Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Truyền thông nếp sống văn minh cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.26 KB, 30 trang )

Học viện Báo chí và tuyên truyền
Khoa Quan hệ quốc tế
Bài tập môn: Lý Thuyết Truyền Thông
Đề tài: Truyền thông nếp sống văn minh cho sinh viên
“Hướng tới một nếp sống văn minh trong sinh viên”
Giảng viên hướng dẫn :
Lớp :
Nhóm 7 :
Th.s Nguyễn Việt Nga
Thông tin đối ngoại K31
Nguyễn Chí Hoàng Anh
Nguyễn Thị Liên
Đinh Xuân Hưng
Phạm Thị Hoa
Đào Thị Nga
Nguyễn Thị Phương
Phạm Mai Thường
Hà Nội - 2012
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như mỗi chúng ta đã biết, việc học tập và rèn luyện là hai nhiệm vụ song song
của mỗi sinh viên, giúp cho mỗi sinh viên hoàn thiện hơn về mặt nhân cách cũng
như đạo đức. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, các giá trị
văn hóa mới đang du nhập mạnh mẽ vào nước ta, ảnhhưởng không nhỏ tới lối
sống, cách cư xử của một bộ phận thanh niên. Chính vì vậy, nếp sống văn minh
cho sinh viên đã, đang và sẽ là vấn đề được quan tâm hang đầu.
Như thế nào là sống văn minh? Như thế nào là sinh viên thực hiện nếp sống văn
minh? Xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường một
mặt nhằm đưa những hoạt động đó trở thành thường trực trong nếp sống, nếp
nghĩ và trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi sinh viên chúng ta không chỉ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường, mà cả về sau này khi đã ra xã hội lao động và cống


hiến, trước xu thế hội nhập quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó còn thể
hiện sự quan tâm chăm lo cho sinh viên với tinh thần “Kỷ cương, tình thương và
trách nhiệm” của nhà trường trong việc thực hiện song song hai nhiệm vụ vừa
truyền thụ tri thức khoa học và vừa thực hiện chức năng trồng người.
Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành bộ luật “ Bảy điều cấm cho sinh viên trong
các trường đại học ” đã góp phần mạnh mẽ thúc đẩy phong trào sống văn minh
trong sinh viên, không chỉ sống đẹp, sống tốt trong nhà trường mà còn phải giữ
vững nét tốt đẹp ấy ở cả ngoài xã hội .
Trong bối cảnh hiện nay, khi các làn song văn hóa bên ngoài nước ta diễn ra
mạnh mẽ, việc tuyên truyền ,giáo dục lối sống văn minh cho sinh viên là vô cùng
quan trọng, nó vừa là yếu tố căn cốt, vừa thúc đẩy xã hội phát triển văn minh hơn.
2. Xác định và phân tích đối tượng:
2.1. Đối tượng trực tiếp:
Thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường chúng ta được thể hiện
2
thông qua việc thực hiện qui định về trang phục khi đến trường, nói năng lịch sự,
văn hóa nơi giảng đường cũng như nơi sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ của
công ở mọi lúc mọi nơi .Việc xây dựng nội quy 7 điều sinh viên không được làm
là từng bước thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa đó. Qua việc xây dựng và
thực hiện nội qui này, không những tạo cho cảnh quan ngôi trường của chúng ta
thêm đẹp, mà còn thể hiện tính trang nghiêm của sự học, đạo lý truyền thống “tôn
sư trọng đạo”, “tiên học lễ, hậu học văn” của người Việt Nam ta. Nhà trường còn
là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nơi đào
tạo cho xã hội những công dân trong tương lai . Xây dựng và thực hiện nếp sống
văn minh, văn hóa nơi học đường một mặt nhằm đưa những hoạt động đó trở
thành thường trực trong nếp sống, nếp nghĩ và trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi
sinh viên chúng ta không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà cả về sau này
khi đã ra xã hội lao động và cống hiến, trước xu thế hội nhập quốc tế hóa trên mọi
lĩnh vực
Khu vực Cầu Giấy là một trong những khu vực phát triển chính của thành

