Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tài tiểu luận triết học SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VEDANTA Ở ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.1 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
=====0=====
Tên đề tài tiểu luận triết học
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC
PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VEDANTA Ở ẤN ĐỘ THỜI
CỔ ĐẠI
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
SVTH: Chung Ngọc Nghi
TP.HCM, tháng 12 năm 201
MỞ ĐẦU
Ấn Độ - một trong những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại, nơi xuất phát của dòng
sông Hằng thơ mộng huyền bí và là nơi hội tụ bao tinh hoa tư tưởng của nền triết học
trong đó đáng kể nhất là triết học Bà-la-môn. Nếu hình dung Ấn Độ như một đại
dương, trên đó bao lớp sóng cuồn cuộn đổ vào bờ thì triết học Bà-la-môn cũng thế, trải
qua mấy ngàn năm vẫn không mai một mà ngược lại được kế thừa vun đắp thành một
hệ tư tưởng bền vững làm giàu thêm kho tàng triết học nhân loại. Và một trong những
trường phái triết học theo học thuyết Bà-la-môn cần phải nhắc đến đó là triết học
Vedanta. Nghiên cứu về triết học đã khó, càng khó hơn khi nói về học thuyết của
Bàlamôn giáo, cụ thể là triết học Vedanta và đạo lý Phật giáo, bởi đó là tư tưởng chủ
đạo, xuyên suốt ví như suối nguồn bất tận của sông Hằng trong tâm trí người dân Ấn.
Vậy ở phương diện triết học thì tư tưởng triết học Vedanta có gì quan trọng? Đối với
đạo lý của Phật giáo có điểm tương đồng và dị biệt nào? Để tìm hiểu vấn đề trên,
chúng ta lần lượt đi vào tìm hiểu sơ lược lịch sử Ấn độ; vài nét về tư tưởng triết học cơ
bản của Vedanta và Phật giáo; và cuối cùng đi tìm hiểu về điểm tương đồng và khác
biệt giữa Vedanta và đạo lý Phật giáo.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của một tiểu luận cùng với trình độ nghiên cứu phân tích
biện chứng vấn đề chưa thật logic, nguồn tư liệu tham khảo còn hạn chế chắc sẽ không
thể làm sáng tỏ được toàn bộ vấn đề. Tuy nhiên, người viết sẽ cố gắng trong sự hiểu
biết hạn hẹp của mình đồng thời vận dụng lối phân tích, so sánh sẽ phần nào lột tả


được nội dung đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Vedanta và Phật giáo
ở Ấn Độ thời cổ đại”, với mong muốn đem đến cách nhìn tổng quan về sự độc lập và
giao thoa giữa hai nền tư tưởng vốn cùng được sinh ra và lớn lên trên một dòng sông.
2
Chương 1 Khái quát về triết học Ấn Độ thời cổ đại
1.1 Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển:
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Ấn Độ là một bán đảo lớn - một "tiểu lục địa" nằm ở miền Nam châu Á, phía Tây Nam
và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là dãy Hymalaya hùng vĩ án ngữ theo một
vòng cung dài 2.600km.
Điều kiện thiên nhiên và khí hậu của Ấn Độ rất phức tạp. Địa hình vừa có nhiều núi
non trùng điệp, vừa có nhiều sông ngòi với những vùng đồng bằng trù phú; có vùng khí
hậu nóng, ẩm, mưa nhiều, có vùng lạnh giá, quanh năm tuyết phủ, lại cũng có những
vùng sa mạc khô cằn, nóng nực. Tính đa dạng, khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và
khí hậu là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghi dấu ấn đậm nét trong tâm
trí người Ấn Độ cổ.
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Sự phát triển của xã hội Ấn Độ cổ, trung đại có thể được chia thành ba thời kỳ sau:
Thời kỳ văn minh sông Ấn (Hay nền văn minh Harappa )
Xuất hiện vào khoảng giữa thiên niên kỷ III đầu thiên niên kỷ II TCN. Qua các di chỉ
khảo cổ cho thấy đây là một nền văn minh đồ đồng mang tính chất đô thị của một xã
hội đã vượt qua trình độ nguyên thủy, đang tiến vào giai đoạn đầu của xã hội chiếm
hữu nô lệ. Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã đạt tới
một trình độ nhất định. Thành phố được chia thành hai khu, khu "dưới thấp" và "khu
trên cao", cách biệt nhau về quy mô nhà cửa và số lượng của cải chứng tỏ xã hội thời
kỳ này đã xuất hiện sự phân chia kẻ giàu và người nghèo rõ rệt. Về công nghệ, có nghề
dệt bông len, nghề đúc đồng, điêu khắc, nghề làm nữ trang, nghề làm gốm sứ tráng
men đạt tới trình độ tinh xảo. Thời kỳ này cũng đã có chữ viết, được thấy trên các quả
ấn bằng đồng hay đất nung. Tôn giáo cũng đã xuất hiện biểu hiện qua các hình nổi điêu
khắc trên các quả ấn.

