Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền một số giống chè đặc sản trồng tại Thái Nguyên bằng kĩ thuật SSR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 66 trang )




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC




LÊ QUANG THƢƠNG





NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG
DI TRUYỀN MỘT SỐ GIỐNG CHÈ ĐẶC SẢN TRỒNG
TẠI THÁI NGUYÊN BẰNG KĨ THUẬT SSR





LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC





THÁI NGUYÊN - 2014






ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC



LÊ QUANG THƢƠNG




NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG
DI TRUYỀN MỘT SỐ GIỐNG CHÈ ĐẶC SẢN TRỒNG
TẠI THÁI NGUYÊN BẰNG KĨ THUẬT SSR

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã số: 60.42.02.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ THU YẾN




THÁI NGUYÊN - 2014



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả


Lê Quang Thƣơng


ii

LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Thị Thu Yến -
Giảng viên Khoa Khoa học Sự sống - Trƣờng Đại học Khoa học - ngƣời đã
tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô và tập thể cán bộ phòng thí nghiệm Khoa Khoa
học Sự sống, cảm ơn lãnh đạo Trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ công tác tại Viện Khoa học sự

sống - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán
bộ, Công ty chè Sông Cầu - Huyện Đồng Hỷ - Thành Phố Thái Nguyên,
nhân dân vùng chè Trại Cài - Minh Lập - Đồng Hỷ và Vùng chè Tân Cƣơng -
Thành Phố Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thu thập vật liệu
nghiên cứu làm đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, cảm ơn bạn
bè, đồng nghiệp và nhóm nghiên cứu di truyền đã luôn cổ vũ, động viên tôi
trong suốt thời gian qua.

Tác giả


Lê Quang Thƣơng


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 2

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cây chè 3
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây chè 3
1.1.2. Đặc điểm di truyền của cây chè 4
1.1.3. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam 5
1.1.4. Đặc điểm một số dòng chè trồng tại Thái Nguyên 9
1.2. Tình hình nghiên cứu đa dạng genome chè ở Việt Nam và thế giới 13
1.2.1. Tình hình nghiên cứu đa dạng genome chè trên thế giới 13
1.2.2. Tình hình nghiên cứu đa dạng genome chè ở Việ t Nam 15
1.3. Một số phƣơng pháp sinh học phân tử sử dụng trong nghiên cứu
tính đa dạng genome sinh vật 17
1.3.1. Kỹ thuật RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphisms - đa
hình độ dài các đoạn cắt giới hạn) 17
1.3.2. Kỹ thuật AFLP (Amplified Fragment Length Polymorphism - đa
hình độ dài các đoạn đƣợc nhân bản chọn lọc) 18
1.3.3. Kỹ thuật RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) 18
1.3.4. Kỹ thuật SSR (Simple Sequence Repeat - trình tự lặp lại đơn giản) 19


iv
Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Vật liệu nghiên cứu 22
2.1.1. Nguyên liệu 22
2.1.2. Hóa chất 22
2.1.3. Thiết bị 23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập mẫu lá chè 23
2.2.2. Phƣơng pháp tách chiết DNA tổng số 23
2.2.3. Phƣơng pháp điện di DNA trên gel agarose 25
2.2.4. Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng và kiểm tra độ tinh sạch DNA

tổng số 26
2.2.5. Phƣơng pháp PCR - SSR 26
2.2.6. Phân tích số liệu 28
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
3.1. Tách chiết DNA tổng số từ lá chè 29
3.2. Phân tích chỉ thị SSR ở các mẫu chè nghiên cứu 31
3.3. Mối quan hệ di truyền giữa các mẫu chè nghiên cứu dựa trên phân
tích PCR - SSR 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC 53






v
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
Nghĩa tiếng Anh
bp
Cặp base
base pair
đtg
Cộng sự

et al
DNA
Axit Deoxynucleic
Deoxyribonucleic acid
EDTA
EDTA
Ethyen Diamin Tetraacetic Acid
kb
Kilo base
Kilobase = 1000 bp
PCR
Phản ứng chuỗi trùng hợp
Polymerase Chain Reaction
RNA
Axit Ribonucleic
Ribonucleic Acid
TAE
TAE
Tris acetat EDTA
VNTR
VNTR
Variable Number of Tandem Repeat
RAPD
DNA đa hình đƣợc khuếch đại
ngẫu nhiên
Random Amplify Polymorphism DNA
Primer F
Mồi xuôi
Primer Forward
Primer R

Mồi ngƣợc
Primer Reverse
SSR
Trình tự lặp lại đơn giản
Simple Sequence Repeat
AFLP
Đa hình độ dài các đoạn đƣợc
nhân bản chọn lọc
Amplified Fragment Length
Polymorphism
RFLP

Đa hình độ dài các đoạn cắt giới hạn
Restriction Fragment Length
Polymorphism
EtBr
EtBr
Ethidium Bromide
dNTP
dNTP
Deoxynucleoside triphosphate
PIC
PIC
Polymorphism Information Content



