Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.52 KB, 17 trang )

SKKN: TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI TOÁN HỌC LỚP 3 NHẰM GÂY
HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học
khác trong nhà trưêng tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên
những con người phát triển.
Toán học là một môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là
chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.
Đối với môn Toán ở tiểu học, nếu mỗi người giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải
theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết
kế bài dạy một cách dập khuôn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cách
thụ động. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu tẻ
nhạt và kết quả học tập không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản
trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng
thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Như chúng ta đã biết: Học sinh tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo,
có óc tưởng tượng phong phú. đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học
nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải.
Hơn nữa, học sinh ở bậc tiểu học nói chung, học sinh khối 1, 2, 3 nói riêng cơ thể
của các em còn đang trong thời kì phát triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan
còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi
lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đó trong một thời gian dài. Vì vậy
muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp
dạy học tức là kiểu dạy học: “Lấy học sinh làm trung tâm”, hướng tập trung vào
học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em.
1
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn
toán ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng
cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một


hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lí thú và bổ
ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội
những tri thức toán học một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu một
cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc
làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thưêng xuyên, khoa
học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao hơn.
Chính vì những lí do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học
sinh”.
II. Mục đích nghiên cứu

III. Kết quả cần đạt

IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2
PHẦN 2 - NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận nghiên cứu

II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
a. Về học sinh:
- Trên thực tế, trong các giờ học toán, học sinh tiếp thu còn thụ động, nhất là
đối với những học sinh ngại phát biểu, tiếp thu chậm. Cuối tiết học, học sinh
thưêng uể oải, ít tập trung chú ý vào bài vì đặc điểm của học sinh tiểu học là: “dễ
nhớ, mau quên và chóng chán” Học sinh thưêng hiếu động hơn khi hoạt động bằng
tay, thích được sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đặc điểm về tư duy của học sinh tiểu học chủ yếu là tư duy trực quan, vật thật
hay thông qua những hành đồng cụ thể để hình thành khái niệm, kiến thức, kĩ năng.
- Học sinh tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng
nào đó nhất là những sự vật, hiện tượng gây cảm xúc mạnh.

b. Về giáo viên:
Mặc dù đã được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học do
Phòng giáo dục; Sở giáo dục- Đào tạo tổ chức song để tổ chức trò chơi trong các
giờ dạy học sao cho mang lại hiệu quả như người giáo viên mong muốn quả là một
điều không đơn giản. Nó cần nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, chuẩn bị
nguyên vật liệu….Mặt khác tổ chức trò chơi sao cho học sinh tiếp xúc cảm thấy
hấp dẫn và thích thú thì phụ thuộc hoàn toàn vào công tác tổ chức của người giáo
viên.
c. Thực trạng ban đầu của lớp 3A.
Năm học 20 – 20 tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp
3A. Tổng số học sinh của lớp là 24 em. Có 11 em nữ. Các em phân bố rải rác ở các
thôn. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp, tôi đã bắt tay ngay vào khảo sát,
tìm hiểu học sinh. Hết mỗi học kì, tôi đều tổng kết, đánh giá chất lượng.
3
Năm học 20 – 20 lớp 3A do tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy đã có kết
quả như sau:
Loại Đầu năm học Học kì 1 Cuối năm học
Giỏi 2 em = 8,33% 2 em = 8,33% 3 em = 12,5%
Khá 5 em = 20,83% 7 em = 29,16% 7 em = 29,16%
TB 12 em = 50% 12 em = 50% 13 em = 54,16%
Yếu 5 em = 20,83% 3 em = 12,5% 1 em = 4,16%

