Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Chi phí logistic và đề xuất phương án giảm chi phí logistic trong doanh nghiệp sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.3 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
Logistics và vận tải quốc tế
Đề tài:
CHI PHÍ LOGISTIC VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢM CHI PHÍ
LOGISTIC TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Hà Nội, 2013
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ LOGISTICS: 4
II. Một số đề xuất giải pháp giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp 16
Danh mục tài liệu tham khảo: 40
2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, Logistics được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế như một ngành mang lại
nhiều nguồn lợi to lớn. Theo Luật Thương mại Việt Nam, logistics là một hoạt
động thương mại do các thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn
bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan và các loại giấy
tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến
hàng hóa để hưởng phí thù lao. Hoặc hiểu một cách đơn giản, logistics là việc thực
hiện và kiểm soát toàn bộ hàng hóa cùng những thông tin có liên quan từ nơi hình
thành nên hàng hóa cho đến điểm tiêu thụ cuối cùng.
Những năm gần đây, quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh
tế quốc tế đã làm cho nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá trên thế giới là rất lớn và
tăng trưởng không ngừng. Trong bối cảnh như vậy, việc tổ chức thực hiện dịch vụ
vận tải và giao nhận theo hướng hiện đại nhằm giảm chi phí logistics để từ đó giảm
tổng chi phí xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa là hết sức cần
thiết cho doanh nghiệp sản xuất.
Trong bài tiểu luận của mình, chúng em xin góp một ý kiến nhỏ trong việc


nghiên cứu về giảm thiểu chi phí logistic nói chung và trong doanh nghiệp sản xuất
nói riêng với đề tài : “Chi phí logistic và đề xuất phương án giảm chi phí logistic
trong doanh nghiệp sản xuất”
3
I. TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ LOGISTICS:
1. Khái niệm tổng quát về chi phí logistics:
“Chi phí logistics” là thuật ngữ chỉ việc sử dụng các nguồn lực khác nhau,
bao gồm nhân lực, hàng hóa, tiền bạc, thông tin để thực hiện dịch vụ chăm sóc
khách hàng; nó được tính bằng khối lượng tiền tiêu thụ.
Khi gắn với dòng chu chuyển hàng hóa thương mại, chi phí logistics diễn tả
số tiền được chi cho hệ thống phân phối dịch vụ hậu mãi, nguồn cung ứng hàng hóa
và việc điều hành sản xuất.
2. Phân tích chi phí logistics:
Sau một thế kỷ của sự phụ thuộc, khi các thủ tục kế toán tính toán các chi
phí truyền thống và cung cấp thông tin về lợi nhuận trở nên không đáng tin cậy, các
nhà quản lý hiện nay bắt đầu đặt câu hỏi về sự liên quan của các phương pháp tính
toán. Các khuôn khổ kế toán vẫn được sử dụng bởi phần lớn các công ty ngày nay
dựa vào phương pháp phân bổ chi phí một cách ngẫu nhiên và gián tiếp và do
đó thường xuyên bóp méo lợi nhuận thực sự của sản phẩm và khách hàng. Thật
vậy, như chúng ta thấy, các phương pháp kế toán truyền thống thường không phù
hợp cho việc phân tích lợi nhuận của khách hàng và thị trường bởi ban đầu chúng
được đưa ra để đo lường chi phí sản phẩm. Quản lý chi phí logistic là một dòng
chảy theo định hướng với mục tiêu tích hợp các nguồn lực trên một ống dẫn mở
rộng từ các nhà cung cấp cho tới khách hàng cuối cùng, đó có nghĩa là, chi phí và
hiệu suất của dòng chảy của kênh đó có thể được đánh giá một cách đầy đủ và chi
tiết nhất.
4
Có lẽ một trong những lý do chính tại sao việc duy trì và phân tích một
chuỗi những vấn đề liên quan tới logistics tỏ ra khá khó khăn đối với các công ty là
do thiếu thông tin thích hợp.

Sự cần thiết phải quản lý các hoạt động phân phối như là một hệ thống hoàn
chỉnh, có liên quan tới các tác động của quyết định đưa ra trong một khu vực chi
phí theo khu vực chi phí khác, có sự liên quan và chịu tác động của hệ thống kế
toán. Thông thường, hệ thống nhóm các chi phí kê toán được thống kê vào các
nhóm và các bảng rộng, không cho phép phân tích chi tiết hơn, và cũng không thể
xác định được các yếu tố cần thiết để xác định chi phí thực sự của các sản phẩm và
các dịch vụ khách hàng. Nếu không có cơ sở để phân tích các dữ liệu và chi
phí tổng hợp, nó trở nên bất khả thi trong việc tiết lộ tiềm năng của các chi phí
thương mại phi thuế quan trong hệ thống logistic.
Nhìn chung, tác động của tự do thương mại được nhìn nhận theo 2 cách: từ
tác động của chúng đối với tổng chi phi và tác động của chúng trên doanh thu bán
hàng.
Ví dụ như, có thể do tự do hóa thương mại mà tổng chi phí tăng, đồng thời
do cung cấp dịch vụ tốt hơn nên doanh thu cũng tăng lên đáng kể.Nếu sự khác biệt
giữa doanh thu và chi phí lớn hơn trước đây, thì tự do thương mại có thể coi là
phương pháp hàng đầu trong việc cải thiện hiệu quả của chi phí. Tuy nhiên, nếu
không có một hệ thống kế toán đầy đủ và chi tiết, sẽ vô cùng khó khăn để xác định
mức độ liên quan, đặc biệt là tự do hóa thương mại hay lợi nhuận từ chi phí.
Theo kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu thì chi phí logistics có thể vượt
quá 25% chi phí sản xuất. Do đó nếu quản trị tốt chi phí logistics, ta có thể tiết
kiệm được một khoản chi phí đáng kể, góp phần tăng thêm lợi nhuận cho công ty.
5
Logistics là chuỗi tích hợp nhiều hoạt động kinh tế nhằm tối ưu hóa vị trí và
quá trình vận chuyển, dự trữ hàng hóa từ điểm đầu cho đến người tiêu dùng cuối
cùng.Giữa các hoạt động có liên quan trực tiếp với nhau dẫn đến việc giảm chi phí
ở khâu này có thể tăng chí phí ở khâu khác, cuối cùng tổng chi phí không giảm mà
còn có thể tăng, đi ngược lại mục đích của quản trị Logistics.
Do vậy chìa khóa để quản trị logistics là phân tích tổng chi phí .Điều này có
nghĩa là với dịch vụ khách hàng định trước, các nhà quản trị phải tìm cách giảm
chi phí xuống mức thấp nhất. Để làm được điều này, cần nắm vững khái niệm và

