Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VEDANTA Ở ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.51 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA SAU ĐẠI HỌC
  
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề Tài Số 1:
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC
VEDANTA Ở ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI
GVHD. TS. Bùi Văn Mưa
SVTH: Trần Kim Nghĩa
Lớp: Cao Học K22 Ngày 4
STT: 44
Nhóm: 05
1
TP.HCM 12/2012
LỜI MỞ ĐẦU
Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền đạo học phương đông nói riêng và
cho cho nhân loại nói chung. Chính nơi ấy đã sản sinh ra nhiều trường phái, tôn giáo
lớn trên thế giới. Có thể nói Ấn độ là “một tiểu vũ trụ của các tôn giáo và các nền triết
học”. Triết học Ấn Độ cổ, trung đại đã đặt ra và bước đầu giải quyết nhiều vấn đề của
triết học. Trong khi giải quyết những vấn đề thuộc về bản thể luận, nhận thức luận và
nhân sinh quan, triết học ấn Độ đã thể hiện tính biện chứng và tầm khái quát khá sâu
sắc, đã đưa lại nhiều đóng góp quý báu vào kho tàng di sản của triết học nhân loại.
Một xu hướng cơ bản trong triết học ấn Độ cổ, trung đại là quan tâm giải quyết
những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tâm linh tôn giáo với xu hướng "hướng nội", đi
tìm cái "Đại ngã" trong cái "Tiểu ngã" của một thực thể cá nhân. Có thể nói, sự phản
tỉnh nhân sinh là một nét trội và có ưu thế của nhiều học thuyết triết học ấn Độ cổ,
trung đại (trừ phái Lokayata), và hầu hết các học thuyết đều biến đổi theo xu hướng từ
vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm hay nhị nguyên. Có thể điều đó
là sự phản ánh trạng thái trì trệ của "phương thức sản xuất châu á" ở ấn Độ vào tư duy
triết học; đến lượt mình, triết học lại trở thành một trong những nguyên nhân của tình


trạng trì trệ đó.
Trong quá trình phát triển của triết học, ở Ấn Độ đã hình thành hai hệ thống triết
học đối lập nhau: hệ thống chính thống và phi chính thống, mà tiêu biểu cho hai hệ
thống này là triết học Vedanta và Phật Giáo. Sự khác biệt và tương đồng giữa hai
trường phái này là gì? Thông qua bài tiểu luận hy vọng sẽ làm sang tỏ được phần nào
những nét tương đồng và khác biệt này.
2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ
1.1.Bối cảnh Ấn Độ thời cổ đại
Điều kiện tự nhiên
Ấn Độ là một bán đảo lớn - một "tiểu lục địa" nằm ở miền Nam châu Á; phía
Tây Nam và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là dãy Hymalaya hùng vĩ án ngữ
theo một vòng cung dài 2.600km Điều kiện thiên nhiên và khí hậu của Ấn Độ rất
phức tạp. Địa hình vừa có nhiều núi non trùng điệp, vừa có nhiều sông ngòi với những
vùng đồng bằng trù phú; có vùng khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều, có vùng lạnh giá,
quanh năm tuyết phủ, lại cũng có những vùng sa mạc khô cằn, nóng nực. Tính đa dạng,
khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và khí hậu là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời
sống và ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí người Ấn Độ cổ
Bối cảnh lịch sử và và văn hóa
Ấn Ðộ là vùng đất hòa trộn cả Ðông lẫn Tây do bởi kết quả tự nhiên của sự gặp
gỡ giữa các nền văn hóa, giao lưu thương mại và những cuộc ngoại xâm. Ấn Ðộ là
thiên đường của đủ loại hình tôn giáo, từ mê tín sâu sắc, với những lý thuyết trái ngược
nhau và các vị thánh, khất sĩ, ẩn sĩ, hiền giả và người vô tín ngưỡng. Theo thống kê
năm 2001, người Ấn theo Ấn giáo 80.5%, Hồi giáo 13.4 %, Kitô giáo 2.3%, Sikh
1.9%, các tôn giáo khác 1.8%, không xác định 0.1%.
1.2.Quá trình phát triển tư tưởng Ấn
a) Tư tưởng triết học thời kỳ Veda
Veda trong tiếng cổ Ấn Độ có nghĩa là tri thức, thường hiểu là tri thức tôn giáo.
Veda là một khối lượng tác phẩm văn học đồ sộ được sáng tác trong khoảng thế kỷ XV
TCN và được sưu tầm, chép lại bằng tiếng Phạn cổ vào khoảng thế kỷ X TCN gọi là

