Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.89 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
  
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài số 11:
“SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ẤN
ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI”
SVTH: LƯU ANH A
STT: 01
NHÓM: 01
LỚP: CHKT K20 ĐÊM 1
GVHD: TS BÙI VĂN MƯA
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
2
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
  
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………


………………………………….
3
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
PHẦN MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1Lý do chọn đề tài 5
2Mục tiêu nghiên cứu 5
3Phương pháp nghiên cứu 5
4Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6
5Cấu trúc nghiên cứu 6
Chương 1: Cơ sở lý luận về triết học Ấn độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại 7
1.Khái quát triết học Phương Đông cổ đại 7
2. Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của Triết học Ấn Độ Cổ 8
3.Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của Triết học Trung Quốc Cổ 12
Chương 2: Sự Tương Đồng giữa Triết Học Ấn độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại 17
Triết học Ấn Độ và Trung Quốc giống nhau ở chỗ cả hai đều là triết học phương Đông
và các tư tưởng triết học gắn liền với tôn giáo, dường như giữa triết học và tôn giáo
không có ranh giới rõ ràng.Ví dụ như triết học Hindu của Ấn Độ gắn liền với đạo Hindu.
17
1.Nội dung triết học chủ yếu hướng về các vấn đề đạo đức, con người 17
2.Trong Triết học Ấn độ và Triết học Trung Quốc có sự đan xen yếu tố Duy vật và duy
tâm không rõ ràng: 18
Chương 3: Sự khác biệt giữa Triết Học Ấn độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại 23
1. Bản thể luận: 24
2.Nhận thức luận: 25
3.Quan điểm về con người: 25
26
KẾT LUẬN 26
4

Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung
của tồn tại và nhận thức, là thái độ con người đối với thế giới, là khoa học về những
qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Lịch sử Triết học đã trãi qua biết
bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, có lúc phát triển đến đỉnh cao như giai đoạn
triết học của Arixtốt, Đêmôcrít và Platôn nhưng cũng có lúc biến thành một môn
của thần học theo chủ nghĩa kinh viện trong một xã hội tôn giáo bao trùm mọi lĩnh
vực vào thế kỷ thứ X – XV. Sự phát triển của Triết học là sự phát triển song song
giữa hai nền Triết học phương Tây và phương Đông. Do điều kiện địa lý tự nhiên,
kinh tế - xã hội, văn hoá mà sự phát triển của hai nền Triết học có sự khác nhau. Nói
đến triết học phương Đông phải kể đến Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung
Quốc cổ đại. Đây là hai trong số những chiếc nôi Triết học sớm nhất, lâu đời, phong
phú và đã tạo nhiều dấu ấn đặc biệt cho nền lịch sử Triết học. Triết học Ấn Độ cổ
đại và Triết học Trung Quốc cổ đại đều có chung đặc điểm là phân tích các vấn đề
xuất phát từ nhân sinh quan, tuy nhiên do đặc điểm kinh tế - chính trị, xã hội khác
nhau nên mỗi nền triết học này cũng có những đặc trưng khác nhau. Do đó nhóm 1
chọn đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học
Trung Quốc cổ đại” để phân tích sâu hơn về các vấn đề như sự hình thành, phát
triển và nét đặc thù cũng như những điểm tương đồng và khác biệt của hai nền Triết
học này.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này đặt ra các mục tiêu cần nghiên cứu sau:
• Sự tương đồng giữa triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
• Sự khác nhau giữa triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại
3 Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài này, tôi đã lựa chọn các phương pháp nghiên cứu sau.
5

Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
a) Phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhìn nhận sự việc theo sự vận động và phát triển
của nó.
b) Thu thập dữ liệu: Thu thập thông tin từ sách vở, bài
giảng, giáo trình, báo, đài, internet.
4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài này giúp cho học viên cao học hiểu rõ hơn về nền Triết học Phương
Đông, chủ yếu là Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại. Chủ yếu là
học viên đi sâu vào sự tương đồng và khác biệt giữa hai nền Triết học này để có sự
hiểu biết đúng đắn và sâu sắc. Đồng thời, qua đó học viên nâng cao trình độ tư duy lý
luận và vận dụng sáng tạo tư duy biện chứng vào lĩnh vực công tác chuyên môn của
chính mình.
5 Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
Chương 2: Sự tương đồng giữa triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại.
Chương 3: Sự khác biệt giữa Triết Học Ấn độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
6
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
Chương 1: Cơ sở lý luận về triết học Ấn độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
  
1. Khái quát triết học Phương Đông cổ đại
Lịch sử triết học Phương Đông nỗi bật với hai hệ thống triết học lớn là triết học
Ấn Độ và triết học Trung Quốc
Quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại trải qua hai thời kỳ
chính: Thời kỳ Vêđa (khoảng thế kỷ XV đến thể kỷ VIII TCN) và thời kỳ cổ điển (còn
gọi là thời kỳ Bàlamôn – phật giáo, khoảng thế kỷ VI TCN đến thế kỷ VI).

Một xu hướng khá đậm nét trong triết học Ấn Độ cổ đại là quan tâm giải quyết
những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tôn giáo với xu hướng "hướng nội", đi tìm cái
Đại ngã trong cái Tiểu ngã của một thực thể cá nhân. Có thể nói: sự phản tỉnh nhân
sinh là một nét trội và có ưu thế của nhiều học thuyết triết học Ấn Độ cổ, trung đại (trừ
trường phái Lokàyata), và hầu hết các học thuyết triết học này đều biến đổi theo xu
hướng từ vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm hay nhị nguyên.
Triết học Trung Quốc có mầm mống từ thần thoại thời Tam đại (Hạ, Thương,
Chu). Sự phát triển của triết học Trung Quốc cổ - trung đại là một quá trình đan xen,
thâm nhập lẫn nhau giữa các trường phái (Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia
và Pháp gia). Mối quan tâm hàng đầu của các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại là
những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội. Tuy họ vẫn đứng
trên quan điểm duy tâm để giải thích và đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề
xã hội, nhưng những tư tưởng của họ đã có tác dụng rất lớn, trong việc xác lập một trật
tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những
giá trị chuẩn mực chính trị - đạo đức phong kiến phương Đông.
Bên cạnh những suy tư sâu sắc về các vấn đề xã hội, nền triết học Trung Quốc thời
cổ còn cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những tư tưởng sâu sắc về sự biến dịch
của vũ trụ. Những tư tưởng về Âm Dương, Ngũ hành tuy còn có những hạn chế nhất
định, nhưng đó là những triết lý đặc sắc mang tính chất duy vật và biện chứng của
người Trung Quốc thời cổ, đã có ảnh hưởng to lớn tới thế giới quan triết học sau này
không những của người Trung Quốc mà cả những nước chịu ảnh hưởng của nền triết
học Trung Quốc.
7
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
2. Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của Triết học Ấn
Độ Cổ
a) Điều kiện ra đời
• Điều kiện tự nhiên: Ấn Độ cổ đại là một đất nước rộng lớn thuộc bán đảo Nam
Á có những yếu tố địa lý rất trái ngược nhau: Vừa có núi cao (bao gồm cả nước

