BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU
KHOANG (Spodoptera litura F.) HẠI CẢI BẸ XANH VÀ HIỆU
QUẢ PHÒNG TRỪ SÂU NON CỦA CHÚNG BẰNG MỘT SỐ
LOẠI THUỐC THẢO MỘC VÀ SINH HỌC
TẠI TP. Hồ Chí Minh
NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA: 2007-2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN HỮU HẠNH
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 / 2011
i
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU
KHOANG (Spodoptera litura F.) HẠI CẢI BẸ XANH VÀ HIỆU
QUẢ PHÒNG TRỪ SÂU NON CỦA CHÚNG BẰNG MỘT SỐ
LOẠI THUỐC THẢO MỘC VÀ SINH HỌC
TẠI TP. Hồ Chí Minh
Tác giả
NGUYỄN HỮU HẠNH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật
Giáo viên hướng dẫn
TS. Trần Thị Thiên An
ThS. Nguyễn Lê Đức Trọng
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 / 2011
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị
Thiên An, thầy Nguyễn Lê Đức Trọng người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, trang bị
kiến thức và luôn động viên, quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Trân trọng biết ơn:
- Ban chủ nhiệm khoa Nông học đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để tôi tham
gia khóa học và hoàn thành tốt đề tài.
- Quý Thầy cô trường ĐH Nông lâm đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian tham gia học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn:
- Tập thể các anh chị trại thực nghiệm khoa Nông Học trường ĐH Nông Lâm đã
giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai và hoàn thành đề tài.
- Tất cả các bạn sinh viên lớp DH07BV, DH07NH đã giúp đỡ, góp ý kiến cho tôi
trong suốt thời gian tôi làm đề tài.
Đặc biệt, tôi xin được khắc ghi công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự
động viên thương yêu sẻ chia những người thân trong gia đình trong suốt thời gian
qua.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Hữu Hạnh
iii
TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu khoang (Spodoptera litura
F.) hại cải bẹ xanh và hiệu quả phòng trừ sâu non của chúng bằng một số loại
thuốc thảo mộc và sinh học tại Tp. Hồ Chí Minh”. được thực hiện tại Trại Thực
nghiệm Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM trong thời gian từ
2/2011 đến 6/2011.
Kết quả thu được:
Kết quả nuôi sâu khoang Spodoptera litura F. trong điều kiện nhiệt độ phòng
thí nghiệm bằng cây cải bẹ xanh ở nhiệt độ 27 ± 20C, độ ẩm 65 ± 5% thời gian phát
dục các pha trung bình của pha trứng 4,3 ± 0,47 ngày, sâu tuổi 1 là 3,34 ± 0,47 ngày,
sâu tuổi 2 là 221 ± 0,4 ngày, sâu tuổi 3 là 1,55 ± 0,5 ngày, sâu tuổi 4 là 1,62 ± 0,55
ngày, sâu tuổi 5 là 4,41 ± 0,62 ngày, pha nhộng 8,15 ± 0,82 ngày, trưởng thành 4,96
± 0,86 ngày, vòng đời trung bình 30,55 ± 1,4 ngày.
Trung bình một ngài cái đẻ 715 ± 49,6 trứng. Ở điều kiện nhiệt độ nhiệt độ 27
0
± 22 C và ẩm độ 65 ± 5% tỉ lệ trứng nở đạt trung bình 97,2%, tỉ lệ hóa nhộng đạt
86,67% và tỉ lệ vũ hóa đạt 93,21%, hóa trưởng thành đực chiếm 54,2%, hóa trưởng
thành cái chiếm 42,8%.
Trong các loại thuốc thí nghiệm thuốc Dipel 6,4DF (0,5kg/ha) cho hiệu quả
diệt sâu khoang Spodoptera litura F cao nhất và hiệu lực kéo dài, kế đến là Vineem
1500EC (1lít/ha), còn Tỏi tỏi 12,5DD (0,6lít/ha) thì từ 7 – 14 ngày sau phun hiệu lực
giảm dần. Ometar 1,2 x 109 bt/g hiệu lực tuy kéo dài nhưng hiệu lực thấp nhất
Các nghiệm thức thí nghiệm đều ít ảnh hưởng đến thiên địch so với nghiệm
thức đối chứng trên ruộng cải thí nghiệm
Năng suất ở nghiệm thức xử lý Dipel 6,4DF (0,5kg/ha) cao nhất đạt
210,2kg/1000m2 % tăng năng suất thương phẩm so với đối chứng 30,5% kế đến là
Tỏi tỏi 12,5DD (0,6lít/ha), Vineem 1500EC (1lít/ha) và thấp nhất là Ometar
1,2x109bt/g (1kg/ha) năng suất chỉ đạt 161,2kg/1000m2. Các loại thuốc thí nghiệm
đều cho năng suất cao hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng.
iv
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Trang tựa........................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................ iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục các bảng ....................................................................................................vii
Danh sách các hình ................................................................................................... viii
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu đề tài ...................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu .............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................ 2
1.3 Giới hạn của đề tài .................................................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về sâu khoang Spodoptera litura F. ........................... 3
2.2. Một số loài côn trùng gây hại chính trên cây cải bẹ xanh .................................... 9
2.3 Sơ lược về cây cải bẹ xanh ................................................................................... 10
2.4 Đặc điểm của một số thuốc dùng trong thí nghiệm .............................................. 10
2.4.1 Vineem 1500EC ................................................................................................ 10
2.4.2 Tỏi tỏi 12,5DD.................................................................................................. 11
2.4.3 Dipel 6,4DF ....................................................................................................... 11
2.4.4 Ometar 1,2 x 109 bt/g......................................................................................... 12
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 13
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................ 13
3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 13
v
3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 13
3.4 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 17
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 18
4.1 Một số đặc điểm sinh học của sâu khoang ........................................................... 18
4.1.1 Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời sâu khoang Spodoptera litura F.
