Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

đổi mới phương pháp dạy học hình thành khái niệm và xây dựng công thức tính diện tích các hình cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.83 KB, 12 trang )

SKKN: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM VÀ
XÂY DỰNG CÔNG THỨC TÍNH DIỆN TÍCH CÁC HÌNH CHO HỌC SINH
LỚP 3
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện chương trình
SGK mới trên cả nước. Chương trình SGK mới của tiểu học tương đối ổn định về
nội dung, mục tiêu giáo dục được xác định cụ thể, rõ ràng để giúp học sinh lĩnh hội
tri thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo hình thành kỹ năng, kỹ sảo và vận
dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống hằng ngày, yêu cầu cơ bản phải đổi
mới những phương pháp dạy học.
Xuất phát từ thực trạng việc dạy học hình thành khái niệm công thức tính
diện tích các hình cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học hiện nay.
Việc hình thành khái niệm và xây dựng công thức tính chu vi, diện tích các hình
cho học sinh lớp 3 từ trước đến nay đã được nhiều giáo viên vận dụng các phương
pháp dạy học để đảm bảo chất lượng dạy học. Tuy nhiên do nhiều lý do khách quan
(cơ sở vật chất, thiết bị…) lý do chủ quan (trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một
số giáo viên còn hạn chế, nhận thức về phương pháp dạy học chưa đầy đủ…) nên
kết quả dạy học mạch kiến thức này vẫn còn bị hạn chế.
Ở thời điểm hiện nay, phương pháp dạy học hình thành khái niệm và xây dựng
công thức tính diện tích các hình cho học sinh lớp 3 đang là vấn đề quan tâm lớn
của đội ngũ giáo viên cũng như các nhà quản lý giáo dục.
Xuất phát từ lý do thực tế đã nêu trên và cũng là phần nào đó hỗ trợ cho việc triển
khai dạy học SGK Toán lớp 3 phần hình thành khái niệm và xây dựng công thức
tính chu vi, diện tích các hình cho học sinh lớp 3 nói riêng. Tôi quyết định chọn đề
tài “Đổi mới phương pháp dạy học hình thành khái niệm và xây dựng công thức
tính diện tích các hình cho học sinh lớp 3”.
1
Nghiên cứu mong muôn sẽ giúp học sinh khắc phục được những yếu điểm đã
nêu về toán học từ đó đạt được kết quả cao khi giải bài toán nói riêng và đạt kết quả
cao trong quá trình học tập nói chung.


Ý nghĩa rất quan trọng mà đề tài đặt ra là: Tìm được một phương pháp tối ưu
nhất để trong quỹ thời gian cho phép hoàn thành được một hệ thống chương trình
quy định và nâng cao thêm về mặt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong việc giải các
bài toán. Từ đó phát huy, khơi dậy, sử dụng hiệu quả kiến thức vốn có của học
sinh, gây hứng thú học tập cho các em.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Sáng kiến kinh nghiệm có nhiệm vụ giải đáp các câu hỏi khoa học sau đây:
- Kỹ năng là gì? Cơ chế hình thành kỹ năng là như thế nào?
- Những tình huống điển hình nào thường gặp trong quá trình giải quyết những
vấn đề liên quan.
- Trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan, học sinh thường gặp những
khó khăn và sai lầm nào?
- Những biện pháp sư phạm nào được sử dụng để rèn luyện cho học sinh kỹ
năng giải quyết các vấn đề liên quan?
- Kết quả của thực nghiệm sư phạm là như thế nào?
IV. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
- Các dạng toán về và phương pháp giảng dạy toán để giúp nâng cao hứng thú và
kết quả học tập của học sinh.
- Học sinh lớp trường Tiểu học
V. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm sử dụng những phương
pháp sau: Nghiên cứu lý luận, điều tra quan sát thực tiễn, thực nghiệm sư phạm.
Trên cơ sở phân tích kỹ nội dung chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo,
phân tích kỹ đối tượng học sinh (đặc thù, trình độ tiếp thu…). Bước đầu mạnh dạn
2
thay đổi ở từng tiết học, sau mỗi nội dung đều có kinh nghiệm về kết quả thu được
(nhận thức của học sinh, hứng thú nghe giảng, kết quả kiểm tra,…) và đi đến kết
luận.
Lựa chọn các ví dụ các bài tập cụ thể phân tích tỉ mỉ những sai lầm của học
sinh vận dụng hoạt động năng lực tư duy và kỹ năng vận dụng kiến thức của học