Pakixtan, Bănglađét và Nêpan ngày nay), lại vừa có biển rộng; vừa có sông Ấn chảy
về phía Tây, lại vừa có sông Hằng chảy về phía Đông; vừa có đồng bằng phì nhiêu,
lại có sa mạc khô cằn; vừa có tuyết rơi giá lạnh, lại có nắng cháy, nóng bức
• Điều kiện kinh tế - xã hội: Xã hội ấn Độ cổ đại ra đời sớm, có điều kiện và dân
cư rất đa dạng. Ấn Độ cổ - Trung đại được chia thành 4 thời kỳ: Thời kỳ văn minh
sông Ấn, thời kỳ văn minh Vêđa, thời kỳ các vương triều độc lập và thời kỳ các
vương triều lệ thuộc. Từ trong nền văn minh sông Ấn của người bản địa Đraviđa xa
xưa, nhà nước Ấn Độ cổ đã xuất hiện, đến thế kỷ XVII trước công nguyên, thiên tai
(lũ lụt trên sông Ấn…) đã làm cho nền văn minh này sụp đổ. Vào khoảng thế kỷ
XV trước Công nguyên,các bộ lạc du mục Arya ở Trung Á xâm nhập vào Ấn Độ.
Họ định canh, định cư và tiến hành quá trình nô dịch, đồng hóa, hỗn chủng với các
bộ lạc bản địa Đraviđa. Kinh tế tiêu biểu nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp
mang tính tự cung, tự cấp, lấy gia đình, gia tộc của người Arya làm cơ sở, đã tạo
nền tảng vững chắc cho các công xã nông thôn ra đời. Trong mô hình của công xã
nông thôn đã hình thành bốn đẳng cấp với sự phân biệt hết sức khắc nghiệt và dai
dẳng; ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước của các đế vương; nhà nước kết
hợp với Tôn giáo thống trị nhân dân và bóc lột nông nô công xã; tôn giáo bao trùm
mọi mặt của đời sống xã hội; con người sống nặng về tâm linh tinh thần và khao
khát được giải thoát. Sư phân biệt về đẳng cấp, chủng tộc, dòng dõi, tôn giáo, nghề
nghiệp,v.v… đã tạo ra những xung đột ngấm ngầm trong xã hội nhưng bị kìm giữ
bởi sức mạnh tinh thần của nhà nước –tôn giáo. Xã hội phát triển một cách chậm
chạp và nặng nề.
• Điều kiện về văn hóa: Văn hóa ấn Độ được hình thành và phát triển trên cơ sở
điều kiện tự nhiên và hiện thực xã hội. Người Ấn Độ cổ đại đã tích lũy được nhiều
kiến thức về thiên văn, sáng tạo ra lịch pháp, giải thích được hiện tượng nhật thực,
nguyệt thực ở đây, toán học xuất hiện sớm: phát minh ra số thập phân, tính được
8
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
trị số π, biết về đại số, lượng giác, phép khai căn, giải phương trình bậc 2, 3. Về y

học đã xuất hiện những danh y nổi tiếng, chữa bệnh bằng thuật châm cứu, bằng
thuốc thảo mộc. Chữ viết đã xuất hiện từ thời văn hóa Harappa; các bộ kinh Vêđa
và sử thi sớm xuất hiện; Nghệ thuật tạo hình như Kiến trúc, điêu khắc được thể
hiện trong các cung điện, đền chùa, tháp, lăng tẩm, trụ đá…; sản sinh ra nhiều tôn
giáo lớn như đạo Bàlamôn – Hinđu, đạo Phật, đạo jaina, đạo Xích,…
b) Các đặc điểm Triết học Ấn Độ cổ đại
Triết học Ấn Độ cổ đại là loại hình Triết học tôn giáo. Tôn giáo và Triết học xen kẽ
vào nhau. Trong Tôn giáo có màu sắc Triết học, trong Triết học có màu sắc Tôn
giáo. Tuy nhiên Tôn giáo của Ấn Độ có xu hướng “hướng nội” đi sâu tìm hiểu sức
mạnh của đời sống tâm linh, tinh thần, không phải “hướng ngoại” như các tôn giáo
phương Tây tìm kiếm sức mạnh nơi thượng đế.
c) Quá trình hình thành và phát triển của Triết học Ấn
Độ cổ đại
Người ta phân chia quá trình thành 2 thời kỳ chính
- Thời kỳ thứ nhất: Thời kỳ Vêđa khoảng thế kỷ 15 TCN đến thế kỷ 8 TCN
Trong thời kỳ này con người quan niệm về thế giới, về đời sống bằng các biểu
tượng huyền thoại, đa thần. Những quan niệm đó được thể hiện trong các tác phẩm
chủ yếu là kinh Veđa và Upanisal
-Thời kỳ thứ hai: Thời kỳ cổ điển (hay Bà la môn và Phật giáo): Thế kỷ thứ 7 TCN
đến thế kỷ 6 SCN. Đây là thời kỳ nền kinh tế, xã hội nô lệ ấn Độ đã phát triển cao,
nhưng vẫn bị bóp nghẹt bởi tính chất kiên cố của tổ chức công xã nông thôn, cùng
sự thống trị của nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền và sự khắc
nghiệt của chế độ đẳng cấp. Trong lĩnh vực tinh thần, thế giới quan duy tâm, tôn
giáo được coi là hệ tư tưởng chính thống, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội.
Các trào lưu triết học thời kỳ này với khuynh hướng đa dạng, đại diện cho các tầng
lớp xã hội khác nhau, vừa mang tính chất triết học, vừa mang đậm màu sắc tôn giáo.
Trong thời kỳ này, cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học, nhất là cuộc đấu
tranh giữa chủ nghĩa duy vật, vô thần chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo lên đến
đỉnh cao, đặc biệt là việc phủ nhận uy thế của kinh Véđa. Từ đó đã hình thành cách
9

Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
phân chia có tính chất truyền thống tất cả các trường phái triết học thành hai phái
chính:
+ Hệ thống chính thống bảo vệ cho chế độ đẳng cấp xã hội thừa nhận uy thế của
kinh Vêđa (có 6 trường phái): 1) Samkhya, 2) Nyaya, 3) Vaisêsika, 4) Mimamsa, 5)
Yoga và 6) Védanta.
+ Phái triết học không chính thống (Nastika) bác bỏ uy thế tối cao của kinh Véđa,
đạo Bàlamôn gồm 3 trường phái chính là: 1) Các trường phái triết học vô thần, duy
vật trong phong trào mới đòi tự do tư tưởng ở Đông ấn và trường phái triết học duy
vật tiêu biểu Lokayata hay chủ nghĩa duy vật khoái lạc Charvaka; 2) Phật giáo và 3)
Đạo Jaina.
d) Nội dung cơ bản TH Ấn Độ cổ đại
Tư tưởng Triết học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy chủ yếu bàn về Thế giới
quan và Nhân sinh quan.
1/- Thế giới quan: (Thế giới quan: Quan niệm của con người về thế giới: tự nhiên
và xã hội)
Phật giáo đưa ra các luận điểm: Vô tạo giả, vô ngã, vô thường, nhân duyên.
2/- Nhân sinh quan (quan điểm của con người về cuộc sống)
1.Thuyết luân hồi, nghiệp báo
 Luân hồi: Bánh xe quay tròn. Lý giải: Khi người ta chết thì chết về thể xác,
còn linh hồn bất tử, còn sống đầu thai sang kiếp khác.
 Nghiệp báo: là cái do hành động của ta gây ra, trong cuộc đời hiện hữu của
mỗi người đều phải gánh chịu hậu quả của những hành vi do kiếp trước gây
ra. Đạo Phật cho rằng một người tu nhân, tích đức ở kiếp này, đời này thì
đời sau thiện báo, còn đời này ác thì đời sau ác báo: Thiện giả  Thiện báo;
Ác giả  Ác báo. Cuộc đời con người trong vòng số kiếp kiếp này là quả
của kiếp trước và lại là nhân của kiếp sau.
Đạo Phật đã đặt con người lên một vị trí hết sức quan trọng và cao quý. Hạnh
phúc của con người là do con người xây đắp nên. Con người thấm nhuần giáo lý

