Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 129 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––




LÊ NGỌC BÌNH




BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ
XÂM NHẬP HỌC ĐƢỜNG TẠI CÁC TRƢỜNG THCS
HUYỆN SƠN DƢƠNG – TUYÊN QUANG






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC









THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––



LÊ NGỌC BÌNH



BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ
XÂM NHẬP HỌC ĐƢỜNG TẠI CÁC TRƢỜNG THCS
HUYỆN SƠN DƢƠNG – TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ





Thái Nguyên, năm 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu


i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma tuý xâm nhập học
đường ở các trường THCS huyện Sơn Dương – Tuyên Quang” được thực hiện từ
tháng 11/2012 đến tháng 8/2013. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau, các thông tin đã được ghi rõ nguồn gốc, số liệu đã được tổng hợp và xử lí.
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm
2013

Tác giả
Lê Ngọc Bình























Số hóa bởi trung tâm học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN


Với sự kính trọng và tình cảm chân thành, tác giả trân trọng cảm ơn:
Khoa Sau Đại học, khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên cùng các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, góp
ý, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT Tuyên Quang, các đồng

chí cán bộ quản lý của 6 trường THCS trên địa bàn huyện Sơn Dương và các bạn
đồng nghiệp đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin, tư liệu giúp đỡ tác giả trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với
GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tác
giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Những người thân trong gia đình và các đồng chí, đồng nghiệp thường
xuyên động viên tác giả học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng bản luận văn này chắc chắn vẫn không
tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm
2013

Tác giả luận văn

Lê Ngọc Bình

Số hóa bởi trung tâm học liệu


iii
MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt
iv

Danh mục các bảng v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ cụ thể của đề tài 3
6. Giới hạn của đề tài nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Đóng góp của đề tài 6
9. Cấu trúc luận văn 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY XÂM NHẬP TRONG CÁC
NHÀ TRƢỜNG 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1. Hoạt động PCMT ở một số nước trên thế giới 7
1.1.1.1. Các nước Châu Á 7
1.1.1.2. Các nước Châu Mỹ 7
1.1.1.3. Các nước Châu Âu 8
1.1.1.4. Các nước Châu Đại Dương 8
1.1.1.5. Các nước Châu Phi 8
1.1.2. Hoạt động phòng chống ma túy ở Việt Nam 9
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 12
1.2.1.Khái niệm về quản lý 12
1.2.1.1. Bản chất quản lý 13
Số hóa bởi trung tâm học liệu


iv
1.2.1.2. Chức năng quản lý 13

1.2.2. Khái niệm về quản lý nhà trường 13
1.2.2.1. Quản lý nhà trường 13
1.2.2.2. Quản lý trường THCS 14
1.2.3. Khái niệm về tệ nạn ma túy 15
1.2.3.1. Tệ nạn xã hội 15
1.2.3.2. Ma túy là gì ? 16
1.2.3.3. Các loại ma túy thường gặp 17
1.2.4. Tác động xấu của ma túy đối với sự phát triển nhân cách học sinh THCS 19
1.2.4.1. Một vài đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS 19
1.2.4.2. Tác động xấu của ma túy đối với học sinh THCS, gia đình và xã hội 21
1.2.4.3. Một số dấu hiệu để có thể phát hiện các em đang sử dụng ma túy 22
1.3. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phòng, chống ma túy 25
1.3.1. Đảng và Nhà nước với công tác giáo dục phòng, chống ma túy 25
1.3.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo với công tác giáo dục phòng, chống ma túy 26
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong các trường THCS 28
1.4.1. Mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GDPCMT trong trường học 28
1.4.1.1. Mục tiêu giáo dục phòng chống ma túy trong trường học 28
1.4.1.2. Nội dung giáo dục phòng chống ma túy trong trường học 29
1.4.1.3. Hình thức giáo dục phòng chống ma túy trong trường học 29
1.4.1.4. Phương pháp giáo dục phòng chống ma túy trong trường học trong trường học 30
1.4.2. Vị trí, vai trò của quản lý công tác GDPCMT trong các trường THCS 30
1.4.3. Nội dung quản lý công tác giáo dục phòng chống ma túy xâm nhập học đường
trong các trường THCS 31
Kết luận chương 1 32
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ
XÂM NHẬP HỌC ĐƢỜNG TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ Ở HUYỆN SƠN DƢƠNG - TUYÊN QUANG 33
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục huyện Sơn Dương - Tuyên Quang 33
2.1.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Sơn Dương - Tuyên Quang 33
Số hóa bởi trung tâm học liệu



v
2.1.2. Khái quát đặc điểm tình hình giáo dục huyện Sơn Dương - Tuyên Quang 33
2.2. Nhận thức của học sinh trung học cơ sơ huyện Sơn Dương - Tuyên Quang 37
2.2.1. Tác hại của ma túy 37
2.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy 40
2.2.3. Các giai đoạn đưa học sinh đến với thuốc lá ma túy 51
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động GDPCMT tại các trường THCS huyện Sơn Dương
- Tuyên Quang 52
2.3.1. Thực trạng hoạt động GDPCMT cho học sinh 52
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý GDPCMT của hiệu trưởng các trường THCS
huyện Sơn Dương 60
2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy
tại các trường THCS huyện Sơn Dương - Tuyên Quang 66
2.3.3.1. Những ưu điểm 66
2.3.3.2. Những tồn tại 67
2.3.3.3. Những thuận lợi 67
2.3.3.4. Những khó khăn 68
Kết luận chương 2 69
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN
LÝ PHÒNG CHỐNG MA TÚY XÂM NHẬP HỌC ĐƢỜNG TRONG
CÁC TRƢỜNG THCS Ở HUYỆN SƠN DƢƠNG - TUYÊN QUANG . 70
3.1. Các nguyên tắc định hướng trong việc xây dựng các biện pháp 70
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn 70
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi 70
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp 70
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ 70
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh phòng chống ma túy xâm nhập
học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương - Tuyên quang 71