sinh để từ đó đưa ra lời giải đúng của bài toán.
3
PHẦN 2 - NỘI DUNG
I. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
a, Thuận lợi:
- Học sinh đã được làm quen với các dạng toán về yếu tố hình học như đỉnh, góc,
cạnh, chu vi, hình tam giác, hình chữ nhật, chu vi, hình vuông.
- Học sinh trong lớp phần đông các em có ý thức học tập.
- Nhà trường tạo điều kiện về tài liệu tham khảo sách hướng dẫn, SGK và các thiết
bị dạy học. Đặc biệt có sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo nhà trường và của
đồng nghiệp.
b, Những khó khăn:
- Giáo viên cảm thấy vất vả khi dạy mảng kiến thức này. Học sinh hay nhầm lẫn
sang cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Học sinh hay nhầm lẫn tên đơn vị do diện tích với tên đơn vị đo chu vi.
- Tìm hiểu nội dung chương trình SGK Toán 3 và một số phương pháp Toán
thường được sử dụng ở Tiểu học.
c. SGK Toán 3 gồm những nội dung chủ yếu:
+ Số học.
+ Đại lượng và đo đại lượng.
+ Yếu tố hình học.
+ Yếu tố thống kê.
+ Giải toán.
Từ thực trạng của việc dạy và học môn Toán trong nhà trường Tiểu học cũng
như để phù hợp với nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vấn đề đổi
mới phương pháp dạy học môn Toán nảy sinh, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
sư phạm, giáo dục. Định hướng đổi mới của dạy học Toán cũng thống nhất với
định hướng đổi mới nói chung nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích
cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề rèn luyện kỹ

4
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, tạo niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh, đổi mới dạy học Toán cần thể hiện các đặc trưng của dạy
học tích cực, bao gồm:
- Dạy thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập hợp tác.
- Phát triển năng lực tự đánh giá.
Để hoàn thành mục đích dạy học Toán thì các phương pháp và kỹ thuật dạy
Toán có vai trò rất quan trọng, phương pháp dạy học được hiểu là cách thức hoạt
động và giao lưu cần thiết của vai trò nhằm đạt được các mục đích dạy học. Như
vậy, hoạt động của thầy cô có tác dụng định hướng cho hoạt động của trò nên trong
cả quá trình dạy mỗi hoạt động của trò nên trong cả quá trình dạy mỗi hoạt động
cần phải gắn với những mục đích nhất định.
II. Mô tả nội dung
1. Nội dung yêu cầu cụ thể: Khi dạy mạch kiến thức hình thành khái niệm và xây
dựng công thức tính diện tích các hình ở lớp 3.
a, Nội dung: Gồm 6 tiết trong đó có 3 tiết hình thành lý thuyết và 3 tiết luyện tập.
Cụ thể:
Tiết 139: Diện tích một hình.
Tiết 141: Diện tích hình chữ nhật
Tiết 142: Luyện tập.
Tiết 143: Diện tích hình vuông.
Tiết 144: Luyện tập.
Tiết 169: ôn tập hình học (tiếp theo).
b, Yêu cầu: Học sinh làm quen với khái niệm, diện tích có biểu thức về diện tích.
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Có kỹ năng tính diện
tích hình chữ nhật, hình vuông theo kích thước cho trước.
5
2. Các phương pháp dạy học mạch kiến thức hình thành khái niệm và xây