Phật, con người vị tha, từ bi, hỉ, xả sẽ kiến lập một xã hội hoà bình, an lạc, công
bằng, mọi người sống vì lợi ích của nhau, của tập thể.
10
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
Trái lại, con người ích kỷ chỉ biết mình, hại người, con người sống tàn bạo, độc ác
thì cái gì trong tay con người cũng sẽ trở thành khí cụ sát hại và xã hội của những
con người ấy là xã hội của địa ngục, xã hội áp bức bóc lột.
2. Thuyết tứ diệu đế:
Tứ diệu đế hay còn gọi là tứ chân đế hay tứ thánh đế là đạo lý căn bản của Thanh
Văn Thừa, đồng thời cũng là cơ sở của các thuyết khác trong giáo lý Phật. Tứ đế
gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.
a. Khổ đế: Trong tứ đế, Phật đưa ra đầu tiên vấn đề khổ, rồi giảng cho ta thấy vì
sao mà khổ, phương pháp diệt khổ và con đường đi đến diệt khổ. Theo cách phân
tích khác, Phật chia cái khổ ra làm 8 loại: 1.Sinh khổ; 2. Lão khổ; 3. Bệnh khổ; 4.
Tử khổ; 5.Ái biệt ly khổ; 6. Sở cầu bất đắc khổ; 7. Oán tăng hội khổ; 8. Ngũ uẩn
khổ.
b. Tập đế: Tập đế còn gọi là nhân đế, là những nguyên nhân tạo thành sự khổ,
gồm ba nguyên nhân chính (tham, sân, si) còn gọi là tam độc, là nguồn gốc của mọi
sự khổ. Nhân đế được diễn giải trong thuyết thập nhị nhân duyên để thấy được
nguồn gốc của sự vật trong thế gian gồm:
1. Vô minh 2. Hành 3. Thức 4. Danh - sắc. 5. Lục nhập 6. Xúc 7. Thụ 8. Ái 9.
Thủ 10. Hữu 11. Sinh 12. Lão - tử
c. Diệt đế: Diệt đế là lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ nơi cuộc sống
thế gian để đạt tới cảnh giới Niết Bàn.
Niết Bàn có bốn đặc điểm: Thường - Lạc - Ngã - Tịnh.
Niết Bàn là sự chấm dứt mọi phiền não được thực hiện không phải ở một nơi
nào khác, một cõi nào khác mà thực hiện ngay trong cõi thế gian này, nhờ sự tu
hành nghiêm túc mang lại cho ta mọi trạng thái tinh thần đặc biệt: Trạng thái an lạc,
siêu thoát, tịnh diệt.

d. Đạo đế: Đạo đế là con đường hướng dẫn cho chúng sinh đạt được đến quả
giải thoát, ra khỏi luân hồi sinh tử. Nội dung cơ bản thể hiện trong thuyết Bát chính
đạo, gồm có: 1. Chính ngữ; 2. Chính nghiệp; 3. Chính mệnh; 4. Chính tinh tấn; 5.
Chính niệm;6. Chính định; 7. Chính kiến; 8. Chính tư duy.
11
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
Để đi qua tám con đường trên thì không ngoài ba nguyên tắc: giới, định, tuệ hay
còn gọi là tam học. Các nguyên tắc này có sự liên hệ mật thiết bổ sung cho nhau. Đó
là: 1. Giới học; 2. Định học; 3. Tuệ học.
3. Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của Triết học
Trung Quốc Cổ
a) Điều kiện ra đời:
1. Nước có nhiều dân tộc: Có hơn 60 dân tộc với 5 dân tộc lớn, lớn nhất là Hán.
Cờ có 5 ngôi sao tượng trưng cho sự đoàn kết của các dân tộc, ngôi sao lớn tượng
trưng cho dân tộc Hán
2. Chế độ phong kiến: Ra đời sớm, kết thúc muộn so với các nước phương Tây –
Trong lòng xã hội phong kiến không có yếu tố tư bản.
Phương Tây: phong kiến: thế kỷ 4 đến 15  11 thế kỷ  yếu tố Tư bản  cách
mạng tư sản.Trung Quốc bước vào chế độ chiếm hữu nô lệ sớm  Nhà Hạ
Chiến tranh diễn ra liên miên
Thời Xuân thu: 3 thế kỷ với 483 cuộc chiến tranh.
Mạnh Tử: “Đánh nhau tranh thành thì thây chất đầy thành, đánh nhau giành đất thì
thây chất đầy đồng”.
b) Các đặc điểm Triết học Trung Quốc cổ đại
1. Triết học Trung Quốc gắn liền với chính trị và đạo đức
Thường những nhà triết học là những nhà chính trị, những ông quan tham mưu cho
các vương triều đình – có đạo đức tiêu biểu cho xã hội đương thời – như Khổng Tử.
2. Triết học Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ, trong đó thời Xuân thu, Chiến
quốc là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất có nhiều học thuyết gọi thời kỳ này là

“Bách gia chu tử, trăm nhà trăm thấy”; “Bách gia tranh minh, trăm nhà đua
tiếng”
3. Vấn đề cơ bản của triết học
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nói chung, trong triết học Trung Quốc nói
riêng là mối quan hệ: Thiên – Địa – Nhân.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm chủ yếu diễn ra xung
quanh các vấn đề:
+ Khởi nguyên vũ trụ: Duy tâm: Trời (Đổng Trọng Thư). Duy vật: âm dương,
ngũ hành
12
Lưu Anh A
5
Hán nho
3 TCN
Chiến
quốc
8 TCN
Chiếm hữu nô lệ
21 TCN
Chiếm hữu nô lệ suy tàn
Chế độ phong kiến hình thành phát triển
Khổng Tử: Mạnh Tử, Tuân Tử
Xuân
thu
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
+ Vấn đề con người: số phận, tính người. Duy tâm: Do trời – Mệnh trời: Sống
chết, giàu nghèo do thiên mệnh quy định. Duy vật: Hoàn cảnh và giáo dục (quyết
định).
+ Nhận thức: Duy tâm: 3 dạng: Thánh nhân + Thượng trí + Hạ ngu có học cũng
không biết. Duy vật: mọi tầng lớp phải học mới biết.

4. Trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc cổ đại các yếu tố: Duy vật, duy
tâm, vô thần, hữu thần đan xen vào nhau đôi khi khó thấy.
c) Quá trình hình thành và phát triển của Triết học
Trung Quốc cổ đại
Đây là thời đại tư tưởng được giải phóng, tri thức được phổ cập, nhiều học giả
đưa ra học thuyết của mình nhằm biến đổi xã hội, khắc phục tình trạng loạn lạc bấy
lâu nay. Có hàng trăm học giả với hàng trăm học thuyết được ra đời, cho nên, thời
này còn được gọi là thời Bách gia chư tử. Trong hàng trăm học thuyết đó có sáu học
phái lớn là Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia, Danh gia. Sang thời
kỳ phong kiến hưng thịnh, Nho gia đã vươn lên vai trò thống trị. Từ thời Tần – Hán,
rồi Lưỡng Hán, Ngụy - Tấn, Tùy – Đường trở nên thiên hạ thống nhất, dựa vào
năng lực chính trị, giai cấp thống trị yêu cầu thống nhất, dựa vào quyền lực chính
trị, giai cấp thống trị yêu cầu thống nhất tư tưởng hoặc tôn Nho, hoặc sùng Đạo,
hoặc sùng Phật. Năm 136 Hán Vũ Đế chấp nhận kiến nghị của Đổng Trọng Thư nên
đã ra lệnh bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật. Mặc dù được đề cao, nhưng để giữ
vai trò thống trị lâu dài, Nho gia phải hấp thụ các tư tưởng của các trường phái
khác. Kinh học do Nho làm chủ đã xuất hiện. Sau giai đoạn thống trị của Nho gia
đến thời kỳ hưng thịnh của đạo giáo, với sự xuất hiện của Huyền học do Đạo làm
chủ. Rồi tiếp theo là sự vươn lên của Phật học do Phật giáo làm chủ (Đường). Sự
phát triển mạnh tư tưởng triết học thời kỳ này là cơ sở để dân tộc Trung Quốc sáng
tạo nên một nền văn hóa huy hoàng, xán lạn trong thời kỳ cực thịnh của xã hội
phong kiến Trung Quốc phải trải qua quá trình phát triển gần một vòng, đến thời
Tống. Nho học lại được đề cao và phát triển đến đỉnh cao. Hình thức biểu hiện của
nó là Lý học – dung hợp đạo Phật vào Nho. Các nhà tư tưởng đời Thanh như Hoàng
Tông Hy, Cố Viêm Võ, Vương Phu Chi đề xướng Thực học, tiến hành tổng kết một
cách duy vật các cuộc tranh cãi hơn nghìn năm về hữu và vô (động và tỉnh), tâm và
13
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
vật (tri và hành)… Như vậy, sự phát triển của triết học Trung Quốc cổ - trung đại là

