Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tuyển chọn mọt số chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh cao thuộc chi streptomyces

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 91 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM










TUYỂN CHỌN
CÓ HOẠT TÍNH CAO
STREPTOMYCES












, 8 - 2013




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM






TUYỂN CHỌN
CÓ HOẠT TÍNH CAO
STREPTOMYCES


: 60 42 01 14













, 8 - 2013


Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013

CHỮ KÝ CỦA GIÁO VIÊN
HƯỚNG DẪN





PGS.TS. Nguyễn Vũ Thanh Thanh
XÁC NHẬN CỦA KHOA






Công


Số hóa bởi trung tâm học liệu

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chất kháng sinh là những hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ các hoạt
động sống của các sinh vật, nó có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt một cách
chọn lọc đối với vi sinh vật ngay cả nồng độ thấp.

Việc nghiên cứu sản xuất và sử dụng có hiệu quả nhiều loại kháng sinh
có ý nghĩa rất lớn đối với y học nói riêng và sản xuất nói chung. Trong y học,
chất kháng sinh đã được sử dụng để cứu hàng triệu người khỏi các bệnh
nhiễm trùng. Trong nông nghiệp, chất kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh
làm tăng trọng cho vật nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng. Vì vậy, vai
trò của chất kháng sinh là vô cùng to lớn với đời sống con người.
t kháng sinh đã
được mô tả, Streptomyces.
, một mặt cải biến các chất kháng sinh cũ để tránh tình trạng
kháng thuốc, mặt khác thúc đẩy nghiên cứu để tìm ra các chất kháng
sinh mới.
Việt Nam là nước nông
Số hóa bởi trung tâm học liệu

2
: “Tuyển ch
Streptomyces”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tuyển chọn được một số chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh cao,
chọn 01 chủng có hoạt tính kháng sinh cao nhất kháng vi khuẩn gây bệnh trên
người.
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh
cao.
- Phân loại 01 chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng cao nhất kháng vi
khuẩn gây bệnh trên người bằng phương pháp truyền thống và sinh học phân
tử.
- Nghiên cứu điều kiện lên men chất kháng sinh của chủng xạ khuẩn
được chọn.














Số hóa bởi trung tâm học liệu

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XẠ KHUẨN
1.1.1. Đặc điểm hình thái và phân loại xạ khuẩn
* Đặc điểm hình thái của xạ khuẩn
Theo Nguyễn Lân Dũng và đtg (2008), tế bào xạ khuẩn (XK) có dạng sợi
phát triển, phân nhánh mạnh và không có vách ngăn ngang. Hệ sợi của XK
chia ra thành khuẩn ty cơ chất và khuẩn ty khí sinh.
Khuẩn ty cơ chất (KTCC) cắm sâu vào môi trường, có chức năng chủ
yếu là dinh dưỡng và làm giá thể. Đường kính KTCC thay đổi từ 0,2μm – 0,3μm,
khuẩn ty không có vách ngăn và không bị đứt đoạn.
Khuẩn ty khí sinh (KTKS) của XK phát triển ra bên ngoài không khí,
trên bề mặt môi trường rắn tạo thành khuẩn lạc XK. Khuẩn lạc XK dạng hình
tròn do khuẩn ty phát triển theo hình phóng xạ tạo thành nhiều vòng tròn đồng

tâm. Khuẩn lạc của XK không trơn ướt như khuẩn lạc của vi khuẩn, nấm men
mà có dạng thô ráp, dạng phấn, không trong suốt, có các nếp tỏa ra theo hình
phóng xạ vì vậy mới có tên là XK. Dùng que cấy không di được khuẩn lạc
của XK vì KTCC bám sâu vào trong thạch. Khuẩn lạc XK có thể mang các
màu sắc khác nhau: đỏ, da cam, vàng, nâu, xám, trắng…[4].
* Đặc điểm phân loại xạ khuẩn
Xạ khuẩn (Actinomycetes) là một nhóm vi khuẩn thật (Eubacteria) phân
bố rộng rãi trong tự nhiên. Hầu hết XK thuộc nhóm Gram dương, hiếu khí và
sống hoại sinh. XK có khả năng sản sinh nhiều sản phẩm trao đổi chất quan
trọng như các chất kháng sinh và enzyme, do đó chúng đóng vai trò to lớn
trong nghiên cứu khoa học, y học và công nghiệp [4].
Số hóa bởi trung tâm học liệu

4
Sự tồn tại của XK được thừa nhận và biết đến hơn một trăm năm nay.
Ban đầu, xạ khuẩn được xem là một nhóm VSV vì chúng có nhiều đặc điểm
tương đồng với cả vi khuẩn và nấm mốc. Tuy nhiên, việc xác định được thành
phần hóa học và cấu trúc của XK từ những năm 1950 đã xác nhận XK thuộc
nhóm Prokaryote. Trong số 1000 chi và 5000 loài sinh vật nhân sơ đã công bố
thì có khoảng 100 chi và 1000 loài XK. Mặc dù XK thuộc nhóm sinh vật nhân
sơ nhưng chúng thường sinh trưởng dưới dạng sợi và hình thành nhiều bào tử.
Ngày nay, XK được xếp vào bộ Actinomycetales theo hệ thống phân loại của
Bergey hoặc Actinomycetes theo hệ thống phân loại của Kracinhicop, gồm 10
dưới bộ, 35 họ, 110 chi và 1000 loài. Hiện nay, 478 loài xạ khuẩn đã được
công bố thuộc chi Streptomyces, hơn 500 loài thuộc các chi còn lại và được
xếp vào nhóm XK hiếm. Hình thái luôn là đặc điểm chung để nhận dạng và
định danh XK [50],[53].
1.1.2. Cấu tạo tế bào và sự hình thành bào tử ở xạ khuẩn
* Cấu tạo tế bào của xạ khuẩn
Xạ khuẩn là một tế bào bao gồm các thành phần chính: thành tế bào,

màng sinh chất, nguyên sinh chất, chất nhân và các thể ẩn nhập.
Thành tế bào của XK có dạng lưới, dày 10 - 20nm có tác dụng duy trì
hình dáng của khuẩn ty, bảo vệ tế bào. Dưới lớp thành tế bào là màng sinh
chất dày khoảng 50nm được cấu tạo chủ yếu bởi 2 thành phần là photpholipid
và protein. Chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trao đổi chất
và quá trình hình thành bào tử của xạ khuẩn.
Nguyên sinh chất và nhân tế bào XK có điểm khác biệt so với các sinh
vật Prokaryote ở chỗ chúng có tỷ lệ G + C rất cao trong DNA, thường lớn hơn
55%, trong khi đó ở vi khuẩn tỷ lệ này chỉ là 25 - 45%.
Các vật thể ẩn nhập trong tế bào chất của xạ khuẩn gồm có các hạt
poliphotphate, các hạt polisaccarid [2],[4].
Số hóa bởi trung tâm học liệu

