Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Xã Hội Học Đô Thị: Đô thị hóa và những thách thức của quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.43 KB, 17 trang )

Đề tài: Đô thị hóa và những thách thức của quá trình đô thị hóa ở các nước đang
phát triển hiện nay.
I. Khái niệm liên quan.
1. Khái niệm đô thị hóa.
+ Đô thị hóa là một quá trình phát triển đô thị ở một quốc gia. Đô thị hóa
bao gồm việc mở rộng các đô thị hiện có và việc hình thành các đô thị mới.Một
khu vực lãnh thổ nào đó được hóa thành đô thị khi nó có đầy đủ các tiêu chuẩn của
đô thị…
+ Đô thị hóa là quá trình làm tăng tỉ lệ dân cư đô thị trong tổng số cư dân
quốc gia hay khu vực đồng thời là quá trình chuyển thể nhiều kiểu mẫu của đời
sống xã hội.
II. Đô thị hóa ở các nước đang phát triển.
1. Đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển.
- Thu nhập thấp: ở các nước đang phát triển mức sống nói chung đều rất thấp so với
đại đa số dân chúng. Mức thấp biểu thị ở cả lượng và chất biểu thị bằng thu nhập,
thiếu nhà ở, sức khỏe, tuổi thọ thấp. Hiện các nhà kinh tế lấy mức 2000USD
/người làm mức đánh giá cho vấn đề này, hiện có 100 nước có mức sống dưới
2000USD, 40 nước ở mức 600USD/ người.
- Tỉ lệ tích lũy thấp: Những nước đang phát triển có mức tích lũy là rất thấp, đặc biệt
những nước làm nông nghiệp thì tích lũy là 10% thu nhập, nhưng số này phải chi
phí cho nhà ở và trang thiết bị cần thiết khác.
- Trình độ kỹ thuật và sản xuất thấp: Ở các nước đang phát triển, hoạt động kinh tế
chủ yếu trên quy mô nhỏ, kỹ thuật lạc hậu. Trải qua thời kỳ cách mạng công
nghiệp trên thế giới thì các nước đang phát triển đã có bộ mặt mới toàn xã hội,
nhưng sản xuất vẫn ở mức độ thấp, chế biến thô sơ…
- Năng suất lao động thấp: dân số các nước đang phát triển cao và có nguy cơ bùng
nổ lớn, đời sống người dân thấp, mức tích lũy không cao đã kìm hãm sự phát triển
của xã hội, áp lực xã hội tăng, năng suất sản xuất thấp…
- Siêu đô thị hóa đặc trưng cho các nước phát triển còn sự đô thị hóa giả tạo đặc
trưng cho các nước đang phát triển. Đô thị hóa giả tạo là tình trạng điển hình tại
các nước đang phát triển. Trong bối cảnh này sự đô thị hóa vừa không gắn với việc