3.2.1. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và học sinh
trong nhà trường về hoạt động giáo dục PCMT cho học sinh 71
3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp 71
Số hóa bởi trung tâm học liệu


vi
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 71
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 73
3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục học sinh PCMT xâm nhập
nhà trường 73
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp. 73
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 73
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 75
3.2.3. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội
trong hoạt động giáo dục PCMT cho học sinh 75
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp 75
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 75
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 79
3.2.4. Quản lý HĐGD học sinh phòng chống ma túy xâm nhập vào nhà trường thông
qua hoạt động dạy học của GV 80
3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp 80
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 80
3.2.5. Quản lý HĐGD học sinh phòng chống ma túy xâm nhập vào nhà trường thông
qua các hoạt động GD ngoại khoá 89
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp 89
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 90
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 92
3.2.6. Tăng cường quản lý và xây dựng CSVC, kỹ thuật, kinh phí phục vụ HĐGD học
sinh phòng chống ma túy 92

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp 92
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 92
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 93
3.2.7. Quản lý hoạt động xây dựng các phong trào thi đua 93
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp 93
3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 94
3.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 94
Số hóa bởi trung tâm học liệu


vii
3.2.8. Chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, động viên,
khen thưởng 94
3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp 94
3.2.8.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 95
3.2.8.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 95
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp đề xuất 96
3.4. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp 96
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 96
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 96
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm 96
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm 97
Kết luận chương 3 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99
1. Kết luận 99
2. Khuyến nghị 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC




Số hóa bởi trung tâm học liệu


iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BGD&ĐT
Bộ giáo dục và đào tạo
THCS
Trung học cơ sở
TH
Trung học
HS
Học sinh
MT
Ma tuý
PCMT
Phòng chống ma tuý
SGK
Sách giáo khoa
CNV
Công nhân viên
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
XH
Xã hội
LHQ
Liên hiệp quốc
QL

Quản lý
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
CBGV
Cán bộ giáo viên
QLGD
Quản lý giáo dục
SD&NMT
Sử dụng và nghiện ma tuý
PHHS
Phụ huynh học sinh
NĐ - CP
Nghị định chính phủ
BGH
Ban giám hiệu
GDPCMT
Giáo dục phòng chống ma tuý
SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
TNXH
Tệ nạn xã hội
ATGT
An toàn giao thông


Số hóa bởi trung tâm học liệu


v
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1: Các chất ma túy thường gặp ở Việt Nam 19
Bảng 1.2: Các biểu hiện bên ngoài của con nghiện 21
Bảng 1.3: Những biểu hiện khi nghiện một số loại ma túy thường gặp 24
Bảng 2.1: Bảng thống kê chất lượng văn hoá 36
Bảng 2.2: Bảng thống kê kết quả giáo dục đạo đức 36
Bảng 2.3: Thống kê sự hiểu biết các chất ma túy của học sinh 37
Bảng 2.4: Nguồn thông tin về tệ nạn ma túy học sinh được tiếp cận 38
Bảng 2.5: Hình thức giáo dục phòng chống ma túy được học sinh ưa thích 38
Bảng 2.6: Nhận thức của học sinh về mức độ nguy hại của ma túy 39
Bảng 2.7: Thái độ của học sinh về vấn đề phòng chống ma túy 39
Bảng 2.8: Khảo sát số lượng con trong gia đình 41
Bảng 2.9: Khảo sát nghề nghiệp của cha và mẹ 41
Bảng 2.10: Khảo sát trình độ học vấn của cha và mẹ 42
Bảng 2.11: Khảo sát tình trạng hôn nhân của cha và mẹ 42
Bảng 2.12: Các ý kiến của học sinh về gia đình va bạn bè 43
Bảng 2.13: Thống kê tình hình học sinh đã hút thuốc lá, uống rượu 48
Bảng 2.14: Ý kiến của thầy cô về nguyên nhân gây nghiện 51
Bảng 2.15: Nhận thức của hiệu trưởng về nguy cơ ma túy xâm nhập trường THCS 53
Bảng 2.16: Thái độ của hiệu trưởng về công tác phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập
học đường 54
Bảng 2.17: Những hình thức tuyên truyền nhà trường đã tổ chức có hiệu quả để giáo
dục phòng chống ma túy cho học sinh 55
Bảng 2.18: Mức độ hài lòng về công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy
trong nhà trường 55
Bảng 2.19: Nguyên nhân làm cho công tác tuyên truyền phòng chống ma túy chưa đạt
hiệu quả cao 56
Bảng 2.20: Nhận thức và thái độ của phụ huynh học sinh đối với việc phòng chống
ma túy 58
Số hóa bởi trung tâm học liệu



vi
Bảng 2.21: Nhận thức của Hiệu trưởng THCS về sự cần thiết của công tác QL hoạt
động GDHS phòng, chống TNMT xâm nhập học đường 60
Bảng 2.22: Tình hình thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động GD HS nhằm PCMT
của Hiệu trưởng trường THCS huyện Sơn Dương 61
Bảng 2.23: Thực trạng và tình hình sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ giáo dục
phòng, chống ma túy 64
Bảng 3.1: Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục phòng
chống ma túy cho học sinh tại các trường THCS huyện Sơn Dương 97






