Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

đổi mới phương pháp dạy tiết luyện tập môn toán lớp 6 nhằm nâng cao kĩ năng giải bài tập toán cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.91 KB, 20 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Toán học và khoa học tự nhiên là những nghành khoa học giữ vai trò rất
quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người.Trong công cuộc công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Đảng và nhà nước ta coi “Giáo dục là quốc sách
hàng đầu ”, trong đó toán học, khoa học tự nhiên – công nghệ có vai trò cực kỳ
quan trọng. Vì vậy ở trường THCS ở mỗi khối lớp số tiết dành cho bộ môn toán
nhiều hơn so với các môn học khác. Để phù hợp với xu thế hiện nay trên thế
giới, bộ GD - ĐT đã ban hành quyết định thay đổi SGK lớp 1 và lớp 6 vào năm
2002
Hướng đổi mới phương pháp dạy học toán học hiện nay là tích cực hoá
hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm
hình thành ở học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
SGK toán mới không quá coi trọng tính cấu trúc, tính chính xác của hệ
thống kiến thức toán học trong chương trình, hạn chế đưa vào chương trình
những kết quả có tính lý thuyết thuần tuý và các phép chứng minh dài dòng,
phức tạp không phù hợp với đại đa số học sinh. Tăng tính thực tiễn và tính sư
phạm, tạo điều kiện để học sinh được tăng cường luyện tập thực hành, rèn
luyện kỹ năng tính toán và vận dụng các kiến thức toán học vào đời sống và các
môn học khác. Do đó, số tiết dành cho luyện tập khá nhiều.
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi bản thân người giáo viên
dạy toán phải tìm tòi nghiên cứu, đổi mới “phương pháp dạy tiết luyện tập toán”
góp phần vào việc “Dạy cho trí thông minh của các em hoạt động và phát triển”
(Phạm Văn Đồng)
2/Mục đích nghiên cứu :
1
Dạy tiết luyện tập là một việc rất cần thiết, không thể thiếu được trong
quá trình dạy – học, việc làm này nhằm mục đích cho học sinh thấy được
cách thực hành kiến thức mới, điều chỉnh lại những sai sót, những điều ngộ


nhận về mặt kiến thức trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh theo
quy định của tiết học.
3/ Đối tượng nghiên cứu :
Ta đã biết việc dạy các tiết luyện tập là một việc làm hết sức quan trọng,
vì qua đó ta có thể thấy được khả năng nắm kiến thức của học sinh, từ đó giáo
viên biết hướng điều chỉnh phương pháp dạy hợp lý, cho nên đối tượng chính
trong phần này chỉ đề cập đến “Đổi mới phương pháp dạy tiết luyện tập môn
toán lớp 6 nhằm nâng cao kĩ năng giải bài tập toán cho học sinh”
4/ Khách thể và phạm vi nghiên cứu :
Giáo dục (hoặc dạy học) là người giáo viên truyền thụ những kiến thức
mới cho học sinh, việc giáo dục (hoặc dạy học) này mang tính kế thừa, kiến
thức tiếp tục học liên quan đến kiến thức tiếp theo mà người chiếm lĩnh những
kiến thức sau khi học đó chính là học sinh.
Do yếu tố khách quan không thể nêu hết cách dạy tiết luyện tập của từng
môn, nên trong phần này ta chỉ xét đến cách dạy tiết luyện tập môn toán 6 theo
sách giáo khoa của trường THCS Xxx.
5/ Phương Pháp nghiên cứu :
Trong chuyên đề này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
1. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: - Trước tiên, bản thân trao đổi với
đồng nghiệp trong tổ Toán của trường về cách dạy tiết luyện tập môn Toán 6.
2. Phương pháp quan sát: Tôi thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, học tập
kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài trường, quan sát học sinh học tập.
3. Thống kê toán học. Kết quả nghiên cứu được áp dụng thống kê toán học để
đánh giá, phân tích
2
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Thực trạng của vấn đề
1. Thực trạng
Từ trước đến nay giáo viên chưa thực sự chú trọng, đầu tư vào việc dạy
các tiết luyện tập, nhiều giáo viên xem đấy chỉ là tiết học dùng để chữa các bài

