Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa ý thức và vô thức trong hành vi của con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.64 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU 2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
1. Tìm hiểu chung về ý thức và vô thức 2
1.1. Các khái niệm cơ bản 2
1.2. Vai trò của ý thức và vô thức trong cuộc sống 2
2. Mối quan hệ giữa ý thức và vô thức 3
2.1. Ý thức kiểm duyệt, kiềm chế hành vi được thúc đẩy bởi cái vô thức 4
2.2. Ý thức có thể giải tỏa, biểu hiện thông qua vô thức 5
2.3. Ý thức và vô thức có thể chuyển hóa cho nhau 7
III. Kết luận 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
1
I. MỞ ĐẦU.
Đời sống tâm lý ở con người rất đa dạng, phong phú và phức tạp.
Đây luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu. Trong
đời sống tâm lý của con người, những hiện tượng tâm lý được ý thức đóng vai
trò quan trọng trong cuộc sống. Ý thức điều chỉnh, điều khiển hành vi của con
người, giúp cho con người dễ dàng hòa nhập với xã hội và thành công trong
những hoạt động của mình. Song không ít người không biết hoặc không quan
tâm nhiều đến vô thức, một hiện tượng tâm lý có mối quan hệ chặt chẽ với ý
thức. Để hiểu rõ hơn về vô thức và mối quan hệ của vô thức với ý thức, nhóm 1
chúng em sẽ làm đề tài: “Phân tích mối quan hệ giữa ý thức và vô thức trong
hành vi của con người”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Để phân biệt các hiện tượng tâm lý, ta chia nhận thức thành hai cấp
độ: ý thức và vô thức.
1. Tìm hiểu chung về ý thức và vô thức.
1.1. Các khái niệm cơ bản.
Ý thức là năng lực hiểu được các tri giác về thế giới khách quan mà


con người tiếp thu được và năng lực được thế giới chủ quan trong chính bản
thân mình nhờ đó con người có thể cải tạo thế giới khách quan và hoàn thiện
bản thân mình.

Vô thức là loại hiện tượng tâm lí trong đó chủ thể không có nhận
thức, không tỏ được thái độ và không thể thực hiện được sự kiểm tra có chú ý
đối với chúng.
2
1.2. Vai trò của ý thức và vô thức trong cuộc sống.
Ý thức và vô thức có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Chức
năng của ý thức bao gồm những gì chúng ta nhận biết một cách tự giác, những
điều chúng ta tự nguyện và hiểu rõ "một cách có ý thức" rằng chúng ta nên làm,
dựa trên cơ sở nhận thức lý tính, tri thức, giá trị, lô-gíc và các giác quan thông
thường. Ý thức cho phép chúng ta lựa chọn những gì chúng ta lĩnh hội, tập
trung và kiểm soát được. Ý thức giúp chúng ta ghi nhớ và cho phép chúng ta chỉ
quan tâm đến những gì liên quan đến mình, loại trừ những thông tin không cần
thiết. Ý thức cũng giúp chúng ta biết dừng lại, phản ánh, suy ngẫm về bản thân
và sử dụng những bài học trong quá khứ để cân nhắc những hồi đáp khác nữa,
đánh giá và hình dung được hiệu quả của chúng trong tương lai.
Ở phần còn lại, vô thức ghi nhớ một cách vô thức tất cả những trải
nghiệm của cuộc đời chúng ta: những gì chúng ta đã từng nhìn thấy, cảm nhận
hay những việc chúng ta đã từng làm - những điều tốt và xấu, những niềm vui
và nỗi đau. Tất cả đều được lưu trữ trong vô thức. Chúng ta cũng có thể tìm
được trong ngân hàng ký ức khổng lồ này những niềm tin, quan điểm và truyền
thống văn hóa của mình.
2. Mối quan hệ giữa ý thức và vô thức.
Ý thức và vô thức là hai lĩnh vực, hai hình thức, hai cấp độ phản
ánh trong đời sống. Nhưng ý thức và vô thức có mối quan hệ chặt chẽ và phức
tạp: vừa xung đột, kiềm chế, vừa bổ sung, hỗ trợ, chuyển hóa cho nhau.
3