phát triển các chức năng thành phố, vừa liên quan tới việc “lôi” người dân ra khỏi
vùng nông thôn, dẫn đến việc phân bố lại một cách tương đối cư dân nông nghiệp.
2. Đô thị hóa có những đặc điểm tại các nước đang phát triển.
- Các đô thị đều chịu tàn dư của chủ nghĩa đế quốc.
- Phát triển đô thị gắn liền với khôi phục, khắc phục, chậm tiến.
- Dân cư đô thị không ngừng tăng lên qua các năm do sự di dân từ nông thôn ra
thành thị.
- Bên cạnh các siêu đô thị thì xuất hiện các đô thị vệ tinh.
- Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa góp phần cải tạo nâng cấp xây dựng các
thành phố cũ đồng thời phát triển các thành phố mới.
3. Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển.
3.1 Đô thị hóa ở các nước đang phát triển bề rộng thay cho chiều sâu.
Cho đến thế kỉ 20, quá trình đô thị hóa thế giới chủ yếu diễn ra theo bề rộng
với các dấu hiệu về sự tăng trưởng dân số đô thị, số lượng các thành phố sự mở
rộng lãnh thổ các đô thị.
Đô thị hóa ở phương Tây diễn ra trong thời kỳ hàng trăm năm . Các nước
đang phát triển hiện nay ở châu Á, Phi, Mỹ la tinh thì lại cố gắng đạt được cùng
một kết quả trong vòng vài chục năm, thậm chí trong một thế hệ, trong bối cảnh
của một thời đại khác xa so với thời mà các nước phương Tây tiến hành đô thị hóa.
Các nước đang phát triển giờ đây cũng là các nước nghèo nhất. Đô thị hóa ở đây
cuốn hút những dòng di cư vào thành phố mạnh hơn các nước phát triển. Nguyên
nhân một phần là do quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển bắt nguồn từ
sự tăng dân số quá nhanh ở nông thôn. Thêm vào đó dân nhập cư vào thành phố là
những người nghèo nhất và không có khả năng lao động. Vì thế tình trạng điển
hình ở đây là: Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp quá chậm chạp so với
sự tăng dân số đô thị.
Về mặt quản lý ở các nước đang phát triển sự lớn lên của các đô thị thường
do chính phủ trung ương quản lý. Các chính phủ này cố gắng tìm cách gia tăng
hiệu quả kinh tế trong khi vẫn duy trì cơ cấu xã hội truyền thống. Việc quản lý đó
không những không phù hợp trong bối cảnh hiện nay mà còn gây ra sự thiếu thốn

tài chính và các nguồn lực khác.
3.2 Quá trình đô thị hóa của các nước đang phát triển theo khu vực.
Khoảng 1/3 đến 2/3 dân số của phần lớn các đô thị thuộc nhóm nước đang
phát triển bị đẩy tới những khu ngoại ô lụp sụp hoặc những nơi những người chiếm
đất xây dựng, họ thường bất chấp chính quyền. Các nhóm người không chính thức
này thường có ít hoặc không có quyền lợi sư dụng các dịch vụ công cộng như
nước, hệ thống cống rãnh và hệ thống thoát nước, vỉa hè và vận chuyển rác.
Khoảng 20% nhà mới ở các thành phố ở nhóm nước đang phát triển là xây
dựng theo luật. Số còn lại phát triển không chính thức.
Các đô thị của Châu phi, Châu á và Châu Mỹ la tinh chưa hoàn thiện về cơ
sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật: giao thông vận tải điện nước,…vấn đề sử dụng các
phương tiện giao thông công cộng hiện đại còn rất hiếm hoi do quá trình công
nghiệp hóa chỉ mới phát triển gần đây. Cấu trúc đô thị cũng như văn hóa lối sống
của cư dân khác xa với các nước ở Bắc Mĩ.
Có thể nhận thấy một số đặc trưng chung của các nước nhóm đang phát
triển là sự di dân lâu dài từ các vùng nông thôn vào các thành thị làm cho dân số
thành thị tăng lên nhanh chóng. Cư dân đông đúc các phương tiện giao thông công
cộng và dịch vụ thì ít dẫn đến đời sống của dân cư ở đây gặp nhiều khó khăn và
nhiều tệ nạn xã hội phát sinh.
Một số đô thị còn trong thời kì tiền công nghiệp, chỉ có trung tâm thương
mại hay chợ có quy mô trung bình, ở đây không có trung tâm công nghiệp còn giao
thông công cộng thì rất hiếm hoi. Một số đô thị khác là sản phẩm của thuộc địa
phương Tây, được hình thành từ những cảng hoặc là những tiền của việc điều hành
quản lí và khai thác xây dựng của người châu Âu.
Mặt khác một số nước các đô thị lại phát triển quá lớn theo lối tự phát đã
dẫn đến hệ thống giao thông luôn quá tải và vấn đề giao thông là vấn nạn khó giải
quyết được.
Hơn nữa ở các quốc gia đang phát triển còn nổi bật lên sự tập trung dân số
quá mức vào một số đô thị đặc biệt là trong thủ phủ của các khu vực và của quốc
gia.

