Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của việc quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại vùng dự án 3PAD huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––



TRIỆU TUẤN LINH




ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP
CÓ SỰ THAM GIA TẠI VÙNG DỰ ÁN 3PAD
HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thu Hà







THÁI NGUYÊN-2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này
hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thông
tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc./.

Tác giả


Triệu Tuấn Linh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢ M ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, theo chương trình Cao học, chuyên ngành Lâm nghiệp, khoá XVIII
(2010 - 2012).
Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm
và giúp đỡ về nhiều mặt của các cá nhân và đơn vị, đặc biệt là sự giúp đỡ của
Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên, Khoa sau đại học và các thầy, cô
giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Lãnh đạo, cán bộ của Trung
tâm nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc, UBND huyện Pác Nặm, các
bạn bè đồng nghiệp và địa phương nơi tác giả thực hiện nghiên cứu đã giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành nhiệm vụ, cảm ơn toàn thể
các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy tác giả trong 2 năm theo học cao học

tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Để có được kết quả này, trước hết tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc nhất tới TS. Trần Thị Thu Hà, là người hướng dẫn khoa học đã tận tình,
tận tâm hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và giành nhiều thời
gian quý báu giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp gần
xa và những người thân trong gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu, học tập cũng như thời gian thực hiện
luận văn này./.
Tác giả


Triệu Tuấn Linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢ M ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4
1.1.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất 4
1.1.2. Tình hình giao đất lâm nghiệp 5
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 8
1.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất 8

1.2.2. Tình hình giao đất lâm nghiệp 10
Phần 2: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 15
2.1. Điều kiện tự nhiên 15
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 15
2.1.2. Khí hậu, thủy văn 15
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 16
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 22
2.3. Thực trạng sử dụng và quản lý đất lâm nghiệp huyện Pác Nặm 23
2.4. Đánh giá chung 25
Phần 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 27
3.1. Mục tiêu chung 27
3.2. Mục tiêu cụ thể 27
3.3. Giới hạn nghiên cứu 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
3.4. Nội dung nghiên cứu 27
3.5. Phương pháp nghiên cứu 28
3.5.1. Quan điểm và phương pháp tiếp cận của đề tài 28
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 30
3.6. Tiến trình Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự
tham gia 31
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 33
4.1. Kết quả quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham
gia của Dự án 3PAD tại huyện Pác Nặm 33
4.1.1. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp có sự tham gia 33
4.1.2. Giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân 35
4.2. Ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có
sự tham gia tới công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở

Pác Nặm 36
4.2.1. Thay đổi kết cấu tài nguyên rừng trước và sau khi giao đất
lâm nghiệp 36
4.2.2.Công tác quản lý bảo vệ rừng trước và sau khi giao 37
4.3. Ảnh hưởng của việc quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp
tới ý thức quản lý bảo vệ và sử dụng đất lâm nghiệp của người dân
tại địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội 39
4.3.1. Tác động về ý thức người dân trong quản lý và sử dụng đất
lâm nghiệp 39
4.4. Ảnh hưởng của giao đất giao rừng đến sự thay đổi về cơ cấu sản
xuất hàng hoá 44
4.5. Ảnh hưởng của công tác giao đất giao rừng về mặt xã hội 42
4.6. Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch sử
dụng đất và giao đất giao rừng có sự tham gia nhằm quản lý sử
dụng tài nguyên rừng bền vững 46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
4.6.1. Giải pháp về chính sách 46
4.6.2. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật 47
4.6.3. Giải pháp về quản lý 48
Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1. Kết luận 49
5.1.1. Kết quả Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp có sự tham gia 49
5.1.2. Giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân 49
5.2. Tồn tại 51
5.3. Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 57


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

UBND : Ủy Ban Nhân Dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
DTTN : Diện tích tự nhiên
QHSDĐ-GĐLN : Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
GCN : Giấy chứng nhận
GCNQSĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
3PAD : Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển
nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn.
IFAD : Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế
FAO : Tổ chức lương nông Liên Hợp Quốc
HGĐ : Hộ gia đình
CCC : Đất có mục đích công cộng
[1] : Số hiệu tài liệu trích dẫn trong danh sách tài liệu tham khảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Pác Nặm năm 2010 16
Bảng 2.2: Phân loại đất của huyện Pác Nặm năm 2010 18
Bảng 2.3: Tổng hợp diện tích đất lâm nghiệp của các xã thuộc huyện Pác
Nặm 23
Bảng 2.4: Tổng hợp diện tích đất lâm nghiệp theo chủ thể quản lý huyện

