Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Các diễm tố được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ vị trong tiếng việt hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.62 KB, 116 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







NGUYỄN THỊ THU HOÀI




CÁC DIỄN TỐ ĐƢỢC BIỂU HIỆN BẰNG VỊ TỪ
VÀ CỤM CHỦ VỊ TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ









Thái Nguyên - 2013



Số hóa bởi trung tâm học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN THỊ THU HOÀI


CÁC DIỄN TỐ ĐƢỢC BIỂU HIỆN BẰNG VỊ TỪ
VÀ CỤM CHỦ VỊ TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI


Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc







Thái Nguyên - 2013



Số hóa bởi trung tâm học liệu


i

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn
thạc sỹ Ngôn ngữ học với đề tài: “Các diễn tố được biểu hiện bằng vị từ và
cụm chủ vị trong tiếng Việt hiện đại”.
Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản
thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm, dạy bảo, động viên, giúp đỡ của các
thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Văn Lộc, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình

nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Phòng sau
Đại học - Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên cùng các thầy
giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã
tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, người
thân, các đồng chí, đồng nghiệp đã động viên khích lệ tôi để tôi hoàn thành
luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Thu Hoài
Số hóa bởi trung tâm học liệu


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả


Nguyễn Thị Thu Hoài







Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn






PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc




Xác nhận của khoa chuyên môn






TS. Cao Thị Hảo

Số hóa bởi trung tâm học liệu



iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Những đóng góp mới của luận văn 8
7. Bố cục của luận văn 9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1.Vị từ 10
1.1.1. Khái niệm vị từ 10
1.1.2. Đặc điểm chung của vị từ 12
1.1.3. Phân loại vị từ 13
1.2. Cụm chủ vị 17
1.2.1. Khái niệm 17
1.2.2. Đặc điểm của cụm chủ vị 25
1.2.3. Vấn đề xác định cụm chủ vị trong câu 25
1.3. Lý thuyết kết trị và khái niệm diễn tố, chu tố 26
1.3.1. Thuật ngữ kết trị 26
1.3.2. Khái niệm nút, nút động từ, diễn tố (actant), chu tố (circonstant) 26
1.3.3. Khái niệm kết trị và các kiểu kết trị 29
Số hóa bởi trung tâm học liệu



iv
1.4. Các kiểu diễn tố đƣợc biểu hiện bằng vị từ, cụm chủ vị và
việc miêu tả chúng 32
1.5. Tiểu kết chƣơng 1 33
Chƣơng 2. DIỄN TỐ CHỦ THỂ ĐƢỢC BIỂU HIỆN BẰNG VỊ TỪ
VÀ CỤM CHỦ - VỊ 34
2.1. Nhận xét chung 34
2.2. Diễn tố chủ thể đƣợc biểu hiện bằng vị từ 37
2.2.1. Diễn tố chủ thể được biểu hiện bằng vị từ xét theo đặc điểm ý nghĩa 37
2.2.2. Diễn tố chủ thể được biểu hiện bằng vị từ xét theo đặc điểm hình thức 40
2.2.3. Đánh giá về đặc tính từ loại của vị từ trong vai trò diễn tố chủ thể 47
2.3. Diễn tố chủ thể đƣợc biểu hiện bằng cụm chủ - vị 49
2.3.1. Diễn tố chủ thể được biểu hiện bằng cụm chủ - vị xét theo đặc
điểm ý nghĩa 49
2.3.2. Diễn tố chủ thể được biểu hiện bằng cụm chủ - vị xét theo đặc
điểm hình thức 52
2.3.3. Đánh giá đặc tính từ loại của vị từ - vị ngữ trong cụm chủ - vị diễn tố 58
2.4. Tiểu kết chƣơng 2 60
Chƣơng 3. DIỄN TỐ ĐỐI THỂ ĐƢỢC BIỂU HIỆN BẰNG VỊ TỪ
VÀ CỤM CHỦ - VỊ 61
3.1. Nhận xét chung 61
3.2. Diễn tố đối thể đƣợc biểu hiện bằng vị từ 62
3.2.1. Diễn tố đối thể được biểu hiện bằng vị từ xét theo đặc điểm ý nghĩa. 62
3.2.2. Diễn tố đối thể được biểu hiện bằng vị từ xét theo đặc điểm hình thức 69
3.2.3. Đánh giá đặc tính từ loại của vị từ giữ vai trò diễn tố đối thể 75
3.3. Diễn tố đối thể đƣợc biểu hiện bằng cụm chủ - vị 76
3.3.1. Diễn tố đối thể được biểu hiện bằng cụm chủ vị xét theo đặc
điểm ý nghĩa 76
Số hóa bởi trung tâm học liệu



v
3.3.2. Diễn tố đối thể được biểu hiện bằng cụm chủ - vị xét theo đặc điểm
hình thức 83
3.3.3. Đánh giá đặc tính từ loại của vị từ giữ vai trò vị ngữ trong cụm chủ -
vị làm diễn tố đối thể 98
3.4. Tiểu kết chƣơng 3 102
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
NGUỒN TRÍCH DẪN 125
Số hóa bởi trung tâm học liệu


