Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 139 trang )



Số hóa bởi trung tâm học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––




NGUYỄN THỊ HÀ





PHÂN TÍCH LỢI THẾ
SO SÁNH HÀNG XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NAFTA




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế










THÁI NGUYÊN – 2013


Số hóa bởi trung tâm học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––




NGUYỄN THỊ HÀ





PHÂN TÍCH LỢI THẾ
SO SÁNH HÀNG XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NAFTA
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KHÁNH DOANH




THÁI NGUYÊN – 2013


Số hóa bởi trung tâm học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là nội dung nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được công bố ở
các nghiên cứu khác, mọi sự trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả và nghiên cứu trong luận văn.

Tác giả


Nguyễn Thị Hà


















Số hóa bởi trung tâm học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn
Khánh Doanh _ người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học cũng
như Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp
đã chia sẻ nhiều tài liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề
nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả


Nguyễn Thị Hà


Số hóa bởi trung tâm học liệu

iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các biểu đồ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn 3
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI THẾ SO SÁNH 5
1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.1. Một số khái niệm 5
1.1.1.1. Kinh tế đối ngoại 5
1.1.1.2. Ngoại thương 5
1.1.1.3. Xuất khẩu 7
1.1.1.4. Lợi thế so sánh 9
1.1.1.5. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ 10
1.1.2. Các lý thuyết về lợi thế so sánh 11
1.1.2.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo 11
1.1.2.2. Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler 13
1.1.2.3. Lý thuyết H - O của Heckscher và Ohlin 14
1.1.2.4. Lý thuyết lợi thế hiện đại 16
1.2. Cơ sở thực tiễn 18
1.2.1. Xinh-ga-po 18



Số hóa bởi trung tâm học liệu
iv
1.2.2. Thái Lan 19
1.2.3. Phi-líp-pin 20
1.2.4. Ma-lai-xi-a 21
1.2.5. In-đô-nê-xi-a 22
1.3. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước 26
1.3.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu 26
1.3.2. Định hướng phát triển xuất khẩu 31
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 33
2.2.1.1.Chọn mẫu nghiên cứu 33
2.2.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp 33
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 34
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 34
2.2.3.1. Phương pháp tổng quan lịch sử 34
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả 35
2.2.3.3. Phương pháp phân tích so sánh 35
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 36
2.3.1. Đo lường mức độ lợi thế so sánh 37
2.3.2. Đo lường mức độ chuyên môn hóa xuất khẩu 37
2.3.3. Đo lường triển vọng xuất khẩu 38
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH LỢI THẾ SO SÁNH HÀNG XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NAFTA 39
3.1. Giới thiệu về thị trường NAFTA 39
3.1.1. Lịch sử ra đời của NAFTA 39
3.1.2. Sơ lược về thị trường NAFTA 41

3.2. Tổng quan về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường NAFTA 44


Số hóa bởi trung tâm học liệu
v
3.3. Phân tích lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường NAFTA 52
3.3.1. Kết quả về lợi thế so sánh 52
3.3.1.1. Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
NAFTA 52
3.3.1.2. Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ 56
3.3.1.3. Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ca-na-đa 58
3.3.1.4. Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mê-hi-cô 60
3.3.2. Tính ổn định về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 62
3.3.3. Triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường NAFTA 65
3.4. Đánh giá, kết luận về lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang
thị trường NAFTA 70
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY LỢI THẾ SO
SÁNH HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG
NAFTA 73
4.1. Quan điểm, phương hướng phát huy lợi thế so sánh 73
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế so sánh của hàng hóa
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường NAFTA 76
4.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 76
4.2.1.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực 76
4.2.1.2. Chính sách tài chính - tín dụng đối với xuất khẩu 77
4.2.2. Nhóm giải pháp về sản phẩm 79
4.2.2.1. Phát triển khoa học - công nghệ 79
4.2.2.2. Hạ giá thành sản phẩm _ biện pháp nâng cao tính cạnh tranh cho hàng
Việt Nam trên thị trường NAFTA 80

