Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

skkn hướng dẫn khai thác sử dụng atlat địa lí và phiếu học tập trong giảng dạy địa lí 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 27 trang )

MỤC LỤC
Trang
Phần I : Đặt vấn đề …………………………………………………… 03
1.Lí do chọn đề tài 03
2.Mục đích của đề tài………………………………………………………….04
3.Bản chất của đề tài…………………………………………………… 04
4.Đối tượng nghiên cứu……………………………………………… 04
5.Phương pháp thực hiện 05
6.Phạm vi nghiên cứu 05
Phần II : Nội dung 06
1.Cơ sở lí luận 06
1.1.Khái quát về Allat và phiếu học tập 06
1.2.Chức năng minh họa,nguồn tri thức của Allat và phiếu học tập 07
1.3.Vai trò của Alat và phiếu học tập 08
2.Cơ sở thực tiễn 08
3.Hiện trạng 09
3.1.Mức độ tích cực của học sinh 09
3.2.Chất lượng khảo sát 09
3.3.Nguyên nhân 09
4.Các giải pháp thực hiện 10
4.1.Một số nguyên tắc đã sử dụng Allat và phiếu học tập 10
4.2.Một số bài học đã được tích cực sử dụng Allat và phiếu học tập 10
5.Kết quả thu được 19
5.1.Về mức độ tích cực của học sinh 19
5.2.Về chất lượng bài khảo sát 19
5.3 Đánh giá 19
5.4.Bài học kinh nghiệm 20
Phần III : Kết Luận và kiến nghị 22
1.Kết Luận 22
2.Kiến nghị 22
1


CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO.
- PT – ĐDDH : Phương tiện đồ dùng dạy học.
- PPDH : Phương pháp dạy học
- PP : Phương pháp
- GV : Giáo Viên
- HS : Học sinh
- ĐT HSG : Đội tuyển học sinh giỏi
2
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.Lí do chọn đề tài.
Trong quá trình dạy - học việc giúp người học tiếp thu tri thức,việc giáo
viên dạy sử dụng các phương pháp, lựa chọn các phương pháp giúp người học
tiếp thu kiến thức là hết sức quan trọng vì nó có vai trò quyết định việc tiếp thu
kiến thức,kĩ năng bộ môn .Thực tế khoa học đã chứng minh khi chúng ta sử
dụng nhiều các giác quan, đặc biệt là thị giác hay trực tiếp thực hành khả năng
tiếp thu sẽ cao hơn so với việc chúng ta chỉ dùng thính giác (việc nghe giảng
đơn thuần ) .
Do đó hiện nay với môn Địa lí 12, môn học sử dụng rất nhiều Atlat và
phiếu học tập ,là một trong các phương tiện trực quan sinh động nhằm nâng cao
hiệu quả giảng dạy, mà hiện nay ngày càng được nhắc đến và đề cao trong quá
trình dạy học , nó được coi là một trong những công cụ đắc lực giúp nâng cao
hiệu quả quá trình dạy học.
Dạy học Địa lí 12 hiện nay, là một trong những môn học sử dụng nhiều
tới Atlat và phiếu học tập, mặc dù vậy trong quá trình dạy và học môn Địa lí,
nhiều giáo viên và học sinh vẫn chưa khai thác những thiết bị này. Vẫn có quan
niệm chưa phù hợp để dạy tốt môn Địa lí 12 thông qua sử dụng Atlat và phiếu
học tập như một công cụ dạy học tích cực.
Quan niệm đó còn thể hiện ở suy nghĩ và lời nói của cả một số thầy cô và
các em học sinh: “Môn học thuộc lòng, chỉ cần học thuộc bài” là đạt điểm cao,
không cần tư duy, suy nghĩ như các môn học khác .Dẫn đến quá trình dạy và học

chưa sử dụng được Atlat và phiếu học tập , việc dạy và học chưa thực hiện các
phương pháp đúng đặc trưng bộ môn. Cho nên dạy và học của cả thầy và trò
thường là giảng và chép như một môn học thuộc, mà chưa thường xuyên sử
dụng Atlat và phiếu học tập nhằm khắc sâu kiến thức , rèn phương pháp tự học
cho HS khi học tập.
Do đó, chưa kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của HS,
chưa giúp cho HS nắm bắt được bản chất các hiện tượng địa lí, đặc biệt là khả
năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn yếu,việc tìm ra mối quan hệ nhân quả
giữa tự nhiên và tự nhiên chưa tốt, việc hiểu mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh
tế xã hội gặp khó khăn ,làm kiến thức không được hiểu sâu , nắm bài không
vững.
Khi làm bài điểm thi không cao , nhất là còn hiện tượng học sinh khi đi
thi bỏ lỡ cả cơ hội làm bài mặc dù đề thi cho sử dụng Atlat và phiếu học tập để
khai thác làm bài.
Vì vậy việc khai thác Atlat và phiếu học tập đã trở thành vấn đề cấp thiết,
nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đối với dạy học môn Địa lí lớp 12 nói riêng
3
và giảng dạy môn Địa lí nói chung, nhằm đổi mới tư duy, phương pháp dạy học,
phương pháp tiếp cận với tri thức,thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp
dạy học của Bộ giáo dục và đào tạo.
.2. Mục đích của đề tài .
- Mục đích của Sáng kiến là việc nghiên cứu là so sánh sự hứng thú , nâng
cao kết quả học tập của HS thông qua việc theo dõi tính tích cực của HS ở trên
lớp và kết quả bài khảo sát ở những tiết học có vận dụng sử dụng Atlat và phiếu
học tập và không sử dụng Atlat và phiếu học tập, hoặc sử dụng chưa triệt để
Atlat và phiếu học tập . Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cải
thiện chất lượng học tập của học sinh ngay trong một lớp, cùng một điều kiện
dạy học .
3.Bản chất của đề tài .
- Làm sáng tỏ tính hiệu quả trong sử dụng Phương pháp thực hiện :

