BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ TRONG BỘ MÔN TOÁN
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
1.Thuận lợi :
Giáo viên và học sinh có đầy đủ SGK & vở Bài tập Toán (tham
khảo).
Giáo viên và học sinh có đầy đủ bộ đồ dùng để dạy và học toán
(Khối 1+2+3)
Đa số học sinh ham học Toán, có khả năng tính toán nhanh,
chính xác.
Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của học sinh, có quan
hệ chặt chẽ với giáo viên phụ trách để giúp học sinh học tập tốt.
Giáo viên phụ trách lớp đạt chuẩn 100%, trên 50% trên chuẩn.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
2. Khó khăn :
Thiếu bộ đồ dùng để giảng dạy và học Toán (Khối 4,5).
Học sinh khuyết tật nặng (có giấy chứng nhận) và khuyết tật
nhẹ học hoà nhập nhiều (rải đều ở các khối lớp), khả năng tiếp thu
của các em còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến kết quả học tập
chung của các lớp.
Một số ít phụ huynh do hoàn cảnh khó khăn nên ít có sự quan
tâm, đầu tư cho học sinh học tập.
II/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH :
1. Nội dung chương trình môn Toán từ lớp Một đến lớp Năm được
cấu trúc đồng bộ với 4 mạch kiến thức như sau :
a/ Số học b/ Đại lượng và đo đại lượng
c/ Yếu tố hình học d/ Giải toán có lời văn
Với nội dung 4 mạch kiến thức như trên chương trình Toán ở tiểu học
nhằm giúp cho học sinh.
a/ Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên,
phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình
học và thống kê đơn giản.
b/ Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có
nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.
c/ Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và
diễn đạt đúng (nói và viết), cách phát hiện và cách giải quyết các vấn
đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích khích trí tưởng tượng;
chăm học và hứng thú học tập toán; hình thành bước đầu phương
pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt,
sáng tạo.
2/ Kế hoạch dạy học cụ thể như sau :
Lớp Một : 4 tiết/tuần x 35 tuần = 140 tiết/năm
Lớp Hai : 5 tiết/tuần x 35 tuần = 175 tiết/năm
Lớp Ba : 5 tiết/tuần x 35 tuần = 175 tiết/năm
Lớp Bốn : 5 tiết/tuần x 35 tuần = 175 tiết/năm
Lớp Năm : 5 tiết/tuần x 35 tuần = 175 tiết/năm
3/Đặc điểm các giai đoạn học tập môn Toán ở tiểu học :
* Giai đoạn học tập cơ bản (lớp 1,2,3) :
- Nhận biết khái niệm ban đầu ở dạng "Tổng thể", "Riêng lẻ", "Cụ thể".
- Thường có sự hỗ trợ của Vật thực, mô hình, tranh ảnh.
- Chuẩn bị cho giai đoạn sau chưa tường minh
* Giai đoạn học tập sâu (lớp 4,5):
- Làm rõ dần một số mối quan hệ, từng bước khái quát hoá.
- Hạn chế dần sự hỗ trợ của hình ảnh trực quan (chỉ minh hoạ cho khái
niệm mới, khó) sử dụng kiến thức đã học để minh hoạ . . .
- Hệ thống hoá, trừu tượng hoá rõ nét hơn.
Tóm lại :
+ Từ lớp Một đến lớp Ba : Chuyển dần từ cụ thể sang trừu tượng, khái
quát. Đến cuối lớp Ba bắt đầu tập dượt học tập sâu hơn.
+ Từ lớp Bốn chính thức chuyển sang học tập sâu những nội dung cơ bản.
Mức trừu tượng, khái quát rõ nét hơn nhưng khi cần thiết vẫn dựa vào hình
ảnh trực quan.
4/ Về chuẩn kiến thức và kĩ năng mà học sinh phải và có thể đạt được là
dựa theo "Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học - Ban hành theo
Quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và đào tạo".
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
1. Phương pháp dạy học là một hệ thống tác động liên tục của giáo
viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh
để học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục
nhằm đạt được mục tiêu đã định.
2. Đổi mới phương pháp dạy học không phải là sự thay thế các
phương pháp dạy học cũ bằng một loạt các phương pháp dạy học
mới mà là đối mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các
phương tiện và hình thức triển khai các phương tiện trên cơ sở khai
thác triệt để ưu điểm của các phương pháp truyền thống và vận
dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tốt đa tính
tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Như vậy, có thể nói mục
đích cuối cùng của đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hoá
hoạt động học tập của học sinh.
- Đổi mới phương pháp dạy học ở hoạt động dạy học :
+ Lấy học sinh làm trung tâm.
+ Phát huy tính tích cực của học sinh.
+ Tăng cường hoạt động học tập của học sinh.
+ Tăng cường mối hợp tác giữa GIÁO VIÊN HỌC SINH
HỌC SINH HỌC SINH
+ Chú ý lợi ích cá nhân của người học.