Thời kỳ Vêđa (khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ VII YCN)
3
Vào khoảng thế kỷ XV, các bộ lạc du mục của người Arya từ Trung Á xâm nhập vào
Ấn Độ, đem theo những phong tục, tập quán, tín ngưỡng và bắt người bản xứ làm nô
lệ. Đây là thời kỳ hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên của người Arya
trên lưu vực sông Hằng và sông ấn.
Sau một thời gian dài chung sống, người Arya và người Dravida bản xứ đã đồng hóa.
Do tiếp thu được kỹ thuật và văn minh của người Dravida, do chiếm được những vùng
đất đai màu mỡ và thuận lợi, người Arya bắt đầu chuyển từ chăn nuôi, du mục sang đời
sống nông nghiệp định cư, phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đặc trưng của
nền kinh tế nông nghiệp thời kỳ này là kinh tế tiểu nông kết hợp chặt chẽ với thủ công
nghiệp gia đình nên tính chất tự cấp tự túc là nổi bật và quan hệ trao đổi giữa các công
xã rất yếu ớt. Đó cũng là nguyên nhân làm xã hội Ấn Độ phát triển rất chậm chạp và trì
trệ.
Về mặt xã hội, thời kỳ này đã xuất hiện chế độ đẳng cấp (varna - màu sắc, chủng tính)
góp phần quy định cơ cấu xã hội và ảnh hưởng đến hình thái tư tưởng Ấn Độ cổ đại.
Đó là chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi, nghề nghiệp,
tôn giáo, quan hệ giao tiếp, tục cấm kỵ hôn nhân được hình thành trong thời kỳ người
Arya chinh phục, thống trị người Dravida, cũng như trong cả quá trình phân hóa xã hội
ngày càng sâu sắc giữa quý tộc và thường dân Arya. Theo thánh điển Bàlamôn và bộ
luật Manu, xã hội Ấn Độ cổ đại chia thành bốn đẳng cấp lớn: Đứng đầu là đẳng cấp
tăng lữ, lễ sư Bàlamôn (Brahmana); thứ hai là đẳng cấp vương công, vua chúa, tướng
lĩnh, võ sĩ (Kshatriya); thứ ba là đẳng cấp thương nhân, điền chủ và thường dân Arya
(Vaishya); thứ tư là đẳng cấp tiện dân và nô lệ (Shudra). Ngoài bốn đẳng cấp trên còn
có những người bị coi là ngoài lề đẳng cấp xã hội. Đó là tầng lớp người cùng đinh, hạ
đẳng (Paria) như người Chandala.
Thời kỳ Vêđa cũng là thời kỳ hình thành các tôn giáo lớn mà tư tưởng và tín ngưỡng
của nó ảnh hưởng đậm nét tới đời sống tinh thần xã hội Ấn Độ cổ đại, như đạo Rig -
Vêđa, đạo Bàlamôn, sau đó là đạo Phật, đạo Jaina
4