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Sản lƣợng chè một số nƣớc trên thế gới 6
Bảng 1.2. Khối lƣợng xuất khẩu chè của một số nƣớc xuất khẩu chính
giai đoạn 2006-2010 7
Bảng 1.3. Diện tích, sản lƣợng, xuất khẩu chè Việt Nam 9
Bảng 1.4. Cơ cấu giống chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2010 10
Bảng 2.1. Danh sách tên và đị a điể m thu mẫu của 25 mẫu chè nghiên cứu 22
Bảng 2.2. Danh mụ c các thiết bị, dụng cụ đƣợc sử dụng 23
Bảng 2.3. Danh sách 9 cặp mồi SSR đƣợc sử dụng trong nghiên cứu 27
Bảng 2.4. Thành phần của phản ứng PCR - SSR 28
Bảng 2.5. Chu trì nh nhiệ t của phả n ƣ́ ng PCR - SSR 28
Bảng 3.1. Phổ hấp thụ DNA ở bƣớc sóng 260nm và 280nm và nồng
độ DNA tổng số của 25 mẫu chè 30
Bảng 3.2. Tổng số phân đoạn DNA của sản phẩm PCR - SSR với 9
cặp mồi 32
Bảng 3.3. Số phân đoạn DNA xuất hiện và số phân đoạn DNA đa hình
đối với mỗi mồi 33
Bảng 3.4. Bảng hệ số tƣơng đồng di truyền của 25 mẫu chè nghiên cứu 42








vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Hình ảnh một số giống chè đặc sản trồng tại Thái Nguyên 10
Hình 1.2. Đa hình DNA SSR giữa 2 cá thể có motif (AT)

n
21
Hình 3.1. Ảnh điện di DNA tổng số trên gel agarose 0.8% của 25 mẫu chè
nghiên cứu 29
Hình 3.2. Hình ảnh điện di sản phẩm SSR của 25 mẫu chè với mồi YS28 34
Hình 3.3. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR - SSR của 25 mẫu chè với mồi YS64 35
Hình 3.4. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR - SSR của 25 mẫu chè với mồi YS27 36
Hình 3.5. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR - SSR của 25 mẫu chè với mồi YS98 37
Hình 3.6. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR - SSR của 25 mẫu chè với mồi YS83 37
Hình 3.7. Điện di sản phẩm PCR - SSR với mồi YTS104 38
Hình 3.8. Điện di sản phẩm PCR - SSR với mồi YS3 39
Hình 3.9. Sơ đồ quan hệ di truyền của 25 mẫu chè nghiên cứu 44









1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây chè (Camellia sinensis (L.) O. Kuntze) thuộc họ chè Theaceae là
loại cây trồng lƣu niên có thời gian thu lợi kinh tế kéo dài đến hơn 60 năm.
Sản xuất và chế biến chè đã trở thành một trong những ngành kinh tế nông
nghiệp quan trọng ở nhiều quốc gia với sản phẩm tạo ra có giá trị xuất khẩu
cao. Chè (trà) không chỉ là thức uống giải khát hàng ngày mà còn là một nét

văn hóa đặc trƣng, một thứ nghệ thuật (Trà đạo) của ngƣời dân châu Á. Từ
những kinh nghiệm dân gian cho đến các nghiên cứu khoa học gần đây đã
khẳng định giá trị của cây chè đối với sức khỏe.
Ở Việt Nam, phát triển cây chè là một trong 10 chƣơng trì nh trọ ng điể m về
phát triển nông nghiệp nông thôn, nƣớ c ta có mộ t số vù ng trồ ng chè lớ n nhƣ :
vùng chè Tây Bắc, vùng chè Việt Bắc, vùng chè trung du Bắc Bộ, vùng chè Bắc
Trung Bộ , vùng chè Tây Nguyên… [13]. Theo thống kê Việt Nam hiện có
khoảng 120 giống chè, bên cạnh các giống chè lai có năng suất cao đang đƣợc
trồng phổ biến ở nhiều vùng trong cả nƣớc thì, các giống chè địa phƣơng tuy
năng suất không cao nhƣng lại có chất lƣợng tốt, đƣợc coi là đặc sản.
Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp để nghiên cứu sự đa dạng di truyền của
các giống cây trồng nói chung và cây chè nói riêng nhƣ RADP, RFLP, AFLP,
SSR,… Các phƣơng pháp này đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của các phƣơng
pháp chọn giống truyền thống bởi đánh giá đƣợc hệ gen của cây trồng.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng các giống chè địa phƣơng có
xu hƣớng giảm, nhiều giống chè quí hiếm sẽ bị mất dần. Nhƣ vậy, việc tìm
hiểu và nghiên cứu các giống chè đặc sản của địa phƣơng sẽ góp phần bảo tồn
nguồn gen cây chè là rất cần thiết.
Nghiên cứu sự đa dạng di truyền ở mức độ DNA là cơ sở khoa học để đề
xuất việc lựa chọn những giống chè có năng suất cao, chất lƣợng tốt, góp
phần bảo tồn và phát triển nguồn gen. Từ đó tuyển chọn giống chè đặc sản


2

làm vật liệu chọn giống là những vấn đề rất đƣợc quan tâm nghiên cứu. Xuất
phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh
giá sự đa dạng di truyền một số giống chè đặc sản trồng tại Thái Nguyên
bằng kĩ thuật SSR”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích đƣợc chỉ thị SSR ở các mẫu chè nghiên cứu của một số giống
chè đặc sản địa phƣơng.
Xác định đƣợc khoảng cách di truyền của một số giống chè đặc sản địa
phƣơng đƣợc trồng ở Thái Nguyên.
3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập các giống chè đƣợc đánh giá có chất lƣợng tốt và là đặc sản
đƣợc trồng tại một số vùng trồng chè ở Thái Nguyên.
- Thực hiện kỹ thuật PCR - SSR với 9 cặp mồi để đánh giá sự đa dạng
trong trình tự genome của chè.
- Sử dụng phần mềm sinh học phân tử NTSYS version 2.0 để phân tích
kết quả của PCR - SSR và chỉ ra đƣợc mối quan hệ di truyền giữa các giống
nghiên cứu.