5
* Sự hình thành bào tử ở xạ khuẩn
Bào tử XK được hình thành trên các nhánh phân hóa của khuẩn ty khí
sinh - gọi là cuống sinh bào tử. Cuống sinh bào tử của XK có dạng thẳng hoặc
lượn sóng, dạng xoắn lò xo hay xoắn ốc.
Bào tử hình thành đồng thời trên tất cả chiều dài của cuống sinh bào tử
theo hai cách: kết đoạn hay cắt khúc và thường có hình trụ, ovan, cầu, que với
mép nhẵn hoặc xù xì, có gai hoặc gai phát triển dài thành dạng lông. Hình
thái, cuống sinh bào tử và bào tử là các đặc điểm quan trọng nhất trong phân
loại xạ khuẩn.
Bào tử của XK được bao bọc bởi màng muco polysaccharide giàu
protein với độ dày khoảng 300 400 A
0
chia 3 lớp. Các lớp này tránh cho
bào tử khỏi những tác động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ,
pH… [2].
1.1.3. Đặc điểm bộ gen và tính bất ổn định di truyền của xạ khuẩn

Do các loài xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces chiếm phổ biến nên các
nghiên cứu về XK chủ yếu là nghiên cứu trên các loài thuộc chi Streptomyces.
Kết quả nghiên cứu dưới kính hiển vi điện tử và quang học cho thấy các
chủng xạ khuẩn chi Streptomyces có DNA ở dạng đậm đặc, có nhiều bản sao
trong tế bào hệ sợi, nhưng thường chỉ có một bản sao trong bào tử.
Kích thước bộ gen điển hình ở Streptomyces thường từ 5 - 7Mb, có khi
lên đến 8Mb, có tỷ lệ G+C cao và thường chứa nhiều trình tự lặp lại. Các
trình tự DNA lặp lại được tìm thấy với số lượng lớn trong Streptomyces sp, có
kích thước khoảng từ 2,9 - 93Kb, có thể lên đến 500 bản sao, được cho là một
trong các nguyên nhân gây ra sự bất ổn định về gen ở XK.
Điểm thú vị ở các XK là tính bất ổn định về gen với tỷ lệ đột biến cao
hơn 0,001. Đột biến xảy ra không những do bị xử lý bởi các tác nhân gây đột
biến mà cũng có thể xảy ra khi chủng được bảo quản trong điều kiện lạnh.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

6
Tính bất ổn định này có nguyên nhân từ sự tái sắp xếp lại nhiễm sắc thể,
có thể do các trình tự lặp lại và cấu trúc DNA mạch thẳng ở XK với sự hiện
diện của nhiều trình tự lặp lại ngược chiều (TIR: terminal inverted repeat) ở
những vùng cụ thể trên nhiễm sắc thể được gọi là vùng không ổn định [32].
Tính bất ổn định của bộ gen của XK còn là hệ quả của đặc điểm phát
triển hệ sợi với các tế bào nhiều nhân ở XK và sự tạo thành bào tử. Mặt khác,
tỷ lệ G + C cao trong bộ gen, với các cụm GC nằm ngoài vùng mã hóa, hình
thành nhiều trình tự lặp lại với tần suất cao là nguyên nhân của cấu hình DNA
đặc biệt hình thành nền tảng cho việc tái tổ hợp dẫn đến sự mất đoạn hoặc
tăng bản sao các trình tự lặp lại. Sự bất ổn định gen ảnh hưởng đến tất cả các
mặt của sự phát triển Streptomycetes bao gồm quá trình chuyển hóa sơ cấp,
quá trình biệt hóa nhưng tác động mạnh đến các tính trạng của quá trình trao
đổi chất thứ cấp. Hiện tượng này khá phổ biến trong chi Streptomyces và tạo
cho XK nhiều kiểu hình khác nhau.

Mặc dù có tính bất ổn định bộ gen cao nhưng tế bào XK vẫn có thể chịu
đựng những sự thay đổi to lớn do sự mất đồng thời một lượng lớn thông tin di
truyền. Ở Streptomyces glaucescens, việc mất khoảng 800Kb DNA gen đã
làm suy yếu khả năng sống của tế bào nhưng chủng này vẫn có thể phát triển
được trên môi trường nghèo dinh dưỡng. Điều này chứng tỏ rằng chúng
không mất bất kỳ các gen thiết yếu nào, vùng gen bị mất có thể chỉ liên quan
đến quá trình trao đổi chất thứ cấp [44]. Nhiều loài XK có chứa plasmid mạch
thẳng có kích thước lớn. Plasmid ở Streptomyces có kích thước rất đa dạng từ
4Kb đến 170Kb, gồm nhiều bản sao trên một nhiễm sắc thể, có lẽ liên quan
đến việc kiểm soát các đặc điểm về kiểu hình như khả năng sinh sản, khả
năng sinh kháng sinh và kháng kháng sinh, sự biệt hóa…
Số hóa bởi trung tâm học liệu

7
1.1.4. Sự phân bố của xạ khuẩn trong tự nhiên
Xạ khuẩn phân bố rộng rãi trong tự nhiên: đất, nước, rác thải, phân, lá
cây, thảm mục và có nhiều trong đất, trung bình mỗi gam đất có khoảng trên
1 triệu XK [4].
Sự phân bố của XK còn phụ thuộc nhiều vào độ pH của môi trường,
chúng có nhiều trong các lớp đất trung tính và kiềm yếu hoặc axit yếu 6,8 -
7,5. Số lượng XK trong đất cũng thay đổi theo độ sâu của các lớp đất. Càng
xuống sâu thì số lượng tế bào XK càng giảm [50], [53].
1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN LOẠI XẠ KHUẨN
1.2.1. Phương pháp phân loại truyền thống
Hiện nay, có nhiều khóa phân loại khác nhau được đưa ra nhằm mục
đích phân loại XK tới chi và loài ví dụ như khóa phân loại của Waksman
(1916, 1919, 1961), của Craxinhicop (1949, 1970), của Flaig – Kutzner
(1954, 1960), của Gause (1957), Bergey (1989) [30].
Đồng thời để thống nhất cách mô tả XK, chương trình XK quốc tế (ISP)
đã đưa ra các phương pháp chung và môi trường chuẩn để phân loại nhóm

