Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích đấu giá quốc tế và nhận xét về nền hoạt động đấu giá quốc tế tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.5 KB, 17 trang )

Đề tài: Phân tích đấu giá quốc tế và nhận xét về nền
hoạt động đấu giá quốc tế tại Việt Nam
I. Phân tích đấu giá quốc tế.
1. Khái niệm: Đấu giá là một phương thức bán hàng đặc biệt được tổ
chức công khai tại thời gian và địa điểm nhất định, ở đó người mua được xem
hàng trước và tự do cạnh tranh giá cả, hang hóa được bán cho người trả giá cao
nhất. Trong đấu giá quốc tế, người tham gia đấu giá bao gồm các cá nhân và tổ
chức trong và ngoài nước.

Búa gỗ dụng cụ quen thuộc trong đấu giá
2. Đặc điểm của đấu giá quốc tế:
- Được tiến hành có tổ chức tại một điểm nhất định và trong thời gian nhất
đinh (TTĐG chuyên nghiệp, TTĐG của một tập đoàn, TTĐG trong nội bộ một
công ty).
- Các điều kiện mua bán đều được quy định sẵn trong điều lệ mua bán đấu
giá.
- Đấu giá là một loại hình giao dịch hang giao ngay, cạnh tranh mua công
khai.
3. Các phương pháp đấu giá quốc tế:
- Đấu giá tăng giá: Bên bán đưa ra giá thấp nhất dự định, sau đó người mua
lần lượt ra giá, cạnh tranh giá.
1
- Đấu giá giảm giá: Bên bán đưa ra giá cao nhất sau đó giảm dần giá tới
khi một người cạnh tranh mua nào đó cho rằng đã thấp tới mức có thể chấp
nhận được, tỏ ra ý muốn mua thì thôi.
- Đấu giá đưa giá kín: người bán công bó tình hình cụ thể của lô hàng và
điều kiện đấu giá, sau đó bên mua sẽ đưa giá của mình nộp kín cho người đấu
giá trong thời gian quy định.
4. Các hình thức đấu giá.
Theo mặt hàng đấu giá.
- Đấu giá trao đổi: gồm những người mua rất chuyên nghiệp, họ giám sát


lẫn nhau để không ai có thể "lừa lọc" được.
- Đấu giá lẻ: dành cho tác phẩm nghệ thuật hay các món hàng riêng rẽ.
- Đấu giá sỉ: dành cho các bộ sưu tập.
Theo hình thức đấu giá.
- Đấu giá kiểu Anh: đây là hình thức được nhiều người biết đến nhất.
Người tham gia trả giá công khai với nhau, giá đưa ra sau bao giờ cũng cao hơn
giá đưa ra trước đó. Cuộc đấu giá kết thúc khi không ai đưa ra giá cao hơn hoặc
khi đạt tới giá "trần", khi đó người ra giá cao nhất sẽ được mua món hàng đó
với giá mình đã trả. Người bán có thể đặt ra giá sàn, nếu người điều khiển
không thể nâng giá cao hơn mức sàn thì việc đấu giá có thể thất bại.
- Đấu giá kiểu Hà Lan : trong một sàn đấu giá kiểu Hà Lan truyền thống,
người điều khiển ban đầu sẽ hô giá cao, rồi thấp dần cho tới khi có người mua
chấp nhận mức giá đó hoặc chạm đến mức giá sàn dự định bán ra. Người mua
đó sẽ mua món hàng với mức giá đưa ra cuối cùng. Hình thức này đặc biệt hiệu
quả khi cần đấu giá nhanh món hàng nào đó, vì có những cuộc mua bán không
cần đến lần trả giá thứ hai, một ví dụ tiêu biểu là việc bán hoa tulip. Kiểu đấu
giá này còn được sử dụng để mô tả đấu giá trực tuyến khi một số món hàng
đồng nhất được bán đồng thời cho một số người cùng ra giá cao nhất.
- Đấu giá kín theo giá thứ nhất: tất cả mọi người cùng đặt giá đồng thời,
không ai biết giá của ai, người ra giá cao nhất là người được mua món hàng.
- Đấu giá kín theo giá thứ hai (đấu giá Vickrey): tương tự như đấu giá
kín theo giá thứ nhất, tuy nhiên người thắng chỉ phải mua món hàng với mức
giá cao thứ hai chứ không phải giá cao nhất mình đặt ra.
2
- Đấu giá câm: đây là một biến thể của đấu giá kín, thường dùng trong các
cuộc đấu giá từ thiện, liên quan tới việc mua một tập các món hàng giống nhau,
người tham gia sẽ đặt giá vào một tờ giấy đặt kế món hàng, họ có thể được biết
hoặc không được biết có bao nhiêu người tham gia và giá mà họ đưa ra. Người
trả cao nhất sẽ mua món hàng với giá mình đã đặt.
- Đấu giá kiểu thầu (đấu thầu): hình thức này tráo đổi vai trò người bán