tập đã giao về nhà cho học sinh. Vì vậy các tiết luyện tập bao giờ cũng chỉ tiến
hành theo trình tự rập khuôn, giáo viên kiểm tra lý thuyết rồi gọi học sinh lần
lượt lên chữa bài tập, giáo viên kêt luận và cho điểm. Việc làm này đem lại sự
nhàm chán cho bản thân giáo viên và học sinh, tiết luyện tập diễn ra một cách
buồn tẻ học sinh không có hứng thú học bài, học sinh khá giỏi ngồi nói chuyện
riêng, học sinh trung bình, yếu, kém không hiểu để làm bài do giáo viên không
cô đọng các kiến thức, kỹ năng trọng tâm của tiết luyện tập
Theo hướng đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay, bản thân là giáo
viên, với quan niệm quá trình học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội các kiến
thức có sẵn, mà còn là quá trình học sinh tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm tòi
đến với kiến thức mới nhờ sự hướng dẫn giúp đỡ và tổ chức của giáo viên. Tôi
thấy mình phải nắm vững mục tiêu phương pháp dạy tiết luyện tập toán, góp
một phần nào đó tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động của học sinh nhằm
“Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi
dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật giáo dục)
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
Chương trình thay SGK được bộ GD- ĐT ban hành từ năm 2002 là cơ sở
pháp lý và SGK là tài liệu chính thức để dạy và học bộ môn, là sự cụ thể hoá
những quy định của chương trình. SGK hỗ trợ hiệu quả cho việc đổi mới
phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh theo
3
hướng chủ động học tập của học sinh theo hướng chủ động, tự nhận thức, tự
giải quyết.
Nếu giáo viên trong quá trình dạy tiết luyện tập lại máy móc, cứng nhắc
không quan tâm đến tính chất và yêu cầu cụ thể của từng tiết luyện tập, bao giờ
cũng phải kiểm tra lý thuyết rồi mới cho ra bài tập đã được giao về nhà làm,
không có các trò chơi giả trí, câu đố vui … thì không thể phát triển tư duy, mặt
bằng văn hóa nói chung của học sinh không được nâng cao (ví dụ : không thể
biết được “ Bình Ngô Đại Cáo ” của Nguyễn Trãi ra đời năm nào, nếu không
cho học sinh làm bài 40 trang 20 SGk ). Các bài tập mang tính phân hoá các

bài tập nâng cao được bổ sung ở sách bài tập, đòi hỏi giáo viên phải đọc và lựa
chọn cho phù hợp. SGK mới rất quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh sử dụng
máy tính bỏ túi để làm các phép tính một cách nhanh chóng và thuận tiện. Nếu
trong các tiết luyện tập giáo viên không quan tâm đên việc này thì học sinh sẽ
không biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi để tính
Bên cạnh đó học sinh mất dần hứng thú học toán, máy móc trong việc
phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong bài tập, hạn chế khả năng sử dụng
ngôn ngữ chính xác, các phẩm chất của tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo
không được phát triển. Dẫn đến học sinh học thói quen ỷ lại, không mạnh dạn
trình bày ý tưởng của mình.
Vì vậy, rất cần một quá trình lao động sư phạm tích cực và sáng tạo của
giáo viên, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng các tiết luyện tập toán theo
hướng đổi mới phương pháp dạy học.
II. Giải quyết vấn đề :
1. Các giải pháp thực hiện
Để thực hiện thành công một tiêt luyện tập toán theo SGK mới, giáo viên
cần phải ;
-Thường xuyên tham gia dự giờ đồng nghiệp dạy cùng bộ môn.
-Tham gia dạy trực tiếp môn toán 6, 7 theo SGK mới.
4
-Tham khảo các tài liệu, tạp chí viết về đổi mới phương pháp dạy học để
học hỏi kinh nghiệm như: “thiết kế bài giảng ”, “sách giáo viên”, “sách bài
tập”, “tạp chí giáo dục ” …
Trong quá trình tìm tòi nghiên cứu, tôi nhận thấy để đem lại hiệu quả,
phát triển tư duy của học sinh ở một tiết luyện tập toán, giáo viên cần phải quan
tâm đến các vấn đề sau:
Tích cực hoá hoạt động tự luyện tập của học sinh từ khâu chuẩn bị ở nhà.
Khi luyện tập cho học sinh áp dụng thành thạo một quy tắc, công thức
nào đó cần lựa chọn một số bài tập có cách giải quyết riêng, đơn giản hơn là áp
dụng quy tắc tổng quát đã học