Số hóa bởi trung tâm học liệu


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Ngài Boutros Gali đã đánh giá “Trong
những năm gần đây, tình trạng nghiện ma túy đã trở thành hiểm họa của toàn nhân
loại, không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra khỏi ngoài vòng xoáy khủng khiếp của
nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma tý gây ra. Ma túy đang
làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt
những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh
tế - xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người Nghiêm trọng hơn ma túy còn

là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV - AIDS”.
Nghiện ma túy đã trở thành một trong những tệ nạn xã hội đang ngày càng
phát triển không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều các quốc gia trên thế giới. Tệ nạn ma
túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi
giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
Ma túy gắn với tội phạm ngày một tăng, tỷ lệ nghiện nặng chiếm đa số, các
loại ma túy được sử dụng ngày càng đa dạng… Diễn tiến phức tạp của tình trạng
nghiện ma túy hiện nay đặt ra cho xã hội những nhiệm vụ cấp bách. Chính phủ đã có
nhiều văn bản chỉ đạo hoạt động của công tác phòng chống và kiểm soát ma túy. Một
số ban ngành chức năng được thành lập và tiến hành những biện pháp phòng chống
ma túy một cách tích cực.
Tình trạng tái nghiện còn ở mức cao; nạn trồng cây thuốc phiện trên vùng núi
cao, tuyến biên giới còn phức tạp. Ma túy bùng phát, nhưng sự lo ngại chính là việc
độ tuổi của người nghiện ma túy ở Việt Nam ngày càng trẻ. Kết quả điều tra những
năm gần đây cho thấy, người nghiện ma túy dưới 18 tuổi chiếm 4,5%; dưới 30 tuổi
chiếm 68,3% và số người nghiện ma túy ở độ tuổi lao động là 80% trong tổng số
người nghiện ma túy.
Theo báo cáo trong Hội nghị tổng kết 5 năm phòng chống ma túy học đường
2006 - 2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tháng 12/2010 thì đến hết năm 2009
có 146.731 người sử dụng và nghiện ma tuý có hồ sơ, trong đó bao gồm cả cán bộ,
Số hóa bởi trung tâm học liệu


2
giáo viên và học sinh sinh viên trong ngành giáo dục; 63/63 tỉnh thành phố trên cả
nước, 90% quận huyện, trên 56% xã, phường, thị trấn đã có người sử dụng và nghiện
ma tuý. Độ tuổi của các đối tượng sử dụng và nghiện ma tuý ngày càng được trẻ hóa
năm 2001 số độ tuổi sử dụng và nghiện ma tuý dưới 30 tuổi chiếm 57,7% năm 2009
tăng lên 68,3%.

Tuy nhiên, dù nhiều biện pháp được thực thi, một lượng lớn tiền của đã bỏ ra
nhưng số người mắc nghiện và tái nghiện không hề giảm mà có chiều hướng gia tăng qua
từng năm, số người cai nghiện thành công chiếm một tỷ lệ vô cùng khiêm tốn.
Thanh niên là một lực lượng rất quan trọng trong mọi hoạt động xã hội, là một
bộ phận lao động chính, sau này là lực lượng góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Chính vì vậy, bọn tội phạm ma túy đã chọn thế hệ trẻ là khách hàng chiến lược vì
chúng sẽ đạt được mục tiêu lâu dài. Thủ đoạn của bọn tội phạm ma túy là bắt đầu với
những loại ma túy có hàm lượng ma túy rất nhẹ trong thuốc lá hoặc các loại nước
uống … với nhiều hình thức chào mời, dụ dỗ đưa các em đến ma túy một cách không
trực tiếp. Trong số những người mắc nghiện thì thanh niên chiếm một tỷ lệ khá lớn.
Hiện nay, với hàng loạt giải pháp của Chính phủ, các bộ, các đoàn thể đang
từng bước ngăn chặn tệ nạn ma túy, tệ nạn nghiện ma túy trong học sinh, sinh viên đã
giảm, song chưa cơ bản, chưa vững chắc, một số trường học vẫn chưa thưc sự quan
tâm đúng mức, chưa kiên trì, thường xuyên và liên tục.
Sơn Dương là huyện ở cửa ngõ phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách thành
phố Tuyên Quang 30 km, cách thành phố Thái Nguyên 54 km; giáp danh với huyện
Sơn Dương là các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Sơn Dương có nhiều
mỏ khai thác khoáng sản và một số cụm, điểm công nghiệp, có nhiều tuyến đường
giao thông huyết mạch quan trọng như quốc lộ 2c và quốc lộ 37 và khu di tích lịch sử
ATK Tân Trào. Từ năm 1990 trở lại đây, do tình trạng khai thác khoáng sản trái phép
diễn ra thường xuyên, người dân nhiều nơi đổ về nên tình hình tệ nạn xã hội, văn hoá
phẩm đồi truỵ, tệ nạn nghiện ma túy trên địa bàn huyện có nhiều diễn biến phức tạp
ảnh hưởng trực tiếp đến các trường phổ thông trên địa bàn huyện. Công tác giáo dục
PCMT trong trường học là một đòi hỏi quan trọng và cấp bách, là trách nhiệm của tất
cả mọi người, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục và công tác quản lý. Là
Số hóa bởi trung tâm học liệu