Hiện nay sự bùng nổ dân số đô thị là một hiện tượng phổ biến ở các nước
đang phát triển. Số dân đô thị ở các nước đang phát triển tăng nhanh, trung bình
mỗi năm tăng 3.5-4% tức là chỉ sau 25 năm dân số đô thị của các nước này tăng
lên gấp đôi.
Ở các nước đang phát triển quá trình đô thị hóa không cùng diễn ra với quá
trình công nghiệp hóa, mà chủ yếu là do sự di dân từ nông thôn ra thành thị, làm
cho tình trạng đô thị hóa trở nên không kiểm soát được, gây khó khăn trở ngại đối
với các vấn đề phát triển kinh tế xã hội mà đặc biệt nhất là vấn đề việc làm, nhà ở,
phương tiện đi lại, là nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội.
• Đô thị hóa ở châu Á
Theo ước tính của liên hợp quốc số lượng dân số đô thị của các nước châu Á
từ năm 1990 đến 2020 sẽ tăng từ 850 -> 2,25 tỉ. Trung bình hàng năm tăng 47 triệu
người. Do đó gây ra những mối nguy hại cho việc phát triển kinh tế, việc xuống
cấp môi trường và cơ sở hạ tầng, chính vì vậy cần có những biện pháp quy hoạch
thích hợp.
Trung Quốc – đất nước rộng lớn với diện tích là 9,6 triệu km
2
, 1,3 tỉ dân, dân
số đô thị của Trung Quốc chiếm 37% dân số cả nước. Nhưng trong thời gian gần
đây và dự đoán tương lai sắp tới dân số đô thị của Trung Quốc sẽ tăng lên nhanh
chóng và có thể đạt đến mức các nước Châu Âu hiện nay.
Bắc Kinh- thủ đô- trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa, khoa học kĩ thuật,
giao thông của nước.
Thượng Hải: thành phố lớn thứ 5 thế giới – thành phố đông dân nhất Trung
Quốc- một hải cảng lớn –một trung tâm công nghiệp hàng đầu của Trung Quốc.
Phần lớn các thành phố của Trung Quốc đều tập trung ở phía đông và đông
bắc nơi kinh tế phát triển sầm uất nhất Trung Quốc.
Đài Loan- một con rồng Châu Á có nông công nghiệp phát triển, tỉ lệ dân số
đô thị là 78%.
Indônêxia – cường quốc thứ 4 về dân số với dân số là 221,9 triệu người

2005, có tỉ lệ thị dân là 42% cao hơn mức trung bình của khu vực nhưng lại thấp
hơn mức trung bình của thế giới.
Thái Lan: trung tâm giải trí của thế giới các nước Đông Nam Á, tỉ lệ dân số
đô thị 31% thấp hơn mức trung bình của thế giới tập trung chủ yếu vào thủ đô
Băng Kốc.
Philippin: có mức đô thị hóa khá cao đạt tới 48% năm 2005, tâp trung chủ
yếu ở thủ đô Manila.
Mianma có dân số là 677 nghìn người, tỉ lệ dân cư đô thị là 29%, tập trung
chủ yếu ở thủ đô Yangun với 4 triệu dân chiếm 30% dân số đô thị của cả nước.
Malayxia có 26,1 triệu nười tỉ lệ dân số đô thị là 38%
Việt Nam có khoảng 83 triệu người với dân số đô thị chiếm 20%.
• Đô thị hóa ở các nước châu Phi
Châu phi có dân số đô thị chiếm 36%. Đây là châu lục có mức độ đô thị hóa
thấp nhất và chậm chạp nhất trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tốc độ đô thị hóa lại
tăng nhanh hơn, chủ yếu là sự di dân từ nông thôn ra thành phố.
Thực dân Châu Âu đã xây dựng những khu trung tâm mới để bóc lột và cai
trị các nước Châu Phi.
Các nuớc Châu Phi tăng dân số đô thị qua nhanh, việc gia tăng dân số đô thị
quá nhanh như là một sự bùng nổ phản ánh việc tập trung hóa của chính phủ, của
sự giàu có và quyền lực và như thế những gì tốt đẹp nhất của đô thị được xem như
biểu tượng của sự phát triển và hiện đại hóa trong nền kinh tế của đất nước họ.
Khu vực đô thị hóa mạnh nhất là khu vực Bắc Phi có tới 47% dân số đô thị,
Nam Phi 50%, Tây Phi 40%, Trung Phi 35% dân số đô thị, Đông Phi 24%.
• Đô thị hóa ở các nước châu Mĩ La Tinh
Khu vực có mức độ đô thị hóa cao nhất nhóm nước đang phát triển
Quá trình đô thị hóa châu Mĩ La Tinh đang phát triển nhanh chóng, biến các
thành phố Mĩ La Tinh thành các thành phố lớn nhất thế giới. Các nhà phân tích tiên
đoán rằng cho đến năm 2010, 6 trong số 28 thành phố lớn nhất thế giới nằm ở khu
vực Mi La Tinh và Rio de Janeiro sẽ hợp nhất với Saopaolô thành một liên hiệp
rộng lớn có chiều dài là 350 dặm với 40 triệu dân.

