Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.61 KB, 10 trang )

MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC
THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN
A. Đặt vấn đề:
Trò chơi dân gian xưa được xem là một hình thức giáo dục đơn giản, giúp
hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. Nó thường được
thể hiện là các hành vi bắt chước của trẻ nhỏ từ các hoạt động của người lớn hay
là sự truyền dạy của người lớn cho trẻ nhỏ. Cứ thế, các trò chơi dân gian được
lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác như một di sản văn hóa dân tộc. Tuy
nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhất là các trung tâm đô thị, các bậc cha
mẹ luôn bận rộn với công việc nên ít có thời gian để giải thích ý nghĩa và dạy
cho trẻ con các trò chơi này. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục của nhà trường
quá nặng nên không có thời gian để các em vui chơi, giải trí các loại hình trò
chơi dân gian bổ ích này. Dưới tác động của đô thị hóa, sân vui chơi, giải trí của
loại hình trò chơi dân gian cho các em bị thu hẹp mà thay vào đó là các loại hình
trò chơi như internet, game online, sách báo, truyện tranh…
Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, tìm kiếm một sân chơi phù hợp, bổ ích cho các em sau những giờ học căng
thẳng. Việc đưa TCDG vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không
chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống
trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn
giúp học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không ra vào những games trực
tuyến bạo lực vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội.
Sau những giờ học căng thẳng trên lớp, trò chơi dân gian (TCDG) trong
trường học sẽ là những “món ăn” bồi bổ tinh thần sảng khoái cho học sinh
TCDG được tổ chức hợp lý sẽ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu vận động của
học sinh trong nhà trường, có ý nghĩa lớn trong việc triển khai phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” hiện nay.
Thực tế hiện nay ta có thể thấy rằng trò chơi của các em chủ yếu được
thay thế bằng đó là các trò chơi sử dụng các thiết bị máy móc, ít có tác dụng giáo
dục, thậm chí còn là nguyên nhân tác động đến hành động, ý thức không tốt của
các em. Vì vậy, việc bảo tồn và giúp các em tiếp cận với các trò chơi dân gian là


trách nhiệm không chỉ của ngành dân tộc học mà còn là của ngành giáo dục, các
tụ điểm vui chơi giải trí và các bậc phụ huynh.Với mong muốn tạo một sân chơi
cho các em và giáo dục học sinh phát triển toàn diện; nâng cao năng lực tổ chức
hoạt động cho bản thân, tôi đã chọn đề tài: “Một vài biện pháp giáo dục học
sinh thông qua trò chơi dân gian”
Đề tài chỉ được thực hiện trong phạm vi nhỏ hẹp và với thời gian nghiên
cứu không nhiều chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự góp ý từ hội đồng khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân
thành cảm ơn.
I. Mục đích nghiên cứu:
1
Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của công tác tổ chức trò chơi dân gian
trong trường học hiện nay người viết có một số đề xuất về biện pháp giáo dục
học sinh thông qua quá trình chơi của các em.
II . Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh bậc tiểu học
- Cách tổ chức học sinh chơi, hoạt động theo từng giai đoạn và hoạt động
ngày hội
- Tài liệu về vai trò tác dụng và niêm luật của trò chơi dân gian.
III. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu
- Quan sát quá trình chơi của học sinh.
- Đàm thoại.
IV. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
- Từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 3 năm 2009
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
I. Cơ sở lí luận:
1. Vị trí, vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ thơ:
Trò chơi dân gian (TCDG) là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo
trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong

cộng đồng
Sau những giờ học căng thẳng trên lớp, trò chơi dân gian trong trường học
sẽ là những “món ăn” bồi bổ tinh thần sảng khoái cho học sinh.
Đặc điểm chung của TCDG được triển khai trong trường học là đơn giản, dễ
chơi, dễ hòa nhập. Dù bất cứ nơi đâu, trong gia đình, tại trường học hay trên đường
làng đều có thể tổ chức được các TCDG phù hợp. Nếu sân nhà nho nhỏ thì các em
chơi ô ăn quan, chơi cờ, đánh chuyền, chặt cây dừa chừa cây mận, bắt ve… Nếu
diện tích rộng hơn thì có thể chơi rồng rắn lên mây, đá cầu, trốn tìm, bịt mắt bắt
dê… Ở những bãi cỏ lớn thì có thể tổ chức các trò cướp cờ, đánh đu, đá gà, chồng
bông sen, …
Phần lớn các trò chơi cho trẻ đều có tác dụng rèn nǎng lực khéo tay, nhanh
mắt.
Trò chơi dân gian còn mang tính thể thao, rèn luyện sức mạnh và sự dẻo
dai cho trẻ.
2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học.
Ở lứa tuổi này các em đều có đặc điểm chung là “chơi mà học - học mà
chơi” các em thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ
Các em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào những điều huyền
hoặc, những truyện cổ tích thần tiên, những truyện thần thoại dân gian được kể
trong các lớp học hoặc trước khi đi ngủ buổi tối. Từ đó các em tự thêu dệt những
mơ mộng rất dễ thương đến bất ngờ.
2
Về mặt sinh hoạt thể lý, các em, kể cả các bé gái, cần phải luôn tay luôn
chân, chạy nhảy, leo trèo, nô đùa và hò hét thỏa thích, hoặc im lặng ngồi táy
máy, hì hục nghịch phá một trò nào đó, hay làm một việc gì đó vừa sức mình.
Riêng bên nam, các em rất thích các trò chơi đối kháng, mang tính giao chiến và
đua tranh giữa hai phe (ví dụ: kéo co, cướp cờ, đánh trận giả ). Các em sẵn sàng
chơi hăng say hết mình, bởi đối với các em, chuyện thắng thua rất là quan trọng,
nó nhằm mục đích tự khẳng định cá tính cho dù các em chưa đủ lý luận cao xa gì
lắm về bản thân. Với các em nữ, vấn đề cũng tương tự như khi các em đặc biệt

thích các trò chơi tuy nhẹ nhàng hơn con trai, nhưng cũng là chuyện luân phiên
thi đua giành phần thắng cho mình (ví dụ: nhảy cò cò, đánh chuyền, nhảy lèo,
chơi ô ăn quan ).
Việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của các em có vị trí rất quan
trọng quyết định đến việc giáo dục các em cũng như quyết định đến sự thành
công của quá trình tổ chức hoạt động bởi nó giúp cho nhà tổ chức có thể chọn
lọc được những trò chơi phù hợp với sở thích, hứng thú vui chơi của các em.
II. Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tế các hoạt động được tổ chức bằng trò chơi dân gian luôn được
các em hưởng ứng rất hào hứng. Từ khi đưa trò chơi dân gian vào trường học đã
tạo ra những chuyển biến đáng kể trong việc tạo sân chơi cho các em.
Cần hướng trò chơi dân gian từ tự chơi sang chơi có tổ chức. Trò chơi, khi
được đưa vào nhà trường là đã có tính mục đích. Trong điều kiện lượng thời gian
học tập quá nhiều như hiện nay, thì việc tổ chức các sự kiện, vui chơi trong
trường học không chỉ đơn thuần chỉ dừng lại ở mục đích giải trí mà còn là tạo
một sân chơi bổ trợ cho các hoạt động học tập.
III. Biện pháp đề xuất:
1. Tổ chức các hoạt động theo từng giai đoạn:
- Muốn triển khai các hoạt động vui chơi cho trẻ thông qua trò chơi dân
gian đạt hiệu quả bước đầu tiên là cần sưu tầm các qui định về luật chơi hay còn
gọi là niêm luật
- Phối hợp với giáo viên phụ trách các lớp nhằm triển khai các qui định
chơi theo một niêm luật chung vì trò chơi dân gian thường có nhiều cách chơi do
trong quá trình truyền miệng đã tạo ra nhiều dị bản khác nhau.
- Lồng ghép các trò chơi dân gian vào các tiết học hoạt động GDNGLL,
thể dục,…
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo và có
sự phối - kết hợp với các cá nhân, tập thể có liên quan để việc tổ chức hoạt động
mang tính đồng bộ.
Đây là khâu mang tính chất chủ đạo, quyết định đến sự thành công của