4.2.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm 81
4.2.2.4. Xây dựng và phát triển thương hiệu 82
4.2.3. Giải pháp về thị trường 84


Số hóa bởi trung tâm học liệu
vi
4.2.4. Giải pháp về kênh phân phối 87
4.2.5. Giải pháp về liên kết, hợp tác trong xuất khẩu 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 92
Phụ lục 1: Chỉ số RCA của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường NAFTA 95
Phụ lục 2: Chỉ số RCA của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ 105
Phụ lục 3: Chỉ số RCA của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ca-na-đa . 115
Phụ lục 4: Chỉ số RCA của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mê-hi-cô . 123


Số hóa bởi trung tâm học liệu
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA
ĐVT
EU
FDI
GDP
NAFTA
ODA
R&D

WB

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Đơn vị tính
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
Hỗ trợ phát triển chính thức
Nghiên cứu và phát triển
Ngân hàng thế giới




Số hóa bởi trung tâm học liệu
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh 12
Bảng 1.2: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh – thay đổi do chuyên
môn hóa 12
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế ba nước thành viên NAFTA 2012 43
Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang NAFTA 45
Bảng 3.3: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang NAFTA 48
Bảng 3.4: Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang NAFTA 50
Bảng 3.5: Cơ cấu lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu
sang NAFTA 52
Bảng 3.6: 10 mặt hàng xuất khẩu sang NAFTA có chỉ số lợi thế so sánh
cao nhất giai đoạn 1999 - 2011 54

Bảng 3.7: 10 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ có lợi thế so sánh cao nhất 57
Bảng 3.8: 10 mặt hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa có lợi thế so sánh cao nhất 59
Bảng 3.9: 10 mặt hàng xuất khẩu sang Mê-hi-cô có lợi thế so sánh cao nhất 61
Bảng 3.10: Chỉ số tương đồng xuất khẩu Finger & Kreinin 63
Bảng 3.11: Chỉ số F-K của nhóm hàng 0 65
Bảng 3.12: Chỉ số F-K của nhóm hàng 1 66
Bảng 3.13: Chỉ số F-K của nhóm hàng 2 67
Bảng 3.14: Chỉ số F-K của nhóm hàng 3 67
Bảng 3.15: Chỉ số F-K của nhóm hàng 4 68
Bảng 3.16: Chỉ số F-K của nhóm hàng 5 68
Bảng 3.17: Chỉ số F-K của nhóm hàng 6 69
Bảng 3.18: Chỉ số F-K của nhóm hàng 7 69
Bảng 3.19: Chỉ số F-K của nhóm hàng 8 70




Số hóa bởi trung tâm học liệu
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Dân số ba nước thành viên NAFTA năm 2012 41
Biểu đồ 3.2: GDP của ba nước thành viên NAFTA năm 2012 42
Biểu đồ 3.3: GDP bình quân đầu người của ba nước thành viên NAFTA
2009 - 2012 43











Số hóa bởi trung tâm học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, phát triển xuất khẩu đã có những đóng góp to
lớn vào công cuộc đổi mới của đất nước. Xuất khẩu đã trở thành một trong
những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế, xã
hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
Thời kỳ 2001 – 2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình
quân 17,3% /năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP trên 2,4 lần (GDP tăng
bình quân 7,21 % / năm), vượt mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2001 – 2010 và vượt chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá đã đề ra
trong chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010. Việt Nam có
vị thế ngày càng lớn trong xuất khẩu hàng hoá toàn cầu. Tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
thế giới đã tăng từ 0,24% trong năm 2001 lên 0,46% trong năm 2010. Hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đã có mặt trên thị trường của 220 nước và
vùng lãnh thổ.
Với thị trường Bắc Mỹ - NAFTA, Việt Nam tập trung chủ yếu

vào
việc phát triển quan hệ với Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, song cũng cố

gắng duy trì, mở rộng thị phần và nâng cao kim ngạch buôn bán với thị


trường Ca-na-đa và Mê-hi-cô. Điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp
Việt Nam và

