Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đặng Thị Hoa
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ CÁ BIỆT CÓ
HIỆU QUẢ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Thực trạng
2/ Nội dung biện pháp
3/ Giáo dục trẻ qua các hoạt động
* Đón trẻ
* Hoạt động ngồi trời
* Hoạt động chung
* Hoạt động góc
* Trả trẻ
* Mọi lúc mọi nơi
4/ Qua trao đổi tiếp xúc với phụ huynh
5/ Kết quả
III. KẾT LUẬN
- 1 –
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đặng Thị Hoa
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Trẻ em em hôm nay thế giới ngày mai” , chính vì lẽ đó mà mỗi người làm cha, làm
mẹ, là những người thầy, cô chúng ta phải làm gì cho trẻ để trẻ có những tri thức kỹ năng
khi lớn lên trẻ bước vào đời không bị hụt hẫng hay chi phối. Ngày nay đất nước ta đang
ngày càng phát triển, mỗi con người chúng ta cũng đang hối hả chạy theo cuộc sống, bên
cạnh những gia đình có điều kiện chăm lo cho con đến nơi, đến chốn, thì cũng không ít
người vì lo mưu sinh cuộc sống mà chưa chú ý đến việc chăm sóc giáo dục con mình,
hoặc có một số ít gia đình vì một lý do nào đó mà cha mẹ không ở cùng nhau, để lại
những đứa trẻ cho ông bà nuôi hoặc người thân trông dùm và tương lai của những đứa trẻ
này ra sao?. Đó là một dấu hỏi lớn mà tất cả mọi người chúng ta cần phải suy nghĩ. Đầu
năm học 2009-2010 tôi tiếp nhận 41 cháu trong đó có những cháu khi vào lớp không chơi
với bất kỳ một bạn nào , khi có bạn tới gần chơi thì cháu lại chửi thề và đánh bạn. Qua
một tuần tìm hiểu nguyên nhân và nắm đặc điểm tâm lý của trẻ. Tôi đã có những biện
pháp để giúp các cháu khắc phục đó lá lý do mà tôi chọn đề tài “Một vài biện pháp giáo
dục trẻ cá biệt có hiệu quả”
II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Thực trạng
Năm học 2009- 2010.Tôi được phân công dạy lớp chồi Mầm địa điểm ấp Tây A- Xã
Đông Hồ-Huyện Dĩ An-Tỉnh Bình Dương. Sỉ số lớp : 41 cháu. Trong đó cháu Nam: 22
Cháu, nữ: 19 cháu.
Bản thân dạy lớp hai cô nên cũng có thời gian để đáp ứng một số nguyện vọng của trẻ
và của các bậc phụ huynh có được sự quan tâm của ban giám hiệu.
. Bên cạnh đó thì đa số các cháu chưa qua lớp Mầm một số cháu lầm lì, ít nói còn chửi
thề và đánh bạn trong các giờ học, giờ chơi làm cho cô phải nhắc nhỡ nhiều làm ảnh
hưởng đến việc học của các cháu xung quanh. Qua tình hình trên bản thân tôi rút ra được
một số giải pháp sau:
* Nắm đặc điểm tâm lý trẻ
Vào những ngày đầu của năm học mới. Khi mới tiếp nhận lớp nhìn vào những khuôn
mặt dễ thương bụ bẩm, ngây thơ của trẻ trong lòng tôi cảm thấy một tình cảm trìu mến
- 2 –
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đặng Thị Hoa
dạt dào. Nhưng trong các cháu đó có một số cháu như cháu Huy, cháu Hiếu thì thường
xuyên đánh bạn, nhéo bạn, cháu Nam, cháu Khiêm thì có hành vi như chửi thề, văng tục
bạn ngồi bên cạnh mình, giờ học, giờ chơi các cháu, không chú ý gì đến lời cô dạy. Đến
bữa ăn thì các cháu không tự xúc ăn mà chỉ ngồi cầm muỗng chơi làm cho cơm rơi tung
tóe. Khi giờ dạo chơi ngồi trời cháu chỉ thích chơi một mình, hoặc gặp bạn nào đang chơi
là lại phá đồ chơi của bạn, nếu bạn không cho chơi thì nhảy vào đánh bạn và không nói
chuyện với bất kỳ ai, kể cả cô giáo.