Mêhicô đất nước đô thị hóa ồ ạt, có thành phố lớn nhất châu Mĩ La Tinh có
tỉ lệ dân cư đô thị là 75%
Thành phố Mehicô được xây dựng năm 1235, đến thời kì thực dân Tây Ban
Nha thống trị Mêhicô được chọn làm thủ phủ của Liên bang Mêhicô, thành phố
nằm trên cao nguyên có độ cao trên 2200m. Ngày nay, Mêhicô là thành phố lớn
nhất châu Mĩ La Tinh với mức tập trung cao nhất chiếm 73% dân số đô thị của
toàn nước năm 1990, 2005 là 75%.
Achentina có tỉ lệ dân số đô thị cao chiếm tới 89% dân số cả nước, thành
phố lớn nhất là Buenốt Airet chiếm đến 41% dân số đô thị.
Các nước Chilê 87%, Pêru 73%, Uruguay 93%: có tỉ lệ dân số đô thị cao
nhất khu vực này.
Braxin đất nước có nhiều thành phố lớn nhất châu Mĩ La Tinh, là nước đông
dân nhất châu Mĩ La Tinh 179,1 triệu người 2005, tỉ lệ dân số đô thị là 81%.
Các nước vùng Caribe có tỉ lệ dân số đô thị trên 50% vào những năm 60 và
hiện nay là 61 %.
Như vậy có thể thấy sức lôi cuốn của cuộc sống đô thị và của các vùng đã
được đô thị hoá là nguyên nhân chính thu hút một khối lượng khổng lồ cư dân từ
vùng nông thôn ra thành thị. Mặt khác những thành phố lớn ngày càng hấp dẫn và
lôi cuốn cư dân từ các đô thị nhỏ hơn cũng như từ các vùng nông thôn nên càng
làm cho tình hình thêm phức tạp (hạ tầng kỹ thuật quá tải; cây xanh, mặt nước,
không gian trống hiếm hoi…).
4. Tác động của đô thị hóa đến đời sống người dân.
4.1. Tác động tích cực
- làm cho bộ mặt xã hội của mỗi quốc gia được thay đổi: kinh tế, xã hội,
văn hóa, giáo dục, y tế, sức khỏe…
- Đời sống người dân được nâng cao, cải thiện, xóa bớt khoảng cách giàu
nghèo, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.
- Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực của đời sống,
đặc biệt ở các đô thị lớn…
- Tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cả đời sống