phố, cách trung tâm thành phố 6km, có các trục giao thông vành đai nối thủ đô Hà
Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với
chuỗi đô thị Hoà Lạc- Sơn Tây. Đây là khu vực tập trung nhiều trường Đại học và
Cao đẳng, tập trung nhiều dân cư và sinh viên, là nơi kinh tế- xã hội phát triển.
Đối tượng trực tiếp để truyền thông là sinh viên các trường Đại học thuộc khu
vực Xuân Thuỷ - Cầu Giấy. Gồm 3 trường: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm 1
và Học viện Báo chí - Tuyên truyền. Sinh viên 3 trường này nằm ở khu vực có
nhiều điều kiện thuận lợi để học tập cũng như giao lưu học hỏi, tiếp thu với nhiều
nét đẹp văn hoá, qua đó để nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân hơn. Điểm
nổi bật của sinh viên là những người năng động và sáng tạo. Sinh viên là những
người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục…
Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ
3
hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn
tự mình tạo ra cơ hội. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên
sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất
nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương phấp học sao cho
lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô,
họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn
sinh viên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học
tập. Họ không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp; giới trẻ ngày nay
luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ lĩnh hội tri thức
của nhân loại, họ còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như
văn hóa, nghệ thuật. Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ở việc tích
cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện…Ngoài giờ học, những sinh
viên tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo lại mang kiến thức về hiến máu đến
mọi người, mọi nhà… Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin,
kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự thay đỏi và phát triển của xã hội.
Ở trường lớp họ không chỉ là những người học tập tốt mà còn luôn thực hiện
đúng theo những quy định của nhà trường, tích cực, năng động, có chí hướng và

say mê học tập, đi học đầy đủ đúng giờ, dùng những lời nói cử chỉ đúng mực với
thầy cô và bạn bè trong giờ học cũng như ngoài giờ học, ăn mặc trang phục phù
hợp khi đến trường lớp
2.2. Đối tượng gián tiếp:
Đối tượng gián tiếp ở đây là những người sinh sống và tiếp xúc với sinh viên
hàng ngày như ông bà, cha mẹ, những người thân quen, hay ở nhà trường là
những thầy cô giáo.
Ông bà, cha mẹ là những người có quan hệ huyết thống, họ là những người
có ảnh hưởng lớn đến tính cách, những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Họ là
những người bước đầu tạo dựng nếp sống cho mỗi chúng ta. Gia đình đóng một
4
vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Gia đình là ngôi
trường đầu tiên của con người, từ đó những đứa trẻ học được nhân cách làm
người. Sinh viên sống trong gia đình đó sẽ rập theo nếp sống của cha ông họ. Gia
đình phải sống hạnh phúc, nơi đó cha mẹ và con cái sống hài hoà với nhau, người
trẻ sẽ cảm nhận được những giá trị cao đẹp như: hạnh phúc, lắng nghe, yêu
thương, tha thứ, nâng đỡ và chấp nhận những khác biệt của nhau… Gia đình có
vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng
làm và không nên làm.
Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải
quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các sinh viên. Các học sinh,
sinh viên khi được giáo dục ở nhà trường, họ không chỉ biết sống lễ phép với mọi
người mà còn sống gương mẫu, ngoan ngoãn, biết quan tâm yêu thương mọi
người. Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo đức cho các em noi theo.
3. Phân tích thực trạng
3.1. Phân tích đặc điểm nội lực và ngoại lực
3.1.1. Đặc điểm nội lực
• Có những chính sách, chiến lược của Đảng và Nhà nước về việc tuyên truyền nếp
sống văn minh trong sinh viên
5

• Có các phương tiện truyền thông, các kênh thông tin phản hồi như internet, đài,
báo,….
• Chiến lược thiết thực có thể dễ dàng thu hút nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức…
• Nguồn nhân lực dồi dào (đông đảo học sinh, sinh viên )
• Cơ sở vật chất chưa xác định
• Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế
3.1.2. Đặc điểm ngoại lực
• Mức độ ủng hộ của nhà đầu tư và người dân cao
• Các bạn học sinh, sinh viên thực hiện ủng hộ, tuyên truyền rộng rãi về nếp sống
văn minh
• Các phong trào, cuộc thi về nếp sống văn minh trong sinh viên được phát động
rộng rãi
• Nếp sống văn minh góp phần tô điểm cho giá trị văn hóa vốn có của nước ta
Phân tích nội lực
Phân tích ngoại lực
Nội lực
Điểm mạnh Điểm yếu
Ngoại lực Cơ hội - Nếp sống văn minh là một
trong những truyền thống
quý báu của dân tộc.
- Kết hợp tuyên truyền nếp
sống văn minh với các hoạt
động tình nguyện khác như
hiến máu, ủng hộ gia đình
khó khăn,…
- Tăng cường nguồn
- Thiếu nguồn nhân
lực có trình độ.
Nhân lực không

thể đảm báo tính
duy trì, thường
xuyên.
- Việc quảng bá kế
hoạch có thể gặp
khó khăn
6
nhân lực và thu hút
nguồn tài trợ từ các cơ
quan, tổ chức…
- Mua sắm một số vật
dụng cần thiết để tuyên
truyền có hiệu quả
- Phân bổ nhân
lực có thể
thiếu cân
bằng.
Thách
thức
- Quyết định sử dụng những
lĩnh vực khác có tiềm năng
hơn để góp phần thúc đẩy kế
hoạch thành công theo dự
kiến.
- Thống nhất kế hoạch
thành một để tránh mâu
thuẫn nội bộ.
- Sinh viên
được phân bổ
rộng rãi khắp

