử dụng để đánh giá về sự tương đồng và dị biệt của hai trào lưu tư tưởng đã có quan hệ sâu đậm
lẫn nhau trong suốt chiều dài lịch sử.



CHƢƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI

1.1. Bối cảnh Ấn Độ thời cổ đại
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Ấn Độ cổ đại là một lục địa lớn ở phía nam Châu Á. Phía Tây Nam và Đông Nam giáp Ấn Độ
Dương, phía Bắc là dãy Hymalaya hùng vĩ án ngữ theo một vòng cung dài 2.600km. Có những yếu
tố địa lý rất trái ngược nhau: vừa có núi cao, lại vừa có biển rộng; vừa có sông Ấn chạy về phía Tây
lại vừa có sông Hằng chảy về phía Đông; vừa có đồng bằng phì nhiêu, lại có sa mạc khô cằn, vừa có

tuyết rơi lạnh giá vừa có nắng nóng cháy rực.

1.1.2. Điều kiện xã hội
Xã hội cổ đại Ấn Độ ra đời rất sớm. Theo tài liệu khảo cổ học, vào khoảng thế kỷ XXV trước Công
nguyên (TCN) đã xuất hiện nền văn minh sông Ấn, sau đó bị tiêu vong, nay vẫn chưa rõ nguyên
nhân. Từ thế kỷ XV TCN các bộ lạc du mục Arya từ Trung Á xâm nhập vào Ấn Độ. Họ định cư rồi
đồng hóa với người bản địa Dravida tạo thành cơ sở cho sự xuất hiện quốc gia, nhà nước lần thứ hai
trên đất Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ VII TCN đến thế kỷ XVI SCN, đất nước Ấn Độ phải trải qua hàng loạt
biến cố lớn, đó là những cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các vương triều trong nước và sự
xâm lăng của các quốc gia bên ngoài.
Đặc điểm nổi bật của điều kiện KT-XH của xã hội Ấn Độ cổ - trung đại là sự tồn tại rất sớm và kéo
dài kết câu KT-XH theo mô hình ―công xã nông thôn‖, trong đó, theo Mác, chế độ quốc hữu vê
ruộng đất là cơ sở quan trọng nhất để tìm hiểu toàn bộ lịch sử Ấn Độ cổ đại. Trên cơ sở đo đã phân
hóa và tồn tại bốn đẳng cấp lớn: tăng lữ (Brahman), quý tộc (Ksatriya), bình dân tự do (Vaisya) và
tiện nô (Ksudra). Ngoài ra con có sự phân biệt chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp và tôn giáo.
1.1.3. Điều kiện văn hóa
Văn hóa Ấn Độ được hình thành và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên và hiện thực xã hội.
Người Ấn Độ cổ đại đã tích lũy được nhiều kiến thức về thiên văn, sang tạo ra lịch pháp, giải thích
được hiện tượng nhật thực và nguyệt thực…Ở đây, toán học xuất hiện sớm, phá minh ra số thập

phân, tính được trị số π, biết về đại số, lượng giác và phép khai căn, giải phương trình bậc 2,3. Về y
học đã xuất hiện những danh y nổi tiếng chữa bệnh bằng thuật châm cứu và bằng thảo mộc.
Nét nổi bật của văn hóa Ấn Độ cổ - trung đại là mang dấu ấn sâu đậm về tín ngưỡng và tôn giáo. Văn
hóa Ấn Độ cổ đại và trung đại được chia làm ba giai đoạn chính:
- Giai đoạn nền văn minh sông Ấn: khoảng từ thế kỷ XXV – XV TCN
- Giai đoạn nền văn minh Veda: từ thế kỷ XV – VII TCN
- Giai đoạn hỗn hợp: từ thế kỷ VI – I TCN: là thời kỳ hình thành các trường phái triết học tôn giáo
lớn gồm hai hệ thống đối lập nhau là chính thống và không chính thống. Hệ thống chính thống
bao gồm các trường phái thừa nhận uy thế tối cao của kinh Veda. Hệ thống này gồm sáu tường
phái triêt học điển hình là Sàmkhya, Minànsà, Vedanta, Yoga, Nyaya, Vaisesika. Hệ thống không

chính thống phủ nhận, bác bỏ uy thế của kinh Veda và đạo Bàlamôn. Hệ thống này gồm ba trường
phái là Jaina, Lokayata và Buddha (Phật giáo)

1.2. Đặc điểm triết học Ấn Độ cổ đại – trung đại
Trước hết, triết học Ấn Độ là một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn của những tư tưởng tôn giáo.
Giữa triết học và tôn giáo rất khó phân biệt. Tư tưởng triết học ẩn giấu sau các lễ nghi huyền bí, chân
lý thể hiện qua bộ kinh Veda – Upanisad. Tuy nhiên, tôn giáo của Ấn Độ cổ đại có xu hướng ―hướng
nội‖ chứ không phải ―hướng ngoại‖ như tôn giáo phương Tây. Vì vậy xu hướng trội của các hệ thống
triết học – tôn giáo Ấn Độ đều tập trung lý giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc
độ tâm linh tôn giáo nhắm đạt tới sự giải thoát tức là đạt tới sự đồng nhất tinh thần cá nhân và tinh
thần vũ trụ (Atman và Brahman).
Thứ hai, các nhà triết học thường kế tục mà không gạt bỏ hệ thống triết học có trước.
Thứ ba, khi bàn đến vấn đề bản thể luận, một số học phái xoay quanh vấn đề ―tính không‖, đem đối
lập ―không‖ và ―có‖. Quy cái ―có‖ về cái ―không‖ thể hiện một trình độ tư duy trừu tượng cao.


CHƢƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VEDANTA

2.1. Sơ lƣợc thời kỳ Veda
Nói về thời kỳ Veda (khoảng 1500 năm TCN đến năm 1000 TCN) và thời kỳ Sử thi hay thời đại
―anh hùng‖ (khoảng từ năm 1000 TCN đến năm 700 TCN), kinh Veda thể hiện những quan niện
hoang sơ của người Ấn Độ cổ về vũ trụ, lý giải về vẽ tận cùng của đạo, cố gắng đi tìm thực chất bản
tính con người, chỉ ra con đường giải thoát cho cuộc đời. Những tác phẩm có giá trị như kinh
Upanishad, được xem như những thánh kinh ghi lại lời dạy của thần linh, hai bộ sử thi đồ sộ
Mahabharata và Ramayana vừa có giá trị sử học, văn học, ngôn ngữ học, vừa có ý nghĩa triết học,
đạo đức được người Ấn Độ tự hào cho rằng ―Cái gì không thấy trong sử thi thì cũng không thấy ở Ấn
Độ‖. Vì vậy, không gì ngạc nhiên khi Upanishad, Mahabharata và Ramayana, Phật giáo, Hiđu đã tồn
tại hơn 3000 năm nay và vẫn còn truyền tụng không chỉ tại Ấn Độ mà còn vươn xa khắp nơi trên thế
giới trong đó có Việt Nam.

Về nguồn gốc thần thoại tôn giáo, người Ấn Độ xem kinh Veda là những chân lý thiên khải cho loải
người ở mỗi đầu chu kỳ của vũ trụ. Đại thời đại bao gồm bốn thời đại chính: thời đại toàn tác (thời
đại hoàng kim); thời đại tam (thời đại của sự công bình), thời đại nhị (khủng hoảng và sa đọa), thời
đại vong. Sau thời kỳ này, lịch sử lại vòng trở về thời kỳ toàn tác để bắt đầu một chu kỳ mới.
Hai ý niệm nòng cốt của thời kỳ Veda là:
- Đại ngã (ParamAtman) Brahman: là hiện thực duy nhất, là Linh hồn tuyệt đối của vũ trụ, là
Tuyệt đối, Siêu nghiệm, Bất biến, Vô hình thể, Trường tồn, Vĩnh hằng, Quán thông mọi chuyện,
có mặt mọi nơi chốn, là nguyên lí của vũ trụ không có khởi đầu không có tận cùng. Là sự thật
tuyệt đối, thế giới chỉ là hư huyền.
- Tiểu ngã (Atman): một phần đồng nhất của Bản thể Brahman. Không có linh hồn cá biệt phải
được hiểu là sau vòng luân hồi tiểu ngã sẽ trở về đồng nhất với Bản Ngã Brahman.
Thực ra, Veda không phải là thiên khải cũng không do một nhân vật nào sáng tác. Nó là một bộ sách
thâu lượm tất cả các câu ca dao, vịnh phú về sự giàu đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên Ấn Độ, về những
tập tục, nghi lễ, quan điểm tư tưởng và những bài thánh ca cầu nguyện các đấng thần linh của người
Arya. Một thời gian dài kinh Veda được học thuộc lòng và truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ

