Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

hướng dẫn học sinh giải toán hoá học theo chủ đề nhằm tăng hứng thú và kết quả học tập môn hóa của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.04 KB, 13 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1/. Lý do chọn đề tài:
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục là nâng cao chất lượng giảng dạy đối với
học sinh Trung học cơ sở, môn Hoá học là môn học rất mới mẻ, việc trang bị
kiến thức có đào sâu suy nghĩ rèn luyện năng lực tư duy, phát huy trí lực học
sinh là một điều vô cùng quan trọng, nó là cơ sở vững chắc để các em học tập
Hoá học được tốt hơn.
Trong quá trình giải toán hoá học không có phương pháp nào là tối ưu. Do
đó người dạy phải thường xuyên trang bị thêm cho các em một số kiến thức mở
rộng trên nền kiến thức cơ bản đã học, biết vận dụng chúng thành thạo trong
việc giải toán hoá học.
Trong chương trình Hoá học Trung học cơ sở kiến thức về xác định công
thức hoá học là rất quan trọng cần được đặc biệt quan tâm, vì nó được sử dụng
rất nhiều trong chương trình học. Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
trên, bằng kinh nghiệm thức tế trong quá trình giảng dạy để giúp các em giải
thành thạo các bài toán hoá học, tôi có một kinh nghiệm nhỏ: "Hướng dẫn học
sinh giải toán Hoá học theo chủ đề nhằm tăng hứng thú và kết quả học tập
môn Hóa của học sinh", nhằm giúp các em nắm vững các phương pháp giải
bài toán hoá học. Và qua đó nhằm phát huy trí lực của học sinh, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học.
Ở cấp THCS các em bắt đầu làm quen với bộ môn Hóa học từ lớp 8.
Nhưng muốn học tốt môn Hóa học đòi hỏi ở mỗi học sinh phải giải quyết nhiều
bài tập, biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập. Vì thế, các em phải nắm được
các bước giải bài tập Hóa học cơ bản ngay từ lớp 8.
Vấn đề được đề tài nghiên cứu trong giảng dạy hóa học là kiến thức cơ
bản, xuyên suốt trong chương trình Hóa học phổ thông. Nó làm nền tảng căn
1
bản quan trọng trong việc giải bài tập tính theo phương trình hóa học. Do đó để
khắc phục tình trạng mất căn bản môn Hóa học ở học sinh, bản thân tôi nghĩ
rằng cần phải tìm ra một giải pháp để nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học là
nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết. Đó là lý do tôi chọn đề tài này để nghiên


cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu mong muôn sẽ giúp học sinh khắc phục được những yếu
điểm đã nêu về Hóa học từ đó đạt được kết quả cao môn Hóa nói riêng và đạt
kết quả cao trong quá trình học tập nói chung.
Ý nghĩa rất quan trọng mà đề tài đặt ra là: Tìm được một phương pháp tối
ưu nhất để trong quỹ thời gian cho phép hoàn thành được một hệ thống chương
trình quy định và nâng cao thêm về mặt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong việc
giải các bài toán và tiếp cận các vẫn đề về Hóa học. Từ đó phát huy, khơi dậy,
sử dụng hiệu quả kiến thức vốn có của học sinh, gây hứng thú học tập cho các
em.
3/. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc đổi mới phương pháp giảng dạy
Hóa học THCS, nội dung đề tài đang nghiên cứu. Ngoài ra, khách thể nghiên
cứu của đề tài là học sinh trường THCS.
3/. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Phương pháp giảng dạy môn Hóa học
lớp 8, Áp dụng cho tiết trong phân phối chương trình môn Hóa học tại trường
THCS xxx.
4/. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bộ môn Hóa học.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Phương pháp đàm thoại.
2
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
- Phương pháp thống kê toán học
3
Phần II. NỘI DUNG
I - CƠ SỞ KHOA HỌC