NAFTA có thể xâm nhập thị trường của nhau một cách dễ dàng
là do sự khác

biệt rõ rệt về cơ cấu kinh tế và các lợi thế so sánh của hai bên.
Đây chính là

nhân tố thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam và
NAFTA phát triển

cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Với thế mạnh về
khoa học và công

nghệ, Mỹ và Ca-na-đa có khả năng cung ứng nhiều sản
phẩm quan trọng cho sự

phát triển của kinh tế Việt Nam như máy móc, thiết
bị, đặc biệt là máy móc

thiết bị nguồn có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao.
Ngược lại, các nước thành viên

NAFTA cũng có nhu cầu cao về các mặt hàng


Số hóa bởi trung tâm học liệu
2
như các loại tài nguyên khoáng


sản, hàng nông, lâm, thuỷ sản, hàng may mặc
- những mặt hàng

cần nhiều nguyên liệu và lao động mà các nước này ít có
lợi thế trong sản

xuất, còn Việt Nam lại có khả năng sản xuất và xuất khẩu.
Trong quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, lợi thế so sánh là
yếu tố cần thiết để các quốc gia phát huy những ưu thế sẵn có để trao đổi và
bổ sung lẫn nhau nhằm huy động nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế.
Và đối với Việt Nam, việc tận dụng tối đa những lợi thế so sánh là điều cần
thiết để hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới nói chung và xâm nhập
thị trường NAFTA nói riêng.
Trong bối cảnh Chính phủ đang đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh
tế, thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng tăng
trưởng, nước ta phải tìm ra các mặt hàng có lợi thế so sánh cao để đẩy
mạnh xuất khẩu nhằm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững nhất trong
quá trình công nghiệp hoá giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt với một thị trường
tiềm năng nhưng có sức cạnh tranh lớn như NAFTA, Việt Nam cần thiết
phải đầu tư nghiên cứu để có những chiến lược xuất khẩu phù hợp.
Với tình hình trên, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích
lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng NAFTA”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực
Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lợi thế so sánh.
- Phân tích lợi thế so sánh của từng nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt

Nam sang thị trường NAFTA và các thị trường thành viên.
- Tìm ra những nhóm mặt hàng xuất khẩu sang NAFTA có lợi thế so
sánh cao nhất nhằm hướng đến một cơ cấu xuất khẩu chiến lược.


Số hóa bởi trung tâm học liệu
3
- Phân tích tính ổn định trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường NAFTA.
- Phân tích triển vọng xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam xuất
sang thị trường NAFTA.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu:
- Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường NAFTA.
- Phân tích lợi thế so sánh của các nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam sang thị trường NAFTA và sang từng thị trường các nước thành viên.
- Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển quan hệ kinh tế - thương
mại giữa Việt Nam và NAFTA cũng như phát huy lợi thế so sánh của các
mặt hàng xuất khẩu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung phân tích lợi thế so sánh hàng xuất
khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA.
- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích được lấy từ năm
1999 đến năm 2011.
- Phạm vi không gian: Lợi thế so sánh ở nghiên cứu này được xác định
là lợi thế xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
- Thứ nhất, về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý
luận về lợi thế so sánh và thực tiễn phát huy lợi thế so sánh tại một số nước có

điều kiện tương đồng với Việt Nam.
- Thứ hai, luận văn cũng đi sâu phân tích lợi thế so sánh của các nhóm
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA. Từ đó cho thấy
được cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam hiện tại và định hướng cần đề ra
trong tương lai.


Số hóa bởi trung tâm học liệu
4
- Thứ ba, luận văn đã tập trung phân tích tính ổn định trong cơ cấu xuất
khẩu của Việt Nam sang NAFTA cũng như phân tích triển vọng xuất khẩu
của các nhóm hàng, làm căn cứ cho việc đề ra giải pháp.
- Cuối cùng, luận văn đưa ra định hướng và đề xuất hệ thống các giải
pháp nhằm phát huy lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang
thị trường NAFTA trong thời gian tới.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 4 (bốn) chương:
Chương 1: Cơ cở lý luận và thực tiễn về lợi thế so sánh.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang
thị trường NAFTA.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm phát huy lợi thế so sánh hàng xuất
khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA.

