2.1. Ý thức kiểm duyệt, kiềm chế hành vi được thúc đẩy bởi cái vô thức.
Có nghĩa là, trong mỗi hành vi của con người, nếu con người vẫn
đang thực hiện khả năng ý thức của mình thì con người có thể kiềm chế, kiểm
duyệt hành vi được thúc đẩy bởi cái vô thức.
Chẳng hạn, ngồi trong lớp học nóng nực, chúng ta muốn đi ra ngoài
chơi cho thoải mái, nhưng nhờ ý thức được nghĩa vụ của bản thân và những hậu
quả có thể xay ra nếu ta bỏ giờ học mà chúng ta vẫn ngồi lại lớp. Như vậy trong
ví dụ này ta thấy vô thức khiến chúng ta muốn đi ra ngoài chơi cho thoải mái,
nhưng ý thức giúp ta nhận thức được rằng hành vi của mình là không nên, có
thể sẽ gây hậu quả xấu nên ta không đi nữa mà ngồi trong lớp .
Hoặc khi đi học về, chúng ta đang rất đói, thấy hộp bánh trên bàn,
chúng ta muốn bóc ra ăn, nhưng nhờ ý thức được rằng ta không biết hộp bánh
đó là của ai, cho ta hay là gửi, nếu của bố, mẹ mua thì mua để làm gì, mua để
cho chúng ta ăn, để mang đi cho hoặc hôm nay là ngày rằm còn phải thắp
hương…. Nên chúng ta sẽ không bóc, ăn bánh. Ở đây, vô thức khiến chúng ta
không nhận thức được hành vi của mình, do đói, ta sẽ bóc bánh ra ăn. Nhưng
nhờ có ý thức, ta nhận thức được hành vi của mình là không nên, là chưa được
phép , nếu tiếp tục làm cóa thể chúng ta sẽ bị mắng , nên ta dừng lại.
Hoặc sáng nay là lịch học của ta nhưng thấy ngoài trời mưa to,
đường lầy lội nên ta rất muốn nghỉ buổi học này, nhưng nhờ ý thức được nghĩa
vụ của bản thân là phải đến trường học, để cha mẹ không phụ công nuôi ta ăn
học… và ý thức được hậu quả xấu có thể phải gánh chịu từ việc tự ý bỏ buổi
học như phải viết bản kiểm điểm, bị kỷ luật trước toàn trường… mà chúng ta
vẫn quyết tâm đạp xe đến trường học bình thường. Qua ví dụ này chúng ta có
thể biết được, nhờ có ý thức cao trong học tập, tinh thần tự giác, quyết tâm, cố
gắng đến lớp của chúng ta đã kiềm chế được hành vi sai lầm đó là tự ý bỏ buổi
học và được thúc đẩy bởi cái vô thức.
4