3
cán bộ tham mưu trực tiếp cho Ban Thường vụ Huyện uỷ Sơn Dương về các lĩnh vực

phát triển văn hoá xã hội, tôi xác định chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý
phòng chống tệ nạn ma tuý xâm nhập học đường ở các trường THCS huyện Sơn
Dương – Tuyên Quang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản
lý giáo dục với hy vọng đóng góp một phần nhỏ những biện pháp của mình vào công
tác PCMT trong các trường THCS huyện Sơn Dương.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của hoạt động quản lý phòng chống
ma tuý trong nhà trường nói chung và tại các trường THCS huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang nói riêng, tiến hành đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục phòng
chống ma tuý cho học sinh trong các trường THCS trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phòng chống ma tuý cho học sinh.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý giáo dục phòng chống ma tuý cho học sinh trong trường
THCS ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục phòng chống ma tuý cho học sinh trong trường THCS ở
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động phòng chống ma tuý cho học sinh THCS tại huyện Sơn Dương tỉnh
Tuyên Quang có thể đạt hiệu quả nếu có được những biện pháp quản lý của hiệu
trưởng trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện phù hợp với thực tiễn; phát
huy được tính tích cực tự giác của học sinh về nhận thức, thái độ và kỹ năng trong
việc phòng chống ma tuý; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội để ngăn chặn kịp
thời các ảnh hưởng của tệ nạn ma tuý ngoài xã hội xâm nhập học đường.
5. Nhiệm vụ cụ thể của đề tài
5.1. Xác định cơ sở lý luận của việc giáo dục và quản lý hoạt động phòng
chống tệ nạn ma tuý xâm nhập học đường trong nhà trường phổ thông.
5.2. Đánh giá thực trạng việc thực hiện các biện pháp quản lý phòng chống ma
túy xâm nhập vào các trường THCS huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


4
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma tuý xâm nhập học
đường trong nhà trường phổ thông.
6. Giới hạn của đề tài nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
Vấn đề quản lý, giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý xâm nhập học đường ở
các trường THCS huyện Sơn Dương – Tuyên Quang
6.2. Giới hạn về không gian
Đề tài tiến hành khảo sát các đối tượng là hiệu trưởng, giáo viên, phụ huynh,
học sinh tại 6 trường THCS huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (trong đó có 1
trường điểm của huyện và 3 trường ở các xã quanh khu vực thị trấn 02 trường ở xã
cách xa khu vực thị trấn).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc và nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, các văn bản pháp quy, chủ
trương chính sách của đảng và nhà nước và của ngành giáo dục và đào tạo có liên
quan đến đề tài quản lý công tác giáo dục phòng chống ma túy nói chung và công tác
giáo dục phòng chống ma túy nói riêng.
7.1.2. Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu
Các nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề nghiện hút ma túy trong
xã hội hiện nay được công bố trên các ấn phẩm trong và ngoài nước, cũng như trong
các báo cáo tổng kết, các hội nghị về vấn đề phòng chống và cai nghiện ma túy ở
Việt Nam chưa được in ấn sẽ được nghiên cứu một cách có hệ thống và được phân
tích tổng hợp.
Ngoài ra, những sự kiện, số liệu được công bố trên báo chí cũng được thu thập
và phân tích.

7.1.3. Các phương pháp điều tra thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân học sinh, giáo viên.
- Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại trực tiếp.
- Quan sát.
Số hóa bởi trung tâm học liệu


5
7.1.4. Các phương pháp phân tích số liệu
- Các phương pháp phân tích định tính: phân tích nội dung, phân tích câu
chuyện đối thoại.
- Các phương pháp phân tích định lượng: sử dụng phương pháp thống kê toán học.
7.2. Xây dựng công cụ khảo sát thực trạng
7.2.1. Nguyên tắc xây dựng phiếu khảo sát, điều tra
- Đảm bảo tính khoa học.
- Phù hợp với nội dung phòng, chống ma túy để giải quyết nhiệm vụ và mục
đích đề tài.
+ Xây dựng phiếu điều tra học sinh: chủ yếu điều tra, tìm hiểu đời sống tình
cảm, gia đình và các nhận thức về ma túy của các em học sinh.
+ Xây dựng phiếu điều tra giáo viên: tìm hiểu về nhận thức hiểu biết về ma
túy, kết quả giáo dục của nhà trường. Từ đó, tìm hiểu đề xuất các giải pháp phòng,
chống ma túy từ phía giáo viên.
+ Đối với hiệu trưởng, công đoàn, chi đoàn, cha mẹ học sinh: tiến hành phỏng
vấn, trò chuyện, trao đổi về hoạt động phòng, chống ma túy.
7.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu
Chúng tôi chọn có định hướng 6 trường trung học cơ sở trên tổng số 31 trường
trung học cơ sở và 6 trường liên cấp TH và THCS thuộc Phòng Giáo dục – đào tạo huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (trong đó có 1 trường điểm của huyện và 3 trường ở các
xã quanh khu vực thị trấn 02 trường ở xã cách xa khu vực thị trấn).
+ Trường trung học cơ sở Hồng Thái (trường điểm)