Qua kết quả trên, tôi nhận thấy: Sau một năm học, kết quả học tập của các
em có tăng sau từng học kì tuy nhiên số lượng học sinh khá giỏi còn tăng quá ít, số
học sinh yếu giảm chậm. Trong giờ học các em học còn uể oải, nắm kiến thức mới
còn chậm khiến cho giáo viên phải mất nhiều công sức trong việc củng cố kiến
thức vào những giờ tăng buổi. Nếu như các em không học 10 buổi/tuần thì tôi nghĩ
kết quả khó có thể đạt được như vậy.
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có
hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trưêng, tôi đã mạnh

dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi
là khô khan của môn toán thành những trò chơi học tập nhằm mục đích để giúp các
em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh
hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.
III. Mô tả nội dung
1. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG MÔN TOÁN LỚP 3.
Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và
thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
a. Thiết kế trò chơi toán học trong môn toán lớp 3
* Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp 3 nói
riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết
4
học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi
trong dạy toán có hiệu quả cao thỡ đũi hỏi mỗi giỏo viên phải cú kế hoạch chuẩn bị
chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Trò chơi mang ý nghĩa giỏo dục
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 3, phự hợp với khả
năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trưêng.
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
* Cấu trúc của trò chơi học tập:
+ Tên trò chơi
+ Mục đích: Nêu rừ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức,
kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong
trò chơi.
+ Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi
học tập.
+ Nêu lên luật chơi: Chỉ rừ qui tắc của hành động chơi quy định đối với

người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
+ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rừ số người tham gia trò chơi.
+ Nêu lên cách chơi
b. Cách tổ chức trò chơi:
Thời gian tiến hành: thưêng từ 5 - 10 phút
- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:
+ Nêu tên trò chơi
+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rừ luật chơi.
- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi
- Chơi thật
5
- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của ngươi tham dự, giáo viên có thể nêu
thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
- Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận
thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh.
Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào
các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò )
2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI TOÁN HỌC LỚP 3
a. Những trò chơi củng cố nội dung số học và đại số.
Trò chơi 1: “Đoàn kết”.
- Mục đích: Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm nhanh.
Thời gian chơi: 5 – 7 phút.
- Cách chơi: Giáo viên hô: “Đoàn kết, Đoàn kết”
Học sinh hỏi: “Kết mấy, kết mấy?”.
Giáo viên hô: “Kết 3 x 2” hoặc “14- 9”, “8+ 3”…
Học sinh phải nhẩm nhanh được kết quả và kết thành nhóm theo yêu cầu.
Luật chơi: Ai nhanh được tuyên dương, ai chậm bị phạt tuỳ theo yêu cầu
của lớp.
* Trò chơi này tôi áp dụng vào những tuần đầu của lớp 3 vì khi nhận lớp
tôi thấy một số em khả năng tính nhẩm còn quá yếu. Khi tổ chức trò chơi này, tôi

thấy giờ học có hiệu quả hơn, những em trước đây ngại học, không chú ý, để ý gì
tới tiết học nay lại là thành phần tích cực nhất. Như em Hùng, em Hiếu,…ngay cả
giờ ra chơi cũng thưêng chơi một mình không gần gũi với bạn bè nay lại hăng hái
tham gia, mạnh dạn ôm chầm kết thành nhóm khi có hiệu lệnh. Gần cuối tiết học
tôi quan sát thấy các em mạnh dạn, tự tin hơn. Sự hứng thú của học sinh , sự hoà
nhập của học sinh nhút nhát, sự chú ý học tập của các em trong giờ học toán đã
kích thích tôi tìm tòi, nghiên cứu thêm một số trò chơi.
Trò chơi 2: Xì điện.
6
Mục đích: Giúp học sinh thuộc nhân , chia trong bảng.
Thời gian chơi: 7 – 10 phút.
Luật chơi: Lớp chia thành 2 đội để thi đua. Giáo viên sẽ “châm ngòi” đầu
tiên, thầy đọc một phép tính chẳng hạn 4 x 8 rồi chỉ vào một em thuộc một trong 2
đội, em đó phải bật ngay ra kết quả.Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “xì điện”
một bạn thuộc đội đối phương. Em sẽ đọc bất kì phép tính nào, ví dụ 36: 9 và chỉ
vào một bạn (ở bên kia) bạn đó lập tức phải có ngay kết quả là 4, rồi lại “xì điện”
trả lại đội ban đầu. Cứ như thế cô cùng 2 thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết thời
gian chơi đội nào có nhiều bạn đọc kết quả đúng thì thắng.
• Chú ý: Khi được quyền trả lời mà lúng túng không bật ngay ra được kết quả
thì mất quyền trả lời và “xì điện”, giáo viên sẽ lại chỉ định một bạn khác bắt
đầu.
* Trò chơi này tôi thưêng áp dụng khi dạy các bài nhân, chia trong bảng. Sau
mỗi giờ học tôi nhận thấy các em thuộc và nhớ rất nhanh bảng nhân và chia. Một
số em trước đây bố, mẹ thưêng hay than phiền với thầy cô là cháu rất ngại và
không chịu học Bảng cửu chương thì nay lại là những em tích cực học và thuộc
nhanh nhất. Tôi quan sát thấy ngay cả trong giờ ra chơi các em thưêng chia nhóm
đố nhau.
Trò chơi 3. Ai đúng ?- Ai sai ?
Yêu cầu: nắm vững cách đọc, cách viết, cấu tạo các số tự nhiên có 4, 5 chữ
số.