kỹ năng phân tích cân đối các chi phí trong logistics.
Các nội dung và phương pháp tính toán chi phí logistics là khác nhau tùy
thuộc vào loại hình và lĩnh vực kinh doanh. Ngay cả khi các loại hình và lĩnh vực
kinh doanh như nhau , kết luận có thể khác nhau nếu các nguồn cung ứng và quy
trình logistics khác nhau.Tương tự như vậy, phạm vi và cách tính toán sẽ khác nhau
tùy thuộc vào các mục tiêu quản lí. Xét một cách tổng quát, tổng chi phí logistics
trong một doanh nghiệp sản xuất có thể tính theo công thức:
C
Lg
= C
1
+ C
2
+ C
3
+ C
4
+ C
5
+ C
6
+ + C
n
Trong đó:
C
Lg
: Tổng chi phí logistics
Ci: Các chi phí cấu thành
C
1

…C
6
được coi là những chi phí cơ bản:
- C
1
: Chi phí dịch vụ khách hàng
- C
2
: Chi phí vận tải
- C
3
: Chi phí kho bãi, bảo quản
- C
4
: Chi phí trao đổi thông tin
6
- C
5
: Chi phí sản xuất, thu mua, chuẩn bị hàng
- C
6
: Chi phí dự trữ
2.1.Chi phí dịch vụ khách hàng:
Là thước đo chất lượng toàn bộ hệ thống logistics của doanh nghiệp, dịch vụ
khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng
đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Dịch vụ khách hàng là quá trình sáng tạo và cung
cấp những lợi ích gia tăng trong chuỗi cung ứng nhằm tối đa hoá tổng giá trị tới
khách hàng.
Chi phí dịch vụ khách hàng bao gồm tất cả các chi phí để hoàn tất yêu cầu
của đơn đặt hàng (chi phí phân loại, kiểm tra, bao bì đóng gói, dán nhãn, ), chi phí

để cung cấp dịch vụ, phụ tùng, chi phí để giải quyết tình huống hàng bị trả lại chi
phí dịch vụ khách hàng liên quan mật thiết tới các khoản chi phí vận tải, chi phí dự
trữ và chi phí cho công nghệ thông tin.
Dịch vụ khách hàng càng nhiều, càng tốt thì càng đáp ứng được nhu cầu của
họ. Do đó, khi nhu cầu được thỏa mãn thì khách hàng sẽ càng gắn bó với công ty.
Không chỉ thế,họ còn góp phần lôi kéo thêm khách hàng cho doanh nghiệp.Ngược
lại, dịch vụ khách hàng kém sẽ giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.2.Chi phí vận tải:
Vận chuyển hàng hoá, xét theo quan điểm quản trị logistics, là sự di chuyển
hàng hoá trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện
các yêu cầu của mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất-kinh doanh. Hoạt động
vậnchuyển hàng hoá được ví như sợi chỉ liên kết các tác nghiệp sản xuất-kinh
doanh tại cácđịa bàn khác nhau của doanh nghiệp
Chi phí vận tải là khoản mục lớn nhất trong chi phí logistics. Chi phí vận tải
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chủng loại hàng hóa, quy mô sản xuất, tuyến
7
đường vận tải, chi phí vận tải một đơn vị hàng hóa tỉ lệ nghịch với khối lượng vận
tải (khối lượng vận tải càng lớn thì cước vận chuyển một đơn vị hàng hóa càng rẻ)
và tỷ lệ thuận với quãng đường vận chuyển (quãng đường càng dài thì chi phí vận
chuyển càng lớn).
Ngoài ra dịch vụ khách hàng là tâm điểm của quản trị logistics được tạo ra và
liên quan tới nhiều hoạt động logistics và chi phí logistics khác, trong đó có vận tải.
Dịch vụ vận tải có ảnh hưởng lớn đến dịch vụ khách hàng nhờ tính tin cậy, độ
chính xác về thời gian, tính linh hoạt về vị trí, khả năng cung cấp dịch vụ từ cửa tới
cửa, khả năng giải quyết và bồi thường những tổn thất và mất mát do vận tải gây ra
và khả năng cung cấp các dịch vụ khác ngoài dịch vụ vận tải.
Luôn có sự đánh đổi giữa mục tiêu chi phí và chất lượng dịch vụ vậnchuyển.
Để đạt được mức độ đáp ứng khách hàng cao (hàng có mặt đúng lúc, đúng chỗ,đa
dạng chủng loại, không thiếu dự trữ) thì thường phải vận chuyển với tần số lớn,
khối lượng nhỏ và như vậy chi phí vận chuyển nói riêng và chi phí logistics nói