Hướng dẫn khai thác sử dụng Atlat Địa lí và phiếu học tập trong giảng dạy Địa
lí 12 so với việc sử dụng các phương pháp truyền thống, đối chứng kết quả để
minh chứng việc sử dụng Sáng kiến là cần thiết có tính khả thi cao . Đã được
kiểm chứng trên cơ sở khoa học, có áp dụng thực tiễn.
Đối với tôi khi dạy học tại Trường THPT Hồ Xuân Hương : Đặc điểm của
học sinh trong trường - là một trường có đầu vào tuyển sinh điểm rất thấp, việc
được áp dụng những cái mới, những phương pháp dạy học tích cực vào giảng
dạy phù hợp đối tượng là càng cần thiết, với yêu cầu của đổi mới phương
pháp ,hiện nay việc khai thác Atlat và phiếu học tập là càng cần thiết . Hơn nữa
việc kiểm tra đánh giá hiện nay của BGD & ĐT thường có câu hỏi yêu cầu bắt
buộc có kiến thức ,kĩ năng khai thác Atlat ở các kì thi như :Thi học sinh giỏi ,
khảo sát và ở các kì thi tốt nghiệp, nên thực hiện đề tài này là hết sức thiết thực.
Từ thực tế trên đó là lí do tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp khai
thác Atlat và phiếu học tập như phân tích ở trên vào giảng dạy. Kết quả thực
tiễn sau một thời gian kết quả thu được là khá tích cực. Do đó tôi xin mạnh dạn
trình bày những nội dung chính của Sáng kiến để các thầy cô, các bạn đồng
nghiệp tham khảo, cũng như góp ý bổ sung để Sáng kiến của tôi được hiệu quả
hơn, hoàn thiện hơn ,và từ đó giúp tôi có cơ sở khoa học trong việc thực hiện
áp dụng đổi mới phương pháp ,thực hiện tốt chủ trương đổi mới dạy học theo
hướng tích cực phù hợp với phương pháp dạy học hiện nay “ Lấy người học là
chủ thể quá trình nhận thức”.
Ngoài ra từ thực tế nhu cầu giảng dạy , với kinh nghiệm khá nhiều năm
dạy các đối tượng học sinh khác nhau tôi thấy đây là vấn đề cần thiết ,cần trao
đổi học tập từ các bạn đồng nghiệp .Nhằm thúc đẩy kết quả dạy học của mình,
trong điều kiện cụ thể của nhà trường được tốt hơn .Đó cũng là lí do thôi thúc tôi
chọn đề tài này
4.Đối tượng nghiên cứu.
4
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 12D trường THPT Hồ Xuân
Hương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. ( Là đối tượng trường Công lập

mới).
5. Phương pháp thực hiện.
Phương pháp thực hiện : Hướng dẫn khai thác sử dụng Atlat và phiếu học
tập trong giảng dạy Địa lí 12 .
6. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu chương trình Địa lí lớp 12 – Ban cơ bản.( Từ tháng
09 năm 2012, đến tháng 03 năm 2013 ).

5
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận .
Các nhà khoa học giáo dục đã chứng minh :Con đường nhận thức được
của người học (học sinh) là: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn". Vì vậy, để HS có thể chiếm lĩnh tri thức một
cách tự nhiên, hứng thú và khắc sâu kiến thức thì vấn đề sử dụng Atlat và phiếu
học tập ở các tiết dạy là một yếu tố hết sức quan trọng, vì nó giúp học sinh có
thể nắm bài, thuộc bài ở ngay trên lớp một cách nhẹ nhàng tự nhiên.Cũng như
tạo điều kiện cho học sinh tự làm tốt việc thuộc bài, ôn bài tại nhà.
Môn Địa lí nói chung và môn Địa lí 12 nói riêng, Atlat và phiếu học tập
là một công cụ đắc lực thúc đẩy quá trình nhận thức, phát triển tư duy, sáng tạo
và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Có cách sử dụng Atlat và phiếu
học tập tốt sẽ tạo nên những giờ học hấp dẫn, lý thú, mang lại kết quả cao.
1.1. Khái quát về Allat và phiếu học tập.
Allat là tập bản đồ được sắp xếp theo thứ tự :tự nhiên,dân cư ,kinh tế đã
có từ lâu gắn liền với hệ thống các phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống
theo quan điểm lấy GV làm trung tâm. Chức năng minh họa của nó được coi
trọng và khai thác có hiệu quả trong dạy học. Nhờ có các phương tiện này mà
các biểu tượng được hình thành rõ nét hơn, nhiều sự vật hiện tượng địa lí trở nên
gần gũi hơn với HS.( Tuy nhiên việc sử dụng nó trước đây chưa thực sự triệt
để ,cấp độ khai thác chưa cao mới chỉ ở mức minh họa dẫn chứng).