Chuẩn bị: GV chuẩn bị cho mỗi đội 10 tờ giấy khổ A
4
để trắng, 5 bút dạ.
GV phát cho mỗi em 2 tờ giấy và 1 bút dạ (chuẩn bị vào 1 tờ, ghi cách đọc của đội
bạn vào 1 tờ). Mỗi đội 5 em học sinh lên bảng đứng thành 1 hàng. Hai đội “bốc
thăm” giành quyền đọc trước.
Thời gian chơi: 5 -7 phút.
Luật chơi: GV cho 2 đội chuẩn bị 2 phút, 5 em sẽ bàn nhau và mỗi em viết
sẵn 1 số có từ 4 – 5 chữ số vào một mặt của tờ giấy (viết to để ở dưới lớp có thể
7
nhìn rõ; ghi cách đọc ở góc trên bằng chữ nhỏ, khi cầm giơ lên đối phương không
nhìn thấy). Mặt còn lại ghi cách đọc một số nào đó, cũng ghi cách viết ở góc trên
bằng chữ cỡ nhỏ. Hết thời gian 2 phút, cô hô: “Lần thứ nhất bắt đầu” thì đội
được đi trước sẽ nêu cách đọc số mình chuẩn bị (mỗi số đọc to 2 lần), đội kia
phải viết lại được. Sau khi đọc đủ 5 số, thì đổi vai trò ngược lại. Lần thứ 2 thì đội
đi trước phải nhìn các số của đội kia viết rồi đọc to cho cả lớp nghe và đổi vai trò
ngược lại. Sau khi 2 đội kết thúc đọc và viết, GV cùng cả lớp sẽ làm trọng tài để
kiểm tra kết quả. Đội đọc phải giơ đáp án lên, đội viết phải giơ kết quả. Cứ mỗi ý
(đọc, viết) đúng 10 điểm, đọc chậm, vấp sửa lỗi trừ đi 2 điểm. Nếu làm đáp án sai
trừ 5 điểm, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc và được tuyên dương trước lớp.
* Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 3 mới chỉ đọc, viết và tính toán đối với
các số có 4, 5 chữ số. Bởi vậy phần này rất quan trọng đối với các em. Tuy nhiên
ở năm học trước, khi dạy tới phần này, tôi thấy học sinh khi đọc, viết thưêng hay
lẫn lộn, sai nhiều. Một số em yếu của lớp do không tập trung nên hay đọc, viết sai.
Năm học này sau mỗi bài mới, tôi tổ chức ngay cho các em chơi trò chơi học tập
trên. Tôi nhận thấy không khí lớp học sôi nổi hẳn lên, các em học còn yếu cũng
xung phong đọc, viết trong nhóm của mình. Khi được GV tuyên dương, gương
mặt các em rạng ngời, ánh lên niềm vui khiến cho tôi cũng cảm thấy thật sự vui vì
đã khơi dậy được trong các em niềm đam mê học tập, giúp các em tự vượt qua
được chính bản thân mình.

