Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

ĐỀ TÀI TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.41 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Đ
ĐỀ TÀI:
TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA
VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG
GVHD : TS Bùi Văn Mưa
SVTH : Trần Thị Tố Uyên
MSSV : 7701221359
Lớp : Ngày 4 – K22
Nhóm : 9 STT: 82
TP.Hồ Chí Minh – Tháng 12/2012
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, đường lối và tư duy triết học đã đi sâu vào đời sống của người
phương Đông. Trong đó, âm dương gia là một trường phái có sức ảnh hưởng đáng
kể đến thế giới quan của người phương Đông, gồm tư duy, văn hóa, ẩm thực, phong
thủy, kinh doanh, y học…
Học thuyết âm dương ngũ hành đã được đi vào nhiều công trình nghiên cứu và khai
thác của các trường phái triết học và được vận dụng vào nhiều ngành khoa học. Có
thể nói, âm dương và ngũ hành là một trong những học thuyết đã được vận dụng và
giải thích sâu sắc nhiều vấn đề của hiện tượng tự nhiên xã hội.
Vì những lý do trên, bài tiểu luận xin được lấy tên “Triết học âm dương và ảnh
hưởng của nó đến xã hội phương Đông” để đi sâu vào nghiên cứu trường phái triết
học âm dương gia, thực tiễn và sự ứng dụng trong xã hội phương Đông nói chung và
Việt Nam nói riêng.
Để hoàn thành bài tiểu luận này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
thầy TS. Bùi Văn Mưa đã tận tâm hướng dẫn em để hoàn thành bài tiểu luận môn
Triết học.
Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này, do sự giới hạn của kiến thức và kinh
nghiệm nên việc thiếu sót sẽ không tránh khỏi. Do đó, em rất mong nhận được


những lời nhận xét, chỉ dẫn của thầy để bài tiểu luận của em có thể hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dẫn dắt các thế
hệ học viên tiếp theo của Trường đại học Kinh tế Tp.HCM.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2012.
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 1
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
I.MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
1. Tìm hiểu đôi nét về Triết học âm dương gia.
2. Ảnh hưởng và sự vận dụng của triết học âm dương vào xã hội phương Đông.
3. Tìm hiểu về triết học âm dương tại Việt Nam.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Khái niệm, nguồn gốc, bản chất, lý luận thuyết âm dương và thuyết ngũ hành.
* Sự ảnh hưởng và tồn tại của thuyết âm dương trong xã hội phương Đông.
* Sự tồn tại thuyết âm dương ngũ hành trong xã hội Việt Nam.
III. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Chương I: Tìm hiểu đôi nét về Triết học âm dương gia.
Chương II: Ảnh hưởng của triết học âm dương đối với xã hội phương Đông.
Chương III: Sự ảnh hưởng và vận dụng của Triết học âm dương tại Việt Nam.
Chương IV: Kết luận.
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 2
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ ÂM DƯƠNG GIA
1. Nguồn gốc và quá trình ra đời
Vào thời cổ đại, con người đã quan sát và nhận thấy được các mặt đối lập và sự thay
đổi của các hiện tượng tự nhiên như nắng mưa, ấm lạnh, nam nữ, già trẻ…, từ đây
khái niệm âm và dương cũng ra đời.
Đến thời đại Tây Chu, khái niệm âm dương đã trở thành học thuyết âm dương, thể
hiện chủ yếu qua kinh văn Chu Dịch. Ở thời đại này, con người cho rằng sự vận
động biến hóa của các mặt đối lập như nắng mưa, ấm lạnh, nam nữ, già trẻ…tất cả là