3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cây chè
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây chè
Cây chè có tên khoa họ c là Camellia sinnesis (L) O. Kumtze và thuộ c hệ
thố ng phân loạ i sau [3]:
Giới thực vật - Plantae
Ngành Ngọc Lan (Angiospermae)
Lớp Ngọc lan ( Dicotyledonea)
Bộ chè (Theales)
Họ chè (Theaceae)
Chi chè (Camellia hoặc Thea)

Loài (Camellia sinensis)
Họ chè có 29 chi và khoảng 550 loài phân bố chủ yếu ở các nƣớc nhiệt đới
và cận nhiệt ở cả hai bán cầu, đặc biệt ở Đông và Đông Nam Á. Ở Việt Nam có
khoảng 11 chi với trên 200 loài.
Cây chè có nguồn gốc phát sinh ở khu vực gió mùa Đông Nam Á và có
lịch sử rất lâu đời. Cho đến nay, chè đã có thời gian phát triển gần 5000 năm.
Qua nhiều con đƣờng, cây chè đƣợc trồng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới
[3], [12]. Năm 661, lịch sử của Triều Tiên đã ghi chép phong tục cúng chè
dâng tổ tiên của nhà vua Soro. Năm 729, Hoàng đế Shomu Nhật Bản ban tiệc
chè cho 100 nhà sƣ thời Nara. Vào thời Heian (794-1185), chè đã trở thành
nét văn hóa dân gian phổ biến ở Nhật Bản. Năm 850, các lái buôn Ả Rập mua
chè Trung Quốc theo con đƣờng tơ lụa . Chè xuất hiện ở Châu Âu năm 1560.
Năm 1833, Sa Hoàng nƣớc Nga trồng chè nhập từ Trung Quốc. Giữa thế kỉ
XVII, chè đƣợc trồng ở Châu Mỹ . Đến thế kỷ XX, các vùng sản xuất chè
đƣợc mở rộng liên tục, các nhà máy chế biến tăng nhanh, khoa học kỹ thuật
chè phát triển mạnh.


4

Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của cây chè.
Dựa trên những cơ sở về lịch sử, khảo cổ học và thực vật học. Một số quan
điểm đƣợc nhiều ngƣời công nhận nhất là:
* Cây chè có nguồn gốc từ Vân Nam - Trung Quốc
Carl Von Linnaeus là ngƣời đầu tiên xác nhận Trung Quốc là nguyên sản
của cây chè và định tên khoa học của chè là Theaceaae sinensis, phân thành
hai thứ chè là Thea bohea (chè đen) và Thea viridis (chè xanh) [12].
Bên cạnh đó, các nhà khoa học Trung Quốc đã giải thích sự phân bố của
chè mẹ nhƣ sau: tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu hàng loạt các con sông lớn đổ
về các con sông ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Mianma. Đầu tiên chè mọc

ở Vân Nam, sau đó lan dần ra các nơi khác [8].
* Cây chè có nguồn gốc từ vùng Atxam (Ấn Độ)
Năm 1823, Bruce đã phát hiện đƣợc những cây chè dại lá to ở vùng
Atxam (Ấn Độ), từ đó các học giả ngƣời Anh cho rằng: nguyên sản của cây
chè là vùng Atxam chứ không phải là ở vùng Vân Nam - Trung Quốc.
* Cây chè có nguồn gốc từ Việt Nam.
Djemukhatze (1961- 1976) đã có những công trình nghiên cứu về phức
chất catechin của lá chè, so sánh về thành phần các chất catechin giữa các loại
chè đƣợc trồng và chè mọc hoang dại đã nêu luận điểm về sự tiến hóa hóa
sinh của cây chè, trên cơ sở đó ông đã kết luận: “Nguồn gốc cây chè chính là
ở Việt Nam” [12], [7].
1.1.2. Đặc điểm di truyền của cây chè
Mặc dù là loại cây trồng quan trọng ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣng
cho đến nay, vẫn chƣa có nhiều thông tin về bộ gen của cây chè [37]. Những
nghiên cứu từ trƣớc đến nay đã cho kết quả rất khác nhau. Năm 2001, nghiên
cứu của Hanson cho thấy kích thƣớc bộ gen của cây chè Camellia sinensis
vào khoảng 15.298 Mbp [28]. Tuy nhiên gần đây, nghiên cứu của Tanaka và
Taniguchi (năm 2007) trên các giống chè Nhật Bản lại cho thấy kích thƣớc bộ


5

gen của cây chè đƣợc ƣớc tính khoảng 4 Gbase [37]. Nghiên cứu tế bào học
các giống chè của Kondo (1979) đã xác định cây chè là loài thực vật lƣỡng
bội (2n = 30, số nhiễm sắc thể cơ sở là 15) và kiểu nhân (karotype) biến
đổi khác nhau giữa các giống chè [22].
Nói chung, các nhiễm sắc thể của chè có kích thƣớc nhỏ và có xu hƣớng
kết lại với nhau thành khối. Giá trị r (tỷ lệ chiều dài giữa cánh dài và cánh
ngắn của nhiễm sắc thể) của 15 cặp nhiễm sắc thể trong khoảng 1,00 đến
1,91. Sự đồng nhất của các nhiễm sắc thể lƣỡng bội cho thấy đặc điểm cùng