.................................................................................................................................... 18
4.1.2 Thời gian đẻ trứng khả năng đẻ trứng của sâu khoang Spodoptera litura F. trên
cây cải bẹ xanh .......................................................................................................... 20
4.1.3 Tỉ lệ trứng nở, tỉ lệ hóa nhộng, tỉ lệ hóa trưởng thành của sâu khoang
Spodoptera litura F trên cây cải bẹ xanh.................................................................... 20
4.2 Hiệu quả trừ sâu non sâu khoang của một số loại nông dược thí nghiệm ............ 21
4.3 Mật số thiên địch bắt mồi ở trên ruộng cải bẹ xanh thí nghiệm ........................... 25
4.4 Ảnh hưởng của các loại nông dược đến năng suất cải bẹ xanh ........................... 25
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 32
5.1 Kết luận................................................................................................................. 32
5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 34
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 37
vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TB: trung bình
SD: độ lệch chuẩn
NSP: Ngày sau phun
NTP: Ngày trước phun
Bt: Bacillus thuringiensis
ĐC: Đối chứng
IPM: Integrated Pest Management
LLL: Lần lặp lại
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Trang
Bảng 3.1 Các loại nông dược và nồng độ dùng trong thí nghiệm .............................. 15
Bảng 4.1 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của sâu khoang Spodoptera
litura F. trên cây cải bẹ xanh. ...................................................................... 18
Bảng 4.2 Thời gian đẻ trứng và khả năng đẻ trứng của ngài cái Spodoptera litura trên
cây cải bẹ xanh............................................................................................. 20
Bảng 4,3 Tỷ lệ trứng nở, hóa nhộng và tỉ lệ hóa trưởng thành của sâu khoang
Spodoptera litura F. trên cây cải bẹ xanh................................................................... 20
Bảng 4.4 Mật số sâu khoang sống trên các nghiệm thức thí nghiệm ......................... 21
Bảng 4.5 Hiệu lực trừ sâu non sâu khoang của các loại nông dược thí nghiệm trên cải
bẹ xanh ......................................................................................................... 23
Bảng 4.6 Mật số thiên địch bắt mồi trên ruộng cải bẹ xanh thí nghiệm .................... 25
Bảng 4.7 Năng suất cải bẹ xanh trên các nghiệm thức thí nghiệm ............................ 25
viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình
Trang
Hình 4.1 Vòng đời sâu khoang trên cải bẹ xanh ........................................................ 19
Hình 4.2 Toàn cảnh ruộng thí nghiệm ........................................................................ 27
Hình 4.3 Triệu chứng gây hại sâu khoang trên cải bẹ xanh ....................................... 27
Hình 4.4 Đặc điểm hình thái sâu khoang trên cải bẹ xanh ......................................... 28
Hình 4.5 Thiên địch bọ ngựa ...................................................................................... 29
Hình 4.6 Thiên địch bọ rùa ................................................................................................ 29
Hình 4.7 Thiên địch bọ xít hoa ................................................................................... 30
Hình 4.8 Sâu khoang bị nhiễm Bt .............................................................................. 30
Hình 4.9 Bọ nhảy ........................................................................................................ 31
Hình 4.10 Sâu đục nõn ............................................................................................... 31
1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vần đề
Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu và không thể thay thế được trong
khẩu phần của mọi người. Rau cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết
như vitamin, khoáng chất, chất xơ và một phần nhỏ chất đạm, giúp phòng ngừa một
số bệnh ở người, cân bằng dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho cơ thể kéo dài tuổi
thọ, tăng cường trí nhớ, chống lão hoá
Việc sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới cũng như ở nước ta ngày càng gia
tăng, đồng thời khi đời sống người dân được nâng cao, đã dư thừa lương thực thực
phẩm thì người ta có xu hướng sử dụng rau nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe. Đồng
thời góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho bà con nông dân. Do đó diện tích trồng
rau ngày càng được mở rộng trong cả nước, tạo điều kiện cho nhiều loại sâu hại sinh
sôi, phát triển như: sâu tơ, rầy mềm, sâu khoang, bọ nhảy, dòi đục lá, sâu xanh da
láng, sâu đục nõn cải…đã làm giảm năng suất đáng kể. Trong đó sâu khoang
(Spodoptera litura F.) là đối tượng gây hại thường xuyên và gây hại rất lớn cho cây
rau họ thập tự mà cụ thể là cây cải bẹ xanh, người nông dân phải thường xuyên dùng
thuốc hóa học để phòng trừ. Việc sử dụng thuốc hóa học không hợp lý làm cho môi
trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra mất cân bằng sinh thái,
số lượng thiên địch giảm đáng kể và tính kháng thuốc của sâu hại ngày càng tăng lên
làm cho dịch hại xuất hiện ngày càng nhiều và khó phòng trừ
Ở nước ta việc phòng trừ sâu khoang chủ yếu là dùng thuốc hóa học. Biện
pháp này tuy có tác dụng trừ sâu khoang nhanh và hiệu quả cao nhưng tồn tại của nó
là rất lớn như dư lượng thuốc hóa học trong môi trường, tiêu diệt các loài thiên địch
làm mất cân bằng sinh thái gây ra sự bùng phát dich hại. Đồng thời chúng gây hại
trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, động vật. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước làm cho mặt hàng
2
rau an toàn trong nước không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu ở hiện tại
cũng như trong tương lai khi mà nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, cần nghiên cứu theo hướng quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM) đối với sâu khoang, mà biện pháp sinh học sẽ là biện pháp hàng đầu.