Pác Nặm 24
Bảng 4.1: Kết quả quy hoạch sử dụng đất huyện Pác Nặm giai đoạn 2010
- 2020 33
Bảng 4.2: Kết quả giao đất lâm nghiệp ở huyện Pác Nặm năm 2010
thuộc dự án 3PAD Bắc Kạn 35
Bảng 4.3: Diễn biến đất rừng trước và sau khi giao ở 2 xã Bằng Thành và
Công Bằng 36
Bảng 4.4: Số hộ nghèo được giao đất lâm nghiệp theo Dự án 3 PAD 45
Bảng 4.5: Tổng hợp cơ cấu cây trồng vật nuôi trước và sau khi giao đất
lâm nghiệp có sự tham gia tại Bằng Thành và Công Bằng 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng và đất rừng là tài nguyên quý giá của con người, là tư liệu sản
xuất chủ yếu để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Để rừng được bảo vệ và
phát triển tốt cũng như làm tăng được những giá trị mà rừng mang lại một
cách bền vững thì rừng cần phải được gắn với chủ quản lý sử dụng một cách
cụ thể.
Vấn đề giao đất, giao rừng gắn với chủ quản lý sử dụng cụ thể đã được
thực hiện từ rất lâu ở trên thế giới. Chính phủ các nước có nền kinh tế phát
triển như Thụy Điển, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ… rất quan tâm chú ý tới những
vấn đề này. Ở Thụy Điển nhà nước chỉ quản lý 25% diện tích rừng và đất
rừng, các công ty lớn sở hữu 25%, còn lại 50% diện tích rừng và đất rừng còn
lại thuộc sở hữu của các hộ tư nhân. Bên cạnh đó, chính phủ nhiều nước còn
thực hiện nhiều giải pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia quản lý sử
dụng rừng một cách hiệu quả như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển
lâm nghiệp, hỗ trợ các hoạt động lâm sinh, cho vay vốn với lãi suất thấp,…
Ở Việt Nam, vấn đề giao đất giao rừng diễn ra là tương đối chậm so với
thế giới và có sự diễn biến phức tạp theo các thời kỳ, nó phụ thuộc vào ý thức

của con người, điều kiện kinh tế, xã hội và đặc biệt là chủ trương chính sách
của Nhà nước. Trước năm 1986, Việt Nam chỉ công nhận 2 đối tượng quản lý
sử dụng rừng hợp pháp là lâm trường quốc doanh và hợp tác xã. Vì vậy, việc
phát triển rừng trong giai đoạn này ít mang lại hiệu quả, đặc biệt là đối với
phát triển kinh tế của những người dân sống gần rừng. Từ sau năm 1986, Việt
Nam bắt đầu thực hiện đổi mới về tư duy phát triển kinh tế trong đó có sự
thay đổi tư duy về quản lý sử dụng rừng. Trong giai đoạn này rừng được gắn
với chủ sở hữu cụ thể và nhà nước không ngừng từng bước có những chính
sách nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
cho vay vốn lãi xuất thấp, giảm thuế thuê đất và đặc biệt hơn là nhà nước đã
tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm phát
triển rừng. Chính vì vậy, rừng của nước ta đã không ngừng được phát triển cả
về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giao đất, giao
rừng ở các địa phương bên cạnh những mặt đã đạt được thì vẫn còn rất nhiều
những mặt hạn chế, yếu kém cả về mặt chính sách lẫn việc tổ chức thực hiện
gây cản trở công tác giao đất, giao rừng.
Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp (QHSDĐ-GĐLN) có sự
tham gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền sử dụng đất
lâm nghiệp và sử dụng tài nguyên rừng của người dân nhằm nâng cao điều
kiện sống và cải thiện công tác bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên của chính họ.
Giao đất lâm nghiệp là một nhiệm vụ mang tính xã hội sâu sắc. Việc
chỉ thiết kế giao đất lâm nghiệp từ bên ngoài mang tính chủ quan của cán bộ
quản lí và kỹ thuật sẽ kém thích ứng với điều kiện của người dân, cộng đồng,
kém hiệu quả và không bền vững. Vì vậy, giao đất lâm nghiệp cần tiến hành
theo cách tiếp cận có sự tham gia trực tiếp của người dân, thôn bản trong suốt
tiến trình từ chuẩn bị cho đến khi tổ chức giao trên thực địa.