Ngoài Atlat phiếu học tập cũng là phương tiện dạy học tích cực.Nó là
dạng thống kê nhỏ ,hoặc cách gợi khai thác bài học từ đó giúp học sinh khai
thác và làm việc nhanh chóng . Giáo viên có thể sử dụng trong kiểm tra bài
cũ,học tập bài mới thực hiện các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm học sinh phù
hợp với giao việc ,học tập tự giác tích cực của học sinh nó là phương tiện dạy
học khá tiện ích ,được sử dụng phù hợp cho dạy Địa lí 12.
Thực tế các phương tiện dạy học này chứa trong mình nó dưới dạng vật
chất cả hình ảnh bên ngoài lẫn dấu hiệu, thuộc tính bên trong của các đối tượng,
nhờ sự phân tích tìm tòi của HS dưới sự hướng dẫn của giáo viên các đặc điểm
đó được biểu hiện ra bên ngoài. Allat và phiếu học tập là nguồn tri thức, đòi hỏi
sự khám phá, tìm tòi của HS bản thân nó sẽ sống động ẩn chứa bao tri thức.
Như ta đã biết phương tiện dạy học là “hình ảnh kép” của PPDH. Mỗi
PPDH đặc trưng sẽ quyết định hệ thống các hoạt động của GV và HS khác nhau
nhằm đạt được mục đích khác nhau, do đó việc sử dụng Allat và phiếu học tập là
nguồn tri thức phải có phương pháp phù hợp. Với Địa lí 12 nói riêng và Địa lí
nói chung ngoại trừ lời nói , chữ viết.Thì các phương tiện như bản đồ, Atlat
6
phiếu học tập luôn có mặt gắn liền song hành với quá trình làm việc của thầy
và trò.
Nội dung dạy học được chứa trong Allat và phiếu học tập là nguồn tri
thức rất phong phú nó được coi là cuốn sách giáo khoa thứ hai ( với Allat) ,Mặt
khác như đã nói, PPDH và phương tiện dạy học thống nhất với nhau. Từ đó có
thể đi đến kết luận PPDH có sự tích hợp của nội dung dạy học . Trong đó Allat
và phiếu học tập là phương tiện tích cực hết sức cần thiết trong thực hiện PP dạy
học Địa lí 12. Quan niệm như vậy là luôn đề cao chức năng nguồn tri thức của
Allat và phiếu học tập bên cạnh chức năng truyền thống là trực quan còn có
chức năng thực tiễn là nguồn tri thức .
1.2. Chức năng minh họa , nguồn tri thức của Allat và phiếu học tập.
* Chức năng minh họa.
- Các Allat và phiếu học tập có tính trực quan cao, dùng để minh hoạ cho

các sự vật hiện tượng địa lí.
- Các Allat và phiếu học tập là hình ảnh rõ nét của các đối tượng địa lí;
nhờ vào Allat và phiếu học tập mà HS hình thành được các biểu tượng địa lí
,có các biểu tượng rõ ràng và đúng đắn về các đối tượng địa lí.
- Đối tượng địa lí trải rộng trong một không gian rộng lớn, ngoài ra nó có
động thái,quy mô,cơ cấu chuyển dịch theo thời gian. Nhờ vào Allat và phiếu học
tập, HS mới có thể tăng thêm sự hiểu biết về các đối tượng địa lí.
- Nhờ vào Allat và phiếu học tập học sinh sẽ nhận thức được sự sống
động ,sự tồn tại phát triển của hiện tượng địa lí, nếu khai thác tốt Allat và phiếu
học tập còn giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc về đối tượng địa lí qua cả quá
trình phát triển, hiểu được đối tượng địa lí và hình thành được các biểu tượng
qua cả thời gian và không gian khác nhau.
- Qua Allat và phiếu học tập học nó sẽ cho các đơn vị kiến thức được
minh họa rõ nét ,bài học sẽ được cụ thể hơn.
* Chức năng là nguồn tri thức.
- Allat và phiếu học tập không chỉ là hình ảnh bên ngoài của sự vật, hiện
tượng địa lí mà còn chứa đựng nội dung ẩn chứa bên trong của đối tượng địa lí.
- Allat và phiếu học tập chứa đựng các khái niệm, mối liên hệ nhân quả,
quy luật địa lí…
Ta có thể lấy Bản đồ Tự nhiên Việt Nam để dạy phần Địa lí tự nhiên lớp
12 làm ví dụ minh họa :Chức năng là nguồn tri thức thể hiện trên bản đồ có các
khái niệm chung (sông, núi, hồ, biển…), khái niệm riêng (sông Hồng, dãy
Hoàng Liên Sơn,…), các mối liên hệ nhân quả (gió phơn Tây Nam khô nóng là
kết quả của gió Tây nam biến tính từ vịnh Bengan sau khi vượt qua dãy Trường
Sơn Bắc; nơi mưa nhiều nơi mưa ít trên lãnh thổ là kết quả của mối liên hệ giữa
hướng gió và địa hình,Dãy Bạch mã làm ranh giới giữa miền khí hậu Bắc và
7
Nam), nếu ở bài dùng bản đồ này có kết hợp với phiếu học tập sẽ giúp học sinh
cụ thể hóa ,ghi chép lại phát hiện mối quan hệ nhân quả như đã trình bày.
Allat và phiếu học tập chứa đựng tri thức địa lí, do đó trong dạy học