và người mua. Người mua đưa ra bản yêu cầu báo giá cho một loại hàng nào đó
và các nhà cung cấp sẽ đưa ra giá thấp dần với mong muốn giành lấy gói thầu
đó. Vào cuối buổi đấu giá, người ra giá thấp nhất sẽ thắng cuộc.
- Đấu giá nhượng quyền: đây là hình thức đấu giá dài vô hạn định, dành
cho những sản phẩm có thể được tái bản (bản thu âm, phần mềm, công thức làm
thuốc), người đấu giá đặt công khai giá lớn nhất của họ (có thể điều chỉnh hoặc
rút lại), người bán có thể xem xét kết thúc cuộc đấu giá bất cứ lúc nào khi chọn
được mức giá vừa ý. Những người thắng cuộc là những người đặt giá bằng hoặc
cao hơn giá được chọn, và sẽ nhận được phiên bản của sản phẩm.
- Đấu giá ra giá duy nhất: Trong hình thức này, người đấu giá sẽ đưa ra
giá không rõ ràng, và được cung cấp một phạm vi giá mà họ có thể đặt. Một
mức giá duy nhất có thể cao nhất hoặc thấp nhất từ các các mức giá được ra giá
sẽ thắng cuộc. Ví dụ, nếu một cuộc đấu giá quy định mức giá cao nhất là 10;
năm giá cao nhất là 10, 10, 9, 8, 8 thì 9 sẽ là giá thắng cuộc vì là người ra giá
duy nhất đạt giá cao nhất. Hình thức này phổ biến trong các cuộc đấu giá trực
tuyến.
- Đấu giá mở: đây là hình thức được sử dụng trong thị trường chứng khoán
và trao đổi hàng hoá. Việc mua bán diễn ra trên sàn giao dịch và người giao
dịch đưa ra giá bằng lời ngay tức thì. Những giao dịch có thể đồng thời diễn ra
ở nơi khác trong sàn mua bán. Hình thức này dần được thay thế bởi hình thức
thương mại điện tử.
- Đấu giá giá trần: hình thức đấu giá này có giá bán ra định trước, người
tham gia có thể kết thúc cuộc đấu giá bằng cách đơn giản chấp nhận mức giá
này. Mức giá này do người bán định ra. Người đấu giá có thể chọn để ra giá
hoặc sử dụng luôn mức giá trần. Nếu không có người chọn giá trần thì cuộc đấu
giá sẽ kết thúc với người trả mức cao nhất.
- Đấu giá tổ hợp: trong một số trường hợp, sự định giá của người mua là
một tập món hàng với số lượng và chủng loại khác nhau (gọi là tổ hợp). Ví dụ,
nếu bánh xe đạp và khung xe được bán rời ra trong một cuộc đấu giá, thì đối với
người ra giá 1 tổ hợp bao gồm 1 bánh xe hoặc 1 khung xe chẳng có giá trị gì cả,