Huyện Pác Nặm là một huyện miền núi vùng cao thuộc tỉnh Bắc Kạn
có diện tích rừng rất lớn. Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội nhất là đối với đời sống của người dân nơi đây, đất lâm
nghiệp là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng đối với người dân miền núi,
vùng cao. Trước đây, công tác quy hoạch và giao đất lâm nghiệp thường được
triển khai thiếu tính khoa học, chồng chéo, mất công bằng dẫn tới khiếu nại
và tranh chấp tình trạng “mạnh ai người nấy nhận” xảy ra phổ biến nên hộ thì
rất nhiều đất, có những hộ nghèo lại không có đất hoặc hầu hết các hộ nhận
đất trên sổ và thực địa khác nhau, ….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Năm 2009, Dự án 3PAD “Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát
triển nông lâm nghiệp Bắc Kạn” tiến hành giao đất với phương pháp tiếp cận
có sự tham gia theo quy trình 7 bước gồm quy hoạch và giao đất. Dự án này
bước đầu đã được đánh giá thành công. Tuy nhiên chưa có những đánh giá tác
động của hoạt động này một cách đầy đủ để làm cơ sở khoa học và thực tiễn
cho việc thực thi chính sách giao đất rừng của chính phủ. Vì vậy việc tiến
hành nghiên cứu: “Đánh giá ảnh hưởng của việc quy hoạch sử dụng đất và
giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại vùng dự án 3PAD huyện Pác Nặm,
tỉnh Bắc Kạn” là rất cần thiết cả về ý nghĩa khoa học và lý luận thực tiễn.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Phần 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất

Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã được tiến hành từ
nhiều năm trước vì thế họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu. Hiện
nay công tác này đang được chú trọng và phát triển, nó vẫn chiếm vai trò
quan trọng trong quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Theo tổ chức FAO, quy hoạch sử dụng đất đai là bước kế tiếp của công
tác đánh giá đất. Kết quả của việc đánh giá đất đai sẽ đưa ra những loại hình
sử dụng đất hợp lý (FAO, 1976)[5]. Trên thế giới có rất nhiều loại hình sử
dụng đất, phương pháp quy hoạch đất đai tuỳ vào đặc điểm của mỗi nước.
Nhìn chung có hai trường phái quy hoạch chính.
Trường phái thứ nhất là tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
đảm bảo các mục tiêu một cách hài hoà, sau đó mới đi sâu vào nghiên cứu
quy hoạch chuyên ngành, như các nước Đức, Anh, Úc,
Trường phái thứ hai là tiến hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng,
sau đó làm quy hoạch cơ bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản
xuất yêu cầu của cơ chế, kế hoạch hoá tập trung. Lao động và đất đai là yếu
tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu, như Liên Bang Nga và các nước xã hội
chủ nghĩa.
Ngoài ra ở các nước khác còn có các phương pháp quy hoạch đất đai
mang tính đặc thù và riêng biệt như ở Bungari quy hoạch lãnh thổ đất đai
được phân thành các vùng đặc trưng gắn liền với bảo vệ thiên nhiên và môi
trường. Ở Pháp quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo hình thức mô hình
hoá nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên và lao động,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc hợp lý, tăng hiệu quả sản
phẩm của xã hội.
Ở Nam Mỹ đã tiến hành lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia.
Đồ án này sẽ làm căn cứ cho chính quyền cấp tỉnh soạn thảo các đồ án chi tiết
hơn với sự phối hợp của chính quyền cấp thấp hơn. Các đồ án quy hoạch dựa

vào sự điều tra tài nguyên thiên nhiên ở cấp tiếp theo (cấp huyện). Các nhà
chức trách địa phương bổ sung chi tiết hơn các đồ án đó với sự phối hợp của
các chủ sử dụng đất (FAO 1993) [22].
Ở Thái Lan việc quy hoạch phân theo 3 cấp, gồm cấp quốc gia, cấp
vùng và cấp địa phương. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể những chương trình
kinh tế - xã hội của Hoàng gia Thái Lan, gắn liền với tổ chức hành chính và
quản lý nhà nước, phối hợp với tổ chức chính phủ và chính quyền địa phương.
Dự án phát triển Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm một vị trí
quan trọng về kinh tế - xã hội, chính trị ở Thái Lan. Các dự án đều tập trung
vào vấn đề như đất đai, nông nghiệp, lao động, (FAO, 1993) [22].
Ở các nước như Trung Quốc, Lào, Campuchia công tác quy hoạch đất
đai bắt đầu phát triển nhưng mới dừng lại ở quy hoạch tổng thể các ngành.
Để có phương pháp chung làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch
đất đai trên phạm vi toàn thế giới, năm 1993 tổ chức FAO đã đưa ra quan
điểm quy hoạch đất đai nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả bền vững và
đáp ứng tốt các nhu cầu của hiện tại và môi trường. Phương pháp quy hoạch
đất đai được áp dụng ở 3 cấp quốc gia, tỉnh, địa phương. (FAO, 1993) [22].
1.1.2. Tình hình giao đất lâm nghiệp
Vấn đề giao đất lâm nghiệp đã được các nước trên thế giới quan tâm
thực hiện từ rất lâu, có thể điểm qua tình hình giao đất lâm nghiệp tại một số
quốc gia như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Ở Thụy Điển, nhà nước quản lý 25% diện tích rừng và đất rừng, các
công ty lớn sở hữu 25%, còn lại 50% diện tích rừng và đất rừng và đất rừng
còn lại thuộc sở hữu của các hộ tư nhân.
Ở Nhật Bản, có 3 hình thức sở hữu đất lâm nghiệp đó là sở hữu nhà
nước, sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân gồm:
- Nhà nước sở hữu 7,84 triệu ha chiếm 31,2% rừng và đất rừng của cả