thánh kinh Veda. Bộ phận sớm nhất của văn học Veda là bốn tập Veda: RigVeda,
Samaveda, Atharvaveda, Yajurveda. Bộ phận muộn của văn học Veda là Brahmana,
Aranyaka và Upanisad. Nhìn chung trong các tập này chúng ta chỉ thấy các ước vọng
3
của con người, nó phản ánh một tín ngưỡng ma thuật và đa thần giáo, chưa có những
khái quát triết học. Song ta có thể nhận ra những bước phát triển mới của tư duy trừu
tượng. Khuynh hướng rõ rệt là người Ấn Độ đi tìm những điểm giống nhau giữa vô
vàn hiện tượng và sự vật khác nhau. Đi xa hơn người ta thừa nhận một nguyên lý vũ
trụ với sức mạnh vô hạn biểu hiện ra trong thiên nhiên, trong tinh thần và trong nghi lễ.
Ở đây đã phôi thai hai quan điểm đối lập nhau mà ta có thể nhận thấy trong tư tưởng
triết học về sau là quan niệm coi thế giới bị chi phối bởi một nguyên lý phi nhân cách
và quan niệm coi một vị thượng đế nhân cách hóa điều khiển mọi quá trình vũ trụ
b) Tư tưởng triết học Ấn Độ thời cổ điển
Vào thời kỳ cổ điển (hay Bà La Môn-Phật giáo), tuy nền kinh tế và xã hội nô lệ
đã phát triển cao hơn trước nhưng vẫn bị kìm hãm bởi tính chất kiên cố của tổ chức
công xã nông thôn, bởi sự phân chia đẳng cấp ngặt nghèo và sự thống trị của nhà nước
quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Về đời sống tinh thần, thế giới quan duy
tâm, tôn giáo của kinh thánh Veda, Upanisad và đạo Bà La Môn được suy tôn là hệ tư
tưởng chính thống ngự trị trong đời sống tinh thần của con người. Các trường phái triết
học thời kỳ này đa dạng, phản ánh lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau được trình
bày thành hệ thống chặt chẽ, được chia làm hai phái: phái chính thống thừa nhận uy thế
tối cao của kinh Veda, đạo Bà La Môn và phái không chính thống bác bỏ uy thế kinh
Veda và đạo Bà La Môn. Phái chính thống bao gồm 6 trường phái: Safmkhya,
Mimana, Vedanta, Yoga, Nyaya, Vaisesia. Phái không chính thống, hay phái tà giáo có
3 trường phái: Jaina, Lokayata, Phật Giáo.
c) Tư tưởng triết học thời kỳ sau cổ điển
Từ thế kỷ VII đạo Hồi xâm nhập vào Ấn Độ, ở bình diện tư tưởng, cuộc cạnh
tranh uy thế giữa đạo Phật, đạo Bà La Môn và đạo Hồi diễn ra ngày càng quyết liệt.
Được sự ủng hộ của giai cấp thống trị là tín đồ Hồi giáo, đạo Hồi từng bước phát triển.
Sự phát triển của đạo Hồi đã làm cho đạo Phật suy yếu và đến thế kỷ XII, bị loại ra

khỏi ý thức hệ người Ấn Độ. Đến đầu kỷ nguyên mới đạo Bà La Môn phát triển thành
đạo Hinđu. Thế giới quan của đạo Hồi là thế giới quan duy tâm, coi vũ trụ và con
4
người do thánh Allah sáng tạo ra. Thánh Allah có sức mạnh toàn năng chi phối mọi sự
vật, hiện tượng kể cả con người. Trong thế giới ấy chỉ có Mohamed là người kế tục
được thánh Allah. Mỗi con người do thánh Allah sáng tạo ra có một số phận đã được
định từ trước. Nhờ có thánh Allah chỉ bảo nên con người mới xây dựng được cuộc
sống của mình trên Trái Đất. Những ai không nghe lời dạy của thánh Allah sẽ bị đầy
xuống địa ngục khi chết, còn những người nghe lời sẽ được lên thiên đàng vì thế phải
tuân theo ý chí của thánh Allah. Như vậy triết lý của đạo Hồi là triết lý duy tâm, ngoại
lai, xâm nhập vào Ấn Độ, nó là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị ở Ấn Độ trong thời
kỳ chế độ phong kiến suy tàn.
1.3.Đặc điểm triết học Ấn Độ cổ đại
a) Triết học Ấn độ ra đời sớm, đồ sộ về quy mô và số lượng tác phẩm, sự đa
dạng các trường phái, sự phong phú cách thể hiện, sự sâu rộng nội dung phản ánh. Vì
vậy triết học Ấn Độ cổ, trung đại là một trong những cội nguồn của nền văn minh nhân
loại nói chung và của triết học thế giới nói riêng
b) Trong quá trình vận động và phát triển, nền triết học Ấn Độ cổ, trung đại chịu
ảnh hưởng lớn của những tư tưởng tôn giáo, nên giữa triết học và tôn giáo rất khó phân
biệt. Tư tưởng triết học ẩn dấu sau các lễ nghi huyền bí, chân lý thể hiện qua kinh Veda
và Upanisad. Các vấn đề lớn của triết học như bản thể luận, nhận thức luận, vấn đề con
người và cuộc sống của con người đều được lý giải một cách duy tâm
c) Khi giải quyết các vấn đề triết học, các hệ thống triết học cổ đại Ấn Độ chỉ tôn
trọng quá khứ, có khuynh hướng phục cổ.Khác với triết học phương Tây, các nhà triết
học không đặt ra mục đích tạo ra một loại triết học mới thông qua phê phán có kế thừa
nền triết học trước đó mà chỉ tập trung bảo vệ, lý giải các quan niệm ban đầu. Vì vậy
các vấn đề triết học của các bậc tiền bối đặt ra được bàn sâu sắc, nhưng không phong
phú
5
d) Khi bàn về vấn đề bản thể luận, một số phái triết học đã đưa ra phạm trù “tính