Trong những năm học trước giáo viên giảng dạy thường đơn thuần theo
kiến thức sách giáo khoa, không khắc sâu mở rộng để học sinh giải thành thạo
một số dạng toán hoá học. Trong quá trình giải toán hoá học các phương pháp
rất đa dạng và phong phú. Song tuỳ từng dạng bài mà ta áp dụng phương pháp
khác nhau. Vì vậy tôi hướng dẫn học sinh theo từng phần:
- Tóm tắt lý thuyết theo từng chủ đề.
- Bài tập theo từng chủ đề.
- Bài tập tự luyện và bài tập nâng cao.
II - NỘI DUNG CỤ THỂ
A. Cơ sở lý thuyết.
Xác định công thức hoá học của một chất:
+ Dựa vào hoá trị của chúng.
+ Một nguyên tốt kết hợp với một nhóm nguyên tố.
+ Dựa vào kết quả phân tích định lượng.
+ Dựa theo phương trình hoá học.
+ Bằng bài toán biện luận.
+ Dựa trên tính chất vật lý, tính chất hoá học của chất đó.
B. Các dạng chủ đề và các bài tập áp dụng.
Chủ đề 1:
Xác định công thức hoá học của một chất có 2 nguyên tố dựa vào hoá trị
của chúng:
- Ghi hai ký hiệu hoá học của chất có 2 nguyên tố dựa vào hoá trị của
chúng kèm theo hoá trị đặt bên trái của mỗi nguyên tố.
- Hoá trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia.
VD:
III
ALO
II
CTHH AL
2

O
3
Chú ý:
4
- Các chỉ số phải tối giản nên phải đơn giản chúng
- Nếu hoá trị 2 nguyên tố như nhau, các chỉ số đều là 1.
Bài tập áp dụng:
Bài tập 1: Lập công thức hoá học của hợp chất chứa 2 nguyên tố sau:
a. P
(V)
và O
(II)
b. C
(IV)
và S
(II)
c. Mg
(II)
';và O
(II)
Giải:
CTHH
a. P
V
O
II
P
2
O
5

CTHH
b. C
IV
S
II
CS
2
CTHH
a. Mg
II
O
II
MgO
* Chủ đề 2:
Xác định công thức hoá học của chất gồm một nguyên tố kết hợp với một
nhóm nguyên tố.
- Một nhóm các nguyên tố cũng có thể có hoá trị.
VD: nhóm NO
3
có hoá trị I
SO
4
có hoá trị II
PO
4
có hoá trị III
- Hoá trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố
hay nhóm nguyên tốt kia.
Bài tập 2:
Lập công thức hoá học của các chất tạo bởi:

a. Zn
(II)
và NO
3(I)
b. Fe
(III)


SO
4(II)
5
c. Na
(I)
và PO
4(III)

Giải:
CTHH
a. Zn
II
NO
3
(I)
NO
3
CTHH
b. Fe
III
SO
4

II
Fe
2
(SO
4
)
3

CTHH
a. Na
II
PO
4
III
Na
3
PO
4
Chủ đề 3:
Xác định công thức hoá học của một chất dựa vào kết quả phana tích định
lượng.
Kết quả phân tích định lượng cho biết % về khối lượng các nguyên tốt
trong một hợp chất.
- Một hợp chất Xx Yy Zz có chứa phần trăm về khối lượng Z là a%, % về
khối lượng Y là b% và % về khối lượng Z là c% thì do tỷ lệ về khối lượng
nguyên tốt bằng với tỷ lệ % khối lượng các nguyên tố nên:
XM
x
: YM
y

: ZM
z
= a : b : c
a b c
x : y : x =
Mx My Mz
Biết được a%, b%, c%, Mx, My, Mz ta tính được tỷ lệ x, y, z với các chất
vô cơ, tỷ lệ tối giản nhất giữa x, y, z thường cũng là các giá trị chỉ số cần tìm.
Bài tập áp dụng:
Bài tập 3: Phân tích một hợp chất vô cơ A người ta nhận được % về khối
lượng K là 45,95%, % về khối lượng N là 16,45% và % vê fkhối lượng O là
37,6%. Xác định công thức hoá học của A.
6
Giải
Vì %K + %N + %O = 45,95 + 16,45 + 37,6 = 100 nên A chỉ chứa K,
N, O.
Gọi công thức của A là Kx Ny Oz ta có:
45,95 16,45 37,6
x : y : z = : :
39 14 16
= 1,17 " 1,17 : 2,34
= 1 : 1 : 2
Vậy A có công thức hoá học là KNO
2
Chủ đề 4:
Xác định công thức hoá học của một chất dựa theo phương trình hoá học:
- Đặt công thức chất đã cho.
- Đặt a là số mol một chất đã cho, viết phương trình phản ứng xảy ra, rồi
tính số mol các chất có liên quan.
- Lập hệ phương trình, giải hệ tìm nguyên tử khối của nguyên tố chưa biết.