Thời kỳ từ thế kỷ VI đến thế kỷ I TCN
Các quốc gia chiếm hữu nô lệ đã thực sự phát triển, thường xuyên thôn tính lẫn nhau
dẫn đến sự hình thành các quốc gia lớn, các vương triều thống nhất ở Ấn Độ như
Magadha , Maurya. Trong thời kỳ này nền kinh tế, xã hội và văn hóa Ấn Độ có những
bước phát triển tiến bộ vượt bậc. Mặc dù nền kinh tế tự nhiên vẫn chiếm ưu thế, nhưng
thương nghiệp, buôn bán cũng phát triển hình thành một tầng lớp mới trong cơ cấu giai
cấp xã hội Ấn Độ - tầng lớp thương nhân và thợ thủ công. Tiền kim loại xuất hiện,
nhiều thành phố trở thành trung tâm công thương nghiệp quan trọng. Nhiều con đường
thương mại thủy bộ nối liền các thành thị với nhau và thông từ Ấn Độ qua Trung Hoa,
Ai Cập và miền Trung Á dần dần xuất hiện.
Tóm lại, xã hội Ấn Độ cổ, trung đại có những đặc điểm nổi bật như sau:
- Sự tồn tại dai dẳng của chế độ công xã nông thôn.
- Chế độ đẳng cấp rất khắc nghiệt.
- Chế độ quốc hữu hóa về ruộng đất và lao động.
- Tôn giáo bao trùm và chi phối toàn bộ đời sống xã hội.
1.2 Triết học Ấn Độ cổ đại
1.2.1 Các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại: Quá trình hình thành và phát
triển cả triết học Ấn Độ cổ - trung đại trải qua ba thời kỳ chính:
Thời kỳ Vêđa (khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ VIII TCN) nổi bật bởi các ý tưởng triết
học thấm đầy tính thần thoại, phát triển dần dần từ tư tưởng đa thần đến tư tưởng đơn
thần, được thể hiện trong kinh sách cổ có tính tổng hợp tri thức và giao lý tôn giáo như
kinh Veda, Upanishad, Bàlamôn
Thời kỳ cổ điển (còn gọi là thời kỳ Bàlamôn – Phật giáo, khoảng thế kỷ VI TCN đến
thế kỷ VI). Các trào lưu triết học thời kỳ này với khuynh hướng đa dạng, đại diện cho
5
các tầng lớp xã hội khác nhau, vừa mang tính chất triết học, vừa mang đậm màu sắc
tôn giáo.
Trong thời kỳ này, cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học, nhất là cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy vật, vô thần chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo lên đến đỉnh cao,
đặc biệt là việc phủ nhận uy thế của kinh Veda. Từ đó đã hình thành cách phân chia có

tính chất truyền thống tất cả các trường phái triết học thành hai phái chính:
Phái triết học chính thống, thừa nhận uy thế tối cao của kinh Veda và triết lý về tinh
thần sáng tạo vũ trụ tuyệt đối tối cao Brahman trong Upanishad, biện hộ cho giáo lý
của Bàlamôn, bảo vệ cho chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, bao gồm 6 trường phái
chính là: Samkhya, Nyaya, Vaisesika, Mimamsa, Yoga và Vedanta.
Phái triết học không chính thống, phủ nhận uy thế tối cao của kinh Veda và Upanishad,
phê phán giáo lý của đạo Bàlamôn, đả phá chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, gồm 3
trường phái chính là: Các trường phái triết học vô thần, duy vật trong phong trào mới
đòi tự do tư tưởng ở Đông Ấn và trường phái triết học duy vật tiêu biểu Lokayata hay
chủ nghĩa duy vật khoái lạc Charvaka; Phật giáo và Đạo Jaina.
Thời kỳ sau cổ điển (còn gọi là thời kỳ xâm nhập của Hồi giáo, khoảng thế kỷ VII đến
thế kỷ XVIII) gắn liền với cuộc đấu tranh uy thế giữa đạo Phật, đạo Bàlamôn và Đạo
Hồi diễn ra ngày càng quyết liệt mà kết quả là Đạo Hồi từng bước phát triển làm cho
đạo Phật suy yếu còn đạo Bàlamôn đổi mới thành đạo Hindu.
1.2.2 Đặc điểm triết học Ấn Độ cổ đại
Thứ nhất, do chịu ảnh hưởng bởi tinh thần Veda mà triết học Ấn Độ cổ đại không thể
phân chia rõ ràng thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phép biệc chứng và
phép siêu hình (như triết học phương Tây), mà chủ yếu được chia thành hệ thống chính
thống và hệ thống không chính thống. Trong các trường phái triết học cụ thể luôn có sự
đan xen giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép
siêu hình với nhau.
6
Thứ hai, do chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng tôn giáo mà triết học Ấn Độ cổ
đại thường là một bộ phận lý luận quan trọng tạo nên nội dung giáo lý của các tôn giáo
lớn. Tuy nhiên, tôn giáo của Ấn Độ có xu hướng “hướng nội” đi sâu tìm hiểu đời sống
tâm linh, tinh thần đê phát hiện ra sức mạnh của linh hồn cá nhân con người; vì vậy,
triết học Ấn Độ cổ - trung đại mang nặng tính chất duy tâm chủ quan và thần bí.
Thứ ba, triết học Ấn Độ cổ đại đã đặt raa nhiều vấn đề, song nó rất quan tâm đến việc
giải quyết các vấn đề thuộc về lĩnh vực nhân sinh (bản chất, ý nghĩa của đời sống,
nguồn gốc nỗi khổ của con người) nhằm tìm kiếm phương tiện, con đường, cách thức