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1. Động từ là từ loại có số lượng rất lớn và có đặc tính hết sức phức tạp.
Về vai trò ngữ pháp, động từ là trung tâm của tuyệt đại đa số câu tiếng Việt.
Do có địa vị quan trọng trong hệ thống từ loại mà động từ luôn thu hút sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu.
2. Việc nghiên cứu động từ được tiến hành ở nhiều góc độ với những
công trình khác nhau như: Cụm động từ tiếng Việt của Nguyễn Phú Phong
(1973), Các động từ chỉ hướng trong tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản
(1977), Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ của Vũ Thế Thạch (1984), Kết trị
của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc (1995), Vị từ hành động tiếng
Việt và các tham tố của nó của Nguyễn Thị Quy (1995)… Từ những công
trình đó, ta thấy diện mạo của động từ tiếng Việt ngày càng trở nên rõ ràng
hơn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu động từ từ góc độ kết trị cho đến nay vẫn là

một vấn đề tương đối mới mẻ.
3. Lý thuyết kết trị là một trong những lý thuyết quan trọng, một thành
tựu lớn của ngôn ngữ học thế kỷ XX. Sau khi ra đời, lý thuyết này đã được
phát triển, ứng dụng rộng rãi vào việc nghiên cứu ngữ pháp, ngữ nghĩa của
các ngôn ngữ, trong đó có các ngôn ngữ đơn lập và ngày càng trở thành mối
quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu. Ở Việt Nam, lý thuyết kết trị đã
được nghiên cứu trong công trình chuyên khảo Kết trị của động từ tiếng Việt
của Nguyễn Văn Lộc. Kết quả nghiên cứu của công trình này đã mở ra một
hướng nghiên cứu mới mẻ và rất thiết thực với ngữ pháp tiếng Việt, trong đó
có việc nghiên cứu động từ.
4. Trong việc nghiên cứu kết trị của động từ, vấn đề miêu tả các diễn tố
được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ vị gắn với thuộc tính kết trị của các
nhóm động từ cụ thể là nội dung nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cả về lý
luận lẫn thực tiễn.
Số hóa bởi trung tâm học liệu


2
Về lý luận, vấn đề miêu tả các diễn tố được biểu hiện bằng vị từ và cụm
chủ vị theo lý thuyết kết trị sẽ góp phần soi sáng thêm một số vấn đề lý thuyết về
kết trị nói chung, lý thuyết kết trị động từ nói riêng. Từ đó, góp phần làm rõ thêm
một số vấn đề liên quan đến thành phần câu trong tiếng Việt.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu các diễn tố được biểu hiện bằng vị từ
và cụm chủ vị theo lý thuyết kết trị có thể được sử dụng để biên soạn các tài
liệu phục vụ cho việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trường.
5. Mặc dù việc miêu tả các diễn tố được biểu hiện bằng vị từ và cụm
chủ vị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng như chỉ ra trên đây nhưng
đến nay, việc nghiên cứu, miêu tả các kiểu diễn tố này trong tiếng Việt còn ít
được chú ý và trên thực tế chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống và chuyên sâu về vấn đề này.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Các
diễn tố được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ vị trong tiếng Việt hiện đại”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu về động từ
Về sự tồn tại của động từ tiếng Việt, từ trước đến nay có rất nhiều ý kiến
nhưng có hai loại ý kiến trái ngược nhau. Loại ý kiến thứ nhất phủ nhận sự tồn
tại của động từ. Còn loại ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ.
Những người có ý kiến thứ nhất như M. Grammong (M.Grammont)
và Lê Quang Trinh phủ nhận khả năng phân định các loại từ trong tiếng
Việt. Do đó, các tác giả cũng phủ nhận sự tồn tại của động từ. Các tác giả
này cho rằng trong tiếng Việt, không có mạo từ, danh từ, đại từ, động từ,
cũng không có giống và số mà chỉ có những từ không thôi: những từ này
đều là đơn âm tiết, nói chung không biến đổi, ý nghĩa của chúng thay đổi
hay được xác định nhờ những từ đặt trước hay theo sau, nghĩa là nhờ chức
năng, vị trí của chúng ở trong câu.
Loại ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ, nhưng những
người theo ý kiến này lại khác nhau về điểm xuất phát cũng như về kết quả
đạt được.
Số hóa bởi trung tâm học liệu


3
Nguyễn Kim Thản xếp những người theo loại ý kiến thứ hai ra làm bốn
nhóm: nhóm thứ nhất có sự lẫn lộn giữ động từ và vị ngữ bắt nguồn từ thời cổ
Hy Lạp, nhóm thứ hai xuất phát từ ý nghĩa, nhóm thứ ba xuất phát từ hình
thức ngữ pháp (hiểu theo nghĩa rộng), chủ yếu là khả năng kết hợp của từ,
nhóm thứ tư chú ý tới cả đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm hình thức của từ.
Những tác giả chủ trương xuất phát từ ý nghĩa để xác định từ loại là
Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân,
Người chủ trương dựa vào hình thức ngữ pháp (khả năng kết hợp) để

xác định từ loại là Lê Văn Lý.
Trong số những người thuộc nhóm thứ tư, Nguyễn Kim Thản chủ
trương phân định từ loại dựa vào cả ý nghĩa lẫn hình thức ngữ pháp. Tác giả
chứng minh sự tồn tại của danh từ và động từ tiếng Việt bằng cách đối lập khả
năng kết hợp của hai từ loại như khả năng kết hợp với những từ chỉ định (này,
kia ). với từ chỉ sở thuộc, với đại từ (có là và không có là), với định ngữ tính
từ (danh từ thì kết hợp trực tiếp, động từ thì có thể có từ cho), với những từ
phủ định.
Trong hai loại ý kiến trên, ý kiến thứ hai đã dần chiếm ưu thế và được
công nhận. Bởi thế, động từ bắt đầu được nghiên cứu một cách nghiêm túc và
ngày càng hệ thống. Quá trình ấy có thể được tóm tắt như sau:
Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu những năm sáu mươi của thế kỉ XX, việc
nghiên cứu về động từ chưa đạt được những thành tựu đáng kể, chưa có nhiều
công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về động từ. Chỉ từ giữa
những năm sáu mươi đến nay, việc nghiên cứu về động từ mới thực sự được
chú ý và đi vào chiều sâu. Bên cạnh những công trình chung về ngữ pháp
thường có đề cập đến động từ, có thể kể đến một số chuyên luận tiêu biểu về
động từ ở trong và ngoài nước như:
- Phân loại động từ tiếng Việt của I.S. Bystov (1966)
- Cụm động từ tiếng Việt của Nguyễn Phú Phong (1973)
Số hóa bởi trung tâm học liệu