Suy ra tên nguyên tố và tên chất.
Các công thức cần nhớ:
Số gam (m) Số lít khí V
Số mol (n) = ; Số mol (n) =
Khối lượng mol (M) 22,4
Bài tập áp dụng:
Bài tập 4:
Hoà tan hoàn toàn 18,46g một khối Sunfat của kim loại hoá trị vào nước
được 500ml dung dịch A. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với dung dịch
BaCL
2
dư được 30,29g một nước Sunfat kết tủa. Tìm công thức hoá học của
mối đã dùng.
Giải:
7
Đặt công thức muối Sunfat kim loại hoá trị I là X
2
SO
4
đã dùng. Như vậy
dung dịch A có chứa a mol X
2
SO
4
.
Ta có phản ứng của dung dịch A với BaCl
2
X
2
SO

4
+ BaCL
2
= BaSO
4
+ 2XCL
1mol 1mol
a mol a mol
Suy ra có hệ: a (2x + 96) = 18,46 (1)
30,29
a = = 0,13
233
18,46
Từ (1) => 2x + 96 = = 142
0,13

142 - 96
=> x = => x = 23
2
=> x là Na
Chủ đề 5:
Xác định công thức hoá học của một chất bằng bài toán biện luận. Vấn đề
tương tự như chủ đề 4, trong đó hệ phương trình phải giải bằng phương pháp
biện luận.
Bài tập áp dụng:
Bài tập 5: Hoà hoàn toàn 3,78g một kim loại x thu được 4,704l H
2
(ĐKTC). Xác định kim loại x.
Giải:
Gọi n là hoá trị của kim loại và a là số mol x đã dùng

Ta có phản ứng: n
x + HCL = XCL
n
+ H
2
2
1 mol n
8

2
1 mol n

2
Suy ra ta có hệ: ax = 3,78 (1)
n 4,704
= = 0,21 (2)
2 22,4
(2) => an = 0,42 (3)
x
(1), (3) => = 9
n
=> x = 9n
Vì hoá trị I kim loại có thể là 1, 2 hoặc 3. Xét bảng sau:
n 1 2 3
x 9 18 27
Trong các số kim loại đã biết, chỉ có AL có hoá trị III ứng với nguyên tử
lượng 27 là phù hợp kết quả biện luận.
Vậy x là kim loại AL
Chủ đề 6:
Xác định công thức hoá học một chất dựa trên các tính chất vật lý, tính

chất hoá học của chất đó.
Đây là một dạng bài tập khó, đòi hỏi tính suy luận cao. Do đó đòi hỏi học
sinh phải nắm vững tính chất các chất.
VD: Các hợp chất của Na khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu
vàng, của K cho ngọn lửa màu tím.
- Khí không màu, không mùi, không cháy là N
2
hoặc CO
2
.
- Dựa trên các tính chất vừa nêu, suy ra thành phần nguyên tố của chất cần
tìm và công thức hoá học thích hợp.
Bài tập áp dụng:
9
Bài tập 6:
A là hợp chất vô cơ khi đốt nóng cho ngọn lửa màu vàng, nong nóng A ở
nhiệt độ cao được chất rắn B, hơi nước và khí C không màu, không mùi làm
đục nước vôi trong. Biết chất rắn B cũng cho ngọn lửa màu vàng khi đốt nóng.
Xác định công thức hoá học của A, B và viết các phản ứng.
Giải:
A và B đều cho ngọn lửa màu vàng khi đốt nóng chứng tỏ A, B đều là hợp
chất của Na.
Khí C không màu, không mùi làm đục nước vôi trong nên là CO
2.
A nong nóng cho H
2
O và CO
2
cho thấy A là muối Hiđro cacbonat có chứa
nhóm HCO

3
trong phân tử. Vậy A là NaHCO
3
, B là Na
2
CO
3
3.
Các phương trình phản ứng:
t
o
NaHCO
3
NaCO
3
+ CO
2
+ H
2
O
CO
2
+ Ca(OH)
2
CaCO
3
+ H
2
O
3. BÀI HỌC RÚT RA TỪ THỰC TẾ.