hoạt động giáo dục thông qua trò chơi dân gian bởi nếu triển khai các hoạt động
theo từng giai đoạn đạt hiệu quả thì sẽ kích thích được hứng thú của các em khi
tham gia các trò chơi. Bên cạnh đó, nếu tổ chức tốt các hoạt động theo từng giai
3
đoạn sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các trò chơi dân gian, tuân thủ
đúng luật chơi.
Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển
khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình
yêu gia đình, quê hương, đất nước.
2. Tổ chức trò chơi dân gian qua hoạt động ngày hội:
Đây là hoạt động mang tính chất đánh giá, kiểm tra toàn diện các hoạt động
đã được triển khai qua từng giai đoạn trước. Qua hoạt động ngày hội chúng ta có
thể thấy được mặt tích cực và tồn tại của từng trò chơi để có những biện pháp điều
chỉnh phù hợp.
Qua hoạt động ngày hội nhà tổ chức có thể đánh giá được tác dụng giáo
dục của trò chơi. Nhìn chung các trò chơi dân gian thường giáo dục trẻ cụ thể:
- Tính trung thực: Khi tổ chức hoạt động mang tính ngày hội thường là thi
thố tài năng giữa các lớp nên đồi hỏi các em khi tham gia phải trung thực. Các
em ở lứa tuổi này thường rất thích thể hiện mình và chuyện thắng thua rất là
quan trọng, nó nhằm mục đích tự khẳng định cá tính của các em nên khi tổ chức
các hoạt động cần phải chú ý đến đặc điểm này để có thể nhắc nhở các em kịp
thời.
- Tính kỷ luật: Mỗi trò chơi đều có niêm luật riêng, các thành viên tham
gia chơi đều phải tuân thủ niêm luật nếu không sẽ không được tham gia chơi bởi
do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học như đã trình bày ở trên.
- Tinh thần đoàn kết, tính tập thể: Thông qua trò chơi, các em học được kỹ
năng làm việc nhóm, hoà đồng với tập thể, ứng xử trước các tình huống Trong
một sô trò chơi nếu các em không thể hiện tính đoàn kết thì không thể tham gia
được như: Rồng rắn lên mây, kéo co,…
- Tính dân tộc: Các trò chơi dân gian thường bắt nguồn từ những bài đồng

dao, một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc. Đấy là những bài ca có nhịp điệu
đơn giản gieo vần một cách thoải mái, có thể ngắn dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại
không dứt. Qua đó, các em có thể vừa học, vừa chơiĐồng dao được cấu trúc theo
một lôgic riêng, đôi khi không có nghĩa gì cả, nhưng bằng tư duy liên tưởng, trẻ
em vẫn có thể nhập vào câu hát để dẫn đến những kết cục bất ngờ: cái ngược
đời, cái phi lý, lại có thể chấp nhận vì đấy là bài hát của trẻ em. Chính vì đặc
điểm này mà trò chơi dân gian giúp các em phát triển trí tưởng tượng và khả
năng liên tưởng rất tốt.
IV. Một số trò chơi dân gian quen thuộc:
1. Rồng rắn lên mây
1.1. Đặc điểm trò chơi:
Tập thể, luyện nhanh nhẹn. Cần một khoảng sân rộng, mỗi chiều chừng
5m.
1.2. Đối tượng chơi:
Nhi đồng, thanh - thiếu niên.
4
1.3. Luật chơi:
Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay
người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó
tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn , vừa đi vừa hát :
Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có thầy thuốc ở nhà không ?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời :
- Thầy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá, đi vắng nhà tùy ý mà chế
ra).
- Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời :
- Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau :
- Thầy thuốc hỏi :

- Rồng rắn đi đâu ?
- Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời :
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con .
- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay.
-
- - - - - - - - - - - - - - - - -
- Cứ thế cho đến khi :
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
- Kế đó, thì thầy thuốc đòi
hỏi :
- Xin khúc đầu.
- Những xương cùng xẩu.
- Xin khúc giữa.
- Những máu cùng me.
- Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi . Học sinh Trường TH Trần Quốc Toản
với
trò chơi “Rồng rắn lên mây”
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng
trong hàng.
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho
người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình , trong lúc đó cái đuôi phải chạy và
5
tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người
đó phải ra thay làm thầy thuốc.