không”, đem đối lập “không” và “có”, quy cái “có” về cái “không”, thể hiện một trình
độ tư duy trừu tượng cao.
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ
VEDANTA
2.1. Triết học Phật giáo
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Trước khi Phật ra đời, xã hội Ấn độ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về
mọi mặt của đời sống xã hội. Thời kỳ này tầng lớp Bà La Môn được kính trọng, tôn
sùng tuyệt đối; bởi họ là những người được coi là có tri thức, có khả năng giảng dạy
đạo lý và cúng tế thần linh. Còn giai cấp Sát Đế lợi (vua chúa, tướng lĩnh….) thống trị
quốc gia, thâu tóm gần như toàn bộ đất đai. Trong khi đó, các giai cấp dưới phải lao
động vất vả, chịu mọi sự khổ cực để cung phụng cho các giai cấp trên. Chính những lý
do này khiến cho đời sống xã hội ngày càng nảy sinh mâu thuẫn sâu sắc và dẫn đến sự
phản kháng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, đòi quyền tự do, bình đẳng.
Cũng chính vào thời điểm này ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật giáo đã xuất hiện. “Phật
giáo xuất hiện như là sự đáp ứng nhu cầu tinh thần phản kháng xã hội; một mặt nó
phản ánh nỗi bất hạnh, đau khổ thực tế của nhân dân Ấn độ; mặt khác nó phản kháng
chế độ đẳng cấp nghiệt ngã, chống lại sự áp bức, bất bình đẳng giữa con người. Nó
công khai chống lại giáo lý truyền thống của kinh Veda và đạo Bà la môn, bác bỏ uy
quyền thần thánh, xây dựng niềm tin vào chính con người”.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Người sáng lập Đạo Phật là Thích Ca Mâu Ni là Siddharha(Tất Đạt Đa) họ là
Gautama (Cù Đàm), con trai đầu của vua Suddhodana (Tịnh Phạn) dòng họ Sakya, có
kinh đô là thành Kapilavatthu (Ca- tỳ - la - vệ). Phật Thích Ca sinh ngày 8 tháng 4 năm
563 TCN và mất năm 483 TCN. Năm 29 tuổi, ông từ bỏ cuộc sống vương giả đi tu
6
luyện tìm con đường diệt trừ nỗi đau khổ của chúng sinh. Sau 6 năm khổ luyện, ông đã
"ngộ đạo", tìm ra chân lý "Tứ diệu đế" và "Thập nhị nhân duyên". Trong quá trình phát
triển, để phù hợp với từng thời đại, thích nghi với từng dân tộc, Phật giáo dần dần phân
hóa thành hai bộ phái lớn đó là tiểu thừa và đại thừa hay còn gọi là Phật giáo nam

truyền và Phật giáo bắc truyền. Mặc dù trên hình thức họ không đồng nhất với nhau về
giáo lý cũng như về quan điểm…nhưng mục đích cứu cánh của hai truyền phái này là
xiển dương thánh giáo nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, tha nhân và xã hội.
2.1.3. Các nét đặc trưng
Nền tảng Đạo Phật: Đạo Phật đặt trên 2 nền tảng cốt lõi là Nhân Quả và Luân
hồi. Hiểu được 2 khái niệm này sẽ giúp hiểu được toàn bộ Phật pháp
Nhân Quả: Đạo Phật cho rằng mọi sự việc đều có lý do từ Nhân Quả. Nghĩa là
mọi sự việc đều là kết quả từ nguyên nhân trước đó. Và sự việc đó chính nó lại sẽ là
một nguyên nhân của kết quả sau này. Các sự việc tương tác Nhân Quả phức tạp lẫn
nhau gọi là trùng trùng duyên khởi. Nhân có khi còn gọi là Duyên hay Nghiệp, và một
khi đã gieo Duyên hay Nghiệp thì ắt sẽ gặt Quả (để phân biệt tích cực với tiêu cực một
cách tương đối thì có khái niệm “thuận duyên”, “nghịch duyên” hoặc “Thiện nghiệp”,
“Ác nghiệp”). Dù con người không thể thấy được toàn bộ, không thể lý giải được hoàn
toàn nhân quả này thì mối quan hệ Nhân Quả vẫn là một quy luật tự nhiên khách quan.
Con người dù không thể hiểu hết, thấy hết, thậm chí có thể họ không tin Nhân Quả,
nhưng quy luật này vẫn vận hành và chi phối vạn vật. Thời gian giữa Nhân và Quả là
xuyên suốt thời gian vũ trụ chứ không chỉ trong một kiếp sống. Việc này dẫn đến khái
niệm là Luân hồi.
Luân hồi: Luân hồi là sự chuyển sinh liên tục, là sự chết đi và sống lại của một
đối tượng. Hình thức của một kiếp sống là khác nhau, có thể chuyển đổi giữa các loài,
các thế giới (ngạ quỷ, ma giới súc sinh, nhân giới, thiên giới…). Quan hệ Nhân Quả
quyết định cách thức Luân hồi, hay nói cách khác tùy theo Duyên hay Nghiệp đã tạo
mà sẽ Luân hồi tương ứng để nhận Quả. Luân hồi khẳng định cho quy luật Nhân Quả
7
là không bao giờ tránh được Quả một khi đã gieo Nhân. Chết là hết một kiếp, nhưng lại
là khởi đầu của một kiếp khác, nối tiếp vô cùng tận. Dù có hết một kiếp sống thì vẫn sẽ
tiếp tục Luân hồi sang kiếp khác để nhận Quả. Còn Luân hồi là còn khổ và Đạo Phật
chỉ rằng Luân hồi chỉ có thể bị phá vỡ nếu đạt Giác ngộ. Nghĩa là có thể thoát khỏi
Luân hồi sinh tử nếu biết cách “bẻ gãy” các nguyên nhân dẫn dắt Luân hồi. Đạo Phật
gọi đó là giải thoát và toàn bộ Phật pháp đều nhằm chỉ ra con đường giải thoát, như

