Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Quy trình giao nhận hàng hóa đường biển tại công ty tnhh dịch vụ giao nhận vận tải và thương mại công thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.31 KB, 36 trang )

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển của đất nước thì hoạt động xuất nhập khẩu đóng một vị
trí đặc biệt quan trọng, nó tạo nên một hướng đi mới cho đất nước vì khi hoạt động
xuất nhập khẩu phát triển thì kéo theo các ngành nghề khác phát triển trong đó có
dịch vụ giao nhận vận tải.
Giao nhận vận tải là một mắt xích vô cùng quan trọng trong quá trình lưu
thông phân phối hàng hóa từ người bán đến người mua. Nó là một loại hình dịch
vụ mang tính đặc thù. Hơn nữa, cùng với sự hội nhập vào kinh tế khu vực cũng
như hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng phát triển, sự gia tăng của
ngoại thương đã đặt ra nhiều vấn đề mới trong nhiệm vụ giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng, thì các doanh nghiệp
Việt Nam cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không tránh khỏi
sự ảnh hưởng và hệ quả là kéo theo các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao
nhận vận tải lâm vào tình trạng khó khăn do ít nguồn hàng xuất nhập khẩu. Nhưng
trong số các doanh nghiệp, công ty TNHH Giao nhận vận tải Thương Mại Công
Thành vẫn đứng vững do chất lượng phục vụ chu đáo và tin cậy qua nhiều năm
nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng uy tín trong và ngoài thành phố.
Dưới sự góp ý và hướng dẫn của các anh chị Phòng Giao nhận em đã chọn đề
tài: "QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
TNHH DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI – THƯƠNG MẠI CÔNG THÀNH"
để làm báo cáo.
1.2 Phạm vi của đề tài
Nói về tình hình hoạt động giao nhận XNK tại công ty TNHH Công Thành. Cụ
thể là tập trung tìm hiểu và phân tích về cách thức tổ chức thực hiện các thủ tục và
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 1
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển dưới góc độ là
nhà giao nhận tại công ty TNHH Công Thành.


1.3 Mục tiêu của bài báo cáo
• Tìm hiểu về nghiệp vụ làm thủ tục Hải Quan.
• Tìm hiểu được về họat động của công ty dịch vụ xuất nhập khẩu như thế
nào.
• Đúc kết được nhiều bài học trong định hướng chọn ngành nghề, vị trí làm
việc sau này.
• Tìm được những sai sót của bản thân qua sự góp ý và đánh giá.
1.4 Bố cục báo cáo
Bài báo cáo gồm 4 chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU
Chương 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN- VẬN TẢI- THƯƠNG MẠI CÔNG
THÀNH
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG
THÀNH
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 2
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK
2.1 Dịch vụ giao nhận hàng hóa
• Khái niệm giao nhận hàng hoá
Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ
giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho
người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc của người làm
dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).
Người làm dịch vụ giao nhận khi nhận việc vận chuyển hàng hoá thì phải tuân

theo quy định của pháp luật chuyên ngành về vận tải.
Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển nhiều hình thức
vận tải mới trong những thập niên qua. Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận
hàng hoá giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. Những dịch vụ
người giao nhận thực hiện không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thống
như đặt chỗ đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra hàng hoá, giao nhận hàng hoá mà
còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến đường vận
chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hoá,…
• Các doanh nghiệp tham gia hoạt động giao nhận hàng hóa:
Theo nghị định của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải, ban
hành ngày 19/03/2001 (có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký), các doanh nghiệp
có ngành nghề đăng ký kinh doanh sau đây có thể tham gia vào dịch vụ giao nhận
hàng hoá ngoại thương:
1. Dịch vụ đại lý vận tải đường biển;
2. Dịch vụ môi giới hàng hải;
3. Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa;
4. Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển.
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 3
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
Người làm giao nhận hàng hóa đại diện cho doanh nghiệp những công việc
sau:
+ Đối với doanh nghiệp nhập khẩu
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người nhập khẩu
chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển.
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng
hoá.
- Nhận hàng từ người vận tải.
- Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ
phí khác liên quan.
- Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết).

- Giao hàng hoá cho người nhập khẩu.
- Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát
của hàng hoá.
+ Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
- Lựa chọn tuyến đường vận tải.
- Ðặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải.
- Giao hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan (như: biên lai nhận hàng - the
Forwarder Certificate of Receipt hay chứng từ vận tải - the Forwarder Certificate
of Transport).
- Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp của
chính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước xuất khẩu, nước nhập
khẩu, kể cả các quốc gia chuyển tải (transit) hàng hoá, cũng như chuẩn bị các
chứng từ cần thiết.
- Ðóng gói hàng hoá (trừ khi hàng hoá đã đóng gói trước khi giao cho người
giao nhận).
- Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hoá (nếu
được yêu cầu).
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 4
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
- Chuẩn bị kho bảo quản hàng hoá, cân đo hàng hoá (nếu cần).
- Vận chuyển hàng hoá đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực
giám sát hải quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vận tải.
- Nhận Bill of Ladding từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu.
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá đến cảng đích bằng cách liện hệ với
người vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.
- Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hoá (nếu có).
- Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất mát
hay tổn thất của hàng hoá.
2.2 Vai trò của họat động giao nhận hàng hóa XNK đối với nền kinh tế
Việt Nam