VSV này. Đánh giá của ISP dựa trên các đặc điểm về hình thái, đặc điểm nuôi
cấy, các đặc điểm sinh lý, sinh hóa của XK trên các môi trường ISP1 đến
ISP9 [38].
Ngày nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của một số ngành như: Sinh học
phân tử, hóa sinh học, lý sinh học những kiến thức về phân loại học XK đã
có nhiều thay đổi. Do số lượng các loài xạ khuẩn được mô tả ngày càng nhiều
nên để cho việc phân loại được nhanh và chính xác đến mức độ phân tử,
ngoài các phương pháp phân loại truyền thống, người ta còn sử dụng kết hợp
với các phương pháp phân loại bằng sinh học phân tử.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

8
* Phân loại theo đặc điểm hình thái và tính chất nuôi cấy
Đặc điểm hình thái và tính chất nuôi cấy là những chỉ tiêu quan trọng
được sử dụng trong phân loại XK. Hầu hết các chi XK được mô tả hiện nay
được phân loại theo các đặc điểm hình thái và tính chất nuôi cấy như: Màu
sắc của hệ KTKS, KTCC, màu sắc của sắc tố tan, hình dạng và kết cấu bề mặt
của bào tử, hình dạng của CSBT, sự phân đốt của khuẩn ty.
Tuy nhiên, cũng như các VSV khác, XK rất không bền vững về mặt di
truyền, thường xuyên xẩy ra sự sắp xếp lại trong các phân tử DNA. Trong
cùng một loài có thể biểu hiện khác nhau về hình thái hay những loài khác
nhau có thể giồng nhau về hình thái. Vì vậy, để phân loại được chính xác,
ngày nay người ta phải bổ sung thêm các chỉ tiêu khác như đặc điểm sinh lý,
sinh hóa, miễn dịch hay sinh học phân tử.
* Phân loại theo đặc điểm phân loại
Đây là phương pháp cơ bản có hiệu quả thông qua việc định tính và định
lượng thành phần hóa học của tế bào VSV. Trong đó việc phân tích cấu trúc
mạch tetrapeptide của peptydoglycan được xem là tiêu chuẩn hóa phân loại
thiết yếu nhất cho nhóm vi khuẩn G (+), trong đó có XK. Các đồng phân của

diaminopimelic (DAP) trong thành phần peptydoglycan là một trong những
axit amin có ý nghĩa quan trọng trong phương pháp phân loại này.
*Phân loại theo đặc điểm sinh lý - sinh hóa
Người ta có thể nuôi cấy các chủng XK cần định loại trên các môi trường
dinh dưỡng khác nhau trong điều kiện nhiệt độ và thời gian nhất định để
nghiên cứu các đặc điểm sinh lý, sinh hóa của chúng. Một số đặc điểm sinh lý
sinh hóa được sử dụng như: khả năng đồng hóa các nguồn cacbon và nitơ,
giới hạn pH, nhiệt độ tối ưu, khả năng chịu muối và các yếu tố khác của môi
trường, tính chất đối kháng và nhạy cảm với CKS, khả năng tạo thành CKS
và các sản phẩm trao đổi chất đặc trưng khác của XK [26].
Số hóa bởi trung tâm học liệu

9
Tuy nhiên, phần lớn các đặc điểm sinh lý – sinh hóa cùng đặc điểm nuôi
cấy dễ bị biến động và có giá trị thấp về mặt phân loại. Do vậy, ngày nay
những nguyên tắc trong việc sử dụng các đặc điểm sinh lý – sinh hóa để phân
loại XK cũng có sự thay đổi [23]. Tóm lại có nhiều phương pháp truyền thống
khác nhau được sử dụng trong nghiên cứu phân loại VSV nói chung và XK
nói riêng nhưng không có phương pháp nào tỏ ra vạn năng, thích hợp cho mọi
đối tượng VSV. Vì vậy để đảm bảo tính chính xác cần phải kết hợp đồng thời
nhiều phương pháp khác nhau, trong đó đặc biệt quan tâm tới các phương
pháp phân loại hiện đại khi phân loại VSV.
1.2.2. Phương pháp phân loại dựa vào chỉ thị phân tử gen 16S rRNA
Trong một số trường hợp, phương pháp phân loại truyền thống gặp trở
ngại do một số các đặc tính dùng cho nhóm VSV này nhưng lại không có ý
nghĩa với các nhóm VSV khác. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp phải xác
định lại tên phân loại của một số VSV. Mặt khác đối với loài có độ tương
đồng cao về mặt hình thái thì phương pháp truyền thống sẽ khó đạt hiệu quả.
Nhược điểm này của phân loại truyền thống có thể bổ sung nhờ phân loại học
phân tử. Ngày nay, phần lớn các nhà khoa học đều thống nhất rằng, phân loại

học phải dựa vào rất nhiều tiêu chí phân loại kết kợp cả phương pháp truyền
thống và phương pháp phân loại hiện đại, trong đó nhấn mạnh vai trò của
phương pháp phân loại bằng sinh học phân tử [31].
Hiện nay, đại đa số các nhà khoa học đồng ý với quan niệm 2 chủng
được coi là 2 loài riêng biệt nếu chúng giống nhau dưới 70% khi tiến hành lai
DNA. Keswani và cộng sự (2001) đã chứng minh rằng nếu sự tương đồng
giữa hai trình tự rRNA 16S thấp hơn 98.6% thì xác suất để mức độ giống
nhau trong phép lai DNA thấp hơn 70% sẽ là 99%. Vì thế giá trị tương đồng
98,6% của trình tự rRNA 16S được coi là ngưỡng để phân biệt hai loài khác
nhau. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà khoa học lấy giá trị này là 98% [40].
Số hóa bởi trung tâm học liệu