một quá trình đan xen, thâm nhập lẫn nhau của các trường phái.
d) Nội dung cơ bản triết học Trung Quốc cổ đại
Học thuyết nho giáo
Khổng tử là người sáng lập ra nho giáo vào cuối thời kỳ Xuân thu là thời kỳ mà
người ta rất quan tâm đến đạo đức, chính trị, xã hội. Ông coi hoạt động đạo đức là
nền tảng của xã hội, là công cụ để gìn giữ trật tự xã hội và hoàn thiện nhân cách cá
nhân cho con người. Đến thời chiến quốc, do bất đồng về bản tính con người mà
nho giáo bị chia thành 8 phái, trong đó có phái của Tôn tử và phái của Mạnh tử là
mạnh nhất. Mạnh tử có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nho giáo
nguyên thủy, ông đã khép lại một giai đoạn quan trọng – giai đoạn hình thành nho
giáo, nho giáo Khổng – Mạnh còn được gọi là nho giáo nguyên thủy hay nho giáo
tiên Tần.
Nội dung cơ bản của Nho giáo: Để tổ chức xã hội, điều cốt lõi là phải đào tạo
cho được những người cai trị kiểu mẫu – người Quân tử (Quân = cai trị; Quân tử =
người cai trị). Để trở thành người quân tử, trước hết là phải tu thân. Có ba tiêu
chuẩn chính: Đạt “đạo”; Đạt “đức”; Ngoài các tiêu chuẩn về “đạo”, “đức”, người
quân tử còn phải biết thi - thư - lễ – nhạc. Khổng tử nói rằng con người “hưng khởi
trong lòng là nhờ học thi, lập thân được là nhờ biết lễ, thành công được là nhờ có
nhạc” (Luận ngữ). Nói cách khác, ông đòi hỏi người cai trị không thể là dân võ
biền, mà phải có một vốn văn hóa toàn diện.
Tu thân rồi, bổn phận của người quân tử là Hành Động, phải tề gia, trị quốc, bình
thiên hạ. Kim chỉ nan cho mọi hành động cho việc cai trị là 2 phương châm: 1.
Phương châm thứ nhất là Nhân trị; 2 Phương châm thứ hai là Chính danh.
Đó chính là những nét chủ yếu nhất trình bày trong các kinh sách của học thuyết
Nho giáo. Gọn hơn nữa, nó đã được người sáng lập tóm gọn trong 9 chữ tu thân, tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ. Và 9 chữ ấy cũng nằm trong chữ 2 cai trị mà thôi.
Học thuyết đạo gia
14
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại

Đạo gia được Lão tử sáng lập ra và sau đó được Trang tử phát triển thêm vào thời
Chiến quốc. Kinh điển của Đạo gia chủ yếu tập trung lại trong bộ Đạo đức kinh do
Lão Tử soạn và Nam hoa kinh do Trang tử và một số người theo Đạo gia viết.
Trong đó Đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi
ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung của
mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới. Đức là phạm trù triết học dùng để
thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là cái hình thức nhờ đó vạn vật được định hình
và phân biệt được với nhau đó là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật. Đạo gia xem
xét đạo không chỉ là nguồn gốc, bản chất mà còn là quy luật của mọi cái đã, đang,
và sẽ tồn tại trong thế giới. Điều này cho phép hiểu đạo như nguyên lý thống nhất –
vận hành của vạn vật – đạo lý – nguyên lý đạo pháp tự nhiên. Đạo vừa mang tính
khách quan,vừa mang tính phổ biến; vì vậy trong thế giới, không đâu không có đạo,
không ai không theo đạo. Quan niệm về đạo, đức của trường phái Đạo gia thể hiện
một trình độ khái quát cao của tư duy biện chứng khi giải quyết vấn đề bản nguyên
của thế giới.
Lão Tử cho rằng vũ trụ vận động biến đổi theo hai quy luật: quy luật bình quân và
quy luật phản phục. Luật bình quân là luôn cho sự vật được cân bằng theo một trật
tự điều hòa tự nhiên, không có cái gì thái quá, bất cập. Luật phản phục là sự phát
triển đến cực điểm thì quay trở lại phương hướng cũ. Đây là quản điểm biện chứng
mang tính máy móc đơn giản. Vạn vật chỉ vận động tuần hoàn,lặp đi lập lại.
Trong quan niệm về nhân sinh và chính trị – xã hội, Lão Tử đã xây dựng thuyết vô
vi tức là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác. Xã hội lý tưởng đối với
ông là những nước nhỏ, dân ít. Dân hai nước ở cạnh nhau, dù cách nhau bởi một bờ
dậu nhỏ hay một con mương cạn,cùng nghe tiếng chó sủa tối, tiếng gà gáy sáng…
nhưng đến già đến chết họ cũng không bao giờ qua lại thăm nhau.
Sang thời Chiến quốc, xuất phát từ quan niệm của Lão Tử coi vạn vật đều do đạo
sinh ra. Trang Tử cho rằng, trời đất và ta cùng sinh ra, vạn vật với ta đều là một.
Trang Tử đã đã biến các yếu tố biện chứng trong triết học của Lão Tử thành chủ
nghĩa tương đối và thuyết ngụy biện. Ông cho rằng đúng sai, trên dưới, sang hèn,
bần tiện đều như nhau; coi đời như một cuộc giải trí, một cõi mộng mơ mà khi tỉnh

15
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
dậy không biết ta hóa bướm hay bướm hóa ta; chủ trương sống thuận theo thời vì
cái tự nhiên nào cũng hợp lý cả cho nên không khen chê phải trái, tốt xấu làm gì,
phải lánh nạn để bảo tồn sinh mạng.
Tóm lại Nho gia và Đạo gia là những trường phái những triết lý, nhân sinh quan
khác nhau; có những điểm khác nhau như đường lối trị dân (Nho gia đòi hỏi người
trị vì thiên hạ phải là bậc thánh nhân quân tử, với những phẩm chất đạo đức sáng
ngời nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… chủ trương xây dựng một xã hội đại đồng thì Lão Tử
cho rằng bậc Thánh nhân trị vì thiên hạ phải bằng lẽ tự nhiên của đạo vô vi, và chủ
trương xóa bỏ hết mọi ràng buộc về mặt đạo đức, pháp luật đối với con người để trả
lại cho con người cái bản tính tự nhiên vốn có của nó). Cả hai học thuyết của Khổng
Tử và Lão Tử đều không được xã hội đương thời chú ý. Song cả hai đều là những
trường phái có ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội sau này.
16
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
Chương 2: Sự Tương Đồng giữa Triết Học Ấn độ cổ đại và Trung Quốc cổ
đại
  