khác. Veda bắt nguồn từ căn ngữ ―Vid‖, nghĩa là tri thức, kiến thức, hiểu biết. Như vậy Veda là bộ
sách của sự hiểu biết, bộ sách về tri thức. Bộ này vốn không do một ai sáng tạo ra cả mà nó là bộ
sách được sưu tập và biên soạn lại bằng tiếng Sanskrit vào khoảng từ năm 1000 đến 800 trước CN,
được mọi người tôn xưng là ―Thánh kinh Veda‖ gồm bốn loại:
 Các tập Samhitas: gồm những lời cầu nguyện, xưng tụng thần linh dưới dạng thi ca, gồm bốn bộ
Rig-Veda, bộ Yajur-Veda, bộ Sama-Veda và bộ Atharva-Veda.
 Các Brahmanas: gọi là Phạn thư hay kinh Bàlamôn, giải thích các qui tắc, nguyên tắc tế tự chuyên
dùng cho các tu sĩ, chức sắc cao cấp của đạo Bàlamôn
 Các Aranyaka: gọi là kinh rừng dùng cho các tu sĩ khổ hạnh, chứa đựng những lời lẽ uyên nguyên
về vũ trụ vạn vật, bản chất của đời sống và giá trị của nhân sinh
 Các kinh Upanishad: gọi là Áo nghĩa thư là những sách bình chú có tính chất tôn giáo, triết học,
giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của kinh Veda, dùng cho các triết gia.
(Xem phụ lục 1)
2.2. Triết học Phật giáo

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trước khi Phật ra đời, xã hội Ấn độ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt của đời sống
xã hội. Thời kỳ này tầng lớp Bà La Môn được kính trọng, tôn sùng tuyệt đối; bởi họ là những người
được coi là có tri thức, có khả năng giảng dạy đạo lý và cúng tế thần linh. Còn giai cấp Sát Đế lợi
(vua chúa, tướng lĩnh….) thống trị quốc gia, thâu tóm gần như toàn bộ đất đai. Trong khi đó, các giai
cấp dưới phải lao động vất vả, chịu mọi sự khổ cực để cung phụng cho các giai cấp trên. Chính
những lý do này khiến cho đời sống xã hội ngày càng nảy sinh mâu thuẫn sâu sắc và dẫn đến sự phản
kháng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, đòi quyền tự do, bình đẳng. Cũng chính vào thời
điểm này ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật giáo đã xuất hiện. ―Phật giáo xuất hiện như là sự đáp ứng
nhu cầu tinh thần phản kháng xã hội; một mặt nó phản ánh nỗi bất hạnh, đau khổ thực tế của nhân
dân Ấn độ; mặt khác nó phản kháng chế độ đẳng cấp nghiệt ngã, chống lại sự áp bức, bất bình đẳng
giữa con người. Nó công khai chống lại giáo lý truyền thống của kinh Veda và đạo Bà la môn, bác bỏ
uy quyền thần thánh, xây dựng niềm tin vào chính con người‖. Phật giáo ra đời vào thế kỷ VI TCN.
Người sáng lập là Sidsharta (Tất Đạt Đa). Sau này ông được vinh danh là Sakyamuni (Thích ca Mâu
ni)

Phật là tên theo âm Hán Việt của Buddha, có nghĩa là giác ngộ. Kinh điển Phật giáo gồm Tam Tạng
kinh điển: Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng. (Xem Phụ lục 3)
2.1.2. Các nét đặc trưng
a. Thế giới quan
Thế giới quan Phật giáo nguyên thủy chứa đựng những yếu tố duy vật và biện chứng chất phác, phủ
nhận tư tưởng về đấng sáng tạo Brahman, cũng như phủ nhận"Cái tôi" (Atman) và dưa ra quan niệm
―Vô ngã‖ (Anatman) và ―Vô thường‖.
Phạm trù "Vô ngã" bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự "giả hợp" do hội đủ
nhân duyên nên thành ra "có" (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực thể con người cũng do
nhân duyên kết hợp và được tạo thành bởi hai thành phần là thể xác (Rupa - sắc) và tinh thần (Nâma
- danh), do sự hợp tan của ngũ uẩn ( sắc - thụ - tưởng - hành - thức). Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta,
duyên tan ngũ uẩn ra thì không còn là ta, là diệt, nhưng không phải là mất đi mà là trở lại với ngũ
uẩn. Ngay các yếu tố của ngũ uẩn cũng luôn biến hóa theo luật nhân quả không ngừng, vì thế, vạn
vật và con người cứ biến hóa vụt mất, vụt còn, không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi, không

có cái tôi thường định (Anatman).
Phạm trù "Vô thường" gắn liền với phạm trù "Vô ngã". "Vô thường" nghĩa là vũ trụ là vô thủy, vô
chung; vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hóa vô thường, vô định không do một vị thần nào tạo
nên cả; tất cả đều biến đổi theo luật nhân quả, theo quá trình sinh, trụ, dị, diệt (hay thành, trụ, hoại,
không) và chỉ có sự biến hóa ấy là thường hữu. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong vũ trụ đều
bị chi phối bởi luật nhân duyên. Cái nhân (Hetu) nhờ có cái duyên (pratitya) mới sinh ra được mà
thành quả (phla). Quả lại do cái duyên mà thành ra nhân mới, nhân mới lại nhờ có duyện mà thành ra
qủa mới và cứ thế mà biến đổi mãi mãi.
Vì không nhận thức được sự biến ảo vô thường đó nên người ta hay nhầm tưởng là cái tôi tồn tại
mãi, cái gì cũng là của ta nên con người cứ khát ái, tham dục, hành động chiếm đoạt nhằm thỏa mãn
những ham muốn, dục vọng đó tạo ra những kết quả, gây nên nghiệp báo (karma), mắc vào bể khổ
triền miên (sam - sara) tức là mắc vào kiếp luân hồi.

b. Nhân sinh quan
Thừa nhận quan niệm "Luân hồi" và "Nghiệp" trong Upanishad, Phật giáo đặc biệt chú trọng triết lý
nhân sinh, đặt mục tiêu tìm kiếm sự giải thoát cho chúng sinh khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt
tới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvana). Từ sự lý giải về căn nguyên nỗi khổ của con người, Thích

Ca Mâu Ni đã đưa ra thuyết Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên để giải thoát chúng sinh ra khỏi mọi
nỗi khổ và kiếp nghiệp báo, luân hồi. ―Tứ diệu đế‖ là bốn chân lý chăc chắn bao gồm:
- Khổ đế: Phật giáo coi "đời là bể khổ". Có trăm ngàn nỗi khổ, nhưng có 8 nỗi khổ trầm luân, bất
tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu là: Sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly (Yêu thương mà phải chia
lìa), Oán tăng hội (Oán ghét nhau mà phải sống với nhau), sở cầu bất đắc (Cầu mong mà không
được), ngũ thụ uẩn ( năm yếu tố vô thường nung nấu làm nên sự đau khổ).
- Nhân đế (hay Tập đế): giải thích những nguyên nhân gây nên đau khổ cho chúng sinh. Đó là 12
nguyên nhân ( Thập nhị nhân duyên): 1. Vô minh; 2. Hành; 3. Thức; 4. Danh sắc; 5. Lục nhập; 6.
Xúc; 7. Thụ; 8. ái; 9. Thủ; 10. Hữu; 11. Sinh và 12. Lão, tử. Trong 12 nhân duyên ấy thì Vô minh
tức là ngu tối, không sáng suốt là nguyên nhân đầu tiên.
- Diệt đế: là lần theo Thập nhị nhân duyên tìm ra cội nguồn của nỗi khổ, tiêu diệt nó và đưa chúng
sinh thoát khỏi nghiệp chướng, luân hồi, đạt tới cảnh trí Niết bàn.