Từ sau hôm đó tôi bắt tay ngay vào việc làm thế nào để các cháu hòa nhập vui chơi
cùng bạn, cùng cô, trả lại sự hồn nhiên vui tươi cho trẻ và tôi đã thông qua các giờ hoạt
động như : Đón trẻ, hoạt động ngồi trời, hoạt động chung, hoạt động vui chơi ,trả trẻ và
mọi lúc mọi nơi, qua đó liên hệ trực tiếp cùng phụ huynh để kết hợp cùng nhau giáo dục
cháu tốt hơn.
2/ Giáo dục trẻ qua các hoạt động
*Đón trẻ
Mỗi sáng khi trẻ đến lớp tôi đón cháu ngay ngồi cửa, nở một nụ cười với các cháu, và
nhắc cháu chào cô và chào ba mẹ nhưng chỉ có cháu Huy và cháu Nam là không thực
hiện, dù được ba, mẹ và người thân nhắc nhỡ la nạt nhưng các cháu vẫn không làm
theo.Lúc đó trước mặt cháu Nam, cháu Khiêm, tôi khen các cháu khác đã biết tự giác
chào cô, chào ba, mẹ là: “ Các con rất ngoan, chiều nay cô sẽ thưởng cho các con được
cắm cờ” lúc đó mặt cháu nào cũng tỏ ra rất vui. Tôi lại gần cháu Huy và cháu Nam tôi
hỏi: “ Con có muốn được cắm cờ như các bạn không” .Cháu không trả lời mà chỉ im
lặng, tôi nghĩ cháu đã biết lắng nghe và hiểu ý của tôi rồi nhưng cháu chưa bộc lộ suy
nghĩ của bản thân , tôi lại tiếp tục: “Nếu Huy và Nam ngoan như các bạn thì chiều nay cô
cũng sẽ thưởng cho hai bạn mỗi bạn một cờ đỏ giống như các bạn, lúc này cháu nhìn tôi
cười và chạy đi ra chỗ khác. Cứ như thế với mỗi buổi sáng đến lớp tôi đều khen cháu là:
“Hôm nay con có cố gắng đã đi học đúng giờ” .(Vì thường xuyên cháu đi học muộn ). Và
hôn nay các con biết tự giác chào cô không đợi nhắc nhỡ. Từ đó cháu cháu đã tiến bộ hơn
, cháu đi học đúng giờ hơn và cháu đã tự giác chào cô khi đến lớp.
* Hoạt động ngồi trời
- 3 –
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đặng Thị Hoa
Tôi dẫn cả lớp đi dạo chơi ngồi trời nói chuyện hay tìm hiểu về các chủ đề. Sau đó
cho các cháu chơi trò chơi vận động như chơi trò chơi: “Bỏ giẻ, mèo đuổi chuột, lộn cầu
vồng”. Lúc đầu tôi để cho các cháu mạnh dạn chơi trước , sau đó tôi khuyến khích các
cháu rụt rè nhút nhát chơi sau. Nhưng cháu Huy và cháu Khiêm không chơi mà cứ chạy
lung tung, xô đẩy nhau tôi đã gọi hai cháu lại và đưa ra yêu cầu của luật chơi “ Nếu bạn
nào tham gia chơi sẽ được một phần thưởng đó là một quả bóng, lúc này các cháu còn
chần chừ cũng chưa chịu ra chơi cùng bạn thấy thế cô Linh bảo “Các con nhìn cô Hoa và
cô chơi này, cô Hoa làm chuột và cô làm mèo, các con nhìn xem chú chuột và chú mèo
chú nào giỏi hơn nhé”.Thế là tất cả các cháu đều vỗ tay cổ vũ nhiệt tình cho cả hai cô
chơi, thấy thế hai cháu cũng vỗ tay tán thưởng. Tôi bước lại gần hai cháu động viên hai
cháu ra chơi một cháu làm chuột và cháu còn lại làm mèo đuổi bắt nhau với sự cổ vũ
nhiệt tình của tất cả các bạn và cô, hai cháu đã chơi rất nhanh nhẹn và đúng luật chơi.