nhưng 2 bánh xe và 1 khung xe thì lại đáng giá đến $200. Nếu bị buộc phải mua
3
từng phần trong những cuộc đấu giá khác nhau, người ra giá có thể gặp trường
hợp oái oăm: thắng được một số món được rao bán trước nhưng lại thua khi đấu
những món được rao bán sau; mặt khác, thua ngay trong cuộc đấu giá đầu tiên
thì chắc chắn anh ta sẽ không có được tổ hợp mong muốn. Tình thế này có để
được giải quyết bằng cách bán tất cả các món đồng thời và cho phép người mua
đăng ký ra giá cho một tổ hợp các món hàng. Sự ra giá theo tổ hợp như vậy sẽ
đề nghị một giá để trả cho tất cả các món trong tổ hợp, nếu thắng thì có được tổ
hợp, ngược lại sẽ không phải mua bất cứ món gì trong tổ hợp.
5. Quy trình đấu giá quốc tế
- Giai đoạn chuẩn bị:
+ Chuẩn bị hàng hóa.
+ Đăng quảng cáo.
+ Xây dựng thể lệ đấu giá.
+ Trưng bày hàng hóa để người mua có thể xem hàng hóa.
- Đấu giá chính thức:
+ Cuộc đấu giá bắt đầu tại thời gian và địa điểm quy định.
+ Trong khi đấu giá người mua có thể rút lại giá đã trả trước khi hàng hóa
được ấn định bán và người bán cũng vậy.
- Ký kết hợp đồng và giao hàng
+ Sau khi kết thúc người mua sẽ ký hợp đồng và trả một phần tiền hàng.
Công ty đấu giá sẽ công bố phiếu đấu giá (khái quát hàng hóa, giá ký kết…).
+ Người bán thường phải trả một khoản phí cho công ty phục vụ đấu giá.
II. Đấu giá ở Việt Nam.
1. Đấu giá trực tiếp.
Hiện nay, trong cả nước đã có 63 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản ở
63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do UBND tỉnh thành lập và 104
doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được thành lập theo quy định của pháp luật về
doanh nghiệp nhưng chưa có cơ sở nào có thể trở thành nơi đấu giá quốc tế.

2. Đấu giá quốc tế tại Việt Nam.
4
Xét bên công ty trung gian đấu giá
- Để so sánh giữa các công ty trung gian đấu giá Việt Nam với những công
ty trung gian đấu giá trên thế giới thì đó sẽ là một trời một vực về cả quy mô lẫn
danh tiếng. Ví dụ như Sotheby’s được thành lập từ năm 1744 tại LonDon, Anh;
hay Christie’s 1766 của London, Anh
- Kinh nghiệm và cơ sở tổ chức đấu giá quốc tế tại Việt Nam chưa phát
triển.
Xét về bên bán
- Do ý thức, thói quen đem đấu giá của người Việt Nam không như những
nước trên thế giới.
- Sự hiểu biết của người Việt Nam về đấu giá quốc tế còn non kém.
Xét về bên mu a
- Với đấu giá quốc tế chủ yếu nằm đến đối tượng tài sản văn hóa nghệ
thuật ( tranh, cổ vật…) hướng tới những người thực sự quan tâm và trả giá cao
nên người Việt khó có thể mua được.
3. Một số biện pháp cải thiện.
Bên công ty trung gian
- Các công ty đấu giá của Việt Nam cần phải tự tạo cho mình uy tín, điều
này đòi hỏi các công ty phải tự tin vào bản thân, nâng cao chuyên ngành nghiệp
vụ của các nhân viên trong công ty: thẩm định giá, marketing…
- Liên kết, hợp tác với các công ty đấu giá nổi tiếng và có kinh nghiệm trên
thế giới.
Bên bán
Bên bán cần phải tự củng cố cho mình về kiến thức trong đấu giá, đấu giá
quốc tế để có đủ tự tin tham gia vào các sàn giao dịch.
4. Một số phiên đấu giá quốc tế của Việt Nam.
Đấu giá cổ vật Cà Mau.
- 76.000 món hàng hóa gồm: bình, ấm, chén, đĩa, thìa, tượng có chất liệu