Khuyến khích học sinh tìm nhiều lời giải khác nhau của một bài toán
Quan tâm rèn luyện cho học sinh khả năng chuyển dễ dàng nhanh chóng
từ tư duy thuận sang tư duy nghịch để học sinh nắm vững hơn nội dung kiến
thức đã học
Tổ chức trò chơi giữa các tổ, nhóm học tập bằng nhiều hình thức phong
phú, góp phần tăng hứng thú học toán.
Chú trọng rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi ở học sinh để giảm
nhẹ những khâu tính toán không cần thiết.
Việc chuẩn bị dạy một tiết luyện tập toán cần bám sát tư tưởng chủ đạo là
hoàn thiện ở mức độ cho phép học sinh hệ thống kiến thức, rèn luyện kỹ năng,
thuật toán, rèn luyện nền nếp học.
SGK toán mới rất chú trong xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để luyện
tập và thực hành, để đảm bảo tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành (khoảng 40%
thời lượng dành cho ký thuyết, 60 % thời lượng dành cho luyện tập, thực hành
và giải toán). Có những bài luyện tập kỹ năng tính toán, kỹ năng suy luận, kỹ
năng vẽ hình, kỹ năng vận dụng vào đời sống.
Vì vậy, đòi hỏi giáo viên khi dạy tiết luyện tập toán theo SGK mới cần
nắm vững:
5
+ Mục tiêu của tiết luyện tập toán là :
- Hoàn thiện, nâng cao (ở mức độ cho phép của chương trình) lý thuyết qua hệ
thống bài tập.
- Rèn luyện kỹ năng, thuật toán, nguyên tắc giải toán (tuỳ từng bài cụ thể).
- Rèn luyện nền nếp học tập có tính khoa học, rèn luyện các thao tác tư duy,
phương pháp học tập chủ động tích cực, sáng tạo.
+ Phương pháp dạy tiết luyện tập toán
Phương án 1:
Bước 1: Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học, sau đó
có thể mở rộng phần lý thuyết ở mức độ phổ thông cho phép, thông qua phần
kiểm tra miệng ở đầu tiết.

Bước 2: Cho học sinh trình bày lời giải một vài bài tập đã làm ở nhà mà giáo
viên quy định, nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải toán của học
sinh, kiểm tra kỹ năng tính toán, cách diễn đạt bằng lời và cách trình bày lời
giải bài toán của học sinh. Giáo viên chốt lại những vấn đề có tính chất giáo dục
(phân tích cách là đúng, sai ở từng bài, nêu ra cách giải thông minh, ngắn gọn
…)
Bước 3: Cho học sinh làm một vài bài tập mới theo chỉ định của giáo viên,
nhằm kiểm tra ngay sự hiểu biết của học sinh hoặc rèn luyện một kỹ năng, một
thuật toán nào đó.
Phương án 2
Bước1: Cho học sinh trình bày lời giải một số bài tập cũ mà học sinh đã được
chuẩn bị ở nhà để kiểm tra học sinh hiểu lý thuyết đến đâu?, kỹ năng vận dụng
lý thuyết trong việc giải các bài toán như thế nào ?. học sinh thường mắc sai sót
ở đâu ?
Bước 2: Sau khi nắm được các thông tin qua bước 1 giáo viên cần phải chốt
lại các vấn đề có tính chất trọng tâm:
6
Nhắc lại một số vấn đề lý thuyết mà học sinh chưa hiểu hoặc chưa hiểu
sâu, không vận dụng tốt vào việc giải toán.
Chỉ ra các sai sót của học sinh thường mắc phải và phương hướng khắc
phục các sai sót.
Hướng dẫn học sinh cách trình bày, diễn đạt lời nói bằng ngôn ngữ toán
học.
Bước 3: Cho học sinh làm một số bài tập mới, nhằm kiểm tra ngay sự hiểu
biết của học sinh về lý thuyết hoặc rèn luyện một số kỹ năng, thuật toán nào đó
mà giáo viên vừa bổ sung ở phần trên.
Việc lựa chọ phương án nào, tuỳ thuộc vào tính chất và yêu cầu cụ thể
của tiết luyện tập, giáo viên không nên cứng nhắc là phải kiểm tra lý thuyết rồi
mới cho làm bài tập.
2. Các biện pháp thực hiện:

2.1. Trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu
a, Tích cực hoá hoạt động tự luyện tập của học sinh từ khâu chuẩn bị
ở nhà
Khối lượng kiến thức, kỹ năng sau một tiết lý thuyết không phải là nhiều,
song nếu học sinh không coi trọng việc học và làm bài tập vầ nhà sẽ dẫn đến
lúng túng khi lên bảng chữa bài, hoặc không hiểu nội dung mà giáo viên đưa ra,
nhận xét không chính xác bài làm của bạn. Do đó, giáo viên mất nhiều thời gian
khi tiến hành bước 1, bài giảng đã được chuẩn bị sẽ tiến hành không như ý định
đặt ra
Ví dụ: Tiết 23- “luyện tập ”
(sau tiết 22 – “Tia phân giác của góc”- toán 6)
Với mục tiêu :
- Khắc sâu kiến thức về tia phân giác của một góc
7
- Rèn kỹ năng giải bài tập về tính góc, áp dụng tính chất về tia phân giác
của một góc để làm bài tập.
- Vẽ hình cẩn thận, chính xác
Giáo viên tiến hành bước 1 như sau :
Ra bài tập kiểm tra bài cũ : + Vẽ góc xOy = 180
0
+ Vẽ tia phân giác Ot của góc xOy
+ Tính góc xOt, góc tOy
+ Từ đó rút ra nhận xét ?
Để làm được bài tập này, học sinh cần ôn tập kiến thức về vẽ góc khi biết số
đo (để vẽ góc xOy = 180
0
), hoặc góc có số đo 180
0
là góc bẹt thì không cần

dùng thước đo góc cũng vẽ được góc xOy. Bên cạnh đó, học sinh cũng phải
nắm được cách vẽ tia phân giác (đã làm quen ở phần lý thuyết) thì mới vẽ được
tia Ot ⇒ tính được góc xOt, góc tOy t
(xOt = tOy =
2
180
0
= 90
0
)
Học sinh (nhận xét) : Tia phân giác của góc
bẹt hợp với mỗi cạnh của góc một góc 90
0
Vì vậy, không nhất thiết giáo viên phải hỏi : “thế nào là tia phân giác của
một góc ” hoặc “Nêu cách vẽ tia phân giác của một góc”. Mà thông qua bài tập
trên học sinh vẫn tái hiện lại các kiến thức đó. Ngoài ra, còn rèn luyện kỹ năng
tính toán từ đó rút ra nhận xét quan trọng về tia phân giác của góc bẹt.
Để quá trình tự luyện giải bài tập ở nhà của học sinh được tốt hơn giáo
viên cần chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi, bài tập giao về nhà hợp lý, để học
sinh vận dụng ngay kiến thức vừa học vào giải quyết các yêu cầu đó mà không
gặp nhiều khó khăn. Nếu giao những bài tập quá khó thì đối với những học sinh
yếu, kém sẽ không làm được, dẫn đến tâm lý nặng nề, dần sẽ sợ học môn toán,
không phát huy được năng lực của các em.
8
O
x
t
y
b, Khi luyện tập cho học sinh áp dụng thành thạo một công thức nào
đó, giáo viên cần lựa chọn một số bài tập có cách giải quyết đơn giản hơn là

áp dụng quy tắc tổng quát đã học
Ví dụ 1 : Sau khi học xong bài “ so sánh phân số”. Tiết luyện tập, giáo
viên có thể cho học sinh làm một số bài tập so sánh phân số mà không nhất thiết
phải áp dụng quy tắc đã học (đưa về cùng mẫu dương, rồi so sánh tử với nhau),
mà có thể dùng : Phân số trung gian để so sánh, hoặc tìm phân số bù của hai
phân số để so sánh …
Như so sánh hai phân số
3
2

6
5−

Giáo viên nên hướng dẫn học sinh so sánh với phân số trung gian là 0
Vì :
3
2
> 0 ;
6
5−
< 0 ⇒
3
2
>
6
5−
Hoặc : so sánh hai phân số
4
3


9
8

Ta thấy phần bù của
4
3
là :
4
1
phần bù của
9
8
là :
9
1

4
1
>
9
1
nên :
4
3
<
9
8
Ví dụ 2: Tìm BCNN và ƯCLN của các số không nhất thiết phải đi đúng
quy tắc, như:
Tìm ƯCLN (13;78) = 13 (vì 78  13)