nguồn (monophyletic) tất cả các loài thuộc chi Camellia.
1.1.3. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam
Hơn 300 năm sau khi chè từ châu Á du nhập vào châu Âu, nhu cầu của
thị trƣờng thế giới về các sản phẩm từ chè đã tăng vọt và kéo theo đó là sự
phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất và chế biến chè. Từ vùng nguyên sản
Đông Nam Á, đến nay trên thế giới đã có hơn 52 quốc gia sản xuất và chế
biến chè [28]. Chè với vai trò là đồ uống đã đƣợc chế biến thành nhiều dạng
sản phẩm nhƣ chè đen, chè xanh, chè trắng, chè Ô Long; cách thức pha chế và
thƣởng thức chè cũng rất đa dạng, từ pha hãm truyền thống đến các loại chè
túi lọc tiện lợi và nhanh chóng. Bên cạnh đó, lá chè với nhiều thành phần có
lợi cho sức khỏe cũng đƣợc sử dụng làm thuốc, mỹ phẩm…
Theo thống kê của FAO năm 2010 (bảng 1.1), sản lƣợng chè thế giới
năm 2000 là 2,96 triệu tấn, tới năm 2010 là 4,1 triệu tấn, tăng trung bình
4,1%/ năm, 17 nƣớc trồng chè ở Châu Á đã chiếm 89% diện tích trồng chè
trên thế giới, tiếp theo là châu Phi với 18 nƣớc chiếm 9%. Trong 6 nƣớc
đứng đầu thế giới về trồng chè về diện tích chè thì có đến 5 nƣớc Châu Á,
gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Indonesia và Việt Nam, chỉ có 1 nƣớc
Châu Phi là Kenya.


6

Bảng 1.1. Sản lƣợng chè một số nƣớc trên thế gới
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Nƣớc
2006
2007
2008
2009
2010

Trung Quốc
1028,1
1165,5
1257,9
1344,4
1355,6
Ấn độ
985,2
989,7
984,3
982,1
970,3
Srilanka
310,8
304,6
318,6
291,2
331,4
Kenya
313,0
373,2
349,5
318,3
403,3
Việt Nam
149,2
162,4
162,4
177,3
180,8

Thổ Nhĩ Kì
115,2
121,7
123,8
129,8
145,0
Indonesia
146,8
137,2
137,5
136,5
129,2
Bangladesh
53,4
58,4
58,7
60,0
59,3
Malawi
45,0
48,1
41,6
52,6
51,6
Uganda
36,7
44,9
45,7
51,0
59,4

Tanzania
31,3
34,8
31,6
32,1
31,7
Khác
350,6
345,58
328,3
351,2
357,1
Tổng
3599,9
3844,3
3914,8
3953,1
4120,3
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2010)
Nhìn vào bảng trên ta thấy 5 nƣớc có sản lƣợng chè lớn nhất thế giới là
Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Kenya, Việt Nam. Đặc biệt Trung Quốc có
mức tăng sản lƣợng chè là lớn nhất, năm 2004 sản lƣợng chè Trung Quốc
855,422 nghìn tấn đứng sau Ấn Độ (878 nghìn tấn), năm 2006 sản lƣợng chè
Trung Quốc là 1028,1 nghìn tấn, nhƣng tới năm 2010 sản lƣợng chè Trung
Quốc đạt 1355,6 nghìn tấn. Chè Ấn Độ năm 2006 đứng thứ hai thế giới về
sản lƣợng 985,2 nghìn tấn, năm 2007 tăng tới mức 989,7 nghìn tấn, nhƣng
sau đó thì giảm nhẹ 982,1 nghìn tấn năm 2009 và 970,3 nghìn tấn năm 2010.


7


Hàng năm có tới 45% sản lƣợng chè sản xuất ra là dành cho xuất khẩu.
Xuất khẩu chè chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của
nhiều nƣớc, đặc biệt là trong vấn đề an toàn lƣơng thực. Theo thống kê của
FAO, hoạt động xuất khẩu đã mang lại 33% thu nhập xuất khẩu từ các sản phẩm
nông sản cho Kenya, 55% cho Srilanka, 5% tại Tanzania, 2% ở Indonesia. Bên
cạnh đem lại nguồn thu cho nƣớc xuất khẩu, xuất khẩu chè còn góp phần
nâng cao vị trí của quốc gia trên trƣờng quốc tế, chính vì vậy mà các nƣớc
không ngừng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ra thị trƣờng quốc tế. Tình
hình xuất khẩu chè ở một số nƣớc xuất khẩu chính giai đoạn 2006-2010
đƣợc thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Khối lƣợng xuất khẩu chè của một số nƣớc xuất khẩu chính
giai đoạn 2006-2010
(ĐVT: Nghìn tấn)
Nƣớc
2006
2007
2008
2009
2010
Kenya
272,0
301,8
329,2
281,1
361,1
Trung Quốc
286,6
289,4
396,9

303,0
302,4
Srilanka
314,9
294,2
301,3
279,9
298,6
Ấn Độ
218,7
178,8
203,1
180,5
182,7
Việt Nam
105,6
114,5
104,5
134,1
138,5
Indonesia
95,3
83,7
96,2
92,3
87,1
Argentina
70,7
74,9
77,2

69,2
102,3
Malawi
42,0
46,6
40,1
46,8
48,9
Uganda
1 32,7
43,6
42,4
47,9
53,7
Tanzania
24,1
29,1
25,5
24,4
26,1
Zimbabwe
11,4
10,2
5,7
4,5
5,1
Bangladesh
4,8
10,6
8,4

2,1
0,9
Khác
63,1
69,1
75,1
76,6
81,4
Tổng
1555,1
1558,6
1615,2
1547,0
1688,4
(Nguồn: Tea Board of Indialobal scenario 2011)