chung sẽ tăng. Vì vậy, trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược vận chuyển
cần phải khéo léođạt được sự cân đối giữa chi phí vận chuyển và chất lượng dịch
vụ. Trong một số trường hợp, chi phí thấp là cần thiết; ở tình thế khác, dịch vụ là
quan trọng hơn để đáp ứng tốtnhu cầu cung ứng hàng hoá cho khách hàng. Quá
trình thiết kế và quản trị vận chuyển hợp lí là trách nhiệm hàng đầu của nhà quản trị
logistics.
2.3.Chi phí trao đổi thông tin:
Hệ thống thông tin Logistics(LIS) được hiểu là một cấu trúc tương tác giữa
con người, thiết bị, các phương pháp và quy trình nhằm cung cấp các thông tin
thích hợp cho các nhà quản trị logistics với mục tiêu lập kế hoạch, thực thi và kiểm
soát logistics hiệu quả. Thông tin giúp nắm vững biến động của nhu cầu, thị trường
8
và nguồn cung ứng, giúp cho các nhà quản trị chủ động được kế hoạch mua hàng,
giao hàng, dự trữ, thuê dịch vụ vận tải… một cách hợp lí thoả mãn yêu cầu của
khách hàng với mức chi phí thấp nhất. Thông tin góp phần đảm bảo việc sử dụng
linh hoạt các nguồn lực logistics, xây dựngchương trình logisticss hiệu quả, chỉ rõ
thời gian, không gian và phương pháp vận hành các chu kỳ hoạt động trong
logistics.
Các doanh nghiệp thường phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ trao đổi
thông tin với khách hàng và các bộ phận khác có liên quan để giải quyết đơn đặt
hàng, thiết lập các kênh phân phối và xác định nhu cầu của thị trường Để giải
quyết đơn đặt hàng còn cần các chi phí liên quan tới dự trữ, quản lý kho, sản
xuất Vì thế cần xác định rõ ràng các khoản chi phí liên quan để tính toán được
tổng chi phí logistics ở mức thấp nhất để giải quyết đơn đặt hàng.
2.4.Chi phí kho bãi, bảo quản:
Chi phí quản lý kho nhằm đảm bảo cho các nghiệp vụ kho được diễn ra suôn
sẻ, bao gồm chi phí khảo sát, chọn địa điểm và xây dựng kho. Chi phí quản lý kho
tỷ lệ thuận với số lượng kho hàng, và khối lượng kho hàng lại ảnh hưởng tới dịch
vụ khách hàng, tới doanh thu của công ty. Chính vì vậy cần tính toán kỹ lưỡng để
cân bằng chi phí quản lý kho, chi phí dự trữ, chi phí vận tải. Phải cân đối và tính

toán kỹ lưỡng chi phí quản lý kho, chi phí vận tải và chi phí dự trữ với khoản doanh
thu có thể bị tăng, giảm khi quyết định hệ thống kho cần có trong hệ thống
logistics.
Ta thấy:
- Chi phí dự trữ tăng tỷ lệ thuận với số lượng kho hàng, khi số lượng
kho hàng tăng, mà mỗi kho đều dự trữ hàng hóa thì cần thiết bị xếp dỡ,
bảo quản hàng hóa, tất yếu dẫn tới chi phí dự trữ tăng lên.
9
- Chi phí quản lý kho tăng khi số kho hàng tăng vì cần có chi phí thuê
mặt bằng, xây dựng kho, trang thiết bị trong kho và nhân công quản lý
kho.
- Mối quan hệ giữa chi phí vận tải và số lượng kho khá phức tạp. Khi số
lượng kho được giới hạn ở một mức độ nhất định thì khi số lượng kho
tăng, chi phí vận tải sẽ giảm, nhưng khi số lượng kho quá nhiều, thì số
lượng kho tăng lên làm chi phí vận tải cũng tăng lên.
Qua phân tích trên, ta có thể thấy số lượng kho tăng về cơ bản sẽ làm tăng
chi phí logistics. Tuy nhiên, logistic là quá trình tối ưu hóa các hoạt động trong hệ
thống nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất nên không thể giải
quyết vấn đề một cách riêng lẻ, tức là không thể cắt bỏ số lượng kho hàng để giảm
chi phí logistics.
2.5.Chi phí sản xuất, thu mua, bao bì đóng gói:
Bao bì gắn liền với toàn bộ quá trình logistics trong hệ thống kênh phân phối
và trong hệ thống logisticsdoanh nghiệp. Bao bì hỗ trợ cho quá trình mua, bán, vận
chuyển và dự trữ, bảo quản sản phẩm, nguyên liệu, hàng hoá
Khoản chi phí này dùng để thu mua, sản xuất, chuẩn bị hàng để cung cấp cho
khách hàng. Khoản này bao gồm rất nhiều khoản chi phí nhỏ: xây dựng cơ sở, lắp
đặt máy móc, trang thiết bị, tìm nhà cung cấp nguyên - vật liệu, thu mua nguyên –
vật liệu.
Các chi phí logistics có liên quan mật thiết với nhau, vì vậy chúng cần được
phân tích và tính toán trong tổng thể. Khi mua nguyên vật liệu với số lượng lớn thì