gốm, sứ được Việt Nam mang đi bán đấu giá tại Nhà đấu giá Sotheby’s ở
Amsterdam, Hà Lan vào cuối tháng 1-2007 vốn được khai quật vào các năm
5
1998, 1999 từ một chiếc tàu cổ bị chìm tại vùng biển Cà Mau. Thông qua nhà
môi giới là Công ty Unicom (Mỹ), việc đấu giá lô cổ vật khổng lồ trên được ủy
thác cho Công ty đấu giá quốc tế Sotheby’s.

Một cảnh đấu giá của nhà Sotheby’s.
- Do giá trị cao của các món cổ vật được chế tác bởi những lò gốm sứ nổi
tiếng thời nhà Thanh như lò của Cảnh Đức Trấn nên mặc dù buổi đấu giá được
tổ chức vào thời điểm chưa phải là thuận lợi nhất nhưng đã thu hút được sự
quan tâm và tham gia của nhiều nhà kinh doanh, sưu tập đồ cổ đến từ các nước
Anh, Đức, Pháp, Bỉ, Nga, Monaco, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Úc, Trung
Quốc, Nam Phi Ngay trong cuộc đấu giá này, một nhà doanh nghiệp đến từ
Việt Nam, Giám đốc Công ty Đoàn Ánh Dương, cũng đã trực tiếp đấu giá tham
gia.
- Toàn bộ lô hàng trên được các nhà sưu tầm mua lại với giá trên 3,046
triệu euro (tương đương 3,9 triệu USD). Sau khi trừ thuế thu nhập ở đất nước tổ
chức bán đấu giá, con số này còn khoảng 2,536 triệu euro, tiếp tục chúng ta phải
trích 20% hoa hồng cho Công ty Sotheby’s theo hợp đồng. Ngoài ra còn các chi
phí khác như: Chi phí cho cuộc khai quật khảo cổ dưới nước tại khu vực tàu
đắm là trên 15,5 tỉ đồng; trong đó chi phí cho đơn vị trực tiếp trục vớt là 11 tỉ
đồng; 4,5 tỉ đồng dành cho việc bảo vệ, xử lý kỹ thuật và bảo quản cổ vật. Như
vậy, trong việc bán lô cổ vật này nhà nước ta chỉ thu về ngót nghét hơn 1 triệu
6
euro! Điều đó cũng đồng nghĩa với chi phí của việc khai quật và bán đấu giá đã
chiếm gần 2/3 trị giá lô cổ vật này.

Một số cổ vật được đấu giá.
Nguyên nhân và kinh nghiệm cho đấu giá quốc tế cho Việt Nam.