hai mặt của quá trình vận động của cái khí cấu thành thế giới, thúc đẩy sự phát triển
của vạn vật.
2. Triết học âm dương gia
2.1 Lý luận âm dương
• Nguyên lý âm dương
“Âm” : hướng con người liên tưởng đến yếu tố như bóng tối, bên trong, nữ tính,
phía dưới, bên phải, số chẵn, cái lạnh, mây, mưa, tĩnh, tiêu cực…
“Dương”: hướng con người liên tưởng đến các yếu tố như ánh sáng, bên ngoài, nam
tính, phía trên, bên trái, số lẻ, động, tích cực…
“Âm” và “Dương” luôn tồn tại và chuyển hóa lẫn nhau ở mức độ cực lớn: dương có
nguồn gốc từ âm, âm có nguồn gốc từ dương, các yếu tố này nếu đứng một mình sẽ
mất đi sự nương tựa đối vói phía kia. Có thể thấy rõ mối quan hệ này trong sự tương
quan của chất lượng và năng lương: “Âm” là chất lượng và “Dương” là năng
lượng, nếu không có chất lượng của âm sẽ không thể có năng lượng của dương.
Ngoài ra, âm và dương còn thể hiện mối quan hệ tăng giảm, kiềm chế lẫn nhau: âm
thịnh thì dương suy, dương thịnh thì âm suy và điều này đã hình thành sự cân bằng
động của thế giới khách quan.
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 3
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Sự chuyển hóa của âm dương cũng là một quy luật “vật cực tất phản” trong tự nhiên.
Sự vật khi đạt sự phát triển đỉnh điểm sẽ tiến đến mặt trái của nó. Quy luật này có
thể thấy rõ nhất là quy luật của thời gian, đông tàn thì xuân đến, xuân tàn thì hạ đến,
hạ tàn thì thu đến, thu tàn rồi lại đến đông giống như một chu kỳ khép kín mà tận
cùng của nơi này trên đường tròn sẽ là sự bắt đầu của nơi khác.
• Quá trình biến dịch: Thái cực -> Lưỡng nghi -> Tứ tượng -> Bát quái ->
Trùng quái -> Vạn vật:
Âm dương dựa vào và bổ sung cho nhau để cùng tồn tại một cách đối xứng và hài
hòa: trong âm có dương, trong dương có âm. Mối tương quan này được thể hiện
trong vòng tròn kép kín, chia làm nửa đen có chấm trắng và nửa trắng có chấm đen
tượng trưng cho âm và dương.

Âm và dương là hai lực lượng đối lập (lưỡng nghi) được hình thành thống nhất
trong Thái Cực. Âm được ký hiệu là ( ) và dương được thể hiện bởi ký hiệu (-):
+ Khi lấy dương chồng âm, âm chồng âm, âm chồng dương, dương chồng dương sẽ
tạo thành tứ tượng: thiếu âm, thái âm, thiếu dương, thái dương.
+ Khi lấy dương, sau đó lấy âm chồng lên tứ tượng sẽ tạo thành bát quái. Tiếp tục
quá trình này sẽ tạo thành trùng quái rồi hình thành tới vạn vật.
Tóm lại, học thuyết âm dương đã được khái quát thành quy luật khẳng định tính phổ
biến: âm dương là hai mặt đối lập nhưng lại thống nhất và tồn tại trong các hiện
tượng tự nhiên (về tính chất: dương thì cứng, nóng còn âm thì mềm, lạnh; về đường
đi lối về: dương là thăng (đi lên) còn âm là giáng (đi xuống)).
Ngoài ra, âm dương còn đối lập nhau ở cả phương vị: khí dương lấy phía Nam làm
phương vị và phía bắc làm tàng thế và ngược lại. Có thể mở rộng ra những thuộc
tính trong xã hội như quân tử - tiểu nhân, hưng phấn - ức chế, vô hình – hữu hình…
Do đó, tuy là sự phát triển sơ khai trong việc lý giải các mặt đối lập của hiện tượng
nhưng âm dương vẫn là hai mặt không thể tách rời.
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 4
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
2.2 Lý luận Ngũ hành
Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận
thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành
thuyết âm dương, thì ý tưởng tìm hiểu bàn thể thế giới, bản thể các hiện tượng trong
vũ trụ đã giúp cho họ hình thành thuyết ngũ hành.
Sự đề cập đầu tiên về ngũ hành được thấy trong tác phẩm "Kinh thư" ở chương
"Hồng phạm" qua lời "Cổ Tử cáo với Vua Vũ nhà Chu". Trong Cửu trù "Hồng
Phạm" thì ngũ hành về mặt tự nhiên được hình thành bằng những tên của năm loại
vật chất không thể thiếu trong đời sống, cụ thể là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ:
+ Mộc: tượng trưng cho mùa xuân, màu xanh, gỗ, phương đông, vị chua…
+ Hỏa: tượng trưng cho mùa hạ, màu đỏ, lửa, phương nam, vị đắng…
+ Thổ: tượng trưng cho giữa hạ và thu, màu vàng, đất, trung ương, vị ngọt…
+ Kim: tượng trưng cho mùa thu, màu trắng, kim khí, phương tây, vị cay…