nước, những diện tích rừng và đất rừng này chủ yếu ở những nơi xa xôi hẻo
lánh, địa hình hiểm trở,… thuộc quyền quản lý của Cục Lâm nghiệp - Bộ
Nông lâm thủy sản.
- Các tổ chức chính quyền địa phương sở hữu trên 2,7 triệu ha chiếm
10,74%. Các công ty tư nhân và các hộ gia đình sở hữu 14,6 triệu ha, chiếm
58,1%. Có tới 88% chủ rừng là các hộ tư nhân, trong đó phần lớn các chủ
rừng sở hữu dưới 5 ha đất lâm nghiệp nên các chủ rừng này liên kết với nhau
thành các hội. Hiện nay, ở Nhật Bản có khoảng 1.430 Hội các chủ rừng với
1.718.000 thành viên.
Chính phủ có chương trình trợ cấp nhằm hỗ trợ cho các hoạt động lâm
sinh, xây dựng đường lâm nghiệp thông qua Hội các chủ rừng, ngoài ra các
chủ rừng còn được ưu tiên vay vốn để sản xuất kinh doanh với lãi xuất thấp,
đồng thời còn được giảm thuế đất lâm nghiệp.
Ở Pháp, rừng tư nhân chiếm khoảng 10 triệu ha và rừng nhà nước chỉ
chiếm khoảng 4 triệu ha. Trong 10 triệu ha rừng tư nhân thì có một nửa thuộc
về 1,5 triệu tiểu chủ.
Ở Philippin, chính sách lâm nghiệp xã hội “Institutional Social Forestry
Program” (ISFP) năm 1980 của chính phủ nhằm dân chủ hóa việc sử dụng đất
rừng công cộng và khuyến khích việc phân chia một cách hợp lý các lợi ích từ
rừng, chương trình này nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho cộng
đồng người dân sống phụ thuộc vào đất rừng thông qua đó bảo vệ và phát
triển tốt tài nguyên rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Ở Trung Quốc, theo hiến pháp của nhà nước vào đầu những năm 1980,
Chính quyền nhà nước từ trung ương tới tỉnh và huyện bắt đầu cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ rừng là các tổ chức nhà
nước, tập thể và tư nhân. Mỗi hộ nông dân được phân phối một diện tích đất
rừng để sản xuất kinh doanh “Luật lâm nghiệp quy định đơn vị tập thể và

nông dân trồng cây trên đất mình làm chủ thì hoàn toàn được hưởng sản phẩm
trên mảnh đất đó”. Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
chính phủ đã áp dụng chính sách nhạy bén thúc đẩy phát triển kinh tế trang
trại rừng và kinh doanh đa dạng để có lợi trước mắt và lâu dài.
Có 2 hình thức sở hữu đất đai là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể (sở
hữu cộng đồng). Sở hữu nhà nước đối với đất trang trại quốc doanh hoặc đất
do nhà nước sử dụng, sở hữu tập thể đối với đất của các làng nông thôn.
Ở Thái Lan, đang thí điểm giao rừng cho cộng đồng, đã giao được
khoảng 200.000 ha ở gần các điểm dân cư, nhà nước trợ cấp tối đa cho mỗi hộ
50 rai và tối thiểu là 5 rai (1 rai = 1.600 m
2
). Thái Lan dự kiến áp dụng một
chính sách nông lâm nghiệp toàn diện, chú trọng tới các vấn đề xã hội, môi
trường và người nghèo, lấy cộng đồng làm đơn vị cơ sở. (FAO 1976) [5]
Ở Phần Lan, sở hữu tư nhân về rừng và đất rừng mang tính truyền thống,
có tới 2/3 diện tích rừng và đất rừng thuộc sở hữu của tư nhân và có khoảng
430.000 chủ rừng, bình quân mỗi chủ rừng sở hữu 33 ha (FAO 1976) [5].
Ở Ấn Độ, vào những năm 70 của thế kỷ 20, Ấn Độ đã phát triển lâm
nghiệp xã hội (LNXH). Năm 1986, nước này đã hoàn thành mục tiêu phát triển
LNXH tại các bang khác nhau. Ấn Độ đã coi cộng đồng như một đối tác quản
lý những vùng đất rừng của chính phủ. Chính phủ cho phép các cộng đồng
được sử dụng tất cả các sản phẩm không phải là gỗ, còn việc phân chia quyền
lợi cây gỗ lại có sự thay đổi nhiều giữa các bang, gỗ được sử dụng làm chất đốt
ở Bi Har và được phép sử dụng ở Orissa thì ở Rajas than có đến 60% nguồn thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
nhập của cộng đồng là từ buôn bán gỗ. Tại Ấn Độ, liên kết quản lý rừng đã
đem lại những lợi ích nhất định cho cả 2 bên: Chính phủ (cơ quan lâm nghiệp)
và cộng đồng địa phương. Chính sách lâm nghiệp quốc gia 1988 khẳng định sự