b. Các trò chơi củng cố vấn đề đo đại lượng.
Trò chơi 4: Trổ tài mua sắm.
Yêu cầu: Người chơi cần có kĩ năng tính toán với 4 phép tính, nắm vững
một số đơn vị (tờ) tiền Việt Nam hiện nay. Biết ứng dụng để trao đổi hàng hoá khi
cần thiết. Biết một vài nguyên tắc tối thiểu khi trao đổi.
Thời gian chơi: 8 – 10 phút.
Chuẩn bị: GV cần chuẩn bị cho 2 đội, mỗi đội khoảng 25000đ, gồm các loại
tiền: 200đ (10 tờ), 500đ (10 tờ), 1000đ (8 tờ), 2000đ (5 tờ). Chuẩn bị một số đồ
8
dùng học tập như: giấy màu (200 đ/tờ), bút chì (500đ/chiếc), thước kẻ (1200đ/
chiếc), vở viết (1500 đ/quyển), truyện tranh (2000 – 3000 đ/quyển), bút bi (1000
đ/chiếc),…trong đó sẽ ghi sẵn giá vào giấy và dùng băng dính dính vào các đồ vật.
Bày tất cả vào 2 bàn cho 2 đội. Phát cho 2 đội mỗi đội 1 túi ni lon để đựng hàng
mua sắm.
Luật chơi: Khi giáo viên hô: “Bắt đầu” và tính giờ thì 2 bạn của 2 đội sẽ
được vào “quầy” chọn mua các đồ thích hợp, mua tới đâu bỏ tiền vào hộp tới đó;
nếu tiền chẵn cần cộng nhẩm cẩn thận, chọn đủ hàng rồi mới trả tiền vào hộp; nếu
bỏ vào rồi không được lấy lại. Sau 4 phút, giáo viên hô: “đóng cửa” thì 2 bạn phải
lập tức rời quầy, bàn giao số tiền còn lại cho 2 bạn tiếp theo, giáo viên lại hô: “Mở
cửa” và 2 bạn tiếp lại vào chọn mua hàng cho tới hết giờ, các bạn phải nộp giỏ
hàng cho giáo viên cùng các bạn kiểm tra. Nếu số mặt hàng mua đủ và vừa hết tiền
là người “Khéo mua”, nếu hết tiền mà mua không đủ hàng thì là người “Vụng
mua”, nếu thừa tiền mà không mua được hàng thì là người “Keo kiệt”, nếu số tiền
hàng cộng lại nhiều hơn số tiền có là người “Tham”, nếu số tiền hàng cộng lại
được ít hơn số tiền đã tiêu là người “Đần”. Căn cứ vào kết quả trên mà giáo viên
và lớp công nhận đội thắng cuộc.
* Tôi nhận thấy rằng trò chơi này thật là mới mẻ đôí với các em, thông qua
trò chơi này các em đã được tiếp xúc với cuộc sống hàng ngày và các em vận dụng
được những kĩ năng tính toán đã học của mình vào thực tế cuộc sống. Chính điều
đó đã lôi cuốn các em tham gia trò chơi và nắm kiến thức bài học thật nhanh chóng.

Đặc biệt là đối với những em học sinh nữ. Có những học sinh nữ sau bài học đã
mạnh dạn “tuyên bố” với bạn bè: “Hôm nào được nghỉ, tớ sẽ đi chợ mua đồ giúp
mẹ, chắc mẹ tớ sẽ ngạc nhiên lắm cho mà xem”.
Trò chơi 5: “Tích tắc – tích tắc,
Học – chơi - ăn – ngủ,
Có giờ, có giấc”.
9
Yêu cầu: Người chơi cần biết cách xem giờ; nắm vững nguyên tắc quay của
kim đồng hồ, có tinh thần hợp tác ý thức tổ chức, tác phong nhanh nhẹn.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị chọn 2 đội, mỗi đội 18 em. Yêu cầu mỗi em
tự chuẩn bị cho mình một cái mũ, 12 em mang mũ hình bông hoa (đứng làm trụ
quay của 2 kim giờ, phút).
Luật chơi: Hai đội sẽ xếp thành vòng tròn như sau:
Giáo viên hô: “Hai đội chú ý. Bây giờ là 15 giờ
đúng hãy mau thể hiện,
Hãy mau thể hiện”. Giáo viên và 2 bạn được
chọn làm thư kí quan sát ghi kết quả thể hiện của
2 đội (các chữ số ngồi im, trục kim ngồi im, thực chất có 5 bạn gồm kim ngắn 2
bạn, kim dài 3 bạn là di chuyển). Khi nghe giáo viên hô chú ý thì 5 bạn đứng dậy,
nghe giáo viên hô xong thì nhẹ nhàng di chuyển sao cho tới vị trí cần thiết rồi ngồi
xuống. Cứ như vậy sau 3 (4) lần chơi giáo viên và các bạn thư kí tổng kết xem đội
nào di chuyển kim nhanh, gọn, đúng (đúng cả giờ và phút), mỗi lần 10 điểm; nếu
quay đúng giờ nhưng lúng túng, lộn xộn trừ 2 điểm. Đội nhiều điểm hơn sẽ thắng.
Đội thua cuộc phải đọc 3 lần bài:
“Tích tắc, tích tắc, đồng hồ luôn nhắc, từng phút từng giờ, quý hơn vàng
ngọc”.
* Chúng ta đã biết ở lớp 2 các em đã được học về giờ đúng, lên lớp 3 các em
tiếp tục học về xem giờ (chính xác đến từng phút). Trò chơi này đã giúp các em thể
hiện sự nhanh nhẹn, linh hoạt, khéo léo trong tính toán và vận động đồng thời củng
cố về kĩ năng xem đồng hồ cho các em.