- Đạo đế: Chỉ ra con đường diệt khổ đạt tới giải thoát. Đó là con đường "tu đạo", hoàn thiện đạo
đức cá nhân thâu tóm vào 3 điều phải học tập, rèn luyện là Giới – Định – Tuệ, gồm 8 nguyên tắc
(bát chính đạo) là
+ Chính kiến: hiểu biết đúng đắn
+ Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn
+ Chính ngữ: giữ lời nói phải
+ Chính nghiệp: giữ đúng trung nghiệp
+ Chính mệnh: giữ ngăn dục vọng
+ Chính tinh tiến: rèn luyện không mệt mỏi
+ Chính niệm: có niềm tin vững chắc vào sự giải thoát
+ Chính định: an định, không bị ngoại cảnh chi phối

2.2. Triết học Vedanta
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Veda giáo là tôn giáo được hình thành sớm nhất ở Ấn độ, cũng là giai đoạn đầu tiên của Ấn Độ giáo.
Nó ra đời dựa trên triết lý thánh kinh Vệ Đà. Người ta thường gọi tôn giáo này là đa thần giáo, bởi họ
thờ cúng rất nhiều các vị thần. Đến những thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ nhất TCN, do xã hội phát
triển dẫn đến sự bất bình đẳng về giai cấp ngày càng sâu sắc; và dựa trên nền tảng Vệ đà, cũng như
các hình thức dân gian… đã tập hợp thành một tôn giáo mới gọi là Bà La Môn. Đây cũng là giai

đoạn chuyển thứ hai của quá trình hình thành Ấn Độ giáo sau này. Nếu như Vệ đà giáo thờ cúng rất
nhiều thần linh thì Bà La Môn giáo chỉ tập trung tôn thờ ba vị thờ chính yếu như sau: Brahma (Phạm
thiên hay Đại Phạm Thiên),Visnu (Tì nữu), Shiva (Thấp bà thiên). Ngoài ra Bà La Môn giáo còn thờ
các vị thần khác như thần Agni, thần Indra, thần Surya… và họ cũng sùng bái nhiều loại động vật
như voi, khỉ và nhất là bò…. Vào thời kỳ này có đến sáu phái triết học: Sankhya (Số luận), Yoga (Du
già), Vaisesika (Thắng luận), Nyaya (Chánh lý), Mimansa (Di man tát) và Vedanta (Phệ đàn đà). Các
phái triết học này được xem thuộc hệ thống của Bà la môn giáo.
Người sáng lập triết hệ Vedanta là Sankara (k.788-820 SCN), còn gọi là Sankaracarya. Khởi nguyên
của triết hệ này là cuốn kinh Brahmasutra, một trong những tác phẩm quan trọng nhất của triết học
Ấn Ðộ. Kinh ấy gồm có 555 câu châm ngôn và những câu thơ về triết học Vedanta, theo truyền

thuyết được qui cho người sưu tập là Badarayana, một nhà thông thái Ấn Ðộ sống khoảng thế kỷ thứ
nhất TCN hoặc thế kỷ 2 hay 3 SCN. Sách lưu truyền và được tiếp tục chú giải qua nhiều đời hiền
triết. Bộ chú giải sau cùng và nổi tiếng nhất có tên là Vedanta, của Sankara. Tuy nhà hiền triết và
thánh nhân ấy chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi 32 năm, nhưng ông được đánh giá là triết gia vĩ đại
nhất của Ấn Ðộ. Trong bộ Vedanta, nghĩa là hoàn thiện kinh Veda, Sankara nêu ý kiến của mình về
các Upanishad, tiếp nối các tư tưởng của Upanisát, kinh Bhagavad-Gita và kinh Brahmasutra đưa ra
các kiến giải siêu hình và duy tâm về nguyên nhân hình thành thế giới (vũ trụ và vạn vật). Ông cho
rằng thế giới thông thường như chúng ta tri giác, trong thực tế, chỉ là maya, hư ảo. Thực tại căn bản
và duy nhất là Brahman. Ðây là lối tiếp cận được đặt tên là advaita: phi nhị nguyên, nghĩa là không
có hai thực tại, chỉ một thôi. Do đó, về sau triết hệ này có một truyền thống tên là Advaita Vedanta.

2.2.2. Các nét đặc trưng
Những tư tưởng triết học cơ bản của triết hệ Vedanta là:
- Một là, thừa nhận sự tồn tại của Brahman – linh hồn vũ trụ là thực tại tinh thần tối cao, là bản
chất, là nguồn sống vĩnh hằng, là cội nguồn chi phối mọi sự sinh thành và hủy diệt của mọi cái
trong thế giới.
- Hai là, coi Atman – linh hồn cá nhân – là hiện thân của Brahman nơi thể xác trần tục của con
người và bị vây hãm, ràng buộc bởi những ham muốn nhục dục của thể xác. Để giải thoát
Atman khỏi sự ràng buộc này, con người (Atman) phải dốc lòng tu luyện, suy tư, chiêm nghiệm
tâm linh để nhận ra bản tính thần thánh của mình mà quay về với Brahman.

- Ba là, coi thế giới vật chất chỉ là maya (ảo ảnh) do vô minh của con người mang lại.
Những tư tưởng ấy tụ chung lại trong nhiều cách biện giải khác nhau nhưng cách luận giải có ảnh
hưởng lớn nhất là "thuyết Vêđanta nhất nguyên". Đó là triết học nhất nguyên luận duy tâm chủ quan
cho rằng chỉ có Brahman, tức ý thức thuần túy là tồn tại duy nhất, mà Brahman lại được đồng nhất
với "Cái tôi" (Atman). Thế giới vật chất không tồn tại hiện thực, hình ảnh của nó chỉ là ảo ảnh do
"Vô minh" sinh ra. Khi toàn bộ kinh nghiệm bỏ ngỏ cho sự thông giải sai lạc, chúng ta có thể bị đánh
lừa. Và thế giới như chúng ta biết tới, có thể như một giấc mộng mà chúng ta đang trải qua giấc
mộng ấy. Thực tại tuyệt đối và duy nhất là Brahman, đồng hóa với bản ngã (cái tôi) là Atman. Nói
cách khác, Ðại ngã hiệp làm một với Tiểu ngã.

Brahman tuyệt đối bất biến. Triết hệ Vedanta đưa ra câu trả lời rằng Brahman chuyển thể bản thân
thành vạn vật làm nên thế giới, nhưng khi làm như thế, bản thân Brahman không biến đổi. Do đó,
theo ý nghĩa nào đó, Brahman được xem là nguyên nhân của thế giới. Nhưng thực tế không đơn giản
như thế vì nguyên nhân và kết quả là hai cái tách biệt nhau; nếu Brahman có tính vĩnh hằng thì chẳng
cái gì có thể tách biệt với ngài. Do đó, Brahman và thế giới quả thật đồng hóa. Không có cái gì
không là Brahman nhưng đồng thời, không có cái gì là Brahman. Theo Vedanta, Brahman là thực tại
tối cao và phi nhị nguyên. Các tôn giáo hoặc các triết thuyết nhị nguyên đều dựa vào sự hiện hữu của
một Thượng đế có nhân cách và có ngôi vị (personal God) nên không thể nào biết tới cái nào đó
tương đương với khái niệm Brahman. Như ‗luận cứ ba điểm‘ ở trên, con người nếu với sự trừu tượng
hóa của ý niệm và bằng lối tiếp cận duy lý, thì không thể nào hiểu được Ý thức tuyệt đối (Brahman).
Chỉ cần hơi có ý định cụ thể hóa Brahman là Brahman đã có thể trở thành Isvara hay Thượng đế của
triết hệ Yoga. Sankara vạch ra đường nét tổng quát Vedanta rằng lý trí không thể lãnh hội Brahman,
vì tri giác chỉ có thể áp dụng cho thế giới kinh nghiệm. Bạn không thể với tới quá bên kia các giác
quan. Nói cách khác, bản ngã hoặc linh hồn là một khía cạnh của Brahman, do đó, người ta có khả
năng biết trực tiếp Brahman qua bản ngã. Trong thực tế, Brahman chính là cái ‗Tôi‘ đang hành động,
tách biệt với thể xác và các khía cạnh khác của bản ngã (cái tôi) có thể được nhìn thấy và mô tả.
Sankara cũng phân biệt thực tại phi phẩm tính (Nirguna Brahman) với thực tại có phẩm tính (Saguna
Brahman). Có thể nói Nirguna Brahman chỉ là ý thức thuần túy ở trình độ cao. Thuật ngữ Nirguna
Brahman gợi lên một thực thể vừa tối thượng vừa siêu việt, vượt ra ngoài trạng thái có và trạng thái
không có phẩm tính. Còn Saguna Brahman được xem là hành động ở trình độ thấp, như một sức lực
sống động trong mọi sự và cũng là Isvara, từ ngữ tổng quát dùng để gọi Thượng đế. Thuật ngữ
Saguna Brahman gợi ra một Brahman có đủ thứ phẩm tính để tiện cho việc thờ phượng.