Tìm BCNN (12; 36; 72) = 72 (vì 72 12 ; 72  36)
Những bài tập như vậy rất tốt giúp học sinh khắc phục được tính ỳ (hành động
một cách máy móc, không thay đổi phù hợp với điều kiện mới), làm trí tuệ trở
nên linh hoạt.
9
Tuy nhiên, giáo viên ra số lượng bài tập loại này vừa phải và chọn thời
điểm phù hợp (nói chung là sau khi học sinh nắm được và vận dụng tương đối
thành thạo quy tắc tổng quát), nếu không học sinh không còn tin vào quy tắc
nữa. Vấn đề là giáo viên phải tư duy, linh hoạt vừa làm cho học sinh nắm vững
quy tắc tổng quát để có thể áp dụng có hiệu quả cho mọi bài toán cùng loại,
đồng thời biết phân biệt có thể giải bằng phương pháp đơn giản hơn
c, Khuyến khích học sinh tìm nhiều lời giải khác nhau của một bài
toán
Ví dụ : Tiết 50 – luyện tập (sau bài “ tính chất của phép cộng số nguyên”
– toán 6)
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 39 (a) trang 79 SGK
Tính tổng : 1 + (-3) + 5 + (-7) + 9 +(-11)
Học sinh có thể tìm ra các cách sau :
Cách 1: 1 + (-3) + 5 + (-7) + 9 +(-11)
= [1+(-3)] +[5 + (-7) ] + [9 + (-11)]
= (-2) +(-2) +(-2)
= -6
Cách 2: 1 + (-3) + 5 + (-7) + 9 +(-11)
= (1 + 5 + 9) + [(-3) + (-7) + (-11)]
= 15 + (-21)
= -6
Cách 3: 1 + (-3) + 5 + (-7) + 9 +(-11)
= (1 + 9) + [(-3) + (-7)] +[5 + (-11)]
= 10 + (-10) + (-6)
= -6

Học sinh nhận xét về các cách làm
10
Giáo viên (kết luận) Để cộng các số nguyên, ta có thể
+ Cộng từ trái sang phải
+ Cộng các số nguên dương với nhau, cộng các số nguyên âm với
nhau, rồi cộng các kết quả lại
+Nhóm các số nguyên tròn chục, tròn trăm vào một ngoặc rồi tính
Mỗi cách giải là một phương hướng khác nhau, giáo viên có thể gợi ý để
học sinh tìm ra nhiều cách giải. Việc tìm ra nhiều cách giải của một bài toán tất
nhiên phải đưa đến đòi hỏi học sinh phải so sánh các kết quả đó, để tìm ra lời
giải hay nhất, ngắn gọn nhất, mở đường cho sự sáng tạo phong phú
d. Trong tiết luyện tập, giáo viên cần quan tâm đến việc rèn luyện
cho học sinh khả năng chuyển dễ dàng, nhanh chóng từ tư duy thuận sang
tư duy nghịch để học sinh nắm vững hơn nội dung kiến thức đã được học ở
tiết trước
SGK toán mới rất quan tâm đến vấn đề này do đó giáo viên cần chú ý
chọn các bài tập theo hướng đấy
Ví dụ : Tiết 25- “luyện tập ”
(sau bài “dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9”)- Toán 6
Giáo viên yêu Cầu học sinh làm bài tập
Bài 104 (trang 42 SGK): Điền chữ số vào dấu * để :
a,
8*5
chia hết cho 3
b,
3*6
chia hết cho 9
Mục đích: Biết một số chai hết cho 3, cho 9 thì tổng các chữ số của nó
phải chia hết cho 3, cho 9
Nếu nắm được điều nay thì học sinh sẽ dễ dàng tìm được

a, * = 2; 5; 8
b, * = 0; 9
11
Bài 105 (trang 42 SGK): Dùng ba trong bốn chữ số 4; 5; 3; 0 ghép thành
các số có ba chữ số sao cho các số đó
a. Chia hết cho 9
b. Chia hết cho 3 mà không chia hết cho 99
Bài tập này đòi hỏi học sinh phải cộng tổng ba chữ số trong bốn số 4; 5;
3; 0 nếu tổng nào chia hết cho 9 thì lập được số chia hết cho 9… Học sinh tìm
được đáp số :
a.450; 540; 405; 504;
b. 453; 435; 345; 354; 543; 534
Ví dụ 2: Tiết 67 – “luyện tập ”
(sau tiết 66 : “Tính chất của phép nhân ”- toán 6)
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 99 (Trang 96 SGK): áp dụng tính
chất : a(b – c) = ab – ac, Điền số thích hợp vào ô trống :
a. . (-13) + 8. (-13) = (-7 + 8). (-13) =
b. (-5). (-4 - ) = (-5). (-4) – (-5). (-14) =
Mục đích : Sử dụng tính chất: a(b – c) = ab – ac, biết nếu có ab – ac thì
có thể viết thành: a(b – c). Suy luận như vậy nhanh chóng tìm ra kết quả :
a. (-7) ; (- 18)
b. (-14) ; (-50)
e. Xen vào các tiết luyện tập sau khi chữa bài tập giáo viên nên tổ chức
các trò chơi giữa các nhóm học tập bằng nhiều hình thức phong phú, góp phần
tăng thêm tình thần đoàn kết giữa học sinh trong lớp, giảm tính chất căng thẳng
của tiết học toán. Thông qua các bài tập “đố”, “thi ghép chữ”, “thi tính nhanh”
… học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, và nhớ kiến thức lâu hơn.
Ví dụ : Tiết 83 - 84 “luyện tập ”
(sau tiết 82 – “phép công phân số ”)- toán 6
12