10
Trong những năm gần đây, với sự ra đời của nhiều kỹ thuật sinh học
phân tử, đã giúp việc phân loại các VSV trở nên dễ dàng và có tính chính xác
cao hơn. Ngày nay, việc nghiên cứu phân tử rRNA được coi là phương pháp
hữu hiệu nhất để xác định mối quan hệ trên cây tiến hóa của các VSV. Phân
tử rRNA là thành phần cấu tạo nên các tiểu phần ribosome có mặt ở tất cả các
loại VSV, có chức năng xác định và là trình tự có tính bảo thủ cao, chúng chỉ
khác nhau rất ít giữa các nhóm VSV. Dựa vào sự khác nhau này, người ta có
thể đánh giá được mối quan hệ phát sinh chủng loại và phân loại của các
chủng VSV.
Đối với các VSV nhân sơ (prokaryotes) ribosome chứa 3 loại phân tử
rRNA là: 5S, 16S, 23S. Trong đó gen 16S rRNA mã hóa cho phân tử rRNA
loại 16S được xem là phù hợp nhất cho việc nghiên cứu phân loại các VSV
nhân sơ, bao gồm cả XK. Gen mã hóa cho 5S rRNA có kích thước khoảng
120 nucleotit, dễ đọc và so sánh trình tự, nhưng lại không đủ để phân biệt chi
tiết giữa các chủng. Ngược lại gen mã hóa cho 23S rRNA lại có kích thước
lớn, khoảng 3.000 nucleotit, do đó gây khó khăn cho việc tách dòng, đọc và
so sánh trình tự. Chỉ có gen 16S rRNA có kích thước khoảng 1500 nucleotide

vừa đủ để phân loại chi tiết giữa các chủng và cũng không gây khó khăn trong
nghiên cứu nên được ưu tiên chọn trong phân loại prokaryotes. Thêm vào đó,
trên gen 16S rRNA có chứa các vùng biến đổi (variable) và vùng bán bảo tồn
(semiconserved) cho phép xác định tính đặc trưng ở mức độ chủng, loài [33].
Do vậy, gen 16S rRNA đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ và thiết lập
được rất nhiều cặp mồi để nhân đoạn gen này bằng kỹ thuật PCR. Đây là một
thuận lợi lớn cho nghiên cứu phân loại dựa trên các gen đã mã hóa 16S rRNA.
Ngoài ra người ta còn sử dụng vùng đệm giữa gen 16S rRNA và 23S rRNA
để nghiên cứu đa dạng của prokaryotes [38], [41]. Theo Ludwing và Schleifer
(2000) đã có tới 16.000 gen 16S rRNA từ các chủng VSV được giải trình tự
Số hóa bởi trung tâm học liệu

11
nucleotide. Vì vậy, khi phân lập được chủng mới, bằng việc so sánh trình tự
gen 16S rRNA của nó để chúng ta biết thuộc loài nào, có họ hàng như thế nào
và vị trí phân loại của nó [42]. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu áp
dụng cách phân loại này để định tên các chủng VSV như: Kataoka và cộng sự
(1997) đã ứng dụng vùng bất biến của gen 16S rRNA tạo ra một chỉ thị so
sánh để định loại các loài trong chi Streptomyces [39]. Takeuchi và cộng sự
(1996) đã phân tích sự phát sinh loài của 12 chủng XK thuộc chi streptomyces
gây bệnh nấm vẩy ở khoai tây dựa trên 16 trình tự 16S rRNA [45].
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu sử dụng trình tự gen
16S rRNA để định tên VSV, nhất là các loài có khả năng sinh sản ra các chất
có hoạt tính sinh học như XK. Dựa vào trình tự gen 16S rRNA, Đỗ Thu Hà và
cộng sự (2001) đã định loại chủng xạ khuẩn Streptomyces ĐN – 05 sinh CKS
có hoạt phổ rộng phân lập từ đất Quảng Nam – Đà Nẵng [9]. Bùi Việt Hà và
cộng sự (2006) đã tiến hành xác định các đặc điểm hình thái, sinh lý - sinh hóa
kết hợp với việc phân tích trình tự gen 16S rRNA định tên được 3 chủng XK:
Streptomyces antimycotcus T-41, Streptomyces diastatochromogenes D-42 và
Streptomyces hygroscopicus TC-54 đều có phổ kháng sinh rộng, có khả năng

sinh CKS chống vi khuẩn G(+), vi khuẩn G(-) và nấm gây bệnh thực vật [8].
Nghiên cứu về một số hoạt chất có khả năng kháng VSV và kháng dòng tế
bào ung thư từ XK, Nguyễn Huỳnh Minh Quyên và cộng sự (2011) đã phân
loại được 5 chủng XK hiếm đều thuộc chi Nonomuraea [25]. Trên cơ sở kết
hợp phương pháp phân loại truyền thống và phương pháp phân loại dựa vào
trình tự gen 16S rRNA, Vi Thị Đoan Chính và cộng sự (2011) đã định tên
được chủng XK Streptomyces kurssanovii K4 phân lập ở Thái Nguyên có khả
năng đối kháng với các chủng vi khuẩn Staphylococcucs aureus và
Pseudomonas aeruginosa gây nhiễm trùng bệnh viện [2].Từ kết quả đọc trình
tự một phần đoạn gen 16S rRNA và đặc điểm hình thái, nuôi cấy Đỗ Thị
Số hóa bởi trung tâm học liệu

12
Tuyến (2011) đã định tên được chủng XK Streptomyces parvullus HT19.1 có
hoạt tính kháng sinh cao kháng được một số chủng nấm gây bệnh trên chè
phân lập tại Thái Nguyên.
1.3. LƢỢNG KHÁNG SINH VÀ KHẢ NĂNG SINH CHẤT
KHÁNG SINH CỦA XẠ KHUẨN
1.3.1.Giới thiệu chung về chất kháng sinh
Chất kháng sinh được hiểu là các chất hóa học xác định, không có bản
chất enzym, có nguồn gốc sinh học (trong đó phổ biến là từ VSV) hoặc hóa
học, với đặc tính là ngay ở nồng thấp (hoặc rất thấp) đã có khả năng ức chế
mạnh mẽ hoặc tiêu diệt được các VSV gây bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho
người hay động vật được điều trị [1].
Thuật ngữ "Chất kháng sinh" lần đầu tiên được Pasteur và Joubert (1877)
sử dụng để mô tả hiện tượng kìm hãm khả năng gây bệnh của vi khuẩn
Bacillus anthracis trên động vật nhiễm bệnh nếu tiêm vào các động vật này
một số loại vi khuẩn hiếu khí lành tính khác. Tới năm 1929 thuật ngữ "Chất
kháng sinh" mới được Alexander Fleming mô tả một cách đầy đủ và chính
thức trong báo cáo chi tiết về penicillin.