2.2.1 Thúc đẩy ngoại thương Việt Nam phát triển
Việt Nam là một quốc gia tuy rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại
chịu rất nhiều thiệt thòi do trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước khỏi
sự xâm lấn của các nước thực dân, phong kiến và đế quốc. Do vậy, ngành ngoại
thương của Việt Nam có phần phát triển chậm hơn so với một số quốc gia trong
khu vực. Chính vì thế nên ngành giao nhận ngoại thương của Việt Nam cũng phải
bắt đầu sau các nước khác trên thế giới đây là một điều rất đáng tiếc bởi vì Việt
Nam nằm ở vị trí chiến lược của khu vực Đông Nam Á là một điều kiện rất thuận
tiện cho ngành ngoại thương cũng như ngành giao nhận phát triển. Nhưng không
vì lẽ đó mà ngành giao nhận của Việt Nam lại kém phát triển hơn các nước khác.
Tuy là nước đi sau nhưng ngành giao nhận ngoại thương của Việt Nam cũng khá
phát triển do biết tiếp thu những gì tiên tiến và và học hỏi được nhiều từ phương
pháp quản lý cũng như đào tạo nhân viên trong ngành từ các nước đi trước. Do đó
ngành giao nhận ở Việt Nam đã và đang phát triển kéo theo đó là sự lớn mạnh
không ngừng của ngành ngoại thương.
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 5
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
2.2.2 Thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển, phát triển cơ sở hạ tầng
* Vai trò của Nhập khẩu :
Có vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, bổ
sung nguồn tư liệu sản xuất, và bổ sung quỹ hàng hoá tiêu dùng, góp phần ổn định
và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện các mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội
của đất nước. Quy mô, nhịp độ nhập khẩu tuỳ thuộc vào nhu cầu và thực lực của
nền kinh tế, trước hết vào quy mô, nhịp độ xuất khẩu. Cùng với việc đẩy mạnh
xuất khẩu, việc nhập khẩu cũng không ngừng tăng lên trong mối quan hệ cân đối
hợp lí. Các quốc gia đều có chính sách và cơ chế quản lí nhập khẩu phù hợp với
lợi ích và điều kiện cụ thể của nước mình. Kim ngạch nhập khẩu của một nước
tăng lên, có thể làm nảy sinh ảnh hưởng song trùng: mở rộng nhập khẩu, đáp ứng
nhu cầu xây dựng, sản xuất trong nước, nhưng kim ngạch NK tăng lên quá nhiều,

có thể làm giảm thu nhập quốc dân, hạn chế nhu cầu tiêu dùng trong nước, ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế. Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
chính sách nhập khẩu của Việt Nam là ưu tiên NK thiết bị, công nghệ tiên tiến, vật
tư để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, đúng mức, có hiệu quả.
* Vai trò của xuất khẩu :
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu: Để phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập
khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các
nguồn: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch,
các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động Xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu
để nhập khẩu.
- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ
tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 6
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở
rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho Sản xuất ổn định và kinh tế phát triển. Vì có
nhiều thị trường=>Phân tán rủi ro do cạnh tranh. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng
khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng
cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi
phí và tăng năng suất .
- Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người
dân. Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác
động làm tăng tiêu dùng nội địa (nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng). Xuất
khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành
sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản
xuất hàng hoá xuất khẩu.

Vậy xuất nhập khẩu là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
2.2.3 Tăng thu nhập ngoại tệ quốc dân
Xuất nhập khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống
người dân. Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó
có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa. Xuất nhập khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công
ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất
khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu, thu
hút được các nguồn vốn đầu tư ngoại tệ vào Việt Nam.
Việc nhập khẩu quá nhiều sẽ khiến Việt Nam mang những khoản nợ khổng lồ
vì vậy họat động xuất nhập khẩu phát triển, nhất là xuất khẩu sẽ mang về nguồn
ngọai tệ đáng kể, giúp cân bằng cán cân thương mại trong nước
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 7
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
2.2.4 Xu hướng trong ngành giao nhận hàng hóa XNK
Khi sự liên minh - liên kết toàn cầu cùng sự cạnh tranh giữa các tập đoàn -
công ty vận tải phát triển, những người kinh doanh tàu luôn phải tiếp tục tìm cách
tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của họ để đạt được lợi thế cạnh tranh với các
hãng vận tải khác bằng cách cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng. Vì thế, những
người vận tải lại cạnh tranh với những người hoạt động trong lĩnh vực giao nhận
hàng hoá khi họ cố gắng thực hiện các dịch vụ gần gũi hơn với người xuất nhập
khẩu.
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 8
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK
TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI –
THƯƠNG MẠI CÔNG THÀNH
3.1 Giới thiệu sơ lược về đơn vị thực tập
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Từ khi đất nước chính thức mở cửa nền kinh tế, hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu của cả nước liên tục tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt

là thu hút ngày càng nhiều nguồn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên trong thời gian
đầu hội nhập, doanh nghiệp Việt Nam chỉ quan tâm đến những loại hàng hóa hữu
hình mà không thấy quan tâm đến các loại hàng hóa vô hình (dịch vụ) như giao
nhận, vận tải, bảo hiểm… Việc ít được quan tâm vì rất nhiều lý do khác nhau như:
trình độ, năng lực chuyên môn và tính chất phức tạp của nghiệp vụ giao nhận vận
tải quốc tế… Chính vì vậy trong kinh doanh đối ngoại, doanh nghiệp xuất khẩu
thường gặp rủi ro lớn nhất là giao hàng xong mà không nhận được tiền, còn doanh
nghiệp nhập khẩu thì thanh toán mà không nhận được hàng. Có thể do nhiều
nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chính đều phát sinh từ nghiệp vụ giao
nhân vận tải.
Trước tình hình đó, công ty TNHH DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀ
THƯƠNG MẠI CÔNG THÀNH đươc thành lập năm 1995 với 100% vốn đầu tư
theo giấy phép số 66/GP-UB do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ký
ngày 27/07/1995 và Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh số 051039 ngày 25/08/1995.
Tên công ty: Công Ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận-Vận Tải-Thương Mại
CÔNG THÀNH
Tên Giao Dịch: CONG THANH CO.LTD
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 9
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
Trụ sở chính: Khu Phố 4 – Đường Trường Sơn-P Linh Trung-Q.Thủ Đức
-TPHCM
Mã Số Thuế : 0301434547
Điện Thoại : (84-8) 896-5402
Fax : (84-8) 896-4341
Email :
Website : CongThanh-Forwarding.com.vn
Tổng số vốn : 9.400.000.000 VND
Khi mới đi vào hoạt động cở sở vật chất kĩ thuật còn nhiều thiếu thốn. Tuy
nhiên nhờ sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên công ty, sau hơn 15

năm hoạt động và không ngừng phát triển, hiên nay công ty đã tích lũy được hơn
120 đầu kéo được trang bị hệ thống bộ đàm hiện đại, hơn 600 rơmoc, 250
container, 26 xe tải nhỏ và 625 nhân viên trong đó có hơn 150 nhân viên phòng
xuất nhập khẩu dày dạn kinh nghiệm thường trực ở các địa điểm khác nhau.
3.1.2 Ngành nghề - lĩnh vực kinh doanh
Gia công và sản xuất mồi câu giả câu cá và dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa
xuất nhập khẩu.
3.1.3 Tổ chức bộ máy
+ Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thiết kế theo cấu trúc trực
tuyến chức năng. Trong tổ chức tồn tại hai hệ thống riêng biệt, đó là hệ thống quản
lý và hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh dịch vụ, các bộ phận chức năng không
có quyền ra lệnh cho các bộ phận khác tuyến, các thông tin chỉ huy và thông tin
phản hồi được truyền theo tuyến rất thích hợp cho hệ thống quản trị được vận
hành nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 10
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 11
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KINH
DOAN
H
PHÒNG
GIAO
NHẬN
PHÒNG

ĐIỀU
BỘ
PHÒNG
HÀNH
CHÁNH
NHÂN
SỰ
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG
BẢO
TRÌ
TRƯỞNG PHÒNG
BỘ
PHẬN
TỜ
KHAI
BỘ
PHẬN
C/O
TỔ
SÂN
BAY

HẢI
CẢN
G
TỔ
KHO

CFS
BỘ PHẬN
CHỨNG
TỪ
VÀ LƯU
GIỮ
BỘ PHẬN
THANH
LÝ VÀ
HOÀN
THUẾ
TỔ KIỂM
SOÁT
GIÁM ĐỐC
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
+ Chức năng các phòng ban
Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người sở hữu cổ phần lớn nhất trong công ty,
có quyền bổ nhiệm và sa thải tổng giám đốc, quan sát và theo dõi mọi diễn biến
của công ty thông qua báo cáo của tổng giám đốc và các phòng ban.
Tổng giám đốc: Là người điều hành, quản lý ở cấp cao nhất mọi hoạt động
của công ty, có chức năng hoạch định như: Xác định mục tiêu của công ty, xây
dựng các chiến lược tổng thể để đạt được mục tiêu, thiết lập các kế hoạch để hội
nhập và phối hợp các hoạt động của công ty, có nhiệm vụ đối ngoại, trực tiếp ký
các hợp đồng dịch vụ với khách hàng, chịu trách nhiệm trước phát luật và tập thể
nhân viên về mọi hoạt động của công ty.
Phó tổng giám đốc: có chức năng thiết lập cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của từng
bộ phận cá nhân, xây dựng tiêu chuẩn công việc và phân chia thẩm quyền trách
nhiệm đối với phòng ban. Trực tiếp điều hành phòng Kinh Doanh, phòng Giao
Nhận và phòng điều độ.
Giám đốc : Trực tiếp hướng dẫn, chỉ huy và giám sát các phòng tổ chức hành