chúng được dùng làm công cụ cho HS khám phá, tìm tòi tri thức. Hình thành
biểu tượng địa lí chắc chắn,thông qua đây học sinh sẽ dễ nhớ,dễ học ,dễ thuộc
bài hơn .Nên rất cần : thay bằng việc khi giáo viên chỉ giảng bài qua lí thuyết
thiếu sự phân tích liên hệ so sánh thì giáo viên sử dụng, khai thác dựa trên Allat
và phiếu học tập.
1.3. Vai trò của Allat và phiếu học tập.
Vai trò của Allat và phiếu học tập liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó
quan trọng nhất là PPDH và sự tập duyệt nhuần nhuyễn của học sinh.
Trong PPDH truyền thống với ưu thế cung cấp cho HS những tri thức có
sẵn, các Allat và phiếu học tập đóng vai trò quan trọng trong việc minh hoạ,
hoặc cụ thể hoá các kiến thức địa lí trừu tượng đối với HS,thậm trí chưa có vai
trò của phiếu học tập.
Khi đổi mới PPDH dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động
của HS ,hoạt động độc lập của HS với các nguồn tri thức,Allat và phiếu học tập
được xem như một tiêu chí quan trọng – thì Allat và phiếu học tập càng có vị trí
hết sức to lớn, tạo điều kiện cho dạy học đề cao chủ thể nhận thức của HS. Yêu
cầu đủ Allat và phiếu học tập và đa dạng các thể loại trở nên có tính bắt buộc,
ngoài ra còn là cơ sở để đánh giá sự thành công của một giờ dạy. Nếu như trước
đây HS có thể nghe thầy “dạy chay” được chấp nhận, với hiện nay nếu không có
Allat và phiếu học tập thì với PPDH mới, HS không thể “làm chay” được.
Không có Allat và phiếu học tập, HS đành phải lắng nghe một cách thụ động lời
giảng của thầy, như vậy vô hình chung sẽ quay lại kiểu dạy học “lấy thầy làm
trung tâm”. Học sinh sẽ không thể tư duy và làm việc được hiệu quả cao so với
có Allat và phiếu học tập.
Chính vì thế buộc cần có Allat và phiếu học tập ngoài sự có mặt của các
phương tiện hiện đại về nghe nhìn, công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí 12.
Hiện nay danh mục Allat và phiếu học tập rất phong phú và đa dạng tùy
theo kiểu bài mà người dạy phải lựa chọn thiết kế, sử dụng cho phù hợp.
2. Cơ sở thực tiễn
Môn Địa lí 12 tìm hiểu hoàn toàn về địa lí Việt Nam, nội dung kiến thức

tuy mới nhưng nếu các em đã nắm chắc được chương trình Địa lí Đại cương ở
lớp 10 thì việc khai thác kiến thức không khó. Tuy vậy, đối với hầu hết các em
học sinh lớp 12D thì Địa lí không phải là môn chính (không phải môn thi Đại
học, cũng là môn trào lưu xã hội không có nhiều người lựa chọn là môn lập
nghiệp,chọn nghề tương lai) .Do đó các em không hoàn toàn tập trung vào môn
học, việc nắm bắt kiến thức thầy cô giảng chưa được tốt. Khả năng phân tích,
8
tổng hợp, so sánh còn yếu; hầu hết chưa thực sự có hứng thú học tập và kết quả
chưa cao.Việc sử dụng Allat và phiếu học tập trong nhà trường cũng giúp cho
HS dễ học,yêu thích môn học hơn.
Việc sử dụng Allat và phiếu học tập trong các nhà trường hiện nay chưa
thực sự thường xuyên và hiệu quả. Do cả các nguyên nhân chủ quan và nguyên
nhân khách quan nên chưa thực sự phát huy được hiệu quả của nó, trong đó có
một phần vai trò định hướng và kiểm tra thường xuyên của giáo viên dạy.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi thấy việc tích cực sử dụng Allat và phiếu học
tập để mang lại Kết quả cao trong học tập cho HS là rất cần thiết.
3. Hiện trạng
Khi Sáng kiến chưa được áp dụng,việc chưa thường xuyên sử dụng Allat
và phiếu học tập . Tôi đã thực hiện khảo sát một tiết học, cụ thể là tiết 4 – Bài 6:
Đất nước nhiều đồi núi (tiết 1), kết quả thu được như sau:
3.1. Về mức độ tích cực của học sinh (lớp 12D có 39 học sinh )
Tiêu chí đánh giá Số lượt
(học sinh)
Tỉ lệ so với cả lớp
(%)
Xung phong phát biểu bài 9 23.1
Trả lời đúng 5 12.8
Không chú ý hoặc làm việc riêng 4 10.2
3.2. Về chất lượng bài khảo sát
Đạt loại Số lượng (bài) Tỉ lệ so với cả lớp