Số hóa bởi trung tâm học liệu
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI THẾ SO SÁNH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế giữa một quốc gia với các chủ thể
bên ngoài, bao gồm nhiều lĩnh vực khác như thương mại quốc tế, đầu tư quốc
tế, chuyển giao công nghệ, hợp tác tài chính, tiền tệ quốc tế… Mỗi lĩnh vực
này lại bao gồm nhiều nội dung cụ thể khác nhau. Trên góc độ khoa học, mỗi
lĩnh vực đó, thậm chí một phần của nó, cũng đã và đang trở thành một môn
học được nhiều người quan tâm nghiên cứu (Đỗ Đức Bình và Nguyễn
Thường Lạng, 2008).
1.1.1.2. Ngoại thương
a. Khái niệm ngoại thương
Có nhiều khái niệm khác nhau về ngoại thương. Song xét về đặc
trưng thì ngoại thương được định nghĩa là việc mua, bán hàng hóa và dịch
vụ qua biên giới quốc gia. Cách định nghĩa này được sử dụng nhiều nhất
khi nhìn vào các chức năng của ngoại thương (Nguyễn Văn Tuân, 2009).
Các nhà kinh tế học còn dùng định nghĩa ngoại thương như là một công

nghệ khác để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, ngoại thương được hiểu
như là một quá trình sản xuất gián tiếp.
Trong hoạt động ngoại thương: xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch
vụ cho nước ngoài, và nhập khẩu là việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước
ngoài. Mục tiêu chính của ngoại thương là phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế
trong nước, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân.
b. Vai trò của ngoại thương trong quá trình phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia
Thứ nhất, trong mỗi giai đoạn phát triển, ngoại thương bao giờ cũng
được đánh giá cao vì nó giúp mỗi quốc gia có được các loại hàng hóa mà


Số hóa bởi trung tâm học liệu
6
nước đó không sản xuất được (hoặc không có) và tạo ra những hệ quả khả
quan như sau:
- Chuyển giao công nghệ, nhờ đó nâng cao phúc lợi kinh tế cho mọi
người dân;
- Kích cầu thông qua hoạt động của các số nhân, do đó nâng cao hiệu
quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
- Đem lại lợi ích không chỉ cho các doanh nghiệp do ngoại thương mở
rộng thị trường, khai thác được lợi ích kinh tế nhờ quy mô mà còn kích thích
được hoạt động của toàn bộ nền kinh tế;
- Mở rộng khả năng lựa chọn cho người tiêu dùng;
- Giảm chi phí đầu vào sản xuất như nguyên vật liệu và các sản phẩm
trung gian, góp phần làm giảm tổng chi phí sản xuất.
Thứ hai, ngoại thương phân bổ có hiệu quả các nguồn lực sản xuất của
thế giới. Điều này đã được chứng minh cả trong lý thuyết và trong thực tiễn.
Ngoại thương thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất dựa trên lợi thế so sánh của
mỗi nước, khiến cho các nước sử dụng nguồn lực của mình một cách có hiệu

quả nhất. Đến lượt mình, chuyên môn hóa lại thúc đẩy tăng năng suất lao
động, góp phần làm tăng năng lực sản xuất, do đó thúc đẩy sự phát triển của
ngoại thương. Như vậy, ngoại thương ngày càng làm tăng mức sống của các
quốc gia nói riêng và của cả thế giới nói chung.
Thứ ba, ngoại thương làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi
nhất cho mỗi quốc gia. Do đòi hỏi tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế và phân
công lao động quốc tế, mỗi quốc gia khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới đều
phải có sự thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất các sản phẩm hàng hóa
xuất khẩu bắt nguồn từ trình độ phát triển kinh tế, nguồn lực và lợi thế của
mỗi quốc gia. Với sự thay đổi đó, kim ngạch xuất khẩu của đất nước sẽ từng
bước được nâng cao, vì vậy sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.