+ Trường trung học cơ sở Hợp Thành
+ Trường trung học cơ sở Kháng Nhật
+ Trường trung học cơ sở Lê Văn Hiến
+ Trường trung học cơ sở Thượng Ấm
+ Trường trung học cơ sở Phúc Ứng
Mục đích chọn mẫu nghiên cứu ở các trường:
- Đối với các trường ở khu vực thị trấn: Thành phần học sinh được chọn lựa
đầu vào, gia đình quan tâm đến con cái, điều kiện ăn học thuận lợi hơn các loại
trường còn lại.
Số hóa bởi trung tâm học liệu


6
- Đối với trường trên địa bàn các xã: Phần lớn là các học sinh nông thôn miền
núi; đa số cha mẹ dành nhiều thời gian vào vệc kiếm tiền, ít quan tâm đến con cái, tỷ
lệ học sinh bỏ học, lưu ban cao. Đây là đối tượng rất dễ vấp ngã trước những thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt của bọn mua bán ma túy.
7.2.3. Tổ chức nghiên cứu
Phiếu khảo sát, chúng tôi thăm dò ở 6 trường, mỗi trường 80 phiếu dành cho
học sinh khối 8 và 9 (vì đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý …), phiếu
dành cho hiệu trưởng 31 trường trung học cơ sở và 6 trường liên cấp TH THCS
thuộc Phòng Giáo dục – đào tạo huyện Sơn Dương, 120 phiếu dành cho giáo viên,
200 phiếu dành cho phụ huynh học sinh thuộc 6 trường lựa chọn trong huyện.
8. Đóng góp của đề tài
Đề xuất các biện pháp nâng cao kết quả hoạt động quản lý phòng chống tệ nạn
ma tuý xâm nhập học đường ở các trường THCS huyện Sơn Dương – Tuyên Quang.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục các tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn

ma tuý xâm nhập trong các nhà trường.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy xâm
nhập học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Sơn Dương - Tuyên Quang.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý phòng
chống ma túy xâm nhập học đường tại các trường trung học cơ sở huyện Sơn Dương
- Tuyên Quang.







Số hóa bởi trung tâm học liệu


7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
TỆ NẠN MA TÚY XÂM NHẬP TRONG CÁC NHÀ TRƢỜNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Hoạt động PCMT ở một số nước trên thế giới
Từ rất lâu, người ta sử dụng ma túy như một phương tiện để chữa bệnh, cho nên
việc PCMT ít được quan tâm. Công tác PCMT chỉ được các nước trên thế giới quan
tâm khi họ nhận thấy rõ bản chất của chúng. Hiện nay, vấn đề ma túy không còn hạn
chế bởi quốc gia nào mà đã trở thành hiểm họa trên phạm vi toàn thế giới. Cho nên,
“chống ma túy” đã trở thành nhiệm vụ chung của tất cả các nước. Chúng ta có thể
điểm qua vài nét về lịch sử vấn đề này.
1.1.1.1. Các nước Châu Á
Ở Thái Lan, Luật PCMT đã có từ cuối những năm 1950. Ủy ban bài trừ ma túy

của Phủ thủ tướng được thành lập từ cuối những năm 1960. Năm 1982, nhà nước lại
thành lập ủy ban đặc biệt trấn áp hoạt động buôn bán ma túy ở biên giới Thái-Miến
(Thái Lan-Myanma). Trong những năm gần đây, việc lạm dụng ma túy ở Thái Lan đã
đến mức báo động, đặc biệt trong HS, SV. Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chương
trình “Trường học trắng” trong trường phổ thông nhằm đưa nhà trường và xã hội xích
lại gần nhau hơn.
Các nước Myanmar, Malaixia, Singapore, Brunay, Indonesia, Philippine đều có
luật PCMT và cơ quan chuyên trách PCMT. Nhìn chung luật pháp các nước đều có
hình phạt nặng đối với những kẻ buôn bán hoặc tàng trữ ma túy phi pháp. Trong pháp
lệnh chống ma túy đều có án tử hình. Malaixia, Singapore triển khai công tác giáo
dục PCMT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thành lập đội thiếu niên
tuyên truyền PCMT trong và ngoài nhà trường; tập huấn cán bộ chuyên môn giảng
dạy, biên soạn tài liệu về vấn đề ma túy và phụ trách công tác PCMT trong nhà
trường; tăng cường lồng ghép các nội dung về ma túy và tác hại của ma túy trong các
môn học có liên quan để nâng cao ý thức PCMT trong học sinh.
1.1.1.2. Các nước Châu Mỹ
Mỹ là nước tiêu thụ ma túy lớn nhất thế giới, vấn đề ma túy nghiêm trọng hơn
bất cứ quốc gia nào. Luật chống ma túy Liên bang sớm nhất nước Mỹ là “pháp lệnh
Số hóa bởi trung tâm học liệu