cả nước vì thế
cần chọn lọc
địa bàn thực
thi kế hoạch
- Nguồn tài trợ
gặp nhiều khó
khăn nên cần
tạo nhiều
điểm thu hút.
3.2. Cách phân tích thực trạng qua sắp xếp đối xứng nội lực và ngoại lực
3.3. Giải pháp khắc phục
Từ những điểm yếu và thách thức nêu trên, đội ngũ quản lý đã đưa ra một số giải
pháp như sau để hạn chế tối đa những điều không tốt sẽ đến với kế hoạch:
- Xác định, khoanh vùng địa điểm (có lợi thế để thu hút nguồn tài trợ) thực hiện kế
hoạch truyền thông
- Tập chung vào nhóm đối tượng chính là học sinh, sinh viên
- Liên hệ với các nhà quảng cáo: đài truyền hình, đài phát thanh,…
- Liên hệ với các nhà tài trợ: các cơ quan, tổ chức,…
- Liên hệ với một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội để tiện thực thi kế
hoạch
- Kêu gọi học sinh, sinh viên tích cực tham gia để kế hoạch được thành công tốt đẹp.
4. Xây dựng mục tiêu
4.1. Mục tiêu chung:
7
Nâng cao nhận thức, hành động của sinh viên ( các trường Đại học Quốc Gia
Hà Nội, Đại học Sư Phạm 1 Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền) về tầm
quan trọng cũng như hiệu quả tích cực của những nếp sống văn minh để “hướng
tới một nếp sống văn minh trong sinh viên”
• Sinh viên là lực lượng trẻ, là lực lượng quan trọng trong những chương trình mang
tầm cỡ lớn, là một phần bộ mặt Việt Nam.

• Nếp sống đẹp, nếp sống văn minh là điều rất được trân trọng trong xã hội và điều
đó càng được xem trọng hơn khi nó được thể hiện ở sinh viên (số đông giới trẻ
Việt Nam) vì hiện nay rất nhiều sinh viên có những hành động phản cảm thiếu
văn minh, không đẹp khiến xã hội và gia đình không hài lòng.
• Sinh viên và nếp sống văn minh đang rất được quan tâm, bởi trong cuộc sống hiện
đại ngày nay nhiều hành động vô cảm trước nỗi đau của người thân, bạn bè…xã
hội nó làm mất đi truyền thống vốn có của dân tộc Việt Nam.
4.2.Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1:
- Đưa những hành động đẹp (một số hành động phản cảm) trong cuộc sống đời
thường, trong sinh hoạt hoặc ngay của sinh viên bằng phương tiện trưc tiếp hoặc
gián tiếp giới thiệu đến sinh viên 3 trường.
Thông qua trang thông tin điên tử “nếp sống văn minh học đường”.
Mục tiêu 2:
Thu hút được sự quan tâm tham gia của đông đảo sinh viên và nói lên suy nghĩ
hành động của họ:
- Bằng các buổi tọa đàm trực tiếp “văn minh học đường - không chỉ là nếp sống”
- Ngày hội triển lãm tranh, ảnh.
- Tổ chức cuộc thi “sinh viên thanh lịch”.
Mục tiêu 3:
- Giới thiệu thông điệp của chương trình
- Xem xét hành vi, phản hồi của sinh viên và các đối tượng bên ngoài khi phát động
các hoạt động mang tính phong trào để từ đó điều chỉnh cụ thể.
- Nắm bắt những thắc mắc, ý kiến phản hồi, đánh giá bình luận của đối tượng riêng(
sinh viên) và chung(các đối tượng khác). Từ đó tăng cường hoạt động thiết thực,
tạo ra sự điều chỉnh hoạt động để đạt được hiệu quả truyền thông cao.
8
Mục tiêu 4:
- Kêu gọi ủng hộ của các nhà truyền thông( công ty bảo trợ, mạnh thường quân )
tạo ra sức lan tỏa của các hoạt động.