Sau một thập kỷ, nhờ sự nỗ lực hợp tác của các nhà vi sinh học và sinh
hóa học của Anh, Mỹ, penixillin đã được nghiên cứu, sản suất với số lượng
lớn và trở thành "một loại thuốc thần kỳ". Năm 1945, A. Fleming, E. Chain và
H. W. Florey đã được nhận giải thưởng Nobel vì đã khám phá ra giá trị to lớn
của penixillin mở ra một kỷ nguyên mới trong y học - kỷ nguyên kháng sinh.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của sinh học hiện đại cùng sự hỗ
trợ của nhiều ngành khoa học khác đã giúp cho việc tìm kiếm và ứng dụng
CKS đạt được những thành tựu rực rỡ. Để sản xuất CKS con người không chỉ
tìm kiếm những chủng VSV sinh CKS từ tự nhiên mà còn cải tạo chúng bằng
nhiều phương pháp như dùng kỹ thuật di truyền và công nghệ gen, gây đột
Số hóa bởi trung tâm học liệu

13
biến định hướng, chọn dòng gen sinh tổng hợp, tạo và dung hợp tế bào trần để
tạo ra các chủng có HTKS cao, đồng thời nhằm mục đích tìm kiếm các loại
kháng sinh mới và quý trong thời gian ngắn [37].
1.3.2. Khả năng sinh chất kháng sinh của xạ khuẩn
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của XK là khả năng sinh
Tổng hợp CKS. Trong số, 8000 CKS hiện biết trên thế giới có trên 80% là có
nguồn gốc từ xạ khuẩn. Khả năng kháng khuẩn của các CKS là một đặc điểm
quan trọng để phân loại xạ khuẩn [4].
Có nhiều quan điểm khác nhau về khả năng hình thành CKS. Một số tác
giả cho rằng sự hình thành CKS là do cơ chế giúp cho VSV tồn tại trong môi
trường tự nhiên. Số khác cho rằng, sự hình thành CKS là do sự cạnh tranh
trong môi trường dinh dưỡng. Hầu hết các tác giả cho rằng kháng sinh là sản
phẩm chuyển hóa thứ cấp được hình thành vào cuối pha tích lũy lũy thừa, đầu
pha cân bằng của chu kỳ sinh trưởng.
Mặc dù, CKS có cấu trúc khác nhau và VSV sinh ra chúng cũng đa dạng
nhưng quá trình sinh tổng hợp chúng chỉ theo một số con đường nhất định.
- Chất kháng sinh được tổng hợp từ một chất chuyển hóa sơ cấp, thông

qua một chuỗi phản ứng enzyme.
- Chất kháng sinh được hình thành từ hai hoặc ba chất chuyển hóa sơ cấp
khác nhau.
- Chất kháng sinh được hình thành bằng con đường polyme hóa các chất
chuyển hóa sơ cấp, sau đó tiếp tục biến đổi qua các phản ứng enzyme khác [1].
Theo Nguyễn Văn Cách (2004), nhiều chủng XK có khả năng tổng hợp
đồng thời hai hay nhiều CKS có cấu trúc hóa học và có tác dụng tương tự
nhau. Quá trình sinh tổng hợp CKS phụ thuộc vào cơ chế điều khiển đa gen.
Không chỉ gồm những gen chịu trách nhiệm trực tiếp tổng hợp CKS từ những
đơn vị cơ bản mà cả những gen chịu trách nhiệm tổng hợp các tiền chất,
Số hóa bởi trung tâm học liệu

14
coenzyme, cofactor cũng như các gen phụ trách sản sinh năng lượng cho quá
trình tổng hợp. Ước tính số lượng gen có liên quan đến sinh tổng hợp
chlotetracyclin lên tới hàng trăm gen. Điều đó cũng giải thích vì sao so với
các chất trao đổi bậc một, tổng hợp CKS phụ thuộc nhiều hơn vào các điều
kiện sinh lý như: thành phần môi trường, pH, nhiệt độ, nồng độ ion, nồng độ
phosphate vô cơ, độ thông khí, thế oxy hóa khử [1].
Các gen mã hóa cho các enzyme đặc biệt trong sinh tổng hợp CKS
thường nằm trên nhiễm sắc thể, hoặc một số trường hợp trên plasmid như:
gen mã hóa cho sinh tổng hợp chloramphenicol ở Streptomyces venezuelae
nằm trên plasmid, trong khi đó gen mã hóa cho sinh tổng hợp tetracycline lại
nằm trên nhiễm sắc thể.
Trong nghiên cứu sản xuất CKS, ngoài việc tìm kiếm ra các CKS mới
phải đồng thời với việc nghiên cứu nâng cao HTKS của các chủng. Các chủng
hoang dại thường có hoạt tính thấp, để đưa vào sản xuất cần phải tiến hành
chọn lọc chủng, sử dụng các biện pháp gây đột biến, các kỹ thuật di truyền
hiện đại để chủ động tạo ra được các chủng giống tốt. Điều quan trọng là các
chủng mới được tuyển chọn phải đảm bảo cho hiệu suất kháng sinh cao, an

toàn và có hiệu quả về mặt kinh tế.
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH TỔNG HỢP CHẤT
KHÁNG SINH
1.4.1. Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy
Các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện nuôi cấy XK có thể kể đến như nhiệt
độ, pH, độ thoáng khí, tuổi giống, thời gian
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và khả năng tổng hợp
CKS của xạ khuẩn. Ở nhiệt độ thích hợp, các hóa chất và các phản ứng của
enzyme trong tế bào tăng nhanh do đó sự sinh trưởng của XK cũng tăng
nhanh. Khi nhiệt độ tăng cao hoặc giảm thấp, các protein, nucleic acid và các
Số hóa bởi trung tâm học liệu

15
chất khác trong tế bào sẽ nhạy cảm với nhiệt độ và có thể trở nên bất động.
Đa số các XK phát triển tốt ở nhiệt độ 28 – 30
0
C nhưng nhiệt độ tối ưu cho
sinh trưởng tổng hợp CKS thường nằm trong các khoảng khác nhau. Kết quả
nghiên cứu của Lê Thị Thanh Xuân và đtg (2007) cho thấy, ở nhiệt độ 30
0
C
hai chủng xạ khuẩn Streptomyces cyaneogryceus HD54 và Streptomyces
hygroscopicus HD58 sinh tổng hợp CKS chống nấm Fusarium oxysporum
FO47 đạt cực đại [28].
Theo nghiên cứu của Đào Thị Lương và đtg (2008), chủng Streptomyces
sp L30 sinh tổng hợp CKS thích hợp trong khoảng nhiệt độ từ 28
0
C – 30
0
C