chánh, Kế toán, Phân xưởng sửa chữa, phối hợp hoạt động cùng tổng giám đốc.
Phòng giao nhận: Là phòng quan trọng nhất, chiếm 1/3 tổng nhân sự của toàn
công ty. Tổ chức thực hiện các hợp đồng dịch vụ giao nhận, tiếp nhận bộ chứng từ
của khách hàng để triển khai các hoạt động khai thuê Hải quan, đăng ký kiểm
dịch,làm C/O…nhận và xuất hàng nhanh chóng và hiệu quả. Thực hiện các thủ tục
và nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu từ khâu đăng ký tờ khai đến
thanh lý và lưu trữ các chứng từ.
Phòng điều độ: Chịu trách nhiệm trong việc điều xe, sắp xếp lịch xe chạy để
nhận hàng, xuất hàng… theo đúng yêu cầu và tiến độ mà phòng giao nhận đề ra.
Quản lý nhân viên tài xế và tổ chức điều hành đội xe vận chuyển hàng hóa cho
khách hàng, quản lý phân xưởng sửa chữa nhằm bảo trì xe. Trực tiếp giải quyết
các vấn đề giao thông và bảo hiểm xe.
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 12
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
Phòng tổ chức hành chánh:
Hành chánh: Chuẩn bị văn phòng phẩm, soạn thảo hợp đồng dịch vụ giữa
công ty và khách hàng, soạn thảo công văn và chứng từ pháp lý của công ty. Lưu
trữ tài liệu, công văn và bảo mật hồ sơ của công ty, quản lý kho và cấp phát đồng
phục.
Nhân sự: Số lượng nhân viên hiện nay là khoảng 600 người đang làm việc tại
công ty. Riêng bộ phận phòng giao nhận chiếm hơn 150 người. Nhân sự sẽ kiểm
soát số lượng nhân viên, cung cấp thông tin liên quan về nhân sự, công tác tổ chức
tuyển dụng nhân sự và đào tạo nhân viên mới. Chấm công cho nhân viên hàng
tháng, theo dõi, đề xuất và thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến người
lao động như tiền lương, tiền thưởng, ngày nghỉ, bảo hiểm xã hội, trợ cấp…
Phòng kế toán: Theo dõi và cân đối nguồn vốn, hạch toán cho bộ phận kinh
doanh, quản lý các hoạt động thu chi từ kết quả hoạt động sản xuất và cung ứng
dịch vụ giao nhận vận tải, lập báo cáo tài chính của từng thời kỳ trình lên ban giám
đốc.
Phòng bảo trì: Bảo trì, sửa chữa và thay thế những phụ tùng đã hư hỏng cho

đầu kéo, xe tải và rơ mooc.
3.1.4 Tình hình hoạt động của công ty trong những năm 2007-2008
- Với phương châm “ Sự thành công của khách hàng chính là sự thành công
của chúng tôi” nên công ty chuyên nhận làm dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu như CÔNG THÀNH đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
cũng như thể hiện uy tín đối với khách hàng. Chính vì vậy mà công ty đã ngày
càng tạo được nhiều mối quan hệ làm ăn lâu dài với rất nhiều khách hàng, nhất là
khách hàng ở các tỉnh lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai, Thành Phố Hồ Chí
Minh….như sau:
- Công ty TNHH Taekwang Vina (sản xuất giày Thể thao –Nike)
- Công ty TNHH Changshin Việt Nam (sản xuất giày thể thao-Nike)
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 13
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
- Công ty TNHH Dona pacific (sản xuất giày thể thao –Nike)
- Công ty TNHH Việt Vinh –Dona Victor (sản xuất giày thể thao –Nike)
- Công ty TNHH Đông Phương –Dona Orient (sản xuất giày thể thao-Nike)
- Công ty TNHH Hwaseung Vina (sản xuất giày thể thao –reebok,Adidas)
- Công ty Dệt may Hoa sen -KCN Trảng Bảng (sản xuất hàng may mặc)
- Công ty TNHH Tapioca Việt Nam,Tapioca Tây Ninh (sản xuất bột mì)
- Công ty TNHH Kenda Việt Nam.
- Công ty TNHH All Super (sản xuất hàng may mặc)
- Công ty TNHH Shing Mark (sản xuất tủ giường gỗ)
- Công ty TNHH Tiger Drylac Việt Nam (sản xuất bột sơn tĩnh điện)
- Công ty hữu hạn công nghiệp CQS.
- Công ty TNHH EPIC DESIGNNER (sản xuất hàng may mặc)
- Công ty TNHH VIPIC (sản xuất hàng may mặc)
- Công ty TNHH MININA
- Công ty TNHH SHOWLA
- Công ty TNHH MISHUBA


SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 14
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
* Cơ Cấu Dịch Vụ:
Bảng 3.1- Cơ Cấu Các Dịch Vụ Của Công Ty
(ĐVT:1000 đồng)
DỊCH VỤ NĂM 2007 NĂM 2008 2008/2007
Gía Trị
Tỉ Lệ
(%)
Giao nhận hàng hóa
bằng đường biển
50,203,748 80,027,512 29,823,764 59.41(%)
Giao nhận hàng hóa
bằng đường hàng
không
25,317,462 32,314,768 6,997,306 27.64(%)
Khai thuê hải quan
5,239,536 8,519,120 3,279,584 62.59(%)
Cho thuê kho bãi
11,069,950 12,281,267 1,211,317 10.94(%)
(Nguồn cung cấp :phòng kinh doanh)
+ NHẬN XÉT:
- Qua bảng số liệu ta thấy, dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển và
đường hàng không là một thế mạnh của CÔNG THÀNH, nhất là giao nhận hàng
hóa bằng đường biển. Đây là loại hình dịch vụ đem lại nguồn thu lớn cho công ty
Công Thành.
- Doanh thu từ họat động giao nhận hàng hóa bằng đường biển chiếm tỷ trọng
cao nhất trong cơ cấu dịch vụ và luôn tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2007
doanh thu đạt 50.203.748 đến năm 2008 doanh thu từ hoạt động này tăng lên
80.027.512 chiếm 59.41% doanh thu tăng là do sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ

chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì số lượng hàng hóa được vận chuyển từ
Việt Nam đi các nước tiếp tục tăng.
- Doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng hóa bằng hàng không tuy thấp hơn
doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển nhưng cũng chiếm tỷ
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 15
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
trọng khá lớn trong cơ cấu dịch vụ và luôn tăng đều qua các năm. Cụ thể năm
2007 đạt 25.371.462 chiếm đến năm 2008 doanh thu đạt 32.314.768 chiếm
27.64%
- Doanh thu từ hoạt động cho thuê khai hải quan tuy thấp hơn nhiều so với dịch
vụ giao nhận hàng hóa bằng đương biển, đường hàng không nhưng doanh thu từ
hoạt động này cũng tăng qua các năm. Năm 2007 đạt 5.239.536 đến năm 2008 đạt
8.519.120 chiếm 62.59%
- Doanh thu từ dich vụ cho thuê kho bãi cũng tăng nhưng rất ít so với đường
hàng hải và đường biển.
* Cơ Cấu Thị Trường:
Bảng 3.2-Cơ Cấu Thị Trường Của Công Ty
(ĐVT: 1000 đồng)
THỊ TRƯỜNG NĂM 2007 NĂM 2008 2007/2008
Giá Trị Tỉ Lệ (%)
TP.HCM 9,957,383 18,028,518 8,071,135 81.06(%)
ĐỒNG NAI 43,495,593 61,042,651 17,547,058 40.34(%)
BÌNH DƯƠNG 2,197,766 2,550,802 353,036 16.06(%)
TÂY NINH 32,488,265 46,850,310 14,362,045 44.21(%)
VŨNG TÀU 3,745,689 4,670,386 924,697 24.69(%)
(Nguồn cung cấp: phòng kinh doanh)

* Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy, thị trường chủ yếu của công ty là ở khu vực TP
HCM Đồng Nai và Tây Ninh. Đây là ba thị trường chính của công ty, có doanh

thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thị trường.
- Doanh thu từ họat động giao nhận ở khu vực TP Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng
cao. Năm 2007 đạt 9.957.383 đến năm 2008 chiếm 18.028.518 đạt
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 16
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
81.06%. Doanh thu từ hoạt động giao nhận ở khu vực TP HCM cao vì ở đây gần
các khu công nghiệp, khu chế xuất và nằm ở trung tâm trọng điểm kinh tế miền
nam.
- Doanh thu từ họat động giao nhận Đồng Nai chiếm tỷ trọng khá cao và luôn
tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2007 doanh thu đạt 43.495.593 đến năm 2008
đạt 61.042.651 chiếm 40.34% Doanh thu ở Đồng Nai tăng cao như vậy là do khu
vực này có nhiều khu công nghiệp như: KCN Biên Hòa I và II, KCN Long Bình,
KCN Sông Mây, KCN Amata, KCN Nhơn Trạch nên rất thuận lợi cho việc giao
nhận hàng hóa XNK cho các khu vực này.
- Song song đó thì doanh thu từ hoạt động giao nhận ở thị trường Tây Ninh
cũng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007 doanh thu đạt 32.488.265 đến năm 2008
46.850.310 chiếm 44.21%
- Còn doanh thu từ họat động giao nhận ở thị trường Bình Dương Và Vũng
Tàu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu. Sở dĩ doanh thu từ hai thị trường
này thấp là do công ty chưa có sự đầu tư nhiều và hai thị trường này, chưa có tập
trung khai thác và tìm kiếm thêm khách hàng mới ở thị trường này.
Bảng 3.3: chỉ tiêu các năm (ĐVT: 1000 đồng)
(Nguồn cung cấp: phòng kinh doanh)

3.1.4 Kết quả họat động kinh doanh qua các giai đọan:
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 17
CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 2008/2007
Gía trị Tỷ trọng (%)
Doanh thu 91.884.696 133.122.667 41.237.971 144.8
Chi phí 91.107.749 132.305.459 41.197.710 145.2

