Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
LỚP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÓA 22
o0o
Môn học: Quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn
CHUYÊN ĐỀ 3
CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA NGUỒN GÂY Ô NHIỄM LÊN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN
GVHD PGS.TS.Trương Thanh Cảnh
HVTH Đinh Công Hoàng
Phan Nguyên Hồng
Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Nguyễn Thiện Nhơn
Nguyễn Hồng Quân
Võ Trương Thanh Quyên
Tháng 10- Năm 2013
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU i
PHẦN I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
PHẦN II. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM TRONG NÔNG NGHIỆP, VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA NGUỒN GÂY Ô NHIỄM LÊN MÔI TRƯỜNG NN, NT 6
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CB Chế biến
CBTS Chế biến thủy sản
CSCB Cơ sở chế biến
ĐBSCL Đồng bằng song Cửu Long
DN Doanh nghiệp
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật


HCNN Hóa chất nông nghiệp
NCHS Nghiên cứu hải sản
NN, NG Nông nghiệp, nông thôn
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Đóng góp của các nhân tố đối với tăng sản lượng trồng trọt 10
Bảng 1-2: Tổng lượng chất thải rắn trong trồng trọt năm 2008, 2010 12
Bảng 2-3: Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009 17
Bảng 2-4: Lượng phân và nước tiểu một số vật nuôi thải ra trung bình trong một ngày đêm
(Hill và Toller, 1974) 19
Bảng 2-5: Thành phần dưỡng chất của một số vật nuôi 20
Bảng 2-6:Thành phần hóa học của nước tiểu heo có trọng lượng từ 70-100kg 21
Bảng 2-7: Tính chất nước thải chăn nuôi heo 21
Bảng 2-8 : Các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải tính cho 1000 kg trọng lượng sống của lợn
(ASEA standards) 22
Bảng 6-9: Sản lượng sản phẩm chế biến nông - lâm - thủy sản năm 2010 45
Bảng 6-10: Hiệu suất nguyên liệu của một số hoạt động sản xuất 47
Bảng 6-11: Tổng thải trung bình năm làng nghề qua các hoạt động sản xuất, sinh hoạt 48
Bảng 6-12: Tổng lượng nước thải và bã thải từ sản xuất tinh bột 49
Bảng 6-13: Tổng lượng rác thải từ CBNS làng nghề Dương Liễu (2008) 50
Bảng 6-14: Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm của nước thải: 52
Bảng 6-15: Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm không khí: 54
Bảng 6-16: Thành phần nước thải sau xử lý ở một số cơ sở ở Hải Phòng 56
Bảng 6-17: Thành phần khí thải, không khí và tiếng ồn các cơ sở chế biến ở Hải Phòng 57
Bảng 6-18: Tổng lượng phế thải trong các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản ở Hải Phòng 58
Bảng 8-19: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề 75
Bảng 8-20: Thống kê tình hình bệnh tật tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội) 83
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Ước tính lượng rơm rạ ngoài đồng ruộng ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng 12
Hình 6-2:Sơ đồ quy trình tinh chế gỗ 51
Hình 6-3: Lượng phế thải sau chế biến ở các cơ sở chế biến năm 2010 59

Hình 8-4: Bản đồ hiện trạng phân bố các làng nghề ở Việt Nam 70
Hình 8-5: Biểu đồ cơ cấu phân loại làng nghề theo ngành nghề sản xuất 71
Hình 8-6: Hàm lượng bụi và SO2 trong không khí tại làng nghề tái chế kim loại 78
Hình 8-7: Hàm lượng một số thông số trong không khí tại một số làng nghề dệt nhuộm 79
Hình 8-8: Tỷ lệ mắc bệnh của các làng nghê và các làng không làm nghề tại Hà Nam 82
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những bước
phát triển mạnh mẽ về chất và lượng. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã
trở thành nước thứ 2 trên thế giới xuất khẩu gạo, là đối tác quan trọng với nhiều nước trong
khối EU, Mỹ, Nhật…về xuất khẩu thuỷ hải sản và nông sản khác. Nông nghiệp tiếp tục phát
triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo
vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị
trường thế giới. Ở nông thôn, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển,
kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình
thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ
mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ngày càng
được cải thiện góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất, môi trường nông nghiệp, nông thôn ngày càng
bị ô nhiễm trầm trọng ở các khu vực nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, giết mổ động vật, các
làng nghề, vùng trồng cây thâm canh…Ô nhiễm môi trường không chỉ làm mất cảnh quan,
gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm
mà còn là một trong các nguyên nhân làm cho tình hình dịch bệnh của cây trồng, vật nuôi
diễn biến phức tạp; dịch bệnh xảy ra ở nhiều hơn gây thiệt hại kinh tế; sản xuất nông nghiệp
thiếu tính bền vững. Vì vậy nhóm 2 thực hiện chuyên đề “ô nhiễm môi trường nông nghiệp
và tác động đến môi trường nông nghiệp, nông thôn”.
1. Ý nghĩa chuyên đề
Cho mọi người được cái nhìn toàn diện về các nguồn gây ô nhiễm trong môi trường
nông nghiệp, nông thôn. Từ đó xét được những khía cạnh tác động đến môi trường nông
nghiệp, nông thôn thông qua sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Thúc đẩy các bên liên quan lập các bản đồ khoanh vùng ô nhiễm các khía cạnh môi
trường, chất thải rắn; tạo cơ sở cho các chuyên gia môi trường thuộc các lĩnh vực ngành
nghề nông nghiệp, nông thôn đưa ra các giải pháp giảm thiểu, cải tạo và quản lý môi trường
hợp lý hơn. Ngoài ra ở khía cạnh người nông dân, sẽ giúp họ có những nhận định sâu sắc
trong vấn đề sử dụng tài nguyên và quản lý chất thải hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nguồn gây ô nhiễm trong môi trường nông nghiệp, nông thôn
Tác động của nguồn gây ô nhiễm đến môi trường nông nghiệp, nông thôn
Nhóm 2 i
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
3. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề sẽ phân tích đối tượng cần nghiên cứu trong các lĩnh vực ngành nghề sau:
(1) trồng trọt, (2) chăn nuôi, (3) nuôi trồng thủy hải sản, (4) nông thôn và làng nghề nông
thôn, (5) công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, (6) thủy lợi, (7) lâm nghiệp, (8) diêm
nghiệp.
4. Nội dung thực hiện chuyên đề
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, đề tài đi sâu nghiên cứu những nội dung sau:
• Tổng quan về nông nghiệp và cụ thể thông tin về cấu trúc, đặc trưng sản xuất đối
với từng loại hình nông nghiệp, nông thôn;
• Tổng quan các khía cạnh của các nguồn gây ô nhiễm nông nghiệp (nguồn phát
sinh, thành phần, số lượng, mức phát tán, v.v…) trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy hải sản, nông thôn và làng nghề nông thôn, công nghiệp chế biến nông,
lâm, thủy hải sản, thủy lợi;
• Liệt kê thành phần và vai trò của môi trường đối với sự phát triển của sản xuất
nông nghiệp;
• Nêu được những ảnh hưởng các nguồn gây ô nhiễm lên môi trường xung quanh
(đất, nước, không khí và sức khỏe người dân xung quanh và người dân trực tiếp
tham gia sản xuất). Thu thập số liệu, dự đoán và đánh giá được mức ảnh hưởng
sản xuất nông nghiệp lên môi trường.
5. Phương pháp thực hiện chuyên đề