Cuối buổi chơi tôi đã khen hai cháu trước lớp và thưởng cho mỗi cháu một quả bóng, các
cháu rất vui, hớn hở ôm quả bóng vào lòng.
Trong những buổi dạo chơi khác tôi đã cố gắng động viên cháu tham gia trả lời các câu
hỏi của cô dù cháu trả lời chưa đúng nhưng tôi cũng đề nghị các cháu khác cho cháu một
tràng pháo tay để khích lệ cháu . Từ đó cháu cũng có phần tự tin hơn khi tham gia vào
các hoạt động tìm hiểu, khám phá mà không còn xô đẩy bạn hoặc chạy nhảy lung tung
như lúc trước.
* Qua hoạt động chung
Qua giờ hoạt động chung các cháu nghịch ngợm thường xuyên đánh bạn lại thích
ngồi cùng một chỗ với nhau. Tôi đã gọi cháu lại cho cháu ngồi gần bên cô để cô vừa
dễ bao quát cháu, vừa động viên cháu tham gia trả lời các câu hỏi của cô: hoặc trong
giờ hoạt động “Làm quen văn học”. Tôi khuyến khích cháu đọc những bài thơ có nội
dung hay ,tình cảm để qua đó lồng vào giáo dục cháu như bài thơ: “ Ong và Bướm”
“Bạn Mới” , hoặc những câu chuyện về gương người tốt việc tốt như chuyện : “Sẽ con
tìm bạn” “ Thỏ con vâng lời” “Bác gấu đen và hai chú thỏ”… Trong những giờ học
trên tôi thường xuyên gọi cháu Huy, Khiêm, Nam ,Trân, Hiếu lên đọc thơ và trả lời các
câu hỏi đàm thoại, sau mỗi lần cháu đứng lên đọc thơ hoặc trả lời các câu hỏi tôi lại
khuyến khích tuyên dương các cháu .Từ đó nội dung giáo dục trong bài học và những
- 4 –
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đặng Thị Hoa
hình ảnh trực quan sẽ giúp trẻ có một cái nhìn khác hơn về cách cư xử với bạn bè
người thân và mọi người xung quanh cháu.
* Hoạt động góc
Đối với trẻ vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu. “Chơi mà học, học qua chơi”
nhưng đối với các cháu cá biệt nàycác cháu chưa có tính kiên trì khi ngồi vào một góc
chơi nào đó mà chỉ vào góc chơi này một tý, lại qua góc khác. Có hôm đến giờ chơi cháu
Huy và Nam đi đến góc phân vai các bạn đang chơi hai cháu hất tung đồ chơi của bạn
xuống sàn nhà .Cháu Tú Anh thấy thế liền nói “bạn sẽ mách cô” thì cháu Huy trả lời.
“Không sợ cô” và Huy giơ tay đánh cháu Tú Anh, tôi vội vàng chạy đến ngăn cháu lại.