Các phái Vêđanta sau này lại giải thích Brahman - Sutra theo quan điểm hữu thần, hay duy tâm
khách quan. Họ coi Brahman là linh hồn vũ trụ, vĩnh hằng; còn Atman là linh hồn cá thể, một bộ
phận của linh hồn tối cao, tưc Thượng đế Brahman. Phái Vêđanta chịu sự phê phán mạnh mẽ của các
trường phái khác, vì vậy, nó đã không đứng vững trước lập trường duy tâm nhất nguyên của mình.
Sang thời trung đại, nó đã chuyển dần sang lập trường nhị nguyên. Dù vậy, nó vẫn là cơ sở triết học
của giáo lý đạo Bàlamôn – Hinđu.



CHƢƠNG 3: SO SÁNH TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VEDANTA

Căn cứ trên cái nhìn của Phật giáo và triết hệ Vedanta dựa trên tư tưởng Veda vẫn xứng đáng là
nguồn cảm hứng cho sự bộc phát những tư tưởng triết học của dân tộc Ấn. Vedanta là cơ sở triết học
của giáo lý đạo Bà là môn nên so sánh tiết lý Vedanta và Phật giáo cũng chính là sự so sánh ẩn giữa
Phật giáo và Bà là môn trên những phương diện cụ thể.

3.1. Sự tƣơng đồng giữa triết học Phật giáo và triết học Vedanta
Trong sự chiêm nghiệm về nhân sinh, về cuộc đời bằng cách này hay cách khác, dường như rằng các
giáo lý, các trường phái của Ấn giáo cổ trung đại cũng đã nhìn nhận những quan điểm chung mà Phật
giáo cũng đã từng nhìn nhận, trong một giới hạn nào đó, giữa Bà-la-môn nói chung hay Vedanta nói
riêng và Phật giáo đã tìm thấy nhau ở những điểm chung:
- Công nhận cuộc đời là bể khổ và đưa ra những phương pháp để hỗ trợ chúng nhân được giải thoát
khỏi những đau khổ ấy. Đây là điểm chung nhất mà ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong giáo lý
Phật giáo so với học thuyết Vedanta. Có thể nói đây là hai phạm trù không riêng gì giáo phái nào
mà hầu như tất cả những trào lưu tư tưởng Ấn đều đặc biệt quan tâm và luôn tìm cách lý giải. Và
do xuất phát từ xu hướng đó mà gần như những danh từ, những thuộc tính, những phương pháp
thi thiết của cả hai giáo phái đều có biểu hiện cho thấy nó rất gần gũi mà đã không ít người gần
như không còn phân biệt được đâu là của Phật giáo, đâu là của Bà-la-môn giáo.
- Công nhận đời là ảo giả, tan hợp,hợp tan liên tục và luân hồi. Dẫn đến có những tương đồng trong
quan niệm cái có và cái không, cái còn và cái mất đi.
- Lấy con người làm trung tâm để khảo sát.
- Đều lấy sự phát triển trí tuệ làm cơ sở để diệt trừ vô minh ái dục, là những nguyên nhân đưa con
người vào vòng sinh tử luân hồi.
- Đối với hiện tượng và nhân sinh, cả hai đều chấp nhận quy luật nhân duyên nghiệp báo chi phối
cuộc sống con người.
- Sự chung đụng về ngôn ngữ đã dẫn đến những sự giao thoa không thể tránh khỏi khi cả hai cùng
phát triền trên một ảnh đất của triết lý này.




3.2. Sự khác biệt giữa triết học Phật giáo và triết học Vedanta
3.2.1. Về thực tại tối cao
Triết học nhất nguyên luận duy tâm chủ quan của Vedanta cho rằng chỉ có Brahman, tức ý thức
thuần túy là tồn tại duy nhất, mà Brahman lại được đồng nhất với "Cái tôi" (Atman). Thế giới vật
chất không tồn tại hiện thực, hình ảnh của nó chỉ là ảo ảnh do "Vô minh" sinh ra. Khi toàn bộ kinh
nghiệm bỏ ngỏ cho sự thông giải sai lạc, chúng ta có thể bị đánh lừa. Và thế giới như chúng ta biết
tới, có thể như một giấc mộng mà chúng ta đang trải qua giấc mộng ấy. Thực tại tuyệt đối và duy
nhất là Brahman, đồng hóa với bản ngã (cái tôi) là Atman. Nói cách khác, Ðại ngã hiệp làm một với
Tiểu ngã. Triết hệ Vedanta đưa ra câu trả lời rằng Brahman chuyển thể bản thân thành vạn vật làm
nên thế giới. Còn theo các quan điểm sau này của triết hệ Vedanta thần hóa cho rằng Brahma là
đấng tối cao sáng tạo vũ trụ và con người. Tất cả các thần khác như thần tình yêu Visnu, thần hủy
diệt Siva, thần mặt trời Surya, nữ thần rạng đông Usa . . . đều bắt nguồn từ một thần duy nhất là
Brahma. Brahman vừa là linh hồn, vừa là thể xác, là cao nhất, không có gì cao hơn nữa. Như tất cả
các nan hoa ở trục xe và bánh xe là tất cả của sự sống, thần thánh, thế giới, cơ quan đều được chứa
trong Bản ngã vũ trụ là Brahman.
Điều này đã bị thế giới quan Phật giáo nguyên thủy chứa đựng những yếu tố duy vật và biện chứng
chất phác qua sự phân tích nhân quả, Phật giáo cho rằng không thể tìm ra một nguyên nhân đầu tiên
cho vũ trụ, có nghĩa là không có một đấng tối cao nào cả, điều này phủ nhận tư tưởng về đấng sáng
tạo Brahman, cũng như phủ nhận"Cái tôi" (Atman) một cách tương đối với tư tưởng của triết hệ
Vedanta bằng quan niệm ―Vô ngã‖ (Anatman) và ―Vô thường‖. Mọi sự vật hiện tượng tùy thuộc
nhiều nhân, nhiều duyên phát sinh, không ai tạo ra nó cả. Thanh Tịnh Đạo Luận nói: ―Không thể tìm
ra một Đấng sáng tạo, một Brahman hay một vị nào khác, làm chủ vòng luân chuyển của đời sống,
chỉ có những hiện tượng diễn biến tùy thuộc vào các điều kiện.‖ Trong kinh Tiểu Bộ, Đức Phật dạy,
sự sinh thành, hoại diệt của các pháp (thế giới sự vật hiện tượng) là do tương quan, tác động của
Mười Hai Nhân Duyên (Duyên Khởi). Từ phân tích trên ta thấy, Bà -la-môn giáo nói chung và
Vedanta nói riêng vì chủ trương có đấng sáng tạo, có thần linh nên thuộc về tôn giáo thần khải và
thuộc loại nhất thần giáo. Trong khi Phật giáo, không phải nhất thần, cũng không phải đa thần. Đây
cũng chính là điểm khác biệt đầu tiên giữa hai giáo lý.



3.2.2. Về tính bất biến và tồn tại của thế giới
Khi lập luận về Brahman là chủ thể có khả năng chuyển thể thành vạn vật làm nên thế giới, triết lý
Vedanta đã đồng nhất về bản thân Brahman không biến đổi, tức Brahman tuyệt đối bất biến. Nhưng
thực tế không đơn giản như thế vì nguyên nhân và kết quả là hai cái tách biệt nhau; nếu Brahman có
tính vĩnh hằng thì chẳng cái gì có thể tách biệt với ngài. Đi ngược tương đối với quan điểm này, Phật
giáo đưa ra quan điểm ―vô thường‖ cho rằng vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình sinh – trụ - dị -
diệt. Vậy thì ―có có‖ – ―không không‖ luân hồi bất tận, thoáng có – thoáng không, cái còn chẳng còn
– cái mất chẳng mất nghĩa là không có một trạng thái vĩnh hằng mà là sự giả hợp của nhân duyên, là
chuyển biến liên tục.

3.2.3. Về nghiệp và luân hồi
Thuyết nghiệp và luân hồi đã xuất hiện vào cuối thời Bràhmana và tới thời Upanishad nó mới được
hình thành cùng một lúc với thuyết ―thường ngã‖. Tuy Phật Giáo và Bà La Môn giáo nói chung và
Vedanta nói riêng cùng nói đến nghiệp và luân hồi nhưng một bên thừa nhận ―ngã thể thường còn‖,
một bên thì dựa vào ―vô ngã luận‖, nên tuy thấy giống nhau, nhưng thật ra trái ngược nhau về bản
thể.