a) Phương pháp thu thập thông tin:
• Nguồn thông tin được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu (sách, tạp chí, nghiên cứu
khoa học, hội thảo, hội nghị, chính sách, chủ trương có liên quan đến nội dung đề
tài nghiên cứu )khác nhau:
• Các thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội và vai trò sản
xuất nông nghiệp thời gian qua.
• Các nghiên cứu ô nhiễm nông nghiệp, nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam.
• Các số liệu và bằng chứng về mức độ ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp lên
môi trường
b) Phân tích kết quả, tổng hợp dữ liệu viết chuyên đề
- Lựa chọn thông tin và tổng hợp tài liệu các vấn đề có liên quan và viết báo cáo
Nhóm 2 ii
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
- Thể hiện số liệu đã được nghiên cứu để tổng hợp viết báo cáo (bao gồm những
nhận xét dựa trên số liệu đã thu thấp, nhận xét và đề ra các biện pháp quản lý phù
hợp)
Nhóm 2 iii
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
PHẦN I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm về nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp, nông thôn
1.1. Khái niệm nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp nông thôn
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm
tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn.
Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông
nghiệp, nông thôn.
Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế
như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ trong đó nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế

nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế
cá thể Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như: vùng
chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng
trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ
yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là
một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông
sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp,thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc
biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc
dạng nào cũng rất quan trọng:
 Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi
người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.
 Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa
trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng
trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên
sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân
bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm
đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất
Nhóm 2 1
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách
để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc
hay vật nuôi
Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại sản xuất
nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn cho các con vật. Các
sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ
cho con người còn các loại khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê

tan, dầu sinh học, ethanol ), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường,
mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp
pháp như (thuốc lá, cocaine )
Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự
cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông nghiệp. Các sản phẩm sinh hóa
nông nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diêt nấm, phân
đạm.
1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các
nước đang phát triển. Bởi vì các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Để phát
triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân, Chính phủ cần có chính sách tác động vào
khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở nông
thôn.
Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu, đổi lấy lương
thực, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực cho nhu cầu tiêu dùng
của dân số nông thôn cũng như thành thị. Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho
hoạt động kinh tế . Để đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế việc tăng dân số ở khu
vực ở khu vực thành thành thị sẽ không đủ khả năng đáp ứng. Cùng với việc tăng nâng suất
lao động trong nông nghiệp, sự di chuyển dân số ở nông thôn ra thành thị sẽ là nguồn nhân
lực đáp ứng cho nhu cầu nông nghiệp hoá đất nước. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn là ngành
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Khu vực công nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế,
có ý nghĩa lớn là vốn tích luỹ ban đầu cho công nghiệp hoá. Theo Timer-1988, Morris và
Adelma -1981 từ kinh nghiệm thực tế của thế kỷ XIX và nhất là thập kỷ gần đây cho thấy,
phát triển nông nghiệp là một điều kiện tiên quyết cho sự thành công của công nghiệp hoá
(do tích luỹ từ công nghiệp mang lại) hình thành và phát triển thị trường trong nước, giải
quyết việc làm ở nông thôn trong thời gian đầu, hạn chế áp lực làm chậm quá trình công
nghiệp hoá …)
Nhóm 2 2
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn

Theo Timmer-1988 ở giai đoạn bắt đầu phát triển nông nghiệp chiếm phần lớn sản
phẩm trong nước, tích luỹ chủ yếu từ nông nghiệp, nguồn thu của Nhà nước chủ yếu do các
loại thuế đánh vào nông nghiệp.
- Giai đoạn nông nghiệp đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng một phần nguồn thu từ
nông nghiệp được đầu tư lại hco nông nghiệp (chủ yếu cho nghiên cứu và cơ sở hạ
tầng) sản lượng nông nghiệp tăng lên.
- Giai đoạn lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, nông nghiệp phải được liên kết về thị
trường lao động và tín dụng liên kết kinh tế thành thị-nông thôn, nông nghiệp ngày
càng phụ thuộc vào thị trường.
- Giai đoạn nông nghiệp dưới mức 20% của tổng lao động trong nước, nông nghiệp
còn được hỗ trợ bằng nhiều biện pháp linh hoạt của Nhà nước.
Để đạt được như vậy thì điều kiện đầu tiên quan trọng nhất là ta phải thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
2. Môi trường và chức năng của môi trường
2.1. Môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
• Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học,
tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Ðó là
ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự
nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho
con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng,
đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người
thêm phong phú.
• Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là những luật
lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp
hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức
tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo

một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc
sống của con người khác với các sinh vật khác.
Nhóm 2 3
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
• Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các
nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay,
nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự
sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh
sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các
nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi
trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân
chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia
đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn
được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông
tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
2.2. Cấu trúc môi trường tự nhiên
Cấu trúc của môi trường tự nhiên bao gồm 4 thành phần cơ bản (4 môi trường
chính) như sau :
 Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất (Lithosphere): bao gồm lớp vỏ trái
đất có độ dày 60 - 70km trên phần lục địa và từ 2-8km dưới đáy đại dương và trên đó có các
quần xã sinh vật.
 Thủy quyển (Hydrosphere) hay còn được gọi là môi trường nước (Aquatic
environment): là phần nước của trái đất bao gồm nước đại dương, sông, hồ, suối,
nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và không khí.
 Khí quyển (Atmosphere) hay môi trường không khí: là lớp không khí bao quanh trái
đất.
 Sinh quyển (Biosphere) hay môi trường sinh vật: gồm động vật, thực vật và con

người, là nơi sống của các sinh vật khác (Sinh vật ký sinh, cộng sinh, biểu sinh )
2.3. Chức năng của môi trường
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
Nhóm 2 4
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và
hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái
tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc
khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang,
phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng
tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục
hồi.
Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người bởi vì
chính môi trường trái đất là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh
vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy
hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể
sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão,
động đất, v.v.
- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật,
các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo
và văn hoá khác.

Nhóm 2 5
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
PHẦN II. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM TRONG NÔNG NGHIỆP,
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN GÂY Ô NHIỄM LÊN MÔI TRƯỜNG
NN, NT
Nhóm 2 6
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
CHƯƠNG 1. NGÀNH TRỒNG TRỌT
1.1 Vai trò của trồng trọt
Ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu nông nghiệp, từ 74-78% theo cách
tính giá cố định hoặc giá thực tế. Những vai trò chính mà ngành mang lại góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội như sau:
- Vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Vì vậy phát triển ngành trồng
trọt sẽ nâng cao mức sản xuất và tiêu dùng lương thực, thực phẩm bình quân đầu
người, tạo cơ sở phát triển nhanh một nền nông nghiệp toàn diện;
- Vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, định hướng phát triển ngành mở
rộng dần tỷ trọng diện tích các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu, cây thực
phẩm có giá trị kinh tế cao để đáp ứng nguyên liệu phát triển công nghiệp nhẹ, công
nghiệp chế biến;
- Vai trò cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi, sẽ thúc đẩy sự hình thành các vùng
chuyên canh các loại cây trồng phục vụ cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi;
- Có ý nghĩa to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng
trọt phát triển sẽ làm cho cây trồng tăng cả về năng suất, sản lượng và diện tích, từ đó
sẽ chuyển hướng nền sản xuất nông nghiệp từ độc canh cây lương thực sang nền
nông nghiệp sản xuất đa canh.
Những thành tựu nổi bật của ngành trồng trọt
Trong thập kỷ vừa qua, giá trị sản xuất ngành tăng từ 8,45 tỷ USD (2001) lên10,39 tỷ
USD (2007), với tốc độ tăng trưởng bình quân 4%/năm (toàn ngành nông nghiệp tăng
4,5%). Một số thành tựu từ năm 2001 -2009 mà ngành trồng trọt đạt được như:
- Sản xuất lúa gạo, năng suất tăng từ 42,9 tạ/năm (2001) lên 54 tạ/năm (2009), sản