8
Halition” năm 1914. Năm 1930 chính phủ liên bang thành lập cục chống ma túy trong
Bộ Tài chính, tiến hành quản lý chất ma túy, heroine, cocaine đang lạm dụng lúc đó.
Năm 1986, Quốc hội Mỹ thông qua “pháp lệnh chống lạm dụng ma túy”, lần đầu tiên
đưa ra về mặt pháp luật một cách toàn diện đối với vấn đề lạm dụng ma túy và vấn đề
buôn lậu ma túy. Năm 1986, nhà trường ở nước Mỹ phải là nhà trường không có ma túy.
Các nước Trung và Nam Mỹ đều có luật chuyên về chống ma túy và áp dụng
luật hình sự để trừng trị các loại hoạt động tội phạm vi phạm pháp lệnh cấm ma túy.
Những năm 1970 đến nay, luật cấm ma túy là một loại luật pháp chủ yếu được coi

trọng ở các nước, phần lớn các nước đều có cơ quan chấp pháp chống ma túy.
Nhìn chung, các nước Trung và Nam Mỹ rất coi trọng công tác giáo dục
PCMT. Từ năm 1990, Bộ Giáo dục Pêru bắt đầu triển khai hoạt động chống lạm dụng
ma túy trong HS, yêu cầu phụ huynh HS và GV tích cực phối hợp thực hiện công tác
này. Braxin tiến hành tuyên truyền PCMT, thông qua nhà trường yêu cầu HS hiểu rõ
tác hại của ma túy và tránh xa ma túy. Ở một số nước vùng Nam Mỹ hàng ngày trên
các phương tiện thông tin đại chúng đều có chương trình tuyên truyền PCMT.
1.1.1.3. Các nước Châu Âu
Năm 1975, Ý đã ban bố pháp lệnh về vấn đề ma túy. Tháng 6 năm 1990, Quốc
hội thông qua Luật chống ma túy và thành lập “Cục chống ma túy Trung ương”. Các
nước Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức đều có pháp luật và cơ quan phụ trách
vấn đề PCMT từ những năm 80.
1.1.1.4. Các nước Châu Đại Dương
Năm 1987, Australia thực hiện luật PCMT, cho phép tịch thu tài sản những kẻ
buôn bán ma túy, yêu cầu các cơ quan tài chính phải báo cáo tình hình giao dịch tiền
tệ của tội phạm ma túy. Đầu những năm 1970, New Zealand thành lập cục tình báo
ma túy để thu thập và phân tích tình hình tội phạm ma túy nhằm thực hiện công tác
PCMT. Đến đầu những năm 1990, thành lập tổ công tác cấp Bộ chuyên đánh vào
hoạt động buôn bán ma túy và điều hòa chống ma túy của các ngành có liên quan
Chính phủ.
1.1.1.5. Các nước Châu Phi
Ai Cập là nước rất tích cực và nghiêm minh trong công tác phòng chống tội
phạm ma túy. Luật pháp về ma túy có quy định, những kẻ chế biến chất ma túy phi
Số hóa bởi trung tâm học liệu


9
pháp với mục đích buôn bán phải chịu tội tử hình và phạt tiền tùy tính chất, những kẻ
buôn lậu ma túy sẽ bị nghiêm trị, nhẹ thì vào tù, nặng thì xử tử hình. Trong các nước
Châu Phi, Ai Cập là nước có nét đặc sắc riêng về công tác giáo dục PCMT. Chính

phủ đã phát động phong trào đài truyền hình tham gia PCMT nhằm vào đặc điểm yêu
thích xem truyền hình của thanh thiếu nhi
Các nước khác như: Nigieria, Kênia, Nam Phi đã và đang phải đối mặt với
vấn đề ma túy ngày càng nghiêm trọng. Các quốc gia này cũng đã có luật pháp và cơ
quan làm nhiệm vụ bài trừ ma túy.
1.1.2. Hoạt động phòng chống ma túy ở Việt Nam
Vào năm Cảnh Trị thứ ba (1665) Nhà nước Phong kiến Việt Nam đã ban hành
đạo luật đầu tiên về “Cấm trồng cây thuốc phiện”. Đạo luật này nêu rõ: “Con trai, con
gái dùng thuốc phiện để thỏa lòng dâm dật, trộm cướp dùng nó để nhòm ngó nhà
người ta. Trong thì kinh thành, ngoài thì thôn xóm, vì nó mà có khi hỏa hoạn, khánh
kiệt tài sản. Vì nó mà thân thể tàn tạ, người chẳng ra người”. Đạo luật này còn quy
định: “Từ nay về sau quan lại và dân chúng không được trồng hoặc mua bán thuốc
phiện. Ai đã trồng thì phải phá đi, người nào chứa giữ thì phải hủy đi”. Năm Minh
Mạng thứ nhất (1820) có quy định thêm những hình phạt cụ thể đối với tội phạm ma
túy: gieo trồng, tàng trữ, buôn bán và nghiện hút thuốc phiện. Năm Tự Đức thứ ba
(1840), quy định hình phạt tử hình đối với tội phạm ma túy nghiêm trọng và chú
trọng biện pháp điều trị cho người nghiện hút thuốc phiện. Đặc biệt là vấn đề khen
thưởng hậu hỉ cho những người có công phát hiện hoặc tố giác đúng tội phạm ma túy.
Trong thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp (1858- 1954), công tác PCMT không
được chú trọng. Các cấp chính quyền bấy giờ không hề quan tâm đến việc phòng
chống thuốc phiện, tình trạng gieo trồng, tàng trữ, buôn bán và nghiện hút thuốc
phiện ở nước ta lại phát triển. Chính vì vậy, tệ nạn nghiện hút thuốc phiện làm cho
nhiều gia đình tan nát, nhiều người rơi vào hoàn cảnh túng quẫn, sức khoẻ bị hủy
hoại, trí tuệ cạn kiệt
Sau thành công của Cách mạng tháng Tám (1945), mặc dù chính quyền cách
mạng còn non trẻ song vấn đề đấu tranh với tệ nạn thuốc phiện đã được Chính phủ rất
quan tâm: Chính phủ đã cấm việc trồng trọt, buôn bán và sử dụng thuốc phiện ngoài
Số hóa bởi trung tâm học liệu



