Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học loài mỡ Sa Pa (Manglietia sapaensis N.H.Xia Q. L Vu) tại vườn quốc gia Hoàng Liên, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 114 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu
Số hóa bởi trung tâm học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






LÊ XUÂN THẮNG





NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
SINH THÁI HỌC LOÀI MỠ SA PA
(Manglietia sapaensis N.H. Xia & Q.N. Vu)
TẠI VƢỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN
HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI



CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60 62 02 01




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP












Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu

Số hóa bởi trung tâm học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP







LÊ XUÂN THẮNG




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC

LOÀI MỠ SA PA (Manglietia sapaensis N.H. Xia & Q.N. Vu) TẠI VƢỜN
QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI


Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Quang Nam




Thái Nguyên, 2013

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







LÊ XUÂN THẮNG





NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
SINH THÁI HỌC LOÀI MỠ SA PA
(Manglietia sapaensis N.H. Xia & Q.N. Vu)
TẠI VƢỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN
HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI


Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. VŨ QUANG NAM






Thái Nguyên - 2013


Số hóa bởi trung tâm học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào để bảo vệ luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ. Các hình và ảnh sử dụng
trong công trình là của tác giả và tập thể cộng tác./.

Tác giả



Lê Xuân Thắng

Số hóa bởi trung tâm học liệu
ii

Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học loài Mỡ
sa pa (Manglietia sapaensis N.H. Xia & Q.N. Vu) tại Vườn Quốc gia
Hoàng Liên - tỉnh Lào Cai” được hoàn thành theo chương trình đào tạo
Cao học nông lâm, chuyên ngành Lâm học, khoá 19 (2011 - 2013).
Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, khoa Đào tạo Sau đại học và
các thầy giáo, cô giáo thuộc Trường Đại học nông lâm Thái nguyên. Nhân dịp
này cho tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Quang Nam –
Trường Đại học Lâm nghiệp - Hà Nội với tư cách là những người hướng dẫn

khoa học, đã tận tình giú
hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào
Cai là nơi tác giả đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập và thu thập số liệu ngoại nghiệp để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành luận văn.
Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản
luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các các thầy, cô giáo, bạn bè đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả


Lê Xuân Thắng

Số hóa bởi trung tâm học liệu
iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Trên thế giới 4
1.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây 4
1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học 5
1.1.3. Nghiên cứu về cây Mỡ sa pa 8
1.2. Ở Việt Nam 10
1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây 10
1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái loài cây 11
1.2.3. Nghiên cứu về cây Mỡ Sa Pa 13
1.3. Nhận xét, đánh giá chung 14
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 15
1.4.1. Điều kiện tự nhiên 15
1.4.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính 15
1.4.1.2. Địa hình, địa mạo 16
1.4.1.3. Địa chất, đất đai 17
1.4.1.4. Khí hậu, thủy văn 19
1.4.2. Đặc điểm kinh tế - Xã hội 24
1.4.2.1. Dân tộc, dân số và lao động 25
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2. Nội dung nghiên cứu 29
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Mỡ sa pa 29

Số hóa bởi trung tâm học liệu
iv
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố Mỡ sa pa tại VQG Hoàng Liên 29
2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của Mỡ sa pa tại VGQ Hoàng Liên 30
2.2.4. Đề xuất giải pháp bảo vệ và giải pháp phát triển các loài cây 30

2.3. Phạm vi nghiên cứu 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung 30
2.4.2. Phương pháp điều tra cụ thể 31
2.4.2.1. Điều tra sơ thám 31
2.4.2.2. Điều tra chi tiết 31
2.4.4. Phương pháp nội nghiệp 38
2.4.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng 38
2.4.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài 40
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
3.1. Đặc điểm hình thái loài Mỡ sa pa 42
3.1.1. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá, tán lá, hoa, quả, hạt 42
3.1.2. Vật hậu 44
3.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố loài Mỡ sa pa tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 46
3.2.1. Đặc điểm hoàn cảnh rừng nơi có loài Mỡ sa pa phân bố tự nhiên 46
3.2.1.1. Đặc điểm địa hình nơi có loài Mỡ sa pa tự nhiên tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào
Cai 46
3.2.1.2. Đặc điểm khí hậu nơi có loài Mỡ sa pa phân bố tự nhiên 47
3.2.1.3. Đặc điểm đất đai nơi có loài Mỡ sa pa phân bố tự nhiên. 48
3.2.2. Đặc điểm phân bố của loài Mỡ sa pa theo đai cao, trạng thái rừng 48
3.2.3. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi có loài Mỡ sa pa phân bố tự nhiên
tại VQG Hoàng Liên 50
3.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Mỡ sa pa tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 62
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh 62
3.3.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh 64
3.3.3. Đặc điểm chất lượng, nguồn gốc tầng cây tái sinh 68
3.3.4. Phân cấp cây tái sinh theo cấp chiều cao và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng tại khu
vực nghiên cứu 69
3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Mỡ sa pa tại VQG Hoàng Liên,
tỉnh Lào Cai 70