(%)
Giỏi 03 7,7
Khá 12 30,8
Trung bình 15 38,5
Yếu 6 15,3
Kém 3 7,7
3.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân từ HS
- Ý thức học tập của học sinh chưa cao.
- Trình độ nhận thức còn hạn chế
- Khả năng ghi nhớ kém
- Có tính ỉ lại, không chịu tìm tòi, không chủ động nắm bắt kiến thức
9
- Không tập trung vào bài học
- Khả năng tổng hợp kiến thức kém, tiếp thu bài chậm
- Phương pháp ít tác động , chưa bắt buộc HS làm việc động não.
* Nguyên nhân từ GV
- Giáo viên mới chỉ quan tâm đến kiến thức nội dung chính của bài và
những kiến thức nào cần học thuộc.
- Bài giảng còn chưa thật hấp dẫn, chưa thu hút học sinh.
- Các phương pháp giảng dạy còn hạn chế, chưa thật sự phát huy được vai
trò của Allat và phiếu học tập để mang lại Kết quả .
- Bài giảng cứng nhắc, nặng về nội dung văn bản, thiếu tính sáng tạo, tự
giác chủ động của người học.
Thực trạng trên đòi hỏi tôi phải thấy cần có những biện pháp thay đổi
phương pháp dạy học tích cực hơn trong việc sử dụng Allat và phiếu học tập
nhằm tạo hứng thú cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy, đặc biệt
dạy học phải cập với kiến kĩ năng thi học sinh giỏi,thi tốt nghiệp ,thi ĐH- CĐ
của Bộ GD – ĐT.
4. Các giải pháp thực hiện

Kết quả như trên là do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên trong phạm vi
nghiên cứu, tôi sẽ tập giải quyết theo hướng hướng dẫn học sinh khai thác sử
dụng Allat và phiếu học tập trong giảng dạy Địa lí 12.
4.1 Một số nguyên tắc khi sử dụng Allat và phiếu học tập trong dạy
học Địa lí 12 .
- Sử dụng Allat và phiếu học tập phải đáp ứng được mục tiêu và phù hợp
với nội dung của việc giảng dạy.
- Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của học sinh. Giáo
viên luôn tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự mình làm việc với Allat và phiếu
học tập để khám phá, tìm tòi các tri thức cần thiết, đảm bảo toàn bộ học sinh
trong lớp được tiếp xúc với các Allat và phiếu học tập.
- Sử dụng Allat và phiếu học tập đúng lúc.
- Chọn vị trí treo học sinh nào cũng có thể quan sát được và nếu cần học
sinh nào cũng có thể tiếp cận.Kết hợp với Bản đồ giáo khoa.
- Sử dụng Allat và phiếu học tập đủ cường độ.
- Phối hợp Allat và các phiếu học tập khác nhau, không nên quá lạm dụng
một phương tiện nào đó quá mức sẽ gây nhàm chán, tẻ nhạt và đơn điệu.
4.2. Một số bài học đã được tích cực sử dụng Allat và phiếu học tập
Hiện nay đối với môn học Địa lí có rất nhiều Allat và phiếu học tập. Tuy
nhiên trong phạm vi Sáng kiến của mình tôi sẽ tập trung đi sâu sử dụngAllat và
các phiếu học tập được sử dụng trong một số bài học như sau:
10
Tiết 9 – Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
* Khi dạy mục 1.a (Tính chất nhiệt đới), GV có thể hướng dẫn HS sử
dụng các PT-DH như sau:
GV chia lớp thành các nhóm cho tiến hành thảo luận, hoàn thiện:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc SGK kết hợp quan sát bản đồ khí hậu, hãy nhận xét và giải thích tính
chất nhiệt đới của khí hậu nước ta theo dàn ý:
- Tổng bức xạ………………………, cân bằng bức xạ……………………