+ Thủy: tượng trưng cho mùa đông, màu đen, nước, phương bắc, vị mặn…
Thuyết Ngũ hành nói chung diễn giải sự sinh hóa của vạn vật thông qua hai nguyên
lý tương sinh và tương khắc:
Tương sinh: năm hành có quan hệ xúc tiến và nương tựa lẫn nhau, cái sinh ra nó và
cái nó sinh ra. Trong mối quan hệ này: Mộc -> Hỏa -> Thổ -> Kim -> Thủy -> Mộc.
Tương khắc: có tác dụng làm sự cân bằng được duy trì. Tuy nhiên, sự tương khắc
thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường, cái khắc nó và cái nó khắc.
Trong mối quan hệ này: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim,
kim khắc mộc.
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 5
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
2.3 Sự kết hợp của âm dương và ngũ hành
Học thuyết âm dương tuy có thể giải thích về quy luật chung của hiện tượng tồn tại
trong thế giới khách quan vũ trụ và sự sinh trưởng biến hóa của vạn vật nhưng sẽ
gặp phải hạn chế trong cách lý giải sự biến hóa phức tạp của vật chất. Khi đó thuyết
ngũ hành sẽ được vận dụng để lý giải cho các hiện tượng này. Do đó, sự kết hợp
thuyết âm dương và ngũ hành sẽ giải thích một cách hợp lý cho mọi hiện tượng
trong tự nhiên và xã hội một cách tương đối hợp lý.
Âm dương và ngũ hành là hai học thuyết không thể tách rời nhau trong một phạm
trù: nếu như âm dương có thể vận dụng để lý giải cho sự đối lập và cân bằng của các
bộ phận trong cơ thể con người thì học thuyết ngũ hành lại nói giải thích cho mối
quan hệ phức tạp của các bộ phận con người và của con người với tự nhiên. Do đó,
sự kết hợp của âm dương và ngũ hành có thể lý giải tương đối hoàn chỉnh cho hiện
tượng tự nhiên xã hội.
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 6
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG VÀ SỰ VẬN DỤNG
CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG.
Âm dương và Ngũ hành là hai trào lưu tuy tách rời nhưng cũng cố gắng cùng với hệ
tư tưởng duy vật biện chứng lấy tự nhiên để giải thích cho tự nhiên. Từ đó, học