c. Các trò chơi củng cố nội dung hình học
10
Trò chơi 6: Về đúng nhà mình.
Mục đích: Ôn tập về các công thức tính chu vi, công thức tính diện tích các
hình (toán 3).
Thời gian chơi: 5-7 phút.
Chuẩn bị: Các miếng hình vẽ có hình ngôi nhà vẽ hình chữ nhật, hình
vuông, hình tứ giác, hình tam giác.
Các miếng bìa có ghi các công thức sau:
Cách chơi:
Mỗi lần cho 4 học sinh cùng chơi, mỗi em đeo một miếng bìa trước ngực ghi các
công thức đã chuẩn bị ở trên, rồi tập hợp thành hàng dọc, vừa đi vừa hát: “trời
nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng, vươn vai vươn vai thỏ rung đôi tai”. Khi nghe
giáo viên hô: “Mưa to rồi, mau về nhà thôi” thì lập tức các “chú thỏ” phải về
đúng nhà của mình (Tức ngôi nhà có hình công thứcmình đang đeo).
Luật chơi: Ai nhanh nhất được phong tặng: “Chú thỏ nhanh nhất”, còn ai
chậm thì bị phạt biểu diễn một trò vui.
11
Chu vi:
( a + b) x 2
Chu vi:
a x 4
Diện tích:
a x a
Diện tích:
a x b
* Ta thấy rằng: Ở lớp ba các em bắt đầu được học về chu vi, diện tích hình vuông,
hình chữ nhật tuy nhiên qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy do đặc điểm lứa tuổi
của các em nên vẫn còn có rất nhiều em hay quên hoặc nhầm lẫn công thức giữa
các hình, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em nhất là sau

này lên các lớp trên các em được tiếp xúc với nhiều công thức, nhiều dạng hình.
Bởi vậy, khi dạy về hình học tôi chú ý củng cố vững chắc kiến thức cho các em
bằng cách tổ chức cho các em chơi các trò chơi học tập biến những công thức tính
khô khan mà các em ngại học, ngại nhớ thành những trò chơi thú vị và kết quả vượt
ngoài sự mong đợi của tôi. Sau bài học các em nhớ vanh vách các qui tắc về tính
chu vi các hình đã học, không những thế các em về nhà còn sưu tầm các câu đố về
tính chu vi, diện tích các hình để đến lớp đố bạn.
Ví dụ như:
Diện tích chữ nhật là gì?
Lấy dài…… tức thì có ngay.
Chu vi chữ nhật dễ thay!
Lấy …… nhân 2 là thành.
Thế còn diện tích hình vuông?
Lấy cạnh……. Tức thì hiện ra.
Trò chơi 7: Ai tinh- ai nhanh- ai khéo.
Đây là dạng trò chơi kích thích trí thông minh của các em, trước khi tổ chức các
dạng trò chơi này tôi hướng dẫn các em về nhà chuẩn bị mỗi em một bộ (7 mảnh)
theo kích thước như sau: 8 cm 8 cm
8 cm
.
8 cm
Yêu cầu 1: Hãy dùng 7 mảnh đã cho ghép lại
thành một hình vuông như hình vẽ (H1).
12
2. Tìm cách chuyển vị trí của 2 mảnh để
tạo thành một hình chữ nhật.
3. Tìm cách chuyển vị trí của 2 mảnh để
tạo thành một hình tam giác.