8

Theo bảng 1.2 nhận thấy: bảng xếp hạng về kim ngạch xuất khẩu chè có
vài sự thay đổi khi khối lƣợng xuất khẩu chè của Kenya năm 2010 vƣơn lên
đứng đầu thế giới với 281,1 nghìn tấn (tăng 28,77% so với năm 2009), năm
2009 là 361,1 nghìn tấn (tăng 15,02% so với năm 2008). Trung Quốc sụt
giảm số lƣợng và đứng thứ 2, giảm so với 2009 là 0,14%; năm 2006 Srilanka
đứng đầu với 314,9 nghìn tấn, nhƣng lại bị sụt giảm liên tục những năm sau
đó: năm 2007 giảm 6,57% so với năm 2006, năm 2008 phục hội nhẹ tăng
2,4% so với năm 2007, năm 2009 lại giảm 7,10% so với 2008, năm 2010 tăng
6,68%. Năm 2010 khối lƣợng xuất khẩu chè của Srilanka đứng thứ 3 thế giới.
Ở Việt Nam chè là cây công nghiệp dài ngày đƣợc bắt đầu sản xuất từ
hơn 3000 năm trƣớc. Trƣớc đây nhân dân chỉ trồng làm bóng mát và lấy búp

làm đồ uống giải nhiệt. Do có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với 2/3 diện tích
lãnh thổ là đồi núi, cây chè đã trở thành cây trồng mang tính chất sản phẩm
hàng hóa, sản phẩm chè đƣợc đƣa ra bán ở nhiều thị trƣờng khác nhau. Theo
thống kê của Tổng cục Hải quan, (năm 2013) Việ t Nam là quố c gia sản xuất
và xuất khẩu chè đƣ́ ng thƣ́ 5 thế giới. Hiện nay, cả nƣớc có 35 tỉnh trồng chè
với diện tích khoảng 131 nghìn ha. Tuy nhiên, diện tích tập trung chủ yếu
thuộc miền núi, trung du phía Bắc, tỉnh Nghệ An, Lâm Đồng. Phát triển mạnh
nhất ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái,
Sơn La. Số lƣợng các doanh nghiệp sản xuất chè quy mô công nghiệp khoảng
700 doanh nghiệp. Có 230 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nƣớc ngoài tới
khoảng hơn 100 nƣớc trên thế giới. Số lƣợng ngƣời lao động trong ngành chè
là 1,5 triệu ngƣời [5]. Diện tích, sản lƣợng, xuất khẩu chè Việt Nam giai đoạn
2001-2010 đƣợc trình bày ở bảng 1.3.


9

Bảng 1.3. Diện tích, sản lƣợng, xuất khẩu chè Việt Nam
Năm
Tổng diện
tích (ha)
Sản lƣợng
(tấn khô)
Số lƣợng XK
(tấn khô)
Kim ngạch
(triệu USD)
Giá XK bình
quân (USD/tấn)
2001

95.600
76.800
68.217
78,4
1.149
2002
108.000
89.440
74.812
82,6
1.104
2003
116.000
106.950
60.528
59,8
986
2004
120.000
119.050
99.351
95,5
961
2005
123.742
133.350
87.920
96,9
1.102
2006

125.574
142.500
105.116
111,6
1.062
2007
127.300
150.820
112.000
130,0
1.161
2008
129.600
158.000
104.361
146,9
1.408
2009
131.000
159.000
134.000
179,5
1.340
2010


132.000
194,0
1.470
(Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam)

Theo Hiệp hội chè Việt Nam, định hƣớng phát triển ngành chè Việt
Nam trong thời gian tới là nâng cao chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mục tiêu là phát triển diện tích trồng chè từ 130 nghìn ha năm 2010 lên 135
nghìn ha năm 2015 và đến năm 2020 là 150 nghìn ha. Ngành chè sẽ không
phát triển nhiều diện tích mà giữ diện tích ổn định, nâng cao năng suất, chất
lƣợng chè và phấn đấu giá chè xuất khẩu bằng với giá bình quân của thế giới.
1.1.4. Đặc điểm một số dòng chè trồng tại Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh Trung du miền núi, địa hình chủ yếu là đồi bát úp,
có độ dốc không lớn [7]. Với dạng địa hình này Thái Nguyên rất thuận lợi cho
việc phát triển sản xuất chè. Những năm gần đây, Thái Nguyên đã chú trọng đến
việc chọn lựa, xây dựng cơ cấu giống chè phù hợp, dần dần thay thế các giống
chè trồng bằng hạt có năng suất và chất lƣợng thấp bằng các giống nhập nội cho
năng suất, chất lƣợng cao hơn, cơ cấu giống chè tỉnh Thái Nguyên thể hiện ở
bảng 1.4 [15].


10

Bảng 1.4. Cơ cấu giống chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2010
Chủng loại/
Giống chè
Năm 2001
Năm 2005
Năm 2010
DT
(ha)
Tỷ lệ
(%)
DT
(ha)

Tỷ lệ
(%)
DT
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích
13.524
100,00
14.133
100,00
17,661
100,00
Chè Trung Du
12.302
92,09
10.733
75,90
11.556
65,43
Giống mới chọn tạo
960
7,18
3.000
21,22
5.013
28,38
Giống mới nhập nội
56
0,41

400
2,83
1028
5,82
(Nguồn: UBND Tỉnh Thái Nguyên)
Thông qua trồng thử nghiệm bƣớc đầu đã xác định một số giống nhập
nội có triển vọng để bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh là Tri 777, Phúc Vân
Tiên, Keo Am Tích đó là các giống có khả năng chế biến chè xanh chất
lƣợng cao.

Hình 1.1. Hình ảnh một số giống chè đặc sản trồng tại Thái Nguyên
Hiện nay 60% diện tích trồng chè ở Thái Nguyên là giống Trung du.
Giống chè Trung du (hay còn gọi là chè ta) có đặc điểm búp nhỏ nên năng