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 73

Số hóa bởi trung tâm học liệu
v
1. Kết luận 73
2. Tồn tại 76
3. Khuyến nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 79
PHỤ BIỂU

Số hóa bởi trung tâm học liệu
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Thống kê diện tích các loại đất, loại rừng VQG Hoàng Liên 22
Bảng 1.2: Hiện trạng dân số và lao động các xã năm 2011 26
Bảng 3.1: Mô tả đặc điểm hình thái thân, cành, lá, tán lá, hoa, quả, hạt 42
Bảng 3.2: Sơ đồ hóa hiện tượng sinh học trong các pha vật hậu Mỡ sa pa, năm 2012
– 2013 45
Bảng 3.3: Đặc trưng các kiểu khí hậu VQG Hoàng Liên 47
Bảng 3.4: Đặc điểm phân bố của loài Mỡ sa pa phân theo đai cao, trạng thái rừng tại
VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 49
Bảng 3.5: Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố (độ
cao 2.017m; trạng thái: Rừng giàu IIIA3) 51
Bảng 3.6: Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố (độ
cao 2.050m; trạng thái: Rừng trung bình IIIA2) 52
Bảng 3.7: Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố (độ
cao 2.234m; rừng phục hồi IIb, đất trống cây gỗ Ic) 54
Bảng 3.8: Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố (độ

cao 2.300m; Rừng phục hồi IIb, đất trống cây gỗ Ic) 54
Bảng 3.9: Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố (độ
cao 2.400m; Rừng phục hồi IIb, đất trống cây gỗ Ic) 55
Bảng 3.10: Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố
(độ cao 2.581m; Rừng phục hồi IIb, đất trống cây gỗ Ic) 55
Bảng 3.11: Công thức tổ thành rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố theo đai cao
tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 57
Bảng 3.12: Cấu trúc mật độ Mỡ sa pa phân bố theo đai cao tại VQG Hoàng Liên,
tỉnh Lào Cai 58
Bảng 3.13: Mức độ thường gặp loài Mỡ sa pa thuộc khu vực nghiên cứu VQG
Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 60
Bảng 3.14: Mức độ thường gặp của một số loài cây thuộc khu vực nghiên cứu VQG
Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 61
Bảng 3.15: Mức độ thân thuộc của loài Mỡ sa pa với một số loài quan trọng trong
khu vực phân bố từ độ cao 2.234 m đến 2.581 m 61

Số hóa bởi trung tâm học liệu
vii
Bảng 3.16: Cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh rừng tự nhiên nơi có Mỡ sa pa phân bố
tại VQG Hoàng Liên 63
Bảng 3.17: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có Mỡ sa pa phân bố ở VQG
Hoàng Liên, độ cao 2.234m 65
Bảng 3.18: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có Mỡ sa pa phân bố ở VQG
Hoàng Liên, độ cao 2.300m 65
Bảng 3.19: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có Mỡ sa pa phân bố ở
VQG Hoàng Liên, độ cao 2400m 65
Bảng 3.20: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có Mỡ sa pa phân bố ở VQG
Hoàng Liên, độ cao 2.581m 66
Bảng 3.21: Công thức tổ thành tầng cây tái sinh nơi có Mỡ sa pa phân bố tại VQG
Hoàng Liên theo đai cao 67

Bảng 3.22: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh nơi có Mỡ sa pa phân bố tại VQG
Hoàng Liên theo đai cao 68
Bảng 3.23: Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tại khu vực có Mỡ sa pa phân bố
tại VQG Hoàng Liên theo đai cao 70
Mẫu biểu 01: Điều tra đặc tính vật hậu học của cây 33
Mẫu bảng 01: Điều tra phân bố của loài theo tuyến 34
Mẫu bảng 02: Điều tra tầng cây cao 35
Mẫu bảng 03: Điều tra cây tái sinh dưới tán rừng 36
Mẫu bảng 04: Điều tra tái sinh của loài quanh gốc cây mẹ 37
Mẫu bảng 05: Điều tra cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng 37
Mẫu bảng 06: Điều tra ô hình tròn 6 cây 38

Số hóa bởi trung tâm học liệu
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Thân cây Mỡ sa pa 42
Hình 3.2. Lá Mỡ sa pa 42
Hình 3.3. Nụ hoa Mỡ sa pa 43
Hình 3.4. Hoa Mỡ sa pa 43
Hình 3.5. Quả Mỡ sa pa 44
Hình 3.6. Hạt Mỡ sa pa 44







Số hóa bởi trung tâm học liệu

ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTTT : Công thức tổ thành
D
T
: Đường kính tán
D
1.3 :
Đường kính 1,3 m
D
00
: Đường kích gốc
D
1.3tb
: Đường kính ngang ngực trung bình
H
DC
: Chiều cao dưới cành
H
VN
: Chiều cao vút ngọn
Hvntb : Chiều cao vút ngọn trung bình
OTC : Ô tiêu chuẩn
ODB : Ô dạng bản
QXTVR : Quần xã thực vật rừng
TS : Tái sinh
VQG : Vườn Quốc Gia