Mục tiêu 5:
- Tiếng nói chung từ lãnh đạo các trường đại học và hành động cụ thể của họ tới
hoạt động, vì môi trường đại học không chỉ đào tạo sinh viên giỏi về tri thức mà
còn cần hướng tới đạo đức tốt cho sinh viên.
4.3. Lựa chọn mô hình truyền thông.
Mô hình thứ nhất:
T
O t
OT: Tài chính
Ot: Thời gian
Lý do chọn:
- Thời gian thực hiện ngắn, chỉ trong ba tháng (tháng 9, tháng 10, tháng 11).
- Hoạt động có điểm nhấn, có thời gian chuẩn bị rõ ràng, cụ thể. Việc thu hút sự
quan tâm của sinh viên và lôi kéo các đối tương bên ngoài dễ dàng hơn.
9
- Hạn chế được sự dàn trải trong khâu tổ chức, tài chính và tránh được sự lãng phí
kinh tế.
- Phù hợp với nguồn nhân lực trong đơn vi truyền thông và cộng tác viên để mọi
người có thể tập trung tiến hành trong khoảng thời gian xác định.
- Đối tượng là sinh viên nên việc thực hiện các hoạt động sẽ diễn ra phù hợp bởi đa
số họ thích những hoạt động thực tế.
5. Xây dựng thông điệp và lựa chọn kênh truyền thông.
5.1. Xây dựng thông điệp
5.1.1. Các thông điệp sử dụng:
Dựa vào các đối tượng mà ta hướng tới, những muc tiêu truyền thông mà ta đã đề
ra thì cần phải xác định những thông điệp truyền thông. Những thông điệp truyền
thông sẽ trở thành những phát ngôn hoàn chỉnh, hướng trực tiếp vào đối tượng, từ
đó sẽ thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng. Ở Phần trên ta đã xác
định được đối tượng và mục tiêu truyền thông của chương trình tuyền thông này.
Mục tiêu chính đó là truyền thông nếp sống văn minh cho sinh viên. Như vậy ta

có thể có 1 thông điệp chính. Đó là:
Hướng tới một nếp sống văn minh trong sinh viên.
Ngoài thông điệp chính trên ta còn có thể có những thông điệp khác như:
• Vì một giảng đường không khói thuốc.
• Vì một môi trường xanh-sạch-đẹp.
• Sinh viên - thế hệ văn minh của xã hội
• Chung tay xây dựng một nếp sống đẹp…
10
Những thông điệp trên sẽ trực tiếp tác động tới nhận thức và hành động của mọi
người
5.1.2. Lí do xây dựng những thông điệp trên
• Nội dung khá rõ ràng, ngắn gọn, dễ nhớ.
• Phù hợp với đối tượng chính là sinh viên
• Những thông điệp trên nêu lên những hành động cụ thể,từ đó có thể thúc đẩy đối
tượng thực hiện hành động ngay lập tức.
Ngoài việc xây dựng những thông điệp bằng ngôn ngữ như trên ta còn có thể xây
dựng thông điệp bằng những hình ảnh,tranh vẽ…để tác động đến đối tượng một
cách dễ dàng hơn.
5.2. Xác định các kênh truyền thông
Để truyền thông một cách hiệu quả thì chúng ta cần phải xác định xem đâu là
kênh truyền thông tốt nhất để sử dụng.
5.1.2.Các kênh truyền thông sử dụng.
• Internet
-Lập webside
-Đăng bài trên các trang báo
-Tổ chúc các cuộc thi viết bài trên các trang báo…
- Mạng xã hội: Tạo các nhóm,các trang về tuyên truyền nếp sống văn minh cho
sinh viên.
• Truyền hình: Xây dựng các chương trình để tuyên dương những tấm
gương sinh viên văn minh.Khích lệ mọi người làm theo.

• Tổ chức các buổi tọa đàm,các chương trình trò chơi cho sịnh viên để giúp
sinh viên định hướng được thế nào là sống văn minh
• Thành lập các câu lạc bộ để sinh viên trao đổi,giao lưu học hỏi lẫn nhau.
5.2.2. Lí do lựa chọn các kênh truyền thông trên.
11
• Những kênh truyền thông trên là những kênh truyền thông gần gũi với đối tượng
sinh viên nhất. Qua số liệu nghiên cứu có thể thấy rằng sinh viên thường xuyên sử
dụng cá kênh truyền thông như internet, truyền hình, truy cập mạng xã hội…vì
thế lựa chọn các kênh truyền thông này thì lượng đối tượng ta có thể tác động sẽ
nhiều hơn,hiệu quả truyền thông cũng cao hơn.
• Những kênh truyền thông này không chỉ tác động tới đối tượng sinh viên mà
còn có tác động rộng rãi tới tất cả mọi người,tới các đối tượng khác.từ đó hiệu
quả truyền thông cũng cao hơn.
6. Kế hoạch hoạt động và chỉ tiêu đánh giá:
6.1. Hoạt động 1: Trang thông tin điện tử “ Nếp sống văn minh học đường “
• Mục tiêu
- Bài viết, phóng sự, hình ảnh,… Chứa đựng thông tin về nếp sống văn minh,
nếp sống lành mạnh, truyền thống văn hóa dân tộc từ đó tăng sự hiểu biết và nhận
thức về nếp sống văn minh đồng thời thay đổi nhận thức thực hiện nếp sống đó
ngay trong giảng đường đại học
- Tăng số lượng truy cập website, đóng góp ý kiến, phát biểu trên phương
tiện truyền thông đại chúng, trước hết là trang thông tin điện tử này của nhóm
sinh viên 3 trường và nhóm sinh viên toàn thành phố Hà Nội
- Tăng hiểu biết và kĩ năng sống cho nhóm nhà truyền thông, để có thể có
những giải pháp thúc đẩy sự tham gia, hưởng ứng tích cực của nhóm sinh viên
vào xây dựng nếp sống văn minh
12
- Tổ chức các hoạt động và các cuộc thi, viết bài về nếp sống văn minh, các
bài dự thi sẽ được đăng tải trên website và đánh giá từ đó tăng sự chú ý, quan
tâm của nhóm đối tượng trực tiếp đồng thời lôi kéo các nhóm đối tượng gián tiếp.