[14]. Năm 2006, Bùi Thị Việt Hà đã công bố nhiệt độ 25
0
C – 35
0
C là nhiệt độ
tối ưu cho ba chủng xạ khuẩn Streptomyces T – 41, Streptomyces D – 42,
Streptomyces TC – 54 sinh CKS mạnh [8].
Sinh tổng hợp chất kháng sinh phụ thuộc rất nhiều vào pH môi trường.
pH tác động trực tiếp đến tính chất hệ keo của tế bào, đến hoạt lực của các
enzyme. pH thay đổi làm điện tích màng tế bào chất thay đổi, dẫn đến sự thay
đổi tính thẩm thấu của màng tế bào và pH cũng làm thay đổi hẳn chiều hướng
của các phản ứng. Tùy loài xạ khuẩn khác nhau, pH thích hợp cho sinh tổng
hợp CKS có thể là trung tính, pH kiềm hay axit. Theo Lê Thị Thanh Xuân và
đtg (2007), pH thích hợp đối với hai chủng Streptomyces cyaneogryceus HD54
và Streptomyces hygroscopicus HD58 sinh tổng hợp CKS mạnh là 7,0 [28].
Nguyễn Hoàng Minh Huy (2006) cũng công bố pH 7,0 là pH tối ưu cho
sinh tổng hợp CKS cực đại của chủng Streptomyces dicklowii [11]. Theo kết
quả nghiên cứu của Bùi Thị Việt Hà (2006), chủng T - 41 sinh kháng sinh
mạnh ở pH 7 – 8; chủng D - 42 ở pH 7 còn chủng TC – 54 lại sinh tổng hợp
CKS cực đại ở pH 6 – 8 [9]. Năm 2004, Biền Văn Minh và đtg đã công bố pH
thích hợp cho sinh kháng sinh mạnh đối với hai chủng Streptomyces A5 và
A6 là pH = 6,0 [19].
Số hóa bởi trung tâm học liệu

16
Xạ khuẩn là loại VSV có nhu cầu thông khí cao hơn so với các VSV
khác, nhất là ở giai đoạn nhân giống (khoảng từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 12 của
quá trình nuôi cấy). Do vậy để đảm bảo thông khí tốt, người ta thường bổ
sung vào môi trường lên men benzilthioxyanat làm tăng khả năng hòa tan
oxy. Sự có mặt của oxy cũng là điều kiện cần thiết cho XK sinh CKS. Theo

kết quả của Nguyễn Hoàng Minh Huy (2006) khi khảo sát ở các nồng độ oxy
khác nhau đã cho thấy chế độ thông khí càng cao thì chủng Streptomyces
dicklowii sinh kháng sinh với hàm lượng càng cao, ở chế độ thông khí 200
vòng/phút hoạt tính kháng sinh cao nhất trong các lần thí nghiệm lặp lại, tuy
nhiên nếu tăng 250 vòng/phút thì hoạt tính kháng sinh không tăng. Vì vậy,
nuôi cấy chủng xạ khuẩn Streptomyces dicklowii tại chế độ thông khí 200
vòng/phút là thích hợp cho sự hình thành chất kháng sinh [11]. Năm 2008,
Đào Thị Lương và đtg cũng công bố chế độ thông khí 200 vòng/phút là thích
hợp cho chủng Streptomyces sindenensis D114 sinh CKS kháng Neisseria
gonorrhoeae [16]. Kết quả của Nguyễn Phương Nhuệ và đtg (2004) cho thấy,
chủng xạ khuẩn Streptomyces orientalis 4912 sinh CKS mạnh nhất ở chế độ
thông khí là 220 vòng/phút [20].
Như vậy, nồng độ oxy thích hợp cho sinh tổng hợp CKS của các chủng
XK khác nhau là khác nhau và thông thường nồng độ oxi thích hợp là 2 – 8ml
O
2
/100ml môi trường lên men.
Việc tổng hợp CKS không chỉ phụ thuộc vào điều kiện lên men, mà còn
phụ thuộc vào chất lượng của bào tử và giống sinh dưỡng. Tuổi giống cấy
truyền vào môi trường lên men cho hiệu suất CKS cao nhất thường là 24 giờ
tuổi, nếu cấy truyền sớm hay muộn quá đều ảnh hưởng không tốt đến khả
năng sinh trưởng và sinh kháng sinh của XK. Lượng giống cấy truyền khoảng
từ 2 - 10%, lượng giống phù hợp sẽ đảm bảo cho xạ khuẩn sử dụng triệt để
Số hóa bởi trung tâm học liệu

17
được các chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy và khi đó sẽ làm cho
hàm lượng chất kháng sinh được tổng hợp là cao nhất [10].
Tùy theo từng loại chủng XK mà thời gian thích hợp để lên men thu sản
phẩm trao đổi chất rất khác nhau, vì vậy để thu được lượng hoạt tính kháng

sinh cao nhất cần khảo sát từng thời điểm nuôi cấy khác nhau. Theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Minh Huy (2006) cho thấy, thời gian thích
hợp cho lên men sinh chất kháng sinh cực đại đối với chủng Streptomyces
dicklowii là 5 ngày [11]. Chủng Streptomyces QN-29 và ĐN-110 cũng sinh
CKS cực đại sau 5 ngày nuôi cấy [10]. Kết quả của Biền Văn Minh và đtg
(2004) thì khoảng thời gian 4 ngày lại thích hợp cho lên men sinh CKS cực
đại của hai chủng Streptomyces A5 và A6 [19]. Năm 2008, Đào Thị Lương và
đtg đã công bố chủng Streptomyces D114 sinh kháng sinh mạnh trong thời
gian từ 4 – 7 ngày [16].
1.4.2. Ảnh hưởng của thành phần môi trường lên men
CKS là sản phẩm thứ cấp nên quá trình sinh tổng hợp CKS phụ thuộc
chặt chẽ vào thành phần môi trường dinh dưỡng. Trước hết là nguồn cacbon,
nitơ, tỷ lệ C/N và các chất khoáng [29].
Các hợp chất cacbon có ý nghĩa hàng đầu trong sự sinh trưởng và hình
thành CKS. Nguồn cacbon được đưa vào môi trường nhằm cung cấp mạch
cacbon cho quá trình tổng hợp và sự trao đổi hydratcacbon giúp cho vi sinh
vật thu nhận năng lượng, tạo các liên kết trong quá trình tổng hợp, là thành
phần của tế bào. Tuy nhiên, tùy từng chủng khác nhau mà khả năng sử dụng
các loại đường là khác nhau, do đó cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh kháng
sinh của các chủng này. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Minh
Huy (2006) cho thấy chủng Streptomyces dicklowii có hoạt tính kháng sinh
cao hơn cả khi sử dụng nguồn cacbon là glucose, rỉ đường [11]. Kết quả của
Số hóa bởi trung tâm học liệu