10
danh mục y tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị rõ ràng trong những nhiệm vụ cấp
bách của Nhà nước: “Cuối cùng tôi đề nghị cấm hút thuốc phiện”. Nghị định số
150/TTg của Chính phủ ban hành ngày 12/3/1952 ấn định chế độ tạm thời về
thuốc phiện; ngày 22/12/1952, Chính phủ lại ban hành Nghị định mới số 225/TTg sửa
đổi lại Nghị định 150/TTg. Nhìn chung, đây là cơ sở pháp lý đầu tiên của Nhà nước
Việt Nam về đấu tranh chống thuốc phiện nói chung. Sau hiệp định Giơnevơ năm
1954, ở miền Bắc XHCN, tệ nạn trồng, hút thuốc phiện đã căn bản xóa bỏ được.
Trong khi đó, ở Miền nam thời Mỹ- Ngụy, nạn nghiện hút, tiêm chích ma túy rất phát
triển ở Sài gòn, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ
Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (năm 1975) Đảng và Nhà
nước ta tiếp tục chủ trương bài trừ nạn trồng trọt, chế biến, sử dụng các chất ma túy.
Cuộc đấu tranh chống nạn ma túy đã đạt được nhiều kết quả từ năm 1975- 1984.
Nhưng từ giữa thập kỷ 80, do việc buông lỏng quản lý của Nhà nước và gia đình nên
tệ nạn ma túy có cơ hội phát triển. Vì thế, để kịp thời ngăn chặn tệ nạn này ngày
08/4/1991, Chính phủ ra Nghị quyết số 99/CT về việc vận động nhân dân không
trồng cây anh túc.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản để chỉ
đạo công tác PCMT, cụ thể như: Chỉ thị số 33/CT-TW ngày 01/3/1994 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng chỉ rõ: “Phòng chống, khắc phục có hiệu quả các tệ nạn xã
hội, trước hết là nạn mại dâm, nghiện ma túy, là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay của
Đảng và Nhà nước ta phải kiên quyết lãnh đạo thực hiện để có bước tiến bộ rõ rệt
ngay từ năm 1994”. Chỉ thị 06-CT/TW ngày 30/11/1996 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma
túy đã yêu cầu: “Các cấp ủy Đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác
phòng chống và kiểm soát ma túy, phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm từng
bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng sử dụng ma túy trong nhân dân ”
Văn kiện Đại hội IX của Đảng cũng đã nêu: “Phòng chống đẩy lùi các tệ nạn xã
hội, đặc biệt là ma túy. Thực hiện cơ chế, giải pháp đồng bộ về tuyên truyền, giáo
dục, chữa trị, đào tạo nghề, tạo việc làm. Xử lý nghiêm theo pháp luật những hành

động gây tệ nạn xã hội”
Số hóa bởi trung tâm học liệu


11
Theo báo cáo tổng kết của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng
chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2012 cả nước hiện có khoảng trên 172.000 người
nghiện, tăng 8,5% so với năm 2011. Số người sử dụng ma túy tổng hợp đang có xu
hướng tăng. Tình trạng nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên vẫn chưa giảm, theo
báo cáo của Vụ Công tác Chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến tháng 12 năm
2011: cả nước có 1.366 sinh viên, học sinh nghiện ma tuý gồm 822 HS,SV đang tiếp
tục học, 544 HSSV đó bỏ học hoặc theo học để cai nghiện. Mỗi năm số HSSV tiêu
hết 50-60 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Sở Lao động và Thương binh xã hội tỉnh Tuyên Quang thì
tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đến tháng 12. 2012 ở Sơn Dương có
trên 30% người nghiện đang ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Theo tổng kết của ngành Công an thì trong số những người nghiện ma túy phát
hiện được ở Hà Nội có tới 70% ở độ tuổi dưới 30. Ngay trong những người nghiện
lớn tuổi cũng dễ mắc nghiện từ khi họ còn ở tuổi thanh niên. Theo thống kê tại Thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy năm 2000 độ tuổi phạm pháp từ 14 - 17 tuổi là 40% tổng
số vụ phạm pháp bị phát hiện có liên quan đến ma túy. Ở độ tuổi này các em đang tập
làm người lớn, muốn khẳng định mình nhưng lại chưa nhận thức đầy đủ về các vấn
đề, không có kinh nghiệm và không tự chủ được trước những cám dỗ.
Trong những năm qua, nhiều nhà quản lý giáo dục đã dành khá nhiền thời gian
nghiên cứu về tệ nạn ma túy để tìm ra các biện pháp quản lý hiệu quả nhất như:
- Tác giả Vũ Ngọc Bừng với cuốn: “Phòng chống ma túy trong nhà trường”
(1997), tác giả Nguyễn Thị Miến với bài viết: “Vai trò của người vợ, người mẹ với
việc lôi kéo chồng ra khỏi ma túy” (1999), tài liệu bồi dưỡng “Những vấn đề về phòng
chống tệ nạn ma túy” của Trung tâm giáo dục dạy nghề Bình Triệu (từ năm 1994 đến
2000), tác giả Phạm Ngọc Cường với cuốn “Sổ tay phòng chống tội phạm và tệ nạn