Nếu đang chơi dằng co giữa chừng , mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm
ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
2.Trò chơi dân gian "Đánh banh thẻ":
Gồm 10 cây đũa tre với 1 trái banh lông nhỏ thường dùng để đánh Tennis,
nếu không có banh có thể thay banh bằng một trái chanh. Dùng banh thì có độ
phản hồi của trái banh dễ đánh hơn dùng quả chanh, chỉ thảy lên và chụp lại
ngay. Số người đánh thẽ gồm 2 người, ngồi đối diện nhau trên nền nhà.
2.1. Thi để lấy quyền đánh trước:
2.1.1 Cách thứ nhất: Dùng 3 cây thẻ nắm ngay chính giữa xoay tròn rồi
thả nhẹ xuống nền nhà, để 3 cây thẻ có thể tạo thành một hình tam giác và dùng
một cây thẻ khác chấm đầu thẻ vào hình tam giác đó, cố gắng sao cho đầu đũa
không đụng vào thẽ, thế là người chơi đã ghi được một điểm. Cả hai bên cùng
tiếp tục như thế đến 3 lần, và nếu bên nào đã tạo ra được 3 hình tam giác thì
được quyền đi trước.
2.1.2. Cách thứ nhì: Bao tiếng sùm (Oẳn tù tì) xem ai được quyền ưu tiên đi
trước.
2.2. Cách tiến hành chơi:
2.2.1. Cách đánh thẽ: Người đánh thẻ rải đều 10 cây thẻ xuống nền nhà,
cố gắng bằng cách không để thẽ chồng lên nhau cho dễ lấy từng đôi thẽ một, vừa
tung trái banh lên thì tay cầm banh phải nhanh tay nhặt từng đôi gồm 2 thẻ, khi
trái banh rớt xuống nền nhà và tung lên, tay phải bắt kịp trái banh không để rơi
xuống đất lần nữa, và cứ thế cho hết số thẻ, làm 5 lần như vậy và không được
sang tay bên kia.
2.2.2. Đến canh chụm: Bên đối phương dùng tay chụm 10 cây đũa thẻ
vào một nhúm, người chơi thảy banh lên trong cùng một bên tay, lấy số thẻ làm
sao để chừa lại số thẻ còn lại 2 thẽ, thì cuộc chơi tiếp tục dễ dàng hơn vì nếu
chừa nhiều thì khi đánh đến các vòng kế tiếp cuộc chơi sẽ tính tùy vào số thẻ
chừa lại trong canh chụm.
2.2.3. Kế tiếp là canh quét: Cầm bó thẻ trong tay ngay đầu thẻ rồi thảy
banh lên trong khi trái banh đang ở độ cao thì người chơi cầm bó thẻ quét như

cầm chổi quét nhà vậy, quét qua, quét lại liền, điều này liên quan đến số thẻ chừa
lại ở canh chụm (2 thẻ), (các cách chơi còn lại cũng tùy thuộc vào số thẻ còn dư
lại trong canh chụm) và chụp ngay trái banh khi banh rơi xuống và đã tung lên
mặt đất. Tiếp tục 5 lần như thế.
2.2.4. Canh chuyền: Cầm chặt bó thẻ để ngang người thảy banh lên trong
khi banh đang ở độ cao thì người chơi xoay tròn 2 vòng bó thẻ và chụp cho kịp
trái banh như những lần trước khi banh rơi xuống và được tung lên Tiếp tục cho
hết 5 lần.
6
2.2.5. Canh giã: Cầm giữa bó thẻ, trái banh được tung lên cao và kịp dộng
đứng bó thẻ xuống nền nhà 2 lần, tiếp tục không ngừng và đếm 2,4,6,8,10 cho
kịp bắt được trái banh. Thế là kết thúc cuộc chơi.
Hơn thua nhau khi chơi banh thẻ: nếu người chơi không bắt kịp trái banh
để banh rơi ra ngoài và khi bắt thẻ không đủ số hoặc dư so với số thẻ còn dư lại
trong canh chụm quyết định.
Người đánh thẻ giỏi có thể chừa 4 cây thẻ trong canh chụm để khi đánh
các canh thẻ tiếp tục phải đánh 4 lần thay vì 2 lần trong cách chơi thẻ nói trên.
Chơi khó vì khi vừa thảy banh và vừa nhặt thẻ hay đánh thẻ mà phải điều khiển
cả tay và mắt nhìn. Bên nào hư thì đưa cho bên kia bắt đầu cuộc chơi.
2.2.6. Cách phạt: Bên thắng sẽ dùng cả bó thẻ nắm trong tay gõ vào chân
họăc tay đối phương với số lượng đánh phạt tùy vào sự giao hẹn trước khi chơi,
trong khi đó trái banh cũng được tung lên nhịp nhàng theo mỗi lần đánh phạt.
3. Chơi Ô ăn quan:
3.1.Bàn chơi:
Bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước
linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá
lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa
hè, trên miếng gỗ phẳng Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình
chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh
ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng

ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng
cung gọi là ô quan.
3.2. Quân chơi:
Gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có
hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân
bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió.
Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi
có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả hoặc được sản xuất
công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn
dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.
3.3. Bố trí quân chơi:
Quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một
quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân.
Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể
thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.
3.4. Người chơi:
Thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của
hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi
bên đó.
7
Bàn chơi Ô ăn quan cho 3 người chơi
Bàn chơi Ô ăn quan cho 2 người
(2 phe)
Bàn chơi ô ăn quan đã sẵn sàng
cho khai cuộc
Bắt đầu một lần rải quân, khi đến quân cuối cùng, những quân trong ô có
đường bao lại được lấy lên để rải tiếp.
Sau khi rải tiếp, ô có đường bao quân sẽ bị ăn, ô liền đó lại được lấy lên để
tiếp tục rải.
Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò

chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn.
Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng
phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân
theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng
tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay
thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất
kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần
lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi
chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi
sẽ phải xử lý tiếp như sau:
+ Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số
quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
+ Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi
đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số
quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc.
Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì
8
người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này Do đó trong cuộc chơi có thể có
phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ
trong một lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông
chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có
nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ.
Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà
giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.
+ Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người
chơi bị mất lượt và quyền đi
tiếp thuộc về đối phương.
+ Trường hợp đến lượt đi
nhưng cả 5 ô vuông thuộc

quyền kiểm soát của người chơi
đều không có dân thì người đó
sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được
của mình để đặt vào mỗi ô 1
dân để có thể thực hiện việc di
chuyển quân. Nếu người chơi
không đủ 5 dân thì phải vay
của đối phương và trả lại khi
tính điểm. Học Sinh Trường Trần Quốc Toản chơi “Ô ăn quan”
+ Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết.
Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những
hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này
được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân,
bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là
quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi
có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị .
4. Trò chơi dân gian "Trốn tìm":
4.1. Cách chơi:
- Người chơi cử 1 bạn đi tìm (có thể xung phong), nhắm mắt thật kĩ (có
nơi dùng khăn hoặc miếng vải để bịt mắt); các bạn còn lại tản ra xung quanh đi
trốn.
- Khi bạn bịt mắt hỏi: “Xong chưa?” (hoặc bạn đi tìm có thể đọc: “5-10-
15-20 -100); một bạn trốn đại diện trả lời: “Xong!”. Bạn đi tìm mở mắt đi
tìm.
4.2.Luật chơi:
- Trong khoảng thời gian quy định, bạn đi tìm tìm thấy bạn nào bạn ấy
thua cuộc, không tìm thấy bạn đi tìm chịu phạt.
- Bạn đi tìm trong thời gian quy định tìm thấy hết các bạn chơi bạn đi tìm.
9
5.Trò chơi dân gian "Cá sấu lên bờ":

5.1. Cách chơi:
Vạch 2 đường vạch cách nhau khoảng 3m để làm bờ. Sau khi oẳn tù tì,
người thua sẽ làm cá sấu đi lại giữa hai vạch đó tìm bắt người nào ở dưới nước
hoặc có một chân dưới nước (tức nhảy ra khỏi vạch hoặc thò một chân qua khỏi
vạch). Những người còn lại chia nhau đứng trên bờ (nghĩa là đứng ngoài hai bên
vạch) chọc tức cá sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thò một chân xuống nước
hoặc nhảy xuống nước và vỗ tay hát “Cá sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào cá sấu
quay lại thì nhảy ngay lên bờ.
5.2. Luật chơi:
Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm cá sấu.
Nếu cá sấu bắt được cùng lúc hai người trở lên thì những người bị bắt phải oẳn
tù tì để xác định người thua. Nếu cá sấu không bắt được người thay thế thì bị làm
cá sấu đến lúc “chảy nước mắt cá sấu” hoặc mệt quá thì thôi. Trò chơi bắt đầu lại
bằng cách oẳn tù tì để tìm con cá sấu khác.
C. Kết thúc vấn đề:
Có thể thấy, ngày nay trò chơi của các em chủ yếu được thay thế bằng đó là
các trò chơi sử dụng các thiết bị máy móc, ít có tác dụng giáo dục, thậm chí còn là
nguyên nhân tác động đến hành động, ý thức không tốt của các em. Vì vậy, việc
bảo tồn và giúp các em tiếp cận với các trò chơi dân gian là trách nhiệm không chỉ
của ngành dân tộc học mà còn là của ngành giáo dục, các tụ điểm vui chơi giải trí
và các bậc phụ huynh.
Trên đây là một số biện pháp giáo dục học sinh thông qua trò chơi dân
gian qua quá trình quan sát thực tế cũng như tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về đặc
điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học cũng như đặc điểm, tính chất của trò chơi. Do
không có nhiều thời gian nghiên cứu và trình độ, kinh nghiệm có hạn nên những
vấn đề nêu trên không khỏi có sai sót. Tôi mong nhận được những góp ý, phê
bình của Ban giám hiệu nhà trường, của các bạn đồng nghiệp để tôi có thể rút
kinh nghiệm trong quá trình tổ chức hoạt động ngày một tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tam Kỳ, ngày 13 tháng 4 năm

2009
Người viết
Huỳnh Thị Kim Liên
10

×