lượng lương thực tăng ổn định xấp xỉ 800 ngàn tấn/năm từ 32,1 triệu tấn (2001) lên
38,9 triệu tấn (2009), góp phần đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia, ngoài ra còn
tạo thêm thu nhập từ xuất khẩu gạo khoảng 5-6 triệu tấn/năm;
- Về ngô, diện tích tăng khá nhanh, từ 729,5 ngàn ha (2001) lên 1090 ngàn ha (2009).
Năng suất ngô tăng từ 29,6 tạ/ha (2001) lên 40,8 tạ/ha (2009), trung bình mỗi năm
1,4 tạ/ha. Nhờ vậy mà sản lượng ngô tăng từ 2,16 triệu tấn/năm (2001) lên 4,43 triệu
tấn/năm (2009), tăng trưởng bình quân 11,2%/năm;
Nhóm 2 7
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
- Cà phê, diện tích tăng từ 537 ngàn ha năm 2009, so với năm 2001 giảm gần 30 ngàn
ha. Tuy nhiên do gia cà phê được cải thiện nên người dân chuyển sang đầu tư thâm
canh; vì vậy mà năng suất cà phê năm 2009 đạt 2,05 tấn/ha, tăng 10% so với năm
2001, sản lượng bình quân đạt 2,5%/năm;
- Cao su là cây trồng có sự tăng trưởng vượt bậc cả về diện tích và năng suất do thị
trường cầu vượt cung. Diện tích năm 2009 đạt 674 ngàn ha, mỗi năm trồng xấp xỉ 30
ngàn ha. Trong cùng thời gian, năng suất mủ khô tăng 3,6 tạ/ha;
- Chè có diện tích gần 130 ngàn ha 2009, tăng 31 ngàn ha so với năm 2001, trung bình
mỗi năm trồng mới 4,5 ngàn ha. Năng suất chè năm 2009 đạt 7 tấn/ha, tăng 1,5 lần so
với năm 2001;
- Điều, năm 2009 có diện tích gần 400 ngàn ha, tuy nhiên do giá thành thấp kèm theo
chi phí sản xuất cao nên người dân không đầu tư thâm canh, vì vậy năng suất chỉ đạt
1 tấn/ha. Diện tích điều tăng nhanh vào những năm đầu thập kỷ 90, nhưng sau đó có
xu hướng giảm;
- Hồ tiêu, năm 2009 diện tích có gần 50 ngàn ha, tăng 13,9 ngàn ha so với năm 2001.
Tuy nhiên năng suất năm 2009 lại giảm 1,1 tạ/ha so với năm 2001, vì vậy sản lượng
hồ tiêu tăng chủ yếu là do tăng diện tích;
- Mía, năm 2009 diện tích giảm 20 ngàn ha so với năm 2001. Tuy nhiên năng suất
trong cùng thời gian lại tăng 9,1 tấn/ha; nhờ vậy mà sản lượng mía năm 2009 đạt trên
15 triệu tấn, tăng gần 1,5 triệu tấn so với năm 2001;
- Lạc, diện tích năm 2009 đạt 255 ngàn ha, tăng 10,8 ngàn tấn so với năm 2001. Năng

suất năm 2009 đạt 20,8 tấn/ha, tăng 5,9 tấn/ha so với năm 2001. Sản lượng đạt 531
ngàn tấn năm 2009, tăng hơn 167 ngàn tấn so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân
5,6%/năm;
- Đậu tương, diện tích năm 2009 đạt 192 ngàn ha, tăng 51,4 ngàn ha so với năm 2001,
tốc độ tăng bình quân 5,6%/nam. Năng suất đậu tương năm 2008 đạt 1,46 tấn/ha,
tăng trên 10% so với năm 2001. Sản lượng tăng bình quân 6,4%/năm;
- Từ năm 2001 đến 2009 diện tích cây ăn quả tăng trung bình 26 ngàn ha/năm và đạt
xấp xỉ 800 ngàn ha hiện nay. Đối với rau, đậu các loại, năm 2009 đạt 925 ngàn ha,
trung bình mỗi năm tăng gần 30 ngàn ha trong suốt 10 năm qua.
Nhóm 2 8
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
Nhờ có nhưng thành tưu trên trong sản xuất nên bình quân lương thực đầu người tăng
từ 435 kg năm 2001 lên 485 kg năm 2009. Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam còn xuất khẩu 4,5
triệu tấn gạo. Giá trị sản xuất trồng trọt từ 360 USD năm 2001 lên xấp xỉ 500 USD năm
2009.
Nhiều sản phẩm của ngành trồng trọt được xuất khẩu với tỉ trọng lơn, như gạo 20%, cà
phê 95%, cao su 85%, chè 75%, điều 90%, tiêu 98%, Một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị
thế cao trên thế giới như hồ tiêu, điều đứng đầu thế giới; gạo, cà phê đứng thứ hai thế
giới Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,
chè, rau, lạc, quả) có tộc độ tăng bình quân là 23,6%/nam. Nhiều mặt hàng trong trồng trọt
đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ như gạo, cà phê, cao su.
Việt Nam là nước nhập siêu, song duy nhất trong ngành trồng trọt lại xuất siêu. Nếu
cân đối với giá trị nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất như phân bón, thuốc BVTV, giống cây
trồng thì ngành trồng trọt luôn đạt giá trị xuất siêu trên 50%.
1.2 Các nguồn gây ô nhiễm
Qua những thành tựu và vai trò của ngành sản xuất mang lại cho kinh tế - xã hội, mà các
nguyên liệu đầu vào cũng phải gia tăng. Với thực trạng quản lý môi trường còn nhiều bất
cập và không đồng bộ như hiện nay đã đẩy môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng.
Như ta đã biết, sản phẩm đầu ra càng nhiều thì kèm theo đó chất thải sẽ càng cao.
Trong ngành trồng trọt ngoài các yếu tố chính là đất, nước, vi sinh vật, để tăng năng suất con