Dưới đấy là một số nguyên nhân và kinh nghiệm do vneconomy.vn đặt ra
- Vấn đề lựa chọn nhà đấu giá. Hiện nay ngoài các nhà đấu giá nổi tiếng
như Christie’s, Sotheby’s còn có nhiều nhà đấu giá và các trung tâm đấu giá
khác tập trung ở các trung tâm thương mại, tài chính trên thế giới và có thể dễ
dàng liên hệ với họ qua Internet, điện thoại, fax. Thực hiện được điều này sẽ
giúp chủ tài sản giảm bớt các khoản chi phí trung gian, đồng thời lựa chọn được
nhà đấu giá có năng lực phù hợp với yêu cầu của mình.
- Trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng ủy thác đấu giá, chủ tài sản
cần lưu ý các điều khoản chủ yếu: tỷ lệ hoa hồng cho nhà đấu giá; phân chia
trách nhiệm, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bảo hiểm; phương thức
xác định giá hàng hóa, doanh thu thuần; phương thức chuyển trả doanh thu
thuần cho chủ tài sản; cách thức xử lý các trường hợp đặc biệt bao gồm ngưng
bán đấu giá theo yêu cầu của bên chủ tài sản hoặc của nhà đấu giá, bán không
được hoặc bán không hết hàng, người mua có khiếu nại về chất lượng hàng ;
7
lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng và cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp
hợp đồng.
- Cần chú ý đến các bước chuẩn bị trước đấu giá của nhà đấu giá. Căn cứ
vào thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác đấu giá và kế hoạch chuẩn bị của nhà
đấu giá đính kèm hợp đồng, chủ tài sản có quyền yêu cầu nhà đấu giá phải
thường xuyên cung cấp thông tin cho mình. Trường hợp phát hiện và có chứng
cứ cho thấy nhà đấu giá không thực hiện đúng theo thỏa thuận thì chủ tài sản có
quyền yêu cầu bằng văn bản ngưng bán đấu giá tài sản.
Do nhóm đặt ra
- Do chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm cho việc đấu giá quốc tế nên mắc
phải những sai lầm đáng tiếc như trên là không tránh khỏi, vậy nhà nước lên có
những chính sách khuyến khích phát triển đấu giá, ra tăng thêm kiến thức về
đấu giá quốc tế và tạo điều kiện cho các chuyên gia kiểm định trong nước có cơ
hội đến những nước đã phát triển đấu giá quốc tế để học hỏi thêm kinh nghiệm
tránh phụ thuộc vào các nước khác.

Đấu giá tranh Việt Nam.
- Tranh Việt Nam xuất hiện đầu tiên ở các kệ đấu giá của Sotheby’s vào
khoảng năm 1997, với những tên tuổi như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao
Đàm, Bùi Xuân Phái… Ngay những năm sau đó tranh Việt Nam đã có một vị trí
không thể thiếu được ở những phiên đấu giá, bởi sự hâm mộ của nhiều nhà sưu
tập, nhà đầu tư nghệ thuật đến từ Pháp, Singapore…
- Tranh Việt Nam đã đóng góp vào sự thành công về doanh thu của nhà
đấu giá, rất nhiều các tác phẩm đưa ra chào bán, đã vượt xa sự phỏng đoán của
giới chuyên môn, kéo theo đó là hàng loạt các danh họa được biết đến, như
Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Bùi Xuân Phái,
Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên… Và những danh họa này trở
8
thành đối tượng săn lùng của nhiều người nước ngoài, và được hâm mộ rất cao
ở nhiều phiên đấu giá tiếp theo.

- Năm 2006 tại Singapore, Sotheby’s đã bán tác phẩm Nostalgie (Hoài cố
hương, 60,5 x 46cm, lụa, 1938) của Lê Phổ (1907-2001) được hơn 300.000
USD. Tính đến nay, đây có thể là tác phẩm đắt giá nhất của Việt Nam tại một
phiên đấu giá nghệ thuật chuyên nghiệp.
- Rất nhiều người hâm mộ nước ngoài có thời kỳ lùng sục để mua bằng
được tranh của các tác giả vừa kể trên, mua ngay ở trong nước, chứ không
thông qua quy trình chuyên môn của nhà đấu giá, và cũng từ đó, tranh giả đã
xuất hiện rất nhiều, rồi lần lượt có mặt trên những kệ đấu giá danh tiếng tại khu
vực. Và điều này đã góp phần vào việc “đóng lại cửa”, khiến cho tranh Việt có
thể mất nguy cơ được đấu giá.
- Chính vì thế chuyện họa sĩ Bùi Thanh Phương phát đơn kiện hãng đấu
giá Sotheby's ở Hồng Công năm 2008 gây xôn xao dư luận, khi họ rao bán một
số bức tranh giả mang tên thân phụ ông - họa sĩ Bùi Xuân Phái là do - trên
trang web trước khi vào phiên đấu giá. Với những lập luận và dẫn chứng xác
đáng, họa sĩ Bùi Thanh Phương đã làm ông chủ hãng đấu giá choáng váng, vội