dựng công thức tính diện tích các hình ở lớp 3.
a, Hình thành biểu tượng về diện tích của một hình ở lớp 3. Tiết 139.
- Giáo viên đưa ra hình tròn và hình chữ nhật.
- Giáo viên đặt hình chữ nhật lên hình tròn.
(Hình chữ nhật nằm trọn trong hình tròn)
- Học sinh quan sát thấy được hình chữ nhật nằm hoàn toàn trong hình tròn.
- Giáo viên kết luận: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
* Giáo viên đưa ra hình A và hình B.
- Học sinh nhận biết hình A có 4 ô vuông như nhau.
- Hình B cũng có 4 ô vuông như thế.
- Giáo viên kết luận diện tích hình vuông A bằng diện tích hình B.
(A)
* Giáo viên đưa ra hình P.
- Học sinh nhận biết hình P gồm 10 ô vuông như nhau.
+ Dùng kéo cắt hình P thành 2 hình N và hình M.
+ Học sinh nhận biết diện tích hình M bằng 6 ô vuông và diện tích hình N bằng 4 ô
vuông như thế.
- Giáo viên kết luậndiện tích hình P bằng diện tích của hình N và hình M.
6
(B)
P N
M
b, Xây dựng quy tắc diện tích hình chữ nhật ở lớp 3
- Giáo viên đưa ra hình chữ nhật ABCD .
- Có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3cm.
- Dựa vào hình vẽ hướng dẫn học sinh theo các bước:
+ Tính số ô vuông trong hình chữ nhật ABCD:
4 x 3=12 (ô vuông)
Nhận biết diện tích mỗi ô vuông trong hình chữ nhật ABCD là 1cm
2.

.
+ Tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
4 x 3=12 (cm
2
)
+ Học sinh nhận biết được biết 4 cm là số đo chiều dài, 3 cm là số đo chiều rộng và
12 cm
2
là diện tích hình chữ nhật.
Từ đó học sinh rút ra quy tắc tính diện tích hình chữ nhật lấy số đo chiều dài nhân
với số đo chiều rộng (cùng một đơn vị đo).
7
A B
D
C
1cm
2
N
c, Xây dựng quy tắc tính diện tích hình vuông.
- Tương tự như xây dựng quy tắc tính hình chữ nhật
- Giáo viên đưa ra hình vuông ABCD có cạnh 3 cm.
- Dựa vào hình vẽ hướng dẫn học sinh theo các bước.
+ Tính số ô vuông trong hình vuông ABCD
3 x 3=9 (ô vuông)
+ Nhận biết diện tích mỗi ô vuông trong hình vuông ABCD là 1 cm
2
+ Tính diện tích hình vuông ABCD
3 x 3=9 (cm
2
)

- Học sinh nhận biết 3 cm là cạnh của hình vuông 9cm
2
là diện tích hình vuông
ABCD từ đó học sinh rút ra quy tắc tính diện tích hình vuông: Lấy độ dài một cạnh
nhân với chính nó.
IV. Kết quả nghiên cứu
Căn cứ vào tiến trình giờ dạy. Qua việc đổi mới phương pháp dạy học tôi
thấy chất lượng giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh đã hiểu bài, hầu hết học sinh
thuộc bài toán một cách đầy đủ, sâu sắc, lớp học sôi nổi, kết quả kiểm tra cao, học
sinh tin tưởng vào khả năng học tập của mình.
Phát huy tính chủ động tự phát hiện và giải quyết các vần đề của bài học.
Từ đó tạo mối quan hệ thầy trò khăng khít gần gũi.
+ Năm học 20 20 dạy lớp 3A học sinh khá giỏi đạt 65 - 70%
8
D
C
1cm
2
A
B
+ Năm học 20 20 dạy lớp 3A chất lượng hiện nay khá giỏi đạt 75 - 80%
9
PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
Sáng kiến kinh nghiệm đã thu được một số kết quả sau đây:
1. Đã hệ thống hóa, phân tích, diễn giải được khái niệm kĩ năng và sự hình
thành kĩ năng học và giải bài tập toán cho học sinh
2. Thống kê được một số dạng toán điển hình liên quan đến nội dung chuyên
đề thực hiện.
3. Chỉ ra một số sai lầm thường gặp của học sinh trong quá trình giải quyết