sẽ được mua với giá rẻ, chi phí vận tải thấp, tuy nhiên chi phí dự trữ, chi phí quản
lý kho hàng lại tăng. Ngược lại, nếu muốn giảm chi phí dự trữ thì cần đặt mua
những lô hàng nhỏ, gắn liền với chúng là chi phí vận tải, Chi phí thông tin lại tăng
10
cao. Bên cạnh đó có thể xảy ra những rủi ro khi nguyên vật liệu không về kịp, sản
xuất bị gián đoạn, không thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.
Cần lựa chọn được phương án tối ưu sao cho mức tăng tổng chi phí logistics
là thấp nhất.
2.6.Chi phí dự trữ:
Dự trữ là các hình thái kinh tế của sự vận động các sản phẩm hữu hình – vật
tư,nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm,… - trong hệ thống logistics nhằm thỏa
mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng với chi phí thấp nhất. Dự trữ trong thương
mại thực hiện 3 chức năng cơ bản: chức năng cân đối cung -cầu, chức năng điều
hoà các biến động, và chức năng giảm chi phí
Hoạt động logistics tạo ra chi phí dự trữ. Chi phí này tăng hay giảm tùy thuộc
số lượng hàng dự trữ nhiều hay ít.
Cấu thành chi phí đảm bảo dự trữ bao gồm những loại cơ bản sau:
- Chi phí vốn: chi phí bằng tiền do đầu tư vốn cho dự trữ, và thuộc vào chi phí
cơ hội, khoản chi phí này có thể thu hồi được. Chi phí vốn phụ thuộc vào giá
trị dự trữ trung bình, thời gian hạch toán và suất thu hồi vốn đầu tư. Thông
thường trên thị trường tiền tệ, tỷ lệ chi phí vốn được tính theo lãisuất tiền vay
ngân hàng. Tỷ lệ chi phí vốn trung bình là 15%, dao động từ 8 - 40%.
- Chi phí mặt bằng, kho bãi, chi phí này thay đổi dựa trên mức độ dự trữ
- Chi phí công nghệ kho, thường gọi là chi phí bảo quản sản phẩm dự trữ ở
kho.Trung bình chi phí này là 2%, dao động từ 0-4%.
- Hao mòn vô hình: giá trị sản phẩm dự trữ giảm xuống do không phù hợp với
thịtrường (tình thế marketing). Thể hiện của chi phí này là % giảm giá bán.
Chi phí nàytrung bình là 1,2%, dao động từ 0,5 - 2%.
11
- Chi phí bảo hiểm: là chi phí đề phòng rủi ro theo thời gian phòng ngừa rủi ro,

khi hàng hóa bị lỗi thời, mất mát, hư hỏng. Chi phí bảo hiểm tuỳthuộc vào giá
trị sản phẩm và tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật. Chi phí này trung
bình0,05%, dao động từ 0 - 2%.
- Ngoài ra còn có thể chi phí về thuế liên quan đến vị trí, địa phương, coi dự trữ
là tài sản và bị đánh thuế.
12
Chi phí kho
bãi
Chi phí
dự trữ
Chi phí về
vốn
Chi phí cho
các dịch vụ
hàng dự trữ
Chi phí rủi
ro đối với
hàng dự trữ
Lượng vốn đầu tư vào
hàng dự trữ
Bảo hiểm
Thuế
Trang bị trong kho
Kho công cộng
Kho thuê
Kho của công ty
Hao mòn vô hình
Hư hỏng
Hàng bị thiếu hụt
Điều chuyển hàng

giữa các kho
Hình 1: Sơ đồ chi phí dự trữ
13
2.7.Chi phí ẩn:
Bên cạnh những chi phí mà ta có thể tính toán được, cần đề cập đến chi phí
ẩn.
Trong thực tiễn kinh doanh có những chi phí mà người ta dễ dàng xác định là
chi phí Logistics, song có những chi phí “ẩn” mà việc xác định chúng rất khó khăn.
- Phát hiện chi phí ẩn: Làm rõ những chi phí nào thuộc chi phí Logistics và
không thuộc chi phí Logistics. Ví dụ như một số loại chi phí vật tư nhưng không
phải chi phí Logistics: chi phí lưu kho riêng, chi phí do thiếu và bù đắp cho hàng bị
đổ vỡ, chi phí kiểm soát phân phối…
Trong thực tế, việc tính toán các chi phí như cước phí vận chuyển, phí lưu kho và
những chi phí bên ngoài được xác định một cách dễ dàng nhưng chi phí logistics
tại nhà máy thì không đơn giản và rõ ràng. Những chi phí này nên được phân loại
từ nhiều mục khác nhau của tài chính kế toán, hoặc phân chia phù hợp với khối
lượng công việc và tỷ lệ có liên quan.
- Cách xác định chi phí “ẩn”: dựa vào thuyết tảng băng trôi.
Thuyết tảng băng trôi cho phép hình dung những chi phí logistics mà ta dễ dàng
nhận thấy như phần nổi của tảng băng còn phần chi phí ẩn như phần chìm của tảng
băng đó.
14
Tất cả các hoạt động logistics phải được phối hợp thành một thể thống nhất -
nơi mà các quyết định đơn lẻ cần phải được xem xét kĩ lưỡng xem nó sẽ ảnh hưởng
tới toàn bộ hệ thống ra sao. Mục tiêu là phải tạo ra mức chi phí thấp nhất trong khi
vẫn đảm bảo cung dịch vụ, sản phẩm có mức chất lượng nhất định. Bởi vậy, chi phí
của mỗi lĩnh vực hoạt động riêng lẻ không phải bao giờ cũng được tối thiểu hóa bởi
thực hiện như vậy sẽ khiến các bộ phận khác của hệ thống chịu mức phí cao ,điều
này có thể làm cho tổng chi phí cao hơn và chưa đạt đến điểm hiệu quả tối ưu cho
hệ thống.Vậy cần xem xét tất cả cácchi phí này trong mối tương quan đánh đổi