Số hóa bởi trung tâm học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ biện chứng tác động qua
lại lẫn nhau. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên hay tài nguyên rừng nói riêng
đối với cuộc sống con người đã được nhiều tài liệu đề cập đến và không phải
bàn cãi nhiều. Tuy nhiên, dưới nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp khác
nhau đã và đang làm ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên này và làm cho
tính đa dạng sinh học bị suy giảm trầm trọng. Bên cạnh việc nhiều loài, nhiều
taxon được phát hiện và mô tả mới cho khoa học thì rất có thể nhiều loài khác
– loài chưa từng được biết đến đã đối điện với nguy cơ bị đe dọa và tuyệt
chủng, và trong số đó có thể có những loài có giá trị đặc biệt đối với khoa học
và cuộc sống của con người.
Vườn Quốc gia Hoàng Liên là một khu rừng đặc dụng ở phía Tây Bắc
tỉnh Lào Cai, được thành lập theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 12/07/2002 về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên
nhiên Hoàng Liên Sa Pa thành Vườn Quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai và đã
được UNESCO công nhận là Vườn di sản ASEAN năm 2003. Thiên nhiên đã
ban tặng cho Hoàng Liên những điều kiện tự nhiên hết sức đặc biệt: là phần
cuối cùng của dãy Himalaya chạy dọc sông Hồng theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam, là sự kéo dài của cao nguyên Vân Quí và núi Ailao Shan của
Trung Quốc, là khu vực gồm hầu hết các đỉnh núi có độ cao trên 1000m,
trong đó có đỉnh Fanxipan cao tới 3.143m so với mặt nước biển và được ví
như "nóc nhà" của Đông Dương, là nơi giao lưu của hai tiểu vùng khí hậu ôn
đới núi cao và á nhiệt đới, Chính vì vậy, VQG Hoàng Liên được các nhà

khoa học xác định là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật vào bậc
nhất của Việt Nam, là nơi còn sót lại nhiều loài đặc hữu, quý hiếm được ghi
trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.


Số hóa bởi trung tâm học liệu
2
Họ Ngọc lan (Magnoliaceae) là họ nguyên thủy và đóng vai trò quan
trọng đối với khoa học phân loại và tiến hóa trong việc hình thành khái niệm
về hoa đầu tiên của thực vật Hạt kín (Angiospermae). Trên thế giới họ này
bao gồm khoảng 300 loài phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam
họ Ngọc lan có khoảng 55 loài phân bố rải rác từ Bắc vào Nam. Họ mang
những đặc điểm nguyên thủy như các thành phần hoa nhiều, chưa phân hóa và
xếp trên đế hoa lồi. Đa số các loài trong họ là cây gỗ và được dùng phổ biến
trong đóng đồ gia dụng có giá trị vì gỗ có vân đẹp, mịn, thơm, không mối
mọt; nhiều loài có hoa đẹp, hương thơm và được trồng làm cảnh, nhiều loài
được dùng làm thuốc hay làm gia vị đặc biệt.
Cây Mỡ sa pa (Manglietia sapaensis) được hai nhà thực vật học Vũ
Quang Nam (Việt Nam) và Xia Nian-he (Trung Quốc) phát hiện và mô tả mới
cho khoa học (new species) và được công bố trên tạp chí chuyên ngành của
Thụy Điển năm 2010 (Nordic Journal of Botany 28: 294-297). Loài được phát
hiện trên tuyến từ Trạm Tôn lên đỉnh Faxipan, thuộc VQG Hoàng Liên, ở khu
vực có độ cao trên 2000m so với mặt nước biển. Mỡ sa pa là loài cây gỗ nhỏ
đến nhỡ, búp lá màu đỏ tía, mặt dưới lá thường phủ lớp phấn bạc; hoa to,
trắng, thơm; quả được bà con người Mông thu hái về đun nước uống chữa
bệnh đường ruột.
Tuy mang nhiều đặc điểm quan trọng cho khoa học và là loài cây tiềm
năng có thể ứng dụng trong lâm nghiệp đô thị, trồng rừng hay có thể phát
triển nghiên cứu và ứng dụng trong y học, nhưng từ khi phát hiện đến nay,
ngoài việc mô tả và công bố mới cho khoa học thì loài Mỡ sa pa này chưa

được mở rộng điều tra về phân bố của loài, cũng chưa có những nghiên cứu
tiếp theo về các đặc điểm vật hậu, sinh thái, tái sinh loài, Hơn thế nữa, trong
công bố ban đầu các tác giả có chỉ rõ chỉ có 6 cá thể của loài Mỡ sa pa này
được nghi nhận tại khu vực có độ cao trên 2000m. Từ thực tiễn nêu trên,
chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học loài
Mỡ sa pa (Manglietia sapaensis N.H. Xia & Q.N.Vu) tại Vườn Quốc gia
Hoàng Liên - tỉnh Lào Cai” nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, đề xuất