5

Hoặc một sinh viên A nhà rất nghèo, để có tiền ăn học người đó đã phải làm
việc rất vất vả. Một hôm, khi chuẩn bị đi học A thấy trên bàn có một chiếc ví,
trong đó có năm triệu. Ngay lập tức trong đầu người này hiện ra ý muốn giấu số
tiền này, nhưng khi suy nghĩ lại A thấy đây có thể là tiền của bạn cùng phòng
được bố mẹ gửi lên. A nghĩ nếu mình lấy số tiền này thì người bạn đó sẽ rất lo
lắng và không có tiền tiêu dùng, A lại càng không muốn trở thành một tên trộm.
Vì vậy, A đã xóa bỏ ý nghĩ đó và đi học. Như vậy, ý thức đã đóng vai trò quan
trọng trong việc kiềm chế ham muốn lấy trộm tiền của bạn.
2.2. Ý thức có thể giải tỏa, biểu hiện thông qua vô thức.
Trong đời sống hằng ngày chúng ta thường nói: “có tật giật mình”.
Ở đây, “tật” dùng để chỉ một điểm yếu, một thông tin bất lợi nào đó mà chủ thể
muốn che giấu (tức là có thể ý thức) thế nhưng nó lại được bộc lộ thông qua
“giật mình”- một phản ứng do vô thức điều khiển. Trong giao tiếp, những phản
ứng cảm xúc biểu hiện qua ánh mắt, nét mặt, giọng nói, cử chỉ, những lời nói
bột phát tưởng như vô tình ở người đối thoại có thể ẩn chứa những thông tin mà
chúng ta quan tâm. Trong khoa học điều tra hình sự, đây chính là cơ sở để các
nhà điều tra xây dựng những phương pháp, những thủ thuật xét hỏi trong trường
hợp đối tượng khai báo không thành khẩn.
Để hiểu rõ hơn về khía cạnh này, chúng ta có thể lấy một vài ví dụ
cụ thể trong đời sống:
B là một học sinh nghiện chơi điện tử. Do một lần không có tiền để
thỏa mãn ham muốn của mình, B đã mở tủ lấy trộm tiền của bố mẹ và sử dụng
hết. Vì hành vi đó mà mỗi lần nghe bố mẹ hỏi xem mình có còn tiêu vặt không
(bố mẹ B vẫn chưa biết chuyện ), B đã “thót tim” và trả lời ấp úng vì lo sợ bị
bố mẹ phát hiện. Trong ví dụ này, ta thấy mặc dù B đã luôn ý thức phải giấu
6
chuyện mình ăn cắp, nhưng vẫn để lộ sự lo lắng bị phát hiện thông qua trạng
thái “thót tim”, trả lời ấp úng chính là phản ứng cảm xúc do vô thức điều khiển

7

Ví dụ thứ hai chứng minh cho luận điểm ý thức có thể được giải tỏa, biểu hiện
thông qua vô thức là trong giờ học, cô giáo giao bài tập cho cả lớp. Mặc dù đã
làm xong bài nhưng khi bạn bè hỏi mượn để tham khảo cách giải, do tính ích kỉ
của bản thân, C đã nói dối là chưa làm được. Đến giờ ra chơi, khi các bạn bàn
nhau chuyện bài tập khó, C liền buột miệng nói: “Bài đó có gì mà khó chứ”.
Trong ví dụ này, ý thức thể hiện ở việc C tuy làm được bài không muốn cho
bạn bè xem, còn câu nói của C chỉ là bộc phát, do vô thức điều khiển.
Anh D yêu chị E từ lâu nhưng do thấy điều kiện gia đình mình
không phù hợp với gia cảnh nhà chị E và cũng là do sự nhút nhát nên anh
không nói ra với chị E và cũng không muốn để ai biết chuyện. Một hôm trong
buổi liên hoan với bạn bè, do uống nhiều rượu, anh D không kiểm soát được
suy nghĩ của mình nên đã nói ra tình cảm đó. Ý thức thể hiện ở việc anh D yêu
chị E nhưng muốn giấu, nhưng ý thức đó đã được biểu hiện qua những lời nói
vô thức khi uống rượu.
Trong giờ kiểm tra, F có những hành vi gian lận và không muốn ai
biết. F đã thực hiện được hành vi của mình, nhưng khi thu bài giáo viên nói nếu
phát hiện thêm được hành vi giam lận nào thì sẽ phạt nặng. Vì vậy, mỗi lần
nghe nhắc đến việc gian lận trong thi cử, F lại “giật mình”, lo lắng. Ở đây, việc
F giam lận trong thi cử là do ý thức điều khiển, còn cái “giật mình” chính là
một phản xạ do vô thức điều khiển. Như vậy, ý thức đã được biểu hiện thông
qua vô thức.

8
Trong khoa học điều tra hình sự, việc vận dụng mối quan hệ này của ý thức và
vô thức cũng rất cần thiết. Ví dụ trong một vụ án giết người, để tìm ra hung thủ,
cơ quan điều tra đã khoanh vùng, tìm ra các đối tượng có liên quan đến nạn
nhân. Trong số những người này có đối tượng C có những biểu hiện lạ. Mỗi khi
nhắc đến nạn nhân, C đều nói năng không thống nhất, đổ mồ hôi, sợ hãi. Những
dấu hiệu trên đều là vô thức. Hành vi giết người (hoặc che dấu tội phạm giết
người) của C (ý thức) đã bị biểu hiện ra ngoài bằng những hành động vô thức.