11

suất không cao. Nhƣng nếu biết cách chế biến, chè Trung du sẽ cho ra sản
phẩm có chất lƣợng cao hơn hẳn các loại chè đƣợc làm từ các giống khác, để
chế biến loại chè thƣợng hạng tôm nõn thì nhất thiết nên dùng búp chè Trung
du. Chè Trung du thƣờng rất đậm đà, cánh nhỏ đều, nƣớc chè sánh và hậu vị
ngọt đậm, hƣơng trà lƣu lại lâu [7].
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chè Bát Tiên ngon ngoài yếu tố giống tốt
còn do quy trình trồng, chăm sóc, nhất là khâu chế biến yêu cầu sự tỉ mỉ cao.
Đất trồng chè phải có tầng canh tác trên 80 cm, kết cấu tơi xốp Tới thời kỳ
thu hoạch, ngƣời sản xuất thƣờng hái chè vào ngày nắng tránh ngày mƣa, nếu
không chè sẽ bị ngấm nƣớc mất vị ngon. Thời điểm thu hái tốt nhất là từ
khoảng 9h sáng đến 4h chiều, khi hái thƣờng hái búp chè bánh tẻ, chọn búp
có khoảng 5 lá. Sau khi thu hoạch phải đem chè về rải ra nền sạch khoảng 30
phút để chè thoáng, bay hết hơi nƣớc ẩm ƣớt. Sau đó mới tiến hành các bƣớc

vò sao chè tới khi nào thấy chè toả ra mùi thơm nhƣ bánh mật, tiếng chè nổ
kêu lách tách là đƣợc. Không chỉ vậy, để nƣớc chè Bát Tiên có màu xanh,
hƣơng thơm đặc trƣng, khi pha chè chỉ pha với một lƣợng vừa đủ, có thể
tráng chè qua nƣớc sôi.
Chè Bát Tiên có nguồn gốc từ Đài Loan đƣợc nhập nội và trồng thành
công ở một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Đặc điểm của chè Bát Tiên là
cây to trung bình, tán đứng, mật độ cành hơi thƣa, lá màu xanh nhạt, răng cƣa
rõ, chóp lá hơi nhọn. Do phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng khí hậu, ngƣời
dân lại có kinh nghiệm trồng chè nhiều năm nên khi đƣa vào trồng chè Bát
Tiên có tỷ lệ sống cao, cây sinh trƣởng và phát triển tốt nhanh cho thu hoạch,
năng suất khá [7].
Chè Keo Am Tích là giống chè có thân và tán to vừa, cành nhiều, lá hơi
thuôn, dài, hình bầu dục, lá dày, chóp lá nhọn, răng cƣa sâu và rõ, mặt lá
phẳng, màu lá xanh nhạt, búp màu xanh nhạt, hơi phớt tím, nhiều tuyết. Cây
sinh trƣởng khá, mật độ búp dày, búp sinh trƣởng khoẻ và mập. Khi trồng cây


12

có tỷ lệ sống cao, cây 1 tuổi có đƣờng kính thân 0,73 cm. Nhân giống vô tính
bằng giâm hom có tỷ lệ sống trên 95%, chè 20 tháng tuổi đạt 348 kg/ha [8].
Giống chè Phúc Vân Tiên là giố ng lai giƣ̃ a Vân Nam lá to và Phú c
Đỉ nh Đạ i Bạ ch chè . Bậ t mầ m sớ m đầ u thá ng 3, mậ t độ bú p cao. Năng suấ t rấ t
cao, chè 4 - 8 tuổ i đạ t năng suấ t trên 10 tấ n/ha, chố ng chịu sâu bệnh tốt, chố ng
hạn tốt. Thích hợp trồng ở vùng trung du và núi cao [8].
Giống chè Kim Tuyên đƣợc chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là
giống Ô Long lá to của địa phƣơng và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào
năm 1975. Giống chè này nhập nội vào Việt Nam từ 1994.
Giống chè Kim Tuyên có dạng thân bụi, thế lá ngang, kích thƣớc lá nhỏ
răng cƣa mờ, có 8 đôi gân lá. Màu sắc xanh đậm, trơn bóng, mép lƣợn sóng,

lá non phớt tím. Bật mầm sớm, sức sinh trƣởng mạnh, mật độ búp trung bình.
Là giống cho sản lƣợng khá và ổn định. Năng suất trung bình 6 - 8 tấn/ha,
năng suất thâm canh đạt 10 - 12 tấn/ha [4].
Giống chè LDP1 và LDP2 là hai dòng chè đƣợc tạo ra từ phép lai hữu
tính giữa cây mẹ là Đại Bạch Trà và cây bố là giống PH1. Qua quá trình chọn
lọc, hai dòng này biểu hiện nhiều ƣu điểm nhƣ lá to, búp có màu xanh và mật
độ búp dày, cây sinh trƣởng khỏe và cho năng suất cao.
Giống chè Hùng Đỉnh Bạch là giống chè quí có nguồn gốc từ Phúc
Kiến -Trung Quốc. Đặc điểm của Hùng Đỉnh Bạch là cây dạng thân gỗ, thế lá
nằm ngang, lá thuôn dài, búp lớn. Vị của Hùng Đỉnh Bạch rất đậm đà.
Giống chè Tri 777 có nguồn gốc từ Srilanka, đƣợc chọn lọc từ chè Shan
Mộc Châu - Srilanka, có đặc điểm phân cành thấp, dễ giâm cành, hệ số nhân
giống cao, chịu hạn tốt, chống chịu sâu bệnh trung bình. Búp 1 tôm 2 lá: 60 -
75gr Tanin 30,5%. Chế biến chè xanh. Trồng thích hợp nhất ở vùng núi thấp
100 - 500 m so với mực nƣớc biển [12].
Giống chè Shan là cây chè Việt Nam do Viện Nghiên cứu chè Phú Thọ
điều tra phân loại, có đặc điểm lá dài, rộng, thân cao to, tán rộng, số lứa hái ít,