(Trade-off), hay sự thay thế lẫn nhau để tìm ra phương án có chi phí thỏa đáng,
Việc chấp nhận cách nhìn nhận về tổng chi phí đồng nghĩa với việc nhà quản lý
hiểu rằng chi phí trong một hoạt động (ví dụ như vận tải) có thể tăng bởi các hoạt
động khác (ví dụ chi phí lưu kho) được giảm xuống.Đ ến khi tổng chi phí giảm (chi
phí lưu kho giảm nhiều hơn phần tăng của chi phí vận tải), khi đó, quản lý sẽ đạt
được mục tiêu.Vì chi phí biến đổi khác nhau, do đó gần như không thể tối thiểu
hóa một chi phí mà không ảnh hưởng đến chi phí khác. Tối thiểu hóa tổng chi phí
không có nghĩa là các hoạt động riêng lẻ được tối thiểu hóa mà là toàn bộ hệ thống
vận hành với hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy các nhà quản trị logistics coi sự hợp
nhấtcác hoạt động logistics tập trung chủ yếu vào kỹ thuật phân tích và tính toán
chi phí thay thế giữa các hoạt động hợp thành để chọn ra các phương án phối hợp
tối ưu.
15
II. Một số đề xuất giải pháp giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp
1. Tại sao chi phí Logistics lại cao?
Chi phí logistics chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của doanh
nghiệp .Chính vì vậy, chi phí logistics quá cao sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Nhằm tìm ra những giải pháp giảm chi
phí logistics để tối ưu hóa lợi ích cho doanh nghiệp, người ta đã phân tích tìm ra
một số nguyên nhân dẫn đến sự tăng cao trong chi phí logistics ,tùy theo từng điều
kiện cụ thể của mỗi quốc gia , khu vực mà có những nguyên nhân khác nhau:
- Chưa đánh giá đúng vai trò của Logistics
- Hạ tầng cơ sở còn yếu kém
- Lạm phát
- Lãi suất tăng vọt
- Bùng nổ nhu cầu.
- Giá nguyên vật liệu tăng cao
Ngoài ra, tùy theo từng điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi khu vực mà
có những nguyên nhân khác nhau.Ví dụ như ở Trung Quốc, trong báo cáo mới đây
của Hiệp hội Logistics và mua hàng Trung Quốc, chi phí logistics đã nhảy lên

mức 18,7% trong 3 quý đầu năm 2011 đạt mức 909 tỷ USD , nguyên nhân chủ yếu
do lạm phát ( tăng giá nguyên vật liệu, nhiên liệu, chi phí lao động ), lãi suất tăng
vọt và bùng nổ nhu cầu. Trong báo cáo cho biết giá dầu diesel đã tăng 22,9% từ
đầu năm trong khi giá xăng tăng 17,4%. Lạm phát Trung Quốc mặc dù đã giảm
xuống mức 6,1% vào tháng 9 nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 4% đặt ra của chính phủ
Trung Quốc. dự báo thì tổng chi tiêu logistics của Trung quốc sẽ tăng 13,4% trong
năm 2012.
Còn ở Việt Nam, thực trạng cho thấy, nhiều công ty VN chưa phát huy hết
những lợi thế do logistics đem lại, thậm chí có DN chưa nhìn thấy vai trò hết sức
quan trọng của logistics trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Logistics có
16
liên hệ chặt chẽ giữa marketing, sản xuất, tồn kho, vận tải và phân phối. Thế
nhưng, nhiều DN bố trí chức năng vận tải nằm trong phòng hành chính, quản trị tồn
kho thì lại nằm trong phòng kế toán - tài chính, còn chức năng thu mua thì lại trực
thuộc phòng marketing hay bán hàng Việc tổ chức rời rạc các phòng chức năng
như thế khiến DN quản lý các chức năng này trở nên rời rạc. Tại VN, hàng hóa
phải đi qua quá nhiều trung gian, từ khâu cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, đến
khâu phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng, làm tăng chi phí giao dịch, tăng
giá bán. Trong chuỗi này, các bên tham gia đều cố gắng trục lợi cho chính mình, và
vì thiếu thông tin, nên các thành viên trong chuỗi chỉ biết có bên quan hệ trực tiếp
với DN mình mà chẳng biết đến các thành viên khác và kết quả là thổi phồng chi
phí logistics.Mặt khác, hệ thống phân phối tập trung vào các đô thị là chủ yếu, bỏ
ngõ phần nông thôn, chưa ý thức được vai trò của mỗi loại nhà kho như sơ cấp, thứ
cấp, kho trung tâm ; hay DN chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ thuê ngoài như
đại lý khai thuê hải quan, đại lý kế toán và các dịch vụ thuê ngoài 3PL, DN tự làm
dịch vụ, tự đầu tư xây dựng kho bãi , mua sắm phương tiện vận tải dẫn chậm thu
hồi vốn, không hiệu quả …cũng đều là những nguyên nhân làm cho chi phí
logistics tăng cao.
Bên cạnh đó ở nước ta còn tồn tại tình trạng cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hệ
thống các cảng chưa thể tiếp nhận các tàu container thông thương vì chưa đủ thiết