tham gia của người dân vào sự phát triển và bảo vệ rừng và khẳng định một
trong những điểm thiết yếu của quản lý rừng chính là các cộng đồng tại rừng
phải được khuyến khích để tự nhận biết vai trò của bản thân họ trong phát triển
và bảo vệ rừng mà họ được hưởng lợi từ đó ( Hobley, M, 1996) [21].
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất
Ở miền Bắc, quy hoạch sử dụng đất đai đặt ra và xúc tiến từ năm 1962
do ngành của tỉnh, huyện tiến hành và được lồng vào công tác phân vùng quy
hoạch đất nông nghiệp, nhưng thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ngành liên
quan. Tính pháp lý của công tác quy hoạch đất đai trong các văn bản pháp
luật và được xem như một luận chứng cho phát triển của nền kinh tế đất nước.
Điều này được thể hiện rõ qua từng giai đoạn cụ thể:
1.2.1.1. Thời kỳ 1975 - 1980
Thời kỳ này nước ta mới thống nhất đất nước, Hội đồng Chính Phủ đã
thành lập Ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung
ương để triển khai công tác này trên phạm vi cả nước.
Đến cuối năm 1978 các phương án phân vùng nông lâm nghiệp và chế biến
nông sản của 7 vùng kinh tế và tất cả các tỉnh đã lập kế hoạch sử dụng đất nông
lâm nghiệp và coi đó là luận chứng quan trọng để phát triển ngành. Hạn chế của
thời kỳ này là thiếu số liệu điều tra cơ bản về đất đai, tính khả thi của phương án
chưa cao vì chưa tính đến khả năng đầu tư (Lương Văn Hinh, 2003) [9].
1.2.1.2. Thời kỳ 1981 - 1986
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V ra quyết định xúc tiến công tác điều
tra cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
chiến lược kinh tế - xã hội dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị tích cực
cho kế hoạch 5 năm sau (1986 - 1990).
Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ được đề cập

theo cấp huyện, tỉnh và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề
cập đến.
1.2.1.3. Thời kỳ 1987 - 1993
Năm 1988, Luật Đất đai đầu tiên của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được ban hành, trong đó có một số điều nói về quy hoạch đất đai.
Tuy nhiên nội dung quy hoạch đất đai chưa được nêu ra.
Ngày 15/04/1991 Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và
Môi trường) đã ra thông tư 106/QH - KH/RD hướng dẫn lập quy hoạch sử
dụng đất. Thông tư đã hướng dẫn cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp
lập quy hoạch sử dụng đất. Kết quả là nhiều tỉnh đã lập quy hoạch sử dụng đất
cấp lớn hơn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện (Lương
Văn Hinh, 2003) [9].
1.2.1.4. Thời kỳ 1993 đến nay
Năm 1993 Luật Đất đai chính thức được công bố. Trong luật này các
điều khoản nói về quy hoạch đất đai được cụ thể hơn Luật Đất đai 1988.
Từ năm 1993 Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi
trường) đã triển khai quy hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn 1996 - 2010. Dự
án quy hoạch này đã được Chính Phủ thông qua và Quốc Hội phê chuẩn tại
kỳ họp thứ XI Quốc Hội khoá IX. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng quy
hoạch đất đai của các bộ, ngành và các tỉnh. Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ
hành chính đã và đang triển khai ở hầu hết các tỉnh trong toàn nước. Vấn đề
quy hoạch sử dụng đất đai ngày càng được Nhà nước quan tâm, vì vậy hàng
loạt các văn bản liên quan đến quy hoạch đã ra đời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Ngày 12/10/1998, Tổng cục địa chính ra công văn số 1814/CV - TCĐC
về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 1/10/2001, Chính Phủ ban hành Nghị định 64/NĐ - CP của Chính
Phủ về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính.