4
- Các động từ chỉ hướng trong tiếng Việt của Nguyễn Lai (1976)
- Động từ trong tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản (1977)
- Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ của Vũ Thế Thạch (1984)
- Vị từ hành động và các tham tố của nó của Nguyễn Thị Quy (1995)
- Kết trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc (1995)
Trong các công trình trên đây, một số nghiên cứu tương đối toàn diện về

động từ nói chung. Đó là những công trình của Nguyễn Phú Phong và Nguyễn
Kim Thản. Ở những công trình này, diện mạo chung của động từ đã hiện lên khá
rõ rệt. Bên cạnh đó có những công trình đi sâu vào một khía cạnh nào đó của
động từ như: I.S. Bystov đi vào phân loại động từ, Nguyễn Lai tìm hiểu về nhóm
động từ chỉ hướng, Vũ Thế Thạch tìm hiểu về mặt ngữ nghĩa, Nguyễn Thị Quy
tìm hiểu về vị từ hành động và các tham tố của nó, Nguyễn Văn Lộc đi sâu vào
mặt kết trị. Hướng nghiên cứu động từ theo lý thuyết kết trị chính là hướng
nghiên cứu mới mẻ, có nhiều triển vọng và cũng là hướng nghiên cứu được lựa
chọn trong luận văn này.
2.2. Tình hình nghiên cứu các diễn tố được biểu hiện bằng vị từ và cụm
chủ vị
Các diễn tố (actants) theo cách hiểu của L. Tesnière là các thành tố
phụ thể hiện kết trị bắt buộc của động từ. Chúng gồm hai kiểu chính là diễn
tố chủ thể (Sujet) và diễn tố đối thể (Obijet). Khi đề cập đến các kiểu diễn
tố cụ thể, L. Tesnière đã chú ý đến kiểu diễn tố được biểu hiện bằng động
từ và mệnh đề. Theo L. Tesnière, mặc dù các diễn tố thường được biểu hiện
bằng danh từ nhưng cũng không hiếm trường hợp chúng được biểu hiện
bằng động từ và mệnh đề. Ông cho rằng, động từ trong vai trò diễn tố, ở tiếng
Pháp, trong nhiều trường hợp, thường có hình thức nguyên dạng. Thí dụ: Alfred
veut’ partir (Alphơrét muốnra đi), Bernard sait chanter (Becna biết hát). Riêng
trong tiếng La Tinh thì động từ trong vai trò diễn tố hầu như luôn luôn phải là
nguyên dạng. Khi miêu tả về đặc tính của các diễn tố được biểu hiện bằng động
từ nguyên dạng, L. Tesnière cho rằng chúng có đặc tính hai mặt: Một mặt, chúng
Số hóa bởi trung tâm học liệu


5
vẫn giữ lại thuộc tính vốn có của động từ, tức là khả năng chi phối các diễn tố và
chu tố (actant và circonstant). Mặt khác, chúng lại có đặc tính giống như danh từ,
tức là chúng có thể giữ vai trò diễn tố bên động từ, kể cả vai trò diễn tố thứ nhất (

diễn tố chủ thể), lẫn vai trò diễn tố thứ hai ( diễn tố đối thể ). Chẳng hạn, trong
câu: Avez-vous entendu chanter Caruso? (Các bạn đã nghe Caruso hát chưa?),
từ Caruso là diễn tố thứ nhất (diễn tố chủ thể) bên động từ nguyên dạng chanter
(hát). Trong câu: Réussir une mayonnaise est chose delicate (Làm được nước
sốt ngon là công việc tinh tế), danh từ mayonnaise (nước sốt) là diễn tố thứ hai
(diễn tố đối thể) của động từ nguyên dạng Réussir (làm được). Trường hợp động
từ nguyên dạng giữ vai trò diễn tố cũng không hiếm. Chẳng hạn, trong câu:
Réussir enconrage à persésvérer (Đạt được kết quả sẽ kích thích sự cố gắng) ,
giữ vai trò diễn tố thứ nhất (chủ thể) là động từ nguyên dạng Réussir (đạt được).
Theo L. Tesnière, sở dĩ có thể coi động từ nguyên dạng trong câu trên đây là
diễn tố chủ thể vì có thể dễ dàng thay nó bằng danh từ như: la réussite và khi đó,
tính chất diễn tố của nó là hoàn toàn rõ ràng. Trong câu Alfred esfère réussir
(Alphơret hy vọng đạt được kết quả), giữ vai trò diễn tố thứ hai (diễn tố đối thể)
là động từ nguyên dạng réussir (đạt được kết quả) .
Trên cơ sở phân tích đặc tính hai mặt của động từ nguyên dạng
trong vai trò diễn tố như chỉ ra trên đây, L. Tesnière cho rằng, về bản chất
từ loại, động từ nguyên dạng là hình thức trung gian giữa danh từ và động
từ ”. [63, tr. 436 - 440]. Ngoài khả năng được biểu hiện bằng động từ
nguyên dạng, diễn tố còn được biểu hiện bằng mệnh đề. Diễn tố được biểu
hiện bằng mệnh đề được L. Tesnière gọi là mệnh đề diễn tố. Chẳng hạn,
trong câu: “Je croisqu’ Alfred a raison” (tôi nghĩ rằng Alphơret đúng) ,
qu’Alfred a raison (rằng Alphơret đúng) là mệnh đề diễn tố. [63, tr. 536].
Ý kiến của L. Tesnière về mệnh đề diễn tố cũng như về diễn tố là động từ
nguyên dạng, là sự gợi ý bổ ích cho chúng tôi trong việc nghiên cứu kiểu
diễn tố được biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ vị trong tiếng Việt.
Số hóa bởi trung tâm học liệu