bị và kinh nghiệm bốc dỡ container, vận tải bằng đường hàng không thì chưa
được phổ biến, vẫn chủ yếu bằng phương tiện vận tải đường bộ, vận tải đa phương
thức lại chưa được phổ biến. Điều này giải thích tại sao chi phí logistics ở nước ta
thường là rất cao.
Tên cảng Loại cảng Trọng tải tàu cho
phép
Năng lực xếp dỡ
17
Tân cảng - Cát
Lái
Container 2,000 TEUs 2.5 triệu
TEUs/năm
Tân cảng - Cái
Mép
Container 9,000 TEUs 0.6 triệu
TEUs/năm
Cảng Tiên Sa Tổng hợp 45,000 DWT 4.5 triệu tấn/năm.
Cảng Cái Lân Tổng hợp 50,000 DWT 4.7 triệu tấn/năm
Cảng Hải Phòng Tổng hợp 40,000 DWT 0.816 TEUs/năm
Bảng 1: Các cảng biển quốc tế Việt Nam (Nguồn: VPA)
Rút ra từ những bài học thực tế trên có thể thấy vấn đề giảm chi phí logistics
đã trở thành một mục tiêu cần hướng tới của các doanh nghiệp đối với nhiều quốc
gia và đặc biệt ở Việt Nam.Điều này là nguyên nhân thúc đẩy việc nghiên cứu tìm
ra những giải pháp giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.
2. Một số đề xuất giải pháp :
Về bản chất, logistics là một chuỗi kết hợp nhiều hoạt động kinh tế nhằm tối
ưu hoá vị trí và quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hoá từ điểm đầu cho đến điểm
cuối – người sử dụng, nên nếu giảm chi phí tuỳ tiện ở từng hoạt động riêng lẻ,
chưachắc đã đạt được kết quả mong muốn.
Giữa các hoạt động logistics có liên quan mật thiết với nhau, dẫn đến giảm

chi phí ở khâu này có thể làm tăng chi phí ở khâu khác vàcuối cùng tổng chi phí
không giảm mà còn có thể tăng, đi ngược lại mục đích của quản trịlogistics. Do
vậy, chìa khoá để đạt được yêu cầu giảm chi phí trong quản trị logisics là phân tích
tổng chi phí. Điều này có nghĩa là nhà quản trị logisics phải tìm cách giảm tổng chi
phí xuống mức thấp nhất trong điều kiện cho phép trong khi có thể lựa chọn rất
18
nhiềucác mức dịch vụ khách hàng với các cấu trúc dịch vụ khác nhau. Tổng chi phí
logistics có thể giảm bằngcách phối hợp một loạt các hoạt động logistics có liên
quan như dịch vụ khách hàng, vận chuyển, nhà kho, dự trữ, quá trình đặt hàng, hệ
thống thông tin kế hoạch sản xuất và mua sắm. Nếu không có sự phối hợp có thể
dẫn đến sự thiếu hiệu quả, như làm tăng dự trữ tại các giao diện kinh doanh chủ yếu
như: nhà cung ứng - hoạt động mua hàng, mua hàng - sản xuất, sản xuất-marketing,
marketing - phân phối, phân phối - trung gian, trung gian - khách hàng.
Để giảm chi phí logistics, tập trung hóa các hoạt động logistics bằng cách
xây dựng hội đồng logistics hoặc bộ phận logistics được coi là một phương thức
hữu hiệu. Để quản lý toàn bộ hoạt động logistics, các công ty sẽ thiết lập một bộ
phận riêng về logistics nhằm tìm kiếm cơ hội giảm chi phí và điều phối toàn bộ
hoạt động logistics. Bộ phận này đảm bảo rằng công ty đạt hiệu quả tốt nhất có thể
bằng cách xác định và chia sẻ những kinh nghiệm hay về logistics cho tất cả các
đơn vị kinh doanh của công ty. Chẳng hạn như khi Tổng giám đốc điều hành mới
của IBM lên nắm quyền vào năm 2002, ông đã đặt mục tiêu biến chuỗi cung ứng
của IBM trở nên tinh gọn và đáp ứng tốt hơn. Ông đã cho thiết lập một bộ phận
hoàn toàn mới như là một phần nỗ lực thay đổi chuỗi cung ứng của IBM. Bộ phận
đó được gọi là Integrated Supply Chain (ISC) phụ trách việc loại bỏ 30 mạng lưới
trong chuỗi cung ứng nhằm tạo ra một chuỗi cung ứng thống nhất. Bộ phận này sẽ
đảm trách việc mua hàng, sản xuất, logistics và hoàn thành đơn hàng cho toàn bộ
các đơn vị kinh doanh ở toàn cầu. Để nâng cao hiệu quả đáp ứng của chuỗi cung
ứng và cắt giảm chi phí, ISC đã theo đuổi ba chiến lược chính : Một là, thuê ngoài
các chức năng không đóng vai trò năng lực lõi công ty; Hai là, nối kết tất cả đối tác
trong chuỗi cung ứng; Ba là, xây dựng hệ thống quy trình kinh doanh duy nhất