giải thoát chúng sinh ra khỏi điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khắc nghiệt.
7
Chương 2 Khái quát về triết học Phật giáo và triết học Vedanta
2.1 Khái quát về triết học Phật giáo
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ VI trước
công nguyên, ở miền Bắc Ấn Độ, phía Nam dãy Himalaya, vùng biên giới giữa Ấn Độ
và Nêpan bây giờ. Ra đời trong làn sóng phản đối chế độ ngự trị của Bà La Môn và chế
độ phân biệt đẳng cấp xã hội khắc nghiệt, đạo Phật với triết lý đạo đức nhân sinh sâu
sắc đã trở thành một trong những ngọn cờ tiên phong của phong trào tự do tư tưởng và
bình đẳng xã hội ở Ấn Độ đương thời.
Người sáng lập Phật giáo là Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) tức thái tử Tất Đạt
Đa (Siddhartha Gautama) (563-483 TCN) , con đầu vua Tịnh Phạn, thuộc bộ tộc
Sakiya. “Phật” theo tiếng Phạn gọi là Boudda, tiếng Hán- Việt phiên âm là “Phật”, có
nghĩa là Đấng giác ngộ và giác ngộ người khác.
Sau Sakyamuni một vài thế kỷ, Phật giáo được phân chia thành tông phái lớn là tiểu
thừa giáo và đại thừa giáo (nghĩa là “cỗ xe nhỏ” và “cỗ xe lớn”). Tiểu thừa giáo phát
triển về phía Nam Ấn Độ rồi truyền bá sang Xêrilanca, Philippin, Lào, Campuchia,
Nam Việt Nam…Đại thừa giáo phát triển mạnh ở Bắc Ấn Độ, truyền bá vào Tây Tạng,
Trung Hoa, Nhật bản, Bắc Việt Nam…
2.1.2 Các nét đặc trưng
Thứ nhất về thế giới quan
Phật giáo là một thế giới quan có tính duy vật và vô thần, đồng thời có chứa đựng
nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc.
Tính duy vật và vô thần thể hiện rõ nét nhất ở quan niệm về tính tự thân sinh thành,
biến đổi của vạn vật, không do sự chi phối quyết định của một lực lượng thần linh hay
thượng đế tối cao nào. Trái lại vạn vật đều tuân theo tính tất định và phổ biến của luật
8
nhân – quả. Điều này được quán triệt trong việc lý giải những vấn đề của cuộc sống
nhân sinh như: Hạnh phúc, đau khổ, giàu nghèo, thọ,yểu…

Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc luận
chứng về tính chất “vô ngã” và “vô thường” của vạn vật.
Phạm trù vô ngã bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vũ trụ, vốn không có tính
thường hằng, nó chỉ là sự giả hợp do sự hội đủ nhân duyên nên thành ra có (tồn tại).
Nói một cách tổng quát thì vạn vật chỉ là sự hội hợp của hai loại yếu tố là vật chất
“sắc” (đất, nước, gió, lửa) và tinh thần “danh” (thụ, tưởng, hành, thức). Như vậy thì
không có cái gọi là “tôi” (vô ngã).Vô thường nghĩa là vạn vật biến đổi vô cùng theo
chu trình bất tận: Sinh – Trụ – Dị – Diệt. Cứ như thế, vạn vật biến đổi, hợp - tan, tan -
hợp mà không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng.
Thứ hai về Nhân sinh quan Phật giáo
Nội dung chủ yếu của triết lý Phật giáo nguyên thuỷ thể hiện trong nhân sinh quan
qua thuyết luân hồi, nghiệp báo và triết lý tứ diệu đế.
Thuyết luân hồi
Phật giáo tiếp thu tư tưởng luân hồi và nghiệp của Upani sa.Theo Phật giáo, sự sinh tử
của con người là sự hợp tan của ngũ uẩn: sắc, thụ, tửơng, hành và thức. Con người
sau khi chết có thể đầu thai trở lại một trong 6 kiếp phàm là nhân, tiên, súc sinh, địa
ngục, Atula và quỷ. Quá trìng cứ thế như chiếc bánh xe (luân) quay tròn(hồi) không
dứt. Đó là luân hồi (samara).
Nghiệp báo: trong tư tưởng Phật giáo, nghiệp là cái do hành động của ta gây ra, có 3
loại: thân nghiệp (hậu quả do hoạt động thân thề gây ra), khẩu nghiệp (hậu quả do lời
nói gây ra) và ý nghiệp (hậu quả do suy nghĩ gây ra)
Vạn vật bị chi phối theo luật nhân quả, mỗi con người mất đi ở thế giới này, nơi này
để sinh ra ở thế giới khác, nơi khác nên con người bị sự chi phối của nghiệp kiếp này
9
và nghiệp kiếp trước. Nếu có nghiệp tốt thì tạo điều tốt cho đời sau tái sinh. Nếu làm
điều ác tạo nghiệp xấu thì phải gánh chịu điều xấu cho đời sau.
Thuyết luân hồi nghiệp báo không thừa nhận có linh hồn bất tử. Luân hồi ở đây
không phải là sự đầu thai của linh hồn mà là sự kết tập mới của ngũ uẩn qua nghiệp
lực. Nghiệp lực là kết quả tổng hợp các nghiệp của đời người. Nó di truyền vào ngũ
uẩn, dẫn dắt con người vào luân hồi, mắc vào bể khổ trầm luân.

Thuyết Tứ diệu đế
Phật giáo quan niệm rằng “đời là bể khổ”. Phật giáo đa đưa ra thuyết Tứ diệu đế để
giải thoát chúng sinh khỏi mọi nỗi khổ, kiếp nghiệp báo luân hồi, gồm khổ đế, nhân
đế, diệt đế, đạo đế. Bốn luận điểm này được Phật giáo coi là bốn chân lý vĩ đại về
cuộc sống nhân sinh cho bất cứ cuộc sống nhân sinh nào thuộc đẳng cấp nào: Khổ đế
(duhka-satya), Nhân đế hay tập đế (samudayya-satya), Diệt đế (nirodha-satya), Đạo
đế (marga-satya).
2.2 Triết học Vedanta
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trường phái triết học Vedanta hình thành vào khoảng thế kỷ IV đến thế kỷ III trước
Công nguyên qua hình thức chú giải, tường thuật Veda và Upanishad của Badayarana
trong bộ kinh Brahman-sutras nổi tiếng gồm 555 cách ngôn. Sau đó Gaudapada (thế kỷ
VII) chú giải các sutra đó, dạy phần bí truyền, tức phần triết lý siêu hình của học thuyết
đó cho Govinda, Govinda lại dạy cho Sankara. Sau cùng, Sankara đã soạn ra bộ chú
giải nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ, đó là bộ Vedanta,
và ông trở thành một trong những nhà triết gia lớn nhất Ấn Độ.
2.2.2 Những tư tưởng triết học cơ bản
Một là, thừa nhận sự tồn tại của brátman – linh hồn vũ trụ là thực tại tinh thần tối cao,
là bản chất, là nguồn sống vĩnh hằng, là cội nguồn chi phối mọi sự sinh thành và hủy
diệt của mọi cái trong thế giới. Theo The Upanishads, Brahman là thực thể duy nhất,
10
tuyệt đối, vĩnh viễn, bất điệt, “vô hình không thể nắm bắt, không thể lấy gì tỉ nghĩ,
không màu sắc, không mắt, không tai, không tay, không chân, những hằng hữu không
có gì không thấu, ở khắp cả và không thể đụng chạm, không có cái gì không có nó ”,
“Brahman là nguồn sáng của mọi nguồn sáng”.
Hai là, coi átman – linh hồn cá nhân – là hiện thân của brátman nơi thể xác trần tục
của con người và bị vây hãm, ràng buộc bởi những ham muốn nhục dục của thể xác.
Những hành động của con người nhằm thỏa mãn ý chí dục vọng của mình đã gây nên
nghiệp báo, luân hồi, làm cho linh hồn con người, vốn bản lai thanh tịnh trở nên lu mờ,
ám muội, phải lặn lội trội dạt trong thế giới phù du, đều thai hết kiếp này sang kiếp