Phật đã nói "Như mặn là vị của nước biển, còn vị của đạo ta là giải thoát"
Tóm lại, Đạo Phật là con đường giải thoát dành cho tất cả chúng sanh, không
phân biệt ai. Đạo Phật nói lên sự thật, là một con đường khách quan để đi tới chân lý.
Giáo lý của Đạo Phật không phải do Phật sáng tạo ra mà là chân lý khách
quan. Phật chỉ là người phát hiện, dấn thân và chứng đắc để rồi truyền dạy lại cho
chúng sanh cách giải thoát với lòng từ bi vô lượng. Sự cao quý của Phật ở chỗ xem tất
cả chúng sanh là bình đẳng và hoàn toàn có thể thành Phật. Hơn thế, khi hiểu Đạo Phật
sẽ thấy các đức Thế tôn thậm chí không coi Phật là một quả vị, là chứng đắc mà chỉ
là sự quay về với bổn nguyên của vũ trụ.
2.2. Triết học Vedanta
2.2.1. Hoàn cảnh ra đời
Trường phái Vedanta (Kết thúc Vêđa) xuất hiện vào thế kỷ II TCN,
do Badarayana khởi xướng và Sankara phát triển. Là một trường phái triết học – tôn
giáo, Vedanta tiếp nối các tư tưởng của Upanisad, đưa ra các kiến giải siêu hình và duy
tâm về nguyên nhân hình thành thế giới (vũ trụ và vạn vật). Cho tới ngày nay, triết hệ
Vedanta vẫn ảnh hưởng rất bao quát và sâu sắc. Có thể hiểu từ ngữ Vedanta theo hai
nghĩa. Nghĩa gốc của nó là cuối thời kinh Veda, tức chuyển qua thời các Upanishad.
Tự thân từ ngữ Vedanta có nghĩa là ‘cứu cánh và mục đích của kinh Veda’. Như thế,
triết hệ Vedanta quan tâm ưu tiên tới Brahman, thực tại tối hậu được mô tả trong các
Upanishad, triết hệ Vedanta cũng tự xem mình có nghĩa vụ liên tục cung cấp các thông
giải triết lý cho những tư liệu lớn rộng và muôn hình muôn vẻ trong kinh Veda. Tác
8
phẩm sớm sủa nhất và hiện vẫn lưu hành của triết hệ này có tên là Vedantasutra, trong
đó có cả những tóm lược các cuộc tranh luận diễn ra ở những thời kỳ trước nó.
2.2.2. Những tư tưởng chính
Những tư tưởng triết học cơ bản của Vedanta là:
Một là, thừa nhận sự tồn tại của Brahman – linh hồn vũ trụ là thực tại tinh thần
tối cao, là bản chất, là nguồn sống vĩnh hằng, là cội nguồn chi phối mọi sự sinh thành
và hủy diệt của mọi cái trong thế giới.
Hai là, coi Atman – linh hồn cá nhân – là hiện thân của Brahman nơi thể xác

trần tục của con người và bị vây hãm, ràng buộc bởi những ham muốn nhục dục của
thể xác. Để giải thoát Atman khỏi sự vây hãm ràng buộc này, con người (Atman) phải
dốc lòng tu luyện, suy tư, chiêm nghiệm tâm linh để nhận ra bản tính thần thánh của
mình mà quay về với Brahman.
Ba là, coi thế giới vật chất chỉ là ảo ảnh do vô minh của con người mang lại.
Ðặc điểm cốt yếu của lối tiếp cận mang tính Vedanta là không thể dùng lý trí để
biết Brahman, chân lý tối hậu, chỉ có thể tri giác Brahman bằng tận hiến và trầm tư
mặc tưởng. Brahman tuyệt đối bất biến. Theo Vedanta, Brahman là thực tại tối cao và
phi nhị nguyên. Các tôn giáo hoặc các triết thuyết nhị nguyên đều dựa vào sự hiện hữu
của một Thượng đế có nhân cách và có ngôi vị nên không thể nào biết tới cái nào đó
tương đương với khái niệm Brahman. Con người nếu với sự trừu tượng hóa của ý niệm
và bằng lối tiếp cận duy lý, thì không thể nào hiểu được Ý thức tuyệt đối (Brahman).
Chỉ cần hơi có ý định cụ thể hóa Brahman là Brahman trở thành Isvara, Thượng đế của
triết hệ Yoga. Brahman chuyển thể bản thân thành vạn vật làm nên thế giới, nhưng khi
làm như thế, bản thân Brahman không biến đổi. Do đó, theo ý nghĩa nào đó, Brahman
được xem là nguyên nhân của thế giới. Nhưng thực tế không đơn giản như thế vì
nguyên nhân và kết quả là hai cái tách biệt nhau; nếu Brahman có tính hằng cửu thì
chẳng cái gì có thể tách biệt với ngài. Do đó, Brahman và thế giới quả thật đồng hóa.
Không có cái gì không là Brahman nhưng đồng thời, không có cái gì là Brahman.
9
Dù Vedanta nỗ lực kiến lập một triết thuyết nhất quán và đơn nhất, xuất từ chất
liệu của các Upanishad, nhưng nó không thể tránh khỏi tình trạng có một số quan điểm
khác biệt. Vấn đề quan trọng nhất, liên quan tới việc Brahman được xem là tác nhân
trong chừng mực nào. Nói cho cùng, nếu Brahman chuyển thể bản thân thành vạn vật
của thế giới, tức là ngài giữ vai trò trực tiếp trong quá trình thành hiện thực của vạn
vật. Nói cách khác, cũng như các triết hệ Ấn Ðộ khác, Vedanta bao gồm ý tưởng về
karma (nghiệp báo), rằng mọi sự là kết quả của các hành động thiện hoặc ác được thể
hiện trong quá khứ. Phái Vêđanta chịu sự phê phán mạnh mẽ của các trường phái khác,
vì vậy, nó đã không đứng vững trước lập trường duy tâm nhất nguyên của mình. Sang
thời trung đại, nó đã chuyển dần sang lập trường nhị nguyên. Dù vậy, nó vẫn là cơ sở