Ngay sau đó Tổng cục địa chính đã ban hành Thông tư 1842/2001/TT-
TCĐC ngày 1/11/2001 kèm theo quyết định số 424a, 424b, Thông tư
2074/2001/TT - TCĐC ngày 14/02/2001 để hướng dẫn các địa phương thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị đị nh 68NĐ - CP.
Ngày 01/07/2004 Luật Đất đai 2003 chính thức có hiệu lực, luật đã
quy định rõ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất là 1 trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Quốc hội khoá
XI, 2003) [8].
Ngày 29/10/2004 Chính Phủ ban hành Nghị định 181/2004/NĐ - CP về
thi hành Luật Đất đai 2003. Trong đó chương III, từ điều 12 đến điều 29 quy
định rõ các vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Chính Phủ, 2004) [11].
1.2.2. Tình hình giao đất lâm nghiệp
Chính sách giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam được thực hiện từ năm
1968 đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với nhiều nghị định,
quyết định của Chính phủ về chính sách giao đất lâm nghiệp được ban hành
như: quyết định 272/CP ngày 3/10/1977 về việc ban hành chính sách đối với
Hợp tác xã mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng
vùng kinh tế mới, thực hiện định canh định cư; quyết định số 184-HĐBT
ngày 6/11/1982 đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp cho tập thể và cá nhân trồng
cây gây rừng; Quyết định số 1171 LN/QĐ ngày 30/12/1986 về quy chế quản
lý 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất,….
Giai đoạn 1968 - 1982 cả nước đã giao được tổng số hơn 11 triệu ha,
trong đó có 5,8 triệu ha cho khu vực quốc doanh, 3,7 triệu ha cho hợp tác xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
nông nghiệp và 1,53 triệu ha cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, việc tổ chức
thực hiện việc giao đất lâm nghiệp trong giai đoạn đầu từ 1968 - 1982 còn
nhiều thiếu sót do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của người dân trong kinh
doanh rừng, việc tổ chức thực hiện giao đất lâm nghiệp còn thiếu chặt chẽ,

làm ồ ạt, mang tính hình thức, chạy theo số lượng diện tích, chưa có quy
hoạch đất đai, chưa phân hạng 3 loại rừng và xác định giao đất lâm nghiệp
cho từng đối tượng cụ thể.
Giai đoạn 1983 - 1989 việc tổ chức thực hiện chủ trương giao đất giao
rừng của ngành lâm nghiệp là nghiêm túc, cụ thể, có những bước đi cơ bản và
đã đạt được những thành tựu đáng kể, đã tạo ra động lực phát triển kinh tế
nông lâm nghiệp miền núi, bước đầu đã hình thành nên thị trường ở trung du
miền núi. Thực tế cho thấy, ở nhiều nơi sau khi tập thể, hộ gia đình, cá nhân
nhận đất lâm nghiệp đã tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh và đã có thu
nhập đáng kể do xác định được cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp với điều
kiện khí hậu, đất đai ở địa phương cụ thể như cây quế ở Yên Bái, cây Vải
thiều ở Bắc Giang, cây Tiêu, cây Cà phê ở Tây Nguyên.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng trên thực tế hiệu quả của việc sử dụng
đất thời gian này còn thấp, chỉ sử dụng hiệu quả khoảng 30% diện tích được
giao, số còn lại vẫn bị khai thác và không được bảo vệ, bỏ hoang hóa. Đặc
biệt từ năm 1988, nhà nước chuyển đổi cơ chế kinh tế, thay đổi phương pháp
quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp, hơn 3,7 triệu ha đất lâm nghiệp giao cho
hợp tác xã nông nghiệp do không có người làm chủ cụ thể nên khi hợp tác xã
tan vỡ thì hầu hết số diện tích này đều bị tàn phá.
- Thời kỳ 1993 đến nay:
Sau khi luật đất đai 1993 ra đời, Chính phủ ban hành Nghị định 02/CP,
Nghị định 01/CP, Nghị định 163/CP,… Sự ra đời của các chính sách này
nhằm gắn lao động với đất đai, tạo thành động lực để phát triển sản xuất nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
lâm ngư nghiệp, công tác giao đất lâm nghiệp được thực hiện theo những
nguyên tắc và quy định mới.
Theo số liệu thống kê, kiểm kê ban hành tại Quyết định số 1828/QĐ-
BNN-KL ngày 11/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến 31/12/2010