thuyết Âm Dương - Ngũ hành mang tính thực tế, có sự ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều
lĩnh vực như văn hóa, kinh tế, xã hội, y học, ẩm thực, kiến trúc…
1. Ảnh hưởng đối với tư duy
Sự ảnh hưởng của âm dương đối với văn hóa, tư duy của người phương đông đã
được thể hiện cụ thể qua nghệ thuật sống. Nếu xét về nền văn minh một số nước
Trung đông, theo như Phật giáo gồm có đất, nước, gió, lửa (đất gồm có cây, cỏ;
nước gồm có chất mềm, chảy; gió có chất hơi , khí; lửa gồm có chất nóng) => bao
gồm các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ => đầy đủ theo thuyết ngũ hành.
Trong khi đó, nền văn minh phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc đã xác định thân
người gồm năm yếu tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ nhưng lại thiếu yếu tố gió. Ngũ
hành tuy nói năm yếu tố nhưng kỳ thực chỉ có ba chất: kim, mộc và thổ. Do đó, nếu
nhìn nhận vấn đề giữa các nước Trung đông và phương đông thì sẽ nhận rõ được
điểm hạn chế này.
2. Ảnh hưởng đối với văn hóa
Thứ nhất, âm dương là bản chất của giới tự nhiên: Với nghề nông, con người chú
trọng sự sinh sôi, nảy nở của hoa màu và con người với hai cặp đối lập Mẹ - Cha và
Đất – Trời. Như vậy, Đất được đồng nhất với Mẹ, còn trời được đồng nhất với Cha.
Việc hợp nhất của hai cặp “Mẹ - Cha” và “Đất – Trời”chính là sự khái quát đầu tiên
trên con đường dẫn tới triết lý âm dương. Đây là yếu tố nền tảng góp phần thiết lập
nên các cặp đối lập mới trong giới tự nhiên.
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 7
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Về thời gian, ban đêm lạnh thuộc âm, ban ngày nóng thuộc dương. Hay là, đêm thì
tối nên màu đen thuộc âm, ngày thì đỏ nên màu đỏ thuộc dương. Cái hay, cái đẹp
của triết lý âm dương nằm ở quy luật thành tố: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn
toàn dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Nó còn được phản ánh qua quy
luật quan hệ: âm dương luôn gắn bó mật thiết và chuyển hóa cho nhau. Hai quy luật
này góp phần không nhỏ vào việc đánh giá, nhìn nhận và khám phá giới tự nhiên từ
góc độ bản chất.
Thứ hai, những biểu hiện âm dương trong xã hội xưa và nay: Về mặt tư duy, người

phương Đông thường diễn đạt tư duy theo quy luật “trong âm có dương” và “trong
dương có âm”. Điều này có thể thấy rõ qua lối nhận thức như “Sướng lắm khổ
nhiều” hay “Trèo cao ngã đau”. Đây là cách diễn đạt kín đáo của quy luật “Âm
dương chuyển hóa”.
Về mặt đời sống, triết lý âm dương thể hiện khá rõ trong lối sống của người phương
Đông thông qua ba nhu cầu cơ bản nhất: ăn, mặc và ở. Với nhu cầu ăn, người
phương Đông nhấn mạnh tính cộng đồng và tính mực thước truyền thống. Trong đó,
tính cộng đồng được phản ánh từ việc ăn tổng hợp, ăn chung; còn tính mực thước là
biểu hiện của khuynh hướng quân bình âm dương. Ngoài ra, tính cộng đồng và tính
mực thước còn thể hiện sâu sắc và tinh tế trong bữa ăn: nồi cơm được đặt ở đầu
mâm và chén nước mắm ở giữa mâm tượng trưng cho cơm gạo là tinh hoa của đất
trời và nước mắm và sự tinh chiết của nước.
3. Ảnh hưởng đối với ẩm thực
Màu sắc văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng được hình thành và
củng cố trong suốt tiến trình phát triển lịch sử. Nó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thuyết
âm dương ngũ hành. Ăn uống với người Việt là văn hóa, là nghệ thuật ẩm thực,
cũng chịu chi phối bởi học thuyết đó.
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 8
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Theo thuyết âm dương: các thức ăn âm tính có tính trầm, giáng, lạnh, mát, mặn,
chua, đắng, dùng để trị dương tính và các thức ăn dương tính có tính phù, thăng,
nóng, ấm, nhạt, cay, ngọt, phát tán, dùng để trị âm tính.
Theo thuyết ngũ hành: các thức ăn thuộc nhóm mộc có màu xanh, vị chua, tác dụng
lên can của ngủ tạng, lên đởm của lục phủ; các thức ăn thuộc nhóm hỏa có màu đỏ,
vị đắng, tác dụng lên tâm của ngũ tạng, lên tiểu trường của lục phủ; các thức ăn
thuộc nhóm thổ có màu vàng, vị ngọt, tác dụng lên tì của ngũ tạng, lên vị của lục
phủ; các thức ăn thuộc nhóm kim có màu trắng, vị cay, tác dụng lên phế của ngũ
tạng, lên đại trường của lục phủ và các thức ăn thuộc nhóm thủy có màu đen, vị
mặn, tác dụng lên thận của ngũ tạng, lên bàng quang của lục phủ.
Từ các cách diễn giải trên, con người đã điều hòa văn hóa ẩm thực theo hai hướng:

điều hòa bằng chế biến và điều hòa khi ăn uống. Trong chế biến món ăn, cần phối
hợp nguyên liệu nóng và mát như phối hợp cá (được coi là mang tính dương) và thịt
(dương hơn) xảo với rau, củ , quả (âm hơn). Khi chế biến có thể tận dụng mọi phần
ăn được của một nguyên liệu để điều hoà âm dương. Rau thì ăn cả thân rễ hoa (ví dụ
như hạt sen ở trên mặt nước thì dương so với củ sen mọc sâu trong đất thuộc âm ).
4. Ảnh hưởng đối với phong thủy
Âm dương từ khi đi sâu vào đời sống của người phương đông đã có ảnh hưởng
mạnh mẽ , đặc biệt là lý luận phong thủy, thể hiện rõ ràng nhất là sự điều hòa giữa
môi trường sinh thái và sự tồn tại của con người, thông qua việc điều hành mối quan
hệ giữa trời, đất và con người, chọn một môi trường sinh thái thích hợp để sinh tồn
và phát triển. Trước hết, có thể thấy rõ nét nhất ở kiến trúc từ thời cổ đại Trung
Quốc, lý luận này đã chú trọng mối quan hệ của môi trường và vật thể kiến trúc,
mong muốn đạt được sự hài hòa giữa vật thể kiến trúc và môi trường sống. Do đó,
chúng ta có thể khẳng định lần nữa lý luận kiến trúc cổ đại đã không thể tách rời
phong thủy cùng với các yếu tố của thuyết âm dương.
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 9
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trong cuộc sống hiện đại của người phương đông, càng ngày vấn đề phong thủy với
những giá trị mang tính khoa học sâu sắc càng được coi trọng từ vị trí đất xây nhà
đến cách chọn vật liệu xây dựng, cách trang trí và bố trí nội thất của căn nhà.
Vật liệu xây dựng: tùy vào tính chất và nguồn gốc của chúng mà xác định thuộc tính
âm dương và ngũ hành. Ví dụ như: Thủy tinh thường được xếp vào hành Kim. Tuy
nhiên, thủy tinh có chiều sâu và ánh sáng phản chiếu trên đó lại gợi nhắc đến những
mẫu vật hình dạng loang loáng như nước nên đôi khi Thủy tinh được xếp vào hành
Thủy. Cát là nguyên liệu chế ra thủy tinh nên đôi khi thủy tinh cũng được xem là
thuộc Thổ. Do đó, tùy vào tính chất năng lượng của từng loại vật dụng thủy tinh và
công dụng của nó mà ta xếp nó vào hành nào.
Ngoài ra, những vật liệu có bề mặt sáng bóng giúp khí di chuyển nhanh hơn. (như
nhôm, kính) hay cứng, nhọn, vuông mạnh mẽ (như sắt, gạch) mang tính dương. Do
vậy, đối với khu vực cần sự năng động như phòng làm việc, sử dụng chất liệu hiện