vật chất và tinh thần.
4.2. Tác động tiêu cực.
- Qúa trình đô thị hóa làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội.
- Đô thị hóa làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra sâu sắc hơn,
làm suy cạn nhiều nguồn tài nguyên của đất nước.
- Qúa trình di dân vào đô thị đặt ra nhiều vấn đề cho đô thị như nhà ở, điện,
nước, gây nhiều gắng nặng cho hệ thống an sinh xã hội, khả năng mất an toàn xã
hội cao…
III. Thách thức của các nước đang phát triển trong quá trình đô thị hóa.
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là
các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình
đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề, thách
thức cần giải quyết như: vấn đề việc làm cho nông dân bị mất đất, phương pháp
đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, dãn dân, nhà ở, môi trường, tệ
nạn xã hôi.…
1.Về việc làm.
Đô thị là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp, nơi đây có rất
nhiều loại công việc cho người lao động làm và có thu nhập tương đối. Vì vậy đô
thị thu hút được sự quan tâm của người lao động, nhưng khi dân số dân số tăng các
đô thị lại không đủ sức chứa, việc làm nhiều nhưng người dân về trình độ lại không
đáp ứng được nhu cầu của các nhà kinh doanh vì vậy đô thị luôn tồn tại 2 khía
cạnh của vấn đề là thiếu lao động và thừa việc làm.
Trên thế giới ước tính có 3 tỉ người đang làm việc nhưng hơn một nửa trong
số đó làm việc trong khu vực nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ của gia đình,các
công việc không thường xuyên hoặc theo thời vụ với mức thu nhập khá thấp…
Như vậy đô thị hóa vừa tạo ra nhiều công việc cho người dân nhưng nó lại
đòi hỏi ở người lao động phải có một trình độ tay nghề cao, trong khi đó các nước
đang phát triển người lao động xuất thân chủ yếu từ nông thôn, quen với công việc

đồng áng vì vậy nó đặt ra cho nhà kinh doanh vấn đề nhân lực làm sao để có được
đội ngũ lao động chuyên nghiệp phù hợp với từng loại việc.
2. Dân số
Qúa trình đô thị hóa luôn gắn liền với hàng loạt các dòng di dân từ các vùng
về đô thị và sự bùng nổ dân số đô thị, chính vì vậy nó tạo ra một sức ép lớn cho
toàn đô thị. Trong thế kỷ XX, sự gia tăng dân số quá nhanh và không kiểm soát
được xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc, ước
tính đến năm 2030 dân số thế giới có thể sẽ vượt qua ngưỡng 8 tỷ. Sức “hấp dẫn”
của cuộc sống đô thị và của các vùng đã được đô thị hoá là nguyên nhân chính lôi
cuốn một khối lượng khổng lồ cư dân nông thôn đi tìm miền “đất hứa”. Dân số
tăng nhanh, chất lượng dân số vẫn còn ở mức thấp… đã gây ra nhiều vấn đề, thách
thức cho nhà quản lý và cho đô thị về cung cấp nhà ở cho người dân, việc làm, an
sinh xã hôi, phúc lợi xã hội… không chỉ thế mà gia tăng dân số còn làm gây ô
nhiễm môi trường đô thị, bệnh dịch, các tệ nạn xã hội xuất hiện nhiều, vấn đề đảm
bảo an toàn cho đô thị cũng rất khó khăn do sự không đồng nhất về dân số.
Sự di dân và tăng đột ngột dân số ở đô thị làm mất cân bằng dân số ở các
khu vực không chỉ mình đô thị mà còn cả khu vực nông thôn. ở nông thôn đổ dồn
lên đô thị làm thuê làm cho dân số ít dần, ruộng đất ít được canh tác mà bắt đầu
chuyển đổi dần sang hướng sản xuất khác.
3.Môi trường.
Dưới áp lực ngày càng lớn của gia tăng dân số và sự tăng trưởng hoạt động
kinh tế môi trường ở các nước đang phát triển ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái
nặng nề gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ôzôn.
Quá trình đô thị hóa đã hình thành và ra đời hàng loạt các nhà máy xí
nghiệp cùng với đó là rác thải, khói bụi của các khu công nghiệp thải ra gây ô
nhiễm môi trường sống. Lượng CO
2
tăng lên đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu
ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất tăng lên. Việc sử dụng năng lượng trong công