Thời gian chơi: 5 – 7 phút. (H1)

Luật chơi: Chơi đồng đội 3 người. Cács em sẽ phân công mỗi người một
yêu cầu, ai xong trước thì giúp bạn, phần nào khó bàn nhau. Tổ chức thi đua trước
sự cổ vũ của giáo viên và các bạn trong lớp. Đội xong trước sẽ giơ cờ hiệu xin trả
lời. Mỗi ý 10 điểm; hoàn thành sớm cộng 4 điểm (nếu đúng). Đội nào nhiều điểm
hơn thì thắng cuộc. Nếu hết thời gian mà 2 đội không làm được thì chuyển cho các
bạn ở dưới lớp.
* Đây là dạng trò chơi kích thích trí thông minh của các em. Chỉ từ 7 mảnh
cơ bản này các em có thể xếp, tạo hình tất cả các chữ cái từ A – Z, rồi có thể xếp-
tạo hình tất cả các chữ số từ 0 – 9. Ngoài ra còn có thể xếp – tạo hình được rất
nhiều hình dạng quen thuộc, gần gũi trong đời sống như: Hình người đang chạy,
hình người đội nón, hình các ngôi nhà, hình các con vật,…Với 7 mảnh cơ bản này
nếu người giáo viên giỏi khai thác, có thể giúp các em “học mà chơi- chơi mà học”
không bao giờ cạn niềm vui và những điều kì lạ trong các giờ học toán (hình học) ở
tiểu học. Từ các trò chơi này các em có thể củng cố những biểu tượng hình học
như: Củng cố biểu tượng đặc trưng về các hình cơ bản, khái niệm về diện tích và
bồi dưỡng tính sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng tư duy hình học nói chung.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Phải nói rằng, việc dạy học toán dưới dạng trò chơi
toán học là rất cần thiết và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học. Thực tế
đã cho thấy hình thức tổ chức trò chơi toán học dễ được học sinh hưởng ứng và tích
13
cực tham gia. Dạy học theo hình thức này rất đúng với tinh thần đổi mới phương
pháp dạy học của ngành giáo dục hiện nay. Quả thật, với hình thức dạy học này,
người giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, còn học sinh thực sự là người
thực hiện thi công.
Thế nhưng, để dạy học theo phương pháp này, ngoài việc sưu tầm các trò
chơi, người giáo viên còn phải tự nghiên cứu, tìm tòi sáng tác ra những trò chơi
mới.
Để sáng tác ra các trò chơi mới đơn giản, dễ chuẩn bị, dễ tổ chức mà mang lại
hiệu quả cao thì cần chú ý mấy điểm sau:
+ Điều quan trọng hàng đầu là người giáo viên phải có lòng yêu nghề, tận

tâm với học sinh và say sưa với công việc.
+ Giáo viên phải chịu khó tham khảo, nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo.
+ Sáng tác trò chơi phải xác định được rõ mục đích học tập của trò chơi thì
trò chơi mới mang lại hiệu quả đích thực.
+ Sáng tác trò chơi phải căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh lớp
mà mình phụ trách.
+ Sáng tác trò chơi cần dựa vào điều kiện hiện có về cơ sở vật chất, thiết bị
của trưêng, địa phương thì mới dễ chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện cần thiết phục
vụ trò chơi.
+ Khi nghiên cứu, soạn giáo án, người giáo viên phải luôn nhìn bài giảngtrên
quan điểm động, tức là với bài giảng cụ thể thì nên chọn hình thức, phương pháp
giảng dạy nào là hợp lí. Việc đưa trò chơi vào bài học có nhiều ưu thế trong việc
giúp học sinh tự mình hình thành kiến thức mới, kĩ năng mới.
+ Trò chơi cần có hình thức ngắn gọn, cách chơi dễ hiểu, dễ thực hiện.
Luật chơi phải rõ ràng, phần thưởng là gì, hình phạt ra sao, mới kích thích
được sự hứng thú của học sinh.
+ Ngoài những điều nêu trên, ở lĩnh vực này nếu người giáo viên đứng lớp
chỉ mới sáng tác trò chơi thì chưa đủ mà điều cần thiết nhất chính là việc tổ chức
14
trò chơi thế nào cho hấp dẫn, sinh động, kích thích, lôi cuốn được tất cả các học
sinh trong lớp (Dù trực tiếp hay gián tiếp) tham gia vào trò chơi có như vậy kết
quả học tập của các em mới được nâng cao tuy nhiên điều đó đòi hỏi người giáo
viên phải có năng lực tổ chức trò chơi.
Muốn vậy, người giáo viên phải biết nên tổ chức trò chơi vào lúc nào, chơi
như thế nào, đánh giá ra sao, chơi bao nhiêu lâu, ai là người chơi, ai là người cổ vũ,
cần dừng lại lúc nào thì như thế trò chơi mới hấp dẫn,sôi nổi, gây được sự hưng
phấn học tập của học sinh.
Trên đây tôi đã giới thiệu một số trò chơi bản thân tự sáng tác và sưu tầm trong
quá trình giảng dạy của mình. Ngoài các trò chơi toán học, tôi còn áp dụng tổ chức
một số trò chơi cho những môn học khác như các môn: Tiếng việt, Đạo đức, Tự