đại như nhôm, inox… mang tính dương là sự lựa chọn phù hợp. Ngược lại, bề mặt
nhám, thô, sậm lại mang tính âm, có tác dụng làm chậm dòng khí. Với những căn
phòng hay khu vực cần tới sự yên tĩnh, thư thái như phòng ngủ, phòng giải trí, nên
sử dụng các vật liệu mang tính âm, xuất xứ từ thiên nhiên như gỗ, mây, tre…
Trong sự kết hợp của vật liệu với kiến trúc chung cần đạt được sự cân đối hài hòa
âm dương. Bên cạnh đó, phong thủy cũng đã phân ra những vật liệu theo tính ngũ
hành, bao gồm những vật liệu mang tính Kim (sắt, thép, inox ), vật liệu mang tính
Mộc (Gỗ, tre ), vật liệu mang tính Thủy (kính, thủy tinh ), vật liệu mang tính Hỏa
(nhựa, mika ) hay vật liệu mang tính Thổ (gạch, đá, gốm). Do đó, cần có sự kết hợp
thống nhất để đạt đến sự tương sinh hợp lý trong vận dụng vật liệu xây dựng và
phong cách kiến trúc phù hợp với từng điều kiện.
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 10
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Trang trí nhà cửa: trong trang trí nhà cửa, âm dương thể hiện rõ nhất là sự phối trí
giữa ánh sáng và bóng tối một cách hợp lý. Chẳng hạn, cửa chính là nơi tiếp nhận
sinh khí nên cần được đặt ở vị trí sáng sủa; phòng khách, phòng ăn và phòng làm
việc đều nên sáng sủa trong khi phòng ngủ không nên đem quá nhiều dương khí vào
như trang trí hoa và gam màu nóng.
5. Ảnh hưởng đối với kinh doanh
Thuyết âm dương không những ảnh hưởng trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, y học,
kiến trúc…mà còn ảnh hưởng khá sâu sắc đối với kinh doanh. Có thể nói rằng sự kết
hợp âm dương đã đạt được sự tương đối hài hòa trong lĩnh vực kinh doanh của
người phương đông. Như thương hiệu chẳng hạn, cũng cần có sự tồn tại của cả âm
và dương. Nếu có phần dương trong kinh doanh được cho là bao gồm các hoạt động
hữu hình và ngắn hạn (quảng cáo, bán hàng, tiếp thị…) thì phần âm được cho là các
hoạt động có tính vô hình và dài hạn (sự thấu hiểu nhu cầu, lý do tồn tại, tham vọng,
triết lý…) thì cần có sự chuyển hóa và kết hợp giữa phần âm và dương hài hòa để
thu hút lòng tin của khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty trong
tương lai. Nhiều doanh nghiệp đã chú tâm vào hoạt động quảng cáo là phần dương
mà quên đi phần âm là lòng tin ở khách hàng nên phải trả cái giá rất đắt cho sự quay

lưng của người tiêu dùng và xã hội.
6. Ảnh hưởng đối với Y học
Âm dương – ngũ hành từ lâu đã được phát triển và vận dụng vào nền y học phương
đông, được thể hiện cụ thể qua một số quan điểm:
Trên là âm, dưới là dương: theo cách phân chia này thì đầu là âm và chân là dương.
Thực tế cho thấy, đầu (cụ thể là trán) sờ vào lúc nào cũng thấy mát và chân (dưới)
luôn thấy ấm. Khi cơ thể bệnh và mất cân bằng âm dương thì đầu (phía trên) sờ vào
thấy nóng và chân (phía dưới) thấy lạnh. Vì thế, theo y học phương đông người ta có
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 11
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
rằng cách điều trị là cân bằng âm dương: lấy khăn đắp vào trán (thêm âm vào dương
để đẩy dương ra) và ngâm chân vào nước nóng (thêm dương vào để đẩy âm ra).
Bên trái là dương, bên phải là âm: sự ảnh hưởng âm dương đối với bên trái, bên
phải chưa có công trình cụ thể công bố. Tuy nhiên, nếu quan sát chúng ta có thể thấy
khi khởi động tự nhiên, chân trái sẽ đi trước so với chân phải. Nếu nhìn dưới góc độ
khoa học, khi chuyển động trái đất cũng tạo nên một lực hút lôi cuốn mọi vật là địa
từ lực và mang đặc tính âm. Do đó, có thể coi như chân trái mang đặc tính dương.
Âm dương và bệnh lý: trong y học phương đông, người ta cho rằng bệnh lý là sự mất
cân bằng trạng thái quân bình trong hai mặt âm (ức chế) và dương (hưng phấn). Nếu
âm suy thì sẽ sinh ra chứng nội nhiệt (nóng bên trong), ngược lại nếu dương suy thì
sinh chứng hàn ở ngoài (lạnh bên ngoài). Điều này trong y học phương đông được lý
giải dưới hai khái niệm: Thiên thắng (dương thắng => chứng nhiệt, âm thắng =>
chứng hàn) và Thiên suy (dương hư => lão suy, âm hư => ức chế giảm).
Âm dương và dược liệu: nền y học phương đông từ lâu đã vận dụng nguyên lý âm
dương một cách khoa học và hiệu quả. Việc ứng dụng âm dương cần có sự kết hợp
hài hòa và cân xứng dựa trên sự phân loại theo nhiều yếu tố: tác dụng trọng lượng,
tính chất. Do đó, nếu bệnh có tính chất dương thì phải dùng các vị thuốc mang đặc
tính âm để giảm bớt dương và ngược lại.
Âm dương và điều trị: trong nền y học phương đông, âm dương đã được kết hợp và
vận dụng thông qua các phương pháp chữa bệnh như châm cứu, uống thuốc, nội