18
Bùi Thị Việt Hà (2006) thì nguồn lactose và rỉ đường lại thích hợp nhất cho
khả năng sinh kháng sinh của các chủng Streptomyces T - 41, Streptomyces D
- 42, Streptomyces TC – 54 [8]. Năm 2008, Bùi Thị Hà đã công bố chủng
Streptomyces R2 và Streptomyces Đ1 sinh kháng sinh mạnh nhất khi sử dụng
nguồn cacbon là saccarose [7]. Kết quả nghiên cứu của Đào Thị Lương và đtg

(2005) cho thấy, nguồn cacbon là tinh bột lại thích hợp nhất cho chủng
Streptomyces L30 sinh kháng sinh [17]. Ngoài ra, một số chủng còn có thể sử
dụng các loại acid hữu cơ và chất béo làm nguồn thức ăn cacbon trong lên
men sinh CKS.
Trong môi trường nuôi cấy, nguồn nitơ đóng vai trò là thành phần
nguyên liệu cho sự tổng hợp các sản phẩm của tế bào, ngoài ra các hợp chứa
nitơ còn giúp tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất và điều hòa quá trình
chuyển hóa. Hầu hết các chủng XK sinh CKS đều đòi hỏi cả hai nguồn nitơ
hữu cơ và vô cơ. Nguồn nitơ hữu cơ thích hợp nhất thường là các hợp chất từ
thực vật như bột đậu tương, cao ngô. Nguồn nitơ vô cơ thường sử dụng là
muối amon. Muối nitrat không thích hợp cho sự sinh tổng hợp CKS của nhiều
chủng XK. Kết quả nghiên cứu của Biền Văn Minh và đtg (2004) cho thấy
với nguồn nitơ là cao thịt thì chủng Streptomyces A5 và Streptomyces A6 sinh
nhiều CKS nhất [19]. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Việt Hà (2006), chủng
Streptomyces T – 41 và Streptomyces TC - 54 sinh CKS cực đại khi sử dụng
nguồn nitơ là bột đậu tương còn chủng Streptomyces D - 42 lại sinh nhiều
CKS nhất với nguồn nitơ là cao nấm men [8]. Bùi Thị Hà (2004) cũng cho
rằng với nguồn nitơ là bột đậu tương thì các chủng Streptomyces Đ1 và
Streptomyces R2 sinh nhiều CKS nhất [7]. Năm 2005, Đào Thị Lương và đtg
cũng đã công bố, chủng Streptomyces L30 sinh CKS cực đại khi sử dụng
nguồn nitơ là (NH4)
2
SO
4
[17].
Số hóa bởi trung tâm học liệu

19
Phosphate vô cơ đóng vai trò như là tác nhân điều chỉnh sinh tổng hợp
CKS. Nguồn K và P có thể dùng ở các dạng K

2
HPO
4
, KH
2
PO
4
hoặc
(NH
4
)
2
H
2
PO
4
, NH
4
H
2
PO
4
và K
2
SO
4
; nguồn magie và lưu huỳnh – MgSO
4
;
nguồn sắt – FeCl

3
, FeSO
4
(Lương Đức Phẩm, 2000) [24]. Nồng độ photphat
thích hợp cho sinh tổng hợp CKS thường không vượt quá 10 mg/ml. Nồng độ
photphat ban đầu cao sẽ làm tăng lượng axit nucleic dẫn đến kéo dài pha sinh
trưởng, rút ngắn pha tổng hợp, làm tăng ATP trong tế bào, dẫn đến giảm hoặc
ngừng hẳn sinh tổng hợp CKS.
Những nguyên tố vi lượng chủ yếu là B, Cu, Zn, Co, Mo, Mn, Fe…
chúng tham gia trong thành phần các enzyme của vi sinh vật [24]. Tất cả các
phản ứng tổng hợp sinh học, phân giải và trao đổi chất hữu cơ đều có sự tham
gia của các hệ enzyme khác. Đây là thành phần không thể thiếu trong môi
trường lên men. Nếu môi trường lên men có nguồn dinh dưỡng tự nhiên thì
hầu hết các nguyên tố vi lượng đã có sẵn. Việc bổ sung các chất giàu nguyên
tố vi lượng vào môi trường sẽ làm thay đổi đáng kể khả năng tổng hợp CKS
của nhiều chủng xạ khuẩn.
Trong tổng hợp CKS, phương pháp nuôi cấy cũng là một trong những
yếu tố quyết định. Khi nuôi cấy bề mặt, đặc điểm hai pha thường không quan
sát thấy, CKS được tạo thành trong suốt pha sinh trưởng và do vi sinh vật
phát triển trên bề mặt môi trường nên tốn rất nhiều diện tích. Do đó, quá trình
sản xuất CKS thường được tiến hành theo phương pháp nuôi cấy chìm trong
nồi lên men có cánh khuấy đảo và sục khí. Chủng vi sinh vật cấy vào môi
trường được phân tán khắp mọi điểm và chung quanh bề mặt tế bào được tiếp
xúc với dịch dinh dưỡng nên VSV tận dụng được tối đa nguồn dinh dưỡng có
trong môi trường do đó khả năng sinh tổng hợp CKS cao. Ngoài ra, phương
pháp lên men chìm cũng có nhiều ưu điểm đó là tốn ít mặt bằng trong xây
dựng, lắp đặt dây truyền, dễ cơ giới hóa, tự động hóa… [1].
Số hóa bởi trung tâm học liệu