- Nhiệt độ trung bình năm…………………………………………………
- Tổng số giờ nắng………………………………………………………
Giải thích tại sao nước ta có nền nhiệt độ cao…………………………….
……………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
* Khi dạy mục 1.c (Gió mùa), GV có thể hướng dẫn HS sử dụng các PT-
ĐDDH như sau:
GV chia lớp thành các nhóm cho tiến hành thảo luận, hoàn thiện:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Dựa vào mục 1.c SGK , quan sát bản đồ khí hậu SGK (hoặc trang 9 Atlat
Địa lí Việt Nam) hãy điền vào bảng đặc điểm của gió mùa đông và gió mùa hạ ở
nước ta.
Loại
gió
Nguồn gốc Thời gian
hoạt động
Phạm vi
hoạt động
Hướng
gió
Kiểu thời tiết
đặc trưng
Gió
mùa
đông
-Tháng XI, XII,
I:
- Tháng II, III:
Gió
mùa hạ

Áp cao Bắc
Ấn Độ Dương
Áp cao cận
chí tuyến nửa
cầu Nam
Gió mùa Đông Bắc gây mưa nhiều ở khu vực nào:………………………………
Giải thích…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….……
Gió mùa hạ gây mưa nhiều ở những khu vực nào:………………………………
……………………………………………………………………………………
Giải thích:……………………………………………….………………………
……………………………………………………………………………………
11
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Loại
gió
Nguồn
gốc
Thời gian
hoạt động
Phạm vi
hoạt động
Hướng
gió
Kiểu thời tiết đặc
trưng
Gió
mùa

đôn
g
Áp cao
Xibia
Tháng XI
– IV
Miền Bắc Đông Bắc - Tháng XI, XII,
I:Lạnh khô
- Tháng II, III:Lạnh
ẩm
Gió
mùa
hạ
Áp cao
Bắc
Ấn Độ
Dương
Tháng V –
tháng VII
Cả nước Tây Nam - Nóng ẩm ở Nam Bộ
và Tây Nguyên
- Nóng khô ở Bắc
Trung Bộ
Áp cao
cận chí
tuyến
nửa
cầu
Nam
Tháng VI

– tháng X
Cả nước Tây Nam,
riêng Bắc
Bộ có
hướng
Đông Nam
Nóng và mưa nhiều ở
cả miền Bắc và miền
Nam
12
Tiết 19 – Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
13
Khi dạy mục 3 (phân bố dân cư chưa hợp lí), GV có thể hướng dẫn HS sử
dụng các Allat và phiếu học tập như sau:
14
- Trước hết, GV yêu cầu HS dựa vào hình 16.2 SGK phóng to hoặc trang
15 Atlat Địa lí Việt Nam để thực hiện các câu hỏi:
+ So sánh mật độ dân số ở vùng đồng bằng, ven biển với vùng núi, trung
du (đồng bằng có mật độ dân số rất cao, miền núi và trung du rất thấp; mật độ
của đồng bằng gấp nhiều lần miền núi)
+ Nhận xét về phân bố dân cư nước ta (phân bố rất không đồng đều và
chưa hợp lí)
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS dựa vào bảng 16.2 (GV sử dụng bảng phóng
to đã chuẩn bị trước)
+ Nhận xét về mật độ dân số của các vùng trong cả nước.
+ Xác định trên bản đồ (hình 16.2 SGK hoặc trang 11 Atlat Địa lí Việt
Nam) vùng có mật độ dân số cao nhất và vùng có mật độ dân số thấp nhất.
Tiết 25 – Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Dạy về nội dung phân bố lúa (mục a. Sản xuất lương thực), GV có thể
tiến hành như sau:

- GV yêu cầu HS dựa vào trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam:
+ Xác định những nơi có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích cây
lương thực vào loại cao nhất – trên 90% (Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tỉnh
ở Đồng bằng sông Hồng)
+ Xác định vùng có diện tích trồng lúa và sản lượng cao nhất cả nước
(Đồng bằng sông Cửu Long)
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS chỉ bản đồ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
(bản đồ treo tường): vùng trồng lúa lớn nhất, vùng có năng suất cao nhất nước ta
(GV cũng có thể yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu tên các vùng trồng lúa nhiều nhất,
vùng có năng suất cao nhất; GV kết hợp chỉ bản đồ về các vùng này
Dạy về nội dung phân bố các cây công nghiệp, GV có thể tiến hành như
sau:
15
- Trước tiên, GV yêu cầu HS dựa vào các trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam,
kết hợp SGK tìm hiểu sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta, rồi hoàn thành
bảng sau:
Cây công nghiệp Nơi phân bố chủ yếu
1. Cây công nghiệp lâu năm
- Cà phê
- Cao su
- Hồ tiêu
- Điều
- Dừa
- Chè
2. Cây công nghiệp hàng năm
- Mía
- Lạc
- Đậu tương
- Bông
- Đay