triết học của giáo lý đạo Bàlamôn – Hinđu.
CHƯƠNG III: SO SÁNH TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT
HỌC VEDANTA
3.1. Những điểm khác biệt giữa tư tưởng triết học Vedanta và Phật
giáo
3.1.1. Quan niệm về giá trị con người
Quan niệm về giá trị con người của triết học Vedanta
Vedanta một trong những phái triết học được xem thuộc hệ thống của Bà la môn
giáo do đó nó cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi những đặc điểm của tôn giáo này. Trong xã
hội thời kỳ Bà La Môn Giáo (giai đoạn thứ hai của quá trình hình thành Ấn độ Giáo),
không phải người nào cũng có quyền được mong cầu một cuộc sống hạnh phúc trên cả
hai phương diện vật chất và tinh thần, chỉ có những tầng lớp thượng lưu, những người
của đẳng cấp trên, cụ thể là Bà la môn và Sát đế lợi. Thời kỳ này đạo Bà La Môn phát
10
triển rất mạnh, chiếm địa vị độc tôn trên vũ đài tư tưởng, chi phối gần như toàn bộ đời
sống tinh thần của xã hội.
Nói về sự phân chia giai cấp trong Rig Veda cũng đã khẳng định : giai cấp Bà la
môn được sinh ra từ miệng của Brahma, hai tay của Ngài tạo thành đẳng cấp sát đế lợi.
Hai bắp đùi của ngài là đẳng cấp Phệ xá. Từ hai bàn chân của Ngài là giai cấp thủ đà
la. Qua đây cho chúng ta thấy được rằng, Ấn độ giáo quan niệm về giá trị con người
hết sức bất công và không có sự bình đẳng. Đây là sự phân biệt chủng tộc, màu da,
cũng như về nguồn gốc xuất thân. Những người thuộc giai cấp dưới phải tuân thủ
nghiêm ngặt và phải tin tưởng tuyệt đối vào sự an bài này, cụ thể là của những giáo sĩ
Bà La Môn. Bà La Môn sở dĩ được coi là giai cấp tối cao, bởi vì họ là người độc quyền
về tri thức. Họ không những giải thích, chú giải các bộ kinh về Veda, dạy dỗ mọi người
mà còn có quyền thay mặt mọi người tiếp xúc với các đấng thần linh.
Quan điểm của Phật giáo về giá trị con người
Vì nhận ra được cuộc đời là chuỗi dài của khổ đau, luôn bị sanh, lão, bệnh, tử
chi phối nên thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ tất cả cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ, quyết
chí ra đi tìm đạo cứu đời. Sau khi chứng được quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh

giác, Đức Phật đã lên đường giáo hóa chúng sinh, mang đến cho xã hội Ấn độ một
luồng gió mới, một tư tưởng cách mạng mới. Thời bấy giờ đạo Bà la môn chiếm địa vị
độc tôn và họ đã thiết lập ra các giai cấp nhằm tước đoạt mọi quyền sống khiến cho
con người rơi vào cảnh lầm than, khổ sở… Vì lòng từ bi vô hạn cũng như với tuệ giác
siêu việt Đức Phật từng bước thiết lập lại xã hội và đưa ra nhiều quan điểm đặc sắc để
“chống lại” những tư tưởng tiêu cực và khắt khe của xã hội lúc bấy giờ. Về thân phận
con người cũng như nói về các giai cấp, Đức Phật khẳng định: “Không có đẳng cấp
trong dòng máu cùng đỏ, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn. Một người
được coi là quý tộc hay hạ tiện là ở nơi hành vi của họ mà không phải ở đẳng cấp sinh
ra”. Như vậy, Phật đã xác định sự bình đẳng giữa người với người, không có ai là quý
11
tộc và cũng không có ai là hạ tiện. Quý tộc hay hạ tiện không phải do nơi giai cấp quy
định. Đây là một tư tưởng hết sức mới mẻ, độc đáo và nó được thể hiện rất rõ trong
suốt quá trình hoằng dương thánh giáo của Ngài. Đức Phật mở rộng cánh cửa giải thoát
nhằm tiếp nhận tất cả mọi người bất kể sang giàu, cao thượng hay hèn hạ…. Hơn thế
nữa, Đức Phật luôn đề cao giá trị của con người, bất luận là nam hay nữ. Ngài cho rằng
ai cũng có thể tu tập và đạt được quả vị giác ngộ giải thoát. Nghĩa là một người cho dù
xuất thân từ giai cấp Bà La Môn cao quý hay ở những giai cấp thấp, nếu thực hành
theo giáo pháp của Ngài thì đều được thưởng thức hương vị thánh đạo, “Này các tỳ
kheo, đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn. Cũng vậy, Pháp và Luật của Ta cũng chỉ
có một vị, đó là vị giải thoát”.
Có thể thấy Phật giáo nhìn nhận giá trị thật của con người, không phải do sanh
ra hay nguồn gốc xuất thân mà quyết định sự cao thượng. Sự cao thượng hay hèn hạ
đều phụ thuộc vào hành động, nhân cách của con người. Và Đức Phật cũng khẳng định
: Tất cả chúng sinh đều có tánh Phật, có khả năng thành Phật. Đây là điểm khác biệt
chủ yếu về giá trị con người giữa Phật giáo và Ấn giáo
3.1.2. Quan điểm về linh hồn
Ngoại trừ Phật giáo, hầu hết các tôn giáo ở Ấn độ đều chấp nhận có một linh
hồn bất biến tồn tại trong mỗi con người. Vedanta cho rằng linh hồn bất biến ấy chính
là Atman, cái Ngã hay là cái thực thể tuyệt đối trường cửu trong con người. Phật giáo