Giáo viên tổ chức “trò chơi tính nhanh ”(bài 62 b SBT)
Hoàn chỉnh bảng sau : (đề ghi trên hai bảng phụ)

-1
2
1−
3
2
6
5
4
3−
-1
12
Tiến hành cho một đội nam và một đội nữ chơi. Mỗi đội cử 5 bạn, mỗi
bạn được quyền điền kết quả vào một ô rồi chuyền phấn cho bạn tiếp theo. Thời
gian chơi trong 3 phút
Kết thúc giáo viên cho cả lớp nhận xét và thưởng cho đội thắng cuộc
Ví dụ 2: Tiết 86 - “luyện tập ”
(Sau tiết 85 : “Tính chất cơ bản của phép cộng phân số)
Giáo viên có thể cho học sinh tiến hành làm phiếu hoc tập theo nhóm (bài
tập 55 trang 30 SGK)
+
2
1−
9
5
36
1
18

11−
2
1−
9
5
36
1
18
11−
Luật chơi : Mỗi ô điền đúng được một điểm, kết quả chưa rút gọc trừ 0,
5 điểm. Nhóm nào phát hiện được những kết quả giống nhau điền nhanh sẽ được
thưởng 2 điểm. Thời gian là 5 phút. Giáo viên khen thưởng đội thắng cuộc
Ví dụ 3: Tiết 17 “luyện tập ”
13
(Sau tiết 16 “ Thứ tự thực hiện các phép tính” – toán 6)
Giáo viên ra câu đố (bài tập 82 SGK):
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có bao nhiêu dân tộc ? Có thể học sinh đưa ra
nhiều ý kiến, để biết kết quẩ chính xác học sinh tiến hành tính giá trị của biểu
thức 3
4
– 3
3
, kết qủa chính là câu trả lời (54 dân tộc)
Tuy nhiên, việc tiến hành tổ chức các trò chơi trong giờ học đòi hỏi giáo
viên phải linh hoạt, điều khiển tốt, nếu không tiết học trở thành lộn xộn, học
sinh có thể cãi nhau, gây ảnh hưởng đến các lớp xung quanh.
g. Chú trọng rèn luyện kỹ năng sử dụng MTBT ở học sinh, để giảm nhẹ
những khâu tính toán không cần thiết
Thời đại hiện nay là thời đại của tin học, mọi thông tin cần thiết đều được
truy cập hàng ngày trên mạng Internet. Để có thể đáp ứng được và theo kịp xu

thế đó, bản thân mỗi học sinh cần được trang bị khả năng sử dụng MTBT thành
thạo, để có thể thực hiện các phép tính : cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, trên
các tập số ; tính giá trị các biểu thức ….học sinh biết sử dụng các phím nhớ, lưu
…ở đây học sinh có thể sử dụng MTBT Casio FX- 500a, Casio FX-220 …
Ví dụ : Tiết 17 “luyện tập ”
(Sau tiết 16 “Thứ tự thực hiện các phép tính ”- toán 6)
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng MTBT thông qua bài tập 81 SGK
- Để thêm số vào nội dung bộ nhớ, ta ấn nút :
- Để bớt số vào nội dung bộ nhớ, ta ấn nút
- Để gọi lại nội dung ghi trong bộ nhớ, ta ấn nút
Biểu thức Nút ấn Kết quả
(8 – 2). 3 18
14
M+
M-
MR
8
-
2 x 3 =
3. (8 – 2) Thực hiện như dòng trên
2. 6 + 3. 5 27