các vấn đề liên quan đến nội dung chuyên đề thực hiện.
4. Xây dựng một số biện pháp sư phạm để rèn luyện kĩ năng giải quyết các
vấn đề liên quan đến nội dung chuyên đề thực hiện.
5. Thiết kế các thức dạy học một số ví dụ, hoạt động theo hướng dạy học
tích cực.
6. Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để minh học tính khả thi và hiệu quả của
những biện pháp sư phạm được đề xuất.
Như vậy có thể khẳng định rằng: mục đích nghiên cứu đã được thực hiện,
nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được.
Trong quá trình giảng dạy môn Toán tại trường, từ việc áp dụng các hình
thức rèn luyện cách trình bày lời giải bài toán cho học sinh đã có kết quả rõ rệt, bản
thân tôi rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp rèn luyện cách trình
bày lời giải bài toán cho học sinh đó là :
1 – Trình bày bài giải mẫu.
2 – Trình bày bài giải nhưng các bước sắp xếp chưa hợp lý.
3 - Đưa ra bài toán có gợi ý giải.
4 - Đưa ra bài giải sẵn có chứa sai sót để yêu cầu học sinh tìm chỗ sai và sửa lại cho
đúng.
Cũng qua thực tế kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, với nội dung và
phương pháp nêu trên đã giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về Toán học nói
10
chung. Vấn đề tôi thấy học sinh khá, giỏi rất hứng thú với việc làm mà giáo viên
đã áp dụng trong chuyên đề này.
II. Khuyến nghị
- Giáo viên phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về đổi mới phương pháp học
mới nói chung và dạy học Toán ở tiểu học nói riêng.
- Giáo viên phải nắm vững chương trình Toán tiểu học. Khi dạy hình thành
khái niệm và xây dựng công thức tính diện tích các hình cho học sinh. Giáo viên
phải nắm được mối quan hệ trong mạch kiến thức này.
- Từ biểu tượng về diện tích một hình giáo viên giúp học sinh hình thành xây

dựng công thức diện tích hình chữ nhật, hình vuông
- Giáo viên cần phải có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu bài dạy, trao đổi, học
hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp để lựa chọn, vận dụng linh hoạt các
phương pháp, các hình thức dạy học phù hợp với mỗi bài trong mạch kiến thức
“hình thành khái niệm và xây dựng công thức tính diện tích các hình”.
- Coi trọng việc thực hành của học sinh giúp các em áp dụng các kiến thức
đã học vào thực tế chẳng hạn tự đo và tính diện tích mảnh vườn, cái sân, diện tích
nền nhà, diện tích viên gạch…
1. Với Sở GD&ĐT
Quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
dạy toán. Nên tổ chức các hội thảo chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên trong tỉnh.
2. Với BGH nhà trường
- Hiện nay, nhà trường đã có một số sách tham khảo tuy nhiên có vẻ như
chưa đầy đủ. Vì vậy nhà trường cần quan tâm hơn nữa về việc trang bị thêm sách
tham khảo môn Toán để học sinh được tìm tòi, học tập khi giải toán để các em có
thể tránh được những sai lầm trong khi làm bài tập và nâng cao hứng thú, kết quả
học tập môn toán nói riêng, nâng cao kết quả học tập của học sinh nói chung.
3. Với PHHS
11
- Quan tâm việc tự học, tự làm bài tập ở nhà của con cái. Thường xuyên
kiểm tra sách, vở và việc soạn bài trước khi đến trường của các con
Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra. Tôi xin Hội đồng khoa học giáo
dục cấp trên xem xét, bổ sung góp ý kiến vào kinh nghiệm để tôi thực hiện tốt hơn
trong việc giảng dạy đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
12

×