Số hóa bởi trung tâm học liệu
3
những hướng bảo tồn và phát triển loài cây có triển vọng và hiếm này tại
Vườn Quốc gia Hoàng Liên và Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung
Nhằm cung cấp thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản
của loài Mỡ sa pa tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai làm cơ sở đề xuất các
giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở Hoàng Liên và Việt Nam.
+ Mục tiêu cụ thể
- Xác định được những đặc điểm cơ bản về hình thái và vật hậu của loài
Mỡ sa pa.
- Xác định được một số đặc điểm sinh thái và phân bố, đặc điểm tái sinh
của loài Mỡ sa pa tại khu vực nghiên cứu.
- Bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở
Hoàng Liên và Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Về mặt khoa học: Bổ sung các thông tin khoa học và là cơ sở khoa học
cho các nhà quản lý bảo tồn.
- Về mặt thực tiễn: Cơ sở để thực hiện nghiên cứu loài Mỡ sa pa
(Manglietia sapaensis N.H. Xia & Q.N.Vu) làm cơ sở đề xuất hướng bảo tồn

loài và giám sát đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.







Số hóa bởi trung tâm học liệu
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây
Việc nghiên cứu sinh học loài cây trong đó có các đặc điểm hình thái
và vật hậu đã được thực hiện từ lâu trên thế giới. Đây là bước đầu tiên, làm
tiền đề cho các môn khoa học khác liên quan. Có rất nhiêu công trình liên
quan đến hình thái và phân loại các loài cây. Những nghiên cứu này đầu tiên
tập trung vào mô tả và phân loại các loài, nhóm loài, Có thể kể đến một vài
công trình rất quen thuộc liên quan đến các nước lân cận như: Thực vật chí
Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc
và trung tâm Ấn độ (1874), Thực vật chí Ấn độ 7 tập (1872 – 1897), Thực vật
chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 – 1925), Thực vật chí Hải
Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam (1977), Thực vật chí Quảng
Đông, Trung Quốc (9 tập). Sự ra đời của các bộ thực vật chí đã góp phần làm
tiền đề cho công tác nghiên cứu về hình thái, phân loại cũng như đánh giá tính
đa dạng của các vùng miền khác nhau.
Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là thời kỳ mở đầu cho thời kỳ
nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.I. cho rằng “Chỉ cần điều tra

trên một diện tích đủ lớn để có thể bao chùm được sự phong phú của nơi sống
nhưng không có sự phân hoá mặt địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể.
Tolmachop đã đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở
vùng nhiệt đới ẩm thường là 1500 - 2000 loài.
Về vật hậu học: Hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơ
quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Chu kỳ vật hậu của cùng 1 loài phân bố
ở các vùng sinh thái khác nhau sẽ có sự sai khác rõ rệt. Điều này có ý nghĩa
cần thiết trong nghiên cứu sinh thái cá thể loài và công các chọn tạo giống.


Số hóa bởi trung tâm học liệu
5
Các công trình như nêu trên cũng đã ít nhiều nêu ra các đặc điểm về chu kỳ
hoa, quả và các đặc trưng vật hậu của từng loài, nhóm loài.
1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở đề xuất
biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong
kinh doanh rừng rất được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo đó,
các lý thuyết về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng được vận dụng triệt để
trong nghiên cứu đặc điểm của 1 loài cụ thể nào đó.
Odum E.P (1971) [22] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái, trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P (1935). Ông đã phân
chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể
nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kỳ sống, tập tính
cũng như khả năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý.
Lacher. W (1978) đã chỉ rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong sinh
thái thực vật như: Sự thích nghi với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh
sáng, độ nhiệt, độ ẩm, nhịp điệu khí hậu (Dẫn theo Nguyễn Thị Hương Giang,
2009) [10].
Tái sinh là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng,

đó là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn
hoàn cảnh rừng. Hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ
thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố.
Vansteenis (1956) [24] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến
của rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt.
Baur G.N (1962) [1] cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh
sáng đã làm ảnh hưởng đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm
thì ảnh hưởng đó thường không rõ ràng. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài
cây trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thường khá lớn. Vì vậy, khi


Số hóa bởi trung tâm học liệu
6
nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánh giá chính xác tình hình tái sinh
rừng và có những biện pháp tác động phù hợp.
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ
qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường
sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên trong
của quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp.
Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc
hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ.
Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và P.W Risa (1933-
1934) đề sướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan, đến nay phương pháp đó
vẫn được sử dụng nhưng nhược điểm là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp
theo hướng thẳng đứng trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc
phục bằng cách vẽ một số dải kề nhau và đưa lại một hình tượng về không gian
3 chiều.
Sampion Gripfit (1948) khi nghiên cứu rừng tự nhiên ở Ấn Độ và rừng
ẩm nhiệt đới ở Tây Phi, đã kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp. Richards
P.W (1952) phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng, tương ứng với chiều cao là 6-

12 m, 12- 18 m, 18- 24 m, 24- 30 m, 30- 36 m, 36- 42 m, nhưng thực chất đây
chỉ là các lớp chiều cao. Odum E. P (1971) nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm
nơi có độ cao dưới 600 m ở Puecto Rico và cho rằng không có sự tập trung
khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả.
Richards P.W (1968) [16] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt
đới về mặt hình thái. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là
tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và thường có nhiều tầng. Ông
nhận định: "Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt
cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây".
Như vậy, nghiên cứu về tầng thứ theo chiều cao còn mang tính cơ giới,
nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới.