nghiệp và sinh hoạt ở các nước đang phát triển đã đưa vào khí quyển một lượng
lớn khí thải gây ra mưa axít, đồng thời khí thải CFC
s
đã làm tầng ôzôn mỏng dần
và làm lỗ thủng tầng ôzôn ngày càng mỏng ra.
- Ô nhiễm đất và nguồn nước.
Các nước đang phát triển đa phần là sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên
quá trình đô thị hóa diễn ra đã áp dụng các khoa học kỹ thuật vào quá trình sản
xuất để tăng năng suất, giảm thời gian lao động như: máy cày, máy gặt và các loại
thuốc trừ sâu trừ cỏ… đó cũng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường
nhất là nguồn nước và làm thoái hóa đất.
Theo Liên hợp quốc có 1.3 tỉ người trên toàn cầu trong đó có hơn 1 tỉ
người ở các nước đang phát triển bị thiếu nước sạch.
- Suy giảm đa dạng sinh học.
Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển cùng với đó là việc
khai thác thiên nhiên quá mức của con người làm cho nhiều loài sinh vật tuyệt
chủng và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hậu quả làm mất đi nhiều loài sinh vật,
các gen di truyền, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu
của nhiều ngành sản xuất…
Ngoài ra trong đô thị còn những nguồn ô nhiễm khác mà con người ít để ý đến. Đó
là sự ô nhiễm các yếu tố vật lý, cụ thể là do các yếu tố từ trường với tần suất và
cường độ khác nhau (các trạm thu - phát sóng, các đường dây truyền tải điện
năng…). Hơn nữa, cho đến bây giờ chúng ta cũng chưa lường hết được về những
tác động của các loại vật liệu xây dựng đến sức khoẻ của con người, đặc biệt là
những loại vật liệu có nguồn gốc từ các hợp chất vô cơ. Đô thị càng phát triển thì
các nguy cơ ô nhiễm từ các yếu tố đó càng lớn.
Thành phố không những bị ô nhiễm mà khí hậu của nó cũng bị thay đổi. Những
thành phần cơ bản của khí hậu như bức xạ, chế độ nhiệt - ẩm, áp suất không khí,
chế độ gió…luôn bị tác động bởi quá trình đô thị hoá. Nhà càng cao thì mặt đất
càng bị nhiễm khuẩn vì ánh sáng mặt trời bị che khuất không đủ khả năng để tiêu

diệt các loại vi trùng có hại. Do quá trình đô thị hoá và phát triển dân số diễn ra
quá nhanh và quá hỗn độn nên những quy tắc quy hoạch không được tôn trọng.
Ví dụ: Như vi phạm về mật độ xây dựng, về hướng của các con đường và của các
công trình…sẽ làm tăng mất mát những tia nắng tự nhiên có lợi cho sức khoẻ con
người và hơn thế nữa cần phải tiêu tốn thêm một phần năng lượng đáng kể để duy
trì chế độ vi khí hậu trong các không gian sống của con người,…
Như vậy quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước đang phát
triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng tuy nhiên để quá trình đô thị hóa diễn ra
một cách rộng khắp, đồng điều và bền vững thì một trong những vấn đề quan trọng
cần giải quyết và khắc phục đó là “ thách thức về vấn đề môi trường” đang ngày
càng nghiêm trọng.
4. Về hệ thống cơ cấu hạ tầng:
Đô thị hóa làm thay đổi bộ mặt đô thị, không chỉ kiến trúc thượng tầng mà
kiến trúc hạ tầng cũng thay đổi rõ rệt, nó được thể hiện qua hệ thống nhà ở, đường
xá, điện nước, trường trạm…Tuy nhiên sự thay đổi của các đô thị ở các nước đang
phát triển thì vấn đề này đang là một thủ thách lớn cho mỗi quốc gia.
Về vấn đề nhà ở tại các đô thị ở những nước đang phát triển hiện còn nhiều
bất cập. Qúa trình di dân vào đô thị làm gia tăng về mặt cơ học dân số dẫn đến hiện
tượng thiếu nhà ở, chất lượng nhà ở thấp…. cho người dân ngày càng nhiều và phổ
biển tại các nước đang phát triển.
Mặt khác tại các nước đang phát triển điều kiện kinh tế chưa thật sự vững
chắc vì vậy thị trường bất động sản có nhiều biến động, giá đất tăng nhanh không
phù hợp với thu nhập của người lao động. Vì vậy nhiều người lao động phải sống
trong những ngôi nhà chật chội, khu nhà trọ, chung cư kém chất lượng, nhà tạm
bợ… là những nơi không hợp vệ sinh cũng như an ninh trật tự, điều này làm tăng
khoảng cách dân cư và khoảng cách giàu nghèo.
Việc quy hoạch và xây dựng nhà ở cho người dân còn nhiều thiếu sót, các
khu chung cư có chất lượng thì giá nhà lại quá cao mà người dân có mức thu nhập
trung bình không thể đáp ứng được, chính vậy nhà ở đô thị vẫn thừa mà người dân
không có nhà ở hay phải ở trong những ngôi nhà kém chất lượng vẫn còn rất nhiều.