công…Theo y học phương đông, mà phát triển nhất là ở Trung Quốc, nguyên tắc
điều trị bệnh chung là tập trung vào sự cân bằng âm dương.
Tóm lại, có thể thấy rằng thuyết âm dương và mối quan hệ với con người đã được
trao đổi nhiều nhất qua nội dung của y học. Âm dương ngũ hành đã được đào sâu
nghiên cứu và vận dụng một cách tương đối khoa học và hiệu quả vào nền y học
phương đông.
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 12
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG III: SỰ ẢNH HƯỞNG VÀ VẬN DỤNG CỦA TRIẾT HỌC
ÂM DƯƠNG TẠI VIỆT NAM
1. Về ẩm thực
Với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, người Việt Nam có nền ẩm thực vô cùng
phong phú thể hiện ở sự đa dạng trong số lượng các món ăn và cả ở sắc thái văn hóa
giao tiếp qua ẩm thực. Từ bao đời nay, triết lý âm dương ngũ hành trong văn hóa ẩm
thực người Việt được thể hiện thông qua sự kết hợp hài hòa các nguyên liệu để tạo
ra các món ăn có tác dụng tốt nhất. Ngoài ra, người Việt Nam đặc biệt chú trọng
đến quan hệ biện chứng âm dương trong ẩm thực, bao gồm ba yếu tố: đảm bảo hài
hòa âm dương trong món ăn, đảm bảo sự quân bình âm dương trong cơ thể và bảo
đảm sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên.
Ẩm thực phải bảo đảm hài hòa âm dương: để tạo nên các món ăn có sự cân bằng âm
dương, người Việt phân biệt năm mức âm dương của thức ăn theo ngũ hành, bao
gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn
(ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ)
hay cũng thể phân biệt như sau: chua thuộc “mộc”, đắng thuộc “hỏa”, ngọt thuộc
“thổ”, cay thuộc “kim” và mặn thuộc “thủy”.
Ẩm thực phải đảm bảo sự quân bình trong cơ thể: người Việt Nam từ lâu đã sử dụng
một số thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh (thuốc Bắc, thuốc Nam). Theo quan
niệm này thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình âm dương, hàn nhiệt
và thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương ấy, giúp cơ
thể khỏi bệnh. Những vị thuốc có giá trị chữa bệnh rất cao đó chính là gừng, tỏi, và