nhằm tiêu chuẩn hóa các quy trình cho tất cả các bộ phận kinh doanh. Thông qua sự
tiêu chuẩn hóa, IBM nhận thấy rằng chi phí giảm và dịch vụ khách hàng tăng lên ở
một số lĩnh vực như: chọn nhà cung cấp, hóa đơn và quản lý hàng nhập. Tính đến
19
cuối năm 2004, những sáng kiến của ISC đã giúp IBM tiết kiệm được 20 tỷ USD.
Chi phí logistics giảm 21% và mức tồn kho đạt thấp nhất trong vòng 30 năm qua.
Hơn thế nữa, độ hài lòng của khách hàng đối với tăng 2%.
Xét trong hệ thống các loại chi phí chủ yếu của chi phí logistics, có thẻ áp
dụng những biện pháp giảm chi phí đối với từng loại như sau:
2.1.Giảm chi phí dịch vụ khách hàng:
Để giải quyết vấn đề này, trước tiên cần xác định rõ các loại dịch vụ khách
hàng cần đáp ứng. Tiếp đó tính toán, cân đối các khoản chi phí, xác định tổng chi
phí logistics nhỏ nhất cho từng khoản dịch vụ.
Giảm chi phí dịch vụ khách hàng không đơn thuần chỉ tính toán để giảm chi
phí một cách tuyệt đối, mà còn phải xét đến việc cung ứng dịch vụ đảm bảo chất
lượng. Chi phí thấp, nhưng dịch vụ không đảm bảo, sẽ dẫn đến để mất khách hàng,
dẫn tới thất bại trong kinh doanh. Như vậy, ta cần giảm chi phí một cách tương đối,
lựa chọn các phương án thiết lập chi phí tối ưu để đảm bảo cân bằng giữa chi phí
dịch vụ khách hàng, chất lượng dịch vụ, doanh thu và các chỉ tiêu khác. Dựa vào
mục tiêu đó, nhóm chúng em xin đề xuất một số phương án sau:
a. Tối ưu hóa hệ thống phân phối:
Giải pháp được đề ra là tối ưu hóa hệ thống phân phối bằng cách đánh giá lại
hệ thống và thiết kế lại nếu cần thiết. Các trung tâm phân phối và các cảng thông
quan được thiết kế tồi trong chuỗi cung ứng có thể làm tăng chi phí logistics và ảnh
hưởng không tốt đến dịch vụ khách hàng. Khi tối ưu hóa hệ thống phân phối, công
ty cần phải đánh giá lại cấu trúc của hệ thống, chính là vị trí của các trung tâm phân
phối, và thiết kế lại nếu cần thiết nhằm giảm chi phí, nâng cao dịch vụ khách hàng
và cắt giảm thời gian vận chuyển. Ví dụ như nhằm tận dụng cơ hội thực hiện phân
20
phối qua biên giới khi liên minh EU giảm thuế và rào cản luật pháp, Toyota Motor

Marketing Europe (TMME) đã gom lại các hệ thống phân phối xe hơi vào năm
2001. Theo đó Toyota tạo ra SPIL (Sales Process Integrated Logistics – SPIL) với
trách nhiệm gom các trung tâm phân phối và cảng thông quan để tránh việc trùng
lắp các chi phí và quy trình trong hoạt động kho bãi, tồn kho và kiểm định. Kết quả
là, trước đây TMME phải phục vụ thị trường Bắc Âu từ 4 cảng khác nhau, thì ngày
nay chỉ còn có một cảng phục vụ cho thị trường Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan
và Na Uy. Ngoài ra, SPIL hướng tới mục tiêu tiêu chuẩn hóa các quy trình. Kết quả
là, TMME đã thực hiện được các quy trình chuẩn hóa ở một số khâu như nhận
hàng, lưu trữ, dòng lưu chuyển trong nhà máy, vận chuyển, và đánh giá mức độ
dịch vụ thông qua KPIs. Nhìn chung Toyota đã cắt giảm được 25% chi phí
logistics, 25% thời gian vận chuyển từ năm 2001 – 2005 trong khi vẫn cải thiện
được mức dịch vụ khách hàng.
b. Phương án lựa chọn chi phí /doanh thu
Tương ứng với một mức tiêu chuẩn dịch vụ logistics có thể có nhiều mức chi
phí khác nhau do khả năng phối hợp và trình độ quản lý các hoạt động logistics
khác nhau.Vì vậy, giải pháp tiếp theo có thể đề ra là lựa chọn trình độ dịch vụ
khách hàng định trước, sau đó thiết kế hệ thống logistics để đáp ứng mức dịch vụ
này với chi phí tối thiểu. Mức dịch vụ này xác đinh dựa vào phân tích mối quan hệ
biến thiên giữa trình độ dịch vụ khách hàng với doanh thu và chi phí nên còn gọi là
phương pháp chi phí /doanh thu.
Dễ nhận thấy rằng trình độ dịch vụ khách hàng là kết quả của việc thiết
lâp các mức hoạt động logistics khác nhau với các mức chi phí tương ứng. Về cơ
bản có thể nhận thấy mức dịch vụ khách hàng và tổng chi phí logistics có quan hệ
tỷ lệ thuận. Khi nâng trình độ dịch vụ lên các mức cao hơn đòi hỏi phải tăng cường
chi phí logistics. Tuy nhiên các nghiên cứu thống kê cho thấy các mối quan hệ này
21
không tuyến tính, mà biến đổi theo quy luật hàm số mũ, đồ thị đường chi phí được
biểu diễn trên trục tọa độ cho thấy rằng tại các mức chất lượng dịch vụ xấp xỉ
100% chi phí logistics là vô cùng lớn. Do đó các cơ hội ngày càng trở nên khó với
tới và nắm bắt.

Mối quan hệ giữa các mức dịch vụ và doanh thu cũng được biểu diễn
trên đồ thị qua đường cong chữ S, cho thấy các mức dịch vụ tăng dần không phải
luôn tạo ra những mức doanh thu lớn hơn. Khi mức dịch vụ đạt gần tới 100%
doanh thu hầu như không tăng, thậm chí trong một số trường hợp có thể suy giảm.
Hình 2:Mối quan hệ giữa dịch vụ khách hàng với doanh thu và chi phí
Nguồn: Quản trị logistics doanh nghiệp - An Thị Thanh Nhàn
22
ChÊt lîng dÞch vô  100%
D
T
$
LN
F
log
®ãng gãp
lîi nhuËn
D
*
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Khi đã biết doanh thu và chi phí logistics tương ứng tại các mức dịch vụ,
chúng ta có thể xác định được mức tối ưu bằng cách xác định mức dịch vụ tại đó
cho phép doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối đa. Bằng cách giải đồ thị, có thể tìm
được điểm dịch vụ tối ưu này tại điểm D*
Mặt khác mức dịch vụ khách hàng D* cũng được xác định qua bài toán cực
trị có dạng:
F(x)= R(x) – C(x)  Max
Trong đó F(x) là hàm lợi nhuận; R(x) là hàm doanh thu; C(x) là hàm chi phí
với biến số x là mức dịch vụ khách hàng. Giải bài toán cực trị trên, giá trị tìm được