Số hóa bởi trung tâm học liệu
7
Thứ tư, ngoại thương nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Do ngoại
thương phân bổ có hiệu quả nguồn lực trong nước, làm thay đổi cơ cấu kinh
tế theo hướng tận dụng triệt để lợi thế của quốc gia và sử dụng những nguồn
đầu vào cạnh tranh của thế giới nên hiệu quả của nền kinh tế không ngừng
được nâng cao, vì vậy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của
các doanh nghiệp nói riêng cũng không ngừng tăng lên.
Thứ năm, ngoại thương còn có mối liên hệ khăng khít với đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI). Trong nhiều trường hợp, ngoại thương có tác dụng thu
hút FDI vì các nhà đầu tư, để khai thác thị trường nước ngoài có hiệu quả, sẽ
tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Trong những trường hợp khác, FDI sẽ thúc
đẩy ngoại thương phát triển do FDI vào kéo theo nhiều nhu cầu nhập khẩu
máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu và sản phẩm trung gian phục vụ cho
quá trình sản xuất, đồng thời các doanh nghiệp có FDI sẽ xuất khẩu được
những sản phẩm của mình nhờ khai thác được lợi thế từ nước nhận đầu tư.
Thứ sáu, ngoại thương vô hình, đặc biệt là nhập khẩu công nghệ hiện

đại, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, nhất là đối với các nền kinh
tế đang phát triển khi họ chưa đủ khả năng tạo ra công nghệ mới. Việc nhập
khẩu công nghệ mới sẽ đáp ứng tốt yêu cầu của nền kinh tế, nhất là trong các
dự án ODA và FDI. Do đó, nó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
trong nước (Nguyễn Văn Tuân, 2009).
1.1.1.3. Xuất khẩu
a. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc
gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Dưới giác độ kinh doanh,
xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia
khác, còn dưới giác độ phi kinh doanh (làm quà tặng hoặc viện trợ không
hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ
qua biên giới quốc gia (Nguyễn Văn Tuân, 2009).


Số hóa bởi trung tâm học liệu
8
Còn theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại Việt Nam 2005,
xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
b. Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam
Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu
và tích lũy sản xuất nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa đất
nước. Thông thường, nhập khẩu dựa vào ba nguồn ngoại tệ chính là từ xuất
khẩu, vốn vay và viện trợ. Trong thực tế, xuất khẩu là phương tiện, nhập khẩu
là mục đích. Xuất khẩu để phục vụ nhập khẩu các thiết bị, công nghệ hiện đại,
nhằm đẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế.
Xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng để kích thích tăng trưởng
kinh tế. Đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng sản xuất do tính kinh tế nhờ

quy mô. Nhiều nghề mới ra đời phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và kết quả
là GDP sẽ tăng.
Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản
xuất. Để đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thị trường quốc tế, tăng tính cạnh tranh
của sản phẩm, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới trang thiết bị,
dây chuyền công nghệ để sản xuất hàng hóa một cách có hiệu quả nhất.
Xuất khẩu có tác động mạnh tới cơ cấu kinh tế của toàn nền kinh tế,
cũng như có tác động tới cơ cấu ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất
lợi thế tương đối và tuyệt đối của đất nước. Muốn thúc đẩy xuất khẩu thì các
doanh nghiệp phải sản xuất ra các hàng hóa có tính cạnh tranh dựa trên lợi thế
của nền kinh tế nước ta. Do đó, sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành.
Xuất khẩu có tác động tích cực và trực tiếp đến việc nâng cao mức
sống của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Khi xuất khẩu tăng, sản
xuất phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập
cho người lao động và nâng cao mức sống của người dân.