không chấp nhận quan điểm của Ấn độ giáo về Atman (linh hồn). Theo Phật “ý tưởng
về linh hồn, về Ngã là một sự tin tưởng sai lạc, không có thực trong thực tại và nếu tin
tưởng như thế sẽ phát sinh những tư tưởng bất thiện về “tôi”, và “của tôi”, dục vọng
ích kỷ, kiêu căng ngã mạn, gây ra xung đột giữa cá nhân với cá nhân và giữa dân tộc
này với dân tộc khác…” .Cho dù linh hồn-được hiểu đơn giản là phần phi vật chất
trong con người cũng phải do duyên sinh. Đức Phật phân tích một người là tập hợp của
năm yếu tố: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong đó sắc (thuộc vật chất), bốn cái còn lại
12
(thuộc phi vật chất). Nói cách khác, ngũ uẩn là một hợp thể duyên sinh vô ngã, không
có cái nào tồn tại vĩnh cữu.
Mặt khác, Đức Phật bác bỏ về linh hồn nhằm không muốn cho các đệ tử của
Ngài mất thời gian tư biện về những vấn đề siêu hình. Theo Ngài những vấn đề này
không liên quan gì đến mục đích phạm hạnh, không có ích trong việc diệt trừ khổ đau,
thành tựu chánh trí và chứng ngộ niết bàn. Trong kinh Alagaddùpama Sutta thuộc
Majjhimà Nikàya Phật dạy: “ Này các Tỳ kheo, ta không thấy một linh hồn nào mà
nếu chấp nhận sẽ không còn phát khởi buồn sầu, bi thương, thống khổ, phiền muộn,
đớn đau”
3.1.3. Tư tưởng Nghiệp
Theo Ấn độ giáo nói chung và Vedanta nói riêng, Nghiệp là “hành động cá
nhân, đóng vai trò chủ chốt trong mọi việc, duy trì sự hài hòa vũ trụ, nhưng nó cũng
ảnh hưởng quan trọng đến sự liên hệ của một người trong thế giới vật chất và quần
thể”. Mặt khác, Nghiệp còn đóng vai trò quan trọng quyết định số phận của con người
và nó là động cơ chính tạo ra vòng luân hồi tái sinh. Trong Chàndogya Upanishad có
nói: “Những người khi ở trần gian này biết cư xử tốt, thì rồi cũng nhanh chóng sẽ được
sinh ra ở những đẳng cấp cao như giới Brahman, như Kshatriga, hay là như Vaisya.
Nhưng những kẻ ở trần gian này hành động, làm việc tồi tệ, độc ác… thì kiếp sau họ sẽ
được sinh ra như sự độc ác mà họ đã cư xử, sinh ra làm con chó, con heo, hoặc làm
giới Chandala (hạng người thấp kém nhất của xã hội, dạng thối tha, bị xã hội ruồng
rẫy)”
Đối với Phật giáo, Đức Phật cũng đã sử dụng thuyết Nghiệp ấy. Bởi vì trong