người đã định hướng độc canh một loại cây trồng, sử dụng thêm hóa chất nông nghiệp (phân
bón, hóa chất bảo vệ thực vật). Phần lớn cây trồng sử dụng hóa chất nông nghiệp không
nhiều, khoảng trên 90% dư lượng độc chất này sẽ đi vào môi trường. Vì vậy mà vấn đề ô
nhiễm về môi trường đất, nước, suy giảm đa dạng sinh học ngày một nghiêm trọng, kèm
theo đó là lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại.
Trong nội dung chuyên đề này sẽ tập trung vào hai nguồn gây ô nhiễm chính trong hoạt
động sản xuất trồng trọt là: hóa chất nông nghiệp và chất thải trồng trọt.
1.2.1 Hóa chất nông nghiệp (HCNN)
HCNN bao gồm phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật. Ở nước ta, lượng HCNN được sử
dụng ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại, trong đó phân bón vô cơ được sử
dụng nhiều nhất.
Phân bón hóa học
Sơ lược về phân bón:
Nhóm 2 9
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
- Các chất đưa vào đất có tác dụng trực tiếp cải thiện chất dinh dưỡng của cây trồng
và cải thiện độ phì nhiều của đất thì gọi là phân bón.
- Phân bón được chia làm 2 nhóm chính: Nhóm phân khoáng gồm có phân nitơ, phân
lân, phân kali, magiê, phân Bo, phân Molipden và phân hỗn hợp. Nhóm phân hữu cơ
gồm có phân chuồng, phân bắc, phân than bùn, phân xanh, phân rác.
Thực tiễn ở Việt Nam và các nước trên thế giới cho thấy, phân bón đóng góp vào tăng
sản lượng lớn hơn so với tăng diện tích và tăng vụ rất nhiều (thể hiện ở bảng 1-1). Kết quả
theo dõi nhiều năm ở nước ta, cứ 1kg phân nitơ sẽ bội thu từ 10 – 15kg thóc.
Bảng 1-1: Đóng góp của các nhân tố đối với tăng sản lượng trồng trọt
(Nguồn FAO)
Khu vực
Đóng góp của nhân tố (%)
Tăng năng suất (NS) do
phân bón
Tăng NS do

diện tích
Tăng NS do vụ
Châu Á 69 11 20
Châu Phi 57 26 17
Châu Mỹ Latinh 49 39 12
90 nước đang phát triển 63 22 15
Như vậy, phân bón mang đến nhiều lợi ích kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời gây ra
nhiều tác động tiêu cực đến môi trường vì những nguyên nhân cụ thể như: sử dụng không
đúng kỹ thuật nên hiệu quả phân bón thấp, bón phân không cân đối (bón phân đạm là chủ
yếu), chất lượng phân bón không đảm bảo. Khi một chất làm cho các chỉ tiêu của từng loại
môi trường vượt quá ngưỡng cho phép thì chất đó được coi là nguồn gây ô nhiễm; chẳng hạn
như thành phần của phân lân có chứa một lượng Flo, nếu bón quá nhiều phân lân thì hàm
lượng Flo trong đất có thể vượt đến ngưỡng 10mg/1kg đất dẫn đến ô nhiễm môi trường đất;
còn đối với phân đạm sẽ làm tích lũy hàm lượng nitrat trong tầng đất mặt.
Theo ông Đinh Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ
NN&PTNT), do nông dân sử dụng phân bón bừa bãi nên mỗi năm có tới 60 - 65% lượng
phân đạm bị cây trồng “bỏ qua” (tương đương 1,77 triệu tấn), gần 60% lượng lân (khoảng
2,1 triệu tấn) và kali (344.000 tấn) được bón nhưng cây trồng không hấp thụ, rất lãng phí,
gây nhiều áp lực cho môi trường.
Hóa chất bảo vệ thực vật
Ngoài phân bón vô cơ nông dân còn sử dụng nhiều loại HCBVTV để phòng trừ dịch
hại. Từ năm 2002 đến 2008, lượng HCBVTV nằm trong danh mục hạn chế sử dụng được
nhập khẩu vào nước ta hàng năm chỉ còn khoảng 2.800 tấn (trước đây là 7.500 – 8.000
tấn/năm), nhưng so với những năm 1990 thì tổng lượng HCBVTV được sử dụng hàng năm ở
Nhóm 2 10
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
nước ta lại tăng từ 1,2 – 1,5 lần, thậm chí có năm tăng hơn 2 lần và chủ yếu ở các ruộng lúa.
Tính từ năm 2000 đến 2011, trung bình mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng trên 30.000 tấn
HCBVTV thành phẩm. Một số HCBVTV bị cấm sử dụng do độc tính cao và thời gián bán
phân hủy lâu như nhóm clo hữu cơ, phosphor hữu cơ nhưng vẫn có nhiều người dân bất