6
Trong ngôn ngữ học Xô Viết (trước đây) và Nga hiện nay, cấu trúc

với các diễn tố (actants) vị từ đã được nghiên cứu từ khá lâu. Chẳng hạn,
trong công trình: Phạm trù động từ và cấu trúc của câu. Cấu trúc với các
diễn tố vị từ (V.P Nedjakov, S. E. jakhontov. Leeningrat, 1981). Các tác giả
đã xem xét các kiểu cấu trúc với các diễn tố (chủ thể và đối thể) được biểu
hiện bằng vị từ. Theo các tác giả trên đây thì phạm trù diễn tố vị từ không
chỉ gồm diễn tố chủ thể mà gồm cả diễn tố đối thể, không chỉ gồm các diễn
tố là động từ nguyên dạng mà còn bao gồm cả các diễn tố được biểu hiện
bằng danh từ gốc động từ và câu phụ (mệnh đề phụ hay cụm chủ vị phụ
thuộc). Theo hai tác giả trên, cấu trúc với các diễn tố vị từ chủ yếu được tạo
thành bởi các động từ hạt nhân thuộc hai nhóm chính: động từ ngữ pháp và
động từ cảm nghĩ, nói năng, thụ cảm. Các tác giả cho rằng, cấu trúc với các
diễn tố vị từ thực ra, nằm trong phạm trù cấu trúc lớn hơn, trong đó có cả
cấu trúc với các chu tố (circonstants) vị từ. Kết quả nghiên cứu của các nhà
ngôn ngữ học Nga và Xô Viết được nêu một cách khái quát trên đây cũng là
những gợi ý hết sức bổ ích cho chúng tôi khi nghiên cứu các diễn tố là vị từ
và cụm chủ vị trong tiếng Việt.
Ở Việt Nam, các diễn tố là vị từ và cụm chủ vị đã được đề cập trong
công trình Kết trị của động từ trong tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc
(1995). Tuy vậy, do tính chất của công trình này, tác giả mới chỉ có điều
kiện nêu khái quát về các kiểu diễn tố này.
Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu về động từ và về câu
tiếng Việt, kiểu diễn tố là vị từ và cụm chủ vị cũng đã được đề cập dưới
các tên gọi như: chủ tố, bổ tố hay chủ ngữ, bổ ngữ được biểu hiện bằng
động từ, tính từ. Tuy nhiên, trong các công trình đó, kiểu diễn tố là vị từ
và cụm chủ vị cũng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và
chuyên sâu. Hơn nữa, đối với một số tác giả, chủ ngữ, bổ ngữ không phải
luôn trùng với diễn tố chủ thể và diễn tố đối thể.
Số hóa bởi trung tâm học liệu



7
Tóm lại, mặc dù kiểu diễn tố được biểu hiện bằng vị từ, cụm chủ vị
đã được đề cập đến từ lâu cả ở trong và ngoài nước nhưng ở Việt Nam,
kiểu diễn tố này, đến nay, vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống
và chuyên sâu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là dựa vào lý thuyết kết trị, miêu
tả, làm rõ đặc điểm ý nghĩa và hình thức của kiểu diễn tố được biểu hiện là vị
từ và cụm chủ vị trong tiếng Việt, đồng thời, làm rõ thuộc tính kết trị của các
nhóm động từ chi phối các diễn tố là vị từ và cụm chủ vị, qua đó, góp phần
soi sáng thêm một số vấn đề về lý thuyết kết trị và kết trị của động từ trên cứ
liệu của một ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
1. Xác định làm rõ thêm những vấn đề lý luận chung (về động từ, lý
thuyết kết trị và kết trị của động từ, phân loại động từ theo kết trị, khái niệm
vị từ và cụm chủ vị, diễn tố, chu tố trên cứ liệu tiếng Việt), tạo cơ sở cho việc
nghiên cứu các diễn tố là vị từ và cụm chủ vị.
2. Xác lập nguyên tắc và thủ pháp phân tích, miêu tả các diễn tố là
vị từ và cụm chủ vị gắn với thuộc tính kết trị của các nhóm động từ chi
phối chúng.
3. Xác lập, miêu tả các kiểu diễn tố là vị từ và cụm chủ vị theo đặc điểm ý
nghĩa và hình thức gắn với thuộc tính của các nhóm động từ chi phối chúng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các kiểu diễn tố là vị từ và cụm
chủ vị trong tiếng Việt.
Phạm vi nghiên cứu là đặc điểm nội dung và hình thức của các kiểu
diễn tố là vị từ và cụm chủ vị trong tiếng Việt hiện đại được khảo sát trong
các tác phẩm văn học, báo chí và một số loại văn bản của các tác giả có uy tín
về sử dụng ngôn ngữ.
Số hóa bởi trung tâm học liệu



8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp miêu tả
Đây là phương pháp chủ yếu được luận văn sử dụng. Phương pháp
này được dùng để miêu tả đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm hình thức của các
diễn tố là vị từ và cụm chủ vị xuất hiện trong các tác phẩm văn học, báo
chí và một số văn bản của các tác giả có uy tín về sử dụng ngôn ngữ, từ
đó, phát hiện ra đặc trưng của các kiểu diễn tố này và các nhóm động từ
chi phối chúng.
5.2. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
Những phương pháp này được dùng kết hợp để triển khai thực hiện đề tài.
Phù hợp với các phương pháp trên, luận văn kết hợp sử dụng các thủ
pháp như lƣợc bỏ, bổ sung, thay thế, cải biến. Các thủ pháp nói trên giúp
cho việc miêu tả và phân tích ngữ pháp của một ngôn ngữ đơn lập như tiếng
Việt hạn chế được sự chủ quan, cảm tính, nhằm đạt được những mục tiêu đặt
ra của luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra ở trên, luận văn có những
đóng góp sau đây:
Thứ nhất, góp phần soi sáng thêm một số vấn đề lý thuyết kết trị nói
chung và kết trị của động từ nói riêng trên cứ liệu của một số nhóm động từ
có đặc điểm chi phối riêng trong tiếng Việt.
Thứ hai, làm rõ thêm đặc điểm ý nghĩa và hình thức của các diễn tố là
vị từ và cụm chủ vị gắn với thuộc tính kết trị của các nhóm động từ chi phối
chúng, qua đó, thấy được sự phong phú, đa dạng và phức tạp của động từ
tiếng Việt xét về đặc điểm kết trị (khả năng chi phối).
Thứ ba, về thực tiễn, kết quả nghiên cứu các diễn tố được biểu hiện
bằng vị từ và cụm chủ vị có thể được sử dụng để biên soạn các tài liệu

phục vụ cho việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trường theo
hướng đổi mới.
Số hóa bởi trung tâm học liệu