khác, hết thân xác này đến thân xác khác. Để giải thoát átman khỏi sự vây hãm ràng
buộc này, con người (átman) phải dốc lòng tu luyện, suy tư, chiêm nghiệm tâm linh để
nhận ra bản tính thần thánh của mình mà quay về với Brátman.
Ba là, coi thế giới vật chất chỉ là ảo ảnh do vô minh của con người mang lại.
11
Chương 3 So sánh triết học Phật giáo và triết học Vedanta
3.1 Sự tương đồng giữa triết học Phật giáo và triết học Vedanta:
Căn cứ trên cái nhìn của Phật giáo, Vedanta với tư tưởng Veda và Bàlamôn giáo vẫn
xứng đáng là nguồn cảm hứng cho sự bộc phát những tư tưởng triết học của dân tộc
Ấn. Và phải nhìn nhận rằng, trong một giới hạn nào đó, giữa Vedanta và Phật giáo đã
tìm thấy nhau ở những điểm chung:
 Công nhận cuộc đời là đau khổ và đưa ra những phương pháp để hỗ trợ chúng
nhân được giải thoát khỏi những đau khổ ấy.
Đây là điểm chung nhất mà ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong giáo lý Phật giáo
so với Vedanta. Có thể nói đây là hai phạm trù không riêng gì giáo phái nào mà
hầu như tất cả những trào lưu tư tưởng Ấn đều đặc biệt quan tâm và luôn tìm cách
lý giải. Và do xuất phát từ xu hướng đó mà gần như những danh từ, những thuộc
tính, những phương pháp thi thiết của cả hai giáo phái đều có biểu hiện cho thấy nó
rất gần gũi mà đã không ít người gần như không còn phân biệt được đâu là của
Phật giáo, đâu là của Bà-la-môn giáo. Thật vậy, tư tưởng đời là bể khổ đã được
diễn tả đây đó trong Upanisad (Áo nghĩa thư): “Ai biết ngã (atman) thì vượt qua
bể khổ. Chúa ơi, con khổ lắm hãy đưa con vượt qua bể khổ” (Chandogya-Upanisad
ChU.VII, 1, 3)
 Lấy con người làm trung tâm để khảo sát mặc dù Bà-la-môn giáo vẫn cho rằng con
người là một phần thuộc về cái Tuyệt đối.
 Đều lấy sự phát triển trí tuệ làm cơ sở để diệt trừ vô minh ái dục, là những nguyên
nhân đưa con người vào vòng sinh tử luân hồi.
 Đối với hiện tượng và nhân sinh, cả hai đều chấp nhận quy luật nhân duyên nghiệp
báo chi phối cuộc sống con người.
 Sự chung đụng về ngôn ngữ đã dẫn đến những sự giao thoa không thể tránh khỏi

khi cả hai cùng phát triển trên một mảnh đất của triết lý này.
3.2 Sự khác biệt giữa triết học Phật giáo và triết học Vedanta:
12
Phương
diện so
sánh
Vedanta Phật giáo
Quan
niệm về
giá trị
con
người
- Quan niệm về giá trị con người
hết sức bất công và không có sự
bình đẳng. Đây là sự phân biệt
chủng tộc, màu da, cũng như về
nguồn gốc xuất thân. Những
người thuộc giai cấp dưới phải
tuân thủ nghiêm ngặt và phải tin
tưởng tuyệt đối vào sự an bài
này, cụ thể là của những giáo sĩ
Bà là môn. Bà là môn sở dĩ được
coi là giai cấp tối cao, bởi vì họ
là người độc quyền về tri thức.
Họ không những giải thích, chú
giải các bộ kinh về Veda, dạy dỗ
mọi người mà còn có quyền thay
mặt mọi người tiếp xúc với các
đấng thần linh. Thời bấy giờ
không phải ai cũng được học,