- Lập fanpage : đăng các thông tin về dự án truyền thông và thông tin liên
quan
• Tổ chức thực hiện:
- Cơ quan chủ quản: Tổng cục văn hóa - Bộ văn hóa - thể thao - du lịch
- Cơ quan thực hiện : Sở văn hóa - thể thao - du lịch Hà Nội
- Nguồn nhân lực : Cộng tác viên và Tình nguyện viên là các sinh viên các
trường địa học trên địa bàn Hà Nội; chuyên gia về quản trị mạng và trang thông
tin điện tử cùng với các chuyên viên hướng dẫn
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt
- Mức độ cập nhật: Hàng ngày
- Mức độ duy trì: Thường xuyên, liên tục đến khi kết thúc dự án
- Tên miền:
Fanpage : www.facebook.com/nepsongvanminh
- Nội dung website : 6 phần
+ Trang chủ/ tin chính : cập nhật thông tin mới nhất trong ngày có nội dung
truyền tải nếp sống thanh lịch, các bài dự thi nổi bật, chuyên mục về đời sống
văn hóa, nét thanh lịch…
+ Ảnh/ phóng sự/ video phản ánh thực trạng nếp sống hiện nay trong sinh viên
cũng như trong xã hội nói chung : về những hoạt động và tấm gương tiêu biểu
tích cực, biểu hiện tiêu cực trong lối sống, ứng xử sinh viên
+ Bài dự thi : Đăng tải các BDT của các thí sinh cùng với tin bài về cuộc thi “
sinh viên thanh lịch”
+ Đóng góp, phản hồi : giải đáp những thắc mắc xoay quanh những vấn đề liên
quan đến nếp sống hiện đại trong sinh viên
13
+ Link liên kết: facebook, cyworld, yume và các trang thông tin điện tử khác …
+ Chuyên mục giải trí : nghe nhạc…
• Nhóm các hoạt động :
EI/web1: Xin giấy phép hoạt động.
EI/web2: Xây dựng giao diện ,ý tưởng, nội dung, phương thức vận hành website.

EI/web3: Mua sắm trang thiết bị cho phòng làm việc, thiết kế phần mềm quản lý,
giao diện web.
EI/web4: Xây dựng Ban quản trị, tuyển chọn tình nguyện viên, cộng tác viên.
EI/Web5: Tập huấn về kĩ năng sống, lối sống thanh lịch,văn minh, và các
phương tiện truyền thông đại chúng cho đội ngũ thực hiện; quản trị, biên tập nội
dung thông tin cho ekip thực hiện.
EI/ web6: Thử nghiệm, họp báo khai trương website.
EI/web7 : Vận hành website và phát triển website
EI/web8: Giới thiệu web qua các phương tiện truyền thông, kênh truyền thông :
tờ rơi, tờ gấp, thư mời, fanpage… (cùng các hoạt động về giới thiệu và xây dựng
nếp sống văn minh thanh lịch).
• Chỉ số đánh giá:
+ Số lượng thành viên ban quản trị mạng, chuyên viên mạng, tình nguyện
viên, cộng tác viên là bao nhiêu người? Số thành viên phát sinh cẩn tăng là bao
nhiêu?
+ Số lượng người truy cập sau khi thành lập web. Tần suất tăng ?
+ Chất lượng website đã đảm bảo và thu hút chưa? Tính hiệu quả ?
+ Số lượng đóng góp phản hồi đối với web
+ Lượt like , chia sẻ fanpage
+ Lượt comment, chất lượng comment ở từng bài viết, các status
+ Dự trù kinh phí
14
6.2. Hoạt động 2 : Cuộc thi viết về “Những tấm gương nghèo vượt khó, người
tốt việc tốt”.
• Mục đích hoạt động :
- Thu thập được những thông tin về sinh viên nghèo chịu khó học tập, những
tấm gương tốt trong sinh viên : trong cuộc sống cũng như trong học tập
- Từ đó, làm cơ sở làm chuẩn mực, cho các sinh viên khác noi theo, học tập
theo
- Góp phần xây dựng nếp sống lành mạnh trong sinh viên, tạo những hành

vi, ứng xử tốt trong văn hóa học đường, trong cộng đồng
- Môi trường rèn luyện kỹ năng viết lách, tìm tòi tri thức,…. Cũng như các
sinh viên có thể thể hiện các tài năng của mình.
- Thời gian : trong 3 tháng truyền thông
- Đối tượng tham gia : sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong địa bàn
Hà Nội
- Yêu cầu : - Bài viết không quá 1000 từ, nêu tấm gương và viết cảm nhận
- Không sao chép từ các bài viết sẵn có, hoặc trên báo đài….
- Nội dung về người thật , việc thật, không hư cấu, tưởng tượng ra
nhân vật
- Thông điệp cụ thể, rõ ràng. Bài viết gửi qua hòm mail :