như sau:
- Tổng diện tích rừng đã giao: 11,28 triệu ha chiếm 84,2% diện tích rừng
toàn quốc (13,38 triệu ha) và chiếm 69,1% so với tổng diện tích đất quy hoạch
cho lâm nghiệp (16,24 ha). Trong đó phân chia theo chủ quản lý như sau:
+ Doanh nghiệp Nhà nước: 2,018 triệu ha.
+ Ban quản lý rừng: 4,49 triệu ha.
+ Đơn vị vũ trang: 0,25 triệu ha.
+ Hộ gia đình, cộng đồng: 3,69 triệu ha.
+ Tổ chức kinh tế: 0,11 triệu ha.
+ Các tổ chức khác: 0,73 triệu ha.
- Tổng diện tích rừng chưa giao hiện đang do UBND xã quản lý là 2,1
triệu ha chiếm 15,7% (Diện tích rừng do UBND xã quản lý từ 2,8 triệu ha
năm 2005 xuống còn 2,1 triệu ha năm 2010).
Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo kết quả tổng hợp của
Cục Đăng ký thống kê - Tổng cục quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và môi
trường tại Công văn số 306/CĐKTK-ĐKĐĐ gửi Cục Kiểm Lâm ngày
30/12/2011, tính đến tháng 9 năm 2011 như sau:
- Tổng số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho các chủ rừng
là: 2.629.232 giấy.
- Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là: 10.371.482 ha, chiếm 63,86% tổng diện tích quy hoạch cho lâm
nghiệp (16,24 triệu ha) và chiếm 67,58% so với diện tích đất lâm nghiệp
thống kê năm 2010 (15.346.126 ha).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Chính sách giao rừng cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước
trong thời gian qua đã tạo điều kiện khai thác tiềm năng, lao động, tiền vốn tại
chỗ. Tình trạng chặt phá rừng đã bị hạn chế, rừng trồng đạt tỷ lệ sống cao, đã
xuất hiện nhiều mô hình trang trại nông lâm nghiệp, mô hình kinh tế hộ gia

đình có hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống của người dân, một bộ phận người dân đã giàu lên từ sản xuất
kinh doanh trên đất được giao, mở hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị
trường tiêu thụ ở nhiều nơi, góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần thay đổi
bộ mặt nông thôn miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện
chính sách giao đất lâm nghiệp, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn
nhiều hạn chế như:
Quy trình giao đất lâm nghiệp chưa thực sự có hiệu quả bởi chưa có
quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trước khi giao, không coi trọng việc bàn
giao ranh giới đất đai cụ thể ngoài thực địa, dẫn tới tình trạng sau khi giao
nhiều trường hợp nhiều hộ gia đình, cá nhân, không xác định được ranh giới
đất của mình ở ngoài thực địa. Có tình trạng giao đất sai thẩm quyền, sai tinh
thần nghị định số 02/CP, một số nơi trong quá trình thực hiện còn nhầm giữa
giao đất theo nghị định 02/CP và khoán đất theo nghị định 01/CP. Một số lâm
trường cũng đứng ra giao đất cho hộ gia đình, giao cả vào rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ. Thiếu kiểm tra theo dõi việc sử dụng đất được giao, nhiều hộ
được giao 3 - 4 năm vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
không làm khế ước giao rừng theo quy định.
Vấn đề hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật canh tác cho các hộ nhận đất lâm
nghiệp còn nhiều bất cập, lực lượng khuyến nông, khuyến lâm hiện nay còn
quá mỏng, nội dung chuyển giao còn nghèo nàn, chưa phù hợp với điều kiện
tự nhiên đa dạng của miền núi, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của
người dân địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Chưa xác định rõ địa vị pháp lý của các loại chủ rừng bao gồm hộ gia
đình, cá nhân, doanh nghiệp tư nhân kinh doanh rừng trồng, lâm trường quốc
doanh, ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, các chủ rừng là công ty liên
doanh, các chủ rừng là nhà đầu tư nước ngoài, các cộng đồng dân cư,…