Triết học Ấn Độ và Trung Quốc giống nhau ở chỗ cả hai đều là triết học
phương Đông và các tư tưởng triết học gắn liền với tôn giáo, dường như giữa triết
học và tôn giáo không có ranh giới rõ ràng.Ví dụ như triết học Hindu của Ấn Độ gắn
liền với đạo Hindu.
1. Nội dung triết học chủ yếu hướng về các vấn đề đạo đức,
con người
- Hầu hết các hệ thống Triết học Ấn Độ đều tập trung giải quyết vấn đề nhân bản,
đó là vấn đề nhân sinh quan và con đường giải thoát nhằm tìm kiếm phương tiện, con
đường, cách thức giải thoát chúng sinh ra khỏi điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

khắc nghiệt. Cụ thể:
+ Thuyết luân hồi, nghiệp báo: Luân hồi: Lý giải khi người ta chết thì chết về
thể xác, còn linh hồn bất tử, còn sống đầu thai sang kiếp khác; Nghiệp báo: là cái do
hành động của ta gây ra, trong cuộc đời hiện hữu của mỗi người đều phải gánh chịu
hậu quả của những hành vi do kiếp trước gây ra. Đạo Phật cho rằng một người tu
nhân, tích đức ở kiếp này, đời này thì đời sau thiện báo, còn đời này ác thì đời sau ác
báo: Thiện giả  Thiện báo; Ác giả  Ác báo. Cuộc đời con người trong vòng số
kiếp này là quả của kiếp trước và lại là nhân của kiếp sau.
+ Đạo Phật đã đặt con người lên một vị trí hết sức quan trọng và cao quý. Hạnh
phúc của con người là do con người xây đắp nên. Con người thấm nhuần giáo lý Phật,
con người vị tha, từ bi, hỉ, xả sẽ kiến lập một xã hội hòa bình, an lạc, công bằng, mọi
người sống vì lợi ích của nhau, của tập thể. Trái lại, con người ích kỷ chỉ biết mình,
hại người, con người sống tàn bạo, độc ác thì cái gì trong tay con người cũng sẽ trở
thành khí cụ sát hại và xã hội của những con người ấy là xã hội của địa ngục, xã hội áp
bức bóc lột.
- Còn triết học Trung Quốc thì nói đến Tính người + Số phận nhằm mang lại cho
con người một quan niệm nhân sinh vững chắc, giúp con người định hướng hoạt động
trong điều kiện xã hội phức tạp và đầy biến động. Cụ thể:
+ Đạt “đạo”: Đạo là con đường, là những mối quan hệ mà con người phải biết
cách ứng xử trong cuộc sống. Có 5 đạo: Vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn
17
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
(quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu). 5 Đạo đó gọi là ngũ luân. Trong xã
hội, cách ứng xử hợp lý hơn cả là trung dung.
+ Đạt “đức”: Người quân tử, theo Khổng tử, nếu có 3 điều nhân – trí – dũng thì
gọi là đạt đức. Về sau, Mạnh tử bỏ “dũng” mà thay bằng “lễ, nghĩa” thành 4 đức
“nhân, lễ, nghĩa, trí”. Đến đời Hán thêm “tín” thành 5 đức gọi là ngũ thường.
+ Ngoài các tiêu chuẩn về “đạo”, “đức”, người quân tử còn phải biết thi - thư -
lễ – nhạc. Khổng tử nói rằng con người “hưng khởi trong lòng là nhờ học thi, lập thân

được là nhờ biết lễ, thành công được là nhờ có nhạc” (Luận ngữ). Nói cách khác, ông
đòi hỏi người cai trị không thể là dân võ biền, mà phải có một vốn văn hóa toàn diện.
2. Trong Triết học Ấn độ và Triết học Trung Quốc có sự đan
xen yếu tố Duy vật và duy tâm không rõ ràng:
a) Đối với Triết học Ấn độ: Cuộc đấu tranh giữa Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa
duy tâm xung quanh các vấn đề: Bản nguyên vũ trụ + Con người, linh hồn, đạo
đức. Cụ thể:
+ Đối với trường phái Vêđanta: lý giải một cách siêu hình về sự ra đời thế giới.:
Coi brátman (linh hồn vũ trụ) là thực tại tinh thần tối cao, là bản chất, là nguồn sống
vĩnh hằng, là cội nguồn chi phối mọi sự sinh thành và hủy diệt của vạn vật trong thế
giới. Coi átman (linh hồn cá nhân) là hiện thân của brátman nơi thể xác con người,
luôn bị vây hãm bởi sự ham muốn nhục dục. Để giải thoát cho átman con người phải
dốc lòng tu luyện, suy tư, chiêm nghiệm tâm linh để nhận ra bản tính thần thánh của
mình mà quay về với Brátman. Coi thế giới vật chất là ảo ảnh, do vô minh mang lại.
Do bị phê phán mạnh mẽ nên sang thời trung đại, nó đã chuyển dần từ lập trường
nhất nguyên duy tâm sang nhị nguyên; nhưng nó vẫn là cơ sở của giáo lý đạo Bàlamôn
- Hinđu.
+ Trường phái Samkhya: Phủ nhận brátman thần thánh, thừa nhận prakriti (vật
chất đầu tiên) tiềm ẩn, vô hình, vô hạn, phi cảm tính là bản nguyên của thế giới.
Coi vạn vật là thể thống nhất, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa 3 yếu tố
sativa (nhẹ nhàng, thuần khiết), razas (tích cực, năng động) & tamas (nặng, ỳ).
Coi luật nhân quả chi phối sự biến hóa của vạn vật: Prakriti → ngũ hành (không
khí, lửa, nước, đất & ête); Prakriti → ngũ quan tác động (cuống họng, bàn tay,
bàn chân, cơ quan bài tiết, cơ quan sinh dục) và ngũ quan cảm giác (mắt, tai, mũi,
lưỡi, da) → ngũ giác (thị, thính, khứu, vị, xúc) → trí tuệ (năng lực nhận thức);
Prakriti → purusa (tinh thần - nguyên lý phổ quát, bất biến của cá tính trong các
18
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
sinh vật; giúp thực hiện việc truyền sinh khí, đẩy mạnh sự biến hóa của các yếu tố