Sau một lúc theo dõi về các hành động của cháu tôi lại gần các cháu và hỏi : “.Ai đã làm
rơi đồ chơi của bạn”.Cháu Huy thì đổ lỗi cho cháu Khiêm, cháu Khiêm thì đổ lỗi cho
cháu Huy làm rơi. Lúc này tôi nói cho cháu hiểu: “Ai làm rơi mà biết nhận lỗi là rất tốt,
còn nếu bạn nào nói dối là không ngoan mọi người sẽ không ai yêu”, các cháu ngước mắt
nhìn tôi mà không nói lời nào , tôi tiếp tục ân cần bảo “ Cô và các con cùng nhau giúp
bạn lượm đồ chơi lên nhé”. Sau đó tôi quay qua bảo cháu Tú Anh nói với hai bạn là “ Đồ
chơi mình đang chơi lần sau bạn đừng có vứt đồ chơi của mình đi nhé!.Sau khi Tú Anh
nói xong thì Hai cháu Huy và Khiêm gật đầu “ Tôi bảo hai cháu là vứt đồ chơi của bạn
như vậy các con thấy mình có lỗi chưa, nếu các con sai thì xin lỗi bạn đi,“ Xin lỗi bạn
lần sau mình không như thế nữa”.Hai cháu đã lí nhí xin lỗi cháu Tú Anh. Lúc này tôi mới
cười bảo. Cô thấy các bạn ở góc chơi xây dựng không biết các bạn làm gì mà vui quá.
Các con có muốn qua đó xem các bạn làm gì không nè! Thế là các cháu cùng qua góc xây
dựng chơi với bạn, tôi yêu cầu một cháu trưởng nhóm phân vai chơi cho hai bạn Huy và
Khiêm chơi ở góc xây dựng vừa làm tôi vừa hướng dẫn cháu cách xây dựng và phân bố
sao cho hợp lý với mô hình. Qua đôi bàn tay khéo léo của các cháu đã tạo thành sản
phẩm theo yêu cầu. Tôi và các cháu khác kịp thời khen ngợi động viên cháu. Lúc này trên
gương mặt của cháu Huy và Khiêm thấy thể hiện rõ niềm vui sướng.
* Trả trẻ
Những giờ trả trẻ tôi thường cho cháu chơi những đồ chơi cháu thích như: đồ
chơi lắp ráp, kéo xe, hay kể chuyện cho cháu nghe. Sau đó gọi một vài cháu hỏi lại nội
dung buổi học hôm nay cô dạy mình những gì về kể cho ông, bà, ba, mẹ nghe, tôi lân la
- 5 –
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đặng Thị Hoa
trò chuyện, tìm hiểu về gia đình của cháu Huy. Tôi hỏi cháu “ Ba mẹ con làm nghề gì?.
Con có yêu thương ba mẹ con không” “ Vì sao?”
Qua những lần tiếp xúc gần gũi trẻ như vậy tôi biết được hồn cảnh của cháu là ba mẹ
thường xuyên cãi nhau và nay thì hai người đã không còn ở chung nh à với cháu
nữa.Cũng như biết được hồn cảnh của cháu Khiêm. Ba, mẹ đi làm công nhân thường
xuyên tăng ca, buổi chiều cháu tan học ở trường về thường nhờ những người ở chung
phòng trọ rước dùm, vì vậy khi cháu tan học về không có ai quan tâm, chăm sóc, trong
khi đó một số người lớn ở gần phòng trọ thường xuyên ăn nhậu và nói tục, chửi thề và từ
đó cháu đã bắt chước họ. Khi biết được nguyên nhân đó tôi đã kiên trì uốn nắn. sửa sai
cho cháu nói tròn câu, không được chửi thề, nói bậy và dạy cháu biết cách nhận lỗi khi có
lỗi , biết cám ơn khi được cho hoặc giúp đỡ, tôi đã đưa vào ba tiêu chuẩn bé ngoan
hằng ng ày để kịp thời tuyên dương và khích lệ trẻ vì trẻ rất thích được khen. Từ đó