chấp sử dụng chỉ vì lý do cho hiệu quả cao.
Người ta ước tính có đến 90% lượng HCBVTV được sử dụng không tham gia diệt sâu
bệnh mà chủ yếu gây nhiễm độc cho đất, nước, không khí, nông sản, động – thực vật, và
thậm chí còn xâm nhập vào cơ thể người thông qua hấp thụ bởi da, thông qua nông sản thực
phẩm
1.2.2 Chất thải từ hoạt động trồng trọt
Chất thải rắn trong trồng trọt thông thường phát sinh: từ các hoạt động trong quá trình
chăm sóc cây trồng như: thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ ; hoạt động sau thu hoạch nông sản:
rơm, rạ, trấu, thân ngô ; các bao bì đựng phân bón và HCBVTV.
Trong đó đáng lưu ý là chất thải nguy hại: chai lọ đựng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,
thuốc diệt nấm vì khó phân hủy và độc hại. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Môi
trường, Tổng cục Thống kê, thông thường lượng bao bì chiếm khoảng 10% so với lượng
HCBVTV được tiêu thụ, như vậy năm 2008 ngành trồng trọt đã thải ra môi trường khoảng
11.000 tấn bao bì các loại.
Việc sử dụng phân bón cũng phát sinh nên các bao bì, túi chứa đựng; tương ứng với
tổng lượng phân bón vô cơ được sử dụng 2,4 triệu tấn/năm là lượng bao bì phát thải ra môi
trường khoảng 240 tấn/năm.
Chất thải rắn từ trồng trọt, vào những ngày thu hoạch, lượng rơm, rạ và các phụ phẩm
trồng trọt khác phát sinh khá nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong chất thải rắn nông
nghiệp. Tại các vùng đồng bằng, diện tích canh tác lớn do vậy lượng chất thải chất thải từ
trồng trọt cũng lớn, thành phần chất thải cũng rất khác so với vùng trung du, miền núi. Với
khoảng 7,5 triệu ha trồng lúa ở nước ta, hàng năm lượng rơm rạ thải ra môi trường lên đến
76 triệu tấn. Tại các vùng trồng điều, cà phê ở Tây Nguyên lượng chất thải rắn này phát sinh
từ nguồn này là khá lớn. Tại đồng bằng sông Cửu Long, ngọn lá mía phế thải ngay khi thu
hoạch mía khoảng 2,47 triệu tấn/năm (nguồn Môi trường và Phát triển Nông nghiệp, Nông
thôn bền vững đồng bằng sông Cửu Long).
Nhóm 2 11
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
Bảng 1-2: Tổng lượng chất thải rắn trong trồng trọt năm 2008, 2010
(Nguồn: Viện KHCN và MT, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2010)

Hiện nay đa số lượng chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất trồng trọt chưa được thu
gom (khoảng 80% lượng rơm rạ, thân các loài cây bị đốt hoặc vứt bỏ ngoài ruộng đồng –
theo Cục trồng trọt) và xử lý, mặc dù một số phế phẩm được tái sử dụng như: đốt rơm rạ tận
dụng chất hữu cơ bón cho ruộng lúa, trồng hoa màu, thức ăn cho gia súc (trâu, bò) thì vẫn
tồn đọng lại một lượng phế phẩm không được tái sử dụng, thu gom, đặc biệt là chất thải
nguy hại của HCBVTV sẽ dẫn đến những tác động xấu đến môi trường, con người ở nông
thôn.
(nguồn Tổng cục Môi trường)
Hình 1-1: Ước tính lượng rơm rạ ngoài đồng ruộng ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng
1.3 Tác động của nguồn gây ô nhiễm đến trồng trọt
Các nguồn gây ô nhiễm phát sinh trong hoạt động trồng trọt đã dẫn đến những tác động tiêu
cực như suy thoái tài nguyên đất, ô nhiễm nguồn nước, làm mất đa dạng sinh học, ảnh
Nhóm 2 12
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
hưởng đến sức khỏe của đại bộ phận người dân nông thôn. Những tác động tiêu cực này
mang đến nhiều bất lợi cho hoạt động trồng trọt như: làm cho chi phí sản xuất tăng, sản
phẩm kém chất lượng, năng suất cây trồng giảm.
1.3.1 Tác động của HCNN đến môi trường nông nghiệp, nông thôn
Phân bón
Khoảng 2/3 lượng phân không được cây trồng sử dụng, dư lượng hóa chất này sẽ được phát
tán hoặc giữ lại tại chỗ bằng nhiều cách, dẫn đến những tác động tiêu cực cho môi trường
cũng như sức khỏe của con người, đặc biệt là người nông dân. Một số dẫn chứng cụ thể cho
thấy môi trường đất bị ô nhiễm do phân bón như sau:
- Đất bị chua hóa: phân đạm làm tăng hàm lượng HNO
3
trong đất, phân super lân thường có
5% axit tự do, một số phân hóa học khác ở dạng muối của các axit, cho nên khi chúng được
giữ lại và bị hòa tan sẽ làm giảm độ pH gây chua cho môi trường đất;
- Làm mất cân đối về thành phân vi lượng của đất (kim loại vi lượng). Nếu bón quá dư phân
vô cơ có độ axit tự do cao như super lân hoặc các loại phân có gốc axit sẽ gây nhiều tác hại,