Ở những khu vực nông thôn của nhiều nước đang phát triển khai lập và phê
duyệt quy hoạch chi tiết, xây dựng các điểm dân cư nông thôn còn nhiều hạn chế,
việc xây dựng nhà ở tuy có tăng về số lượng nhưng chủ yếu là tự phát nên nhà còn
kém chất lượng, chưa có quy mô, chưa có quy định cụ thể về quy hoạch, chất
lượng, quy chuẩn, kiến trúc dường như chỉ mang tính đối phó của các nhà thầu….
Một ví dự cụ thể điển hình là ở Việt Nam: Theo bộ xây dựng nước ta tại các
đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng… nhiều
gia đình vẫn phải sống trong những ngôi nhà kém chất lượng, khu chung cư hư
hỏng có tuổi thọ trên 50 tuổi mà vẫn chưa được tu sửa. Trên cả nước hiện có 7,42%
nhà ở đơn sơ tương ứng là 1,6 triệu căn hộ, 10% tổng số căn hộ có tổng diện tích
dưới 30m2 . Bên cạnh các khu đô thị các tòa nhà cao tầng, siêu ốc, khu chung cư
chất lượng cao thì hàng loạt các khu nhà ổ chuột tại ven sông đang tồn tại rất
nhiều.

Về giao thông vận tải cũng là một vấn đề đáng quan tâm thách thức cho các
nước phát triển. Nhều nước có hệ thống đường kém chất lượng, đường 2 chiều quá
chật chội và thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Phương tiện đi lại chủ yếu là
xe máy, ô tô vì vậy gây ô nhiễm môi trường rất cao.
Sự bùng nổ các đô thị chính từ quy hoạch thiếu hợp lý, thiếu quy hoạch chi
tiết, quy hoạch phân khu; Hệ thộng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chậm
triển khai và thiếu đồng độ; sử dụng năng lượng chưa hiệu quả, lãng phí… đã và
đang ảnh hưởng tới phát triển đô thị hiện tại cũng như trong tương lai. Vì vậy việc
tìm ra các giải pháp hiệu quả, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng
không chỉ giúp cho các đô thị vượt qua những thách thưc mà còn hướng tới tầm
nhìn dài hạn và phát triển bền vững.
Ví dụ điển hình tại Việt Nam: Trong những năm qua đô thị Việt nam đã có
bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và số lượng và chất lượng, hệ thống đô thị
VN đã tạo ra một diện mạo đô thị mới theo hướng đô thị văn minh, hiện đại tạo
điều kiện cho người dân có cuộc sống chất lượng cao.
5. Vấn đề an sinh xã hội cho đô thị.