9
xóa bỏ những thông tin về phiên đấu giá và các bức tranh giả nói trên. Họ dám
đấu giá tranh "cop", bởi trên thực tế, không ít các sàn đấu giá khác cũng đã từng
bán tranh Bùi Xuân Phái giả và đều trót lọt. Vụ kiện của họa sĩ Bùi Thanh
Phương tuy gây chấn động cho các sàn đấu giá trên thế giới, nhưng quả rất đơn
độc, và hành trình tiếp sẽ đi tới đâu, thì đến nay vẫn còn là dấu hỏi.
- Sở dĩ có vấn nạn trên là do Việt Nam chưa có một đội ngũ thẩm định
tranh nước nhà thực sự tốt, nền hội họa của nước ta còn yếu kém, mỗi lần đem
tranh đi đấu giá đều phụ thuộc vào chuyên gia kiểm định của nước ngoài.
5. Đấu giá tại quốc gia Việt Nam.
Về đối tượng đem đấu giá.
- Thị trường bán đấu giá ở nước ta đã hình thành chủ yếu là: tang vật thi
hành án, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; tài sản cầm cố thế chấp
được ngân hàng cho phát mại…
- Ngoài ra còn có đấu giá quyền sử dụng đất cũng khá phổ biến. Thường là
đấu giá đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước cho người dân sử dụng. Các phiên
đấu giá đều được UBND của các tỉnh ấn định về giá sàn, diện tích lô đất được
đấu giá Người dân tham gia đấu giá phải nộp hồ sơ mới đc tham gia phiên đấu
giá.
- Các dự án được đấu giá đều được quy hoạch đồng bộ về hạ tầng với
đường giao thông, điện sinh hoạt, chiếu sáng nhằm tạo thuận lợi cho việc đi
lại, sinh hoạt của các hộ gia đình.

Một khu đất được đem đấu giá.
10
Về mức phí đấu giá :
Người bán đem sản phẩm ra đấu giá phỉa đặt trước 1 khoản phí là từ 5%
==> 15% giá sàn tài sản đưa ra . Nhằm khắc phục tình trạng những người tham
gia đấu giá liên kết với nhau để dìm giá hoặc họ sẵn sàng chịu mất số tiền đặt
trước trong trường hợp từ chối mua tài sản với mục đích gây khó khăn cho

người có quyền và lợi ích liên quan hoặc vì mục đích vụ lợi.
 Những tài sản do cá nhân, tổ chức uỷ quyền bán đấu giá còn hạn
chế và điều này phần nào giải thích được lý do tại sao thị trường bán đấu giá tài
sản của nước ta chưa thực sự phát triển.
Trình tự thực hiện thực hiện đấu giá tài sản :
- Công dân đến đăng ký đi xem xét hiện trạng tài sản tại Trung tâm (khi đi
mang theo CMT phôtô).
- Đi xem xét hiện trạng tài sản theo hướng dẫn của Trung tâm hoặc của bên
có tài sản bán…
- Mua hồ sơ đăng ký tham dự đấu giá, nộp tiền đặt cọc tham dự đấu giá
theo hướng dẫn của Trung tâm hoặc của bên có tài sản bán.
- Đến tham dự đấu giá.
- Nộp tiền mua tài sản nếu trúng đấu giá và được trả lại tiền đặt cọc nếu
không trúng đấu giá (theo hướng dẫn của Trung tâm).
Hoạt động bán đấu giá ở nước ta hiện nay còn nhiều vướng mắc và khó
khăn.
- Lệ phí bán đấu giá bị khống chế, thường chưa đáp ứng nhu cầu. Mặc dù
pháp luật quy định mức lệ phí do thoả thuận giữa chủ tài sản và doanh nghiệp
đấu giá, nhưng tài sản chủ yếu thuộc quyền của cơ quan nhà nước, nên những
người thi hành không dám thoả thuận, bởi họ sợ bị nghi ngờ là không minh
bạch. Họ thường đưa ra mức thù lao thấp nhất.
- Muốn bán được tài sản thì phải truyền thông quảng cáo cho sản phẩm,
trong khi đó các trung tâm giao dịch phải chi phí cho khâu tuyên truyền quảng
11
cáo, trong khi thù lao trả cho doanh nghiệp đấu giá quá thấp, buộc các trung tâm
giao dịch phải hạn chế quảng cáo tài sản → Các phiên đấu giá khó thực hiện.
- Quá trình tham gia đấu giá phải qua nhiều thủ tục, đòi hỏi người mua cần
am hiểu luật pháp về lĩnh vực này, nên đã hạn chế số lượng khách hàng tham
gia.
- Mục đích là để tài sản đấu giá rơi vào tay chúng với giá quá “bèo”, rồi