Số hóa bởi trung tâm học liệu
7
Việc nghiên cứu về cấu trúc rừng đã và đang được chuyển từ mô tả
định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học.
Rollet B.L (1971) đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính
bằng các hàm hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng
các dạng phân bố xác suất.
Balley (1972) [21] sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc
đường kính thân cây loài Thông, Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học
không thể phản ánh hết được những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với
nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phương pháp nghiên cứu
cấu trúc rừng theo hướng này không được vận dụng trong đề tài.
Từ việc vận dụng các lý luận về sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng trên,
nhiều nhà khoa học trên thế giới đã vận dụng vào nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái cho từng loài cây. Một vài công trình nghiên cứu có thể kể tới như:
Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới (World Agroforestry Centre,
2006), Anon (1996), Keble và Sidiyasa (1994) đã nghiên cứu đặc điểm hình

thái của loài Vối thuốc (Schima wallichii) và đã mô tả tương đối chi tiết về
đặc điểm hình thái thân, lá, hoa, quả, hạt của loài cây này, góp phần cung cấp
cơ sở cho việc gây trồng và nhân rộng loài Vối thuốc trong các dự án trồng
rừng (dẫn theo Hoàng Văn Chúc, 2009).
Tian - XiaoRui ( ) trong công trình nghiên cứu về khả năng chịu lửa
của một số loài cây trồng rừng đã rút ra kết luận, Vối thuốc (S. wallichii),
Castanopsis hystrix và Myrica rubra có sức chống lửa tốt nhất trong tổng số
12 loài cây nghiên cứu.
Vối thuốc là loài cây tiên phong ưa sáng, biên độ sinh thái rộng, phân
bố rải rác ở các khu vực phía Đông Nam Châu Á. Vối thuốc xuất hiện ở nhiều
vùng rừng thấp (phía Nam Thái Lan) và cả ở các vùng cao hơn (Nepal) cũng
như tại các vùng có khí hậu lạnh. Là cây bản địa của Brunei, Trung Quốc, ấn
Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Papua New Guinea, Phillipines, Thailand và Việt


Số hóa bởi trung tâm học liệu
8
Nam (World Agroforestry Centre, 2006). Vối thuốc thường mọc thành quần
thụ từ nơi đất thấp đến núi cao, phân bố ở rừng thứ sinh, nơi đồng cỏ, cây bụi
và ngay cả nơi ngập nước có độ mặn nhẹ. Vối thuốc có thể mọc trên nhiều
loại đất với thành phần cơ giới và độ phì khác nhau, từ đất cằn cỗi xương xẩu
khô cằn đến đất phì nhiêu, tươi tốt, có thể thấy Vối thuốc xuất hiện nơi đầm
lầy. Vối thuốc là loài cây tiên phong sau nương rẫy (Laos tree seed project,
2006) (dẫn theo Hoàng Văn Chúc, 2009) [8].
Theo Khamleck (2004), Họ Dẻ có phân bố khá rộng, với khoảng 900
loài chúng được tìm thấy ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, cận nhiệt đới và nhiệt
đới, song chưa có tài liệu nào công bố chúng có ở vùng nhiệt đới Châu Phi.
Hầu hết các loài phân bố tập trung ở Châu Á, đặc biệt ở Việt Nam có tới 216
loài và ít nhất là Châu Phi và vùng Địa Trung Hải chỉ có 2 loài (dẫn theo Trần
Hợp, 2002) [11].

Như vậy, với các công trình nghiên cứu về lý thuyết sinh thái, tái sinh,
cấu trúc rừng tự nhiên cũng như nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái đối
với một số loài cây như trên đã phần nào làm sáng tỏ những đặc điểm cấu
trúc, tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung. Đó là cơ sở để lựa chọn cho hướng
nghiên cứu trong luận văn.
1.1.3. Nghiên cứu về cây Mỡ sa pa
* Tên gọi, phân loại
Mỡ sa pa có tên khoa học là Manglietia sapaensis là cây gỗ nhỡ thuộc
chi Mỡ (Manglietia Blume), họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Đặc điểm chung
của họ Ngọc lan (Magnoliaceae) là gồm những loài cây thân gỗ hoặc cây bụi,
thường xanh hoặc rụng lá, hoa thường lưỡng tính cùng gốc ít khi hoa đơn tính
khác gốc hoặc đơn tính cùng gốc. Cây thường có lá kèm bao chồi búp, sớm
rụng và để lại sẹo hình khuyên trên cành. Lá đơn, mọc cách hiếm khi mọc đối,
đôi khi lá mọc tập trung ở đầu cành. Hệ gân lông chim, mép lá nguyên, hiếm
khi xẻ thùy. Hoa đơn độc, ở nách lá, hoa lớn; các thành phần của hoa nhiều,