• Nhóm các hoạt động :
- Tuyên truyền, phát động cuộc thi trên hệ thống website , fanpage, kênh
truyền thông : tờ rơi, poster, bano……
- Đăng tải bài dự thi trên website, fanpage.
- Phát động bình chọn qua hệ thống trang thông tin điện tử : kết quả thông
qua số lượng like ( 40%), đánh giá của BTC ( 60%)
15
- Thu thập kết quả dự thi, thông tin phản hồi
- Kết quả được công bố vào buổi tổng kết cuối cùng. Cơ cấu giải thưởng : 1
giải nhất ( 30 triệu đồng) ; 2 giải nhì ( 15 triệu đồng/ giải) ; 3 giải ba ( 8 triệu đồng/
giải) ; 4 giải khuyến khích ( 5 triệu đồng/ giải ) , giải giành được lượng like nhiều
nhất ( 3 triệu ) , giải bài viết ấn tượng nhất BTC bình chọn ( 3 triệu ).
• Chỉ số đánh giá :
- Cuộc thi có thu hút được nhiều người tham gia?
- Công tác tuyên truyền giới thiệu cuộc thi có đạt hiệu quả?
- Số lượng bài dự thi là bao nhiêu? Chất lượng ra sao?
- Phản hồi tích cực hoặc tiêu cực từ công chúng
6.3. Hoạt động 3 : Tọa đàm “ Văn minh học đường – không chỉ là nếp sống “

• Mục đích hoạt động :
+ Giới thiệu về nếp sống văn minh, lối sống thanh lịch của người Hà Thành và
cuộc vận động “ Xây dựng nếp sống văn minh đô thị “
+ Tạo điều kiện cho sinh viên được góp ý, trao đổi, đóng góp việc xây dựng quy
định về chuẩn mực đạo đức cho sinh viên Báo chí, sư phạm,quốc gia cũng như
xây dựng nếp sống văn minh trong học đường.
+ Phân tích thực trạng về việc thực hiện nếp sống văn minh trong giảng đường,
hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh.
+ Trao đổi, trình bày ý kiến, giải đáp tranh luận, thắc mắc về vấn đề được đề cập
trong buổi tọa đàm.
+ Thời gian chuẩn bị: 1 tuần
+ Thời lượng : 4,5 tiếng/buổi
• Tổ chức thực hiện :
16
+ Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Công tác Chính trị sinh viên đã phối hợp
cùng Đoàn trường 3 trường, Hội Sinh viên EI tổ chức.
- Số lượng : 300 người
- Thời gian diễn ra: tháng 10
- Đối tượng tham gia :
+ Đại diện Sở văn hóa- Thể Thao- Du Lịch Hà Nội
+ Đại diện ban giám đốc 3 trường, Phòng công tác chính trị sinh viên
+ Sinh viên 3 trường, các khối : Bí thư chi đoàn, lớp trưởng, Chủ nhiệm các Câu
lạc Bộ
+ Diễn giả : Nhà văn, cán bộ nghiên cứu về văn hóa, Giáo sư Văn hóa học,
chuyên gia tâm lý học
+ Cơ quan báo chí: Báo Thủ Đô, Báo Sinh viên Việt Nam, Dân trí, Tiin, Kênh
14,
+ Địa điểm : Hội trường lớn – học viện Báo chí
• Nhóm các hoạt động :
+ HD1 : Lễ tân : đón tiếp các đại biểu, khách mời, cơ quan báo chí