20

1.5. MỘT SỐ BỆNH DO VI KHUẨN VÀ NẤM GÂY RA
1.5.1.Một số bệnh do vi khuẩn gây ra
* Nhiễm khuẩn Escherichia coli
E.coli là một nhóm vi khuẩn (bacteria) sống trong đường tiêu hóa (ruột)
của con người và động vật. Có nhiều loại E.coli, nhưng phần lớn là vô hại, tuy
nhiên cũng có nhiều chủng có thể gây bệnh thậm chí gây nguy hiểm như gây
rối loạn máu và suy thận, thậm chí dẫn đến tử vong cho người.
Tiêu chảy ra máu là triệu chứng chính của nhiễm E.coli. Người bị nhiễm
cũng có thể cảm thấy đau thắt bao tử và nôn ói. Ngoài ra, một số triệu chứng
biểu hiện rõ hơn khi nhiễm E.coli được ghi nhận như: da trở nên xanh xao,
cảm lạnh, cảm thấy yếu cơ, có những vết thâm tím trên người, đi tiểu rất ít
nước tiểu… Vi khuẩn có thể lan truyền từ người sang người, thông thường
qua người không rửa tay sau khi đi tiêu. E.coli cũng có thể lan truyền từ tay
đến các vật dụng trong nhà, chẳng hạn như thớt dùng để chuẩn bị thức ăn. Để
phòng tránh nhiễm khuẩn cần có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ tại những
nơi sinh hoạt hàng ngày như trong nhà bếp, nhà ăn… thường xuyên rửa tay
với nước nóng hay xà phòng, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với thịt, rửa tay với
xà phòng sau khi đi tiêu, tiểu hay thay tã cho trẻ con, tránh uống nước khi bơi
lội dưới sông hay ao hồ…
Gần đây, khi các phương tiện truyền thông đưa tin liên tục về việc thực
phẩm nhiễm khuẩn E.coli gia tăng. Vì vậy, tìm cách điều trị hiệu quả hơn là
điều rất cần thiết và hữu ích cho các nghiên cứu y học.
* Nhiễm khuẩn tụ cầu Staphylococcus aureus
S.a hay tụ cầu vàng là một loài tụ cầu khuẩn Gram dương kỵ khí tùy
nghi, và là nguyên nhân thông thường nhất gây ra nhiễm khuẩn trong các loài
tụ cầu. S.a là một phần của hệ vi sinh vật sống thường trú ở da được tìm thấy
Số hóa bởi trung tâm học liệu

21
ở cả mũi và da. Khoảng 20% dân số loài người là vật mang lâu dài

của S.aureus.
Sắc tố carotenoid staphyloxanthin làm nên tính chất màu vàng của
S.aureus, vốn có thể thấy được từ các khúm cấy trên thạch của cầu khuẩn này.
Sắc tố đóng vai trò là một tác nhân độc hại có tính chất chống ôxy hóa giúp
cho vi sinh vật không bị chết bởi các chủng oxy gây phản ứng được sử dụng
bởi hệ thống miễn dịch. Các tụ cầu thiếu sắc tố sẽ dễ dàng bị tiêu diệt bởi hệ
thống miễn dịch của cơ thể ký chủ.
* Ngộ độc thực phẩm Bacillus subtilis
B.s là vi khuẩn Gram dương được tìm thấy tự nhiên trong đất và thực vật,
B.subtilis thường phát triển dưới dạng một tập hợp các đám tương trợ nhau và
cho phép tồn tại dưới những điều kiện khắc nghiệt.
B.s phần lớn không gây bệnh nhưng có thể làm ô nhiễm thực phẩm. Tuy
nhiên, một số vi khuẩn B.s có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như vi
khuẩn Bacillus cereus và Bacillus licheniformis. B.scó thể dẫn đến hai loại
ngộ độc. Nó có thể gây ra buồn nôn, nôn, và đau bụng cho 1-6 giờ, hoặc tiêu
chảy và đau bụng cho 8-16 giờ. Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra do ăn gạo
bị ô nhiễm với vi khuẩn B.s, thậm chí một số vi khuẩn B.s sinh vật có thể gây
ra các bệnh nghiêm trọng hơn như Bacillus anthracis gây bệnh than…Do đó,
cần mở rộng hơn nữa các nghiên cứu liên quan đến Bacillus anthracis để
chúng ta có những biện pháp hiệu quả nhất cho việc phòng và trị các bệnh do
loại vi khuẩn này gây nên.
* Bệnh cơ hội Pseudomonas aeruginosa
P.a là một sinh vật hình que có thể được tìm thấy trong đất, nước, thực
vật và động vật. P.a hiếm khi gây bệnh ở người khỏe mạnh, nhưng lây nhiễm
những người đã bị bệnh hoặc người đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch, nó
được gọi là một tác nhân gây bệnh cơ hội. Tác nhân gây bệnh cơ hội là những
Số hóa bởi trung tâm học liệu

22
sinh vật không thường gây bệnh, nhưng nhân tự do ở những người có hệ miễn

dịch bị suy yếu do bệnh tật hoặc thuốc men. Người đó được cho là suy giảm
miễn dịch. Bệnh nhân AIDS có nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng P.a
nghiêm trọng và phổ biến.
Vi khuẩn này cũng chính là nguyên nhân thứ hai của viêm phổi bệnh
viện, chúng có thể lây trong bệnh viện bởi nhân viên y tế, thiết bị y tế, chậu
rửa, các giải pháp khử trùng, và thực phẩm, lây từ bộ phận này sang bộ phận
khác của cơ thể. Một số bệnh nguy hiểm và phổ biến do loại này gây ra như
nhiễm khuẩn máu, viêm màng não, áp xe não, gây loét giác mạc, xơ nang,
viêm phổi mãn tính, viêm nang long, thủy đậu…
Có thể thấy, P.a một khi bị nhiễm sẽ gây rất nhiều hậu quả nghiêm trọng
thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng và trị các căn
bệnh do chúng gây nên là việc làm hết sức quan trọng và ý nghĩa trong việc
chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
* Bệnh lỵ Shigella flexneri
S.flexneri là một loài vi khuẩn Gram âm thuộc chi Shigella chúng không
có vỏ, không lông và không sinh nha bào. Chúng sống chủ yếu trong nước
ngọt, rau sống, thức ăn, đồ vải nhiễm bẩn…ngay trong nhiệt độ phòng. Một
trong những căn bệnh nguy hiểm do loài này gây ra là bệnh lỵ trực khuẩn hay
còn gọi với tên khác là lỵ trực trùng. Lỵ trực khuẩn là bệnh viêm đại trực
tràng, thể cấp tính điển hình có biểu hiện lâm sàng là sốt cao, đau bụng theo
cơn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhày và có máu, rót mặn khi đại tiện.
Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, lây trực tiếp từ người sang người, do
bàn tay bẩn nhiễm khuẩn, lây gián tiếp qua nước uống, thức ăn, ruồi nhặng…
Tất cả mọi người đều có thể bị bệnh lỵ trực tràng và có thể mắc bệnh
nhiều lần trong đời do miễn dịch sau bệnh không bền, chỉ tồn tại yếu trong 1
đến 2 năm, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi, dịch có thể phát tán quanh năm

×