Lợi nhuận 776.947 817.208 40261 105.1
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
Mặc dù tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh gay gắt với sự nỗ
lực vượt bậc của công ty Công Thành đã gặt hái được những thành quả mà chúng
ta có thể nhận thấy thông qua hai bảng thống kê sau đây. Nhìn tổng thể qua hai
bảng số liệu này thấy rõ mục tiêu của công ty không nhằm mục đích lợi nhuận, mà
chủ yếu là nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách không ngừng đầu tư thêm trang
thiết bị như : Đầu kéo, mooc,…Giảm phí giá thành, dịch vụ, tăng doanh thu.
Bảng số liệu doanh thu và lợi nhuận sau thuế
(Đvt: 10 tỷ đồng)
CHỈ TIÊU 2007 2008
1DOANH THU 9.1885 13.314
2. LỢI NHẬN 0.0777 0.0817
3. % LỢI NHUẬN 0.8 0.6
(Nguồn : phòng kế toán)
Dựa và bảng số liệu ta thấy: Doanh thu và chi phí của công ty đều có sự gia
tăng
Doanh thu năm 2008 tăng 44,8% so với năm 2007 đạt giá trị 41.237.971 triệu
đồng
Chi phí năm 2008 tăng 45,2 % so với năm 2007 đạt giá trị 41.197.710 triệu
đồng .
Tốc độ tăng doanh thu và chi phí chiếm tỷ trọng ngang nhau và giá trị cũng
xấp xỉ bằng nhau trên 41 tỷ đồng. Do công ty không ngừng nâng cao trang thiết bị
cho việc sản xuất kinh doanh và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
3.1.5 Nhận xét chung về công ty
3.1.5.1 Thuận lợi của công ty
Công ty có trụ sở chính cách trung tâm thành phố 10km và cách quốc lộ 1A
khoảng 500m là vị trí thuận lợi nhất cho việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu cho
các khu công nghiệp Sóng Thần, Linh Trung, các khu công nghiệp Đồng Nai,
Bình Dương và Tây Ninh đi các cảng Tp HCM.

SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 18
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
Với số lượng xe riêng lớn luôn túc trực, sẵn sàng vận hành đồng bộ vì thế có
thể chủ động trong việc vận chuyển phục vụ 1 cách tốt nhất theo yêu cầu của
khách hàng với số lượng lớn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ góp phần nâng cao năng suất làm
việc của nhân viên.
Công ty có chuyên môn hóa trong quá trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận
hàng xuất nhập đang áp dụng một quy trình nghiệp vụ hết sức khoa học và hiệu
quả nên có sự chuyên nghiệp trong từng khâu, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công
việc mỗi ngày với số lượng hàng xuất nhập khẩu trung bình khoảng 19 cont/ngày.
Cung cấp dịch vụ giao nhận vận chuyển và khai báo thủ tục Hải quan khá hiệu
quả nên số lượng khách hàng ngày càng tăng.
Chấp hành đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và luôn thích nghi với
những thay đổi trong chính sách quản lý mới của nhà nước nên hoạt động kinh
doanh của công ty không ngừng phát triển và đạt nhiều thành quả.
3.1.5.2 Khó khăn của công ty
Nhìn chung bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng còn tồn tại một số khó
khăn nhất định.
3.1.5.2.1 Khó khăn chủ quan
Nguồn vốn kinh doanh còn nhiều hạn chế, vấn đề điều phối vốn để tạm ứng
kinh phí làm hàng cho khối lượng lớn còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy mà chi phí
cho tiền lãi vay ngân hàng mỗi năm là không nhỏ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận
kinh doanh.
Trình độ ngoại ngữ của hầu hết các nhân viên chưa đáp ứng nhanh chóng yêu
cầu của thị trường. Trình độ của nhân viên không đồng đều, một số nhân viên
được tuyển trái ngành vì vậy do quen việc có thể thành thạo trong việc giao nhận
hàng nhưng không hiểu rõ về nghiệp vụ chuyên môn khi xảy ra tình huống bất
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 19
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN

thường không tự giải quyết được nên mỗi năm công ty mất một khoản thời gian và
chi phí cho việc đào tạo nhân viên mới.
3.1.5.2.2 Khó khăn khách quan:
Thủ tục Hải quan còn quá rườm rà, nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian chờ
đợi.
Việc quá tải ở một số cảng lớn khi lượng hàng XNK về trong ngày quá lớn làm
cho thời gian luân chuyển hàng hóa bị kéo dài, ảnh hưởng đến tốc độ hiệu quả làm
việc của công ty.
Đối thủ cạnh tranh lớn như Transimex, Sotran, Viettrans đòi hỏi công ty phải
không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giá cả phải thật cạnh tranh mới có thể
tồn tại và phát triển được.
Giá xăng dầu ngày cáng tăng cao như hiện nay trong khi Công Thành là công
ty giao nhận và vận tải nên ảnh hưởng không ít đến việc bỏ nhiều chi phí cho
nguồn nguyên liệu chính giúp xe hoạt động.
3.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH dịch vụ giao
nhận vận tải và thương mại Công Thành
Để thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ nhận một lô hàng nhập nói chung ta phải
nắm bắt được quy trình cơ bản sau:
NHẬN ĐƠN ĐẶT HÀNG VÀ LÊN BỘ CHỨNG TỪ HÀNG NHẬP
THỦ TỤC ĐĂNG KÍ TỜ KHAI HẢI QUAN
THỦ TỤC NHẬN HÀNG TẠI CẢNG
KÉO HÀNG RA KHỎI CẢNG
THỦ TỤC KIỂM HÀNG- GIAO HÀNG
THỦ TỤC LƯU, BÀN GIAO TỜ KHAI VÀ CHỨNG TỪ
3.2.1 Nhận đơn đặt hàng và lên bộ chứng từ hàng nhập
3.2.1.1. Nhận các chứng từ liên quan đến lô hàng từ khách hàng.
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 20
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
Khi cần làm thủ tục nhập khẩu một lô hàng, công ty khách hàng sẽ thông báo
cho công ty TNHH Công Thành biết bằng điện thoại, email hay Fax, sau đó