Hiện nay vấn đề an sinh xã hội rất được các nước chú trọng, người dân có
được an sinh tốt thì mới đủ khả năng làm những công việc khác. Nhưng nó vẫn là
vấn đề, thách thức lớn cho các nước, ở nhiều nước công tác an sinh còn nhiều bất
cập, có các chương trình tạo an sinh cho người dân nhưng nó lại thật sự chưa bền
vững, chỉ đáp ứng được tức thì mà tương lai không đáp ứng được cho toàn xã hội
cũng như nhu cầu lâu dài của người dân.
Các nguồn lực để thực hiện công tác an sinh còn kém chất lượng và thiếu,
việc sử dựng quỹ bảo hiểm xã hội, y tế còn nhiều hạn chế, nhiều khoản chi tiêu
không hợp lý, người có nhu cầu thì chưa tiếp xúc được các dịch vụ…chính vì vậy
nó làm cho xã hội ngày càng nhiều hố ngăn.
Khi phát triển quá trình đô thị hóa thì sự di chuyển dân cư một cách ồ ạt vào
các đô thị dẫn đến đô thị bị quá tải làm nảy sinh ra nhiều vấn đề mà bắt buộc hệ
thống an sinh xã hội phải giải quyết để điều hòa được sự phát triển của đô thị.
Đô thị hóa là một quá trình mà xã hội sẽ gặp rất nhiều rủi ro điều này con
người không thể biết trước được, vì vậy công tác an sinh phải luôn sẵn sàng.
Nhưng trên thực tế tại các nước đang phát triển không phải nước nào cũng luôn
bảo đảm được hệ thống an sinh tốt 100% cho người dân trong mọi tình huống. Nó
đặt cho hệ thống một loạt các yêu cầu về bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, nhà ở,
giáo dục…cần phải giải quyết.
Đô thị hóa càng cao thì nhóm người yếu thế xuất hiện thêm như nhóm
người nghèo, bệnh nghề nghiệp, tai nạn nghề nghiệp, HIV/AIDS… càng nhiều,
việc cung cấp việc làm, chi phí sống, y tế… cho các nhóm này tốn rất nhiều chi phí
trong khi các nước đang phát triển đô thị hóa nảy sinh quá nhiều vấn đề, kinh tế
còn thấp vì vậy đảm bảo cho các nhóm đối tượng này để đảm bảo an sinh toàn xã
hội cũng là một thách thức lớn.
6. Thách thức về tệ nạn xã hội
Các nước đang phát triển là những nước có xu hướng mở của đón nhận từ
bên ngoài vào kể cả mặt tốt và mặt xấu. Hiện nay trên thế giới tệ nạn xã hội xảy ra
nhiều nhất tại các nhóm nước này như: mại dâm, ma túy, buôn lậu, buôn bán phụ
nữ và trẻ em, lừa đảo…. làm cho xã hội mất an toàn về an ninh trật tự, người dân

sống trong lo sợ. Chính vì vậy khi thực hiện quá trình đô thị hóa, các nước đang
phát triển gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết. Các tệ nạn xã hội
cần phải ngăn chặn thì đất nước mới phát triển tốt.
IV: Giải pháp.
Để khắc phục được những khó khăn thách thức cho các nước đang phát
triển trong quá trình đô thị hóa chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:
- Phải tập trung vào công tác quy hoạch và đô thị hóa một cách bài bản hơn: quy
hoạch và đô thị hóa phải có tầm nhìn dài hạn và lộ trình thực hiện; quy hoạch và đô
thị hóa phải có sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội; quy hoạch và đô
thị hóa phải tính đến lợi ích của các bên liên quan.
- Thực hiện quy hoạch vùng để có những chính sách điều chỉnh cho phù hợp với
từng vùng như điều chỉnh về dân số, việc làm… hình thành nên các vùng đô thị
chuyên biệt về một vấn đề nào đó.
- Ngoài những khu đô thị trung tâm nên hình thành các vùng ven đô thị để thu hút
người dân, tránh sự tập trung đông đúc dân cư vào đô thị.
- Phát triển đồng bộ cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm an sinh cho người dân.
- Không chỉ tập trung đô thị mà các vùng phụ cận, nông thôn cũng cần đầu
tư phát triển nhằm hạn chế các dòng dân cư ra đô thị, tạo nhiều việc làm cho người
dân tại nông thôn.
- Tại các nước có những chính sách riêng nhằm tăng chất lượng dân số như: dạy
nghề cho người lao động …
- Xây dựng và phát triển bền vững các đô thị không gây ảnh hưởng môi trường sống
kể cả tự nhiên hay nhân tạo, tuyên truyền xây dựng một xã hội đô thị lành mạnh
không có tệ nạn xã hội, người dân có ý thức cao.

×