sau đó chúng bán lại cho.
6. Đấu Giá Trực Tuyến Ở Việt Nam.
Những ưu điểm của mô hình thương mại này.
- Ít bị ràng buộc thời gian.
- Không ràng buộc địa lý.
- Sức mạnh của tương tác xã hội.
- Số lượng người đấu giá lớn.
- Số lượng người bán hàng lớn.
- Kích thích mạng lưới kinh doanh.
- Một hình mẫu hiệu quả của sự chênh lệch giá.
Tình trạng đấu giá trực tuyến tại VN .
Mặc dù hình thức mua bán đấu giá ở nước ngoài đã và đang hết sức phổ
biến với các trang web như vbid.vn, ebay.com, Yahoo Auction nhưng ở Việt
Nam hình thức này còn hết sức sơ khai.
12
Một phiên đấu giá trên website vbid.
Lý do.
- Người mua hàng tại Việt Nam có vẻ chưa quen hoặc ngại mua bán theo
hình thức đấu giá. Theo một số người cho biết, đấu giá khá mất thời gian nên họ
thường tìm đến các kênh mua bán trực tiếp để tìm mua những món hàng phù
hợp.
- Nguyên nhân khách quan khác là hệ thống thanh toán điện tử (thương
mại điện tử) ở VN còn chưa phát triển dẫn đến tình trạng gian lận trong khi giao
dịch hàng hóa , vì vậy cả người mua và người bán đều lo sợ rủi ro trong khi trao
đổi.
13
Nhóm 11
14
Họ và Tên Lớp Đánh giá Chữ ký
1. Nguyến Hữu Tuấn (NT) K44I6

2. Bùi Huy Toàn K44I1
3. Đào Thị Mai Trang K44I5
4. Chu Thanh Tùng K44I1
5. Nguyễn Sơn Tùng K44I4
6. Phạm Văn Tường K44I4
7. Nguyễn Văn Tuyên K44I2
8. Nguyễn Hồng Việt K44I4
9. Hồ Thị Bảo Yến K44I6
10. Lê Thị Vân K43I4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Môn: Quản Trị Tác Nghiệp Thương Mại Quốc Tế
Nhóm: 11
Buổi họp lần 1
I. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: 8h ngày 11/9/2010
- Địa điểm: sân H2
- Thành viên tham gia: 10/10
II. Nội dung buổi họp
- Phân chia tích đề tài.
- Phân chia nhiệm vụ làm việc.
15
Ngày 11/09/2010
Nhóm trưởng Thư ký
Nguyễn Hữu Tuấn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Môn: Quản Trị Tác Nghiệp Thương Mại Quốc Tế

Nhóm: 11
Buổi họp lần 2
I. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: 8h ngày 16/10/2010
- Địa điểm: sân H2
- Thành viên tham gia: 10/10
II. Nội dung buổi họp
- Nhóm trưởng thu tài liệu về tổng hợp.
16
- Phân chia:
+ Nguyễn Hồng Việt làm slide.
+ Phạm Văn Tường và Chu Thanh Tùng thuyết trình.
+ Các bạn còn lại tìm hiểu thêm để trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi cho nhóm
khác.
Ngày 16/10/2010
Nhóm trưởng Thư ký
Nguyễn Hữu Tuấn
17

×