vật chất.
Bị phê phán mạnh nên vào thời trung đại nó đã chuyển lập trường từ duy vật nhất
nguyên sang nhị nguyên, thừa nhận 2 yếu tố đầu tiên là prakriti & purusa (gắn liền với
các yếu tố vật chất và chết đi cùng với các yếu tố vật chất).
+ Trường phái Yôga: Thừa nhận nguyên lý hợp nhất của vũ trụ nơi mỗi cá thể;
thông qua các phương pháp yôga mà mỗi cá thể có thể khai thác được sức mạnh
vũ trụ tiềm ẩn trong mình để làm chủ mình, môi trường, và vươn tới sự giải thoát.
Phương pháp yôga đòi hỏi sự kiên trì, tính tích cực tự giác kết hợp giữa rèn luyện
thể xác và rèn luyện tư duy qua Bát bảo tu pháp (8 nguyên tắc cơ bản): Cấm chế (giữ
đúng điều răn); Khuyến chế (thanh tịnh trong học tập kinh điển); Tọa pháp (giữ đúng
vị trí thân thể); Điều tức (điều chỉnh hơi thở hợp lý); Chế cảm (chế ngự, kiểm soát,
làm chủ cảm giác); Chấp trì (tập trung tư tưởng, trí tuệ vào một chỗ); Thiền định (giữ
tâm thống nhất); Tuệ (trạng thái xuất thần, bừng sáng tư duy hoà nhập vào đại ngã).
+ Trường phái Mimansa: Trường phái này biện hộ, tuyên truyền, củng cố cho các
nghi thức được đề cặp đến trong Vêđa, trong giáo lý đạo Bàlamôn-Hinđu. Tư
tưởng chủ đạo: Coi cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhận thức; tồn tại là cảm
giác được (không có thần linh); Coi bản thân những nghi thức, lời kinh tự chúng
đã có sức mạnh huyền bí đối với người tu hành để giúp họ trên con đường hành
đạo (không cần đến thần linh); Muốn giải thoát khỏi trạng thái hiện hữu phải thực
hiện đúng mọi nghi thức được nêu ra trong Vêđa, trong giáo lý Bàlamôn – Hinđu,
phải thực hiện mọi nghĩa vụ, bổn phận mà trật tự xã hội quy định.
Do bị phê phán mạnh mẽ nên vào thời trung đại nó đã không đứng vững trên lập
trường vô thần của mình mà chuyển dần sang lập trường hữu thần.
+ Trường phái Niaja:
Nguyên tử luận: Coi nguyên tử (Anu) là bản nguyên duy nhất của thế giới vật
chất, tuy nhiên cũng thừa nhận sự tồn tại linh hồn (Ya) và thần Isvara;
Lôgích học: Xây dựng ngũ đoạn luận (luận đề, nguyên nhân, ví dụ, suy đoán, kết
luận);
Nhận thức luận: Coi đối tượng nhận thức tồn tại khách quan; cảm giác, kết luận,
tương tự và bằng chứng là 4 phương thức NT đáng tin cậy; đề cao vai trò của kinh

nghiệm, coi nhận thức là đúng khi nó phù hợp với bản chất của đối tượng và giúp con
người đạt được mục đích đề ra; còn nếu ngược lại, thì đó là nhận thức sai lầm.
19
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
Do bị phê phán mạnh mẽ nên nó phải liên kết với phái Vaisêsika. Sang thời trung
đại, chúng đã thay đổi lập trường từ vô thần sang hữu thần, khi coi thần đã dùng
nguyên tử để tạo nên thế giới.
+ Trường phái Vaisêsika:
* Nguyên tử luận: Coi nguyên tử là bản nguyên duy nhất trong thế giới, khi
chúng kết hợp với nhau tạo nên vạn vật, đồng thời thừa nhận sự tồn tại của một lực
lượng vô hình không cảm giác được điều khiển sự kết hợp đó;
* Lôgích học: Xây dựng lý luận về phạm trù. Họ nêu ra 7 phạm trù cơ bản để
phản ánh sự tồn tại của thế giới là: thực thể, quan hệ, hoạt động, tính phổ biến, tính đặc
thù, tính vốn có và cái hư vô.
Nhận thức luận: Coi đối tượng nhận thức tồn tại khách quan; Nhận thức chỉ tin
cậy được khi nó phản ánh trung thành với bản thân đối tượng, trong đó, thực tiễn là
thước đo độ tin cậy của tri thức; Ký ức, nghi ngờ, sai lầm & giả thuyết là 4 hình thức
nhận thức không đáng tin cậy.
+ Trường phái Lokayata: Đầy tính duy vật, vô thần, khoái lạc. Tư tưởng cơ bản:
* Con người và vạn vật tồn tại rất đa dạng được tạo thành từ 4 yếu tố đất, nước,
lửa, gió. Linh hồn khả tử(ý thức) là thuộc tính của cơ thể, do thể xác (vật chất) sinh ra.
* Phủ nhận thuyết luân hồi, nghiệp báo; chế giễu quan niệm giải thoát…; khẳng
định con người chỉ sống có một lần trên thế gian; cần sống cho chính cuộc đời mà
không có cuộc đời nào khác.
* Coi cảm giác, kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của nhận thức; coi suy lý
không đáng tin cậy, lên án mạnh mẽ những suy luận trong Vêđa hay những kết luận
được rút ra từ nó.
* Phủ nhận thần thánh, thiên đường, điạ ngục & cuộc sống sau khi chết; chủ
trương giải phóng con người khỏi sự kìm chế lòng ham muốn, để sống khoái lạc và tận

hưởng đầy đủ những gì mong muốn.
Do xa lạ với truyền thống tôn giáo và chế độ đẳng cấp nên nó bị công kích dữ
dội, và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
+ Trường phái Jaina: Tư tưởng cơ bản là thuyết về cái tương đối, dung hòa quan
niệm về thực thể bất biến (Upanisát) với quan niệm vô thường (Phật giáo) & coi:
* Thực thể bất biến có 2 trạng thái cơ bản là jiva (quỷ, thần, người, chim, thú,
cây, cỏ… có lý trí, linh hồn, sống) và ajiva (không gian, thời gian, vận động, vật
20
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
chất… không sống) luôn liên kết tác động lẫn nhau tạo nên vạn vật không ngừng biến
chuyển.
* Linh hồn là sức mạnh toàn năng, nó tồn tại đa dạng, nhưng năng lực của nó bị
hạn chế bởi thân xác mà nó liên kết; Để giải phóng và phát huy sức mạnh của linh hồn,
cần phải tu luyện theo giới luật của đạo Jaina: bất sát sinh, bất bạo lực, không hại sinh
linh, sống khổ hạnh, không của riêng, ăn chay trường, không dùng vải che thân…
+ Trường phái Phật giáo: Tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy
bao gồm:
* Thế giới quan mang tính vô thần, nhị nguyên luận ngả về phía duy tâm chủ
quan và có chứa những tư tưởng biện chứng chất phác:
* Duyên khởi: Các pháp (sự vật vật chất/tinh thần) đều do nhân (nguyên nhân)
duyên (điều kiện) mà có; Duyên giúp cho nhân biến thành quả (vạn vật do nhân -
duyên hòa hợp mà thành); Duyên khởi từ tâm; Tâm là cội nguồn của vạn vật. Do đó,
thế giới là vô tạo giả (không có thần linh tối cao tạo ra thế giới), vô ngã, vô thường.
* Nhân sinh quan đầy tính nhân bản, duy tâm chủ quan; không tưởng, thần bí về
đời sống con người; trong thuyết Tứ diệu đế: Khổ đế: lý luận về nỗi khổ bất tận ở thế
gian - Bát khổ (sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, sở cầu bất đắc, oán tăng hội, ngũ uẩn).
Nhân đế: lý luận về nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ. Tam độc (tham, sân, si): nghiệp,
luân hồi , bể khổ. Thập nhị nhân duyên (vô minh, hành, thức, danh – sắc, lục nhập,
xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão – tử). Diệt đế: lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi

khổ để đạt tới niết bàn. Khắc phục vô minh, tam độc sẽ biến mất, luân hồi sẽ chấm
dứt…, tâm sẽ thanh thản, thần sẽ minh mẫn, niết bàn sẽ xuất hiện. Đạo đế: lý luận về
con đường diệt khổ, giải thoát - Bát chính đạo [chính kiến, chính tư duy (tuệ), chính
ngữ, chính nghiệp, chính mệnh (giới), chính tinh tấn, chính niệm, chính định (định).
Khắc phục Tam độc (tham, sân, si) bằng cách thực hiện Tam học (giới, định, tuệ).
Phật giáo khuyên thực hành Ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà
dâm, không nói dối, không ẩm tửu); rèn luyện Tứ đẳng (từ, bi, hỉ, xả)…; phản đối chế
độ đẳng cấp, tố cáo xã hội bất công, đòi bình đẳng công bằng xã hội, hướng chúng
sinh nghĩ & làm điều thiện…
b) Trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc cổ đại các yếu tố: Duy vật, duy
tâm, vô thần, hữu thần đan xen vào nhau đôi khi khó thấy. Cụ thể:
Xuất phát từ quan hệ giữa Thiên – Địa - Nhân mà Chủ nghĩa duy vật và Chủ
nghĩa duy tâm xung đột nhau xung quanh vấn đề cội nguồn, số phận, bản tính… con
người; tìm kiếm quan niệm nhân sinh vững chắc, giúp con người vươn lên trong điều
kiện xã hội phức tạp và đầy biến động.
21
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
Các trường phái triết học khác nhau vừa phê phán, xung đột, vừa hấp thụ tư
tưởng của nhau để bổ sung, hoàn chỉnh lý luận của chính mình, và chịu ảnh hưởng tư
tưởng biện chứng trong kinh Dịch:
+ Âm dương gia: Lý luận Âm Dương: Phạm trù Âm Dương, Nguyên lý Âm
thống nhất, tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Nhờ có thông mà vạn vật mới tồn tại được.
Sự thống nhất và tác động của Âm Dương tạo ra sự sinh thành, biến hóa của vạn vật;
nhưng khi biến tới cùng thì vạn vật quay trở lại cái ban đầu.
* Lý luận Ngũ hành: Phạm trù Ngũ hành phản ánh sự vật, hiện tượng, tính chất,
quan hệ…: Kim, Mộc, Hỏa, Thủy, Thổ.
* Quy luật Ngũ hành tương sinh – tương khắc: Tương sinh: thổ sinh kim, kim
sinh thuỷ, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ. Tương khắc: thổ khắc thủy, thủy
khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ.

Âm dương gia đã đứng trên quan điểm duy vật chất phác và biện chứng sơ khai
để giải thích về cội nguồn và sự biến hóa xảy ra trong thế giới, chống lại chủ nghĩa
duy tâm – tôn giáo và mục đích luận trong quan niệm về tự nhiên, xã hội và con người.
Lý luận của họ là tiền đề lý luận đưa đến những phát minh về thiên văn, lịch pháp, y
học trong lịch sử Trung Quốc cổ - trung đại.
+ Nho gia: Dù ít quan tâm đến các vấn đề bản thể, nhưng để xây dựng cơ sở vững
chắc cho lý luận đạo đức, lý giải sự thống nhất giữa trời, đất, người mà Khổng Tử đã
đưa ra thuyết Thiên mệnh, – trong thế giới, vạn vật biến hóa theo trật tự vô địch mà
nền tảng tận cùng của nó là Thiên mệnh; hiểu được Thiên mệnh là điều kiện tiên quyết
để trở thành con người hoàn thiện / người quân tử. Ở đây duy vật: có chỗ ông coi sự
biến đổi của trời như là một quy luật, là trật tự của vạn vật: “Trời có nói gì đâu mà bốn
mùa vẫn thay đổi, muôn vật vẫn sinh ra”. Đứng bên bờ sông nhìn dòng nước chảy,
Khổng Tử tự hỏi: “Trôi chảy mãi thế ư? Ngày đêm không ngừng lại”. Còn duy tâm
Ông cho trời là một lực lượng vô hình quyết định số phận của mỗi người và sự thịnh
sang của mỗi thời đại (Vua dân tế trời). Mỗi cá nhân sự sống chết, phú quý hay nghèo
hèn là do Thiên mệnh quy định, phú quý không thể cầu mà có được, do vậy bất tất
phải cầu. Tin ở Mệnh trời “Thiên mệnh”, sống chết có mệnh, giàu sang tại trời. Sống
theo mệnh trời, tuân theo mệnh trời thì sống, làm những điều nhân điều thiện thì có thể
biến nguy thành an.
Đạo phải có giáo mới vững chắc, rộng khắp, để mọi người & cả thiên hạ hữu đạo
- thể hiện mọi mối quan hệ một cách đúng đắn (hợp thiên mệnh). (Đạo của trời bàn về
âm - dương; đạo của đất bàn về cương – nhu) đạo của người bàn về nhân - nghĩa.
Nhân và nghĩa với lễ, trí, tín, dũng… hợp lại tạo nền tảng của đạo đức Nho gia nguyên
thủy. Nho gia nguyên thủy có nhiều giá trị nhân bản, nhân đạo, có tính biện chứng sâu
sắc; nó đã làm nổi bật khía cạnh xã hội của con người, nhưng vẫn bám đầy màu sắc
duy tâm; do đó, người quân tử và xã hội đại đồng mãi mãi chỉ là một lý tưởng.
+ Đạo gia: Đạo - nói về bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín,
huyền diệu của vạn vật; con đường, quy luật chung của mọi sự sinh thành, biến hóa
22
Lưu Anh A

Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
xảy ra trong thế giới. Là cái tự nhiên tĩnh mịch, yên lặng, mộc mạc, hỗn độn, mập mờ,
thấp thoáng, không đặc tính, không hình thể; mắt không thấy, tai không nghe, tay
không nắm bắt, ngôn ngữ không thể diễn đạt, tư duy không nhận thức được; Là cái tự
sinh sôi, nảy nở, biến hóa… Đạo được coi như nguyên lý thống nhất - vận hành của
vạn vật (Đạo pháp tự nhiên). Đạo mang tính khách quan (vô vi), phổ biến. Đức - thể
hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là hình thức nhờ đó vạn vật được định hình, phân biệt
được với nhau, là cái lý để nhận biết vạn vật.
Quan niệm biện chứng về thế giới: Đạo ∨ Một (khí thống nhất) ∨ Hai (âm,
dương) ∨ Ba (trời, đất, người) ∨ Vạn vật… Nhờ đức mà đạo biến hóa, vạn vật được
sinh ra, khi mất đi là lúc vạn vật quay trở về với đạo. Sự vật là thể thống nhất của 2
mặt đối lập ràng buộc, bao hàm lẫn nhau. Chúng vừa thống nhất vừa xung đột, đấu
tranh, chuyển hóa lẫn nhau tạo ra sự biến hoá trong vũ trụ; tuy nhiên, sự biến hoá
không làm xuất hiện cái mới, mà là theo vòng tuần hoàn khép kín… Phép biện chứng
của Đạo gia mang tính chất máy móc.
Mặc gia vừa duy vật vừa duy giác ngã về duy tâm; thỏa hiệp, đại biểu cho tầng
lớp tiểu tư hữu đang bị phá sản trong thời Chiến quốc; bị phê phán mạnh mẽ nên sớm
suy tàn.
+ Pháp gia: Thừa nhận tính qui luật của các lực lượng khách quan (cái lý) chi
phối mọi sự vận động của vạn vật trong TN & XH. Sự biến đổi của đời sống XH ∨
không có khuôn mẫu chung cho mọi XH, không có một thứ pháp luật nào luôn đúng
với mọi thời đại ∨ Pháp luật biến chuyển theo thời đại thì thiên hạ trị, còn thời thế thay
đổi mà phép trị dân không thay đổi thì thiên hạ loạn.
Chương 3: Sự khác biệt giữa Triết Học Ấn độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
  