Trong đó phần nghiên cứu ứng dụng phòng trừ sâu hại bằng các loại thuốc thảo mộc
và sinh học được chú trọng. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên và để có cơ sở
góp phần thêm thông tin khoa học về loài sâu hại này. Được sự chấp thuận của bộ
môn bảo vệ thực vât, khoa Nông học, trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh cùng sự hướng dẫn của cô Trần Thị Thiên An, thầy Nguyễn Lê Đức Trọng, đề
tài “ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu khoang (Spodoptera litura F.)
hại cải bẹ xanh và hiệu quả phòng trừ sâu non của chúng bằng một số loại thuốc
thảo mộc và sinh học tại TP. Hồ Chí Minh” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài
1.2.1 Mục đích
Đề tài được thực hiện nhằm góp phần cơ sở thực tiễn và khoa học cho việc
nghiên cứu xây dựng biện pháp quản lý sâu khoang hại cây cải bẹ xanh.
1.2.2 Yêu cầu
- Xác định được vòng đời, khả năng sinh sản và phát triển sau đẻ trứng của sâu
khoang Spodoptera litura F.
- Xác định được hiệu quả trừ sâu khoang hại cải bẹ xanh của một số loại nông
dược trên ruộng thí nghiệm
- Xác định được ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến thiên địch của
sâu khoang trên ruộng cải thí nghiệm
1.2.3 Giới hạn đề tài
- Đề tài được tiến hành tại trại thực nghiệm khoa Nông học trường ĐH Nông
Lâm Tp. HCM.
- Thời gian làm đề tài từ tháng 02/2009 – 06/2009.
3
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về sâu khoang (Spodoptera litura F.)
¾ Phân bố và phạm vi ký chủ
Phân bố: Theo Kranz và ctv. (1977) sâu khoang Spodoptera litura F., là một
trong những côn trùng gây hại quan trọng nhất của cây trồng nông nghiệp ở vùng
nhiệt đới châu Á. Sâu khoang (Spodoptera litura F.) được phân bố rộng khắp vùng
nhiệt đới và ôn đới của châu Á, Úc và các đảo Thái Bình Dương Châu Á
Afghanistan, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Iran,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Maldives, Myanmar, Nepal, Oman, Pakistan,
Philippines, Singapore, Sri Lanka, Syria, Thái Lan và Việt Nam. Châu Âu Nga. Châu
Phi Reunion. Bắc Mỹ: Hoa Kỳ (Hawaii). Châu Đại Dương: American Samoa, Úc,
Fiji, Guam, Kiribati, Marshall Islands, New Caledonia, New Zealand, Niue, Norfolk
Island, Northern Mariana Islands, Papua New Guinea, Quần đảo Pitcairn , Samoa,
Quần đảo Soloman, Tonga, Tuvalu, Quần đảo Midway, Wake Island, Vanuatu, quần
đảo Wallis và Futun.
TheoThomas và ctv (1969), USDA (1982), Balasubramanian và ctv (1984),
Sharma (1994), Zhang (1994), CAB (2003), Pogue (2003) sâu khoang phá hại hơn
120 loài cây trồng khác nhau, bao gồm các cây: cải bông xanh, mù tạt, cải bắp, củ cải
đường, cà tím, cà rốt, cà chua, cây bắp, bông vải, khoai môn, kê, thuốc lá, khoai lang,
hoa hồng cao su, đâu tương, lạc, thì là, măng tây, rau dền, táo, chuối, ca cao, lay ơn,
dâm bụt, đậu bắp, đậu xanh, …Sâu khoang là loài sâu ăn tạp, có thể phá hại trên 500
loài cây khác nhau của 99 họ thập tự. Các cây nông nghiệp bị gây hại chủ yếu là cây
họ thập tự Cruciferae (bắp cải, bông cải, su hào, cải củ, cải bẹ…), cây họ bầu bí
Cucurbitaceae (dưa leo, dưa hấu, mướp, bí, bầu, khổ qua, dưa hấu…), cây họ cà
Solanacaea (cà chua, khoai tây, cà bát, ớt)…cây họ cúc Astaraceae (rau diếp, xà lách,
tầng ô…), cây họ bông vải Malvaceae (bông vải, đậu bắp…), cây họ lan huệ
Liliaceae (hành hoa, hành tây…) cây họ bìm bìm Convolvulaceae (rau muống, khoai
lang, củ mỡ) (Trần Thị Thiên An, 2003).
4
¾ Đặc điểm hình thái và sinh học
Đặc điểm hình thái
Theo Mochida (1973) trứng sâu khoang hình cầu, hơi dẹt, đường kính 0,6 mm,
có nhiều lông bao phủ thông thường màu nâu nhạt. Theo Pearson (1958), CABI
(2007) trứng có đường kính 0,4 - 0,7 mm, mặt ngoài có khoảng 40 đường gân nổi,
màu trắng bạc sau đó chuyển sang màu nâu, được bao phủ nhiều lông. Ổ trứng sâu
khoang thường có đường kính 4 – 7mm được phủ đầy lông (Espinosa, Holdes Đại
học Florida, 2009).
E. V. Cardona, Jrm, C. S. Ligat và M. P. Subang, (2007) sâu non trải qua 5
tuổi, sâu non mới nở hình trụ có màu xanh nhạt, đầu nâu đen lớn hơn cơ thể, chiều
dài sâu non 2,16 ± 0,14mm, chiều rộng 0,32 ± 0,02mm, sâu non tuổi 2 phát triển
nhanh và phần thân rộng hơn đầu, phần lớn nhất của sâu non là đốt thứ ba và thứ tư
tính từ đầu, cơ thể chuyển sang màu xanh đậm, chiều dài sâu non 5 ± 0,28mm, chiều
rộng 1,07 ± 0,07mm, kích thước sâu non tuổi 3: chiều dài sâu non 11,71 ± 0,33mm,
chiều rộng 2,45 ± 0,23mm, sâu non tuổi 4 chuyển sang màu nâu, chiều dài sâu non
26,97 ± 1,77mm, chiều rộng 4,73 ± 0,26mm, sâu non tuổi 5 chiều dài cơ thể phát
triển đầy đủ là: chiều dài sâu non trùng 46,91 ± 2,25mm chiều rộng 6,87± 0,16mm.