Chưa xác định rõ hơn quyền hạn của họ đối với đất đã được giao, đất
cho thuê để tạo nên những động lực mới đẩy mạnh các hoạt động trồng rừng
ở nước ta trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Phần 2
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
-Vị trí địa lý: Pác Nặm là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc
Kạn có tổng diện tích tự nhiên là: 47.539 ha, trung tâm huyện lỵ cách thị xã
Bắc Kạn 90 km về phía nam.
Huyện Pác Nặm có vị trí tiếp giáp với các khu vực như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng;
+ Phía Nam giáp huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn;
+ Phía Đông giáp huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng;
+ Phía Tây giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang;
- Địa hình: với đặc thù là huyện miền núi có địa hình phức tạp có độ
dốc lớn, chia cắt mạnh độ cao trung bình từ 400 - 1.200 m so với mặt biển.
2.1.2. Khí hậu, thủy văn
Huyện Pác Nặm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành
2 mùa trong năm, mùa khô thường từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, do ảnh
hưởng khí hậu vùng núi cao nên về mùa khô thường xảy ra rét đậm, rét hại
kéo dài. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, do bị ảnh hưởng bởi địa hình phức
tạp, độ dốc lớn nên thường xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 22
o
C đến 28

o
C. Độ ẩm
không khí trung bình 84 - 85%.
Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện là 1.346 mm, thuộc vùng
mưa ít của tỉnh. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 4, 5, 6, 7, tổng lượng
mưa của 4 tháng này chiếm tới trên 90% tổng lượng mưa cả năm, các tháng
còn lại có lượng mưa nhỏ. Do sự phân bố lượng mưa không đều và chênh
lệch lớn nên đã gây khó khăn (lũ quét, hạn hán, ) trong việc phát triển nông
lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Sông ngòi: Huyện Pác Nặm có hệ thống sông suối khá dày đặc, có 3
sông lớn: sông Năng, sông Công Bằng, sông Nghiên Loan. Hệ thống suối bao
gồm hơn 40 con suối lớn nhỏ khác nhau: Nặm Khiếu, Khuổi Tuốn, Khuổi
Mạn, Khuổi Keo, Nà Trang, Nà Lại,
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
2.1.3.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai của huyện Pác Nặm, diện tích các loại đất
cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Pác Nặm năm 2010
TT
Nội dung
ĐVT
Diện tích (ha)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
ha
47.539, 00
1

ĐẤT NÔNG NGHIỆP
ha
39.661,89

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
ha
4.447,49

1.2 Đất lâm nghiệp
ha
35.214,4

1.2.1 Đất rừng phòng hộ
ha
8.958,90

- Đất có rừng
ha
5.068,10

+ Rừng tự nhiên
ha
4.978,10

+ Rừng trồng
ha
90,00

- Đất chưa có rừng
ha

3.890,80

1.2.2 Đất rừng sản xuất
ha
26.255,50

- Đất có rừng
ha
7.522,41

+ Rừng tự nhiên
ha
6.265,70

+ Rừng trồng
ha
1.256,71

- Đất chưa có rừng
ha
18.733,09
2
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
ha
1.028,49
3
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
ha
6.848,62


Trong đó, đất có khả năng đưa vào sử dụng
(chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng)
ha
6.435,08
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Pác Nặm)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
- Đất sản xuất nông nghiệp:
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện là 4.447,49 ha,
chiếm 9,35% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Trong đó đất trồng
cây hàng năm là: 5.195 ha chiếm tới 92,06 % tổng diện tích đất sản xuất
nông nghiệp.
Do là một huyện vùng núi, địa hình phức tạp, độ chia cắt lớn, độ dốc
cao, tầng canh tác thường mỏng nên diện tích đất đưa vào sản xuất nông
nghiệp hạn chế, cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp gồm:
+ Đất trồng cây hàng năm: 3.987,4 ha (trong đó đất trồng lúa: 1.957,14
ha chiếm 49,08% diện tích đất trồng cây hàng năm).
+ Đất trồng cây lâu năm: 448 ha chiếm 5,72% diện tích đất sản xuất
nông nghiệp.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 60 ha, nhìn chung diện tích các ao nuôi nhỏ
thả cá với diện tích mặt nước lớn, chỉ có một số ít ao nuôi cá của các hộ đồng
bào ven dọc sông, các thôn bản vùng thấp, sản lượng đánh bắt hàng năm
không đáng kể, diện tích ao nuôi cũng không quá 1ha/1ao nuôi.
- Nhóm đất phi nông nghiệp:
+ Đất ở: Huyện Pác Nặm có tổng diện tích đất ở là 233,08 ha (0,49%
tổng diện tích tự nhiên) trong đó toàn bộ là đất ở nông thôn.
+ Đất chuyên dùng: Tổng diện tích đất chuyên dùng của huyện Pác
Nặm là 263,89 ha chiếm 0,56% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Cụ thể
như sau:

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp: 7,12 ha.
+ Đất quốc phòng, an ninh: 5,01 ha.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 5,54 ha.
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng: 246,22 ha.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,16 ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×