Số hóa bởi trung tâm học liệu
9
chưa phân hóa và được xếp trên một đế hoa lồi; hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
Lá noãn và nhị hoa rất nhiều, xếp xoắn hình xuyến. Hoa thường có 2-14 lá noãn
xếp xoắn lại, sau khi được thụ phấn sẽ tạo thành quả đại kép. Họ Ngọc Lan có
khoảng 17 chi với 300 loài chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á và Trung Mỹ.
Chi Mỡ (Manglietia Blume) chủ yếu là những loài cây thân gỗ, thường
xanh hiếm khi rụng lá (chỉ trừ cây Manglietia decidua). Cây có lá kèm lớn,
sớm rụng và để lại sẹo ở cuống lá. Lá đơn, mọc cách, mép lá nguyên. Hoa
đơn độc, lưỡng tính, mọc ở đầu cành. Hoa có 9-13 cánh, xếp xoắn thành nhiều
vòng, vòng ngoài cùng cánh hoa thường mỏng hơn. Nhị nhiều, rời, chỉ nhị
ngắn, bao phấn thuôn dài. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời khép kín nhưng chưa
rõ bầu, vòi và đầu nhụy. Các bộ phận thường xếp xoắn ốc ít khi xếp vòng trên

đế hoa lồi. Quả đại kép, gồm nhiều đại rời, xếp cạnh nhau. Quả có dạng hình
cầu, hình trứng hoặc elip. Vỏ quả khi chín hóa gỗ, cứng. Mỗi quả đại thường
có 4 hạt trở lên. Chi Manglietia có khoảng 40 loài phân bố ở các nước nhiệt
đới và cận nhiệt đới của Châu Á, trong đó có 27 - 29 loài (15-17 loài đặc hữu)
phân bố tại Trung Quốc.
* Đặc điểm hình thái, sinh thái
Theo nhà thực vật học Vũ Quang Nam (2010) và một đồng nghiệp
người Trung Quốc [26] cây Mỡ sa pa là cây gỗ nhỏ đến nhỡ, thường xanh,
cao cỡ 10-15m, đường kính 30cm. Vỏ xám, nhẵn. Cành non chỗ đốt và cuống
lá dày đặc lông ánh đỏ ngắn, trở nên nhẵn khi trưởng thành, những cành già
xuất hiện nhiều bì khổng. Lá kèm bao chồi phủ đầy lông ánh đỏ hay vàng.
Cành non mập mạp, đường kính cỡ 8-12 mm, có nhiều vết bì khổng. Sẹo lá
kèm dài bằng ½ chiều dài cuống.
Lá đơn, nguyên, mọc cách xoắn trên cành. Phiến lá thuôn rộng, dày,
dai, cỡ (10-)19,0-23,5 x (4-)7-9 cm, mặt dưới bạc trắng, phủ lông ngắn (khó
nhìn bằng mắt thường), mặt trên nhẵn, lục sẫm; mép lá cuộn nhẹ xuống khi
khô. Cuống lá dài 2-3,5cm, cuống không phình. Gân hình mạng, gân bên


Số hóa bởi trung tâm học liệu
10
khoảng 9-12 chiếc mỗi bên của gân chính, gân mạng nỗi rõ khi khô; gân
chính và mép lá màu vàng tươi lúc còn tươi; gốc lá hình nêm rộng tới tròn,
đỉnh lá nhọn.
Cuống hoa và quả thường thẳng hoặc đôi khi uốn thỏng xuống, cỡ 1,8-
3,8 x 0,6-0,8 cm, cuống nhỏ dài 0-2mm, nhẵn. Búp hoa dạng xoan dài, phủ
đầu lông ánh đỏ hoặc vàng dễ nhận. Hoa về cơ bản mầu trắng khi nở, cánh
hoa 9 thuộc 3 vòng; 3 cánh vòng ngoài thường màu đỏ tía phía mặt ngoài, cỡ
6-7 x 3-4,5cm, các cánh vòng trong cỡ nhở và dày nạc hơn các cánh ngoài
một chút. Nhị nhiều, dài 1-1,5cm, màu tía, phần phụ trung đới dạng mấu lồi