9
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chương này tập trung tìm hiểu những vấn đề lí thuyết về kết trị, khái
niệm kết trị, các kiểu kết trị, khái niệm diễn tố, chu tố, vị từ, cụm chủ vị, đặc
điểm chung của vị từ và cụm chủ vị trong tiếng Việt.
Chƣơng 2: Diễn tố chủ thể đƣợc biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ vị
Chương này tập trung miêu tả đặc điểm ý nghĩa (ý nghĩa ngữ pháp và ý
nghĩa biểu hiện) và hình thức (cấu tạo, vị trí, khả năng cải biến và phạm vi
xuất hiện bên các nhóm vị từ) của diễn tố chủ thể được biểu hiện bằng vị từ
và cụm chủ vị, xác lập các nhóm động từ chi phối diễn tố chủ thể được biểu
hiện bằng vị từ và cụm chủ vị.
Chƣơng 3: Diễn tố đối thể đƣợc biểu hiện bằng vị từ và cụm chủ vị

Chương này tập trung miêu tả đặc điểm ý nghĩa (ý nghĩa ngữ pháp và ý
nghĩa biểu hiện) và hình thức (cấu tạo, vị trí, khả năng cải biến và phạm vi
xuất hiện bên các nhóm vị từ) của diễn tố đối thể được biểu hiện bằng vị từ,
cụm chủ vị, xác lập các nhóm động từ chi phối diễn tố đối thể được biểu hiện
bằng vị từ và cụm chủ vị.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


10

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.Vị từ
1.1.1. Khái niệm vị từ
Vị từ là một trong số những từ loại cơ bản của ngôn ngữ. Nó là hạt nhân
ngữ pháp và ngữ nghĩa của cả câu. Nhận xét về điều này, Nguyễn Thị Quy đã
viết: “Nghĩa của các vị từ có một tác dụng quyết định đối với ngữ pháp của câu”.
[44, tr. 9]. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vị từ tiếng Việt.
Sau đây là một số quan điểm chính.
Nhận xét về khái niệm vị từ, Nguyễn Văn Hiệp cho rằng: ―khái niệm này
đã từng được hiểu rất khác nhau.‖ [29, tr. 37]. Theo ông, khái niệm vị từ đã
xuất hiện trong các sách nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt từ những năm 60.
Vị từ là những từ đối lập với thể từ và việc đề xuất hai phạm trù này là do chịu
ảnh hưởng của Nga ngữ học và có sự điều chỉnh nhất định cho phù hợp với đặc
điểm của tiếng Việt. Đó là, nếu như trong tiếng Nga vị từ phân biệt với thể từ
nhờ vào khả năng biến đổi hình thái thì trong tiếng Việt, vị từ và thể từ phân
biệt với nhau nhờ khả năng kết hợp. Theo đó, ―thể từ là những từ khi làm vị ngữ
trong câu phải có là đứng trước, còn vị từ là những từ có thể trực tiếp làm vị
ngữ trong câu không cần có sự trợ giúp của là‖ [29, tr. 37-38], Kết quả, ta có
thể từ gồm danh từ, đại từ, số từ và vị từ bao gồm động từ và tính từ. Như vậy ở
đây khái niệm vị từ bao trùm cả khái niệm động từ.
Cũng trong công trình trên, tác giả còn dẫn ra một quan điểm khác về vị từ.
Đó là quan điểm của Tesnière cũng như quan điểm hiện nay của các trường phái
Âu-Mĩ về vị từ. Theo Tesnière, vị từ (predicate) ―được xác định thông qua khái
niệm vị tố; vị từ là những từ có thể làm vị tố.‖ [29, tr 39]. Theo đó, vị từ có
thể là ―động từ, tính từ, danh từ, số từ, và cả giới từ.‖ [29, tr. 39]. Như vậy ở
đây khái niệm vị từ còn được hiểu rộng hơn khái niệm vị từ nêu trên.
Số hóa bởi trung tâm học liệu



11
Trong cuốn sách xuất bản năm 1977 ―Động từ trong tiếng Việt‖,
Nguyễn Kim Thản cũng đã nhắc đến khái niệm vị từ. Trong công trình này,
trước khi đi sâu phân tích cấu tạo của động từ tiếng Việt, phân loại động từ
tiếng Việt cũng như phân tích các ý nghĩa ngữ pháp phụ mà các động từ tiếng
Việt biểu thị, tác giả đã phân tích kỹ địa vị của động từ tiếng Việt trong hệ
thống các loại từ tiếng Việt. Theo ông, từ tiếng Việt trước hết có thể chia
thành hai bộ phận đối lập nhau là những từ tình thái và những từ phi tình
thái. Tiếp đó, nhóm từ phi tình thái lại có thể được chia thành hai nhóm là
thực từ và hư từ. Nhóm thực từ lại gồm hai nhóm là thể từ và vị từ. Phân chia
tiếp nhóm vị từ ta sẽ có hai nhóm là động từ và tính từ. Cách phân chia từ
tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản có thể hình dung theo sơ đồ sau:













Theo sơ đồ trên ta thấy vị từ bao gồm động từ và tính từ. Đó là những
từ có những đặc điểm sau:
* Về mặt ý nghĩa: vị từ là những từ “biểu thị quá trình hay tính chất của
sự vật”.