Chú ý : Khi sử dụng các nút trên màn hình xuất hiện
chữ M. Sau khi đã sử dụng nút để tìm kết quả của phép tính, muốn
chuyển sang phép tính mới, để xoá chữ M đó, ta ấn nút
Dùng máy tính bỏ túi để tính
(274 + 318). 6 ; 34. 29 + 14. 35; 49. 62 – 32. 51
Nếu giáo viên trong tiết luyện tập dùng MTBT hướng dẫn học sinh chức
năng của các nút bấm trên và thực hành mẫu thì học sinh sẽ tính các biểu thức
trên một cách dễ dàng, không mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó giáo viên có thể

gọi một học sinh tính kết quả thứ nhất bằng cách tự cộng và nhân bằng bút, một
học sinh khác tính bằng máy tính bỏ túi để học sinh thấy được công dụng của
việc tính khi sử dụng máy tính bỏ túi. Giáo viên cũng cần nhắc nhở học sinh
không nên quá lạm dụng máy tính bỏ túi vào tính toán, ảnh hưởng đến khả năng
tính nhẩm, tính nhanh của các em, ỷ lại máy tính không học các quy tắc, công
thức để tính.
h. Việc chuẩn bị dạy tiết luyện tập, điều quan trọng là phải bám sát tư
tưởng nhủ đạo là hoàn thiện hệ thống kiến thức (ở mức độ cho phép), rèn luyện
kỹ năng, thuật toán, rèn luyện nền nếp học tập.
Để đảm bảo phát huy tối đa hoạt động của giáo viên và học sinh ; Tránh
sự đơn điệu thụ động như các tiết luyện tập toán trước đây. Giáo viên cần tìm
tòi, thiết kế hệ thống các câu hỏi, kèm theo bài tập để kiểm tra nhận thức của
học sinh, tạo tình huống mới về kiến thức đã học, kích thích hứng thú học tập
của học sinh.
15
2 x 6
M+
5x3
M+
MR
M+
M-
MR
OFF
Hệ thống các câu hỏi, bài tập đó gắn với các biện pháp kỹ thuật của
người giáo viên làm cho tiết học sinh động hơn, làm cho học sinh nắm kiến
thức sâu sắc hơn.
Ví dụ dạy tiết 92 “luyện tập ” – toán 6
(Sau tiết 91 “Tính chất cơ bản của phép nhân phân số ”)
Mục tiêu của tiết này là :

Kiến thức: - Củng cố và khắc sâu phép nhân phân số, các tính chất cơ bản cuẩ
phép nhân phân số
Kỹ năng : - Vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học về phép nhân phân số và
các tính chất cơ bản của phép nhân phân số để giải toán.
Thái độ: - Giáo dục sự yêu thích môn toán, học tập gương nhà toán học Việt
Nam
Vì vậy, giáo viên có thể tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: - Giáo viên yêu Cầu học sinh làm bài tập giao về nhà để kiểm tra sự
vận dụng lý thuyết vào làm bài tập của học sinh (bài 75, 76 SGK)
Bài 75 (Đề bài ghi trên bảng phụ) và cho học sinh lên điền vào ô trống
x
3
2
6
5−
12
7
24
1−
3
2
6
5−
12
7
24
1−
(Học sinh điền được :
9
4

;
36
25
;
144
49
;
576
1
)
16
- HS3 lên bảng điền vào 3 ô ở hàng ngang thứ hai:
Giáo viên từ kết quả của 3 ô ở hàng ngang thứ hai ta điền được ngay các
ô nào ? vì sao?
Học sinh điền được ngay ba ô ở cột thứ hai, do áp dụng tính chất giao
hoán của phép nhân.
Giáo viên nêu tính chất giao hoán
Bước 2: Nắm được sự tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua bước 1, giáo
viên chốt lại các vấn đề sau
- Với mỗi bài tập, có thể có nhiều cách giải khác nhau. vì vậy cần quan
sát kỹ các phân số (trong bảng hay biểu thức có quan hệ với nhau như thế nào)
rồi suy nghĩ, tính nhẩm sẽ tìm được cách giải hợp lý nhất. do đó, trong học tập
cũng như trong cuộc sống, ta luôn tìm cách giải quyết công việc một cách hợp
lý.
Bước 3: Giáo viên tiến hành cho học sinh làm một số bài tập mới để rèn luyện
tính thông minh
Bài tập: Tính giá trị của biểu thức sau (bằng hai cách)
A = 24. (
)
8