nhiên xã hội, Thủ công,…Mặc dù chưa thật phong phú, chưa đáp ứng hết được
nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới hiện nay, nhưng qua những kết quả mà học
sinh đã đạt được trong quá trình học tập tôi cảm thấy vui khi mình đã góp phần
mang lại niềm hăng say, sự sôi nổi trong học tập cho các em.
IV. Kết quả nghiên cứu
Năm học 20 – 20 này tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng
dạy lớp 3A. Tổng số học sinh của lớp là 23 em. Có 11 em nữ. Các em phân bố rải
rác ở các thôn. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp, tôi đã thử nghiệm ngay
những ý tưởng của mình. Những kết quả mà các em đạt được sau những lần thi do
nhà trưêng, Phòng GD, Sở GD ra đề đã cho thấy công sức tôi bỏ ra đã có kết quả
nhất định. Năm học 20 – 20 lớp 3a do tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy có
kết quả như sau:
Loại Đầu năm học Học kì 1 Thi ĐK lần 3
Giỏi 2 em = 8,69% 6 em = 26,08% 10 em = 43,47%
Khá 5 em = 21,73% 10 em = 43,47% 8 em = 34,78%
TB 11 em = 47,82% 7 em = 30,43% 5 em = 21,73%
15
Yếu 5 em = 21,73% 0 em = 0% 0 em = 0%

Qua kết quả đã đạt được trên, tôi thấy số học sinh yếu đã không còn, số học
sinh khá giỏi tăng. So với năm học trước thì kết quả trên thật là một điều đáng
mừng. Điều đó cho thấy những cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học của tôi
đã có kết quả khả quan. Những thầy cô giáo trưêng bạn trong lần thanh tra trưêng
khi dự giờ lớp tôi cũng đã công nhận lớp học sôi nổi, nắm kiến thức vững chắc. Đó
chính là động lực để tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình.
PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
Ngoài những trò chơi đã giới thiệu ở trên, tôi còn tìm tòi, sáng tác một số trò
chơi phục vụ cho một số môn học khác. Công việc sáng tác và tổ chức các trò chơi
16

tuy vất vả nhưng tôi vẫn tìm thấy niềm vui ở công việc và càng thấy yêu nghề hơn
bởi vì thông qua các trò chơi, quan hệ Thầy – Trò không còn khoảng cách (Vì
nhiều lúc thầy cũng tham gia cùng chơi với trò). Tình cảm bạn bè giữa học sinh với
học sinh ngày càng gần gũi, gắn bó hơn. Những giờ học thoải mái, sôi nổi, hiệu quả
ngày càng gia tăng. Chất lượng học tập của các em ngày càng được nâng lên, đã
hạn chế được tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, trong giờ
học không còn hiện tượng học sinh ngủ gật, uể oải hay lơ là trong học tập.Không
những thế mà còn giúp những học sinh nhút nhát, cá biệt hoà mình vào tập thể. Số
lượng học sinh yêu thích môn toán ngày một tăng lên.

II. Khuyến nghị
….
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng khoa
học, của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học.
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
17

×