KẾT LUẬN

Qua phân tích trên đã cho thấy giữa Phật giáo và học thuyết Bà-la-môn giáo nói riêng và Vedanta nói
chung vẫn là hai trào lưu tư tưởng với hai phương tiện khác nhau, nhưng lại giống nhau ở mục đích.
Đó là việc đem đến sự giải thoát cho con người khỏi mọi khổ đau ràng buộc, nhưng để đạt được mục
đích đó thì mỗi trào lưu dựa trên tưởng và giải pháp luận của riêng mình để đưa ra những phương
cách rất khác nhau như đã phân tích ở trên.

Tư tưởng về vũ trụ quan và nhân sinh quan của Vedanta thì phong phú và đa dạng. Nhưng cách đặt
vấn đề và giải quyết vấn đề về thế giới và con người lại không hiệu quả, bởi triết lý của họ mang
nặng tính thần quyền chưa thoát khỏi tận gốc cái bóng của học thuyết Phạm Thiên
Trong khi đó nền tảng triết lý của Đạo Phật lại trái ngược tương đối triết hệ Vedanta. Đức Phật cho
rằng vạn vật do duyên sinh nên tất cả là vô thường, vô ngã. Lời tuyên bố ấy đã đánh dấu một bước
ngoặc vô cùng trọng đại, giải thoát nhân sinh ra khỏi các triết lý thần khải
Đối với xã hội, Đạo Phật đã làm một cuộc cách mạng xóa bỏ tư tưởng giai cấp đầy bất công, về
phương diện tu tập thì đạo Phật chủ trương thực hành giáo lý Trung Đạo đả phá con đường khổ hạnh
Chính vì giá trị thiết thực ấy đã làm cho Đạo Phật tồn tại mãi với thời gian như lịch sử đã ghi nhận :
―Tại các nước Á Đông, mọi nền đạo học, thần học hết sức phong phú, nhưng cho đến nay dần dần
tan biến đi để chỉ còn lại một Đạo Phật tồn tại và đại diện cho Đông Phương trong thực tại sinh hoạt
thế giới hiện nay‖. Tất cả những điều này minh chứng Đạo Phật có một bản sắc độc đáo riêng mà các
triết phái khác không có được.


PHỤ LỤC 1: BÀI ĐỌC THÊM “SƠ LƢỢC VỀ KINH VEDA”
Trong nền văn minh rực rỡ của Phương Đông thì Ấn Độ là một trong những cái nôi triết học, tôn
giáo lâu đời và phong phú của nhân loại. Nói về thời kỳ Veda (khoảng 1500 năm TCN đến năm 1000
TCN) và thời kỳ Sử thi hay thời đại ―anh hùng‖ (khoảng từ năm 1000 TCN đến năm 700 TCN),
những kinh Veda thể hiện những quan niện hoang sơ của người Ấn Độ cổ về vũ trụ, lý giải về vẽ tận
cùng của đạo, cố gắng đi tìm thực chất bản tính con người, chỉ ra con đường giải thoát cho cuộc đời.
Những tác phẩm có giá trị như kinh Upanishad, được xem như những thánh kinh ghi lại lời dạy của
thần linh, hai bộ sử thi đồ sộ Mahabharata và Ramayana vừa có giá trị sử học, văn học, ngôn ngữ
học, vừa có ý nghĩa triết học, đạo đức được người Ấn Độ tự hào cho rằng ―Cái gì không thấy trong
sử thi thì cũng không thấy ở Ấn Độ‖. Vì vậy, không gì ngạc nhiên khi Upanishad, Mahabharata và
Ramayana, Phật giáo, Hiđu đã tồn tại hơn 3000 năm nay và vẫn còn truyền tụng không chỉ tại Ấn Độ
mà còn vươn xa khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Về nguồn gốc thần thoại tôn giáo, người Ấn Độ xem kinh Veda là những chân lý thiên khải cho loải
người ở mỗi đầu chu kỳ của vũ trụ. Một chu kỳ của vũ trụ theo người ấn độ có tên là Kalpa, tính từ
khi vũ trụ sáng tạo ra cho tới khi tiêu diệt đi, bằng một ngày của Brahma hay bằng 1.000 Mahayuga

(đại thời đại). Đại thời đại bao gồm bốn thời đại chính: thời đại toàn tác, được coi là thời đại hoàng
kim; thời đại tam, đây là thời đại của sự công bình, thời đại nhị, đây là thời đại bắt đầu có khủng
hoảng và sa đọa , con người ít biết Veda và không còn yêu chân lý nữa, các tai ương cũng đồng thời
ập xuống đầu họ, thời đại vong, đây là thời đại con người đã thôi cúng tế và hành thiện, tai ương tràn
ngập thế giới. Sau thời kỳ này, lịch sử lại vòng trở về thời kỳ toàn tác để bắt đầu một chu kỳ mới. Cứ
một khoảng thời gian nhất định Brahma lại tạo ra những bậc đạo sĩ uyên thâm tiếp thu những lời mật
chú (mantra) của thần và đi khải thị cho khắp chốn nhân gian. Cái biết ấy được thực hiện bằng hai
con đường: tri thức (jnana – marga) và tế tự (yajna – marga). ở thời kỳ Veda việc tế tự rất được chú
trọng vì người ta tin rằng những nghi thức tế lễ, con người có thể thông đạt được với thần linh.
Thực ra, Veda không phải là thiên khải cũng không do một nhân vật nào sáng tác. Nó là một bộ sách
thâu lượm tất cả các câu ca dao, vịnh phú về sự giàu đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên Ấn Độ, về những
tập tục, nghi lễ, quan điểm tư tưởng và những bài thánh ca cầu nguyện các đấng thần linh của người
Arya. Một thời gian dài kinh Veda được học thuộc lòng và truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Kinh Veda với nghĩa rộng gồn bốn loại:
- Các tập Samhitas: gồm những lời cầu nguyện, xưng tụng thần linh dưới dạng thi ca

- Các Brahmanas: gọi là Phạn thư hay kinh Bàlamôn, giải thích các qui tắc, nguyên tắc tế tự chuyên
dùng cho các tu sĩ, chức sắc cao cấp của đạo Bàlamôn
- Các Aranyaka: gọi là kinh rừng dùng cho các tu sĩ khổ hạnh, chứa đựng những lời lẽ uyên nguyên
về vũ trụ vạn vật, bản chất của đời sống và giá trị của nhân sinh
- Các kinh Upanishad: gọi là Áo nghĩa thư là những sách bình chú có tính chất tôn giáo, triết học,
giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của kinh Veda, dùng cho các triết gia

Các tập Samhitas có bốn bộ là:
- Rig – Veda: là tri thức về các thánh tán ca, là nguồn gốc đầu tiên của Ấn Độ giáo, ca tụng các vị
thần của người Arya, trong đó quan trọng nhất là thần Sấm sét vả thần Lửa
- Bộ Yajur – Veda: tập hợp những công thức khấn bái thần linh trong nghi thần linh, hiến tế
- Bộ Sama – Veda: được coi là tri thức về các giai điệu ca chầu, cầu nguyện thần linh khi hành lễ
- Bộ Atharva – Veda: là tri thức về các loại thần chú bùa phép, ma thuật, dùng để cầu phúc, cầu tài,
giải hạn…