của x tương ứng với giá trị lớn nhất của hàm lợi nhuận sẽ xác định mức tiêu chuẩn
dịch vụ cần tìm. Có thể nhận thấy mức tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng tối ưu trong
trường hợp này không phải là mức chất lượng cao nhất nhưng là mức đóng góp
được nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp dựa trên sự cân đối giữa doanh thu và
chi phí.
c. Phân tích các phương án chi phí thay thế
Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể xác định được mối quan hệ
giữa doanh thu và mức tiêu chuẩn dịch vụ logistics. Mặt khác các nhà quản trị cũng
nhận thấy rằng, tương ứng với một mức tiêu chuẩn dịch vụ logistics có thể có nhiều
mức chi phí khác nhau do khả năng phối hợp và trình độ quản lý các hoạt động
logistics khác nhau. Do đó, trong trường hợp thế này có thể chọn trình độ dịch
vụ khách hàng định trước, sau đó thiết kế hệ thống logistics để đáp ứng mức dịch
vụ này với chi phí tối thiểu. Hệ thống này cũng cho phép doanh nghiệp đạt được lợi
nhuận khả quan. Để thiết kế hệ thống tối ưu trong trường hợp này có thể sử dụng
phân tích mang tính kinh nghiệm. Phân tích bao gồm thay đổi các nhân tố tạo nên
dịch vụ để có được các hệ thống dịch vụ có chi phí tối thiểu. Nếu lặp lại kiểu phân
tích này một số lần, có thể thu được một số phương án phối hợp có chi phí tương
ứng với các trình độ dịch vụ khác nhau. Ví dụ minh họa về cách phân tích này được
trình bày ở bảng sau:
23
Bảng 2: Các phương án chi phí và mức dịch vụ logistics hàng khác nhau
Nguồn: Quản trị logistics doanh nghiệp - An Thị Thanh Nhàn
No Các phương án thay thế
Chi phí
logistics hàng
năm
Trình độ dịch
vụ khách hàng
1
Chuyển đơn hàng bằng thư, vận

chuyển đường thuỷ, mức dự trữ thấp
5.000.000 $ 80%
2
Chuyển đơn hàng bằng thư, vận
chuyển đường sắt, mức dự trữ thấp
7.000.000 $ 85%
3
Chuyển đơn hàng bằng thư, vận
chuyển ôtô, mức dự trữ thấp
9.000.000 $ 90%
4
Chuyển đơn hàng bằng thư, vận
chuyển đường sắt, mức dự trữ cao
12.000.000 $ 93%
5
Chuyển đơn hàng bằng thư, vận
chuyển ôtô, mức dự trữ cao
15.000.000 $ 95%
5
Chuyển đơn hàng bằng điện thoại,
vận chuyển ôtô, mức dự trữ cao
16.000.000 $ 96%
Phương pháp này không chỉ ra các phương án của hệ thống logistics
và mức dịch vụ khách hàng tương ứng ảnh hưởng ra sao đến doanh thu, nhưng có
thể xác định được mức chi phí tăng thêm của mỗi mức dịch vụ. Thí dụ minh họa
cho thấy, để cải thiện trình độ dịch vụ khách hàng từ 85% lên 90%, chi phí logistics
sẽ tăng từ 7 triệu $ lên 9 triệu $ mỗi năm. Phần dịch vụ tăng thêm 5% đòi hỏi phải
tăng thêm 2 triệu USD chi phí. Do vậy nếu nâng mức dịch vụ từ 85% lên 90% thì
doanh thu phải tăng thêm và phần tăng lên ít nhất phải đủ để bù đắp phần chi phí
24

logistics tăng thêm. Việc chọn mức dịch vụ cuối cùng thuộc quyết định của nhà
quản trị, có tham chiếu với trình độ dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, ý kiến người
bán hàng, kinh nghiệm, tuy nhiên thông tin về chi phí ứng với các mức dịch vụ
khách hàng khác nhau sẽ hỗ trợ đắc lực cho quyết định này. Theo cách này, không
thể đảm bảo rằng, trình độ dịch vụ có sự cân đối tốt nhất giữa doanh thu và chi phí.
d. Cân nhắc khách hàng ưu tiên (phân tích ABC)
Cơ sở lý luận của phương pháp dựa trên hiện tượng có một số sản phẩm hoặc
một số khách hàng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà sản xuất hơn các sản phẩm
hoặc khách hàng khác. Phương pháp này cho thấy sự cần thiết phải duy trì tốt mối
quan hệ với tập khách hàng – sản phẩm “béo bở” với mức dịch vụ tương ứng để
có thể tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Ở đây, phân tích ABC để được dùng như
một công cụ để phân loại các hoạt động hoặc sản phẩm theo mức độ quan trọng của
chúng. Bảng 3 cho thấy một ma trận khách hàng – sản phẩm. Nó được dùng để
phân loại khách hàng/sản phẩm và đánh giá các mức độ tối ưu để tính toán các mức
đầu tư dịch vụ khách hàng phù hợp
Danh mục hàng A bao gồm các sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận nhất,
chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng cơ cấu hàng hóa; tiếp theo là danh mục B, C, D; sản
phẩm trong danh mục hàng D thường là ít mang lại lợi nhuận nhất và thường chiếm
80% tổng cơ cấu hàng hoá.
Bảng 3: Ma trận phân loại khách hàng – sản phẩm
Nguồn: Quản trị logistics doanh nghiệp - An Thị Thanh Nhàn
25

×