13

lông tuyết nhiều, hƣơng thơm tự nhiên, búp lớn, P100 búp: 70gr chất lƣợng
búp tốt, giâm cành khó hơn so với các giống khác. Chế biến chè xanh. Trồng
ở vùng núi cao (> 1000m so với mực nƣớc biển) sẽ cho năng suất cao [15].
Giống chè Yabukita có nguồn gốc Nhật Bản, với đặc điểm Thân bụi, rễ
chùm, búp sinh trƣởng đồng loạt, tỷ lệ búp mù thấp. Nhiễm sâu bệnh nặng (họ
cánh tơ, nhện đỏ), chịu hạn kém. Trọng lƣợng 100 búp: 50gr. Hƣớng sản xuất
chủ yếu để chế biến chè xanh [15].
Giống chè Yakatamidozi có nguồn gốc Nhật Bản, đƣợc chọn tạo ra bằng
phƣơng pháp lai giữa giống Yabukita và S6. Yakatamidozi là giống chè thích

ánh sáng, lá mềm, búp nhỏ chịu sâu bệnh tốt, trọng lƣợng 100 búp: 50gr. Sinh
trƣởng nhanh, đƣợc trồng để chế biến chè xanh [15].
1.2. Tình hình nghiên cứu đa dạng genome chè ở Việt Nam và thế giới
1.2.1. Tình hình nghiên cứu đa dạng genome chè trên thế giới
Việ c nghiên cƣ́ u cá c giố ng cây đƣợ c coi là tiề n đề , là nguồn tƣ liệu tiên
quyết không thể thay thế trong sả n xuấ t nông nghiệ p. Trong quá trì nh sả n xuấ t
chè, giố ng có vai trò rấ t quan trọ ng trong việ c nâng cao năng suấ t , sản lƣợng
và chất lƣợng sản phẩm. Do đó cá c giố ng chè tố t không ngƣ̀ ng đƣợ c quan tâm
nghiên cƣ́ u và triể n khai và o trồ ng trên quy mô lớ n.
Ấn Độ là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lƣợng chè do rất quan tâm
nghiên cƣ́ u triể n khai cá c giố ng tố t cho năng suất cao và o sả n xuấ t . Tƣ̀ nhƣ̃ ng
năm 50 của thế kỷ XX , Ấn Độ đã thà nh công trong việ c chọ n ra 110 giố ng
chè tốt. Công tá c chọ n giống chè, kế t hợ p chọ n giống có sản lƣợng cao và có
khả năng chống hạn , chố ng bệ nh rấ t đƣợ c chú ý ở Srilanca . Nhờ đó đã tạ o
đƣợ c cá c giố ng nổ i tiế ng nh ƣ Tri 777, TRI2043. Cũng theo Đỗ Ngọc Quý
(2000) thì Ấn Độ, Nhậ t Bả n, Srilanca, Trung Quố c, Liên Xô cũ … đã sƣ̉ dụ ng
công nghệ sinh họ c trong chọ n giố ng chè tố t , sƣ̉ dụ ng ƣu thế lai để tạ o ra
giố ng chấ t lƣợ ng cao phụ c vụ cho sả n xuấ t [14].


14

Trung Quố c là quố c gia sả n xuấ t chè hà ng đầ u thế giớ i , các nhà khoa
học Trung Quốc đã nghiên cứu và sử dụng giống chè tốt trong sản xuất từ
rấ t sớ m. Ngoài những giống chè nổi tiếng từ lâu đời , hiệ n nay Trung Quố c
có nhiều giống chè cho năng suất cao , chấ t lƣợ ng tố t để chế biế n cả chè
xanh và chè đen nhƣ : Phúc Vân Tiên , Hoa Nhậ t Kim , Hùng Đỉnh Bạch
(Phúc Kiến), Phú Thọ 10…[11].
Nhậ t Bả n đặ c biệ t quan tâm chú ý đến nghiên cứu chọ n giống, nhiề u
giố ng chè mớ i và cho năng suấ t cao đã đƣợ c đƣa và o sả n xuấ t . Trong đó có

giố ng Yabukita đƣợ c trồ ng phổ biế n nhấ t chiế m tớ i 70% diệ n tí ch chè ở
Nhậ t Bả n [14].
Ngày nay, để có đƣợc các giống chè cho năng suấ t cao thì việ c á p dụ ng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất chè luôn đƣợc chú trọng
đầ u tƣ. Bên cạ nh đó , các nhà khoa học cũng bắt đầu tập trung nghiên cứu sâu
hơn về cây chè ở mức độ phân tử. Kích thƣớc genome của chè lớn, khoảng 4
Gb. Do thiếu sự hiểu biết về nuôi cấy mô cũng nhƣ quá trình dịch mã xảy ra ở
chè nên rất ít các thông tin về trình tự genome đƣợc biết đến. Đến năm 2010,
chỉ có 819 trình tự nucleotide, 12.664 đoạn trình tự biểu hiện (Expressed
Sequence Tags - EST), và 478 protein từ chè đƣợc công bố trên ngân hàng
Genbank. Các nghiên cứu về chè chủ yếu tập trung vào các gen liên quan đến
của trình trao đổi chất thứ cấp, hầu hết đƣợc phát hiện qua trình tự EST [32].
Trong nghiên cứu đa dạng di truyền, chỉ thị SSR đƣợc sử dụng rất phổ
biến. Tuy nhiên cho tới nay, số lƣợng chỉ thị SSR đặc hiệu cho cây chè còn
rất ít, do đó các nghiên cứu ứng dụng chỉ thị SSR trong phân tích di truyền hỗ
trợ công tác chọn giống chè còn khiêm tốn. Sự đa dạng di truyền sẽ chỉ ra
đƣợc mức độ sai khác giữa các giống chè nghiên cứu ở mức độ phân tử, đồng
thời giải thích đƣợc tính đa dạng nguồn gen của cây chè.
Singh và đtg vào năm 2006 đã sử dụng chỉ thị lặp trên đoạn 5S rDNA để
phân tích di truyền 28 dòng chè thuộc ba thứ chè Assam, Sinensis và


15

Cambod, qua đó đã xác định đƣợc một số chỉ thị có thể phân biệt đƣợc các
giống chè thuộc ba thứ chè này [35].
Năm 2008, Yao và đtg đã sử dụng chỉ thị ISSR nghiên cứu đa dạng di
truyền 48 giống chè có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Kenya và ứng
dụng trong phân tích quan hệ di truyền các cây chè lai (xác định bố mẹ), hỗ
trợ công tác lai tạo giống chè tại Trung Quốc [44].