giáo lý của Phật nói đến Nghiệp rất nhiều. Nghiệp còn có một ý nghĩa trọng yếu đối
với nhân sinh quan Phật giáo, nếu không có nó thì không thể nào thuyết minh được
những hình tướng nhân sinh, thậm chí không thể nói rõ chỗ quy hướng của lý tưởng
13
nhân sinh. Mặc dù Phật tiếp thu tư tưởng Nghiệp ấy nhưng chính Đức Phật đã giải
thích tận tường và trình bày đầy đủ về giáo pháp cao siêu ấy.
Điểm sáng tạo và khác biệt thứ nhất là : Phật đã trình bày Nghiệp hết sức rõ
ràng và nhấn mạnh tầm quan trọng của Tác ý, hay tâm, trong khi đó Ấn độ giáo chỉ nói
chung chung và không rõ ràng.
Điểm khác biệt thứ hai: Ấn Độ Giáo cho rằng Nghiệp như là một định mệnh còn
Phật giáo chủ trương Nghiệp là bất định nghiệp, tức Nghiệp có thể thay đổi được.
Trong Ấn Độ Giáo nói chung và Vedanta nói riêng khi con người sinh ra phải theo
Nghiệp mà an phận trên sự phân chia giai cấp, sanh ra ở giai cấp nào thì hãy sống
trong giai cấp ấy, chẳng hạn như người sanh trong giai cấp hạ tiện thì mãi mãi không
thể nào vươn lên giai cấp cao hơn. Đây chính là điểm khác biệt giữa Phật giáo và
Vedanta
Điểm khác biệt thứ ba là Đức Phật chú trọng đến thực tiễn hơn là mặt lý luận
“khi Phật xử lý về thuyết này thì thường chỉ chú ý về phương diện thực tiễn chứ không
hề lưu tâm về mặt luận lý” tức là Phật chú trọng về phương diện thực hành để chuyển
đổi những nghiệp ác, bất thiện. Đạo Phật được tồn tại và phát triển trong trào lưu của
Ấn độ cũng chính ở phương diện này. Về thuyết Nghiệp Phật khuyên con người nên
làm lành, lánh dữ. Và cũng từ đây Phật đã xây dựng nên một nền đạo đức Phật giáo
đầy tính nhân bản, nhân văn và hết sức trí tuệ. Mọi hạnh phúc hay khổ đau đều tùy
thuộc vào chúng ta cả. Không có thần linh nào quyết định số phận của con người.
3.1.4. Tư tưởng giải thoát
Mỗi tôn giáo đều có quan niệm giải thoát khác nhau. Vedanta cho rằng giải
thoát “chính là vứt bỏ mọi sự ràng buộc của thể xác, nhục dục đối với linh hồn, đưa
linh hồn bất tử trở về đồng nhất với linh hồn vũ trụ tối cao” tức là sự hoà nhập, sự đồng
nhất giữa Atman và Brahman. Còn Phật giáo thì cho rằng giải thoát là trạng thái từ bỏ
14

hết mọi tham ái, dục vọng, chấp trước…., là sự trở về sống thật với con người hằng
hữu xưa nay, bất sanh bất diệt. Phật giáo phủ nhận vai trò sáng tạo muôn loài của
Brahman và nói rằng: “Brahman chỉ là một giống sinh vật cao cấp hơn người, tuy sống
hạnh phúc và thọ mạng lâu hơn người, nhưng vẫn ở trong vòng sống chết luân hồi. Bản
thân Brahman, chính vì thiếu trí tuệ, cho nên tự cho mình là thượng đế, là đấng tạo thế.
Còn những người tu đạo Bà La Môn, tuy tự đặt cho mình cái đích cao nhất là hòa mình
vào Brahman, nhưng từ trước tới nay, chưa từng có một tu sĩ Bà La Môn nào dám mạo
nhận mình đã hòa hợp được với Brahman cả”
Trên đây là một số quan điểm cũng như về tư tưởng khác nhau giữa Phật giáo
và Ấn độ giáo. Dù có sai khác nhưng Phật giáo và Ấn giáo vẫn là suối nguồn tâm linh,
đã và đang tuôn chảy trong hàng triệu triệu trái tim của con người trên thế giới.
3.2. Những điểm tương đồng giữa triết học Vedanta và Phật Giáo
3.2.1. Điểm quan sát cơ bản:
Đối với việc giải quyết vấn đề nhân sinh, trong tư tưởng giới Ấn Độ cũng có rất
nhiều thuyết khác nhau, nhưng tựu trung đều quan sát quanh vấn đề “Bản ngã”. Bản
ngã là trung tâm của vũ trụ, là cuốn sách chứa đầy ý nghĩa thâm áo và có một giá trị vô
cùng cao cả. Về sau, trong tư tưởng giới Ấn Độ cũng có người không tán thành quan
niệm đó, nhưng chung quy ta không thấy một thuyết nào là không lấy vấn đề Bản ngã
làm điểm quan sát cơ bản. Thuyết “Vô ngã” của Phật giáo, mới nhìn ta thấy có vẻ như
mâu thuẫn với lập trường Bản ngã, nhưng thực ra thì cũng chỉ giải thích Bản ngã dưới
một hình thức khác mà vẫn lấy Bản ngã làm trung tâm điểm, như thế không có gì sai
biệt cả.
3.2.2. Sự nhất trí về nhân sinh quan và vũ trụ quan:
Từ vấn đề nhân sinh, tất nhiên lại phải tiến đến vấn đề vũ trụ, mà cái đặc sắc về
vũ trụ quan của các học phái Ấn Độ ở chỗ họ cho rằng vũ trụ là phản ảnh rộng lớn của
15
con người. Nói một cách khác, muốn khảo sát vũ trụ tất phải đứng trên lập trường nhân
sinh để quy định bản chất của vũ trụ. Như vậy, con người là tiểu vũ trụ trong cái đại vũ
trụ. Khuynh hướng ấy đã có từ ngàn xưa và được lưu truyền qua các thế hệ dưới nhiều
hình thức. Vũ trụ quan của Phật giáo cũng thừa nhận rằng, vũ trụ chẳng qua chỉ là sản