Theo Hill (1975), USDA (1982), CABI ( 2007) trên lưng xuất hiện các sọc màu vàng
từ đốt bụng đầu tiên đến đốt bụng cuối cùng, trên mỗi đốt có hình bán nguyệt màu
đen, hình bán nguyệt này ở đốt thứ 1 và thứ 8 rất to, kéo lại sát nhau tạo thành 2
khoang đen sâu non đẫy sức dài 40 – 50mm.
Theo USDA (1982), CABI (2007) nhộng có màu nâu đỏ, được làm trong đất,
dài 18 - 22mm, đốt cuối bụng có 2 gai. theo nhộng dài 18 - 20mm. Nhộng hình ống
tròn, mép trước đốt bụng thứ 4 và vòng quanh đốt bụng thứ 5, 6, 7 có nhiều chấm lõm
(Nguyễn Đức Khiêm 2004). Bụng có lỗ thở, chiều dài 22,29 ± 0,71mm, chiều rộng
7,51 ± 0,36mm (E. V. Cardona, Jrm, C. S. Ligat và M. P. Subang, 2007)
Theo Espinosa, Holdes Đại học Florida (2009) trưởng thành sâu khoang là một
loài ngài đêm chiều dài sải cánh từ 30 – 38 mm. Cánh trước màu xám đến nâu đỏ,
trên cánh có vân phức tạp, gần mép giữa cánh trước có vân trắng chạy xiên đến gần
giữa cánh, khi đậu cánh xếp hình mái nhà, vân trắng trên cánh trước thu lại giống
hình chữ “V” (Nguyễn Thị Chắt, 2006), cánh sau màu xám trắng mép cánh xám nâu.
5
Ngài đực thường nhỏ hơn ngài cái, bụng ngài cái to hơn ngài đực. Chiều dài thân ở
ngài đực 19,3 ± 0,75mm, ở ngài cái 19,06 ± 0,92mm, chiều rộng thân ở ngài đực 3,68
± 0,31mm, ở ngài cái 5,63 ± 0,38mm (E. V. Cardona, Jrm, C. S. Ligat và M. P.
Subang, 2007). Trưởng thành có thể sống được 4 – 5 ngày tùy theo điều kiện thức ăn
(Nguyễn Thị Chắt, 2006).
Đặc điểm sinh học
Theo Rao và ctv. (1989) thì trứng sâu khoang nở trong khoảng 4 ngày trong
điều kiện ấm, hoặc lên đến 11 – 12 ngày trong mùa đông. trứng của sâu khoang được
đẻ thành ổ từ 50 đến 300 bề mặt dưới của lá. Đôi khi trưởng thành cái đẻ trứng trên
các bề mặt khác như bức tường nhà (Bishara, 1934). Một trưởng thành cái đẻ từ 1500
đến 2500 trứng trong khoảng 6 đến 8 ngày, ba thời kỳ đẻ trứng nhiều nhất đã được
quan sát là trong những tuần lễ thứ ba của tháng sáu và tháng bảy và trong giữa tháng
tám (Chari và Patel, 1983).
Theo Rao và ctv. (1989) sâu non sâu khoang trải qua sáu tuổi trong 15-23 ngày
ở 25 - 26 °C. Khi nhiệt độ thấp hơn ấu trùng có thể kéo dài thêm một tuổi. Sâu non
tuổi 1 đến tuổi 3 ăn theo đàn và chỉ ăn phần mềm của lá, sang tuổi 4 – 6 chúng ăn
riêng lẻ ăn khuyết từng mảng lớn. Sâu non càng lớn ăn càng mạnh ăn toàn bộ lá và
thậm chí cả hoa và trái (Espinosa, Holdes Đại học Florida, 2009). Sâu non tuổi lớn rất
mẫn cảm với ánh sáng mặt trời, và ban ngày lẩn trốn ăn vào sáng sớm và ban đêm
(Chari and Patel, 1983). Khi sang tuổi 6 sâu ăn ít đi mình từ từ co lại và chui xuống
đất làm nhộng (Nguyễn Thị Chắt, 2006). Khi nhiệt độ từ 250C hạ xuống từ 200C tới
40C hay -20C và tăng lên 250C trở lại thì giai đoạn sâu non có thể kéo dài tới 60 – 70
ngày (Sachiko Ishida, Kazuki Myashita, 1976). Nhiệt độ trên 80C thì vòng đời sâu
khoang là 64 ngày, nhiệt độ lên tới 37 – 400C sâu khoang bị chết (Rao và ctv., 1989).
Theo Mc Parthland, Clarke, Watson (2000) giai đoạn nhộng kéo dài 6 – 7
ngày. Ở nhiệt độ 300C giai đoạn nhộng 7,3 ngày ở nhộng đực 6,1 ngày ở nhộng cái
Theo (Brown and Dewhurst, 1975). Giai đoạn nhộng kéo dài hoặc một vài tuần hoặc
vài tháng ở Úc, tùy thuộc vào thời gian của năm (Espinosa, Holdes Đại học Florida,
2009). Nhộng được làm nhiều nhất trong lá mục, đặc biệt là những nơi ẩm ướt, đất sét
pha cát. Mặc dù độ sâu hóa nhộng khác nhau nhưng không tìm thấy nhộng làm ở độ
6
sâu hơn 12cm. Qua các loại đất hầu hết sâu non hóa nhộng ở độ sâu 4cm
(Parasuraman và Jayaraj, 1983).