- Dâu tằm
- Thuốc lá
16
- Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV yêu cầu HS lên bảng trình bày và chỉ
bản đồ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sự phân bố các cây công nghiệp. Mỗi HS
trình bày về một nhóm cây.
Tiết 42 – Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Dạy mục 1. Khái quát chung
GV có thể hướng dẫn HS sử dụng phương tiện – đồ dùng dạy học để tìm
hiểu kiến thức theo trình tự sau:
- Dựa vào trang 23 Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí địa lí của Tây
Nguyên, nêu tên các tỉnh thuộc Tây Nguyên.
- Dựa vào trang 23, 6, 7, 8, 11 Atlat Địa lí Việt Nam, kết hợp SGK:
+ Nêu đặc điểm dân cư, lao động của Tây Nguyên
+ Đánh giá thuận lợi, khó khăn của các đặc điểm về vị trí địa lí, lãnh thổ
và dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên.
Dạy mục 2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
Sau khi đã cho HS tìm hiểu về các điều kiện phát triển cây công nghiệp
lâu năm ở Tây Nguyên, GV yêu cầu HS dựa vào hình 37.1 trong SGK, trang 28
Atlat Địa lí Việt Nam, kết hợp kênh chữ SGK:
+ Nêu tên các cây công nghiệp ở Tây Nguyên
+ Nêu tình hình sản xuất các cây công nghiệp và xác định vùng phân bố
các cây công nghiệp ở Tây Nguyên bằng cách hoàn thành bảng sau:
Cây công nghiệp Tình hình sản xuất Phân bố
- Cà phê
- Chè
- Cao su
- Điều
- Hồ tiêu
- Bông

17
Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV yêu cầu HS trình bày và chỉ trên bản
đồ Kinh tế Tây Nguyên treo tường về sự phân bố các cây công nghiệp.
18
Dạy học mục 4. Khai thác thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 37.2 và kênh chữ SGK để xác định các
nhà máy thuỷ điện và công suất của chúng, rồi hoàn thành bảng sau:
Sông Nhà máy thuỷ điện Công suất Hiện trạng (đang hoạt
động hay đang xây dựng)
Xê xan
Xrê Pôk
Đồng Nai
- Học sinh trình bày kết quả và chỉ trên bản đồ các nhà máy thuỷ điện ở
Tây Nguyên
- GV có thể yêu cầu HS lên vẽ hoặc gắn các ngôi sao vào vị trí các nhà
máy thuỷ điện của Tây Nguyên.
5. Kết quả thu được
Sáng kiến sau khi được áp dụng, sử dụng trong một thời gian. Tôi đã sử
dụng “Tiết 25 – Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp” để đánh giá hiệu quả
của việc áp dụng sáng kiến. Kết quả thu được như sau:
5.1. Về mức độ tích cực của học sinh
Tiêu chí đánh giá Số lượt (học sinh) Tỉ lệ so với cả lớp
(%)
Xung phong phát biểu bài 18 46,2
Trả lời đúng 15 38,5
Không chú ý hoặc làm việc
riêng
1 2.6
5.2.Về chất lượng bài khảo sát
Đạt loại Số lượng (bài) Tỉ lệ so với cả lớp

(%)
Giỏi 5 12,8
Khá 19 48,7
Trung bình 13 33,3
Yếu 2 5,2
Kém 0 0
5.3. Đánh giá
19
Qua kết quả thu được, so sánh với kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng
kiến, ta thấy có sự chuyển biến tích cực về cả mức độ tích lũy kiến thức của HS
và ở cả chất lượng bài khảo sát đều tăng đáng kể. Cụ thể như sau:
* Mức độ tích cực của HS
Tiêu chí đánh giá Số lượt
(học sinh)
Tỉ lệ so
với cả lớp
(%)
So với khảo sát
chưa áp dụng
sáng kiến
Xung phong phát biểu bài 18 46,2 Tăng 2 lần
(23,1%)
Trả lời đúng 15 38,5 Tăng 3 lần
(25,7 %)
Không chú ý hoặc làm việc
riêng
1 2.6 Giảm 4 lần
(7,6 %)
* Chất lượng bài khảo sát
Đạt loại Số lượng (bài) Tỉ lệ so với cả

lớp (%)
So với khảo sát lần
đầu khi chưa áp dụng
sáng kiến
Giỏi 5 12.8 Tăng1,6 lần
(tăng 5,1 %)
Khá 19 48,7 Tăng 1,6 lần
(tăng 17,9 %)
Trung bình 13 33,3 Giảm 1.2 lần
(giảm 5,2 %)
Yếu 02 5,1 Giảm 03 lần
(giảm 05 %)
Kém 0 0 Không còn bài kém
5.4. Bài học kinh nghiệm
Qua thực tiễn áp dụng Sáng kiến hướng dẫn HS sử dụng các Allat
và phiếu học tập cho học sinh trong môn Địa lí 12 tôi rút ra được
được một số kinh nghiệm như sau:
- Cần làm tốt việc điều tra, khảo sát tình hình để nắm chắc đối tượng học
sinh mình dạy từ đó phân loại đối tượng để lập kế hoạch dạy học.
- Phải nắm chắc các kỹ năng sử dụng Allat và phiếu học tập, hướng dẫn
một cách dễ hiểu nhất để học sinh có thể khai thác hiệu quả.
20
- Cách soạn giáo án cũng như cách đưa ra các câu hỏi cần tạo hứng thú và
phát huy tính tích cực chủ động của HS.
- Phải xây dựng được phương pháp khai thác tri thức với các Allat và
phiếu học tập.
- Mỗi giáo viên phải thường tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện để không ngừng
trau dồi về kiến thức, kỹ năng và giải pháp làm thế nào giúp học sinh sử dụng vở
bài tập bản đồ ,Allat và phiếu học tập có hiệu quả.