cháu quên đi được những câu nói tục, chửi thề. Bên cạnh đó tôi kết hợp cùng phụ
huynh nhắc nhỡ cháu thường xuyên và tránh tiếp xúc với những người thường có
hành vi chửi thề, nói tục, vì trẻ cón nhỏ chưa hiểu được lời nói như thế nào là tốt,
xấu, đúng, sai nhưng thấy người lớn nói là trẻ bắt chước theo.Qua trao đổi với phụ
huynh tôi biết được các cháu Bảo Trân, Hồng Phúc, Minh Hiếu cũng do cha mẹ các
cháu đi làm xa nên các cháu được ông, bà trông dùm, mọi người trong gia đình ai
cũng yêu thương chiều chuộng các cháu đủ thứ, đòi gì là được nấy. Khi vào lớp học
các cháu hay giận dỗi, đánh bạn, nhéo bạn, im lặng khi cô hoặc bạn làm trái ý khi
chơi, khi sinh hoạt. Đến giờ ăn các cháu không tự xúc cơm ăn, ngồi ngậm, cô phải
bón từng thìa, ăn vào thì ói ra. Tôi và cô Linh phải kiên trì dỗ dành đút cho cháu ăn
từng ít một và từ từ sau đó mới tăng khẩu phần ăn của cháu lên. Tôi đã cùng tham
gia chơi cùng trẻ, hòa mình cùng trẻ để từ đó hình thành cho trẻ một số kỹ năng và
thói quen hòa đồng cùng bạn, làm theo lời cô. Từ đó tôi rút ra được một điều, các
cháu này được nuông chiếu từ nhỏ, lại không có bạn chơi chung, luôn tiếp xúc với
người lớn, tâm lý ỷ lại. Khi có bạn chơi chung thì trẻ bôc lộ tính tự kỷ của mình.Vì
vậy chúng ta là người lớn dù rất thương yêu trẻ thì cũng tạo cho trẻ một thói quen tự
lập, và không đồng tình với trẻ những việc làm mà trẻ làm chưa đúng và phải tỏ thái
độ dứt khốt để trẻ không bắt chước lần sau. Qua những tháng ngày miệt mài theo
- 6 –
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đặng Thị Hoa
dõi, uốn nắn, sửa sai và tạo cho trẻ một sân chơi lành mạnh thì nay tất cả các cháu
trên đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, cháu đã vui chơi cùng bạn, cùng cô v à một số cháu
đã biết tự xúc cơm ăn.
* Dạy cháu ở mọi lúc, mọi nơi
Tôi luôn bên các cháu theo dõi các cháu ở mọi lúc mọi nơi, để có biện pháp giáo dục
các cháu kịp thời. Như trong giờ làm vệ sinh cháu thường xuyên lẫn trốn không chịu ra
làm vệ sinh . Tôi đã nãy ra một tình huống là kể cho trẻ nghe một câu chuyện là “ Cu Tý
bẩn thỉu”. Nghe xong câu chuyện, cháu lật đật chạy ra làm vệ sinh. Hoặc một lần cháu đi
dạo chơi ngồi trời khi ngang qua lớp Lá cháu nhìn thấy có hai anh đang trò chuyện với
nhau là : “Bạn cho mình mượn đồ chơi, tý xíu mình trả cho bạn, anh bạn kia đem chiếc
điện thoại đồ chơi lại cho bạn mượn anh bạn kia cầm lấy và nói cám ơn bạn”. Khi cầm
chiếc điện thoại trên tay thì anh bạn chơi cẩn thận ngắm nhìn, chơi một lúc sau đó trả lại
cho bạn . Tôi nhẹ nhàng hỏi cháu Huy “con thấy anh có ngoan không muốn mượn đồ
chơi của bạn thì mình phải hỏi mượn và khi bạn cho mượn thì mình phải nói“ Cám ơn”
như vậy mới ngoan, chơi xong trả lại cho bạn.Từ đó về sau tôi thấy cháu không còn
giành dồ chơi của bạn khác nữa .