đọc, hay nghe kinh thánh. Nếu
người sudra mà nghe thánh kinh
thì tai sẽ bị điếc, bị đổ chì vào.
Nếu họ tụng thánh kinh thì sẽ bị
cắt lưỡi. Còn người nào học
thuộc lòng thánh kinh thì thân
thể sẽ bị chặt làm hai. Đạo Bà la
môn lúc ấy chỉ là đạo riêng của
những người Bà la môn mà thôi,
họ không cho bất cứ tầng lớp
nào len lỏi vào.
- Xem phụ nữ như là vật sở hữu
của nam giới, sinh ra để phục
tùng cho nam giới mà thôi và
“cuối thời Veda và thời kỳ sử
thi, phụ nữ phải chết theo
chồng”
Đức Phật khẳng định: “Không
có đẳng cấp trong dòng máu
cùng đỏ, không có đẳng cấp
trong giọt nước mắt cùng mặn.
Một người được coi là quý tộc
hay hạ tiện là ở nơi hành vi của
họ mà không phải ở đẳng cấp
sinh ra”
Đức Phật luôn đề cao giá trị của
con người, bất luận là nam hay
nữ. Ngài cho rằng ai cũng có thể
tu tập và đạt được quả vị giác
ngộ giải thoát. Nghĩa là một

người cho dù xuất thân từ giai
cấp Bà la môn cao quý hay ở
những giai cấp thấp, nếu thực
hành theo giáo pháp của Ngài thì
đều được thưởng thức hương vị
thánh đạo.
- Điểm đặc biệt nhất là Đức Phật
tiếp nhận nữ giới vào trong giáo
đoàn. Có thể nói đây là một cuộc
cách mạng về giới tính đầy tính
nhân văn của Phật. Bởi người nữ
xưa kia không được trọng đãi,
tôn trọng.
13
Phương
diện so
sánh
Vedanta Phật giáo
Quan
niệm về
linh hồn
- Chủ trương có một linh hồn
(Atman) bất biến, tồn tại sau khi
chết “Atman không sinh ra và
cũng không mất đi……khi con
người chết nó không chết”.
Chính linh hồn này tái sinh vào
các cảnh giới khác nhau và chịu
sự chi phối của luân hồi.
Theo Phật “ý tưởng về linh hồn,

về Ngã là một sự tin tưởng sai
lạc, không có thực trong thực tại
và nếu tin tưởng như thế sẽ phát
sinh những tư tưởng bất thiện về
“tôi”, dục vọng ích kỷ, kiêu căng
ngã mạn, gây ra xung đột giữa cá
nhân với cá nhân và giữa dân tộc
này với dân tộc khác…”. Do đó,
Phật đã tuyên thuyết rằng: tất cả
vũ trụ vạn hữu trên thế gian này
dù là vật chất hay phi vật chất
đều vô ngã do duyên sinh.

tưởng
Nghiệp
- Nghiệp là “hành động cá nhân,
đóng vai trò chủ chốt trong mọi
việc, duy trì sự hài hòa vũ trụ,
nhưng nó cũng ảnh hưởng quan
trọng đến sự liên hệ của một
người trong thế giới vật chất và
quần thể”
- Nghiệp còn đóng vai trò quan
trọng quyết định số phận của con
người và nó là động cơ chính tạo
ra vòng luân hồi tái sinh. Trong
Chàndogya Upanishad có nói:
“Những người khi ở trần gian
này biết cư xử tốt, thì rồi cũng
nhanh chóng sẽ được sinh ra ở

những đẳng cấp cao như giới
Brahman, như Kshatriga, hay là
như Vaisya. Nhưng những kẻ ở
trần gian này hành động, làm
việc tồi tệ, độc ác… thì kiếp sau
họ sẽ được sinh ra như sự độc ác
mà họ đã cư xử, sinh ra làm con
chó, con heo, hoặc làm giới
Chandala (hạng người thấp kém
Phật đã trình bày Nghiệp hết sức
rõ ràng và nhấn mạnh tầm quan
trọng của Tác ý, hay tâm, trái với
Vedanta chỉ nói chung chung và
không rõ ràng.
Nghiệp của Phật, chú trọng đến
động lực thúc đẩy, điều khiển
hành vi bên trong, đó chính là
tác ý. Đức Phật suy xét: “Nếu
một hành động đều phải góp
phần tạo nên sự hiện hữu trong
một kiếp tương lai sau bao giờ
cũng đầy đau khổ, thì sẽ không
thể nào thoát khỏi hiện hữu và
khổ sầu. Vì không ai tránh khỏi
hành động. Do đó yếu tố quyết
định cuộc đời tương lai của cá
nhân cùng đặc tính của nó không
thể tìm được trong hành vi ấy mà
phải nằm trong động lực thúc
đẩy hành vi ấy”.