Chỉ thị RFLP đã đƣợc sử dụng trong phân tích quan hệ di truyền
giữa các giống cây trồng và họ hàng hoang dại của chúng từ năm 1989 [17].
Ở cây chè, ít có những báo cáo về sử dụng chỉ thị
RFLP

trong
nghiên cứu
đa dạng di truyền. Phần lớn các nghiên cứu sử
dụng

RFLP
đến nay đều
đƣợc thực hiện ở Nhật Bản [28].
Ujihara và đtg (2009) cũng sử dụng một số cặp mồi SSR thiết kế cho cây
chè hoa Camellia japonica để nhận dạng di truyền các giống chè bản địa, phục
vụ yêu cầu dán nhãn các sản phẩm chè lƣu hành trên thị trƣờng Nhật Bản [40].
Chỉ thị AFLP lần đầu tiên đƣợc áp dụng với cây chè. Kết quả nghiên
cứu với 32 giống chè Kenya cho thấy sự phân nhóm của ba thứ chè Assam,
Trung Quốc và Cambod, trong đó quần thể chè Trung Quốc có mức độ đa
dạng di truyền cao hơn cả. Các nghiên cứu sau này của Lee (2003) và Mishra
(2004, 2009) [23], [27], cũng cho kết quả tƣơng tự.
Năm 2009, Mishra và đtg. đã sử dụng 8 tổ hợp mồi AFLP để phân tích
đa dạng di truyền của 29 giống chè chính của vùng Darjeeling (Ấn Độ) [27].
Trong năm 2005, Chen và đtg đã công bố kết quả đánh giá nguồn gen 4
quần thể chè ở Vƣờn bảo tồn giống chè Trung Quốc bằng chỉ thị RAPD, qua
đó xác định đƣợc 20 chỉ thị RAPD có khả năng phân biệt đƣợc 15 giống chè
chính đang đƣợc trồng phổ biến [17].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu đa dạng genome chè ở Việt Nam
Ở nƣớc ta, cây chè đang đƣợ c coi là cây trồ ng chủ lƣ̣ c gó p phầ n xó a đó i
giảm nghèo cho vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao. Qua nhậ p nộ i, lai tạ o, trong



16

nhƣ̃ ng năm gầ n đây nƣớ c đã tạ o đƣợ c nhiề u giố ng chè mớ i đem lạ i hiệ u quả
kinh tế cao.
Qua nhiề u năm nghiên cƣ́ u , Việ n nghiên cƣ́ u chè đã ƣ́ ng dụ ng th ống kê
sinh họ c qua phân tí ch tƣơng quan dƣ̣ a và o đặ c trƣng hì nh thá i kế t hợ p vớ i
xem xé t cá c đặ c điể m phá t triể n bộ rễ , sinh trƣở ng sinh, màu sắc lá, sâu bệ nh,
khả năng giâm cành… để chọn nhanh các loại chè có triển vọng k hi cây chè 2
- 3 tuổ i. Tại trung tâm nghiên cứu phát triển chè - Việ n KHKT Nông lâm
nghiệ p miề n nú i phí a Bắ c , bằ ng phƣơng pháp gây độ t biế n bằ ng bƣ́ c xạ đã
chọn đƣợc một số cá thể chè sinh trƣởng và phát triển tốt . Ngoài ra, Việ n cò n
sƣ̉ dụ ng Consixin xƣ̉ lý trên mầ m chè giố ng PH 1 trong thờ i gian 24 - 48h vớ i
nồ ng độ 0,2% cũng đã thu đƣợc kết quả bƣớc đầu. Ngoài ra, các nhà khoa học
đã tiế n hà nh nghiên cƣ́ u nhân giố ng bằ ng phƣơng phá p nhân vô tí nh t ừ rất
sớ m nhƣ ghé p, giâm cà nh và đã thu đƣợ c nhƣ̃ ng kế t quả tố t [4].
Ngày nay, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống
cây trồng đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Việc sử dụng các chỉ thị
phân tử khác nhau đƣợc nghiên cứu và phát triển đã trở thành công cụ mạnh
mẽ để phân tích đa dạng di truyền và xác định các mối quan hệ giữa các
giống cây trồng, vật nuôi nhƣ RAPD, SSR, RFLP, AFLP Trong đó, chỉ thị
SSR (Simple Sequence Repeats) là một loại chỉ thị đƣợc sử dụng khá phổ
biến, chính xác và hữu hiệu trong nghiên cứu đa dạng di truyền, xây dựng
bản đồ liên kết, phân lập gen, xác định quan hệ di truyền giữa các giống,
dòng cây trồng.
Trong những năm gần đây phƣơng hƣớng sản xuất chè ở nƣớc ta là phát
triển diện tích trồng chè, nâng cao năng suất nhƣng phải đảm bảo chất lƣợng
chè, phấn đấu giá chè xuất khẩu bằng giá bình quân của thế giới. Tuy nhiên
trong thực tế sản xuất chè, Việt Nam vẫn phải nhập nội rất nhiều giống chè

mà vẫn bị thất thu, do giống không đảm bảo chất lƣợng. Vì vậy, việc nghiên
cứu, ứng dụng các chỉ thị DNA nhằm tìm ra các giống chè có năng suất cao,

×