Giữa Triết học Trung Quốc và Triết học Ấn Độ cũng có sự khác biệt: Triết học
Ấn Độ hầu như là nghiên cứu về tôn giáo. Còn triết học Trung Quốc nghiên cứu không
23
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại

chỉ là tôn giáo mà còn rất nhiều lĩnh vực, chuyên ngành của triết học. Sự khác nhau đó
thể hiện ở 3 nội dung cơ bản: Bản thể luận, nhận thức luận và con người.
1. Bản thể luận:
a) Đối với Triết học Ấn độ:
Theo cách phân chia truyền thống, triết học Ấn Độ cổ đại có 9 hệ thống thuộc
hai loại: Chính thống có 6 hệ thống Mimànsà, Vedànta, Sàmkhuya, Yoga,Nyàya,
Vaisèsika. Phái không chính thống hay Tà giáo (nàstika) 3 hệ thống: Buddha (Phật
giáo), Jaina giáo, Lôkàyata. (Tiêu chuẩn của chính thống là thừa nhận và bảo vệ tính
đúng đắn tuyệt đối của kinh Vèda. Còn tà giáo thì ngược lại). Các trường phái trên đều
ít nhiều bàn đến vấn đề khởi nguyêncủa thế giới.
Những trường phái có tính chất duy tâm tôn giáo cho rằng, khởi nguyên của thế
giới là Bràhman - là thực tại duy nhất của vũ trụ,là cái mà do đó, mọi vật sinh trưởng,
cái trong đó, mọi vật nhập vào khi bị huỷ diệt. Bràhman tồn tại vĩnh viễn, và có khi
còn được coi là một vị thần sáng tạo. Con người là một bộ phận của Bràhman,tức là
Atman; muốn trở về với cái vĩnh hằng, con người phải tu luyện, phải thoát tục để
Atman trở về với Bràhman.
Những trường phái có tính chất duy vật cho rằng, thế giới này (kể cả con người)
được tạo thành từ những yếu tố vật chất, tuỳ theo quan niệm khác nhau của các phái
mà các yếu tố đó là: nước, đất, không khí, hoặc trừu tượng hơn là nguyên tử. Đồng
thời với quan niệm này, người ta còn cho rằng, linh hồn cũng được sinh ra từ những
yếu tố vật chất, nó mất đi khi vật chất (thể xác) bị tiêu huỷ.
b) Đối với Triết học Trung Quốc:
Trước hết, triết học Trung Quốc nói riêng và triết học phương Đông nói chung
ít bàn đến vấn đề về giới tự nhiên, nhưng khi kiến giải những vấn đề xã hội loài người,
ít nhiều họ có đề cập đến vấn đề khởi nguyên của thế giới, vấn đề cơ bản của triết học.
Lão Tử cho rằng, khởi nguyên của thế giới là "Đạo". Đạo" là một tên gọi khiên
cưỡng, vì theo ông "Đạo" là cái lớn nhất, cái mông lung mờ ảo. Nhưng "Đạo" cũng là
cái có trước vạn vật, cái mà mọi vật được sinh ra và được nhập vào sau khi bị huỷ diệt.
"Đạo"cũng là cái mà mọi vật và cả con người phải tuân theo. Ông cho rằng: "Người
theo quy luật của đất, đất theo quy luật của trời, trời theo quy luật của đạo " và "đạo

theo quy luật của tự nhiên". Với Lão Tử, "Đạo" có tính duy vật, song trong đó, có chứa
đựng mầm mống duy tâm. Do vậy, sau này, một số nhà triết học kế tục ông đã khai
thác yếu tố duy tâm này và biến "Đạo" thành cái có tính chất như một tinh thần tuyệt
đối, cái mà con người không thể nhận thức được.
Với Khổng Tử, tuy không trực tiếp bàn đến vấn đề bản thể, tự nhiên, nhưng
ông lại có quan niệm về "Trời", "mệnh trời". Sau này,một số người kế tục ông biến các
quan niệm đó thành những thực thể thần thánh, với họ "Trời" là vị thần có nhân cách,
có quyền thưởng phạt , và là kẻ sáng tạo ra thế giới.
Khác với những quan điểm trên, một số nhà triết học duy vật ở Trung Quốc cổ
đại cho rằng vạn vật do "ngũ hành" (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) tương sinh tương khắc
tạo thành. Hoặc một số khác cho rằng, do âm dương giao cảm mà tạo nên trời, đất, vạn
vật và con người.
Triết học Trung Quốc cổ đại giải quyết vấn đề cơ bản của triết học thông qua
24
Lưu Anh A
Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
việc luận giải cái phạm trù: Tâm - Vật, Lý - Khí, Thần- Hình. Các nhà duy tâm cho
rằng, Tâm, Lý, Thần là có trước, là cái chủ động; còn Vật, Khí, Hình là có sau, là cái
lệ thuộc. Các nhà duy vật đã phản bác lại quan niệm duy tâm trên và cho rằng,cái tinh
thần, cái tâm lý, cái tư tưởng luôn gắn với cái thân thể và nó mất đi khi thân thể bị huỷ
diệt.
2. Nhận thức luận:
a) Đối với Triết học Ấn độ:
Nói đến nhận thức, trước hết phải nói đến phép biện luận của phái Nyàya,
Vaisèsika, phép biện luận này còn được gọi là "ngũ đoạn luận". Trong "ngũ đoạn
luận", để chứng minh một điều gì đó là chân thực hay giả dối, phải qua 5 bước sau:
luận đề, nhân đề,ví dụ, suy đoán, kết luận. Thí dụ cụ thể như: 1. Đồi có lửa cháy, 2. Vì
đồi bốc khói, 3. Tất cả những cái bốc khói đều có lửa cháy, thí dụ bếp lò; 4. Đồi
bốc khói thì không thể không có lửa cháy; 5. Do đó, đồi có lửa cháy.
Trong triết học Ấn Độ cổ đại cũng có những phái đã đề cập tới phép biện

chứng, tất nhiên đó mới là phép biện chứng mộc mạc, tự phát. Những nhà triết học có
tư tưởng biện chứng cho rằng, thế giới có sinh, có diệt, vận động biến đổi không
ngừng. Sự vận động biến đổi ấy diễn ra trong không gian và trong từng khoảnh khắc
thời gian hết sức ngắn (sátna - của Phật giáo). Họ còn cho rằng, sự vận động đó là do
những lực bên trong của nó. Chính Mác và Ăngghen đã đánh giá cao những tư tưởng
biện chứng này trong tín điều Phật giáo sơ kỳ.
Triết học Ấn Độ cổ đại có sự pha trộn, hoà nhập với những tư tưởng có tính
chất duy linh tôn giáo, trong đó, có nhiều vấn đề mà ngày nay chúng ta cần phải xem
xét; diễn giải như: luyện yoga; luân hồi,
b) Đối với Triết học Trung Quốc:
Triết học Trung Quốc cổ đại ít bàn đến vấn đề nhận thức giới tự nhiên, và nếu
có thì nhận thức ấy cuối cùng cũng để quay về nhận thức xã hội (thí dụ: vấn đề "Đạo"
và nhận thức "Đạo" của Lão Tử, ).Khi bàn nhiều đến khả năng nhận thức của con
người, KhổngTử cho rằng thánh nhân không học cũng biết, quân tử học thì biết, còn
tiểu nhân học cũng không biết. Một số nhà triết học khác thì cho rằng, dù kẻ trí hay
ngu cũng phải qua học mới biết. Nhưng nhiều nhà triết học cho rằng, cái học, biết ấy là
nhằm để làm theo "danh", "phận" của mình.
Phép biện chứng cũng là vấn đề đã được đặt ra trong triết họcTrung Quốc cổ
đại, thể hiện trong kiến giải về "Đạo", về "Biến dịch".Trong đó, họ thừa nhận rằng:
Thế giới vận động biến đổi là tồn tại vĩnh viễn, có tính quy luật và nhờ những mâu
thuẫn vốn có của nó. Nhưng do hạn chế lịch sử, sự vận động, biến đổi đó lại được coi
là một chu trình khép kín, không có phát triển.
3. Quan điểm về con người:
a) Đối với Triết học Ấn độ:
Nhiều trường phái triết học Ấn Độ cổ đại cho rằng, con người gồm hai phần:
25
Lưu Anh A

×