1
6
1

Giáo viên : Bài tập có mấy cách làm ? em chọn cách nào? vì sao?
Học sinh : có hai cách làm :
Cách 1: Thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau
Cách 2: Sử dụng tính chấp phân phối của phép nhân đối với phép cộng
Giáo viên : Ta thấy 24 là bội chung của 6 và 8, khi đó nếu sử dụng tính
chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để tính thì bài toán trở nên đơn
giản hơn
Giáo viên tổ chức “ trò chơi thi ghép chữ ” (bài 79 SGK)
17
Giáo viên yêu Cầu học sinh họạt động nhóm thể hiện đầy đủ kết qua phép
tính và ghép chữ học sinhàn chỉnh vào các ô trống
Giáo viên giới thiệu sơ lược về nhà toán học : Lương Thế Vinh
Trong sách bài tập toán 6, còn có rất nhiều bài tập để phát hiện học sinh kha
giỏi. ở tiết luyện tập này nếu có thời gian giáo viên có thể giao bài 94 trang 19
SBT
Tóm lại, Khi dạy tiét luyện tập toán, giáo viên cần phải lưu ý : Suy nghĩ
tìm cách giải, tìm những cách giải khác nhau (nếu có) và chọn cách hay nhất để
giải và từ đó hướng dẫn học sinh làm theo. Trên cơ sở thiết kế hệ thống câu hỏi
khai thác bài toán, tổng quát hoá, tương tự và mở rộng bài toán. Đồng thời,
giáo viên cần phải quan tâm sửa chữa các sai sót học sinh thường gặp như : Vẽ
hình thiếu chính xác, lập luận chứng minh không chặt chẽ … trong hình học ;
nhầm lẫn trong việc sử dụng các phép toán, áp dụng nhầm lẫn các quy tắc toán
học.
18
PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN

Sau 8 năm học, tiến hành dạy theo chương trình dạy theo SGK hiện
hành, bản thân là giáo viên toán được tham gia học chuyên đề thay sách và
được trực tiếp dạy toán 6, tôi đã tìm tòi học hỏi và vận dụng phương pháp nêu
trên vào quá trình giảng dạy bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt.
Qua kiểm tra đánh giá học sinh lớp 6 ở 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu,
vận dụng. Tôi đã thấy được chất lượng học sinh đang có sự chuyển biến, các em
dần dần làm quen được cách làm mới, giờ học sôi nổi hơn.
Qua thăm dò ý kiến của học sinh thì tiết học toán – luyện tập có áp dụng
phương pháp trên thì học sinh rất thích, hăng say phát biẻu ý kiến. Còn tiết
luyện tập theo hướng cũ học sinh không mấy hứng thú, giờ học buồn tẻ dẫn đến
học sinh ngại học toán.
II. KIẾN NGHỊ
Do trình độ của giáo viên không đồng đều, phương pháp dạy học cũ đã
ăn sâu vào nhiều giáo viên nên quá trình thay đổi phương pháp còn nhiều bất
cập, đa số giáo viên không có nhiều tài kiệu tham khảo hướng dẫn cách dạy
theo phương pháp mới nên vận dụng còn nghèo nàn, đơn điệu, học sinh lớp 6
do tính chất phổ cập ở tiểu học nên trình độ còn yếu, khi tiếp cận với phương
pháp mới nhiều em còn bỡ ngỡ, không biết học như thế nào. Giờ học, nhất là
tiết “luyện tập ”cần nhiều bảng phụ dạy theo mẫu nên tiết dạy nhiều thời gian vì
vậy, để giáo viên có thể thực hiện tốt chuyên môn của mình, xin đưa ra một số
kiến nghị sau:
1. Với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT
- Quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo
viên dạy toán. Nên tổ chức các hội thảo chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên
trong tỉnh.
2. Với BGH nhà trường
19
- Hiện nay, nhà trường đã có một số sách tham khảo tuy nhiên có vẻ như
chưa đầy đủ. Vì vậy nhà trường cần quan tâm hơn nữa về việc trang bị thêm
sách tham khảo môn Toán để học sinh được tìm tòi, học tập khi giải toán để các

em có thể tránh được những sai lầm trong khi làm bài tập và nâng cao hứng thú,
kết quả học tập môn toán nói riêng, nâng cao kết quả học tập của học sinh nói
chung.
3. Với PHHS
- Quan tâm việc tự học, tự làm bài tập ở nhà của con cái. Thường xuyên
kiểm tra sách, vở và việc soạn bài trước khi đến trường của các con
20

×