Số hóa bởi trung tâm học liệu
9
Xuất khẩu giúp mở rộng và làm sâu sắc thêm các mối quan hệ đối ngoại
giữa nước ta với các nước trên thế giới. Điều đó có nghĩa là thông qua các quan
hệ kinh tế, quan hệ đối ngoại giữa nước ta và các nước trong khu vực cũng như
trên thế giới ngày càng trở nên khăng khít (Nguyễn Văn Tuân, 2009).
1.1.1.4. Lợi thế so sánh
Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi
quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những
hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối
có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó
nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao
(hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nói cách khác, một quốc

gia có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một sản phẩm nếu chi phí cơ hội của
việc sản xuất sản phẩm trong quốc gia thấp hơn chi phí cơ hội của việc sản
xuất sản phẩm đó ở các quốc gia khác (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường
Lạng, 2008).
Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ
thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả
bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa.
Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu
thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul
Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn
là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc
gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt
bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình”.
Lợi thế so sánh tĩnh
Lợi thế so sánh tĩnh (hay còn gọi là lợi thế so sánh cứng) là lợi thế
đang có, những lợi thế có được mà không phải đầu tư lớn về vốn và tri thức.
Chẳng hạn: sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên như: vị


Số hóa bởi trung tâm học liệu
10
trí địa lý, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu,… Nếu không có đầu tư của con người
hoặc đầu tư không hợp lý thì đất đai nhanh chóng bạc màu, cùng với những
tác động của tự nhiên sẽ làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng. Nếu
sử dụng thuật ngữ của M. Porter thì đây là những lợi thế “trời cho” hay lợi thế
“cấp thấp”. Những lợi thế này thường không vững chắc mà chỉ mang tính
ngắn hạn và trung hạn, nếu các điều kiện sản xuất hiện có không được cải tạo
liên tục và phát triển ở mức độ cao thì có thể lợi thế cạnh tranh của hàng hóa
sẽ giảm xuống (Trần Hoa Phượng, 2011)
Lợi thế so sánh động

Lợi thế so sánh động (hay còn gọi là lợi thế so sánh mềm) là lợi thế
“cấp cao”, lợi thế phải có đầu tư lớn về vốn và tri thức (như đầu tư và lao
động với trình độ kỹ thuật và tri thức khoa học cao, kết cấu hạ tầng tốt…). Để
có được lợi thế này ngoài việc tận dụng triệt để các nguồn lực tự nhiên và sử
dụng chúng có hiệu quả thì còn phải không ngừng đầu tư cho việc cải thiện
môi trường kinh tế, môi trường đầu tư mới tạo ra lợi thế tiềm năng làm cơ sở
cho sự phát triển bền vững (Trần Hoa Phượng, 2011)
1.1.1.5. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ
Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, viết tắt là NAFTA (North
America Free Trade Agreement) là hiệp định thương mại tự do giữa ba nước
Ca-na-đa, Mỹ và Mê-hi-cô, ký kết ngày 12/8/1992, có hiệu lực từ ngày
01/01/1994. Hiệp định là một văn bản dày 500 trang, gồm 8 phần, 22 chương
và 2.206 điều khoản. Những quy định quan trọng nhất của Hiệp định liên
quan đến việc loại bỏ toàn bộ các loại thuế quan đối với 10 nghìn loại sản
phẩm trao đổi giữa ba nước trong vòng 15 năm, các hoạt động thương mại,
ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư sẽ được tự do hoá. Các quốc gia thành viên cam
kết dành cho nhau sự đối xử quốc gia phù hợp với quy định của Hiệp định
chung về Thuế quan và Thương mại.
Các thoả thuận chính của NAFTA xoay quanh 5 vấn đề lớn:


Số hóa bởi trung tâm học liệu
11
- Thương mại về trao đổi hàng hoá.
- Thương mại về hoạt động dịch vụ.
- Hoạt động đầu tư.
- Bảo hộ chống cạnh tranh không trung thực và những vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ.
- Các thủ tục giải quyết tranh chấp.
Mục đích của hiệp định này là: Giúp cho kinh tế của ba nước Mỹ, Ca-