Như vậy, Veda theo nghĩa hẹp gồm bốn bộ kể trên, trong đó quan trọng nhất là bộ Rig – Veda gồn
các Samhitas và những kinh xuất hiện muộn hơn như Brahmanas (nghi thức tế tự), Aranyaka (Kinh
rừng) và Upanishad (áo nghĩa thư) là những kinh tiếp tục bình chú, giải thích những tư tưởng khác
nhau trong kinh Veda ở giai đoạn đầu
Với những hiện tượng tự nhiên và xã hội ẩn dấu những điếu bí ẩn, kỳ diệu, mạnh mẽ, vốn là cái nôi
sinh trưởng, tồn tại của con người nhưng lại luôn gây ra cho đời sống con người biết bao những tai
họa, bất trắc khôn lường, từ đó người Ấn Độ đã sáng tạo nên một thế giới các vị thần có tính chất tự
nhiên để giải thích các hiện tượng phong phú, phức tạp của hiện thực. Các vị thành đầu tiên xuất hiện
trong các kinh Veda đều tượng trưng cho sức mạnh của các lực lượng, các sự vật tự nhiên mà người
Ấn Độ thờ phụng như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, vòm trời, tinh tú, lửa, ánh sánh, gió, mưa, rạng
đông và cả sinh thực khí. Về sau, người Ấn Độ lại sáng tạo ra biểu tượng các vị thần mới để lý giải
các hiện tượng trong lĩnh vực đạo đức, luân lý xã hội, như thần ác, thần thiện, pháp thần, thần công
lý. Người Ấn Độ cổ tin và giải thích rằng trong vũ trụ này đồng thời tồn tại ba thế lực có liên quan
với nhau là thần linh, con người và quỷ ác, ứng với ba cõi của vũ trụ bao la là thiên giới, trần thế và
địa ngục. Họ đã phân tích các hiện tượng tự nhiên và lý giải chúng qua biểu tượng của thế giới thần
linh phong phú, hiện diện ở khắp mọi nơi và khắp mọi thời, chia nhau chi phối sự biến hóa của vũ trụ

vạn vật theo sự điều khiển của nguyên lý rita (rita nghĩa đen là chân xác, thích hợp, trật tự vận hành
vũ trụ). Vì thế kinh Rig – Veda viết: ―Toàn thể vũ trụ được thành lập trên nguyên lý rita và vận hành
trong đó‖ ( Rig – Veda, I, 156, 3). Họ say mê gửi gắm tâm hồn, cuộc sống tự nhiên của mình vào thế
giới của các vị thần linh ấy. Do vậy, họ rất sùng thượng tín ngưỡng, cầu nguyện và hiến tế. Bất cứ
việc gì đối với bản thân, gia đình và bộ tộc, họ đều cầu khẩn chư thần, với các mục đích rõ rệt.
Chẳng hạn, làm lễ cầu nguyện khi cưới vợ, lễ chúc phúc khi sinh con, lễ cầu nguyện cho gia đình an
vui, cho đàn gia súc không bị dịch bệnh và sinh đẻ nhiều, lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng
bội thu, lễ cầu nguyện để được khỏe mạnh sống lâu,…Họ cúng tế không phải chỉ là sự mê tín mà đó
chính là lòng tin, niềm say mê cuộc sống hồn nhiên và sự khẳng định cuộc sống, lẽ sống của mình,
Do đó, họ cho rằng đem lòng thành kính của mình để tụng niệm trước thần linh là bổn phận và hạnh
phúc của con người. Các thần linh trong kinh Veda ngụ ở khắp ba cõi: đất hay hạ giới (Prithvi),
không trung hay cõi trung gian (Antariksha), trời hay thiên giới (Dyaus). Nhưng chư thần có đông
đảo đến đâu cũng chỉ là sự biểu hiện khác nhau của một ―Đấng duy nhất‖. Hình ảnh mà người ta cho

là hiện thân của thượng đế toàn năng đó là thiên giới vô thủy vô chung. Cùng với trời là khí dương,
là cha (Dyaus), có đất là khí âm, là mẹ (Aditya nghĩa đen là vô tận). Dyaus là nguyên lý dương, là
tinh thần thì Aditya là nguyên lý âm, là vật chất. Chính do trời cha và đất mẹ giao hoan, giao cảm đã
sản sinh ra và nuôi dưỡng vạn vật, muôn loài trong vũ trụ. Thần cai quản hạ giới là thần Lửa Agni.
Thần cai quản không trung là thần Gió Vâyu và thần cai quản thiên giới là thần Mặt trời Sùrya hay
còn có tên là Mithra. Ba vị thần đó được coi là ba ngôi tối linh trong kinh Veda (Trimurti)
Thần lửa Agni là một vị thần mình đỏ và vàng, có hai đầu bảy lưỡi, bốn tay, tay thứ nhất cầm một
chiếc rìu, tay thứ hai cầm một ngọn đuốc, tay thứ ba cầm một cái quạt, tay thứ tư cầm chuỗi hạt.
Agni cưỡi con cừu đực hay ngồi trên chiếc xe có bảy con ngựa kéo, khói là cờ, gió là bánh xe. Thần
lửa đi tới đâu là lửa cháy đến đó. Tuy vậy thần lửa vẫn là thần bảo hộ cho loài người, ban phát ánh
sáng và hơi ấm cho nhân gian, là một trong những vị chủ tế trong các buổi tế lễ. Thần lửa Agni hiện
thân dưới nhiều hình thức, gồm năm hình thức tự nhiên và năm hình thức tế tự, năm hình thức tự
nhiên của thần lửa là: lửa trần gian (agni), sấm sét trong không trung (indra), mặt trời ở thiên giới
(surya), lửa nhuần khắp (vaishavânara) và ngọn lửa tàn phá (vedevaagni) ngụ trong núi lửa sẵn sàng
tiêu diệt thế gian. Năm hình thức tế tự của thần lửa là: lửa thiêng trong các buổi tế lễ (brahla agni),
lửa trao cho thiếu niên tu học (brahnacharya), lửa trong lễ khai hóa (upanayaha), lửa dung trong mỗi
nhà không bao giờ tắt (garhapatya agni), lửa trong cúng tế tổ tiên hoặc vong hồn (pakshina agni), lửa
thiêng trên dàn hỏa tán (kravyda agni).Thần Gió Vâyu cai quản không trung, đó là một vị thần minh

trắng, cưỡi trên một con linh dương mang theo cung tên với tư thế oai phong, dũng mãnh. Đôi khi
thần Gió lại cùng với thần Sấm sét Indra ngự trên một chiếc xe bằng vàng có ngàn con ngựa kéo.
Theo truyền thuyết xưa có một hôm đạo sĩ Nâranda thỉnh cầu Vâyu thổi gãy đỉnh núi Meru. Vâyu
thổi một trận cuồng phong kéo dài suốt một năm mà không có kết quả vì thần điểu Garuda (do thần
Vishnu thường cưỡi) đã xoè cánh che ngọn núi và cản sức mạnh của cuồng phong. Đạo sĩ Nâranda
bèn đề nghị với Thần Vâyu chờ khi nào Garuda đi vắng hãy tấn công. Quả nhiên cơ hội này đến và
Vâyu thổi bay chóp núi Meru ra tận ngoài biển, biến thành hòn đảo Lankâ tức là xứ Ceylon (Tích
Lan) bây giờ.
Thần gió Vâyu là cha của thần khỉ Hanuman trong sử thi Râmâyana và là cha của anh hùng Bhima
trong anh hùng ca Mahâbhârata nổi tiếng. Thần Gió Vâyu, xuất phát từ căn tự ―vâ‖ có nghĩa là ―thổi‖
(cũng có nghĩa là ―lời‖, ―ngôn từ‖), được coi là hơi thở của lửa, là sinh khí của vũ trụ là mạch sống

của muôn loài.Vâyu cũng có nghĩa là ―thâm nhập tràn lan‖.
Thần Mặt trời Sùrya, do căn tự ―sur‖ hay ―svar‖ nghĩa là ―sáng chói‖, là nguồn sống của vũ trụ, là
minh trí của tất cả sinh vật, biểu thị bởi mười hai nguyên lý tối cao (Âditya). Mười hai thần Aditya là
những vị nào? Đó là mười hai tháng trong năm, vì khi chuyển vận, các vị thần đó cuốn theo tất cả thế
gian, Vì lẽ đó, các thần ấy được gọi là Âditya (nguyên lý tối thượng)‖. Mặt trời là trung tâm của vũ
trụ, vừa thuộc thế giới không biểu hiện vừa thuộc thế giới hiện tượng. Mặt trời là con mắt của vũ trụ,
là nguyên nhân của ban ngày; ngày tổn tại vĩnh cửu, là nguồn gốc của thời gian. Các tinh tú cõi đời
(vasu), những nguyên lý của sự sống (rudra), thần Gió, thần Lửa và tất cả các thần khác đều là thành
phần của thần mặt trời. Thần Mặt Trời Suârya có bốn vợ: Samjnâ (Trí thức), Rajni (Hoàng hậu),
Prabhâ (Ánh sáng) và Chaya (Bóng Tối). Suarya có nhiều con, trong số có Yama (Tử thần).
Thần Samjnâ còn có tên là Saranyuâ (Mây). Tương truyền rằng Samjnâ không thể chịu nổi sức nóng
của chồng lâu được, nên phải trốn vào rừng đi tu, nhờ các thiên thần tạo ra nàng Châyâ có dung mạo
giống hệt mình để đánh lừa Suârya. Khi khám phá ra sự thật, Suârya đi kiếm. Samjnâ bèn biến thành
con ngựa cái. Suârya cũng lập tức biến thành con ngựa đực để theo vợ. Vì thế mà Samjnâ sinh ra một
cặp sinh đôi, mình người đầu ngựa, tức là hai thần Ashivins, thần của nhà nông và cũng là thần y
chữa bệnh cho chư Thần. Sau đó Suârya dẫn vợ về nhà. Cha vợ là Tvashtri (Hoá công) muốn cho con
gái khỏi bị đau đớn vì sức nóng, bèn xén bớt một ít tia sáng của Suârya. Những mảnh này được tạo
thành cái đĩa của Thần Bảo Tồn Vishnu, cái chĩa ba của Thần Huỷ Diệt Shiva, cái chuỳ của Thần Tài
Sản Kubera, cùng là khí giới của nhiều thần linh khác nữa.