Để giúp học sinh có năng lực, có tri thức giáo viên cần trang bị cho học
sinh kiến thức cơ bản một cách vững vàng.
Trong chuyên đề này cần trang bị cho học sinh nắm vững phương pháp
giải toán hoá học trong chương trình sách giáo khoa, đồng thời nắm vững các
phương pháp mở rộng.
4. KẾT QUẢ.
Từ sự lúng túng của học sinh khi giải toán hoá học. Sau khi áp dụng
chuyên đề này học sinh đã giải thành thạo. Các em tự tin hơn trong học tập.
Kết quả: Số học sinh khá, giỏi tăng từ 40 % lên 60%. Số học sinh yếu, kém
giảm từ 15% xuống 5%. Số học sinh trung bình đạt 45%
10
PHẦN III. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
1/. Kết luận:
- Qua thời gian nghiên cứu giải pháp khoa học của đề tài, tôi nhận thấy
chất lượng học tập của học sinh ngày một tiến bộ hơn, học sinh dần dần yêu
thích bộ môn Hóa học hơn trước, học sinh yếu kém giảm dần và số lượng học
sinh khá, giỏi tăng lên rõ rệt.
- Bài tập hóa học giúp học sinh mở mang tầm hiểu biết, giáo dục tư tưởng,
đạo đức và rèn luyện phong cách làm việc của người lao động mới, làm việc có
kế hoạch, có phân tích phương hướng trước khi làm việc cụ thể. Đặc biệt là qua
những bài tập cơ bản rèn luyện cho học sinh tác phong cần cù, cẩn thận, tính
chính xác, độc lập sáng tạo trong công việc.
- Bài tập hóa học tính theo phương trình hóa học là kiến thức căn bản hết
sức quan trọng, nó làm nền tảng cho học sinh trong việc giải bài toán tính theo
phương trình hóa học ở những cấp học sau.
- Thông qua việc giải bài tập, giáo viên kiểm tra được kiến thức, kỹ năng
của học sinh làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm của học sinh trong học tập
môn Hóa học. Đồng thời giáo viên có biện pháp giúp học sinh vượt qua khó
khăn và khắc phục sai lầm.
- Đề tài đã được áp dụng thành công tại trường THCS xxx năm học 2xxx-

2xxx và có thể triển khai áp dụng đại trà.
2. Kiến nghị
Rèn cho học sinh kỹ năng học tập môn hóa học là một yếu tố rất quan
trọng trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Qua
nghiên cứu thực tế và tận dụng phương pháp dạy học mới, tôi rút ra bài học
kinh nghiệm sau:
- Để học tốt môn Hóa học, học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản về
hóa học ngay từ lớp 8.
11
- Nắm chắc từng đối tượng học sinh để có biện pháp giảng dạy phù hợp
với mọi đối tượng.
- Giáo viên chọn những bài tập phù hợp với trình độ học sinh, soạn giảng
trong hệ thống bài tập từ đơn giản nhưng có mức độ nâng cao dần lên, cho học
sinh làm đi làm lại bài tập tương tự để khắc sâu cách giải cho học sinh. Đó là
phương pháp để kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh tiến bộ,
có căn bản, tự tin và học tốt môn Hóa học.
- Giáo viên hệ thống cho học sinh những kiến thức cơ bản cần nhớ, rèn cho
học sinh kỹ năng viết phương hoá học và phương pháp giải bài tập theo phương
trình hóa học.
Qua đây, tôi cũng có một số kiến nghị như sau:
1. Với Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT
Cần quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho
giáo viên dạy Hóa học THCS. Cơ quan quản lí nên tổ chức các hội thảo chuyên
đề chuyên sâu cho giáo viên trong quận, huyện, tỉnh. Đặc biệt, nên tổ chức
hướng dẫn cho giáo viên sử dụng thí nghiệm và thí nghiệm ảo.
2. Với BGH nhà trường
- Hiện nay, nhà trường đã có một số sách tham khảo, hóa chất, dụng cụ
thí nghiệm. Tuy nhiên, số lượng vẫn ít, chưa đầy đủ. Vì vậy nhà trường cần
quan tâm hơn nữa về việc trang bị thêm sách tham khảo môn Hóa học để học
sinh được tìm tòi, học tập để các em có thể tránh được những sai lầm trong khi

làm bài tập và nâng cao hứng thú, kết quả học tập môn Hóa học nói riêng, nâng
cao kết quả học tập của học sinh nói chung.
3. Với PHHS
- Quan tâm việc tự học, tự làm bài tập ở nhà của con cái. Thường xuyên
kiểm tra sách, vở và việc soạn bài trước khi đến trường của các con
Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của
12
hội đồng khoa học các cấp để kinh nghiệm của bản thân được nâng cao và giải
pháp khoa học của tôi được hoàn thiện hơn.
13

×