4/ Qua trao đổi tiếp xúc với phụ huynh
Để giáo dục trẻ một cách có hiệu quả không chỉ có nhà trường, giáo viên thôi cũng
chưa đủ mà cần phải có sự kết hợp của phụ huynh, vì vậy việc mà giáo viên thường
xuyên đã thực hiện ở trường thì bên cạnh đó phụ huynh cũng phải biết ngăn chặn hạn chế
sự tiếp xúc của trẻ với các hình ảnh bạo lực ở xung quanh trẻ như phim ảnh, và tránh xa
những người thường xuyên chửi thề, nói tục trước mặt trẻ tục cần cho trẻ hiểu rằng những
trò đánh nhau và chửi thề là không tốt. Khi trẻ có hiện tượng chửi tục, nói bậy, người lớn
không nên có thái độ hưởng ứng, mà tỏ ra không đồng tình với trẻ. Cần phải nhẹ nhàng
bình tỉnh giảng giải cho trẻ biết nói như vậy là không hay, là xấu, không được ai yêu
thương.
Cần có sự quan tâm, yêu thương của cha, mẹ, ông, bà người thân đối với trẻ
Người lớn không cư xử quá độc đốn cũng như chiều theo sự tự do thái quá của trẻ
Mọi người xung quanh tránh xung đột trước mặt trẻ
- 7 –
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đặng Thị Hoa
Trong cuộc sống hằng ngày ngồi việc cung cấp vốn từ cho trẻ, dạy cho trẻ phát âm
đúng. Chúng ta còn phải dạy cho trẻ những lời nói đẹp, cách thưa gởi lễ phép, cách cư xử
lịch sự, có văn hóa để trẻ bắt chước, vì trẻ con có tính bắt chước rất nhanh từ người lớn.
5/ Kết quả
Qua quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi thấy các cháu đã có nhiều tiến bộ trong
học tập, giao tiếp với bạn bè và cô giáo. Bây giờ cháu đến lớp tự giác chào cô, chào
khách, không còn tranh dành đồ chơi với bạn, không còn chủi thề hay nói tục như lúc
mới vào lớp học. Biết thực hiện một số thao tác vệ sinh tự phục vụ mà không cần cô nhắc
nhỡ. Vì vậy chúng ta là những người thầy, cô là những bậc làm cha, làm mẹ phải biết
quan tâm, gần gũi để chia sẽ với trẻ những niềm vui cũng như nổi buồn để từ đó trẻ cảm
nhận được tình yêu thương thật sự của mọi người dành cho mình mà tự tin hơn trong
cuộc sống.
VI. KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng tăng cao nhưng không phải
ai cũng đạt được điều đó . Có một số gia đình đã không còn được hạnh phúc. Và người
chịu thiệt thòi nhất đó chính là những đứa tẻ vô tội. Chúng ta hãy vì những chủ nhân
tương lai của đất nước. Là những người cha, người mẹ là những người giáo viên mầm
non đang dìu dắt các cháu, hãy chung tay, góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào
việc chăm sóc và giáo dục các cháu, để cháu trở thành một người có ích cho tổ quốc mai
sau. Đòi hỏi người giáo viên mầm non cần phải có quyết tâm, kiên trì và nhẫn nại. Như
Bác Hồ đã nói :“ Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết
chí ắt làm nên” “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Chúng ta
hãy ghi nhớ lời dạy của Bác cùng với lòng nhiệt huyết yêu nghề, yêu trẻ .Tôi mong rằng
sẽ thành công. Để mọi hành động của trẻ không còn ảnh hưởng đến cuộc sống và tương
lai khi trẻ trưởng thành.
- 8 –
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đặng Thị Hoa
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM CẤP TRƯỜNG:
- 9 –
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đặng Thị Hoa
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM CẤP HUYỆN:
- 10 –
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đặng Thị Hoa
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM CẤP TỈNH:
- 11 –