Thần Không trung Varuna (bầu trời), theo người Ấn Độ là vị thần bao la, rộng lớn với muôn ngàn
con mắt luôn đứng dõi trông theo sự vận hành của vũ trụ và canh giữ, bảo vệ công lý dưới sự phụ tá
của thần điều khiển Rita (đạo trời, thiên lý, trật tự điều hành vũ trụ)
Người Ấn Độ cổ không chỉ dùng biểu tượng các vị thần để giải thích các hiện tượng tự nhiên mà còn
để giải thích các luân lý đạo đức xã hội. Vì vậy, thần Varuna mới đầu chỉ là khoảng trời trùm vũ trụ
bao la, y phục là vòm trời cao xanh thăm thẳm nhưng sau thì Varuna được sùng bái thành vị thần đạo
đức, lý tưởng nhất trong kinh Veda. Thần Varuna không chỉ là thần chuyên duy trì trật tự vận hành
của vũ trụ, mà còn là thần giám sát cả thế giới, bảo vệ công lý, thưởng người thiện, phạt kẻ ác và tha
thứ cho kẻ nào biết cầu nguyện mình.
Thần linh dưới con mắt người Ấn Độ cổ là những bậc hiện sinh, siêu việt và mang tính tự nhiên. Tuy

vậy các vị thần cũng mang đậm nhân tính. Thần cũng có vợ có chồng. Khi được nhân gian dâng rượu
ngon thì các vị thần cũng uống cho kỳ say, đến mức nhại lại cả những lời trong kinh thánh. Cũng có
những vị thần tuy chẳng có việc gì, nhưng thích khoe khoang, bộ tịch, cứ thắng xe mang khí giới
ngông nghênh bay cùng khắp phương trời, Lại cũng có những vị thần khiếm khuyết về đạo đức
thường gây gổ với các vị thần khác, chọc ghẹo vợ của các vị thần khác, gây ra dịch bệnh, lụt lội, hạn
hán,…làm khổ ải cả thế gian. Nhưng nhìn chung, đối với Ấn Độ thì thần linh bao giờ cũng đại diện
cho sự tốt lành.Mặc dù mỗi vị thần tượng trưng cho mỗi sự vật, hiện tượng khác nhau của vũ trụ, có
nhiệm vụ cai quản mỗi lĩnh vực riêng của quyền lực ngang nhau, nhưng khi thi hành quyền lực ấy,
các vị thần luôn có sự liên hệ mật thiết, thống nhất và đồng điệu với nhau. Khi thần Mưa Parjanya ra
tay tung nước xuống trầng gian, là có thần Sấm sét Indra vung lưỡi tầm sét, cùng với thần Gió gào
thét.
Cũng do quan niệm ấy, người Ấn Độ cổ đã thờ các bộ thần. Số các vị thần cứ tăng lên mỗi ngày một
đông và người Ấn Độ tự hỏi vị nào đã tạo ra thế giới? Lúc thì họ bảo là thần Agni, lúc lại bảo là thần
Indra hoặc thần Surya, thần Prajapati.
Khi giải thích thế giới tư tưởng triết học Veda đã dẫn khám phá ra rằng đằng sau thế giới hiện thực
phong phú của hiện thực có một lực lượng tối cao vô hình chi phối, Do vậy, càng về sau quan niệm
tự nhiên về các vị thần biểu tượng cho các hiện tượng đa dạng vủa thế giới đã dần dần mờ nhạt. Thay
vào đó ngày càng nổi bật lên những nguyên lý trừu tượng duy nhất tối cao được coi là căn nguyên
của vũ trụ và đời sống con người.Điều đó có nghĩa là tư duy của người Ấn Độ đang chuyển dần từ
tính cụ thể cảm tính sang tính trừu tượng, từ quan niệm có tính đa thần sang tính nhất thần. Có lẽ đây

là phần quý giá nhất cùa tư tưởng triết lý Ấn Độ trong buổi đầu hình thành dưới màn sương bao phủ
của tín ngưỡng thần thại tôn giáo.
Đặc biệt về sau, trong tư tưởng tôn giáo triết học Ấn Độ cổ đại chỉ tôn sùng một vị thần, đó là ― Thần
sáng tạo tối cao‖ Brahma và một nguyên lý vũ trụ - ―tinh thần sáng tạo vũ trụ tối cao‖ Brahman. Điều
đó được biểu hiện trong giáo lý đạo Bàlamôn, trong triết lý Upanishad, Bhagavad – Gita, trong học
thuyết Vedanta
Thần sáng tạo tối cao Brahma có nguồn lực sáng tạo và mặt đối lập với nó, đó là hủy diệt, nên có
thần Hủy diệt Shiva. Có mặt hủy diệt tất yếu phải có mặt bảo tồn, nên có thần Bảo vệ Vishnu. Sáng
tạo, hủy diệt và bảo tồn là ba mặt thống nhất khăng khít trong một quá trình biến hóa của thế giới, Ba

vị thần, ba lực lượng nhưng thực chất chỉ là sự thể hiện của một nguyên lý duy nhất tối cao của vũ
trụ. Sáng tạo là để bảo tồn rồi hủy diệt, hủy diệt để sáng tạo rồi bảo tồn, bảo tồn hủy diệt rồi sáng tạo.
Đặc tính của thần sáng tạo Brahma là hoạt động, tình cảm, tác dụng điều hòa (rajas); đặc tính của
thần Hủy diệt Shiva là tối tăm, thụ động (tamas); đặc tính của thần Bảo tồn Vishnu là sáng suốt,
thuần khiết (sattva). ―Tam vị nhất thể‖ là đối tượng tôn thờ của đạo Bàlamôn, hình thức thứ hai của
Ấn Độ giáo, cũng như của đạo Hindu sau này. Brahma là đấng tự sinh và là đấng sáng tạo vũ trụ duy
nhất tối cao. ―Vạn vật phát hiện từ nơi ngài và vũ trụ đã có sẵn ở trong ngài…Cũng như cây sồi có
sẵn ở trong hạt sồi, cũng như trái cây có sẵn ở trong mầm hạt cây, sẵn sàng nảy nở và phát triển,
muôn vật hữu hình đã có sẵn ở Brahma và mọi mầm mống đều phát sinh từ nơi ngài‘
Trong kinh Munkada cũng viết: ―Phạm thiên đệ nhất chư thấn xuất sinh, sáng tạo tất cả, trì hộ thế
gian‘. Thần Brahma có màu da đỏ hồng. Màu đỏ là màu tượng trưng cho nguyên lý sáng tạo vũ trụ.
Brahma có bốn cánh tay cầm bốn pho Veda; hoặc có khi cầm bốn pho Veda trong tay thứ nhất, tay
thứ hai cầm cây trượng, tay thứ ba cầm cây cung và tay thứ tư cầm một bình nước. Hình ảnh phổ
biến nhất của Brahma là một vị thần có bốn dầu với hàm râu dài (Chatur ârana). Brahma là nguồn
gốc của tri thức. Vợ của Brahma chính là hình ảnh nhân hóa của tri thức (Sarasvati). Chính Brahma
đã dạy minh giác Phạm thể làm căn bản mọi kiến thức cho Atharvan. ―Minh giác Phạm thể do Phạm
thiên dạy cho Atharvan xưa được Atharvan truyền cho Angri, Angri dạy cho Satyavâha thuộc dòng
Bharadvâjas và Bharadvâjas dạy cho Angira, vừa minh giác siêu việt vừa minh giác hạ tầng‖.
Cuộc đời của Brahma chia ra ngày và đêm; trong đó ngày thức đêm ngủ. Khi Brahma thức vạn vật
sinh trưởng. Khi ông ngủ vũ trụ tiêu tan, nhưng rồi sẽ tái sinh lại sau khi ông tỉnh giấc. Một ngày một
đêm của Brahma lâu bằng 4.320.000.000 năm. Brahma sống lâu 100 năm.