Từ tiếng Việt
Từ tình thái
Từ phi tình thái
Thực từ
Hư từ
Thể từ
Vị từ
Động từ
Tính từ





Số hóa bởi trung tâm học liệu


12
* Về mặt hình thức: vị từ là những từ có khả năng trực tiếp làm vị ngữ;
trực tiếp đặt sau đều, chẳng, sẽ, ; có thể đặt trước những từ phủ định
không, chưa để tạo thành câu nghi vấn và không có khả năng đặt trước
những từ chỉ định như này, kia, ấy, nọ, [48, tr. 21].
Nói đến khái niệm vị từ không thể không nhắc đến Nguyễn Thị Quy với
công trình ―Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (Vị từ hành động)‖.
Theo tác giả, vị từ là ―một từ có chức năng tự mình làm thành một vị
ngữ hoặc làm trung tâm ngữ pháp, hay làm hạt nhân ngữ nghĩa của một vị
ngữ biểu hiện nội dung của sự thể.‖ [44, tr. 42].
Với định nghĩa này, ta thấy vị từ, theo quan điểm của Nguyễn Thị Quy,
bao gồm những từ mà các tác giả khác gọi là động từ và tính từ.
Nguyễn Thị Quy cũng khẳng định chức năng ngữ nghĩa của vị từ đã quy

định đặc trưng ngữ pháp chủ yếu của nó. Nghĩa là các vị từ có ―khả năng
được tình thái hoá bằng những từ tình thái như có, không, đang, đã, chưa,
có thể, hãy, đừng, phải, nên, ắt, sẽ, trót, nỡ, dám, [44, tr. 43].
1.1.2. Đặc điểm chung của vị từ
Ở các ngôn ngữ thuộc loại hình tổng hợp biến hình như ngôn ngữ Ấn-
Âu, khái niệm vị từ đồng nhất với động từ (Verb) và làm thành diện đối
lập với danh từ (Noun) và tính từ (Adjective). Bởi vì trong các ngôn ngữ
đó, sự phân biệt giữa động từ với danh từ và tính từ (sự phân biệt giữa các
từ loại nói chung) là sự phân biệt ngữ pháp. Nó căn cứ trên những tiêu chí
ngữ pháp được thực hiện rõ nhất trên bình diện hình thái học nhưng cũng
được thể hiện trên bình diện cú pháp. Chức năng tiêu biểu của động từ là
làm vị ngữ của câu hay trung tâm vị ngữ, nghĩa là làm thành một ngữ
đoạn có tính cách thành phần trực tiếp của câu. Trong khi chức năng tiêu
biểu của tính từ là làm phụ ngữ cho danh từ, hay làm bổ ngữ của động từ,
nghĩa là đóng vai trò phụ thuộc trong ngữ đoạn chứ không thể tự nó làm
Số hóa bởi trung tâm học liệu


13
thành một ngữ đoạn trực tiếp của câu. Còn chức năng tiêu biểu của danh
từ là làm chủ ngữ trong câu hoặc bổ ngữ trực tiếp của động từ. Động từ
biến hình theo ngôi, số của chủ ngữ theo một hệ đối vị, trong khi đó tính
từ cũng giống như danh từ biến hình theo giống, số, cách và cách biến
hình này rập theo cách biến hình của các danh từ mà nó phụ thuộc vào ở
bên trong ngữ đoạn danh từ hay thông qua hệ từ.
Trong khi đó, ở tiếng Việt, xét ở bình diện cú pháp, cả hai từ loại động
từ, tính từ đều có thể làm vị ngữ trực tiếp.
Ví dụ:
a/. Lão cứ nghiến răng. ( Nguyên Hồng – Tuyển tập).
b/. Mặt lão Đen tím bầm. ( Nguyên Hồng – Tuyển tập).

Mặc dù khả năng trực tiếp làm vị ngữ được coi là đặc điểm chung của vị từ
nhưng theo Lê Xuân Thại, ―có những động từ và tính từ không làm vị ngữ‖
[45]. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy không nhiều và điều đó không làm
thay đổi quan niệm có tính truyền thống về vị từ như đã trình bày trên đây.
1.1.3. Phân loại vị từ
Mỗi tác giả có quan điểm khác nhau về vị từ, do đó có những tiêu chí
khác nhau để phân loại vị từ.
Để phân loại vị từ nói riêng và phân loại các từ loại tiếng Việt nói
chung, Nguyễn Kim Thản dựa trên hai tiêu chí là đặc điểm ý nghĩa và đặc
điểm hình thức của từ. Trước ông, các tiêu chí phân định từ loại và đặc biệt là
các tiêu chí phân định động từ cũng rất đa dạng và phong phú nhưng tựu
trung lại có bốn quan điểm chính là:
- Không có tiêu chí rõ ràng nên lẫn lộn giữa động từ và vị ngữ. Đại
diện tiêu biểu là Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, v.v.
- Chỉ chú ý ý nghĩa của từ. Đại diện tiêu biểu là G. Aubaret, Trương
Vĩnh Ký, Nguyễn Lân, v.v.
Số hóa bởi trung tâm học liệu