Theo Salama và Shoukry (1972) ngài sâu khoang thường vũ hóa vào buổi
chiều tối và bay ra hoạt động, ban ngày đậu ở mặt dưới lá và ở những nơi kín đáo
trong bụi cây, thời gian ngài hoạt động từ chiều tối đến nửa đêm. Sức bay khỏe,
trưởng thành có khả năng bay xa tới 1,5km trong 4h liền trong đêm nên rất dễ có điều
kiện để phát tán lây lan, đẻ trứng lên cây ký chủ khác nhau. Ngài đực sâu khoang có
thể bay 3,1 dặm trong một đêm, con đực giao phối một lần trong đêm và không giao
phối với con cái đã giao phối trước đây (Brown and Dewhurst, 1975). Bị khua động
ngài sâu khoang bay vài chục mét và có thể bay cao tới 6- 7m, ngài có xu tính mạnh
với mùi vị chua ngọt. Trưởng thành đẻ vào đêm thứ 2 sau khi vũ hóa. Một đời con cái
giao phối khoảng 3 – 4 lần, trong đó con đực có thể giao phối 10 lần. Ngài cái có tính
chọn lọc ký chủ để đẻ trứng, ngài đẻ trứng thành từng ổ vài trăm quả trứng, thường đẻ
ở mặt dưới lá, thời gian đẻ trứng kéo dài 6 – 8 ngày. Số lượng trứng trung bình trên 1
trưởng thành cái 2000 – 2600 trứng (Nguyễn Đức Khiêm, 2005). Khả năng đẻ trứng
của sâu khoang chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và ẩm độ thấp khi nhiệt độ tại 300C
và ẩm độ 90% thì đẻ 960 quả trứng, khi nhiệt độ tại 350C và ẩm độ 30% thì đẻ 145
quả trứng (Rao, 1989). Sự phát triển của trưởng thành sâu khoang chịu ảnh hưởng
của nhiệt độ và ánh sáng khi nhiệt độ 200C và thời gian chiếu sáng là 10 – 16h thì giai
đoạn trưởng thành là 44 - 48 ngày, khi nhiệt độ 250C và thời gian chiếu sáng là 10 –
16h thì gai đoạn trưởng thành là 23 - 28 ngày (Sachiko Ishida và Kazuki myashita,
1976). nhiệt độ từ 24 - 300C thuận lợi cho khả năng sinh sản sâu khoang, khả năng
sinh sản tối đa ở 270C. Nhiệt độ từ 33 – 390C làm giảm khả năng sinh sản, khi nhiệt
độ cao hơn thì khả năng sinh sản bị ức chế hoàn toàn (Hasmat and Khan, 1977). Phần
lớn các giao phối xảy ra trong khoảng 23:30 và 00:30 giờ. Thời gian giao phối giao
động từ 82,5 – 90 phút. Mặc dù ngài đực có khả năng thụ tinh trong suốt vòng đời
của chúng, nhưng ngài đực không giao phối nhiều hơn một ngài cái trong một đêm.
(Maheswara Reddy, 1983). Trong điều kiện có thức ăn thì ngài đực sống trong
khoảng thời gian 7,45 ± 1,31 ngày, ngài cái sống được 12,1 ± 2,65 ngày, trong điều
kiện không có thức ăn ngài đực sống được 4,9 ± 0,96 ngày, ngài cái sống được 7,6
± 1,46 ngày (E. V. Cardona, Jrm, C. S. Ligat và M. P. Subang 2007)
7
¾ Biện pháp phòng trừ sâu khoang
Biện pháp canh tác
Theo El Amin và Ahmed (1991) duy trì nước ngập trong ruộng 2 ngày sẽ tiêu
diệt nhộng sâu khoang
Theo USDA (2005) thực hiện vệ sinh vườn ươm, trang trại, khu vực xung
quanh, thu gom những cây ký chủ đem đi đốt hoặc chôn ở những nơi được phê duyệt.
Kiểm soát cỏ dại diệt cỏ ven đường, xung quanh cây trồng và xới đất để tiêu diệt
nhộng trong đất.
Theo JA Wightman, ICCRISAT, Andhra Pradest, India (1996) cày bừa phơi ải
trước khi trồng rau. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của rau cần xới xáo, làm
cỏ kết hợp diệt sâu, nhộng.
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006) thì việc làm đất cày bừa kỹ, thăm ruộng thường
xuyên phát hiện sâu khoang, ổ trứng kịp thời và tiêu diệt là biện pháp diệt sâu khoang
rất có hiệu quả. Dùng bẫy đèn để bắt ngài (đèn tia tím), hoặc dùng bẫy chua ngọt để
bắt ngài
Biện pháp vật lý – cơ giới
Theo JA Wightman, ICCRISAT, Andhra Pradest, India (1996) dùng bẫy đèn
(đặc biệt là đèn tia tím) và bẫy chua ngọt để bắt và tiêu diệt trưởng thành. Vừa có ý
nghĩa trong dự tính dự báo, vừa có ý nghĩa trong việc làm giảm số lượng trưởng
thành trước khi đẻ trứng. Bắt sâu tuổi nhỏ lúc chưa phân tán và ngắt ổ trứng là biện
pháp rất có hiệu quả. Khi dự tính được thời gian trưởng thành rộ ra thì định kỳ 2 – 3
ngày một lần đi thu bắt sâu tuổi nhỏ và ngắt ổ trứng chưa nở. Trồng cây hướng
dương, thầu dầu xung quanh cánh đồng hoặc trồng thành hàng giữa cánh đồng để dẫn
dụ sâu khoang đến sau đó thu nhặt trứng và sâu non trên cây bẫy để tiêu diệt là biện
pháp phòng trừ sâu khoang rất hiệu quả.
Theo USDA (2005) kiểm tra, vệ sinh các phương tiện chuyên chở để tránh vận
chuyển trứng và sâu non từ nơi này đến nơi khác.
Biện pháp hóa học
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2004) khi cần thì phun thuốc theo liều khuyến cáo.
Những loại thuốc có thể sử dụng là Regent, Sherpa, Pegasus, Oncol. Lebaycid,
Supracid, Sevin, Danotol, Zolone, Confidor, Cymbush.
8
Krishnaiah và ctv. (1985) sử dụng Bacillus thunringiensis để tiêu diệt sâu
khoang.
Zaz và Kushawaha (1983) sử dụng Nuclear polyhedosis virus, dịch chiết của
cây xoan để phun diệt sâu non.
Theo Vijayavani, Reddy và Murthy (2009) thí nghiệm nấm Beaveria bassiana
có khả năng diệt nhộng sâu khoang rất hiệu quả ở điều kiện trong phòng thí nghiệm.