các loại khác như muối, vừng, hạt sen, ngó sen, long nhãn, táo…
Ẩm thực phải đảm bảo cho sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường:.
người Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu và theo mùa. Chẳng hạn,
mùa hè nóng (nhiệt – hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 13
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
(âm – hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa giải nhiệt.
Mùa đông lạnh (hàn – âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương)…
Tóm lại, văn hóa ẩm thực của người Việt Nam chính là sự kết hợp hài hòa cân bằng
âm dương, hàn nhiệt. Hầu hết các món ăn của người Việt dù mang đặc tính của mỗi
vùng miền nhưng vẫn thể hiện sâu đậm cho triết lý này, Trong xã hội phát triển ngày
nay cùng với sự đa dạng trong món ăn của người Việt Nam, sự hưởng thụ tốt hơn và
quan niệm triết lý âm dương, ngũ hành càng được quan tâm hơn để đảm bảo sức
khỏe của con người.
2. Về văn hóa nghệ thuật
Với quan niệm của người Á Đông rằng mọi sự vật trong vũ trụ đầu do âm dương kết
hợp. Ở thuyết âm dương, khái niệm đã được hình tượng bằng vạch liền (dương),
vạch đứt (âm) và khái quát lên hình tượng lưỡng nghi. Hình tượng lưỡng nghi sau
đó xuất hiện khá nhiều trong văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam, chẳng hạn
như làng tranh Đông Hồ (tranh “Đàn lợn”, tranh “Lợn ăn cây dái”). Biểu tượng
lưỡng nghi với hai màu khác nhau xuất hiện trong các bức họa của người nghệ sĩ với
hàm ý nhấn mạnh việc khởi nguồn cho âm dương giao hòa và sự sinh trưởng bắt
đầu. Chính vì thế, những bức tranh này được mang ý nghĩa chúc cho những điều sẽ
sinh sôi phát triển, tượng trưng cho sự mạnh khỏe.
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 14
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Triết học âm dương cùng với ngũ hành là hai thuyết không thể tách rời nhau trong
một phạm trù, mà kết hợp nhau để lý giải cho mọi hiện tượng tự nhiên xã hội một
cách hợp lý. Theo thời gian, triết học âm dương ngũ hành cũng đã có ảnh hưởng sâu

sắc đối với xã hội phương Đông nói chung và đối với Việt Nam nói riêng.
Bài tiểu luận đã đi vào tìm hiểu và nghiên cứu triết học âm dương và ảnh hưởng của
nó đối với các một số lĩnh vực chủ yếu trong đời sống của người phương Đông. Từ
đó, có thể thấy được cách lý giải mọi hiện tượng tự nhiên xã hội một cách khoa học,
và khám phá được sự vận dụng của triết học âm dương vào xã hội phương Đông.
Để có thể vận dụng một cách khoa học âm dương vào nhiều lĩnh vực hơn trong đời
sống xã hội của người phương Đông, chúng ta cần tìm hiểu nhiều hơn, học hỏi kinh
nghiệm và phát huy sự sáng tạo để có thể vận dụng một cách hoàn hảo vào mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội.
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 15
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Mưa (chủ biên) Triết học phần I: Đại cương về lịch sử triết học, Lưu
hành nội bộ, Tp.Hồ Chí Minh 2011.
2. Vũ Huy Hiển và Vũ Dũng (chủ biên) Phong thủy cổ đại Trung Quốc – Lý
luận và thực tiễn, Nxb Tp.Hồ Chí Minh 2011.
3. Website: />quan-phuong-dong/861-y-hoc-dan-toc-hoc-thuyet-am-duong.html
4. Website: />thuyet-am-duong/158-am-duong-va-benh-ly.html
5. Website: />thuyet-am-duong-ngu-hanh-4707
6. Website: />trong-am-thuc
SVTH: Trần Thị Tố Uyên –Ngày 4 K22 Page 16
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ ÂM DƯƠNG GIA 3
1. Nguồn gốc và quá trình ra đời 3
2. Triết học âm dương gia 3
2.1 Lý luận âm dương 3
2.2 Lý luận Ngũ hành 5
2.3 Sự kết hợp của âm dương và ngũ hành 6
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG VÀ SỰ VẬN DỤNG 7
CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG 7

1. Ảnh hưởng đối với tư duy 7
2. Ảnh hưởng đối với văn hóa 7
3. Ảnh hưởng đối với ẩm thực 8
4. Ảnh hưởng đối với phong thủy 9
5. Ảnh hưởng đối với kinh doanh 11
6. Ảnh hưởng đối với Y học 11
Âm dương – ngũ hành từ lâu đã được phát triển và vận dụng vào nền y học
phương đông, được thể hiện cụ thể qua một số quan điểm: 11
CHƯƠNG III: SỰ ẢNH HƯỞNG VÀ VẬN DỤNG CỦA TRIẾT HỌC ÂM
DƯƠNG TẠI VIỆT NAM 13
1. Về ẩm thực 13
2. Về văn hóa nghệ thuật 14
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 15

×