hình tam giác, bao phấn mở trong. Nhụy dạng trứng ngược, cỡ 2 x 1cm, có
lông măng, dụng khi trưởng thành.
Quả đại kép, dạng trứng ngược, cỡ 7-9,5 x 4-5cm, màu đỏ tươi hay đỏ
thẫm, gồm 67-115 đại nhỏ, các đại nhỏ cỡ 2 x 1,5cm, khi chín mở theo sống
lưng sau đó là sống bụng, mỏ của đại ngắn, cỡ 2-4mm và coi cong ngược xuống
dưới khi khô. Phần sẹo của bao hoa và nhị hoa ở quả cỡ 1-1,4 x 0,7-0,9cm.
Mùa hoa: tháng 4 đến tháng 5; mùa quả từ tháng 8 đến tháng 10.
* Phân bố và sinh thái: Loài được phát hiện tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên,
Sa Pa, tỉnh Lào Cai, ở độ cao 2.199-2.275 m, trên đường từ Trạm Tôn lên
đỉnh núi Phan xi păng.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây
Ngoài những tác phẩm cổ điển về thực vật như “Flora Cochinchinensis“
của Loureiro (1790) và “Flore Forestière de la Cochinchine” của Pierre (1879-
1907), thì từ đầu những năm đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện một công trình nổi tiếng,
là nền tảng cho việc nghiên cứu về hình thái phân loại thực vật, đó là Bộ thực
vật chí Đông Dương do H. Lecomte chủ biên (1907-1952). Trong công trình
này, các tác giả người pháp đã thu mẫu, định tên và lập khóa mô tả các loài
thực vật bậc cao có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương, trong đó hệ thực


Số hóa bởi trung tâm học liệu
11
vật Việt Nam có 7004 loài, 1850 chi và 289 họ.
Đối với mỗi miền có những tác phẩm lớn khác nhau như ở miền Nam
Việt Nam có công trình thảm thực vật Nam Trung Bộ của Schmid (1974),
trong đó tác giả đã chỉ rõ những tiêu chuẩn để phân biệt các quần xã khác
nhau là sự phân hóa khí hậu, chế độ thoát nước khác nhau. Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập
do Lê Khả Kế chủ biên và ở miền Nam Phạm Hoàng Hộ (1970-1972) cũng

cho ra đời công trình đồ sộ 2 tập về “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”, trong đó
giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài rêu, còn
lại là 5246 loài thực vật có mạch, và sau này là “Cây cỏ Việt Nam”.
Ngoài ra, còn rất nhiều các bộ sách chuyên khảo khác, tuy không tách
riêng cho vùng Tây Nam Bộ nhưng cũng đã góp phần vào việc nghiên cứu đa
dạng sinh học thực vật chung, như các bộ về Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện
điều tra qui hoạch, 1971-1988), Cây thuốc Việt Nam (Viện dược liệu, 1990),
Cây tài nguyên (Trần Đình lý và cs., 1993), Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam (Trần
Hợp & Nguyễn Bội Quỳnh, 1993), 100 loài cây bản địa (Trần Hợp & Hoàng
Quảng Hà, 1997), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn chi và Trần Hợp,
1999), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002) [11], v.v Gần đây
Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng đã xây dựng và biên soạn được 11
tập chuyên khảo đến họ riêng biệt. Đây là những tài liệu vô cùng quý giá góp
phần vào việc nghiên cứu về thực vật của Việt Nam.
1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái loài cây
Ở nước ta, nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của các loài cây bản
địa chưa nhiều, tản mạn, có thể tổng hợp một số thông tin có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu như sau:
Nguyễn Bá Chất (1996) [6] đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện
pháp gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa, ngoài những kết quả nghiên cứu về


Số hóa bởi trung tâm học liệu
12
các đặc điểm phân bố, sinh thái, tái sinh, tác giả cũng đã đưa ra một số biện
pháp kỹ thuật gieo ươm cây con và trồng rừng đối với Lát hoa.
Trần Minh Tuấn (1997) [20] đã nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học
loài Phỉ ba mũi làm cơ sở cho việc bảo tồn và gây trồng tại Vườn Quốc gia Ba
Vì - Hà Tây (cũ), ngoài những kết quả về các đặc điểm hình thái, tái sinh tự
nhiên, sinh trưởng và phân bố của loài, tác giả còn đưa ra một số định

hướng về kỹ thuật lâm sinh để tạo cây con từ hạt và trồng rừng đối với loài
cây này.
Vũ Văn Cần (1997) [5] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm
sinh vật học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở
Vườn Quốc gia Cúc Phương, ngoài những kết luận về các đặc điểm phân
bố, hình thái, vật hậu, tái sinh tự nhiên, đặc điểm lâm phần có Chò đãi phân
bố, tác giả cũng đã đưa ra những kỹ thuật tạo cây con từ hạt đối với loài
cây Chò đãi.
Nguyễn Thanh Bình (2003) [2] đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang. Với những kết quả
nghiên cứu đạt được, tác giả đã đưa ra nhiều kết luận, ngoài những đặc điểm
về hình thái, vật hậu, phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài, tác giả
còn cho rằng phân bố N-H và N-D đều có một đỉnh; tương quan giữa Hvn và
D
1,3
có dạng phương trình Logarit.
Lê Phương Triều (2003) [18] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật
học của loài Trai lý tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tác giả đã đưa ra một số
kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vật hậu và sinh thái của loài, ngoài
ra tác giả còn kết luận là: có thể dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân bố
N-D1.3, N-Hvn, các mối quan hệ H-D
1,3
, Dt-D
1,3
.
Vương Hữu Nhị (2003) [14] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
và kỹ thuật tạo cây con Căm xe góp phần phục vụ trồng rừng ở Đắc Lắc - Tây
Nguyên, từ kết quả nghiên cứu với những kết luận về đặc điểm hình thái,