phẩm do tâm biến hiện.
3.2.3. Nghiệp lực chi phối con người:
Đối với cái sức chi phối vận mệnh con người , tuy các giáo phái Ấn Độ lập ra
nhiều nguyên lý, song bất luận nguyên lý nào cũng đều cho cái sức căn bản đó là
“Nghiệp”. Nghiệp là những hành vi thiện hay ác mà ta đã tạo tác ở kiếp trước, rồi chất
chứa trong tạng thức của ta để đến kiếp này trở thành động lực chi phối vận mệnh của
ta. Tư tưởng ấy đã hình thành và tản mát trong các kinh sách thâm áo từ xưa, đến khi
các giáo phái tranh nhau phát khởi thì đều thâu nạp tư tưởng đó. Phật giáo tuy chủ
trương thuyết Vô ngã, song cũng thừa nhận thuyết nghiệp báo và thuyết luân hồi, điều
đó cũng không ngoài trào lưu đương thời.
3.2.4. Quan niệm yếm thế và giải thoát:
Do ảnh hưởng của thuyết luân hồi mà xưa kia người ta cho rằng cõi trời là một
nơi sung sướng cao tột, song cuối cùng họ lại bảo đó không phải là một chỗ vĩnh viễn
yên vui. Từ sau thời kỳ các học phái mọc lên, trong tư tưởng giới Ấn Độ đều có
khuynh hướng yếm thế. Nhưng nói cho đúng, khuynh hướng yếm thế không nhất định
là do quan niệm luân hồi phát sinh. Nếu nói theo một ý nghĩa khác, ta có thể cho rằng,
vì người ta quá tôn sùng quan niệm lý tưởng nên mới có khuynh hướng yếm thế.
Nhưng dù sao chăng nữa thì quan niệm luân hồi cũng đã làm khuynh hướng yếm thế
biểu hiện một cách rõ rệt. Đó là một sự thật lịch sử hiển nhiên, và kết quả của khuynh
hướng ấy đã khiến cho toàn thể tư tưởng giới Ấn Độ đi tìm sự giải thoát, nghĩa là muốn
thoát khỏi cái kiếp người đầy lo âu để đến một cảnh giới lý tưởng yên vui, bất biến. Đó
cũng là lẽ tự nhiên. Cho nên nói giải quyết vấn đề nhân sinh, bất luận theo ý nghĩa nào,
16
đều lấy sự giải thoát làm mục tiêu. Do đó, vấn đề giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ trở
thành vấn đề trung tâm, Phật giáo dĩ nhiên cũng không ngoài công lệ ấy.
KẾT LUẬN
Hai trường phái triết học Vedanta và Phật Giáo đều ra đời trong bối cảnh xã hội
Ấn độ cổ đại nhưng có nhiều quan điểm, tư tưởng,……khác nhau; cụ thể là quan niệm
về giá trị con người, linh hồn, tư tưởng nghiệp báo, tư tưởng giải thoát như đã trình
bày. Điểm đặc biệt nhất của Ấn độ giáo là không có một vị giáo chủ nào sáng lập rõ cả.

Sự duy trì và truyền bá này hoàn toàn phụ thuộc vào các giáo sĩ mà thôi. Có một điều
chúng ta không thể phủ nhận, dù Ấn độ giáo không được truyền bá rộng rãi như Phật
giáo nhưng ở tại Ấn độ nó có ảnh hưởng rất lớn và số lượng tín đồ rất đông, chiếm tỉ lệ
83% dân số (số lượng này được các nhà nghiên cứu thống kê vào năm 1991)
Đề cập đến Phật giáo, người ta thường gọi Phật giáo là đạo của Từ bi, trí tuệ hay
là đạo của sự giác ngộ, giải thoát. Mặc dù ngày nay tại Ấn độ Phật giáo không có nhiều
tín đồ, các Phật tử vẫn xem Ấn độ là đất thánh khai sinh ra Phật giáo, vì lịch sử Phật
giáo bắt đầu tại đó và hầu hết kinh điển Đạo Phật đều được kết tập tại Ấn độ.
Trong hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, Phật giáo đã phát triển và lan rộng đến rất
nhiều nước trên thế giới và có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với đời sống của hàng triệu
triệu trái tim con người. Hàng mấy ngàn năm qua, giáo lý Phật giáo luôn là kim chỉ
nam định hướng cho nhận thức, hoạt động của con người và góp phần giáo dục, hoàn
thiện nhân cách cho từng cá nhân.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Mưa (2011), Triết học phần I-Đại cương về lịch sử
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học sau đại học (2005)- Hà Nội
3. Trang web : />4. Trang web: />38_14-1_15-1/
5. Trang web: />18
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ 2
1.1.Bối cảnh Ấn Độ thời cổ đại 2
1.2.Quá trình phát triển tư tưởng Ấn 2
1.3. Đặc điểm triết học Ấn Độ 4
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ VEDANTA 5
2.1. Triết học Phật giáo 5
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời 5
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 5
2.1.3. Các nét đặc trưng 6

2.2. Triết học Vedanta 7
2.2.1. Hoàn cảnh ra đời 7
2.2.2. Những tư tưởng chính 7
CHƯƠNG III: SO SÁNH TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VEDANTA 9
3.1. Những điểm khác biệt giữa tư tưởng triết học Vedanta và Phật giáo 9
3.1.1. Quan niệm về giá trị con người 9
3.1.2. Quan điểm về linh hồn 11
19
3.1.3. Tư tưởng Nghiệp 12
3.1.4. Tư tưởng giải thoát 13
3.2. Những điểm tương đồng giữa triết học Vedanta và Phật Giáo 14
3.2.1. Điểm quan sát cơ bản 14
3.2.2. Sự nhất trí về nhân sinh quan và vũ trụ quan 14
3.2.3. Nghiệp lực chi phối con người 15
3.2.4. Quan niệm yếm thế và giải thoát 15
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
20

×