14
- Chỉ chú ý hình thức ngữ pháp (chủ yếu khả năng kết hợp) của từ. Đại
diện tiêu biểu là Lê Văn Lý.
- Chú ý cả đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm hình thức của từ. Đại diện tiêu
biểu là F. Martini. [48].
Nguyễn Kim Thản theo quan điểm thứ tư. Quan điểm dựa trên cả đặc
điểm ý nghĩa và đặc điểm hình thức của từ của ông phần nào khắc phục được
tình trạng phiến diện khi nghiên cứu một ngôn ngữ không biến hình như tiếng
Việt. Tuy nhiên, khi áp dụng các tiêu chí này để phân định vị từ thành động
từ và tính từ, ông cũng phải thừa nhận rằng:―ranh giới phân loại không phải
lúc nào cũng rõ ràng, dứt khoát‖.[48]. Sở dĩ có điều này là do ý nghĩa và

hình thức của các yếu tố này vẫn chưa phải là những tiêu chí đáng tin cậy để
phân chia nhóm vị từ thành những tiểu loại nhỏ hơn.
Theo ông, động từ tiếng Việt là những từ có đặc điểm như sau:
- Về mặt ý nghĩa: Động từ ―biểu thị quá trình, cũng tức là biểu thị
hoạt động hay trạng thái nhất định của sự vật trong quá trình‖. [48, tr. 23].
- Về mặt hình thức: Động từ là những từ ngoài những đặc điểm chung
của vị từ như có khả năng trực tiếp làm vị ngữ; trực tiếp đặt sau đều, chẳng,
sẽ, ; không có khả năng đặt trước những từ chỉ định như này, kia, ấy, nọ, ,
v.v. còn có một đặc điểm đặc trưng phân biệt với tính từ là ―có thể đặt sau
những hư từ chỉ sự cầu khiến hãy, đừng, chớ'. [48, tr. 24].
Còn tính từ theo ông là những từ có đặc điểm như sau:
- Về mặt ý nghĩa: ―biểu thị tính chất của sự vật‖.
- Về mặt hình thức: ―không thể đặt sau những từ chỉ sự cầu khiến như
động từ‖. [48, tr. 24].
Tuy nhiên, cách phân chia vị từ như trên của ông đã bị Nguyễn Thị Quy
phê phán rất nhiều. Bà đã tìm ra 662 từ trong từ điển được chú thích là tính từ
Số hóa bởi trung tâm học liệu


15
và hoàn toàn không thấy trong số các dẫn chứng của ông và của những người
đồng quan điểm với ông. Nói một cách khác, chúng được tác giả ngầm coi là
tính từ
.
Nhưng có điều đáng chú ý là các từ này lại có khả năng kết hợp với
hãy, đừng, chớ, là tiêu chí nhận diện của động từ chứ không phải của tính từ.
[44, tr. 54 - 55].
Khác hoàn toàn với Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Thị Quy lại áp dụng các
tiêu chí mà S.C. Dik đã đề xuất từ năm 1978 khi phân loại vị từ vào việc phân
loại vị từ tiếng Việt. Đó là các tiêu chí [± động] và [± chủ ý]. Sự phân biệt về

tính [± động] là sự phân biệt giữa những sự thể động - những biến cố với
những sự thể tĩnh - những tình thế, những trạng thái. Sự tình tĩnh hay những
sự tình không động là “các sự tình không bao hàm bất kì sự biến đổi nào” và
“tất cả những sự tình không phải là tình huống là những sự tình động hay là
các biến cố.” [64, tr. 49]. Sự phân biệt về tính [± chủ ý] là sự phân biệt giữa
những sự thể có chủ ý và những sự thể không có chủ ý
.

“Một sự tình là chủ ý nếu một trong những thực thể hàm chứa trong
nó, kẻ chủ ý, có năng lực quyết định các sự tình đó tồn tại hay không”. [64,
tr. 49] và “một sự tình không được kiểm soát là sự tình không chủ ý.” [64, tr.
49]. Các tiêu chí này của S.C. Dik đã được Nguyễn Thị Quy áp dụng triệt để
khi phân loại vị từ tiếng Việt. Kết quả bà đã phân biệt các nhóm vị từ sau
trong tiếng Việt:

[± Động]
[+ Động]
Biến cố
[- Động]
Tình trạng


[± chủ ý]
[+ chủ ý]
Hành động
("đánh", "chạy")
Tư thế
("Nằm", "ở")
[- chủ ý]
Quá trình

("rơi"."phai")
Trạng thái
("to", "sợ")

Số hóa bởi trung tâm học liệu


16
* Vị từ [+ Động] phân biệt với các vị từ [- Động] ở các tiêu chí như sau:
1/ Khả năng kết hợp với các ―từ tình thái chỉ tốc độ thực hiện, sự khởi
đầu hay sự kết thúc của chuyển động, cách thức bắt đầu hay kết thúc, và có
thể được bổ nghĩa bằng một vị từ chỉ tốc độ.‖ [44, tr. 59].
2/ Từ tình thái và trạng ngữ có những nghĩa hay sắc thái nghĩa khác
nhau tuỳ khi dùng với vị từ [+ Động] hay [- Động].
3/ Vị từ [+ Động] và vị từ [- Động] có sự khu biệt trong câu phủ định
và trong cách trả lời câu hỏi có/ không. [44, tr. 59 - 76].
* Vị từ [+ Chủ ý] phân biệt với vị từ [- Chủ ý] ở các tiêu chí như sau:
1/ Diễn trị: vị từ [+ Chủ ý] phải có ít nhất một diễn tố bắt buộc trong
khi một số vị từ [- Chủ ý] có thể không có diễn tỗ bắt buộc.
2/ Khả năng tình thái hoá bằng những từ bao hàm ý chủ động.
3/ Khả năng tham gia vào những kết cấu cầu khiến với tư cách
làm bổ ngữ chỉ nội dung sự cầu khiến cho tất cả các vị từ cầu khiến.
4/ Khả năng có bổ ngữ chỉ ―Người hưởng lợi‖.
5/ Khả năng có bổ ngữ chỉ ―Mục đích‖.
Kết hợp các tiêu chí phân biệt vị từ, Nguyễn Thị Quy đã phân chia
vị từ tiếng Việt thành bốn nhóm sau:
1/ Vị từ hành động: [+ Động; + Chủ ý]
.