xã hội”
- Với đề tài nghiên cứu “Biện pháp giáo dục phòng chống ma túy ở một số
trường trung học phổ thông tỉnh Lai Châu” (2003), tác giả Nguyễn Mạnh Chủ đã tập
trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng nhận thức và những vấn đề vi phạm ma túy của
HS trường THPT trên địa bàn tỉnh Lai Châu, trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số
biện pháp giáo dục PCMT học đường có tính khả thi trong tình hình hiện nay.
Số hóa bởi trung tâm học liệu


12
- Tác giả Dương Thị Kim Oanh cũng đã xác định được thực trạng nhận thức
của học sinh THPT về vấn đề ma túy và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn
nghiện ma túy trong HS trường THPT, qua kết quả nghiên cứu của đề tài: “Tìm hiểu
thực trạng nhận thức về ma túy và nguyên nhân dẫn tới tệ nạn nghiện ma túy của học
sinh trung học phổ thông” (1998).
Trong tạp chí “Phòng chống ma túy” của Ủy ban quốc gia PCMT xuất bản do
Đại tá Bùi Xuân Biên, Trung tá-PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm biên tập được phát hành
hàng tháng. Các tác giả đã nêu lên nhiều vấn đề có liên quan đến ma túy. Nó cần thiết và
bổ ích cho công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong các nhà trường hiện nay.
Ngoài ra, còn có nhiều khóa luận, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này.
Hầu hết các công trình tập trung nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của vấn đề ma
túy. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Sơn Dương, trong phạm vi các trường
THCS, chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT.
Vì vậy, trong đề tài này, chúng tôi khảo sát thực trạng một số biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục PCMT ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Sơn Dương.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1.Khái niệm về quản lý
Quản lý là một hiện tượng XH có từ rất lâu đời, được nảy sinh trong quá trình
lao động chung của loài người. Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, các nhà
nghiên cứu đã có nhiều cách định nghĩa về khái niệm quản lý dựa trên những cách

tiếp cận khác nhau.
Theo từ điển Giáo dục học: Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng có
chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý)
trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Trong thời đại công nghiệp các nhà quản lý phương Tây rất chú ý đến khía
cạnh hiệu quả và kinh tế của hoạt động quản lý, Frederick.Winslow. Taylor (1856-
1925)- nhà thực hành quản lý lao động và nghiên cứu quá trình lao động, cho rằng:
Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được
rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học quản lý và khoa học
giáo dục đưa ra các định nghĩa khác nhau về quản lý như sau:
Số hóa bởi trung tâm học liệu


13
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ
thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Các định nghĩa trên đã cho chúng ta thấy sự phong phú trong cách sử dụng
thuật ngữ, trong cách diễn đạt, trong những cách tiếp cận khác nhau…Theo tác giả,
có thể hiểu khái niệm quản lý như sau: Quản lý là quá trình tác động có kế hoạch, có
tổ chức, định hướng, kiểm tra, điều chỉnh của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý
nhằm thực hiện những mục tiêu đã dự kiến.
1.2.1.1. Bản chất quản lý
Đó chính là các hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên các đối tượng quản
lý để đạt mục tiêu đã xác định. Các hoạt động của chủ thể quản lý chính là việc dựa
vào các nguồn lực, nhân lực để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, thực hiện kế hoạch và
kiểm tra đánh giá hiệu quả đạt được theo mục tiêu đã đề ra.
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Trong quản lý, chức năng quản lý là kết quả của quá trình phân công lao động

và là bộ phận tạo thành hoạt động quản lý tổng thể, được tách riêng và có tính chuyên
môn hóa. Các chức năng cơ bản của quản lý gồm: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra.
Hiểu được khái niệm quản lý, chức năng quản lý giúp chúng ta có cái nhìn
toàn diện hơn về công tác quản lý, đồng thời đây là cơ sở quan trọng để nắm được
khái niệm quản lý trên một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như quản lý công tác phòng
chống tệ nạn ma tuý xâm nhập học đường tại các trường THCS.
1.2.2. Khái niệm về quản lý nhà trường
1.2.2.1. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giáo dục. Nhà trường chính
là nơi tiến hành các quá trình giáo dục có nhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhóm
dân cư nhất định, thực hiện tối đa một quy luật tiến bộ xã hội là: Thế hệ đi sau phải
lĩnh hội được tất cả những kinh nghiệm xã hội mà các thế hệ đi trước đã tích lũy và
truyền lại, đồng thời phải làm phong phú thêm những kinh nghiệm đó.
Trong tác phẩm cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, M.I.Kônđacốp đã
viết: "Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu quản lý nhà trường

×