trưởng khu vực (người theo dõi công tác giao nhận, kiểm tra, giám sát tiến độ
hoàn thành công việc của từng tổ viên đối với khách hàng cụ thể) của nhân viên
phụ trách đến công ty khách hàng tiếp nhận chứng từ, chứng từ đã nhận gồm:
Giấy giới thiệu của công ty khách hàng: 2 bản chính
Hợp đồng thương mại (Commercial Contract): 1 bản sao
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 1 bản chính + 1 bản sao
Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing List): 1 bản chính + 1 bản sao
Vận tải đơn (Bill of Lading): 1 bản chính + 1 bản sao
Giáy thông báo hàng đến (Arival Notice): 1 bản chính
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 1 bản sao
Giấy chứng nhận đăng kí thuế: 1 bản sao
Tùy theo tính chất và loại hình nhập khẩu của từng lô hàng mà ngoài những
chứng từ trên, nhân viên giao nhận cần phải lấy thêm những chứng từ khác có liên
quan như:
Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (Certificate of Origin): 1 bản chính(nếu có)
Hợp đồng nhập khẩu ủy thác (nếu nhập khẩu ủy thác): 1 bản sao
Giấy chứng nhận kiểm dịch: 1 bản chính (nếu có)
Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng Nhà nước: 1 bản chính (nếu có)
Văn bản cho phép của Ban Quản Lý khu công nghiệp hoặc Bộ thương Mại (đối
với hàng thuộc diện cấm nhập) 1 bản chính + 1 bản sao
Lưu ý: khi nhận chứng từ phải làm biên bản kí nhận theo form mẫu của
phòng Giao Nhận, ký tên và ghi rõ số lượng, loại chứng từ đã nhận.
3.2.1.2 Kiểm tra bộ chứng từ
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 21
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
Sau khi nhận đủ bộ chứng từ, nhân viên chứng từ tiến hành kiểm tra tính đồng
bộ, phù hợp và độ chính xác của từng loại chứng từ, xem các nội dung có trùng
khớp với nhau không.
Nếu phát hiện có sai sót, không đồng nhất hay có mặt hàng mới thì liên lạc
ngay với khách hàng để lấy thông tin hoặc trả lại hồ sơ yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung

đầy đủ (tất cả phải có ghi nhận và thể hiện ngày giờ, có thể liên hệ qua email để
làm bằng chứng)
Nội dung kiểm tra căn cứ vào bộ chứng từ minh họa ở phần phụ lục.
3.2.1.3. Lập tờ khai hàng nhập khẩu
3.2.1.3.1 Yêu cầu đối với khai báo
- Nhân viên lên chứng từ phải có 1 bộ tài liệu danh mục hàng hóa nhập khẩu
(gồm tên hàng tiếng Việt- tiếng Anh, mã số thuế, thuế suất nhập khẩu và VAT…)
của từng khách hàng, danh mục này phải liên tục cập nhật khi có thay đổi về mã
số thuế, thuế suất… Đối với mặt hàng mới nhập lần đầu tiên thì nhân viên yêu cầu
khách hàng dịch thuật tên hàng, có thể làm công văn tạm áp mã số thuế (nếu
không xác định được mã số thuế) sau khi kiểm hóa thì căn cứ mã số thuế trên tờ
khai Hải quan xác nhận để cập nhật vào danh mục. Bên cạnh đó, xác định loại
hình nhập khẩu để kịp thời xin giấy phép (nếu có).
- Phải khai báo bằng một loại mực, không tẩy xóa, khai bằng tiếng Việt có thể
chú thích bằng tiếng Anh, khai đầy đủ và chính xác phần dành cho người khai Hải
quan.
- Các chứng từ cần khai thác khi lên tờ khai gồm: Hợp Đồng, Hóa Đơn
Thương Mại, Packinglist, Vận đơn, Biểu thuế, Hóa đơn trả cước phí vận chuyển.
3.2.1.3.2 Kết cấu của tờ khai hàng nhập khẩu
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 22
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
Tờ khai Hải quan được coi là một văn bản mẫu do Hải quan Việt Nam ban
hành, tờ khai này được thiết kế với mục đích kiểm tra, theo dõi tình hình XNK của
doanh nghiệp có hoạt động mua bán ngoại thương. Đây là loại mẫu có sẵn doanh
nghiệp phải dùng mẫu này và kê chi tiết hàng hóa trên tờ khai để khai báo hải
quan.
Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu do tổng cục Hải quan phát hành mẫu
HQ/2002-NK có màu xanh nhạt gồm 2 mặt:
Mặt trước của tờ khai là phần dành cho người khai báo Hải quan: ô số 1 đến ô số
29.