+ HD2 : Văn nghệ mở đầu khai mạc : 3 tiết mục: 1 hát, 1 nhảy, 1 múa
+ HD3 : Chiếu clip giới thiệu các nhân vật chủ chốt(1 phút), giới thiệu về
website, fanpage; clip về nội dung buổi tọa đàm( 2’45), clip giới thiệu nếp sống
văn minh (3 phút )
+ HD4 : Khai mạc, chạy chương trình, giới thiệu đại biểu ( 2 MC: 1 nam, 1 nữ)
+ HD5 :
Hoạt động cụ thể:
- Giới thiệu về nét đẹp của lối sống văn minh, các hành vi thể hiện nếp sống
văn minh trên giảng đường
17
- Diễn giải trình bày các bài tham luận (trình chiếu slide) về Nếp sống văn
minh học đường
- Các nhóm đối tượng tham gia, đóng góp ý kiến, đưa ra các thắc mắc, kiến
nghị xoay quanh vấn đề
- Giải đáp thắc mắc, hướng biện pháp giải quyết
- Tiến hành thảo luận, tranh luận
- Đóng góp, nêu giải pháp.
- Tổng kết kết quả buổi tọa đàm từ đó đưa ra bản dự thảo xây dựng văn hóa
giảng đường.
- Điều tra xã hội học
- Tổ chức trò chơi, giao lưu giữa các sinh viên, các khách mời
+ HD6 : MC tuyên bố kết thúc buổi tọa đàm
• Chỉ số đánh giá :
+ Số người tham dự hội thảo( Khách mời tham dự, đại diện sinh viên 3 trường,
sinh viên phát sinh,….).
+ Hiệu quả buổi tạo đàm như thế nào? Thu hút hay chưa?
+ Kết quả điều tra : bao nhiêu người ủng hộ việc thực hiện “ văn minh học
đường” trong giảng đường, đánh giá chất lượng buổi tọa đàm.
+ Số lượng cơ quan báo chí đăng bài, số bài đăng.
+ Số thành viên dự kiến, ngoài dự kiến.

+ Phản hồi qua mail, website, fanpage của những người tham dự tọa đàm
6.4. Hoạt động 4: Ngày hội triển lãm tranh, ảnh : “ Lối sống thanh lịch của
người Hà Thành “
• Nội dung triển khai :
18
+ Trưng bày 100 bức ảnh về nếp sống thanh lịch của người Hà Nội xưa và nay,
các bức ảnh thể hiện sinh hoạt hàng ngày. Tác phẩm thuộc các nhiếp ảnh gia, sưu
tầm trên báo, hình ảnh do nhóm ekip phụ trách về ảnh thực hiện.
+ Dựng bảng ký tên các đối tượng tham gia
+ Gian hàng sách về văn hóa, tài liệu về nếp sống thanh lịch người Hà Nội : hình
thức bốc thăm may mắn nhận sách kèm theo
+ Thời gian diễn ra triển lãm : 3 ngày trong tháng 10.
+ Địa điểm : 2 ngày đầu tại Sân khấu nhạc nước học viện Báo chí, ngày cuối cùng
tại Cung văn hóa Hữu Nghị Việt –Xô
+ Kênh thông tin : tờ rơi, bano, áp phích, báo mạng, fanpage, website …
• Nhóm các hoạt động :
+ Xin giấy phép tổ chức sự kiên
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện, chuẩn bị, phan công nhiệm vụ, quản lý nhân sự
+ Liên hệ cơ quan báo chí, khách mời, liên hệ bản quyền tác giả
+ Họp triển khai nội dung, hình thức triển lãm , phương tiện thực hiện.
+ Họp báo giới thiệu về buổi triển lãm
+ Tổng kết, xử lý số liệu, thu thập thông tin phản hồi, bài học kinh nghiệm.
• Chỉ số đánh giá :
+ Số người tham dự triển lãm : bao gồm: sinh viên, khách mời, cơ
quan báo chí. Từ đó giá công tác truyền thông cho buổi triển lãm như thế nào?
Hiệu quả?
+ Buổi triển lãm có thực sự thu hút
+ Số người tăng, giảm qua 2 địa điểm
+ Kết quả phản hồi từ công chúng
+ Hiệu quả của buổi triển lãm ra sao?

+ Nội dung của cuộc triển lãm có đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra ?
+ Tiến trình thuê địa điểm có suôn sẻ? Khâu chuẩn bị?
19
6.5. Hoạt động 5: Tổ chức cuộc thi “Sinh viên thanh lịch”
• Mục đích hoạt động:
- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên sau những giờ học tập căng thẳng.
- Tạo điều kiện để sinh viên các trường có cơ hội giao lưu với nhau.
- Tạo phong trào hoạt động sôi nổi trong sinh viên; định hướng thẩm mỹ, xây
dựng nếp sống văn minh, lành mạnh trong môi trường đại học.
- Chương trình được tổ chức chu đáo, thân thiện, tạo mọi điều kiện để thí sinh có
cơ hội thể hiện hết khả năng của mình.
• Nhóm các hoạt động:
- Tổ chức tuyển thí sinh: gồm sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
- Sơ tuyển các vòng thi: Vòng sơ khảo, vòng chung khảo, đêm chung kết. Với các
hình thức như: thể hiện năng khiếu, thi trình diễn trang phục truyền thống dân tộc,
thi ứng xử…
- Tổ chức bình chọn và trao giải thưởng, gồm bình chọn qua facebook và ban giám
khảo bình chọn, cơ cấu giải thưởng gồm giải nhất ( 5 triệu), nhì( 3 triệu/giải), ba (
2 triệu/ giải), và giải yêu thích nhất, giải được bình chọn nhiều nhất ( thông qua
lượt like), giải thí sinh ấn tượng nhất, thí sinh tài năng nhất, triển vọng ( 1 triệu
đồng/ giải) . Ngoài ra còn có giải cho đội cổ vũ nhiệt tình nhất ( 500 nghìn đồng)
• Chỉ số đánh giá:
- Số lượng thí sinh dự thi
- Số lượng người tham gia bình chọn và đóng góp ý kiến là bao nhiêu?
- Chất lượng cuộc thi, và chất lượng thí sinh tham gia cuộc thi
- Sức thu hút của cuộc thi như thế nào?
- Số lượng khán giả qua các vòng thi? Tăng, giảm bao nhiêu?
- Số cơ quan báo chí đến tác nghiệp, số lượng báo đăng,bài đăng ?
20
7. Bảng phân bố lịch trình hoạt động và dự trù kinh phí:

7.1. Lịch trình hoạt động
Hoạt động 1: Trang thông tin điện tử “ Nếp sống văn minh học đường “
Hoạt
động 1
Thời gian phân bổ cho các hoạt động
Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11
1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
EI/web1 +
EI/web2 +
+
EI/web3 +
EI/web4 ++
EI/web5 ++ +
21
EI/web6 ++ +
EI/web7 ++ +++ + ++ +++ ++ +
EI/web8 ++ +++ +
Hoạt động 2: Cuộc thi viết về “Những tấm gương nghèo vượt khó, người tốt
việc tốt”.
Hoạt
động
2
Thời gian phân bổ cho các hoạt động
Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11
1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
TV1 ++ +
TV2 +++ +++ +
TV3 ++ +++ +++ +
TV4 ++ +++ +
TV5 +

Hoạt động 3 : Tọa đàm “ văn minh học đường – không chỉ là nếp sống “
22
Hoạt động 3 Thời gian phân bổ cho các hoạt động
Tháng 10
1 2 3 4
TĐ1 +
TĐ2 +++
TĐ3 ++
TĐ4 +
Hoạt động 4: Ngày hội triển lãm tranh, ảnh : “ Lối sống thanh lịch của người
Hà Thành “
Hoạt động 4 Thời gian phân bổ cho các hoạt động
Tháng 10 Tháng 11
T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4
TL1 ++
TL2 +++
TL3 ++ +
TL4 ++ +++ +
Hoạt động 5: Cuộc thi “Sinh viên thanh lịch”
Hoạ
t
Thời gian phân bổ cho các hoạt động
Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11
23
độn
g 5
1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
CT1 ++ +
CT2 ++
CT3 ++ ++

+
++
+
+
CT4 ++ ++
+
+
Chú giải:
+ : Nửa tuần đầu
++ : Nửa tuần sau
+++ : Cả tuần
7.2. Bảng dự trù kinh phí
Hoạt động Nội dung Chi phí
(VNĐ)
Tổng
chi(VNĐ)
Hoạt động 1:
Trang thông
tin điện tử “
Nếp sống văn
minh học
đường “
- Thiết kế ý tưởng, xây dựng
Website, mua các trang thiết
bị, xin giấy phép hoạt động
90.000.000 265.000.00
0
- Công tác tập huấn điều hành
Website cho ban quản trị, cộng
tác viên

35.000.000
- Họp báo, giới thiệu Website 40.000.000
- Phát triển Website 50.000.000
- Giới thiệu trên các trang thong
tin khác
50.000.000
Hoạt động 2:
Cuộc thi viết
về “Những
- Chi hỗ trợ tình nguyện viên 30.000.000 220.000.00
0
- Giải thưởng 110.000.00
0
- Công tác quảng bá: pano, áp 30.000.000
24
tấm gương
nghèo vượt
khó, người tốt
việc tốt”.
phích, tờ rơi…
- Chi phí hỗ trợ ban giám khảo 50.000.000
Hoạt động 3:
Tọa đàm “ Văn
minh học
đường – không
chỉ là nếp sống

- Chuẩn bị, giấy mời khách đến
tham dự
30.000.000 180.000.00

0
- Thuê địa điểm và trang trí 40.000.000
- Các khoản phát sinh 30.000.000
- Quà cho khách mời 80.000.000
Hoạt động 4:
Ngày hội triển
lãm tranh, ảnh
: “ Lối sống
thanh lịch của
người Hà
Thành “
- Thuê địa điểm, tư vấn cho triển
lãm
45.000.000 48.000.000
- Xin giấy phép 10.000.000
- Chi phí chụp ảnh và ảnh gửi về 70.000.000
- Trợ cấp cho tình nguyện viên 30.000.000
- Công tác quảng bá 50.000.000
Hoạt động 5:
Cuộc thi “Sinh
viên thanh
lịch”
- Công tác chuẩn bị và cố vấn cho
cuộc thi
40.000.000 65.000.000
- Hỗ trợ ban giám khảo và tình
nguyện viên
80.000.000
- Giải thưởng 155.000.00
0

Phát sinh 80.000.000 950.000.00
0
25

×