21
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết Luận .
Allat và phiếu học tập có vai trò hết sức quan trọng trong dạy học địa lí
nói chung và địa lí 12 nói riêng . Nó tạo cơ hội để hình thành biểu tượng về sự
vật, hiện tượng địa lí rõ nét hơn, giúp HS nắm vững kiến thức hơn. Kết quả
nghiên cứu thực tế cho thấy, HS nhớ kiến thức 30% nếu chỉ được nghe, còn nếu
cả nghe lẫn nhìn sẽ nhớ được 50% kiến thức, kết hợp cả tự làm việc sẽ đạt hơn
60%. Do vậy sử dụng Allat và phiếu học tập vừa làm cho HS hiểu bài nhanh
hơn, vừa nhớ được kiến thức hơn.Hiểu đúng bản chất, hiểu sâu ,nhớ lâu.Có khả
năng tự tìm hiểu,tự nghiên cứu tự ôn tập tốt hơn.
Allat và phiếu học tập được xem là “điểm tựa” cho hoạt động trí tuệ của
HS, góp phần nâng cao năng lực tư duy của HS. Thực hiện nhiệm vụ GV yêu
cầu trên cơ sở quan sát, phân tích Allat và làm việc với phiếu học tập đòi hỏi HS
phải sử dụng các thao tác tư duy. Đó là một trong những cơ hội để HS tự rèn
luyện, phát triển tư duy. Cũng là một trong những cơ hội để học sinh rèn luyện
phát triển tư duy tự nhiên trên cơ sở có định hướng giúp đỡ của thầy cô giáo.
Allat và phiếu học tập là cơ sở quan trọng để HS rèn luyện các kĩ năng địa
lí và các phẩm chất: cẩn thận, tỉ mỉ, cụ thể. Làm việc với Allat và phiếu học tập,
HS cần phải có các kĩ năng nhất định về sử dụng các phương tiện và các kĩ năng
khai thác kiến thức chứa đựng trong bản thân các Allat và phiếu học tập.Đó
cũng là cơ hội để HS rèn luyện kĩ năng địa lí,tự học nghiên cứu và khẳng định
bản thân .Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học ở mức độ phù
hợp.
Với những Allat và phiếu học tập được sử dụng hiệu quả sẽ làm cho HS
không có cảm giác môn Địa lí là một môn học thuộc, từ đó phát huy được tính
chủ động, tìm hiểu, khai thác tri thức từ tranh ảnh, bản đồ, lược đồ…HS sẽ có
hứng thú học tập, qua đó nâng cao chất lượng tiếp thu kiến thức.
Với ý nghĩa như vậy việc sử dụng Allat và phiếu học tậptrong dạy học
Địa lí là một tất yếu, là một điều kiện không thể thiếu trong quá trình đổi mới

PPDH hiện nay. Tuy vậy, chỉ khi nào Allat và phiếu học tập được áp dụng
thường xuyên, đúng lúc, đúng chỗ, đúng vào nội dung bài học thì việc khai thác
mới thực sự mang lại sự hứng thú cho HS và chất lượng đào tạo mới được nâng
lên. Cho nên việc yêu cầu thầy cô đều sử dụng thành công các Allat và phiếu
học tập vào bài giảng, mang lại sự thay đổi rõ nét trong chất lượng giáo dục là
điều chúng ta cần phải bàn rất nhiều. Chính vì thế trong phạm vi Sáng kiến tôi
rất mong nhận được sự đánh giá, cũng như đóng góp, bổ sung của các thầy cô để
cho sáng kiến hoàn thiện hơn.
2 Kiến nghị .
22
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học gắn với đổi mới phương
pháp dạy học đề nghị nhà trường tiếp tục bổ sung Atlat,Tập bản đồ thế giới .
Các thầy cô giáo dạy Địa lí 12 nói riêng và Địa lí nói chung cần tích cực sử dụng
Atlát ,phiếu học tập nhiều hơn, nhằm giúp học sinh nâng cao hiệu quả trong dạy
học .Để thực hiện dạy học theo đúng yêu cầu đổi mới PP hiện nay.
Do thời gian nghiên cứu sáng kiến chưa thật sự dài, đối tượng áp dụng
chưa rộng rãi chắc chắn không tránh khỏi ý kiến chủ quan và sai sót. Kính
mong sự đóng góp của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp ,để sáng kiến của
tôi được hoàn thiện và có khả năng áp dụng hiệu quả vào thực tiễn .
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày 15 tháng 04 năm 2013
Người báo cáo
Cao Ngọc Tuyển
23
24
25

×