14
Phương
diện so
sánh
Vedanta Phật giáo
nhất của xã hội, dạng thối tha, bị
xã hội ruồng rẫy)”

tưởng
giải
thoát
- Giải thoát “chính là vứt bỏ mọi
sự ràng buộc của thể xác, nhục
dục đối với linh hồn, đưa linh
hồn bất tử trở về đồng nhất với
linh hồn vũ trụ tối cao”. Để
thành tựu được mục tiêu ấy, con
người cần phải trải qua quá trình
thực nghiệm tâm linh, phát triển
trí tuệ.
- Giải thoát là quá trình đưa tiểu
ngã Atman hay linh hồn cá biệt
hòa nhập vào đại ngã Brahman
hay “tinh thần vũ trụ tối cao”.
- Phật giáo phủ nhận vai trò sáng
tạo muôn loài của Brahman
(Phạm thiên) và nói rằng: “Phạm
thiên chỉ là một giống sinh vật
cao cấp hơn người, tuy sống
hạnh phúc và thọ lâu hơn người,

nhưng vẫn trong vòng sống chết
luân hồi. Bản thân Phạm thiên,
chính vì thiếu trí tuệ, cho nên tự
cho mình là thượng đế, là đấng
tạo thế. Còn những người tu đạo
Bà-là-môn, tuy tự đặt cho mình
cái đích cao nhất là hòa mình
vào Phạm thiên, nhưng từ trước
tới nay, chưa từng có một tu sĩ
Bà-la-môn nào dám mạo nhận
mình đã hòa hợp được với Phạm
thiên cả”. Chính vì thế, Phật giáo
cho rằng giải thoát chính là Niết
bàn, là trạng thái như thật, vắng
mặt khổ và khát ái.
KẾT LUẬN
Tóm lại, triết học Vedanta với tư tưởng Veda và học thuyết Bàlamôn và đạo lý Phật
giáo tuy có điểm tương đồng và dị biệt song tất cả vẫn khẳng định vị trí và sự đóng góp
xứng đáng của mình trong ngôi nhà triết học chung của nhân loại. Sự tương đồng về
các vấn đề như: ngôn ngữ tư duy, giáo lý nghiệp báo luân hồi, lấy con người làm trung
tâm nghiên cứu, v.v… đó là điểm cần ghi nhận. Nói vậy không có nghĩa là Phật giáo
chịu ảnh hưởng hay rập khuôn từ Vedanta, mà Phật giáo đã biết tiếp thu một cách khoa
học, có chọn lọc và đưa ra hướng giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình. Đồng
15
thời bác bỏ hoàn toàn những luận điểm sai lầm trong triết học Vedanta như: sự phân
chia giai cấp, sự sùng bái thần quyền, lễ nghi tế tự, quan niệm đạo đức, v.v… đã khẳng
định vai trò độc lập của Phật giáo tách biệt hẳn Vedanta. Không những thế “lý duyên
khởi và tư tưởng vô ngã” của đạo Phật chính là bước tiến mới trong cuộc cách mạng tư
tưởng làm lung lay bao hệ thống triết học vốn được coi là chủ đạo đương thời.
Có tương đồng và dị biệt song Vedanta và Phật giáo không hề gây chia rẻ mà ngược lại

bổ sung hòa quyện vào nhau tạo nên sắc thái riêng cho mỗi trường phái, làm phong phú
thêm kho tàng triết học phương Đông.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Văn Mưa chủ biên (2011), Giáo trình triết học, phần I “Đại cương về lịch
sử triết học”.
2. Doãn Chính (2011), Lịch sử triết học Phương Đông, NXB: Chính Trị Quốc Gia –
Sự Thật.
3. Doãn Chính (1997), Tư Tưởng Giải Thoát Trong Triết Học Ấn Độ, NXB: Chính
Trị Quốc Gia.
4. Thích Lệ Duyên, Những điểm khác biệt giữa tư tưởng Ấn Độ giáo và Phật giáo.
5. Minh Chi, Đức Phật và thánh điển Upanishad.
6. Tâm Hòa, Điểm tương đồng và dị biệt giữa triết học bà-la-môn và Phật giáo.
7. Trang web />60_14-1_15-1/
8. Trang web />9. Trang web />17
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
17
MỤC LỤC 18
18

×