na-đa và Mê-hi-cô phát triển thuận lợi. Cụ thể là việc Mỹ và Ca-na-đa có thể
dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mê-hi-cô và Mê-hi-cô cũng dễ dàng
chuyển giao nguồn nhân lực sang hai nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn
giúp cho ba nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế
với các khối như EU, AFTA.
1.1.2. Các lý thuyết về lợi thế so sánh
1.1.2.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo
Khi mỗi nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về một loại hàng
hóa, lợi ích của ngoại thương là rõ ràng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một
nước có thể sản xuất có hiệu quả hơn nước kia trong hầu hết các mặt hàng?
Hoặc những nước không có lợi thế tuyệt đối nào cả thì chỗ đứng của họ trong
phân công lao động quốc tế là ở đâu? Và ngoại thương diễn ra như thế nào
với những nước này?
Nếu như khái niệm lợi thế tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở sự khác
biệt về hiệu quả sản xuất tuyệt đối thì lợi thế so sánh lại xuất phát từ hiệu quả
sản xuất tương đối. Bảng 1.1 cho biết số đơn vị sản phẩm có thể được sản
xuất ra với cùng một đơn vị nguồn lực ở mỗi nước. Có thể thấy rằng Việt
Nam là nước bất lợi thế tuyệt đối về cả 2 mặt hàng vải và gạo, còn Hàn Quốc
là nước có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng. Trong trường hợp này, nếu
theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối thì sẽ không có thương mại quốc tế trong
trường hợp này.


Số hóa bởi trung tâm học liệu
12
Bảng 1.1: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh

Lúa gạo (tạ)
Vải vóc (m
2

)
Việt Nam
5
4
Hàn Quốc
9
10
Tuy nhiên, theo Ricardo, tuy Việt Nam bất lợi thế tuyệt đối về cả hai
mặt hàng nhưng do mức độ bất lợi thế của Việt Nam về mặt hàng gạo nhỏ
hơn mặt hàng vải (thể hiện qua bất đẳng thức 4/10 < 5/9). Tương tự, mức độ
lợi thế của Hàn Quốc về mặt hàng vải lớn hơn mặt hàng gạo (thể hiện qua bất
đẳng thức 10/4 > 9/5). Do đó, Việt Nam sẽ có lợi thế so sánh về gạo còn Hàn
Quốc có lợi thế so sánh về vải. Mỗi nước sẽ chuyên môn hóa mặt hàng mình
có lợi thế so sánh, sau đó đem trao đổi lấy mặt hàng mình bất lợi thế so sánh.
Có thể phát biểu quy luật lợi thế so sánh như sau: “Một quốc gia sẽ
xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc
gia kia. Nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc
gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc
gia kia”.
Một cách cụ thể, quốc gia A sẽ xuất khẩu X khi và chỉ khi:
Chi phí lao động đề sản xuất
1 đơn vị X ở A
<
Chi phí lao động để sản xuất
1 đơn vị Y ở A
Chi phí lao động để sản xuất
1 đơn vị X ở B
Chi phí lao động để sản xuất
1 đơn vị Y ở B


Bảng 1.2: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh – thay đổi
do chuyên môn hóa

Lúa gạo (tạ)
Vải vóc (m
2
)
Việt Nam
+ 10
- 8
Hàn Quốc
- 9
+ 10
Tổng
+ 1
+ 2


Số hóa bởi trung tâm học liệu
13
Giả sử rằng, Việt Nam sẽ chyển 2 giờ lao động từ ngành vải sang
ngành gạo còn Hàn Quốc sẽ chuyển 1 giờ lao động từ ngành gạo sang ngành
vải. Bảng 1.2 cho biết kết quả của việc chuyên môn hóa như vậy. Xét chung
cả hai quốc gia, lượng gạo tăng 1 tạ và lượng vải tăng lên 2m
2
. Điều đó chứng
tỏ chuyên môn hóa và thương mại quốc tế đem lại lợi ích cho cả 2 quốc gia.
Cần lưu ý là trong mô hình này, năng suất lao động ở mỗi ngành sản
xuất được giả định là độc lập với mức sản lượng. Nói cách khác, sản xuất
được đặc trưng bởi hiệu suất không đổi theo quy mô.

Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo là một trong những quy luật
quan trọng nhất, đặt cơ sở, nền móng cho mậu dịch quốc tế và được ứng dụng
rộng rãi nhất. Cho đến nay, bản chất của quy luật lợi thế so sánh của Ricardo
vẫn không thay đổi, nó đúng với bất kỳ một quốc gia nào. Theo quy luật này
thì thậm chí một quốc gia kém hiệu quả hơn (bất lợi thế tuyệt đối) so với quốc
gia kia trong việc sản xuất cả hai hàng hoá thì cả hai quốc gia vẫn có thể thu
được lợi ích từ thương mại. Quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất
khẩu hàng hoá mà nó có bất lợi thế tuyệt đối ít hơn (hàng hoá có bất lợi thế so
sánh) và nhập khẩu hàng hoá mà nó có bất lợi thế tuyệt đối lớn hơn (hàng hoá
có bất lợi thế so sánh). Nói cách khác, một quốc gia sẽ có lợi hơn khi sản xuất
và xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao
hơn một cách tương đối hay giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc
gia kia (Trần Văn Hòe và Nguyễn Văn Tuấn, 2007).
1.1.2.2. Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler
Gottfried von Haberler (1900) là người đã vận dụng khái niệm chi phí
cơ hội vào giải thích lý thuyết lợi thế so sánh. Theo Haberler, chi phí cơ hội
của mặt hàng X là số lượng mặt hàng Y cần được cắt giảm để sản xuất thêm
một đơn vị hàng hóa X. Trong 2 quốc gia thì quốc gia nào có chi phí cơ hội
của mặt hàng nào thấp hơn thì sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng đó. Về thực
chất, chi phí cơ hội chỉ là cách phát biểu khác của giá cả hàng hóa tương quan.


Số hóa bởi trung tâm học liệu
14
Tuy nhiên, xác định lợi thế so sánh dựa trên khái niệm chi phí cơ hội ưu việt
hơn phương pháp của Ricardo ở chỗ không cần phải dựa trên bất kỳ giả định
nào về lao động.
Trong bảng 1.1 ở trên thì để sản xuất thêm 1 đơn vị gạo, Việt Nam
cần di chuyển 1/5 lao động từ ngành vải sang ngành gạo, và như vậy thì sẽ
phải cắt giảm 4/5 vải, đúng bằng giá một đơn vị gạo tính theo vải. Tương

tự, chi phí cơ hội của 1 đơn vị gạo ở Hàn Quốc đúng bằng 10/10 = 1 vải,
cũng bằng mức giá tương quan giữa hai mặt hàng. Rõ ràng, chi phí cơ hội
của Việt Nam về gạo thấp hơn của Hàn Quốc nên Việt Nam có lợi thế so
sánh về gạo. Trong khi đó, chi phí cơ hội về vải của Việt Nam là 5/4 gạo,
của Hàn Quốc là 1 gạo nên Hàn Quốc có lợi thế so sánh về vải. Như vậy,
mô hình thương mại cũng giống như những gì mà Ricardo đã đề xuất (Đỗ
Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008).
Cần chú ý rằng, ở đây chi phí cơ hội của từng mặt hàng ở mỗi quốc gia
được giả định là không thay đổi.
1.1.2.3. Lý thuyết H - O của Heckscher và Ohlin
Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo không giải thích được
nguyên nhân xuất hiện lợi thế so sánh và vì sao các nước khác nhau lại có chi
phí cơ hội khác nhau. Để khắc phục hạn chế này, hai nhà kinh tế học người
Thụy Điển là Heckscher và Ohlin đã phát triển lý thuyết lợi thế so sánh thông
qua việc xác định nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu
tố sản xuất. Lý thuyết của Heckscher~Ohlin (H - O) dựa trên các giả định sau:
- Một là, thế giới chỉ có hai quốc gia, hai yếu tố sản xuất (vốn và lao
động) và hai loại hàng hoá.
- Hai là, hai quốc gia sử dụng cùng một công nghệ sản xuất hàng hoá
giống nhau và thị hiếu của các dân tộc là giống nhau.
- Ba là, các sản phẩm khác nhau cần các yếu tố sản xuất ở các tỷ lệ
khác nhau. Chẳng hạn, việc sản xuất gạo cần tỷ lệ lao động tương đối lớn hơn

×