Theo A.R. Braun và B. Hardy (2001) thì loài nấm màu xanh lá cây Nomureae
lileyi có khả năng gây bệnh cao đối với sâu khoang và virut Borrelinavirus có thể gây
chết hoàn toàn cho sâu khoang sau 4 – 7 ngày ủ bệnh.
Theo Võ Thị Thu Oanh, Lê Đình Đôn, Bùi Cách Tuyến (2007) thí nghiệm
nấm xanh Metarhizium anisopliae có khả năng diệt sâu khoang rất cao hiệu lực diệt
sâu khoang cao nhất tại thời điểm 3 ngày sau xử lý đạt 82,3% kéo dài tới 14 ngày thì
hiệu lực còn 44,5% ở điều kiện trong phòng thí nghiệm.
Theo Phạm Văn Biên và ctv. (2003), Walker, Cameron, MacDonald,
Madhusudhan, Wallace (2006), Pandey, Joshi, Tiwari ( 2009), Navon và ctv (1983)
thì các chế phẩm thuốc sinh học từ Bacillus thuringiensis rất có hiệu quả trừ sâu
khoang.
Biện pháp sinh học
Deng và Jim (1985) sử dụng thiên địch bắt mồi Conocephalus sp. để hạn chế
số lượng sâu khoang.
Theo Vũ Công Hậu và ctv. (1995) ghi nhận ký sinh chelonus heliopae Gupto
và C. gormosahus là những kẻ thù của sâu khoang
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006) ghi nhận thì Microplitis sp. ký sinh sâu non của
sâu khoang
Theo Waterhouse và Norris (1987) ghi nhận thì Telenomus nawai,
Trichogramma sp. là các loài thiên địch ký sinh trứng sâu khoang. Peribaea orbata,
Chelonus sp., Palexorista sp., Apanteles marginventris là các loài thiên địch ký sinh
sâu non sâu khoang.
Theo Joshi, itaramaiah và Ramaprasad (1981) ghi nhận Telenomus remus ký
sinh trứng sâu khoang.
9
Theo Kaijun Luo, John T. Trumble và Yi Pang (2007) Microplitis bicoloratus
ký sinh sâu non sâu khoang.
Theo Micheal và ctv. (1984) ghi nhận: Apanteless ruficrus, C. mraginiventris,
A. kazak, Campoletes chloridae, Peribaea orbata, Hyposoterdidymator ký sinh sâu
non sâu khoang.
Theo Vũ Công Hậu và ctv. (1995) ghi nhận Chacrops obtusus. là thiên địch
ăn mồi sâu khoang
Theo Tabasa, M.A. Philippines Univercity (1991) ghi nhận bọ xít hoa là thiên
địch ăn mồi sâu khoang.
Theo Muhammad Arifin, Atsushi Naito, và Atsushi Kikuchi ( 1987) ghi nhận
Orius sp. và Crysopa sp. là thiên địch ăn mồi của sâu khoang.
Theo Deng và Jim (1985) ghi nhận Conocephalus sp. là thiên địch ăn mồi của
sâu khoang.
Theo Don Herbison – Evans và Stella Crossley (2011), Espinosa và Holdes
Đại học Florida (2009) khuyến cáo trồng gần cây tỏi và cây Derris, sử dụng giống
kháng từ những loài hoang dại, sử dụng giống chuyển gen Bt, sử dụng tuyến trùng
tuyến trùng Steinernema carpocapsae để hạn chế sự phá hại của sâu khoang
Song Yang, Shisheng Yang, Wen Sun, Jianping LV, Rongping Kuang (2009)
ở Trung Quốc, McVeigh và Bettany (1987), Campion and Murlis (1985) sử dụng
bẫy pheromone để dẫn dụ trưởng thành và tiêu diệt.
2.2 Một số loại sâu hại khác trên cây rau họ thập tự
Trung tâm khuyến nông quốc gia – Viện nghiên cứu rau quả (2006) đã ghi
nhận các loài sâu hại chính trên rau họ thập tự: Sâu tơ Plutella xylostella L., Sâu
khoang Spodoptera litura F., Sâu xanh bướm cải Pieris rapae, Sâu xám Agrotis
ypsilon H., Bọ nhảy hại rau Phyllotreta striolata F., Các loài rệp muội: Rệp xám
Brevicoryne brasscicae L., Rệp hồng Myzus persicae S., Rệp xanh Rhopasoliphum
pseudobrasscicae và Ruồi đục lá Liriomyza sp.
2.3 Sơ lược về cây cải bẹ xanh
Tên khoa học: Bassica juncae
Họ thập tự: Cruciferae
Tên tiếng anh: Leaf mustard
10
Một số kết quả nghiên cứu cho rằng trung tâm khởi nguyên của cải bẹ xanh là
Trung Á (ở Tây Bắc Ấn Độ). Trung tâm thứ sinh của cải là miền Trung và miền Tây
Trung Quốc, Hindustan ( Nam Ấn Độ và Burma ) và Tiểu Á. Cải bẹ xanh được trồng
phổ biến ở Châu Á, đăt biệt là vùng Đông Nam Á. Diện tích trồng cải bẹ xanh chiếm
19,4 % trong tổng diện tích trồng rau các loại của cả nước.
Đặc tính sinh học của cải bẹ xanh: Cải bẹ xanh là loại rau ăn lá, thân thẳng,
cao 30-160 cm, thường không phân nhánh ( Prosea, 1993). Cải bẹ xanh có bộ rễ ăn
nông trên tầng đất mặt, có cuốn lá nhỏ và hơi tròn, phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng
có màu từ xanh vàng đến xanh đậm (Trần Thế Tục, 1997). Hoa màu vàng, quả thuộc
loại quả giác có 2 mảnh vỏ, có nhiều hạt. Hạt tròn có kích thướt trung bình. Đây là
loại rau có khả năng chống chịu nhiệt độ và độ ẩm cao so với các cây cùng họ. Ở
nước ta cải bẹ xanh có thể trồng được quanh năm.