Số hóa bởi trung tâm học liệu
13
phân bố, cấu trúc, tái sinh tự nhiên, tác giả còn đưa ra những kỹ thuật gây
trồng đối với loài cây này.
Ly Meng Seang (2008) [13] đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
của rừng Tếch trồng ở Kampong Cham Campuchia, đã kết luận: ở các độ tuổi
khác nhau: Phân bố N-D
1,3
ở các tuổi đều có dạng một đỉnh lệch trái và nhọn,
phân bố N-H thường có đỉnh lệch phải và nhọn, phân bố N-Dt đều có đỉnh
lệch trái và tù. Giữa D
1,3
hoặc Hvn so với tuổi cây hay lâm phần luôn tồn tại
mối quan hệ chặt chẽ theo mô hình Schumacher. Ngoài ra, tác giả cũng đề
nghị trong khoảng 18 năm đầu sau khi trồng rừng Tếch nên chặt nuôi dưỡng 3
lần theo phương pháp cơ giới, với kỳ dãn cách là 6 năm 1 lần.
Nguyễn Toàn Thắng (2008) [17] đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm
học của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis) tại Lâm Đồng. Tác giả đã có
những kết luận rõ ràng về đặc điểm hình thái, vật hậu, phân bố, giá trị sử
dụng, về tổ thành tầng cây gỗ biến đổi theo đai cao từ 17 đến 41 loài, với các
loài ưu thế là Dẻ anh, Vối thuốc răng cưa, Du sam,
Hoàng Văn Chúc (2009) [8] trong công trình “Nghiên cứu một số đặc
điểm tái sinh tự nhiên loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) trong các
trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh Bắc Giang” đã mô tả một cách chi
tiết về đặc điểm hình thái, vật hậu, tái sinh, phân bố,… của loài cây này ở khu
vực tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nhân rộng loài
cây bản địa có giá trị này.
Tóm lại, với những kết quả của những công trình nghiên cứu như trên,
là cơ sở để đề tài lựa chọn những nội dung thích hợp để tham khảo vận dụng
trong đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Mỡ sa pa.

1.2.3. Nghiên cứu về cây Mỡ Sa Pa
Kể từ khi loài Mỡ sa pa được phát hiện tại Hoàng Liên và được công
bố trên tạp chí Nordic Journal of Botany (Thụy Điển), ở Việt Nam chưa có


Số hóa bởi trung tâm học liệu
14
bất kỳ công trình nghiên cứu nào về loài được thực hiện. Đây cũng chính là
động lực thúc đẩy tác giả chọn hướng nghiên cứu hiện nay.
1.3. Nhận xét, đánh giá chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu ở cả trên thế giới và ở Việt Nam,
đề tài rút ra một số nhật xét sau:
Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng, tái sinh rừng, hình thái, sinh
thái,… của rừng mưa nhiệt đới đã được các nhà khoa học trên thế giới quan
tâm nghiên cứu từ rất lâu. Những kết quả đạt được cung cấp đầy đủ cơ sở lý
luận cũng như thực tiễn cho việc thực hiện định hướng nghiên cứu của đề tài.
Tuy nhiên, tài nguyên thực vật rừng nhiệt đới là rất đa dạng, phong phú. Do
đó, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về mô tả đặc điểm sinh học, sinh
thái cho từng loài cây cụ thể, đặc biệt là những loài cây quý hiếm đang có
nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên để có biện pháp bảo tồn vẫn đang là
hướng nghiên cứu hết sức cần thiết và cấp bách.
Ở Việt Nam, mặc dù các nghiên cứu về cấu trúc, tái sinh rừng, nghiên
cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái cho từng loài cây cụ thể,… được thực
hiện tương đối chậm so với thế giới nhưng cũng đạt được những thành tựu
đáng kể. Chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu cung cấp những hiểu
biết về vấn đề diễn thế, tái sinh, cấu trúc của hầu hết các hệ sinh thái rừng
trong cả nước. Các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái cho
từng loài cây cụ thể cũng rất được quan tâm nghiên cứu, góp phần cung cấp
cơ sở cho việc gây trồng, bảo tồn nhiều loài cây gỗ quý như Lim xanh, Lát
hoa, Pơ mu,… Tuy nhiên hiện nay, tài nguyên rừng đang bị đe dọa nghiêm

trọng bởi sự khai thác quá mức của con người dẫn tới nhiều loài cây gỗ quý
hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, số lượng loài bổ sung vào sách đỏ Việt
Nam ngày càng nhiều. Do đó, nếu chúng ta không có biện pháp bảo tồn cấp
bách thì tương lai không xa nguồn gen quý hiếm của các loài cây này sẽ biến
mất ngoài tự nhiên.

×