Các truyền thuyết và sách cổ tích Ấn Độ cổ đã đưa ra nhiều thuyết khác nhau để giải thích lai lịch
của Brahma. Một thuyết kể lại rằng Brahma ra đời do cuộc phối hợp giữa Đấng tối cao với năng lực
của ngài là Mâyâ. Một thuyết khác lại nói Brahma được sinh ra trong một quả trứng vàng, tức kim
noãn, hay Hoàng kim thai tử Hiranyagabha trôi nổi trên mặt biển vô biên. Sau khi nằm trong trứng
vàng một năm, thần mới phân quả trứng ra làm đôi, một nửa trên là trời, một nửa dưới là đất và
khoảng giữa là không trung. Ngài nặn cho núi cao, đào cho biển sâu, ban sinh khí cho chư thần, tạo
ra thể xác và sự sống cho muôn loài, trao quyền hành chi phối muôn loài cho các thần, quy định trật
tự vũ trụ. Thuyết thứ ba phổ biến hơn cả cho rằng Brahma được sinh ra từ một đóa sen mọc từ rốn

của thần Vishnu, là hình ảnh tượng trưng cho ý nghĩa tái sinh do những mầm mống của kiếp trước
được bảo tồn trong Vishnu. Vì vậy Brahma còn có tên là Mabhija (tự rốn sinh ra) hay là Abjaja
(nghĩa là tự bông sen sinh ra). Brahma có năm đầu nhưng bị Shiva hủy mất một đầu nên chỉ còn bốn
đầu, vì thế Brahma còn được gọi là thần bốn đầu (Chatur –ânana) hay thần Bốn mặt (Chatur –
mukha). Sự tích Brahma có 5 đầu thường được kể như sau : ―Brahma lấy chất vô nhiễm của mình tạo
thành một người đàn bà. Nữ thần này được thờ với nhiều tên khác nhau là Shataruâpâ (Bách Tướng),
Vâc (Thượng Ngôn cũng như Ngôi Lời) hay Sarasvâti (Hùng Biện), Savitĩ (Thánh Mẫu), Gâyatri
(Thánh Ca) và Brahmani (vợ của Brahma). Khi ngắm người con gái do chính mình tạo ra, Brahma bị
mê hoặc bởi dục tính, Shararuâpâ phải lẫn về phía tay mặt để Brahma khỏi nhìn thấy. Brahma bèn
mọc thêm một đầu trông ra phía mặt; nàng lẩn về phía trái; Brahma mọc thêm một đầu ra phía trái;
nàng lẩn về phía sau, Brahma mọc thêm một đầu trông ra phía sau; cuối cùng nàng bay lên không,
Brahma lại mọc thêm một đầu thứ năm để ngắm nhìn nàng. Còn về việc Brahma bị Shiva hủy mất
cái đầu thứ năm cũng có nhiều truyền thuyết.
Truyện thì cho là vì chính miệng của đầu ấy khoe rằng Brahma ưu thế hơn Shiva; truyện thì cho rằng
vì miệng ở đầu ấy đã nói dối trong một cuộc tranh tài giữa Brahma và Vishnu; truyện thì kể vì
Brahma phạm tội loạn luân nên Shiva bèn trừng phạt bằng cách chiếu con mắt thứ ba vào cái đầu ấy
và đốt ra tro.
Mặc dầu vai trò của Brahma có vẻ quan trọng nhất, địa vị của Brahma lại sút kém nhất trong ba ngôi
tối linh. Lý do có thể vì: đứng ở phương diện đạo đức, Brahma đã phạm tội dối trá và loạn luân. Thần
thoại trên đây đã kể do sự phối hợp của Brahma và Ushas (Rạng Đông) mà sinh ra Manu, tổ của loài
người và muôn vật. Ushas chính là con gái của thần. Đứng về phương diện triết lý mà suy thì vì có
sự sáng tạo của thần mà con người phải đắm chìm trong bể khổ , trong vòng thiện, ác xung đột và bị
tách rời khỏi chân lý và hạnh phúc tuyệt đối. Như vậy sáng tạo không hẳn là một hành động đầy ân

phước mà chính là một hành động đọa đày, nếu không bị chống đối thì cũng chẳng đáng được sùng
bái nhiệt thành.
Hiện thần thứ hai của Brahma là thần Shiva, dưới hình ảnh như nhân, Shiva có nước da trắng tượng
trưng cho bản chất thuần túy của tất cả màu sắc. Shiva có ba mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng
và ngọn lửa thế gian, có thể nhìn thấu quá khứ, hiện tại và tương lai. Mái tóc rối của Shiva tượng
trưng thần gió. Mái tóc đó cũng tượng cho sức mạnh vì sông Hằng Hà linh thiêng khi nhận lời cầu

xin của một đạo sĩ thấu thị (Rishi) xuống trần, Shiva đã phải xõa tóc cho dòng nước xuôi theo và đổ
xuống nhẹ nhàng, nếu không thì thế gian đã rung chuyển và xụp đổ tan tành. Một hôm thần Brahma
trông thấy thần Vishnu đang nằm trên một chiếc lá sen trên mặt nước nguyên thủy, Brahma hỏi danh
tính. Vishnu bèn xưng danh và kêu Brahma bằng con. Brahma tức giận và tuyên bố chính mình mới
là đấng sáng tạo và hủy diệt vũ trụ.
Vishnu bát bỏ lời của Brahma, cương quyết cho mình mới là đấng sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt vũ
trụ, hai bên đang cãi cọ tranh giành ngôi thứ, thì bỗng hiện ra một cột lửa cao ngất tưởng chừng như
không có khởi nguyên. Hai thần bèn ngừng cuộc tranh luận và đồng ý chia nhau đi tìm đầu và cuối
của cột lửa. Vishnu đi xuống dưới gốc và Brahma đi lên phía ngọn.
Sau một thời gian thám hiểm rất lâu, cả hai đều không đạt được mục đích và phải trở về nơi gặp gỡ
ban đầu. Vừa khi đó không gian bỗng vang lên âm thanh linh thiêng của tiếng AUM* và Shiva xuất
hiện giữa cột lửa khiến cả Brahma và Vishnu đều cảm thấy hân hoan. Khi ấy Shiva bèn nói cho hai
thần biết rằng không có ai hơn, ai kém, và ba ngôi tối linh Brahma-Vishnu-Shiva chỉ là ba tác dụng
khác nhau của cùng một bản thể. Shiva có hai đời vợ nhưng cùng là một người trải qua hai kiếp.
Kiếp thứ nhất nàng tên là Sati (Hiền phụ), con gái của Daksha (Tài Trí), một trong tám vị thần sáng
tạo do Brahma tạo ra. Daksha vốn không vưa Shiva vì Shiva thường có bề ngoài là một đạo sĩ khất
thực tiều tụy và không tỏ thái độ tôn kính mình. Daksha đã đuổi Satĩ ra khỏi địa phận của mình khi
nàng nhất định chọn Shiva làm chồng. Một lần Sati về nhà vào dịp làm lễ mừng thần Vishnu, Daksha
đã không tiếc lời nhục mạ nàng cùng Shiva. Sati bèn thoát hồn trả lại thân xác cho cha. Shiva nổi
giận, giết chết Daksha tức thì. Sati tái sinh làm con gái của thần núi Himâlaya (Núi Tuyết), mang tên
là Umâ Himavutee và thường được gọi là Pârvatĩ (Sơn nữ). Sau nhiều lần thử thách về đức tính,
Shiva lấy Pârvati làm vợ.
Khi Shiva đã múa vũ điệu Tândava, tượng trưng cho sự vận hành của vũ trụ tại hí viện Thiên Đàng
của thần sét Indra. Khi nhảy múa như vậy, Shiva đã cho phát ra năm cung điệu căn bản. Khi vợ
Shiva là nàng Pârvati cất tiếng hát thì có thêm một cung điệu thứ sáu. Sự kết hợp giữa Shiva và

×