Công dụng: cải bẹ xanh được sử dụng chủ yếu để ăn sống, nấu canh với thịt
heo nạc, tép, tôm. Cải xanh là loại rau lợi tiểu. Hạt cải xanh hình cầu, màu đen nâu
(gọi là giới tử) dùng làm thuốc và ép dầu (tỉ lệ 20%) chế mù tạc làm gia vị và dùng
trong công nghiệp. Hạt cải xanh có vị cay, tính ấm, vào kinh phế có tác dụng tiêu hoá
đờm thấp, chữa ho hen, làm tan khí trệ, giảm đau, chữa kết hạch .
2.4 Đặc điểm của một số thuốc dùng trong thí nghiệm
2.4.1 Vineem 1500EC
* Hoạt chất: Azadirachtin
* Nhóm hóa học: thảo mộc
* Tính chất
- Thuốc ở dạng: nhũ dầu
- Nhóm độc: nhóm độc III, LD50 qua miệng 3450mg/kg, LD50 qua da >2000mg/kg.
Độc với cá, ít độc với ong.
- Đặc trị: rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ, sâu cuốn lá, bọ trĩ hại lúa, bọ nhảy, sâu xanh
bướm trắng hại bắp cải, rệp hại rau.
- Thời gian cách ly: 7 ngày.
- Tác động vị độc và tiếp xúc, phổ tác dụng rộng, hiệu lực diệt sâu tương đối chậm
(sau 2 – 3 ngày) nhưng kéo dài tới 7 – 10 ngày.
11
- Khả năng phối hợp: có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác, không pha
chung với thuốc Bordeaux.
2.4.2 Tỏi tỏi 12,5DD
* Nhóm hóa học: thảo mộc.
* Tính chất:
- Thuốc ở dạng: dung dịch.
- Đặc trị: sâu khoang, dòi đục lá, dòi đục trái, rầy xanh, bọ trĩ, rệp sáp, ốc sên.
- Thời gian cách ly: không có thời gian cách ly.
- Phổ tác dụng: phổ tác dụng rộng
- Khả năng phối hợp: có thể pha chung với thuốc trừ sâu có hoạt chất: Endesulfan,
Methamidofos, Cypermetrine, thuốc trừ bệnh gốc Captan, Mancozeb, Maneb và phân
bón lá. Không được pha chung với thuốc gốc Đồng.
2.4.3 Dipel 6,4DF
* Nhóm hóa học: vi sinh
* Tính chất:
- Thuốc ở dạng: bột mịn, không bụi
- Nhóm độc: nhóm độc III, LD50 qua miệng > 8000mg/kg. Rất ít độc với người, môi
trường và các loài thiên địch, không độc với cá và ong. Loại Bt chứa bào tử rất mẫn
cảm với tằm nên ở những nơi có trồng dâu nuôi tằm chỉ nên dùng loại Bt không chứa
bào tử.
- Đặc trị: các loại sâu thuộc bộ cánh vảy gây hại trên cây trồng, đã bị kháng thuốc.
- Thời gian cách ly: 5 ngày
- Phổ tác dụng: phổ tác dụng hẹp, chủ yếu có hiệu lực với sâu non bộ cánh vải.
- Khả năng phối hợp: có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác, không pha
chung với thuốc có tính kiềm (như Bordeaux), phân hóa học, các thốc trừ bệnh có
nguồn gốc kháng sinh và thuốc có gốc đồng.
2.4.4 Ometar 1,2 x 109 bt/g
* Nhóm hóa học: vi sinh
* Tính chất:
- Là một loài nấm thuộc lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes), có tính chất diệt côn
trùng. Ở Việt Nam đã thu thập và lưu giữ được 10 chủng nấm Metahizium, được phân
12
lập từ nhiều loại côn trùng khác nhau như sâu đo xanh, câu cấu hại cam, sâu róm
thông, sâu khoang hại lạc, rầy nâu hại lúa, sâu đục thân ngô…
- Nhóm độc: nhóm độc III
- Đặc trị: trừ các loại rầy, bọ xít hai lúa và bọ cánh ứng hại dừa.
- Thời gian cách ly: không cần thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
- Khả năng phối hợp: có thể pha chung với nhiều loại thuốc hóa học trừ sâu, không
pha chung với thuốc trừ bệnh
.
13
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm khoa Nông Học trường Đại Học
Nông Lâm Tp. HCM
Trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 06/2011.
3.2 Nội dung nghiên cứu
¾ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu khoang Spodoptera litura F.
¾ Thí nghiệm xác định hiệu quả trừ sâu non sâu khoang Spodoptera litura F. của
một số nông dược
3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Vật liệu thí nghiệm
- Thức ăn cho sâu khoang: lá cải bẹ xanh, dung dịch mật ong 10 %
- Kính lúp, kim lấy mẫu
- Máy chụp hình kỹ thuật số
- Lồng nhân nuôi trưởng thành sâu khoang (35 x 35 x 50 cm).
- Hộp nhựa nuôi sâu non: trên nắp có khoét lỗ và dán lại bằng vải voan
- Đĩa petri, bông gòn không thấm nước, vải, cọ, nhíp chuyên dùng, thước.
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nhân nuôi sâu khoang Spodoptera litura trên cây cải bẹ xanh
* Chuẩn bị cây kí chủ: trồng cải bẹ xanh trong ly nhựa để khi cây có 4 - 5 lá thật thì
sử dụng làm cây ký chủ cho trưởng thành sâu khoang đẻ trứng.