Mặt sau tờ khai là phần dành cho công chức Hải quan: ô số 30 đến ô số 38
Từ ô 30 đến 32: phần kiểm tra hàng hóa (trừ ô số 31 để đại diện doanh nghiệp
ký tên).
Từ ô 33 đến 38: phần kiểm tra thuế, và kí thông quan hàng hóa.
3.2.1.4 Làm đơn xin chuyển cửa khẩu:
Theo yêu cầu của công ty DONGSUNG VINA PRINTING, nhân viên chứng
từ Công Thành làm đơn đề nghị chuyển cửa khẩu để gửi chi cục Hải quan BIÊN
HÒA- ĐỒNG NAI (nơi đăng ký tờ khai) và Chi cục Hải quan khu vực I (nơi đang
giữ hàng).
Nội dung công văn là lời đề nghị Chi cục Hải quan khu vực I (CÁT LÁI) làm
thủ tục chuyển cửa khẩu cho lô hàng nhập khẩu về chi cục Hải quan BIÊN HÒA -
ĐỒNG NAI kiểm hóa.
3.2.2 Thủ tục đăng kí tờ khai Hải quan
3.2.2.1 Chuẩn bị và sắp xếp bộ hồ sơ khai báo Hải quan
- Sau khi nhân viên chứng từ hoàn thành tờ khai, phụ lục tờ khai và đơn đề
nghị chuyển cửa khẩu, tờ khai trị giá hàng nhập khẩu trường hợp nhập kinh doanh
có thuế nhập khẩu (nếu danh mục hàng nhập khẩu có từ 4 mặt hàng trở lên phải
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 23
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
thêm phụ lục GATT) giao bộ hồ sơ cho nhân viên chuyên đảm nhiệm công việc đi
đăng kí tờ khai.
- Nhân viên giao nhận kiểm tra lại hồ sơ xem có thiếu sót gì không để kịp thời
chỉnh sửa, việc kiểm tra này cũng giúp cho nhân viên giao nhận chủ động hơn
trong việc trả lời những câu hỏi của Hải quan khi đăng ký.
- Trước khi đăng ký tờ khai, nhân viên giao nhận tiến hành phân loại, sắp xếp
các chứng từ theo thứ tự quy định để công chức Hải quan kiểm tra bộ chứng từ
một cách nhanh chóng.
*Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự gồm:
Phiếu tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục Hải quan: 2 bản chính
Một bản dành cho người đến làm thủ tục Hải quan và được trả lại sau khi bộ hồ sơ

được tiếp nhận. Dùng để lấy tờ khai sau khi kiểm hóa xong.
Một bản lưu Hải quan (chủ hàng đăng kí ngày giờ kiểm hóa cho lô hàng).
Tờ khai Hải quan: 2 bản chính
Một bản lưu Hải quan
Một bản lưu người khai Hải quan.
Tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu: 1 bản chính
Phụ lục tờ khai hàng hóa: 2 bản chính
Hợp đồng ngoại thương: 1 bản chính
Hóa đơn thương mại: 1 bản chính và 1 bản sao
Phiếu đóng gói: 1 bản chính và 1 bản sao.
Vận tải đơn: 2 bản sao y bản chính
Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu: 2 bản chính (nếu sau khi khai mà không bị kiểm
hóa thì không cần chứng từ này)
Giấy giới thiệu của công ty khách hàng: 1 bản chính
Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp: 1 bản sao
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 24
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: BÙI THỊ TỐ LOAN
Sau khi sắp xếp các chứng từ và kiểm tra thấy đầy đủ thì nhân viên giao nhận đăng
ký tờ khai mang bộ chứng từ đến công ty DONGSUNG VINA PRINTING ở
KCN AMATA giao cho nhân viên công ty khách hàng kiểm tra ký tên, đóng dấu
đỏ lên ô số 29 trên tờ khai và các chứng từ đi kèm bộ hồ sơ như: phụ lục tờ khai,
đơn đề nghị chuyển cửa khẩu, tờ khai trị giá… xin cam đoan chịu trách nhiệm
trước pháp luật về nội dung đã khai báo.
3.2.2.2 Khai hải quan từ xa:
Trước khi ra HQ đăng ki làm thủ tục đăng kí tờ khai thì nhân viên Công thành
sẽ đăng kí từ xa trước bằng phần mềm “khai báo Hải Quan” của công ty Thái Sơn
sản xuất, kết nối với máy tinh Hải Quan bằng mạng internet.
Nhân viên Công Thành khi khai báo sẽ làm các công việc sau:
- Nhập các số liệu vào tờ khai, tờ khai trị giá (đăng kí mới) có trong phần mềm.
và đăng kí từ xa cả C/O, giấy phép kinh doanh, giấy phép nhập khẩu (nếu có);

- Khi đã điền đủ các số liệu, nhân viên Công Thành chọn gửi đi. Mỗi doanh
nghiệp khi sử dụng được phần mềm phải có mật khẩu riêng đã đăng kí từ trước;
- Chờ khoảng một phút, Hải Quan điện tử sẻ gửi lại số tiếp nhận;
- Thông thường nhân viên Công Thành sẽ ghi số tiếp nhận vào góc tờ khai (bản
lưu Hải Quan).
3.2.2.3 Đăng ký tờ khai Hải quan:
Nhân viên giao nhận mang bộ chứng từ đến Chi cục Hải quan BIÊN HÒA -
ĐỒNG NAI (nơi đăng ký tờ khai) để đăng ký theo trình tự sau:
Nộp bộ hồ sơ vào quầy đăng ký tờ khai. Cán bộ Hải quan tiếp nhận, kiểm tra
nợ thuế của công ty. Trong trường hợp nợ thuế thì công chức Hải quan sẽ trả lại
bộ hồ sơ và yêu cầu phải có giấy trả nợ thuế. Trong trường hợp không nợ thuế,
công chức Hải quan kiểm tra đối chiếu giữa tờ khai và bộ chứng từ xem chính xác
SVTT: ĐÀO XUÂN BÁCH 25

×