ví dụ: khi đất quá chua tích tụ nhiều Mn
+2
gây độc cho cây trồng, đất chua thì hàm lượng
hòa tan Mo rất thấp.
- Đất bị nhiễm kim loại nặng do lạm dụng trong quá trình bón phân vi lượng hoặc bón không
đúng kỹ thuật.
Dư lượng phân bón trong đất được vận chuyển vào môi trường nước làm gia tăng hàm lượng
chất dinh dưỡng nitơ và phospho tạo điều kiện cho thực vật phù du phát triển mạnh, tăng
sinh khối, đặc biệt là tảo que (Filamentous algae), tảo xanh hoa (green bloom), và nhiều loại
tảo độc khác. Trong nhiều trường hợp phú dưỡng làm tăng sinh khổi cung cấp thức ăn cho
cá, và các sinh vật thủy sinh khác. Tuy nhiên, mức độ tiêu cực của hiện tượng phú dưỡng lại
chiếm ưu thế hơn, hàm lượng chất diệp lục tăng lên sau đó bị phân hủy làm giảm hàm lượng
oxi hòa tan trong nước. Quá trình này diễn ra theo phản ứng sau:
(CH
2
O)
106
(NH
3
)
16
H
3
PO
4
+ 138 O
2
 106 CO
2
+ 122 H

2
O + 16 HNO
3
+ H
3
PO
4
Từ phản ứng này ta thấy nguyên tử oxi bị sử dụng để chuyển hóa thành CO
2
và một lượng
axit đáng kể, làm giảm pH, nước bị nhiễm bẩn, có mùi hôi, hàm lượng DO suy giảm gây ảnh
hưởng trực tiếp đến ngành nuôi trồng thủy sản, đa dạng sinh học cũng bị ảnh hưởng ở các hệ
sinh thái xung quanh khu vực canh tác.
Phân bón bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm chủ yếu là phân đạm vì các loại
phân lân và kali dễ dàng được giữ lại trong keo đất. Ngoài phân đạm đi vào nguồn nước
Nhóm 2 13
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
ngầm còn có các loại hóa chất cải tạo đất như vôi, thạch cao, hợp chất lưu huỳnh, Nếu như
phân đạm làm tăng nồng độ nitrat trong nước ngầm thì các loại hóa chất cải tạo đất làm tăng
độ mặn, độ cứng nguồn nước.
Phân bón trong quá trình bảo quản hoặc bón vãi trên bề mặt gây ô nhiễm không khí do bị
nhiệt làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là hợp chất độc hại cho người và động vật. Tuy
nhiên mức độ gây ô nhiễm không khí trường hợp này nhỏ, hẹp không đáng kể.
Ngoài các phân bón cũng gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như hội chứng trẻ
xanh, ung thư dạ dày
Hóa chất bảo vệ thực vật
Sau khi phun, HCBVTV có thể tích lũy lại không những trong đất mà cả trong nước bề mặt,
nước ngầm, thậm chí trong các cặn lắng trầm tích và không khí. Sau đó HCBVTV xâm nhập
vào chuỗi thức ăn và được tích lũy lại.
Ở trong đất, HCBVTV tác động vào khu hệ vi sinh vật làm giảm hoạt động của chúng, chất

hữu cơ không được phân hủy, đất nghèo dinh dưỡng. Ở trong nước, HCBVTV được tích
đọng lại trước hết trong nước bề mặt ruộng lúa, sông ngòi, hồ ao và sau đó đi vào nước
ngầm. Chúng tiêu diệt các loài sinh vật ở nước như tôm, cua, cá, rong rêu và tảo.
Những ảnh hưởng của HCBVTV rất khác nhau, nó tùy thuộc vào nồng độ tiếp xúc, khi con
người bị nhiễm HCBVTV theo con đường gián tiếp hoặc trực tiếp sẽ có những biểu hiện
sau: kích ứng gây khó chịu, gây ngạt, tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng, ảnh
hưởng đến các thế hệ tương lai, bệnh bụi phổi. Một điều đáng quan tâm là tình hình ngộ độc
thực phẩm do các HCBVTV hiện nay vẫn diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng
qua các năm.
1.3.2 Tác động của chất thải đến môi trường nông nghiệp, nông thôn
Phế phẩm trồng trọt hiện nay đang chiếm một khối lượng rất lớn, trong điều kiện yếm khí sẽ
gây nên hiện tượng phân giải yếm khí sinh ra nhiều chất độc H
2
S và khí CH
4
gây hại cho
môi trường và con người.
Bên cạnh đó thì rác thải vô cơ được phát thải trong quá trình sử dụng các hóa chất nông
nghiệp như bao bì, chai lọ còn tồn đọng lại một lượng hóa chất độc hại, sẽ được phát tán vào
môi trường qua nhiều con đường. Điều này tác động tiêu cực đến môi trường và con người
tương tự như nguồn gây ô nhiễm là hóa chất nông nghiệp.
Chất thải rắn làm cho tài nguyên đất sử dụng trong ngành trồng trọt bị suy thoái nghiêm
trọng, một số sinh vật đất có khả năng cải tạo môi trường đất như giun bị suy giảm chức
Nhóm 2 14
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
năng hoặc giảm số lượng, đa dạng sinh học trong hệ sinh thái đất bị suy giảm, độ phì nhiêu
của đất giảm. Bên cạnh việc giảm chủng loài, số lượng sinh vật thiên địch; thì một lượng lớn
loài gây hại cần được loại bỏ có khả năng kháng thuốc cao, xuất hiện ngày càng nhiều khó
tiêu diệt hơn.
Tóm lại:

Việc sử dụng HCNN không hợp lý là nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm. Trung bình
khoảng 20-30% HCNN không được cây trồng tiếp nhận sẽ được rửa trôi đi vào nguồn nước
mặt và tích lũy trong môi trường đất. Một khi nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây đột biến
gen trên một số loại cây trồng.
Về sức khỏe người nông dân, họ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn gây ô
nhiễm này, làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến việc sản xuất trồng trọt.
Nhóm 2 15
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
CHƯƠNG 2. NGÀNH CHĂN NUÔI
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất
những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung
cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời
trong nhiều nền văn hóa kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái
lượm sang định canh định cư.
Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm nuôi sống con người bao gồm: thịt, trứng, sữa…
Ngoài ra ngành chăn nuôi còn có vai trò khác như: cung cấp phân bón cho trồng trọt, cung
cấp sức kéo, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, y học, tận dụng phế phẩm
của các ngành công nghiệp và nông nghiệp khác… Hoạt động chăn nuôi cũng góp phần tạo
việc làm cho nhiều lao động, đóng góp vào tổng thu nhập quốc nội
2.1 Tình hình chăn nuôi trên thế giới
2.1.1 Số lượng vật nuôi
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm 2009 số lượng đầu gia
súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố
chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7
triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con
Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ
đạt trên dưới 1% năm.
Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau:
Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ 172,4 triệu, thứ ba Hoa
kỳ 94,5 triệu, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu, thứ năm Ethiopia và thứ sáu Argentina có trên

50 triệu con bò.
Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng số trâu của thế giới),
thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu, thứ ba Trung Quốc 23,7 triệu con, bốn Nepan 4,6 triệu con,
thứ năm Egypt 3,5 triệu, thứ sáu Philippine 3,3 triệu con và Việt Nam đứng thứ 7 thế giới
đạt 2,8 triệu con trâu.
Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới: số đầu lợn hàng năm số một là Trung Quốc
451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu, ba Brazin 37,0 triệu, Việt Nam đứng thứ 4 có 27,6
triệu con và thứ năm Đức 26,8 triệu con lợn.
Về chăn nuôi gà: số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba
Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn
nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới.
Nhóm 2 16
Chuyên đề 3: Các nguồn gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường nông nghiệp nông thôn
Chăn nuôi vịt: nhất Trung Quốc có 771 triệu con, nhì Việt Nam 84 triệu, ba Indonesia 42,3
triệu, bốn Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp có 22,5 triệu con vịt.
Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin, Indonesia,
Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi:
đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà.
Bảng 2-3: Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009
Trâu
(Con)

(Con)

(Con)
Cừu
(Con)
Lợn
(Con)


(1000 con)
Vịt
(1000
con)
Thế giới 182.275.837 1.164.893.633 591.750.636 816.967.639 877.569.546 14.191.101 1.008.332
Châu Á 176.797.915 407.423.038 415.238.186 345.158.332 534.329.449 9.101.291 953.859
Châu Âu 317.922 114.204.134 15.911.331 100.146.054 183.050.883 1.895.583 49.478
Châu Phi 4.000.000 175.046.563 137.580.921 199.832.226 5.858.898 708.019 10
Châu Mỹ 1.160.000 430.340.339 22.925.369 66.707.744 151.705.814 2.374.152 3.512
Châu Úc 37.879.559 94.829 105.123.283 2.624.502 112.056 1.473
2.1.2 Sản phẩm chăn nuôi
Thịt gia súc, gia cầm : Với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng thịt sản xuất năm
2009 của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt trâu chiếm 3,30 triệu tấn, thịt bò 61,8 triệu,
thịt dê 4,9 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn, thịt lợn 106 triệu tấn, thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt
3,8 triệu tấn và còn lại là các loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa Cơ cấu về thịt của thế
giới nhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà 28,5%, thịt bò 22,6% tổng sản lượng thịt, còn
lại 12,7% là thịt dê, cừu, ngựa , trâu, vịt và các vật nuôi khác.
Nếu dân số của thê giới hiện nay trên 6,7 tỷ người thì bình quân về số lượng thịt trên đầu
người là khoảng 41,9 kg/người/năm, trong đó các nước phát triển đạt trên 80 kg/người/năm
và các nước đang phát triển đạt khoảng 30 kg/người/năm.
Các cường quốc về sản lượng thịt bò năm 2009: Thứ nhất Hoa Kỳ sản xuất 11,9 triệu tấn
năm, nhì Trung Quốc 6,1 triệu tấn, ba Argentina 2,8 triệu tấn, bốn Australia 2,8 triệu tấn và
năm Liên Bang Nga 1, 7 triệu tấn/năm. Về thịt trâu nhất Ấn Độ 1.427,4 tấn, nhì Parkistan
738 tấn, ba Trung Quốc 309,4 tấn, bốn Nêpan 156,6 tấn và năm Việt Nam 105,5 tấn/năm.
Về thịt lợn thứ nhất là Trung Quốc 49,8 triệu tấn, thứ hai Hoa Kỳ 10,4 triệu tấn, thứ ba Đức
5,2 triệu tấn, thứ tư Brazin 4,29 triệu tấn, thứ năm Tây Ban Nha 3,29 triệu tấn, thứ 6 Việt
Nam 2,55 triệu tấn. Về thịt gà nhất Hoa Kỳ 16,3 triệu tấn, nhì Trung Quốc 11,4 triệu tấn, ba
Brazin 9,9 triệu tấn, bốn Liên Bang Nga 2,3 triệu tấn và năm Iran 1,6 triệu tấn thịt/năm.
Nhóm 2 17

×