* Nhân nuôi sâu khoang làm vật liệu thí nghiệm
Sâu non sâu khoang thu thập ngoài đồng, đem về nuôi trong hộp nhựa trong
phòng thí nghiệm. Lá cải bẹ xanh được dùng làm nguồn thức ăn trong suốt giai đoạn
sâu non. Thay thức ăn mỗi ngày, kết hợp với kiểm tra làm vệ sinh loại bỏ các nấm
14
bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu non. Khi sâu non hóa nhộng ta di chuyển
nhộng vào hộp nhựa khác, phải giữ đủ ẩm cho nhộng, khi nhộng vũ hóa ta cho thành
trùng bắt cặp trong lồng lưới có để sẵn chậu cải, thành trùng được nuôi bằng dung
dịch mật ong 10 %. Quan sát hằng ngày, cứ 24h quan sát một lần, nếu thấy cây nào
xuất hiện trứng thì chuyển cây ký chủ đó vào lồng lưới khác, thu ổ trứng cùng một
ngày tuổi và bổ sung cây khác vào để trưởng thành sâu khoang tiếp tục đẻ trứng.
3.3.2.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu khoang Spodoptera litura F.
*Phương pháp
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu khoang Spodoptera litura F. được tiến
hành theo phương pháp nuôi sinh học cá thể. Tách 1 sâu non một ngày tuổi nuôi trong
một hộp nhựa với thức ăn là lá cải bẹ xanh. Hàng ngày quan sát mẫu để theo dõi các
pha phát dục của sâu khoang Spodoptera litura F.và thay thức ăn, số lượng cá thể
theo dõi 30 cá thể. Sau khi nhộng vũ hóa, chọn 10 cặp cho vào 10 lồng lưới để sẵn
cây ký chủ (cây cải bẹ xanh được 4 – 5m lá thật), thành trùng được nuôi bằng dung
dịch mật ong 10%. Cứ 24h quan sát một lần, nếu thấy cây nào xuất hiện trứng thì
chuyển cây ký chủ đó vào lồng lưới khác, thu ổ trứng cùng một ngày tuổi và bổ sung
cây khác vào để thành trùng sâu khoang tiếp tục đẻ trứng cho đến khi thành trùng sâu
khoang chết.
*Chỉ tiêu theo dõi
- Ghi nhận thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của sâu khoang
Spodoptera litura F.. Xác định tuổi sâu khoang: Số tuổi = số lần lột xác + 1.
- Khả năng đẻ trứng: Tổng số trứng đẻ + số trứng không đẻ (Tiến hành mổ bụng
thành trùng cái quan sát dưới kính hiển vi đếm số trứng trong bụng nếu có).
- Khả năng phát triển sau đẻ trứng:
¾ Tỉ lệ trứng nở (%) = ( ∑số trứng nở/∑ số trứng quan sát)*100
¾ Tỉ lệ hóa nhộng (%) = ( ∑ số nhộng /∑ số sâu non quan sát)*100
¾ Tỉ lệ vũ hóa (%) = ( ∑ số trưởng thành vũ hóa /∑ số nhộng quan sát)*100
15
3.3.2.2 Thí nghiệm xác định hiệu quả trừ sâu non sâu khoang Spodoptera litura F.
của một số nông dược
Đặc điểm ruộng thí nghiệm: đất tại khu thí nghiệm thuộc đất xám bạc màu.
Đất có khả năng thoát nước vừa, nghèo dinh dưỡng. Hướng đất nghiêng theo chiều
nước chảy từ Đông sang Tây. Thành phần dinh dưỡng và thời tiết khu đất thí nghiệm
xem ở phụ lục
Giống cải thí nghiệm: Cải bẹ xanh mỡ Trang Nông của công ty TNHH – TM
Trang Nông được trồng theo qui trình của công ty TNHH thương mại Trang Nông
(2010)
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn
ngẫu nhiên với 3 lần lập lại gồm 5 nghiệm thức: NT1(Vineem 1500EC), NT2 (Dipel
6,4DF), NT3 (Tỏi tỏi 12,5DD), NT4 (Ometar 1,2 x 109 bt/g), NT5 (không phun).
Diện tích ô cơ sở là 30m2, tổng diện tích thí nghiệm là 450 m2
Bảng 3.1 Các loại nông dược và nồng độ dùng trong thí nghiệm
NT Tên thương mại
1.
Vineem 1500EC
Hoạt chất
Azadichractin
2.
Dipel 6,4DF
Bt
3.
Tỏi tỏi 12,5DD
4.
Ometar 1,2x109bt/g Metahizium anisoplie
Tinh dầu tỏi
Sorok
Nồng độ
1lít/ha
Công ty sản xuất
Thuốc Sát Trùng VN
0,5kg/ha
DNTN Tân Qui
0,6lít/ha
DNTN Tân Qui
1kg/ha
Viện Lúa ĐBSCL
16
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
LLL1
LLL2
LLL3
ĐC
NT3
NT1
NT2
NT4
NT3
NT1
NT2
ĐC
NT3
ĐC
NT4
NT4
NT1
NT2
Chiều biến thiên theo độ dốc
Lượng nước phun: 400lít - 500lít/ha
Thời điểm phun: khi mật độ sâu tuổi 1 – 2 ≥10 con/m2
*Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp điều tra:
Trên mỗi ô nghiệm thức chọn 5 điểm chéo góc cố định, mỗi điểm chọn 5 cây.
Theo dõi mật số sâu non sâu khoang sống trên ruộng cải bẹ xanh thí nghiệm ở
1NTP, 1, 3, 5, 7 và 14NSP vào sáng sớm
Chỉ tiêu theo dõi:
- Mật số sâu sống (con/m2): quan sát và đếm trực tiếp
Hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson – tilton
HL (%) = [ 1 – (Ta x Cb/ Tb x Ca)] x 100
Trong đó:
HL (%): hiệu lực của thuốc
Ta: Số lượng sâu sống ở công thức xử lý sau phun
Tb: Số lượng sâu sống ở công thức xử lý trước phun
Ca: Số lượng sâu sống ở công thức đối chứng sau phun
Cb: Số lượng sâu sống ở công thức đối chứng trước phun
- Mật số thiên địch bắt mồi: Theo dõi mật số thiên địch bắt mồi ở 1NTP và
14NSP.