2/ Vị từ tư thế [- Động; + Chủ ý].

3/ Vị từ quá trình [+ Động; - Chủ ý].
4/ Vị từ trạng thái [- Động; - Chủ ý].
[44, tr. 89 - 90].
Cách phân loại của Nguyễn Thị Quy có những ưu điểm nhất định
nhưng chưa được luận giải đầy đủ và triệt để. Những vấn đề chưa rõ là:
Số hóa bởi trung tâm học liệu


17
Ví dụ:
Các từ ―đứng‖, ―ngồi‖ và ―nằm‖ theo Nguyễn Thị Quy thuộc [-Động]
và tư thế. Nhưng những trường hợp như: Nó nằm lăn ra đất. Nó ngồi xuống
nền nhà. Nó đứng bật dậy, lại có tính [+ Động]. Vậy ―đứng‖, ―ngồi‖ và
―nằm‖ là thuộc động hay tĩnh?
Ta lại xét hai trường hợp: ―ở‖ và ―nằm’’:
Ví dụ: Hồ Gươm ở trung tâm Hà Nội. Hòn đá nằm giữa lối đi. ―Nằm‖
và ―ở‖ là chủ ý hay không chủ ý? Nếu là chủ ý tại sao chúng không kết hợp
được với ―cố‖, ―định‖ hoặc với trạng ngữ mục đích?
Sau khi điểm qua một số quan điểm phân loại vị từ, chúng tôi tán thành
quan điểm phân loại vị từ của tác giả Nguyễn Kim Thản. Ông đã chia vị từ
tiếng Việt thành hai loại động từ và tính từ. Cách phân chia này phù hợp với
mục đích nghiên cứu mà chúng tôi đang tiến hành. Mặc dù tán thành việc
chia vị từ thành động từ và tính từ nhưng cũng như một số tác giả khác,
chúng tôi thừa nhận rằng ranh giới giữa chúng không phải bao giờ cũng rõ
ràng, dứt khoát.
1.2. Cụm chủ vị
1.2.1. Khái niệm
Trong hệ thống ngữ pháp tiếng Việt, cụm chủ - vị là đơn vị ngôn ngữ
được các nhà nghiên cứu quan tâm và đặt cho nó nhiều tên gọi khác nhau:
mệnh đề, cú, tiểu cú, kết cấu chủ - vị, cụm từ tường thuật, cụm chủ vị.

Nhìn chung, về khái niệm cụm chủ vị, có hai quan niệm chính:
Quan niệm truyền thống coi cụm chủ vị là cấu trúc phụ thuộc qua lại
giữa hai trung tâm (hai đỉnh). Chẳng hạn:
Nguyễn Tài Cẩn gọi cụm chủ vị là ―mệnh đề‖. Ông định nghĩa: Mệnh
đề là sự kết hợp hai thành tố với nhau theo quan hệ tường thuật. Hai trung
tâm này hỗ trợ, ràng buộc lẫn nhau, trung tâm sau nêu lên một sự tường
Số hóa bởi trung tâm học liệu


18
thuật, trung tâm trước thì nêu chủ đề của sự tường thuật. [10].
Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung cũng đề cập
một cách sơ lược về các quan hệ cú pháp và nhấn mạnh: quan hệ chủ - vị là
mối quan hệ giữa hai đơn vị cú pháp nhỏ nhất hay hai nhóm đơn vị cú pháp
trong đó một thành tố là chủ ngữ biểu thị chủ thể nội dung cần nêu và một
thành tố là vị ngữ: là nội dung thông báo về điều nêu ở chủ thể. Đây là quan
hệ quan trọng đối với cú pháp vì nó tạo nên nòng cốt câu nói. [11].
Cao Xuân Hạo gọi cụm chủ - vị là ―tiểu cú‖ để phân biệt với câu. Ông giải
thích: Sở dĩ gọi là cú vì nó có cấu trúc của câu nhưng lại chỉ là một ngữ đoạn,
trong cấu trúc của câu ngữ đoạn thường giữ một chức năng khái quát nào đó.
[28]. Dùng thuật ngữ ―cú‖ của Lưu Vân Lăng nhưng ông thêm chữ ―tiểu‖ đằng
trước để phân biệt rõ hơn với những cấu trúc chủ - vị làm ngữ đoạn trong câu.
Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán định nghĩa cụm từ tường thuật (cụm chủ
vị, cụm từ vị ngữ tính) có hai thành tố, một thành tố đóng vai trò chủ ngữ và
một thành tố đóng vai trò vị ngữ. Cụm từ này có thể xuất hiện trong tư cách
một câu độc lập hoặc trong tư cách một bộ phận của câu. [12].
Trong công trình ―Câu chủ vị tiếng Việt‖, Lê Xuân Thại đã đi sâu
nghiên cứu về câu chủ - vị. Tuy không đề cập gì đến cấp độ cụm từ nhưng
những đặc trưng của câu chủ vị mà cuốn sách đã xác định sẽ là những gợi ý
đáng quý cho chúng tôi khi đi vào nghiên cứu đề tài này. [45].

Diệp Quang Ban, Hoàng Dân đã đi sâu nghiên cứu về cụm từ tiếng Việt
nói chung và cụm chủ - vị nói riêng. Các tác giả khẳng định: Quan hệ chủ - vị
là mối quan hệ giữa từ chỉ cái được nói đến với từ nêu đặc trưng mà người ta
muốn nói lên về cái đã nêu như một dấu hiệu tách rời nó trong tư duy, cụm
chủ - vị thường giữ cơ sở nòng cốt trong câu đơn hai thành phần. [5].
Trên đây là quan niệm của đa số các tác giả coi cụm chủ vị là cấu trúc
phụ thuộc qua lại giữa hai trung tâm. Bên cạnh đó, còn có một quan niệm
khác cho đây là một kiểu cấu trúc chính phụ, có vị ngữ là trung tâm (hạt

×