2.3. Ý thức và vô thức có thể chuyển hóa cho nhau.
Một hiện tượng vốn lúc đầu nằm ở lĩnh vực vô thức nhưng dần dần
có thể được chúng ta ý thức. Ngược lại, một hiện tượng vốn ban đầu được ý
thức nhưng sau đó có thể chuyển sang lĩnh vực vô thức. Cũng do sự chuyển hóa
từ ý thức sang vô thức mà chúng ta có thể quên đi những chuyện buồn, những
kí ức mà gợi lại sẽ gây cảm xúc khó chịu.
Đơn giản có thể hiểu như sau: trẻ em tư duy chủ yếu bằng vô thức,
lớn lên mới bổ sung dần dần ý thức. Vô thức có từ khi lọt lòng mẹ hay có thể từ
khi còn ở trong bụng mẹ. Do vậy các bác sĩ thường khuyên các bà mẹ nghe
nhạc cổ điển nhẹ nhàng, những bức tranh phong thủy vì thai nhi tiếp thu thông
tin về thế giớiqua người mẹ ngay từ khi đang ở trong bụng mẹ, thông qua hoạt
động vô thức của não. Khi bắt đầu đi học, chúng ta học số đếm, số nhân, số
chia… chẳng hạn như bảng cửu chương 2×2=4, 5×5=25…ý thức đã dần hình
thành trong con người chúng ta và đã trở thành vô thức thông qua hoạt động
học tập lặp đi lặp lại từ lúc nào. Bỉểu hiện của sự chuyển hóa từ ý thức sang vô
thức này là khi một ai đó hỏi ta 2×2 bằng bao nhiêu, hay 5×5 bằng bao nhiêu thì
ta không cần phải nhớ lại hay không cần xem lại bảng cửu chương nữa mà ta có
thể trả lời ngay 2×2=4 và 5×5=25 không cần đắn đo suy nghĩ nữa, không cần sự
giám của ý thức nữa. Việc học bảng cửu chương là 1 hành vi có ý thức và khi
9
chuyển hóa sang vô thức đó là sự trả lời những gì mình đã học 1 cách tự nhiên
mà không cần phải nhớ, tư duy lại. Còn vô thức có thể chuyển hóa thành ý thức
không, ta hãy xét ví dụ sau: một đứa trẻ thích một món quà gì đó và đòi mẹ mua
cho bằng được bằng cách chỉ tay vào món quà đó và khóc nhưng nó không biết
được rằng vì sao nó lại thích, muốn món quà đó. Nhưng khi lớn lên thì nó mới ý
thức được nó cần vật đó không và vì sao nó lại cần lại cần. Như vậy hành động
đòi mua quà của đứa trẻ là hành vi đòi hỏi của đứa trẻ là vô thức bởi nó không
thể ý thức được hành vi của mình. Nhưng khi nó lớn lên thì nó đã ý thức được
vấn đề, nó đã có sự đánh giá chọn lựa cho của riêng nó đối với món quà đó. Nó
biết vì sao nó thích và nó có nên mua không, hành vi có ý thức thể hiện sự đánh

giá, chọn lựa của con người đối với đối tượng.
Như vậy, giữa ý thức và vô thức không tồn tại một ranh giới rõ
ràng. Chúng không ngừng giải tỏa, chuyển hóa lẫn nhau và có mối quan hệ chặt
chẽ này chính là cơ chế giúp đời sống tinh thần của chúng ta cân bằng, không
căng thẳng quá tải.
10
III. Kết luận.
Tóm lại, ý thức và vô thức luôn đi liền với nhau, có mối quan hệ
chặt chẽ. Nhờ mối quan hệ này mà đời sống tinh thần của con người luôn ở
trạng thái cân bằng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
11

×